Trong rất nhiều lớp từ mang giá trị nghệ thuật đó, có một lớp từ rất tiêu biểu được nhà thơ sử dụng dày đặc, xuyên suốt các tác phẩm, thể hiện rõ ý đồ của nhà thơ, đó chính là lớp động t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
MAI THỊ YẾN
ĐỘNG TỪ CHỈ SỰ VẬN ĐỘNG DI CHUYỂN
TRONG THƠ TỐ HỮU
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
NGHỆ AN - 2015
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
TS TRỊNH THỊ MAI
NGHỆ AN - 2015
Trang 3MỞ ĐẦU 5
1 Lý do chọn đề tài 5
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 9
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 9
5 Phương pháp nghiên cứu 9
6 Đóng góp của luận văn 10
7 Cấu trúc của luận văn 10
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 11
1.1 Động từ và động từ chỉ vận động di chuyển trong tiếng Việt 11
1.1.1 Động từ 11
1.1.2 Động từ chỉ vận động di chuyển 24
1.2 Tố Hữu và thơ Tố Hữu 31
1.2.1 Tác giả Tố Hữu 31
1.2.2 Thơ Tố Hữu 32
1.3 Tiểu kết chương 1 35
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỘNG TỪ CHỈ VẬN ĐỘNG DI CHUYỂN TRONG THƠ TỐ HỮU 36
2.1 Đặc điểm về tiểu loại của động từ chỉ vận động di chuyển trong thơ Tố Hữu 36
2.1.1 Kết quả thống kê 36
2.1.2 Nhận xét chung về tiểu loại động từ chỉ vận động di chuyển trong thơ Tố Hữu 36
Trang 42.2 Đặc điểm ngữ pháp của động từ chỉ vận động di chuyển trong thơ Tố
Hữu 39
2.2.1 Xét trong quan hệ với chủ thể hành động 39
2.2.2 Xét trong quan hệ với bổ ngữ mà động từ chi phối 64
2.2.3 Xét trong quan hệ với phụ từ đi kèm 71
2.3 Tiểu kết chương 2 83
Chương 3 VAI TRÒ CỦA ĐỘNG TỪ CHỈ VẬN ĐỘNG DI CHUYỂN TRONG THƠ TỐ HỮU 84
3.1 Dẫn nhập 84
3.2 Các vai trò của động từ chỉ vận động di chuyển trong thơ Tố Hữu 85
3.2.1 Động từ chỉ vận động di chuyển trong thơ Tố Hữu góp phần thể hiện tư thế của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.85 3.2.2 Động từ chỉ vận động di chuyển trong thơ Tố Hữu góp phần thể hiện khí thế của con người Việt Nam và dân tộc Việt Nam 92
KẾT LUẬN 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Thơ là kết tinh của cái đẹp ngôn từ Ngôn ngữ thơ là thứ ngôn ngữ
đặc biệt, nó là sự thăng hoa của tâm hồn người nghệ sĩ Mỗi từ ngữ, mỗi hình ảnh đều thể hiện những cung bậc tình cảm khác nhau của thi nhân So với văn xuôi, dung lượng của bài thơ ngắn hơn rất nhiều, vì thế để thể hiện được tất cả trạng thái, cung bậc tình cảm thì nhà thơ phải dồn nén qua từng từ ngữ Từ ngữ trong thơ giữ vai trò rất quan trọng, nó không chỉ đơn thuần là chất liệu của người sáng tác mà còn là biểu tượng, là hình ảnh, là giá trị
1.2 Tố Hữu là một nhà thơ lớn, đồng thời là một nhà hoạt động cách
mạng Ông được mệnh danh là con chim đầu đàn của thơ ca cách mạng Việt Nam Cả cuộc đời sáng tác, ông đã để lại một khối lượng thi phẩm đồ sộ, với
những tập thơ lớn như Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa, Một tiếng đờn Thơ ông theo sát những chặng đường lớn của cách mạng Việt
Nam Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị thể hiện lẽ sống lớn, những tình cảm lớn của người công dân, người chiến sĩ cách mạng đối với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, với Bác Hồ Thơ Tố Hữu không chỉ có giá trị lớn về mặt nội dung mà còn có giá trị lớn về mặt nghệ thuật Đọc thơ Tố Hữu, mỗi từ mỗi câu đều ánh lên niềm tin, lý tưởng cách mạng Nếu nói không quá thì từ nào, dù là những từ không có nghĩa từ vựng như tiểu từ hay phụ từ cho đến những lớp từ cơ bản như danh từ, động từ, hay tính từ trong thơ ông cũng đều
là phương tiện nghệ thuật để chuyển tải lý tưởng, lẽ sống, niềm tin khát vọng của nhân dân, của dân tộc Việt Nam Trong rất nhiều lớp từ mang giá trị nghệ thuật đó, có một lớp từ rất tiêu biểu được nhà thơ sử dụng dày đặc, xuyên suốt các tác phẩm, thể hiện rõ ý đồ của nhà thơ, đó chính là lớp động từ chỉ sự vận động di chuyển
Trang 61.3 Trong hơn nửa thế kỉ qua, thơ Tố Hữu luôn có mặt trong chương
trình sách giáo khoa Ngữ văn ở các cấp học Thơ ông đã "đốt lửa" và "truyền lửa" cho biết bao thế hệ bạn đọc Đồng thời, thơ Tố Hữu đã trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, phê bình có tên tuổi trong nước cũng như nước ngoài Thơ Tố Hữu được nghiên cứu từ nhiều góc độ, bình diện khác nhau Tố Hữu được đánh giá là "nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại"
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Động từ chỉ sự vận động
di chuyển trong thơ Tố Hữu” làm đối tượng nghiên cứu.
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1 Động từ chỉ sự vận động di chuyển đã được các nhà Việt ngữ học
nói đến từ lâu khi nghiên cứu về từ loại động từ Có thể kể đến một số tác giả tiêu biểu như Nguyễn Kim Thản, Diệp Quang Ban, Đinh Văn Đức, Lê Biên, Hoàng Trọng Phiến, Đỗ Thị Kim Liên v v…
Vận dụng lý thuyết về động từ, đã có một số công trình nghiên cứu động từ trong tác phẩm văn học Đó là các bài viết, các luận văn, luận án như:
- Trịnh Thị Hương với công trình: “Động từ trong tục ngữ tiếng Việt” (Luận văn cao học Đại học Vinh)
- Đỗ Ngọc Quyên với công trình: “Đặc điểm của động từ trong ca dao” (Luận văn cao học Đại học Vinh)
- Phạm Thị Lựu với công trình: “Đặc trưng ngữ nghĩa các nhóm động
từ trong ca dao trữ tình Việt Nam” (Luận văn cao học Đại học Vinh).
