1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Nội dung và nghệ thuật Sử Thi Mahabharata

21 11,7K 51

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 615 KB

Nội dung

Có thể nói Mahabharata như một đại dương mênh mông, nó baoquát nhiều mặt của cuộc sống, nó chứa đựng nhiều vấn đề triết học, sử học, xã hộihọc, dân tộc học… Và đọc Mahabharata người đọc

Trang 1

MỤC LỤC :

DẪN NHẬP: 2

NỘI DUNG: 2

I.Giới thiệu sơ lược về sử thi Mahabharata: 2

1.Nguồn gốc: 2

2.Vài nét về tác phẩm: 3

II.Nội dung và nghệ thuật của sử thi Mahabharata: 6

1.Nội dung: 6

2.Nghệ thuật: 12

III.Giá trị và ảnh hưởng của sử thi Mahabharata: 18

1.Giá trị văn hóa: 18

2.Giá trị lịch sử: 18

3.Ảnh hưởng của sử thi Mahabharata: 19

KẾT LUẬN: 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO: 20

Trang 2

DẪN NHẬP:

Hẳn ai trong chúng ta cũng đều biết đến nền văn minh Ấn Độ với dãy Himalayahùng vĩ, linh thiêng, với hai con sông lớn Ấn và Hằng – chứng nhân của những thànhtựu văn minh Ấn Độ rực rỡ Con người Ấn Độ đầy lòng khoan dung và giàu trí tưởngtượng Họ đã để lại cho kho tàng văn học Ấn Độ nói riêng và thế giới nói chungnhững bộ sử thi đồ sộ Trong đó tiêu biểu là hai bộ sử thi Ramayana và Mahabharata.Nếu như Ramayana nói về tình yêu thì Mahabharata lại kể về những cuộc chiếnvương quyền gay gắt Có thể nói Mahabharata như một đại dương mênh mông, nó baoquát nhiều mặt của cuộc sống, nó chứa đựng nhiều vấn đề triết học, sử học, xã hộihọc, dân tộc học… Và đọc Mahabharata người đọc không chỉ được tiếp xúc với mộtnền văn học đồ sộ của Ấn Độ mà còn tiếp nhận cả một nền văn minh, văn hoá vĩ đại

sử dài làm sáng tỏ những đầu mối về sự phát triển và những lớp ngữ nghĩa Tuy cònnhiều tranh cãi, cuốn sử thi được ước đoán ra đời chừng thế kỷ 8 - 9 Nhưng đa phầncác nhà nghiên cứu cho rằng Mahabharata ra đời khoảng thế kỷ 5 TCN và được sửachữa dần, hoàn thiện khoảng thế kỷ 5 CN

( Krishna Dwaipayana Vyasa )

Theo truyền thuyết, Mahabharata được coi là tác phẩm của Krishna DwaipayanaVyasa cũng là một trong những ông tổ của các nhân vật trong sử thi (Vyasa có nghĩa

là sưu tập) Vyasa đã thức dậy lúc bình minh suốt ba năm ròng để hoàn thành tác

Trang 3

phẩm tuyệt diệu này Cũng theo một truyền thuyết khác, sử thi Mahabharata ra đời khiđạo sĩ Vyasa theo lệnh của thần Sáng tạo Brahma suốt ba năm ròng đọc cho thần chữviết dùng ngà chép lại tác phẩm vĩ đại được hình thành trong tâm trí ông Với độ dàiđáng kinh ngạc, những nghiên cứu ngữ văn về cuốn sử thi đã làm sáng tỏ những đầumối về sự phát triển của những lớp ngữ nghĩa Tuy còn nhiều tranh cãi, có thể kết luậncâu chuyện được lưu truyền từ thế kỉ thứ V trước Công nguyên, về sau được bổ sungliên tiếp, nhiều người ghi chép, chỉnh biên cho mãi đến thế kỉ thứ V sau Công nguyênvào triều đại Gupta (320-530).

