1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá chương halogen và chương oxi lưu huỳnh (hóa học 10) theo hướng tiếp cận pisa

89 872 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 2,71 MB

Nội dung

Thay vì kiểm tra sự thuộc bài theo các chươngtrình giáo dục cụ thể , PISA xem xét khả năng của học sinh ứng dụng các kiến thức kỉnăng trong lĩnh vực chuyên môn cơ bản, khả năng phân tích

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

HOÀNG DANH CHIẾN

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG HALOGEN VÀ CHƯƠNG OXI –LƯU HUỲNH (HÓA HỌC 10)

THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PISA

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC

Năm học :2014-2015

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

HOÀNG DANH CHIẾN

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG HALOGEN

VÀ CHƯƠNG OXI- LƯU HUỲNH (HÓA HỌC 10)

THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PISA

Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn hóa học

Mã số: 60.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:

TS NGUYỄN THỊ BÍCH HIỀN

VINH - 2015

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:

- Cô giáo TS Nguyễn Thị Bích Hiền – Bộ môn Lí luận và phương pháp dạy học

hoá học, khoa Hóa trường Đại học Vinh, đã giao đề tài, tận tình hướng dẫn và tạo mọiđiều kiện thuận lợi nhất cho tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

- Thầy giáo PGS.TS Cao Cự Giác và PGS.TS Lê Văn Năm đã dành nhiều

thời gian đọc và viết nhận xét cho luận văn

- Phòng Đào tạo Sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa Hoá học cùng các thầy giáo, côgiáo thuộc Bộ môn Lí luận và phương pháp dạy học hoá học khoa Hoá học trường ĐHVinh đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành luận văn này

Tôi cũng xin cảm ơn tất cả những người thân trong gia đình, Ban giám hiệuTrường THPT Yên Thành 2, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốtquá trình học tập và thực hiện luận văn này

Tp Vinh, tháng 10 năm 2015

Hoàng Danh Chiến

MỤC LỤC

Trang 4

Trang

A.PHẦN MỞ ĐẦU - 2

B.PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài - - 5

1.1 Kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh - 7

1.2 Xu hướng đổi mới kiếm tra đánh giá ở trường phổ thông hiện nay - 9

1.3 Tìm hiểu chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA - 12

1.4 Thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Hóa học ở trường THPT hiện nay - 15

Chương 2: Kiểm tra đánh giá kết quả học tập chương Halogen và chương Oxi- Lưu huỳnh (Hóa học 10) theo hướng tiếp cận PISA 2.1 Khái quát về chương halogen và chương Oxi –Lưu huỳnh - 19

2.2.Các yêu cầu cần đánh giá với chương Halogen và Oxi –Lưu huỳnh - 24

2.3 Thiết kế hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA - 28

2.3.1.Kỉ thuật xây dựng một bài tập PISA - - 28

2.3 2.Một số ví dụ mẫu về cách xây dựng bài tập PISA - 29

2.3.3.Các bài tập PISA chương Halogen và chương Oxi- Lưu huỳnh - 35

2.4 Thiết kế đề kiểm tra có sử dụng bài tập PISA vào kiểm tra đánh giá HS - 56

2.4.1.Quy trình thiết kế hệ thống bài tập kiểm tra theo hướng tiếp cận PISA - 56

2.4.2 Mã hóa điểm cho bài tập PISA - 57

2.4.3 Các đề kiểm tra chương Halogen và chương Oxi lưu- huỳnh - 58

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm -69

C KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ - 82

Tài liệu tham khảo -83

Phụ lục - 85

Trang 5

A PHẦN MỞ ĐẦU:

1. Lí do chọn đề tài:

Đổi mới giáo dục là một trong những vấn đề mang tính thời sự, được mọi tầng lớp

xã hội hiện nay rất quan tâm Hiện nay, giáo dục nước ta vẫn còn mang tính hàn lâm,chưa thực sự đào tạo ra người lao động đáp ứng yêu cầu của thế kỉ XXI Trong đổi mớigiáo dục, khâu kiểm tra đánh giá cũng được chú trọng nhưng phương pháp và nội dungkiểm tra đánh giá vẫn chưa có đổi mới đáng kể ngoài việc sử dụng thêm phương pháptrắc nghiệm khách quan