2.2 Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc vậy nên hơn nửa thế kỉ qua, thơ
Tố Hữu trở thành đối tượng nghiên cứu quan trọng của giới học thuật, thu hút hầu hết các nhà nghiên cứu, phê bình có tên tuổi Từ những góc độ tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu đều thống nhất đánh giá: Tố Hữu là một phong cách lớn, thơ Tố Hữu có giá trị đặc sắc trong sự phát triển của nền văn học dân tộc
Trước hết là những nghiên cứu ở góc độ phê bình văn học Đến nay đã
có hàng trăm công trình nghiên cứu về thơ Tố Hữu từ góc độ phê bình văn
Trang 7học Đó là các công trình của các giáo sư văn học đầu ngành và các nhà thơ nhà văn như Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Phan Cự Đệ, Trần Đình Sử, Lê Đình Kỵ, Nguyễn Đăng Mạnh, Hà Minh Đức, Nguyễn Văn Hạnh, Phong Lan, Trần Thanh Đạm, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Nguyễn Đình Thi,… Ngoài những giáo sư hàng đầu, các nhà thơ lớn còn có rất nhiều tác giả khác cũng nghiên cứu về thơ Tố Hữu, đó là các bài báo, các luận văn, luận án Có thể kể đến các tác giả như Mai Lương, Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Thị Hải Lý, Trần Danh Thạo, Nguyễn Thị Yến, Mai Văn Phương, Vũ Thanh Dũng, Nguyễn Thị Lan, Mai Xuân Hải,
Trong “Phong cách nghệ thuật của thơ Tố Hữu”, Nguyễn Văn Hạnh có viết "Đọc thơ anh thoáng qua dễ không thấy hết được những phát hiện mới
mẻ, độc đáo Ít thấy kỹ thuật Thậm chí có những cái quen thuộc, "chung chung", gần "mòn", "cũ" (…) Nó có chỗ mạnh của nó Đó cũng là một trong những chỗ mạnh của văn học dân gian" [23, tr 843]
Lê Đình Kỵ đã khẳng định tính dân tộc đậm đà trong thơ Tố Hữu qua cách sử dụng ẩn dụ trong thơ: "Tố Hữu cũng sử dụng rộng rãi lối ví von rất quen thuộc của ca dao (…) Thông thường thì là ví von gián tiếp hơn, theo lối
mà ngày nay chúng ta gọi là ẩn dụ, nhưng ý vị và cấu trúc thì vẫn rất gần với
ca dao" [38, tr.801]
Trong cuốn “Những thế giới nghệ thuật thơ”, Trần Đình Sử có nhận xét
về thế giới ngôn từ trong thơ Tố Hữu: "Xét về ngôn từ thơ Tố Hữu là cả một thế giới bùng cháy, tỏa sáng, nẩy nở tột cùng, dâng hiến tột độ Hệ thống hình ảnh ngôn từ ấy làm cho thơ Tố Hữu thực sự là tiếng thơ nóng bỏng, sáng ngời, bay bổng, nhiệt huyết" [51, tr.187] Cũng trong bài viết này, tác giả khẳng định "Ngôn từ thơ Tố Hữu mang tính chất hiện thực và cổ điển" [51, tr.188]
Đặng Thai Mai trong công trình “Mấy ý nghĩ” đã khái quát các giá trị
nội dung chính của thơ Tố Hữu Nguyễn Đình Thi trong “Mấy vấn đề văn
học” cũng dành rất nhiều trang bàn về thơ Tố Hữu Nhà thơ đã khẳng định
Trang 8những giá trị của thơ Tố Hữu đối với cách mạng và dân tộc Chế Lan Viên trong “Tổ quốc Việt Nam, con người Việt Nam trong thơ Tố Hữu” cũng phân tích sức mạnh của thơ Tố Hữu Xuân Diệu trong “Phê bình giới thiệu thơ” đã chỉ ra những đặc trưng thơ Tố Hữu và sự đóng góp to lớn của thơ Tố Hữu vào thơ Việt Nam hiện đại.
Tác giả Trần Đình Sử trong “Thi pháp thơ Tố Hữu” đã chỉ ra những đặc điểm quan trọng trong thơ Tố Hữu từ kiểu nhà thơ, quan niệm nghệ thuật
về con người thế giới đến ngôn ngữ thơ, giọng điệu thơ,…
Tác giả Phong Lan trong tác phẩm “Tố Hữu - tác gia và tác phẩm” đã đề cập đến những vấn đề: Quan niệm Tố Hữu về văn học nghệ thuật, câu chuyện
về con đường thơ, Tố Hữu một tài năng thơ ca - nhà thơ mở đầu nền thơ ca cách mạng, nhà thơ của tình thương mến, nhà thơ của lẽ sống thời đại,…
Còn về góc độ ngôn ngữ học cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu
về thơ Tố Hữu như tìm hiểu về nhạc điệu, đại từ, danh từ riêng, về từ chỉ màu sắc, về từ chỉ cảm thán, từ chỉ không gian, thời gian… trong thơ Tố Hữu Có thể kể một số công trình tiêu biểu như:
- Nguyễn Thị Hải Hoa với công trình: “Nhạc điệu thơ Tố Hữu” (Luận văn cao học Đại học Vinh)
- Trần Danh Thạo với công trình: “Đặc điểm ngôn ngữ thơ trong tập Gió Lộng” (Luận văn cao học Đại học Vinh)
- Mai Văn Phương với công trình: “Tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu trong đời sống văn học cách mạng Việt Nam” (Luận văn cao học Đại học Vinh)
- Lê Thị Hà với công trình: “Đại từ trong thơ Tố Hữu”, luận văn tốt nghiệp Đại học Vinh, năm 2007
- Nguyễn Thị Yến với công trình: “Từ chỉ màu sắc trong thơ Tố Hữu”, khóa luận tốt nghiệp Đại học Vinh, năm 2006
- Trần Thị Bích Thủy với công trình: “Khảo sát vốn từ chỉ không gian, thời gian trong thơ Tố Hữu” khóa luận tốt nghiệp Đại học Vinh, năm 2005
- Hoàng Thị Hằng với công trình: “Danh từ riêng trong thơ Tố Hữu” khóa luận tốt nghiệp Đại học Vinh, năm 2010
Trang 9Điểm lại các công trình nghiên cứu trên, chúng tôi thấy chưa có công trình nào nghiên cứu về động từ nói chung cũng như động từ di chuyển nói
riêng trong thơ Tố Hữu Vì vậy chúng tôi chọn đề tài “ Động từ chỉ vận động
di chuyển trong thơ Tố Hữu” làm đối tượng nghiên cứu.
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là động từ chỉ sự vận động di chuyển trong thơ Tố Hữu.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Vì số lượng thơ Tố Hữu rất nhiều, với nhiều tập thơ, và xuất phát từ mật độ xuất hiện động từ chỉ sự vận động di chuyển trong các tập thơ có khác nhau nên chúng tôi chỉ khảo sát động từ chỉ sự vận động di chuyển trong bốn
tập thơ quan trọng nhất là Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn có những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Thống kê, phân loại các động từ chỉ sự vận động di chuyển trong thơ
Tố Hữu
- Phân tích đặc điểm của động từ chỉ sự vận động di chuyển trong thơ
Tố Hữu
- Phân tích vai trò của động từ chỉ sự vận động di chuyển trong thơ Tố Hữu
- Rút ra một số đặc điểm của phong cách ngôn ngữ thơ Tố Hữu qua động từ di chuyển
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê phân loại: Thống kê và phân loại động từ chỉ vận động di chuyển trong các tập thơ của Tố Hữu
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích đặc điểm từng kiểu loại động từ chỉ vận động di chuyển trong thơ Tố Hữu Trên cơ sở đó đưa ra nhận xét, đánh giá khái quát những nét độc đáo về nghệ thuật sử dụng ngôn từ của nhà thơ trong việc xây dựng các hình tượng nghệ thuật
Trang 10- Phương pháp so sánh đối chiếu: Luận văn so sánh cách sử dụng động
từ chỉ vận động di chuyển qua các tập thơ của Tố Hữu để làm nổi bật lên phong cách nghệ thuật độc đáo của nhà thơ
6 Đóng góp của luận văn
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu động từ di chuyển trong thơ Tố Hữu một cách có hệ thống Các kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung, làm rõ cho lý thuyết về động từ nói chung và động từ di chuyển nói riêng trong tiếng Việt Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng có góp phần nhất định trong việc khẳng định phong cách thơ Tố Hữu, và góp phần vào việc giảng dạy thơ Tố Hữu ở trường phổ thông hiệu quả hơn
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần nội dung
chính của luận văn gồm có ba chương:
Chương 1: Những vấn đề chung liên quan đến đề tài.
Chương 2: Đặc điểm của động từ chỉ sự vận động di chuyển trong thơ
Tố Hữu.
Chương 3: Vai trò của động từ chỉ sự vận động di chuyển trong thơ
Tố Hữu.