Nguyên bản lúc đầu có khi lên đến hàng ngàn vạn câu thơ nhưng đến nay chỉ sưutầm được 110.000 slooka (câu thơ đôi) gồm 22 vạn dòng, dài bằng 7 lần hai tác phẩmÔđixê và Iliat của Hi Lạp cộng lại

Bản viết bằng tiếng Sanskrit đầu tiên được in ra ở Cancuta vào năm 1834 Bản dịch

ra tiếng Anh đầu tiên là bản của Protapchandra Roy, in năm 1883

Bản dịch ra tiếng Việt đầu tiên hiện nay là dựa vào bản tóm tắt cốt truyện bằng Anhvăn của C.Rajagopalacharig

2 Vài nét về tác phẩm:

Mahabharata là một trong hai cuốn Sử thi tiếng Phạn(Sanskrit) Ấn Độ cổ, cuốn thứ hai là Ramayana.Mahabharata bao gồm hơn 74.000 câu thơ và những đoạnvăn xuôi dài, tổng cộng khoảng 1,8 triệu từ, và là cuốnthiên sử thi dài nhất trên thế giới, gấp bảy lần tổng số câuthơ của hai bộ sử thi Hy Lạp cổ đại là Iliad và Odysseycộng lại Tác phẩm này được coi là "Đại Bách khoa toànthư" về văn hóa truyền thống, về các truyền thuyết và vềcác thể chế chính trị - xã hội của Ấn Độ cổ xưa Nó là tấmgương phản chiếu toàn bộ đời sống con người Ấn Độtruyền thống như lời một câu ngạn ngữ cổ: "Cái gì không thấy được ở trongMahabharata thì cũng không thể nào thấy được ở Ấn Độ."

Cuốn sử thi này cũng chiếm vị trí quan trọng trong triết học và tôn giáo tại Ấn Độ,

do nó còn chứa Bhagavad Gita, một kinh văn quan trọng hàng đầu của Ấn Độ giáo(đạo Hindu) dài chừng 700 câu thơ

Sử thi gồm 18 phần, gọi là 18 parva: Adi, Sabha, Vana, Vitara, Udyoga, Brishma,Drona, Karna, Shalya, Sauptika, Mausala, Stri, Shanti,Anushasana, Ashvamedhika,Ashramavasika , Mahaprasthanika, Svargarohana

Trang 4

Nội dung cơ bản của bộ sử thi Mahabharata nói về cuộc chiến tranh khốc liệt giữahai dòng họ Kôrava và Pandava, cả hai đều là dòng dõi vua Bharata vào khoảng thế

kỷ 11 trước công nguyên đến thế kỷ 10 trước công nguyên

Bên cạnh nội dung chính, chỉ chiếm chừng một phần tư độ dài tác phẩm, bộ sử thinày còn có rất nhiều sự tích thần linh, những truyện ngụ ngôn về muôn thú, nhữngcuộc phiêu lưu và những câu chuyện tình thú vị, hấp dẫn li kì (như chuyện nàngSavitri cãi lại Diêm vương để được lấy anh chàng đốn củi ) Nhưng trong tác phẩmMahabharata, các giáo sĩ Ấn Độ giáo đã đưa vào những giáo lý triết học tự biệnsiêu hình về pháp (dharma), nghiệp (karma), vê sự giải thoát(moksha),những ẩn dụtriết học, châm ngôn xử thế…

• Tóm tắt tác phẩm :

Ở thành phố Haxtinapua, có hai anh em là Đritaratra và Pandu là con cháu thuộcdòng dõi vua Bharata Vì người anh bị mù nên Pandu được làm vua Đritaratra có 100con trai, gọi chung là anh em Kôrava, còn Pandu có năm con trai, gọi chung là anh emPandava

Sau khi Pandu qua đời, Đritaratra lên nối ngôi, đem năm đứa con của anh về nuôichung với đàn con của mình Năm anh em Pandava trưởng thành nhanh chóng nổitiếng là những người tài cao, đức trọng Điều đó làm cho anh em Kôrava ghen tị.Bọn họ đã nhiều lần lập mưu hãm hại từng người trong năm anh em đó nhưng đềuthất bại Đritaratra biết rõ điều đó, cho nên đem năm anh em Pandava đến ở trong lâuđài Varanamvada Anh em Kôrava lại lập mưu đốt cháy lâu đài hòng giết họ, nhưngnhờ biết tin trước cho nên anh em Pandava dẫn mẹ là Kunti trốn được vào rừng sâu