Thực tiễn giáo dục phổ thông cho thấy công tác đánh giá kết quả học tập của họcsinh phổ thông vẫn còn nặng về đánh giá kết quả học tập của học sinh theo các môn họcriêng biệt mà chưa có sự đánh giá năng lực chung, năng lực hiểu biết và giải quyết cácvấn đề thực tiễn

Việc kiểm tra đánh giá ngày nay vẫn còn nặng nề tính toán, nặng nề về kiến thứcsách vở, mang tính hàn lâm chủ yếu chỉ chú trọng điểm cuối của quá trình dạy học, mụcđích kiểm tra vẫn còn để phục vụ cho việc xếp loại , xét lên lớp, cấp chứng nhận… Đánhgiá học sinh chưa mang tính toàn diện ,chưa có sự đánh giá năng lực chung, năng lựchiểu biết và giải quyết các vấn đề thực tiễn và chưa giúp học sinh tự đánh giá năng lựccủa mình

Xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá của Giáo dục Việt Nam sau 2015 là để khắcphục những tồn tại trên, sẽ có một phương thức đánh giá đạt hiệu quả cao nhất dần tiếpcận đến chương trình đánh giá học sinh quốc tế

Cho tới nay PISA là cuộc khảo sát giáo dục duy nhất chuyên đánh giá về năng lựcphổ thông của học sinh ở độ tuổi 15, độ tuổi kết thúc giáo dục bắt buộc ở hầu hết cácquốc gia, do Hiệp hội các nước phát triển (OECD) khởi xướng và chỉ đạo, nhằm tìm kiếmcác chỉ số đánh giá tính hiệu quả – chất lượng của hệ thống giáo dục của mỗi nước thamgia, qua đó rút ra các bài học về chính sách đối với giáo dục phổ thông PISA được thựchiện theo chu kì 3 năm một lần (bắt đầu từ năm 2000) PISA hướng vào các trọng tâm vềchính sách, được thiết kế và áp dụng các phương pháp khoa học cần thiết để giúp chínhphủ các nước tham gia rút ra các bài học về chính sách đối với giáo dục phổ thông PISA

sẽ tiến hành đo cả năng lực thực hiện của học sinh về các lĩnh vực Đọc hiểu, Làm toán vàKhoa học, đồng thời còn tìm hiểu cả về động cơ, niềm tin vào7 bản thân cũng như các kỹnăng cần thiết cho cuộc sống tương lai Thay vì kiểm tra sự thuộc bài theo các chươngtrình giáo dục cụ thể , PISA xem xét khả năng của học sinh ứng dụng các kiến thức kỉnăng trong lĩnh vực chuyên môn cơ bản, khả năng phân tích , lý giải và truyền đạt mộtcách hiệu quả khi họ xem xét , diễn giải và giải quyết các vấn đề

Trang 6

Chương trình này có rất nhiều ưu việt Ở tầm vĩ mô, nó giúp cho các quốc gia tham

gia có cơ hội nhìn nhận một cách tương đối toàn diện về những kĩ năng cơ bản, những

năng lực cá nhân mà học sinh phổ thông của quốc gia đó đạt được để điều chỉnh kịp thời

các chính sách hiện hành cho phù hợp hoặc xây dựng các chính sách mới nhằm phát triểngiáo dục một cách bền vững

Mặt khác, kết quả đánh giá thông qua PISA cũng cho phép mỗi quốc gia có đượcnhững so sánh có tính chất tham khảo về chất lượng giáo dục của nước mình với nhữngnước khác cùng tham gia

Ở tầm vi mô, PISA cung cấp những căn cứ giúp cho nhà trường nhận ra đượcnhững tác động tích cực hoặc tiêu cực ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh

Từ đó nhà trường sẽ tìm ra các biện pháp để phát huy những yếu tố tích cực, hạn chếnhững yếu tố tiêu cực góp phần nâng cao chất lượng dạy học

Đối với đội ngũ giáo viên, được tiếp cận với chương trình PISA giúp họ có cơ hội nângcao năng lực về đánh giá học sinh theo chuẩn quốc tế, từng bước hội nhập với quốc tế vềđánh giá giáo dục

Là người trực tiếp giảng dạy bộ môn hóa học ở trường phổ thông , tôi thấy việcđánh giá học sinh qua các bài tập theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học môn hóa học ởtrường phổ thông là rất quan trọng, mang tính thiết thực cao