Trang 11Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 Động từ và động từ chỉ vận động di chuyển trong tiếng Việt
Hướng ý kiến thứ nhất tiêu biểu là Grammart và Lê Quang Trinh Hai tác giả này phủ nhận khả năng nhận định các từ loại trong tiếng Việt, do đó phủ nhận sự tồn tại của động từ: “Trong tiếng Việt không có đại từ, mạo từ, danh từ hay động từ cũng không có giống, số mà chỉ có những từ không thôi Những từ này đều là những từ đơn âm tiết, nội dung không biến đổi, ý nghĩa của chúng thay đổi hay được xác định nhờ những từ đặt trước hay theo sau,
nghĩa là nhờ chức năng vị trí ở trong câu” (Nghiên cứu tiếng An Nam, 1992, tr
201 - 202) Ngày nay hướng ý kiến này khó đứng vững
Hướng ý kiến thứ hai thừa nhận sự có mặt của động từ song lại quan niệm khác nhau về khả năng và kết quả phân loại Tác giả Trần Trọng Kim cho rằng: “Động từ là tiếng biểu diễn cái dụng của chủ từ” (xem Trần Trọng
Kim, Bùi Kỉ, Phạm Duy Khiêm, Việt Nam văn phạm, Sài Gòn, 1940).
G.Obare, Trương Vĩnh Kí, V.Bacbie, Nguyễn Lân trái lại đều lấy tiêu chí nghĩa để xác định khái niệm động từ: “Động từ là thứ dùng để diễn đạt
Trang 12một động tác, một hành vi, một ý nghĩa hoặc một cảm xúc, một trạng thái
hoặc sự phát triển, biến hóa của một trạng thái” (Nguyễn Lân, Ngữ pháp Việt Nam, Hà Nội, 1956, tr32).
Lê Văn Lý, Êmênô thấy được hạn chế của quan niệm chỉ dựa vào ý nghĩa nên họ tỏ ra khách quan hơn là dựa vào hình thức Tuy nhiên hạn chế của họ là bỏ qua mặt ý nghĩa, tuy đó là một trong hai mặt không thể thiếu được khi nghiên cứu bất kì một hình tượng ngôn ngữ nào Tác giả Lê Văn Lý nói rõ chủ chương của mình: “Người chức năng chủ nghĩa tốt nhất làm việc không dựa vào ý nghĩa của từ mà dựa vào chức năng của chúng, sự ứng phó
của chúng và kết cấu của chúng” (Lê Văn Lý, Le parler VietNamien, Paris,
1948, tr 132, 134)
Quan niệm về động từ mà Êmênô đưa ra còn có ý nghĩa rất rộng không những đó là động từ mà còn có cả tính từ và phó từ Nghĩa là ông không thừa nhận sự độc lập của động từ, không cho rằng từ loại này tách khỏi tính từ và phó từ
Hiện nay quan điểm tỏ ra thuyết phục và được nhiều người ủng hộ là lấy tiêu chuẩn làm quy định, ý nghĩa khái quát và khả năng kết hợp để xác định khái niệm, khả năng đặc điểm và phân định nhóm động từ của tác giả: Hoàng Tuệ, Nguyễn Kim Thản, Lê Biên, Diệp Quang Ban, Đinh Văn Đức, Phan Thiều, Lê Cận, Đỗ Thị Kim Liên,…
Khi nói về khái niệm động từ các tác giả đều thống nhất: Động từ là lớp
từ biểu thị ý nghĩa hoạt động hay trạng thái nhất định của người và sự vật
Trang 13giáo viên; quá trình vận động di chuyển như: mẹ đi Nha Trang, hoặc vận động ban phát như: con biếu mẹ tấm áo.
b Về ngữ pháp
b.1 Trong cấu trúc động từ khi làm thành tố trung tâm, động từ có khả
năng kết hợp với các thành tố phụ sau đây:
Thành tố phụ trước động từ: có tên gọi chung là các thành tố phụ chỉ
tình thái Những thành tố phụ này vừa thể hiện ý nghĩa ngữ pháp, vừa mang ý
Chỉ ý nghĩa phủ định như: chưa, không, chẳng…
Chỉ ý nghĩa khuyên can, ngăn cấm như: hãy, đừng, chớ…
Chỉ về mức độ của trạng thái, hoạt động như: rất, hơi…
Cần chú ý là khả năng kết hợp “HÃY, ĐỪNG, CHỚ” là đặc trưng ngữ pháp tiêu biểu của động từ tiếng Việt
Ví dụ:
- Hồi trước, cả hai chúng tôi đều học một trường.
- Ông vừa mới mua được con mèo tam thể.
(Nguyễn Công Hoan)
- Mẹ vẫn đào hầm dưới tầm đại bác.
(Dương Hương Ly)
- Thủ và Ban cũng vừa bì bõm lội đến.
(Nguyễn Khải)
- Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều
Để nghe dưới đáy nước hồ reo
(Hàn Mặc Tử)
Trang 14- Những cánh hoa đỏ vẫn còn rung nhè nhẹ.
(Nguyễn Mỹ)Điều cần lưu ý là, các thành tố phụ này vừa có tính chất từ pháp, vừa có tính chất cú pháp
Chúng không những xuất hiện trong cấu trúc một ngữ động từ mà còn
có thể xuất hiện trong cấu trúc khác, những bối cảnh khác như:
- Bây giờ đang ngày mùa.
- Chúng tôi cũng một lòng.
- Những cô này đều quê Hải Phòng.
Các thành tố phụ trước động từ không có vị trí ổn định, rõ ràng, dứt khoát như ở ngữ danh từ Do tác động về nghĩa, một số nhóm từ có thể đối lập nhau, không thể cùng tồn tại trong một cấu trúc Chính vì vậy, không thể dựng được mô hình cấu trúc ngữ động từ có đầy đủ tất cả các nhóm thành tố phụ cũng xuất hiện như ở danh ngữ Sơ bộ có thể thấy cấu trúc của ngữ động
từ có thành tố trung tâm và các thành tố phụ trước
Chỉ
phạm vi Tiếp diễn
Thời gian
Chỉ phủ định
Chỉ mệnh
Động từ làm trung tâm ngữcũng,
đều, cứ
vẫn, còn đã, sẽ,
đang, sắp
Không, chưa chẳng
Hãy, đừng, chớ(T: có thể là tính từ hoặc từ phụ có vị trí linh hoạt, đứng trước hoặc sau động từ trung tâm)
Khảo sát ngữ liệu thực tế, các ngữ động từ thường chỉ có 2 đến 4 thành
tố phụ ở trước, trường hợp dưới đây là rất hạn hữu:
Cũng vẫn cứ đang còn rất lo lắng về tình trạng sức khỏe của bà ấy
Xem xét khả năng kết hợp giữa các từ ở trước động từ, chúng ta càng thấy rõ tính chất phức tạp, không thuần nhất của chúng:
Trang 15(cÇn) Kh«ng (ph¶i)
Các thành tố phụ này có thể là thực từ hoặc hư từ (thường là thực từ),
có tính chất cú pháp rất đa dạng, có thể thuộc về các từ loại khác nhau Các thành tố phụ về cấu tạo có thể là từ ngữ và cũng có thể là một cụm chủ - vị
- Danh từ là thành tố phụ thường gặp nhất sau động từ trung tâm, như:
viết thư, đọc sách, chặt cây, cuốc đất, thăm mẹ, về quê Hà Nội, đi máy bay, nằm võng….
Các thành tố phụ thuộc từ loại khác:
- thi đỗ, chặt đổ, bẻ gẫy (thành tố phụ là động từ).
- học giỏi, hát hay, múa đẹp, cười vui vẻ (tính từ).
Trang 16- chia tư (số từ).
- ăn rồi, làm xong, tìm thấy (thành tố phụ là hư từ thường là phụ từ
hoặc quan hệ từ)
b.2 Chức năng ngữ pháp của động từ trong câu
Giống như danh từ, động từ có thể đảm nhiệm nhiều chức vụ ngữ pháp khác nhau Chức năng phổ biến, thường trực: tiêu biểu nhất của động từ trong cấu trúc câu đơn là làm vị ngữ trực tiếp, độc lập
Ví dụ:
- Mặt trời mọc.
- Hoa nở.
- Nó đọc sách.
- Chúng ta xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Họ trả sách cho thư viện.
- Sản xuất tốt là nhiệm vụ của nhà máy chúng ta.
- Dạy tốt, học tốt là nhiệm vụ của thầy và trò trong nhà trường chúng ta.
+ Động từ giữ chức vụ bổ ngữ, ví dụ:
- Con tập nói.
- Nó xin mua cuốn sách.