Họ cải trang thành những đạo sĩ Bàlamôn sống ẩn dật

Một năm sau, vua Đrôpada xứ Panchala mở hội kén phò mã cho công chúa Đrôpadixinh đẹp Anh em Pandava nghe tin bèn kéo đến đua tài Các hoàng tử bốn phươngtrời đều thất bại, không ai có thể giương cung bắn được mũi tên xuyên qua một bánh

xe đang quay, lấy mắt cá vàng làm đích, duy chỉ có Arjuna, em trai thứ ba của anh emPandava giương cung bắn năm phát trúng cả năm Công chúa Đrôpadi sung sướngquàng vào cổ chàng vòng hoa chiến thắng.Nhà vua làm lễ cưới cho hai người Nămanh em Pandava đem nàng Đrôpadi về nhà ra mắt bà Kunti Vừa về đến nhà, mộtngười nhanh nhảu cất tiếng: “Thưa mẹ, hôm nay chúng con mang về một vật quý” BàKunti chưa kịp nhìn đã nói rằng: “Thế thì các con hãy chia đều cho nhau” Dứt lời bà

đã thấy Đrôpadi đứng trước mặt Không kịp hối tiếc, lời của bà đã trở thành mệnhlệnh Thế là năm anh em Pandava phải chung sống với nàng Đrôpadi

Trang 5

Trong buổi lễ, người ta đọc một bản kinh riêng chứng nhận năm anh em chính là bộphận của một ông thần Vì vậy, Đrôpadi lấy chung năm anh em là hợp lệ.

Sau việc này, Đritaratra và anh em Kôrava được biết năm anh em Pandava vẫn cònsống và trở thành đồng minh của một nước láng giềng hùng mạnh Theo lời khuyêncủa trưởng lão Bhisma, Đritaratra cho mời anh em Pandava trở về vương quốc và chiacho họ một nửa đất đai Yudihititra là anh cả được tôn làm vua vương quốc Indraprasacạnh vương quốc Haxtinapura của dòng họ Kôrava

Mặc dầu lãnh thổ của anh em Pandava là vùng đất xấu nhưng nhờ tài năng và đức

độ mà vương quốc của anh em Pandava trở nên thịnh vượng Một lần nữa làm cho anh

em Kôrava ghen tị lại tìm cách tiêu diệt

Yudihititra vốn say mê cờ bạc cho nên bị Đuryodana lôi kéo vào cảnh sát phạt trênbàn xúc xắc Đuryodana nhờ một tay chơi cờ có tà thuật đánh cho Yudihititra thua bại,phải đem vương quốc nhường lại cho Đuryodana như đã giao ước Anh em Pandavamột lần nữa đem mẹ già và vợ con vào ẩn dật ở rừng sâu mười ba năm trời Hết hạn

đó họ trở lại vương quốc của mình, nhưng lần này Đuryodana lật lọng không chịu traotrả lãnh thổ lại cho anh em Pandava Thậm chí Yudihititra chỉ đòi lại một làng nhỏ đểchung sống làm ăn trong cảnh hòa bình nhưng Đuryodana cự tuyệt Điều đó làm choanh em Pandava tức giận buộc họ pjair gây chiến với anh em Kôrava

Cuộc chiến tranh giữa anh em dòng họ Bharata nổ ra, lôi cuốn các vương quốc lâncận tham chiến, hàng triệu người xông ra trận mạc với hàng vạn ngựa xe cung kiếm.Chiến trường Curusetơra mù mịt khói lửa trong vòng mười tám ngày, hàng triệu xácchết chất thành núi, máu đổ thành sông Kết thúc trận chiến chỉ còn mười một ngườisống sót.Anh em Pandava tuy chiến thắng vẻ vang nhưng vô cùng đau xót vì phảichém giết anh em cùng huyết thống với mình Sau khi làm lễ giết ngựa tế thần(Ashvamedha) để tỏ lòng sám hối, Yudihititra lên ngôi trị vì trong ba mươi sáu nămròng

( Một trang diễn tả Trận chiến Kurukshetra trong Mahabharata )

Trang 6

Câu chuyện kết thúc bằng cuộc hành hương của năm anh em Pandava và nàngĐrôpadi lên đỉnh Mêru của ngọn núi Hymalaya hùng vĩ, nơi đó là Cõi Trời Dọcđường nàng Đrôpadi và bốn anh em lần lượt bỏ xác ở trần gian, riêng Yudihititra vàcon chó mà chàng gặp dọc đường nhận làm bạn đồng hành là lên được đỉnh núi Bấygiờ thần Indra hiện ra tiếp đón nhưng không chịu cho con chó đi vào Cõi Trời.Yudihititra quyết định xin ở ngoài Cõi Trời với con chó trung thành của mình Lúc ấycon chó biến thành thần Đácma và cho biết đây là hành động thử thách đạo đức củaYudihititra Thế là Yudihititra được vào Cõi Trời Đầu tiên Yudihititra toàn gặp kẻthù cũ, sau đó được đưa tới hỏa ngục gặp các em và bạn bè của chàng Yudihititra xinvới các thần: “Tôi xin ở lại chốn này vì những người thân của tôi ở đâu thì nơi đó làthiên đường của tôi”.