Hơn nữa chương trình hóa học lớp 10 bao gồm một lượng kiến thức lớn cả về nộidung lý thuyết lẫn thực hành, nó là nền tảng để phát triển kiến thức hóa học và kích thíchđam mê học hóa của học sinh lớp sau, vì thế yêu cầu giáo viên ngoài việc giảng dạy hiệuquả còn phải có cách đánh giá phù hợp Với các lý do trên tôi chọn nghiên cứu đề tài :

“ Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá chương HALOGEN và chương oxi lưu huỳnh ( Hóa học 10) theo hướng tiếp cận PISA ”.

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở tìm hiểu lí luận và thực tiễn của kiểm tra đánh giá,đề tài xây dựng và sửdụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học phần Halogen, oxi – lưuhuỳnh nhằm góp phần cải tiến nội dung và công cụ kiểm tra đánh giá làm cho việcdạy học hóa học gắn với thực tiễn cuộc sống hơn, HS có hứng thú, say mê học tập mônHóa học, từ đó nâng cao hiệu quả dạy học Hóa học ở trường THPT dần tiến đến mộtcách thức đánh giá theo chuẩn thế giới

Trang 7

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận về KT- ĐG nói chung và KT-ĐG kết quả học tập của học sinh theo hướng tiếp cận PISA

- Tìm hiểu về chương trình đánh giá HS quốc tế (PISA)

- Thiết kế hệ thống bài tập phần Halogen , oxi lưu huỳnh theo hướng tiếp cận PISA

- Đề xuất cách sử dụng hệ thống bài tập hóa học phần Halogen , oxi lưu huỳnh theohướng tiếp cận PISA để đánh giá học sinh trong dạy học hóa học ở trường THPT

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu : Quá trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập hóa học lớp 10 ở

trường phổ thông Việt Nam

- Đối tượng nghiên cứu: Xây dựng quy trình , xác định nội dung KT-ĐG kết quả học tập

của học sinh theo hướng tiếp cận PISA

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu các tài liệu về cơ sở lý luận của việc KT-ĐG của học sinh và xác định quytrình KT-ĐG kết qua học tập của học sinh theo hướng tiếp cận PISA

5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra,phỏng vấn ,trao đổi

kinh nghiệm với đồng nghiệp,phát phiếu điều tra;thực nghiệm sư phạm

5.3 Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo 6 Giả thuyết khoa học

Có được công cụ KT-ĐG kết quả học tập của học sinh theo hướng tiếp cận PISA trongdạy học hóa học phần halogen, oxi lưu huỳnh sẽ giúp giáo viên và các nhà quản lí giáodục đo được chất lượng học tập toàn diện của học sinh đồng thời làm cho việc dạy họchóa học gắn với thực tiễn cuộc sống hơn, HS có hứng thú, say mê học tập môn hóahọc, từ đó nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa học ở trường THPT

7 Dự kiến đóng góp mới của đề tài

- Góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về KT-ĐG kết quả học tập của học sinh THPT theohướng tiếp cận PISA

- Đề xuất cách sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học hóahọc lớp 10

- Giúp giáo viên dần làm quen và thay đổi cách đánh giá học sinh theo chuẩn quốc tế,từng bước hội nhập với quốc tế về đánh giá giáo dục

Trang 8

B PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

1.1.1 Quan niệm về kiểm tra- đánh giá

Đánh giá là khả năng xác định giá trị của thông tin, xác định mức độ đạt được vềthực hiện mục tiêu

Kiểm tra là thu thập thông tin từ riêng lẻ đến hệ thống về kết quả thực hiện mục tiêu.Kiểm tra là công cụ của đánh giá, đồng thời kiểm tra, đánh giá là hai khâu trong một quytrình thống nhất xác định kết quả thực hiện mục tiêu Trong nhiều trường hợp, khi nóiđánh giá, nghĩa là đã bao gồm cả kiểm tra

1.1.2 Chức năng cơ bản của kiểm tra-đánh giá

a)Chức năng xác định:

- Xác định mức độ đạt được trong việc thực hiện mục tiêu;

- Xác định đòi hỏi tính chính xác, khách quan, công bằng

b)Chức năng điều khiển:

- Phát hiện những mặt tốt, mặt chưa tốt, khó khăn, vướng mắc và xác định nguyên nhân;

- Kết quả đánh giá là căn cứ để quyết định giải pháp cải thiện thực trạng, nâng cao chấtlượng, hiệu quả

1.1.3 Mục đích đánh giá chất lượng

- Đánh giá chất lượng giáo dục nhằm xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong

từng giai đoạn của đối tượng được đánh giá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; thông báo

công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục; để

cơ quan chức năng đánh giá và công nhận đối tượng đạt chuẩn chất lượng giáo dục

- Kết quả đánh giá chất lượng:

+ Giúp học sinh biết được khả năng học tập của mình so với yêu cầu của chươngtrình; xác định nguyên nhân thành công cũng như chưa thành công, từ đó điều chỉnhPPHT; phát triển kỹ năng tự đánh giá;

+ Giúp giáo viên nắm được tình hình học tập, mức độ phân hóa về trình độ học lựccủa HS trong lớp, từ đó có biện pháp giúp đỡ HS yếu kém và bồi dưỡng HS giỏi; giúp

GV điều chỉnh, hoàn thiện PPDH;

+ Giúp cán bộ quản lý giáo dục đề ra giải pháp quản lý phù hợp để nâng cao chấtlượng giáo dục;

Trang 9

+ Giúp cha mẹ HS và cộng đồng biết được kết quả giáo dục của từng HS, từng lớp vàcủa cả cơ sở giáo dục

1.1.4 Quy trình đánh giá chất lượng

- Đối tượng tự đánh giá;

- Đánh giá ngoài;

- Công nhận đối tượng đạt chuẩn chất lượng giáo dục

Tự đánh giá là hoạt động tự xem xét, tự kiểm tra, đánh giá của đối tượng căn cứ vàochuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ GGĐT ban hành để chỉ ra các điểm mạnh, điểmyếu, xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng và các biện pháp thực hiện nhằm đáp ứng chuẩnchất lượng giáo dục

Đánh giá ngoài đối với đối tượng được đánh giá là hoạt động đánh giá của một tổchức đánh giá ngoài (không bao gồm đối tượng được đánh giá) nhằm xác định mức độđối tượng thực hiện chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ GDĐT ban hành

1.1.5 Yêu cầu đánh giá

(1) Đánh giá phải căn cứ vào Chuẩn KT-KN của từng môn học ở từng lớp; các yêucầu cơ bản, tối thiểu cần đạt về KT-KN của học sinh sau mỗi giai đoạn, mỗi lớp, mỗicấp học

(2) Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập củacác nhà trường; tăng cường đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ;đảm bảo chất lượng kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ chính xác, khách quan,công bằng; không hình thức, đối phó nhưng cũng không gây áp lực nặng nề Kiểm trathường xuyên và định kỳ theo hướng vừa đánh giá được đúng chuẩn kiến thức, kỹ năng,vừa có khả năng phân hóa cao; kiểm tra kiến thức, kỹ năng cơ bản, năng lực vận dụngkiến thức của người học, thay vì chỉ kiểm tra học thuộc lòng, nhớ máy móc kiến thức (3) Áp dụng các phương pháp phân tích hiện đại để tăng cường tính tương đương củacác đề kiểm tra, thi Kết hợp thật hợp lý giữa các hình thức kiểm tra, thi vấn đáp, tự luận

và trắc nghiệm nhằm hạn chế lối học tủ, học lệch, học vẹt; phát huy ưu điểm và hạn chếnhược điểm của mỗi hình thức

(4) Đánh giá chính xác, đúng thực trạng: đánh giá cao hơn thực tế sẽ triệt tiêu độnglực phấn đấu vươn lên, ngược lại đánh giá khắt khe quá mức hoặc thái độ thiếu thânthiện, không thấy được sự tiến bộ, sẽ ức chế tình cảm trí tuệ, giảm vai trò tích cực, chủđộng, sáng tạo của học sinh

(5) Đánh giá kịp thời, có tác dụng giáo dục và động viên sự tiến bộ của học sinh, giúphọc sinh sửa chữa thiếu sót Đánh giá cả quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh, chútrọng đánh giá hành động, tình cảm của học sinh: nghĩ và làm; năng lực vận dụng vào