+ Động từ giữ chức vụ định ngữ, ví dụ:
- Cô ấy đọc cuốn truyện mới mua.
- Hàng mới về chưa có giá.
Trang 17Điều đáng lưu ý là: với khả năng làm định ngữ, động từ có thể kết hợp với danh từ tạo nên từ ghép chính phụ, loại biệt nghĩa, ví dụ: nhà ăn, bàn học,
xe ủi, rau luộc, phòng tắm, bánh rán, thuốc tiêm…
b Nguyễn Kim Thản chia động từ tiếng Việt thành:
- Phân loại động từ theo sự phân phối của các hư từ phục vụ động từ:
+ Nhóm 1: Là những động từ có phương hướng xác định+ Nhóm 2: Nhóm động từ đa phương
+ Nhóm 3: Nhóm động từ vô phương+ Nhóm 4: Nhóm động từ trạng thái+ Nhóm 5: Nhóm động từ tình cảm+ Nhóm 6: Nhóm động từ tri giác
- Phân loại theo tính chất chi phối của động từ
+ Những động từ thuộc nhóm ngoại hướng: Động từ tác động, động từ nửa tác động, động từ phát nhận, động từ hạn chế, động từ gây khiến, động từ đánh giá nhận xét, động từ xuất hiện - tồn tại - tiêu hủy, nhóm động
Trang 18từ chỉ hoạt động của bộ phận cơ thể, động từ cảm nghĩ nói năng, động từ - hệ
từ, động từ tình thái
c Diệp Quang Ban chia động từ tiếng Việt thành:
- Động từ không độc lập:
+ Động từ tình thái+ Động từ quan hệ
- Độc từ độc lập:
+ Phân loại theo phụ từ đi kèm+ Phân loại theo thực từ đi kèm
d Nguyễn Anh Quế chia động từ thành:
- Nhóm động từ chỉ hoạt động tình cảm: yêu, thương, thích, quý, mến,…
- Nhóm động từ chỉ trạng thái: có, còn, mất, hết,…
- Nhóm động từ biểu thị ý chí khả năng: muốn, mất, còn, nữa, có thể,…
- Nhóm động từ biểu thị hành động nội hướng: ngủ, bơi, chạy, nhảy, khóc, cười,…
- Nhóm động từ ngoại hướng: viết, đọc, ăn, xây, phát triển, qua, sang, về,…
- Nhóm động từ khuyết ý: được, bị, trở thành, trở nên, biến thành,…
e Lê Biên chia động từ tiếng Việt thành:
- Động từ độc lập:
+ Động từ tác động+ Động từ trao nhận+ Động từ gây khiến+ Động từ cảm nghĩ nói năng+ Động từ chỉ vận động di chuyển+ Động từ tồn tại
+ Động từ chỉ quá trình biến hóa
Trang 19- Động từ không độc lập:
+ Động từ chỉ khả năng ý chí+ Động từ chỉ sự tiếp thụ
f Đỗ Thị Kim Liên chia động từ tiếng Việt thành:
tôi theo cách phân loại của tác giả Lê Biên Thuật ngữ động từ chỉ vận động
di chuyển được chúng tôi dùng theo cách gọi của Lê Biên Sau đây, chúng tôi
xin trình bày cụ thể các loại động từ theo cách phân loại của Lê Biên
Trước hết ông chia động từ tiếng Việt thành 2 mảng lớn là những động
từ độc lập và những động từ không độc lập
a Những động từ độc lập: Là những động từ tự thân đã có nghĩa Chúng có
thể dùng độc lập, không cần một động từ khác đi kèm, và có thể giữ chức vụ làm thành phần chính của câu như:
Trang 20+ Tôi mở cửa.
+ Cô ấy hát.
+ Chiếc xe mới mua.
+ Chú bé cắt cỏ.
Trong mảng động từ độc lập có các tiểu loại động từ sau:
a1 Động từ tác động: là những động từ chỉ vận động, quá trình thuộc
về hoạt động hành vi của chủ thể Động từ này có bổ ngữ đối tượng Hành động do chủ thể gây ra có tác động đến đối tượng, làm cho đối tượng biến đổi
về tính chất, trạng thái hoặc vị trí trong không gian Đó là các động từ như:
cắt, gặt, cuốc, chặt, ăn, bắt, gánh, xách, giết, đọc, đóng…
+ Công nhân xây dựng đang sửa chữa các lớp học.
Sơ đồ cấu trúc hoạt động của những từ này:
A - V - A1(A, A1: Là danh từ hoặc đại từ A: chủ thể tác động, A1: bổ ngữ đối tượng chịu tác động, V: động từ tác động)
Cũng có khi A1 không xuất hiện: Nông dân đi gặt (nếu nghĩa của động
từ đã xác định)
Trong lớp động từ chỉ hành động tác động, có tiểu loại có 2 bổ ngữ (ít nhất phải có một bổ ngữ đối tượng)
Trang 21a2 Động từ mang nghĩa trao nhận
Đó là những động từ như: tặng, cho, biếu, cấp, phát, trả, nộp, đền, dâng (ý nghĩa trao) và: vay, mượn, đòi, chiếm, cướp, đoạt, thu, thu hồi (ý
có khi không xuất hiện Cả hai bổ ngữ đều do hoạt động của chủ thể chi phối
Sơ đồ cấu trúc hoạt động của động từ trao nhận:
A - V - A2 - A1(A1: được gọi là bổ ngữ đối tượng trực tiếp)
(A2: bổ ngữ gián tiếp, thường là danh từ hoặc đại từ xưng hô)
Ví dụ:
Học sinh mượn sách của thư viện.
A V A1 A2a3 Động từ gây khiến
Là những động từ chỉ vận động có tác động gây khiến, chi phối hoạt động của đối tượng, ví dụ:
Bác sĩ bảo chị ấy cần đi điều trị.
Về ngữ pháp: động từ gây khiến đòi hỏi phải có hai bổ ngữ, một bổ ngữ (A1) là đối tượng chịu tác động của động từ gây khiến, thường là danh từ và
có thể là đại từ xưng hô; bổ ngữ thứ hai là bổ ngữ nội dung do hành động của chủ thể (động từ gây khiến) chi phối, tác động gây ra ở đối tượng; vì vậy bổ ngữ chỉ nội dung (A2) thường là động từ, tính từ (hoặc là một số ngữ động từ, ngữ tính từ…)
Sơ đồ cấu trúc của động từ gây khiến:
A - V - A1 - A2
Trang 22(A: chủ ngữ; V: động từ gây khiến; Chủ ngữ có thể là một chủ thể hoặc một dự kiện)
Ví dụ: Con học giỏi / khiến cho cha mẹ vui lòng.
A V A1 A2
Sản xuất lúa gạo tăng / làm cho mọi người phấn khởi.
A (c-v) V A1 A2
a4 Động từ cảm nghĩ nói năng
Đó là những động từ chỉ về vận động, quá trình hoạt động thuộc về
nhận thức, cảm xúc, trạng thái tình cảm như: hiểu, biết, nghe, thấy, nhớ, mong, lo, sợ, yêu, ghét, hi vọng, căm giận, tin tưởng,…
Về ngữ pháp: sau động từ này có bổ ngữ đối tượng tác động (chứ không phải là đối tượng bị tác động) Cấu tạo câu bổ ngữ này có thể là một từ, một ngữ, một cụm chủ - vị
Ví dụ: - Hoa nở
- Trăng lặn
Trang 23Hoặc P - V - A (dạng thức câu đặc biệt chỉ sự tồn tại).
(V: động từ tồn tại; A: sự vật tồn tại; P: thành phần chỉ thời gian, vị trí nơi chốn)
Ví dụ: - Trên bầu trời xuất hiện đàn chim én.
- Gần sáng có mưa rào.