Nhưng đến đó vẫn là sự thử thách cuối cùng, trước sau Yudihititra vẫn thể hiệnlòng trung thành của mình, cho nên anh em Pandava đều được vào chốn vĩnh hằng bấtdiệt

II.Nội dung và nghệ thuật của sử thi Mahabharata:

1 Nội dung:

 Chiến tranh và tôn giáo:

- Chiến tranh:

Nền tảng lịch sử của Mahabharata là một thời đại đầy những xung đột

• Xung đột giữa chế độ thị tộc dựa trên cơ sở huyết thống với chế độ chiếm hữu

nô lệ mới manh nha trên cơ sở tư hữu và thể chế nhà nước

• Xung đột giữa hai đẳng cấp BRAHMANA (tăng lữ) và KSHATRIYA (Võ sĩquí tộc) trong cuộc chiến đấu giành quyền lực tối thượng giữa thần quyền vàvương quyền

• Xung đột giữa nội bộ đẳng cấp KSHATRIYA trong những cuộc chiến tranhgiành đất đai, mở rộng bờ cõi giữa các vương quốc, các tiểu vương quốc, các

Trang 7

Hiện thực xã hội và lịch sử Ấn Độ được đưa vào Mahabharata vô cùng hỗn độn,mênh mông như một đại dương với tất cả các phong tục, lễ nghi của tất cả các tầnglớp xã hội, tất cả núi sông đồng bằng thành thị đều có mặt ở đây Ấn Độ là một đấtnước to lớn và phức tạp như một châu lục hơn là một quốc gia, đề tài sử thi Ấn Độcũng phức hợp Nhưng trong các nổi dung có lẽ nổi lên trên cả chính là vấn đề chínhtranh.

Mahabharata trước hết là một tập hợp rộng lớn và hỗn tạp các truyền thống cổ xưa.Cốt truyện trung tâm là cốt truyện chiến trang, một cuộc chiến trang theo truyềnthuyết diễn ra vào thế kỉ 14 TCN nhằm mục đích tranh giành quyền bá chủ vùng Bắc

Ấn Tác phẩm bao quát toàn bộ những sự kiện, những biến cố xảy ra trong cuộc đờicủa các nhân vật

Mặc dù chỉ chiếm ¼ dung lượng tác phẩm Song câu chuyện chiến tranh vẫn chiếm

vị trí quan trọng Câu chuyện về cuộc chiến tranh đẫm máu huynh đệ tương tàn giữahai anh em Pandava và Korava thuộc cùng một dòng họ Cuối cùng là sự hủy diệt củadòng họ Korava đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử, trong tâm thức con người Mahabharata không chỉ không thể hiện xung đột DHARMA –ADHARMA thànhcuộc giao tranh giữa hai phe Pandava –Korava trên chiến trường mà còn chủ quan hoáxung đột đó trong sự đấu tranh và khắc phục giữa cái cao thượng và cái thấp hèn, ánhsáng và bóng tối trong tâm hồn của mỗi nhân vật Trong Mahabharata có câu: “Khôngmột người đức hạnh nào lại đủ kiên cường để suốt đời giữ vững phẩm hạnh, cũng nhưkhông một kẻ tội lỗi nào lại quá xấu xa để sống trọn vẹn cuộc đời trong vũng bùn tộilỗi Đời là một cuộn chỉ rối tung và trên thế gian này, không có ai không làm cả việcthiện lẫn điều ác Mỗi người và mọi người đều phải gánh chịu lấy hậu quả những hànhđộng của mình” Với lối tư duy biện chứng như vậy, sử thi này không phân tuyếnnhân vật một cách giản đơn theo cực thiện –ác

Mahabharata không chỉ tập trung vào 18 ngày chiến trận mà bao trùm gần như toàn

bộ cuộc đời của các anh hùng từ khi sinh ra cho tới tận kết thúc, khi họ từ bỏ trần giannày sang thế giới bên kia Trong khi lí tưởng anh hùng là lí tưởng duy nhất đối với