- Trong bút còn mực.
a7 Động từ chỉ quá trình biến hóa
Là những động từ chỉ vận động quá trình biến hóa của sự vật, bắt buộc
phải có danh từ bổ ngữ ở sau Lớp động từ này bao gồm: trở nên, nên, trở thành, thành, hóa, biến đổi…
b Những động từ không độc lập: còn được gọi là “động từ phụ trợ” (trợ động
từ) hoặc động từ tình thái
Những động từ không độc lập có đặc điểm:
- Về ý nghĩa: là những động từ “trống nghĩa”, biểu thị tình thái, vận
động, quá trình nhưng tự thân chưa mang nghĩa trọn vẹn
- Về ngữ pháp: nói chung chúng có đầy đủ các đặc trưng ngữ pháp như
các động từ khác về khả năng làm thành phần trung tâm một ngữ động từ, về khả năng kết hợp với các thành tố phụ ở trước và ở sau
Ví dụ: - Bố cũng cần giữ sức khỏe.
- Ngày mai anh vẫn có thể lên đường.
- Sao em lại nỡ nói với chị như thế?
Trong hoạt động cú pháp, khi làm thành phần câu, những động từ không độc lập được “lấp đầy” về ý nghĩa bằng các thực từ (động từ độc lập, danh từ) hoặc bằng một cụm chủ - vị
Ví dụ: - Xí nghiệp cần những người thợ giỏi.
- Cả đêm ấy Mị phải trói đứng như thế.
Có thể chia các động từ không độc lập thành hai nhóm:
Trang 24- Động từ chỉ khả năng ý chí: có thể, muốn, quyết định…
- Động từ chỉ sự tiếp thụ: bị, được
Có thể tổng kết cách phân loại động từ tiếng Việt của Lê Biên bằng mô hình sau:
Động từ tác động Động từ ban phát - tiếp nhận Động từ gây khiến
Động từ độc lập Động từ chỉ vận động di chuyển
Động từ cảm nghĩ nói năng
Động từ biến hóa Động từ không độc lập Động từ bị động
Động từ chỉ khả năng ý chí
1.1.2 Động từ chỉ vận động di chuyển
1.1.2.1 Khái niệm, đặc điểm
a Về ý nghĩa khái quát
Đó là những động từ chỉ vận động mang ý nghĩa hoạt động di chuyển,
dời chỗ như: ra, vào, đi, chạy, sang, bò, toài,…Khái niệm di chuyển ở đây có
thể hiểu theo ba cách:
a1 Tự thân chủ thể tiến hành hoạt động di chuyển.
Ví dụ: - Mẹ về.
- Nó lăn xuống hố.
b1 Chủ thể làm cho một sự vật khác di chuyển, dời chỗ (chủ thể không
di chuyển mà làm cho sự vật khác dời chỗ)
Ví dụ: - Nó lăn chiếc thùng xuống hố.
c1 Chủ thể và sự vật (được xem là phương tiện di chuyển cùng dời chỗ).
Ví dụ: - Tôi đi xe đạp.
- Học sinh bơi thuyền.
Trang 25Có thể coi những trường hợp hoạt động do chủ thể tự tiến hành là những động từ vận động di chuyển đích thực (trường hợp a1, c1) Còn trường hợp (b1) là vận động di chuyển không đích thực, nói khác đi, đó là những động từ ngoại động.
b Đặc điểm ngữ pháp
Bản thân ý nghĩa đặc trưng của động từ sẽ chi phối những biểu hiện ngữ pháp Đã là vận động di chuyển thì đương nhiên có quan hệ gắn bó với phạm vi không gian và phạm vi thời gian (trước hết chủ yếu nhất là phạm vi không gian)
Trong ý nghĩa không gian, cái quan trọng cơ bản nhất là: ý nghĩa định
vị và ý nghĩa phương hướng Cần hiểu khái niệm định vị theo nghĩa rộng, bao
gồm việc quy chiếu, xác định một vị trí, một sự vật cụ thể, đích thực và định
vị nhận thức (thuộc phạm vi tinh thần, có quan hệ đến hình thái ý thức, văn hóa - lịch sử, xã hội…) Trên tọa độ không gian phải xác định hai vị trí làm
mốc: điểm gốc và điểm giới hạn trong không gian.
Đối với động từ vận động di chuyển cần chú ý xác định vị trí xuất phát hay đích của di chuyển có liên quan tới vị trí gốc và giới hạn của vận động di chuyển Có như vậy, chúng ta mới thấy hoạt động đa dạng, linh hoạt của lớp động từ di chuyển Chẳng hạn cách nói:
- Chúng tôi vào thăm lăng Bác.
- Con ra thăm lăng Bác.
(Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác)
Đặc điểm riêng biệt của động từ vận động di chuyển là sau động từ bắt buộc phải có thành tố phụ chỉ nơi chốn (bổ ngữ chỉ địa điểm)
Ví dụ: - Tôi vào Nha Trang.
- Mẹ đến xí nghiệp.
- Chúng em ra sân
Trang 26Bổ ngữ chỉ địa điểm, nơi chốn có quan hệ rất chặt chẽ như “bất khả li” khi sử dụng các động từ này.
Ngoài ra, sau động từ vận động di chuyển còn có thể có các bổ ngữ khác chỉ về phương tiện, trạng thái, thời gian,…
Ví dụ: - Tôi đi xe đạp.
- Tôi đi Hà Nội bằng xe máy.
- Nó chạy ba vòng quanh sân vận động.
- Chúng tôi chạy nhanh mười phút.
- Em về Thái Bình bằng ôtô.
Việc sử dụng các bổ ngữ này là không bắt buộc
Nói chung, các bổ ngữ có vị trí tương đối ổn định, được sắp xếp theo
một trật tự nhất định Riêng động từ “đi” do tính chất “trung gian” nên hoạt
(Các bổ ngữ khác có thể
là chỉ phương tiện, cách thức, thời gian,…)
Cấu tạo của bổ ngữ phương tiện: bằng + danh từ
Ví dụ: Tôi vào Huế bằng máy bay
A1 A2
Không nói: Tôi vào bằng máy bay Huế.
Với động từ đi có các dạng thức:
Trang 27Tôi đi Huế bằng ôtô.
A1 A2
Tôi đi bằng ôtô vào Huế.
Hoặc: Tôi đi ôtô vào Huế.
A2 A1
Nếu bổ ngữ chỉ nơi chốn đứng sau, bắt buộc phải có động từ chỉ hướng:
vào, ra, lên, xuống, tới,…
2 dạng thức: + A - V - A1 - A2
+ A - v - A2 - từ chỉ hướng - A1
Ví dụ: - Họ đi (sang) Bắc Kinh bằng máy bay.
- Họ đi máy bay sang Bắc Kinh.
1.1.2.2 Các nhóm động từ di chuyển
Dựa vào đặc trưng nghĩa - ngữ pháp, có thể chia tiểu loại động từ vận động di chuyển dời chỗ thành các nhóm nhỏ sau:
- Nhóm động từ di chuyển có hướng
- Nhóm động từ di chuyển không có hướng
a Nhóm động từ di chuyển có hướng: bao gồm những động từ: ra, vào, lên,
xuống, về, qua, sang, lại, đến, tới,… Bản thân những động từ này đã chứa đựng những nét nghĩa: di chuyển + hướng di chuyển Vì vậy, trong cấu trúc
ngữ pháp chúng có thể kết hợp trực tiếp với danh từ (đại từ) mang nghĩa địa điểm tạo nên bổ ngữ chỉ địa điểm nơi chốn
Trang 28Ví dụ: Anh xuống đó bao lâu ? (đó: đại từ làm bổ ngữ chỉ nơi chốn) Nếu xem xét thêm quan hệ của hoạt động di chuyển với chiều, phương, hướng di chuyển, còn có thể tách nhóm này thành các lớp con, ví dụ: Những động từ di chuyển có một hướng xác định gồm các động từ: ra, vào, lên, xuống,…
Những động từ di chuyển có nhiều hướng: đến, tới, về, qua, sang,…
Ví dụ: - Tôi lên Sơn La
- Tôi vào Đà Lạt.
Có thể nói: Tôi đến Sơn La; Tôi đến Đà Lạt.