Trang 8

Iliad thì lí tưởng anh hùng chỉ là một phương diện trong hệ thống các lí tưởng đạo đức

- xã hội của Mahabharata mà thôi

Chú ý soi rọi những hành động bên trong, xung đột bên trong giữa DRAMA vàADHARMA của mỗi nhân vật sử thi Mahabharata cho thấy các anh hùng trong quanniệm Ân Độ không bao giờ tách rời các tiêu chuẩn đạo đức, nó bao hàm cái caothượng, vị tha, yêu chuộng hòa bình Sức mạnh của người anh hùng không chỉ thểhiện trong khả năng hành động mà nhiều khi ở chính sự kiên nhẫn, sức chịu đựng,quyêt định lùi bước trước những hành động không xứng đáng

Những anh hùng nửa trần tục - nửa thần linh của sử thi Mahabharata: Qua 18 ngàychiến trận, chúng ta thấy biểu dương tầng tầng, lớp lớp những dũng sĩ anh hùng chia

xẻ khát vọng sống hào hùng: cuộc sống đẹp nhất là cuộc sống với những võ côngoanh liệt, cái chết đáng mơ ước nhất là cái chết trên chiến trường như một chiến binhdũng cảm Chết, đối với các chiến sĩ, không phải là hết, mà là sự hoàn thành bổnphận (DHARMA đồng thời còn có nghĩa là Bổn phận cá nhân Theo quan niệmHindu giáo, mỗingười, tùy theo đẳng cấp của mình mà có một chức năng xã hội riêng

và anh ta phải phục vụ và duy trì xã hội như một tổng thể bằng cách thực hiện đầy đủtinh thần bổn phận nhiệm vụ đó của mình DHARMA của đẳng cấp KSHATRIYA làchiến đấu).Khi nói về thời đại đầy xung đột của Mahabharata chúng ta còn phải nhấnmạnh xung đột này nữa: xung đột giữa DHARMA và MOKSHA, bổn phận và giảithoát, nhập thế và xuất thế Với người Ấnn, con người vừa là một sinh vật xã hội vừa

là một sinh vật duy nhất có đời sống tâm linh Là một sinh vật xã hội, nó phải hoànthành DHARMA của mình (tức bổn phận duy trì, bảo vệ trật tự thế giới trần gian, thếgiới vật chất nói chung và xã hội con người nói riêng) Là một sinh vật duy nhất cóđời sống tâm linh, nó tìm kiếm MOKSHA (tức khát khao giải thoát khỏi thế giới vậtchất, giải thoát khỏi vòng sinh từ luân hồi)

Cách kết thúc chiến tranh của Mahabharata lại là một kết thúc khá xa lạ với các sửthi anh hùng khác trên thế giới Theo người Ân Độ đạt đến chiến thắng trên chiếntrường hoàn toàn chưa phải đã đến đích, thậm chí, còn đã là xa đích Nên họ còn phảitiếp tục lên đường Sử thi Mahabharata vì thế không thể dừng sau chiến thắng củaPandava như Iliad có thể chấm dứt sau khi kể về chiến công của Achille Tác phẩmtiếp tục theo dõi các anh hùng của mình: ba mươi sáu năm cai trị đất nước vẫn khôngnguôi ân hận, cuối cùng họ đã từ bỏ vương quốc mà cuộc chiến tranh trước đó họ lấylàm mục đích, hành hương lên cao, cao mãi trên những đỉnh núi Hymalaya Từ bỏhoàn toàn cuộc sống gia đình, từ bỏ xã hội, từ bỏ mọi dục vọng, ly viễn cái tinh thầnthuần khiết, trong sáng khỏi bản chất vật chất của thế giới Từ người trẻ nhất trong

Trang 9

nhóm, Pandava lần lượt ngã xuống trên đường hành hương Cuối cùng chỉ còn mộtmình Yudhisthira tới được cõi trời Chàng phẫn nộ khi trên thiên đường chàng gặptoàn kẻ thù cũ, còn ở địa ngục lại là các anh em, bè bạn của chàng đang chịu trămchiều cơ cực Nhưng đó cũng chỉ ảo ảnh, là thử thách cuối cùng Yuahisthira phải điqua cả ba tầng thế giới để tỉnh ngộ rằng trên thiên giới không có chỗ cho lòng hận thù.Anh ta phải vượt trên đối cực của yêu –ghét, thành –bại, hạnh phúc –đau khổ, cũng cónghĩa anh ta phải đi tới giác ngộ bản chất biến đổi, đoản mệnh của thế giới và địnhmệnh của con người là vượt qua nó Nghĩa là phải đi tới tuyệt đích MOKSHA (tức từ

bỏ, cũng tức là giải thoát)

- Tôn giáo:

Tôn giáo trong sử thi Mahabharata là Hindu giáo

• Con người như là cái nghiệp:

Tôn giáo coi cuộc sống con người như là Karma ( nghiệp ), chỉ có cái chết mới làvĩnh cửu, linh hồn mới chính chứ không phải thể xác, cái kiếp sau mới là vô tận chứkiếp này chỉ là phù du

Yudihititra khi còn sống làm vua mà chẳng cảm thấy vui sướng, chỉ khi hình hài đãmất được lên cõi cực lạc mới tìm thấy yên vui thực sự

Bhisma “Thân thể Bhisma không đụng tới đất vì những mũi tên đang cắm khắpmình ông Thân thể ông càng sáng hơn bao giờ hết khi nằm như vậy, như chiếcgiường danh dự Quân đội hai bên thôi khi còn giao chiến nữa, tất cả chiến binh chạytới đứng quanh bậc anh hùng vĩ đại đang nằm trên chiếc giường bằng các mũi tên.Các bậc vua chúa trên cõi trần đứng cúi đầu quanh ông chẳng khác các thần chầu,quanh đấng Balamon”, ông đã “lấy máu mình khiến cho các bãi chiến trường thànhnơi vinh hiển”

Ngay cả Duryodhan, người mà bao nhiêu sinh linh đã vì y bỏ mạng thì khi y chết

“các chư tầng tung hoa xuống người dũng sĩ đang hấp hối, người nhà trời tấu nhạc vàbầu trời rực sáng”, “bấy giờ ta chết, các chết mà các dũng sĩ cho là cái tột đỉnh trong

Trang 10

cuộc sống của người Kshatriya Ta về trời, còn người ( nói với Krisna ) và bạn bè củangươi sẽ sống trong cõi đời này và chịu đựng đau khổ, sầu não… thử hỏi có ai hạnhphúc hơn ai?”.

• Số phận con người:

Sử thi Ấn Độ kế thừa kho tàng thận thoại phong phú của Rig Veda nhưng là thầnthoại giai đoạn sau, đã được biên soạn lại bởi các nhà thần học Thần thoại đã trởthành yếu tố cầu thành của hệ tư tưởng tôn giáo nên những yếu tố thế tục hồn nhiêncủa các chất người phàm tục và cao thượng, anh hùng và hèn nhát vốn gần gũi vớicuộc sống trong thần thoại bị thân lọc đi, bị đưa ra ngoài biên chế của tôn giáo Tôngiáo chỉ giữ lại sự sỡ hãi, sung bái những kiếp nhược và cam chịu của con ngườitrước thần thánh

Tôn giáo can thiệp thô bạo đến số phận con người Tất cả đều do thần linh địnhđoạt “định mệnh mạnh hơn cố gắng của con người”

Các thần có mặt trong những hoạt động của con người nhiều

hơn hay trong một trận đánh, một tình huống hay trong suốt

cuộc chiến tranh những anh hùng Padava đều có thần giúp đỡ

Krishna, hiện thân thứ 8 của thần Visnu ( thần bảo vệ ) luôn

theo sát Arjuna và là người đánh xe cho Arjuna trong chiến trận

Kurukshetra Chính người Ấn Độ là hóa thân của các vị thần

hay con cái của các vị thần Như vậy thế giới thần linh trong sử

thi Ấn Độ đã chi phối sâu sắc đến đời sống con người

Tôn giáo Ấn Độ đều hướng vào sự vô vị nhẫn nhục Các thuyết luân hồi vô thường

vô ngã cũng như nhân quả nhân duyên của đạo phật đều cho rằng cuộc đời là vôngã,cũng như nhân quả nhân duyên của đạo phật cho rằng cuộc đời là vô ngã, vô sơ,nhân sinh là vô thường Mọi cái kể cả kiếp người đều trôi qua trong nháy mắt, mọicông danh phú quý đều nhanh chóng tiêu tan chỉ có nghiệp Karna là vĩnh viễn tồn tại,

Ngày đăng: 24/01/2016, 12:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w