Trong nhóm này ra, vào, lên, xuống là những động từ tiêu biểu nhất
Chúng có tần số sử dụng rất cao, có hoạt động ngữ pháp phong phú, đa dạng
và khả năng chuyển nghĩa cũng diễn ra tập trung ở nhóm này
Các hoạt động di chuyển thường diễn ra trên hai vị trí không gian Hai
vị trí đó thể hiện quan hệ giữa một vị trí là nơi xuất phát và một vị trí là nơi đến, điểm đích của di chuyển Việc xác định nơi xuất phát có liên quan đến việc xác định vị trí gốc
Ở động từ di chuyển có hướng vị trí gốc là vị trí của chủ thể phát ngôn hoặc chủ thể tiến hành hoạt động di chuyển Đối với lớp động từ này, vị trí gốc
có thể là vị trí xuất phát hoặc vị trí đích đến (ví dụ: lên ngựa, xuống ngựa).
Nhóm ra, vào, lên, xuống tạo thành những cặp, có nét đối lập về hướng,
chiều di chuyển:
Sự đối lập lên - xuống (xét theo phương thẳng đứng), theo chiều
thuận, nghịch, di chuyển theo hướng đối lập (lấy vị trí gốc là chủ thể phát ngôn hoặc chủ thể di chuyển), các vị trí không gian: cao/thấp, trên/dưới
Lên: di chuyển từ thấp lên cao, từ dưới lên trên Còn xuống: vận động di chuyển ngược với “lên” Ngay cả trong cách nói thường ngày trừu tượng
người ta vẫn dùng:
Trang 29Xã lên huyện, huyện lên tỉnh, tỉnh lên trung ương.
Trung ương xuống tỉnh, tỉnh xuống huyện.
Sự đối lập: ra/vào (xét theo diện, phương nằm ngang): là di chuyển từ
một phạm vi không gian hẹp, kín, tối đến một nơi rộng hơn, quang hơn, sáng hơn và ngược lại:
Có vận dụng quan niệm định vị về nhận thức, chúng ta mới hiểu, lí giải được những hiện tượng “vào vùng địch, ra cứ, ra vùng tự do”
Cùng nằm trong nhóm di chuyển có hướng, bên những đặc điểm chung, cần thấy những nét riêng về nghĩa, hoạt động ngữ pháp của từng động từ
(đến/tới, đi/về, qua/sang,…)
Những động từ di chuyển có hướng thường xuất hiện trong các cấu trúc sau đây:
vào
lên
xuống
ngoàitrongtrêndưới
sân (ấy)núi -gác -sông -2
Động từ di chuyển
có hướng
Từ chỉ giới hạn
Từ chỉ phạm vi vị trí (+, -) Từ chỉ nơi chốnra
vào
lên
xuống
đến (tới) -
ngoàitrongtrêndưới3
Động từ di chuyển Động từ khác Danh từ (đại từ)
Trang 30các chiến sĩ ở Trường Sa
ở Cần Thơkịch
vùng Tây Bắcnhà máy lọc dầunông sản
Trong kết cấu ngữ động từ, động từ đứng sau động từ chỉ hướng (thành
tố chính) là bổ tố nhưng về nghĩa lại là mục đích chính của hoạt động, của nội dung thông báo Tùy theo mối quan hệ chi phối của động từ này (2) với danh
từ (ngữ danh từ) đứng sau (3), các tổ hợp này có thể là bổ ngữ chỉ nơi chốn hoặc bổ ngữ chỉ đối tượng trong câu
Ví dụ: - Công nhân đã nhanh chóng đến sửa chữa chiếc cầu bị gãy.
V V B đối tượng
- Họ vào nghỉ ở Đà Lạt một tuần.
V V B nơi chốn B chỉ thời gian
b Nhóm động từ di chuyển không có hướng
Ở đây chỉ đề cập đến những động từ có chủ thể tự tiến hành hoạt
động di chuyển, dời chỗ như: Tôi chạy; Nó lăn ra đất; chứ không nói đến trường hợp tác động làm cho một vật phải di chuyển, như: Xã viên chạy
thóc vào nhà
Những động từ này biểu thị hoạt động di chuyển không có hướng, mà
tự thân chỉ hàm nghĩa di chuyển và cách thức di chuyển Chính vì thế còn được gọi là động từ di chuyển có phương thức, bao gồm những động từ như: chạy lăn, lê, bò, toài, bơi, bay,…
Về ngữ pháp: những động từ này không có khả năng kết hợp trực tiếp
với từ chỉ nơi chốn Trong hoạt động ngôn ngữ, chúng bắt buộc phải có từ
Trang 31chỉ hướng đi kèm (từ chỉ hướng kết hợp với từ chỉ nơi chốn thành bổ ngữ chỉ nơi chốn).
Sơ đồ cấu trúc của nhóm động từ này:
ngoàitrongtrêndưới
sânNha Tranggácđó
Ở tiếng Việt, động từ “đi” thuộc nhóm động từ di chuyển có khả năng
hoạt động như động từ của cả hai nhóm và rất đa dạng
Ví dụ: - Tôi đi Hà Nội (+)
- Tôi đi (bằng) xe đạp ra Hà Nội (+)
- Tôi đi ra Hà Nội bằng xe đạp (+)
- Bộ đội đi lên chốt (+)
- Học sinh đi vào lớp (+)
Cần phân biệt từ “đi” hoạt động không phải với tư cách động từ mà là tình thái từ: Chị đi đi ! ; Ăn đi !,…
1.2 Tố Hữu và thơ Tố Hữu
1.2.1 Tác giả Tố Hữu
Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh 04/10/1920, tại làng Phù Lai nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, trong một gia đình nhà nho nghèo Mẹ ông vốn là con của một nhà nho, bà cũng thuộc rất nhiều ca dao tục ngữ Từ nhỏ Tố Hữu đã sớm được cha dạy làm thơ theo lối cổ Ông mồ côi mẹ từ nhỏ, tuổi thiếu niên đã xa nhà vào Đà Nẵng học tiểu học Năm 13 tuổi, Tố Hữu vào học trường Quốc học Huế Xứ Huế với
Trang 32thiên nhiên thơ mộng và nền văn hóa phong phú độc đáo đã ảnh hưởng lớn đến Tố Hữu.
Theo lời Tố Hữu giải thích về nguồn gốc bút danh Tố Hữu của mình thì năm 1938 ông sang Lào thăm một người anh Ở đây, ông gặp một cụ đồ người Quảng Bình, cụ đã đặt cho ông bút danh Tố Hữu, lấy từ câu nói của Đỗ Thị: “Ngô nhi tố hữu đại chí” Tố Hữu có nghĩa là “sẵn có ý chí khí phách tiềm ẩn trong người” Tố Hữu nhận tên gọi này nhưng hiểu theo nghĩa là
“người bạn trong trắng” khác với tên do cụ đồ đặt ở chữ “hữu”
Tố Hữu làm thơ từ rất sớm Ông không chỉ là một nhà thơ mà còn là một nhà chính trị Ông đã được giao giữ nhiều trọng trách của Trung ương Đảng
Tố Hữu mất ngày 09/02/2002 tại Hà Nội, sau một thời gian lâm bệnh nặng.Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng và cầm bút dù ở cương vị nào, làm công tác gì Tố Hữu vẫn bền bỉ làm thơ Từ khi có bài thơ đầu tiên đăng báo cho tới những ngày cuối cùng trên giường bệnh, bút lực nhà thơ vẫn
vô cùng dồi dào Vì thế ông là nhà thơ cách mạng thành công ở tất cả các chặng đường của cách mạng Việt Nam Ông được Nhà nước phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật năm 1996
1.2.2 Thơ Tố Hữu
Tố Hữu được tiếp thu lý tưởng Cách mạng từ rất sớm, vì lý tưởng Cộng sản ông đã quyết tâm dấn thân vào hiểm nguy, vào gian khổ, đã vào tù, đã đấu tranh một mất một còn với kẻ thù, đã vượt ngục, đã hoạt động bí mật giữa vòng vây dày đặc của quân thù Tố Hữu đã nhận ra tác dụng của thơ ca, như một vũ khí sắc bén có thể sử dụng cho công việc hoạt động Cách mạng Trước mỗi sự kiện lớn trong đời sống dân tộc, Tố Hữu thường có thơ, và từ lâu người đọc đã quen chờ đợi thơ ông như một món ăn tinh thần không thể thiếu Ở Tố Hữu con người chính trị và con người nhà thơ thống nhất chặt chẽ, sự nghiệp thơ gắn liền với sự nghiệp cách mạng Ông được nhà nước trao
Trang 33tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I - 1996) Với 81 tuổi đời, 64 tuổi thơ, Tố Hữu đã đi qua một chặng đường lớn của cách mạng nước ta Trong quá trình ấy ông đã giữ vững vị trí tiêu biểu cho thơ ca cách mạng Việt Nam Có thể nói ông là một nhà thơ xứng đáng giữ vị trí tiêu biểu cho dòng thơ ca hiện thực xã hội chủ nghĩa của dân tộc Việt Nam Với sức sáng tạo không ngừng nghỉ, ông đã có một khối lượng tác phẩm khổng lồ Ông luôn được coi là con chim đầu đàn của làng văn học Việt Nam Trên 60 năm sáng tác, Tố Hữu đã để lại cho thi đàn văn học Việt Nam 7 tập thơ:
Ta với ta: 49 bài (sáng tác từ 1993 - 2002)
Bảy tập thơ với gần 300 bài thơ, thu hút đến hơn 200 bài viết và công trình nghiên cứu về các tác phẩm của mình là điều đáng tự hào trong sự nghiệp thơ Tố Hữu và thi đàn Việt Nam
Từ ấy (1937 - 1946) là tập thơ đầu tiên của ông, được chia làm ba phần: máu lửa, xiềng xích, giải phóng phản ánh rõ nét quá trình giác ngộ và trưởng
thành của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi Đây là tập thơ thể hiện chặng đường đầu mười năm thơ Tố Hữu, cũng là mười năm hoạt động cách mạng đầy sôi nổi, say mê của chàng thanh niên từ giác ngộ, thử thách tới trưởng
thành Từ ấy còn là tiếng reo ca hân hoan của một tâm hồn trẻ khát khao lẽ
sống bắt gặp được lý tưởng và quyết tâm cống hiến cuộc đời mình cho lý
tưởng ấy Trong Từ ấy không chỉ có tiếng chim rộn rã và hương hoa của niềm
vui vừa bắt gặp lý tưởng mà còn có lời an ủi động viên chân tình đối với
Trang 34những số phận bất hạnh Và sau cùng nhân danh cách mạng Từ ấy là tiếng
thét đầy căm hờn, là hồi kèn xung trận thôi thúc mọi người xông lên, vào trận chiến mất còn với kẻ thù để giành lại quyền sống Tập thơ có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng: khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, tạo bước ngoặt lớn cho quá trình phát triển của thơ ca văn học Việt Nam hiện đại
Việt Bắc (1946 - 1954) sáng tác chủ yếu trong thời kì kháng chiến
chống Pháp Là bức tranh tâm tình của con người Việt Nam trong kháng
chiến, thể hiện sự quyết tâm bảo vệ sự vẹn toàn của đất nước Việt Bắc là tập
thơ phản ánh lại công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta với bao gian khổ, hi sinh và mất mát,… Bên cạnh đó còn là tình đoàn kết, tình yêu thương, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn để đi tới thành công Tập thơ nổi bật lên với những hình ảnh người mẹ, người vợ, em bé liên lạc, anh bộ đội,… thể hiện một tình cảm cá nước, tình quân - dân, tình cảm giữa tiền tuyến - hậu phương,…
Gió lộng (1955 - 1961) là tập thơ được viết trong những năm 1954 -
1961, từ sau khi chúng ta đánh thắng thực dân Pháp đến những năm đầu trong
kế hoạch năm năm lần thứ nhất Tập thơ thể hiện được niềm vui, sự lạc quan tin tưởng ở công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc của nhân dân ta lúc bấy giờ Tập thơ còn là lời tri ân đối với Đảng, Bác Hồ và nhân dân Giọng thơ anh hùng ca ngày càng được khẳng định, đề tài bao quát được hiện thực, ý thơ mang tầm tư tưởng sâu Cái tôi trữ tình sôi nổi được bộc lộ trên
nền hiện thực hoành tráng của cuộc sống mới Gió lộng còn là tập thơ của
lòng tri ân, nghĩa tình đối với Đảng, Bác Hồ với nhân dân Tinh thần quốc tế
vô sản cũng được đề cập (qua tình cảm với Liên Xô, với Lê-nin)
Ra trận (1962 - 1971), Máu và hoa (1972 - 1977) là hai tập thơ ra đời
trong những năm kháng chiến chống Mỹ đầy quyết liệt cho tới ngày toàn thắng Thơ Tố Hữu lúc này là khúc ca ra trận, mệnh lệnh tiến công, lời cổ vũ
Trang 35chiến đấu ở cả hai miền Nam, Bắc Đây còn là lời khẳng định ý nghĩa lớn lao của cuộc kháng chiến chống Mỹ đối với lịch sử dân tộc và thời đại.
Một tiếng đờn (1979 - 1992), Ta với ta (1993 - 2002) đây là dòng tâm
sự, trăn trở từ mạch cảm xúc trong thời bình, tràn đầy những cảm hứng về thế
sự Đề tài phong phú, đa dạng ngợi ca vẻ đẹp quê hương đất nước, con người, công cuộc xây dựng đất nước đầy phức tạp Nhà thơ đã nhìn ra sợi dây ràng buộc vững chắc với đất nước, với nhân dân với cảm hứng đầy lạc quan tin tưởng Điều đáng trân trọng đó là trước sau Tố Hữu vẫn luôn kiên định vào lý tưởng của Đảng
Ở Tố Hữu con người chính trị và con người nhà thơ thống nhất chặt chẽ với nhau, sự nghiệp thơ gắn liền với sự nghiệp cách mạng, trở thành một bộ phận của sự nghiệp cách mạng Cho đến nay ông vẫn được coi là cây đại thụ trong khu rừng văn học Việt nam thế kỷ XX Ông đã được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt 1- 1996) Đó là bằng chứng cho những đóng góp của Tố Hữu cho nền văn học nước nhà
1.3 Tiểu kết chương 1
Chương 1, chúng tôi đã trình bày những vấn đề chung liên quan đến đề tài, đó là các vấn đề lý thuyết và giới thiệu về Tố Hữu, thơ Tố Hữu Lý thuyết làm cơ sở cho đề tài là lý thuyết về từ loại động từ và động từ di chuyển Chúng tôi đã trình bày những vấn đề cơ bản về động từ và động từ di chuyển như khái niệm, đặc điểm, phân loại Còn về tác giả Tố Hữu và tác phẩm của ông, chúng tôi trình bày tóm lược về cuộc đời, sự nghiệp thơ ca và các tập thơ lớn tiêu biểu mà đề tài khảo sát
Trang 36Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỘNG TỪ CHỈ VẬN ĐỘNG DI CHUYỂN
TRONG THƠ TỐ HỮU
2.1 Đặc điểm về tiểu loại của động từ chỉ vận động di chuyển trong thơ Tố Hữu
Động từ chỉ chủ thể cùng vật khác di chuyển
848 lần
Số lần xuất hiện
782 lần
Tỷ lệ92,2%
Số lần xuất hiện
39 lần
Tỷ lệ4,6%
Số lần xuất hiện
27 lần
Tỷ lệ3,2%
2.1.2 Nhận xét chung về tiểu loại động từ chỉ vận động di chuyển trong thơ Tố Hữu
Qua số liệu thống kê về số lượng và tiểu loại động từ di chuyển trong thơ Tố Hữu, chúng tôi có mấy nhận xét:
- Động từ chỉ vận động di chuyển xuất hiện dày đặc trong thơ Tố Hữu, với 848 lượt xuất hiện Động từ di chuyển trong thơ Tố Hữu có 3 nhóm: Động
từ nói về tự thân chủ thể tiến hành hoạt động di chuyển, động từ nói về chủ
Trang 37thể làm cho sự vật khác di chuyển, dời chỗ, động từ nói về chủ thể và sự vật cùng di chyển dời chỗ.
Nhóm động từ nói về tự thân chủ thể tiến hành hoạt động di chuyển chiếm số lượng nhiều nhất và xuất hiện nhiều nhất với 782 lần Chúng tôi xin
nêu một số từ tiêu biểu: đi (201 lần),đưa (20 lần), về (94 lần), qua (20 lần), sang (12 lần), lại (4 lần), tới (36 lần), xông (26 lần), bay (41 lần), đến (59 lần), liệng (3 lần), lên (49 lần), lội (4 lần), vào (23 lần), ra (28 lần), xuống (6 lần), băng (5 lần), lăn (6 lần), chạy (18 lần), bò (1 lần), chen (1 lần), rời (2 lần), len (1 lần), lướt (1 lần), lùng (1 lần), lùi (1 lần), quay (4 lần), dồn đuổi (1 lần), chảy (24 lần), theo (6 lần), vô (4 lần), trốn (2 lần), xô (2 lần), leo (4 lần), vượt (6 lần), dời (1 lần), bơi (3 lần), rướn (1 lần), nhích (1 lần), trở lại (5 lần), vươn (5 lần), nhảy (4 lần), trở về (14 lần), tiến công (7 lần), múa (1 lần), tiến (8 lần), lui (5 lần), lần (1 lần), ghé (2 lần), lượn (2 lần), nhảy nhót (1 lần), xông pha (2 lần), xích (2 lần), vượt (1 lần).
Nhóm động từ nói về chủ thể làm cho sự vật khác di chuyển không xuất hiện nhiều như nhóm tự thân di chuyển nhưng cũng rất đa dạng, bao gồm
các từ tiêu biểu như: lôi (4 lần), đẩy (6 lần), đạp(12 lần), đá (3 lần), xô (6 lần), quăng (5 lần), liệng (3 lần).
Nhóm động từ nói về chủ thể cùng sự vật khác di chuyển tuy không
nhiều nhưng cũng đa dạng Có thể kể một số từ như: bay (8 lần), lăn (5 lần), chèo (12 lần), theo(xe) (2 lần).
- Động từ chỉ vận động di chuyển xuất trong từng tập thơ, từng bài thơ của Tố Hữu không như nhau Trong bốn tập thơ mà chúng tôi khảo sát thì tập
thơ Ra trận là tập thơ xuất hiện nhiều động từ di chuyển nhất Ở tập thơ này loại động từ chủ thể tự thân di chuyễn xuất hiện với tần số cao như đi, tới, xông, ra, vào, lên, xuống.
- Mỗi nhóm động từ di chuyển trong thơ Tố Hữu đều có đủ hai loại có
Trang 38hướng và không có hướng Trong đó, động từ di chuyển có hướng xuất hiện nhiều hơn động từ di chuyển không có hướng.
Trăng đi qua núi qua rừng
Hỏi anh T.S: “Có ưng nhắn gì?”
- Qua rừng qua núi trăng đi Nhắn giùm với bạn: “Có khi mình về”
(Ba bài thơ trăng) Anh hăm hở như cờ lên mặt trận
Giọng say sưa như gió thổi ào ào…
Tưởng lại đưa Anh ra chiến trường
Đường về, vó ngựa thắng dây cương
(Một con người)
Có thể thấy, xuyên suốt bốn tập thơ thì các động từ di chuyển có hướng
như đi, bước, tới, vào, ra, lên, xuống luôn xuất hiện và xuất hiện với tần số
cao như một tín hiệu nghệ thuật trong thơ Tố Hữu Các động từ này tuy thể
hiện hành động di chuyển của các chủ thể khác nhau như tôi, ta, anh, chị, em, các chị, các anh, các em nhưng tất cả đều để nói bước đi, bước xông lên của
toàn dân tộc Việt Nam
Gió khét bụi nồng hè nắng gắt Khách đường xa dưới mặt trời trưa
Chân gõ nhịp đi lên bước nhặt
Miệng vang lừng huýt gió say sưa
(Dưới trưa)
Ta đi qua rừng
Lau tre san sát Voi nghe ta hát Núi dội vang rừng
(Voi)
Trang 39Mình đi có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù
(Việt Bắc)
Bác đi… Di chúc giục lòng ta
Cho cả muôn đời một khúc ca
Lẽ sống, niềm tin, mong ước lớn
Và tình thương, ơn nghĩa bao la
(Theo chân Bác) Bầy giết thuê và lũ giết thuê
Hai hàng đen, súng cắm lưỡi lê
Anh bước tới, mắt nhìn bình thản
Như chính anh là người xử án
(Hãy nhớ lấy lời tôi) Đâu chẳng vang lời Bác thiết tha
Đời vui tiếng Bác ấm muôn nhà
Bác đi… Đâu cũng nghe chân bước
Như gió xuân về, đất nở hoa…
(Theo chân Bác)
2.2 Đặc điểm ngữ pháp của động từ chỉ vận động di chuyển trong thơ Tố Hữu
2.2.1 Xét trong quan hệ với chủ thể hành động
Chủ thể hành động trong thơ Tố Hữu phong phú và đa dạng Chủ thể của hành động di chuyển trong thơ Tố Hữu không chỉ là người mà còn là các
sự vật khác Điều này đã giúp thơ ông gần gũi hơn với đời sống của độc giả, không xa rời thực tế
2.2.1.1 Chủ thể của động từ chỉ vận động di chuyển là con người
Chỉ riêng chủ thể của động từ vận động di chuyển là con người cũng đã được Tố Hữu khai thác rất rộng Con người trong thơ Tố Hữu xuất hiện rất
Trang 40nhiều, dày đặc nhưng không ai giống ai, không hề bị trùng lặp, tạo một cảm giác vô cùng mới mẻ Có thể nói chủ thể của hành động di chuyển trong thơ
Tố Hữu rất phong phú đa dạng, có đầy đủ các lớp, các giới, gồm cả lãnh tụ, anh bộ đội, chị dân công đến các bà mẹ đến em bé, du kích,…
a Chủ thể hoạt động di chuyển là Bác Hồ
Có lẽ xuất hiện nhiều nhất trong thơ ông đó là hình ảnh về Bác Hồ - vị lãnh tụ, người Cha già của dân tộc Có thể nói trong các nhà thơ văn học Việt Nam hiện đại, Tố Hữu là người có nhiều tác phẩm sâu sắc và cảm động về
Bác Hồ: Hồ Chí Minh, Sáng tháng năm, Cánh chim không mỏi, Theo chân Bác, Ta đi tới, Việt Bắc,… Tố Hữu đã viết 48/285 (16,84%) bài thơ viết về
Bác Những tác phẩm này không chỉ là cảm xúc riêng của nhà thơ mà là còn
là tấm lòng của những con người Việt Nam hướng về vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Qua những bài thơ đó, Tố Hữu đã thể hiện tập trung những suy nghĩ, cảm xúc của mình về hình tượng Hồ Chí Minh với tất cả lí tưởng, lẽ sống, niềm vui và cả những ân tình cách mạng
Ngay từ tập thơ Từ ấy Tố Hữu đã viết bài thơ Hồ Chí Minh là bài thơ
có giá trị đầu tiên viết về Bác ngay sau cách mạng tháng Tám, ghi nhận công lao của Người đối với cuộc cách mạng lịch sử đã “đổi đời” cho nhân dân Việt Nam Với Tố Hữu, khi đó Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ, là “cảm tử quân đi tiên phong”, là “ngọn đuốc thiêng liêng”,… hình ảnh Bác rất thiêng liêng nhưng vời vợi Bác Hồ trong thơ Tố Hữu như là hình ảnh kết tinh của những tinh hoa dân tộc Bác hiện lên vô cùng gần gũi, bình dị và thân thiết Tố Hữu viết rất nhiều bài thơ về Bác nhưng mỗi lần mỗi khác, mỗi bài lại khai thác về một khía cạnh khác nhau Đặc biệt Bác Hồ luôn gắn với hành động di chuyển Các
động từ di chuyển của chủ thể Hồ Chí Minh rất nhiều, nhiều nhất là các từ: đi, bước, xông, về, đuổi, ra, đưa, xông pha, dắt dìu, lên, theo, vào, trở về, đến, vượt lên, vô, ghé, qua,… Trong thơ Tố Hữu, ta bắt gặp thường xuyên hình
ảnh Bác Hồ