Trang 10

thực tiễn, thể hiện qua ứng xử, giao tiếp; quan tâm tới mức độ hoạt động tích cực, chủđộng của học sinh trong từng tiết học tiếp thu tri thức mới, ôn luyện cũng như các tiếtthực hành, thí nghiệm

(6) Đánh giá kết quả học tập của học sinh, thành tích học tập của học sinh không chỉđánh giá kết quả cuối cùng mà chú ý cả quá trình học tập Tạo điều kiện cho học sinhcùng tham gia xác định tiêu chí đánh giá kết quả học tập với yêu cầu không tập trungvào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng tri thức trong việc giảiquyết các nhiệm vụ phức hợp; có nhiều hình thức và độ phân hoá cao trong đánh giá.Đánh giá hoạt động dạy học không chỉ đánh giá thành tích học tập của học sinh màcòn bao gồm đánh giá quá trình dạy học nhằm cải tiến quá trình dạy học Chú trọngphương pháp, kỹ thuật lấy thông tin phản hồi từ học sinh để đánh giá quá trình dạy học Kết hợp thật hợp lý giữa đánh giá định tính và định lượng: Căn cứ vào đặc điểm củatừng môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp học, cấp học, qui định đánh giá bằngđiểm kết hợp với nhận xét của giáo viên hay đánh giá bằng nhận xét, xếp loại của giáoviên

Kết hợp đánh giá trong và đánh giá ngoài

(7) Phải là động lực thúc đẩy đổi mới PPDH: Đổi mới PPDH và đổi mới kiểm tra,đánh giá là hai mặt thống nhất hữu cơ của quá trình dạy học, là nhân tố quan trọng nhất

đảm bảo chất lượng dạy học

1.2.Xu hướng đổi mới kiểm tra-đánh giá ở trường phổ thông hiện nay

1.2.1 Định hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của học sinh

Xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh tập trung vàocác hướng sau:

(1) Chuyển từ chủ yếu đánh giá kết quả học tập cuối môn học, khóa học (đánh giátổng kết) nhằm mục đích xếp hạng, phân loại sang sử dụng các loại hình thức đánh giáthường xuyên, đánh giá định kỳ sau từng chủ đề, từng chương nhằm mục đích phản hồiđiều chỉnh quá trình dạy học (đánh giá quá trình);

(2) Chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kỹ năng sang đánh giá năng lực củangười học Tức là chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức, … sangđánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đặc biệt chú trọngđánh giá các năng lực tư duy bậc cao như tư duy sáng tạo;

Trang 11

(3) Chuyển đánh giá từ một hoạt động gần như độc lập với quá trình dạy học sangviệc tích hợp đánh giá vào quá trình dạy học, xem đánh giá như là một phương pháp dạyhọc;

(4) Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá: sử dụng cácphần mềm thẩm định các đặc tính đo lường của công cụ (độ tin cậy, độ khó, độ phân biệt,

độ giá trị) và sử dụng các mô hình thống kê vào xử lý phân tích, lý giải kết quả đánh giá

1.2.2 Đánh giá theo năng lực

Theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập không lấy việckiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá Đánh giákết quả học tập theo năng lực cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trongnhững tình huống ứng dụng khác nhau Đánh giá kết quả học tập đối với các môn học vàhoạt động giáo dục ở mỗi lớp và sau cấp học là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độthực hiện mục tiêu dạy học, có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả học tập của

học sinh Hay nói cách khác, đánh giá theo năng lực là đánh giá kiến thức, kỹ năng và

thái độ trong bối cảnh có ý nghĩa.

Xét về bản chất thì không có mâu thuẫn giữa đánh giá năng lực và đánh giá kiếnthức kỹ năng, mà đánh giá năng lực được coi là bước phát triển cao hơn so với đánh giákiến thức, kỹ năng Để chứng minh học sinh có năng lực ở một mức độ nào đó, phải tạo

cơ hội cho học sinh được giải quyết vấn đề trong tình huống mang tính thực tiễn Khi đóhọc sinh vừa phải vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã được học ở nhà trường, vừaphải dùng những kinh nghiệm của bản thân thu được từ những trải nghiệm bên ngoài nhàtrường (gia đình, cộng đồng và xã hội) Như vậy, thông qua việc hoàn thành một nhiệm

vụ trong bối cảnh thực, người ta có thể đồng thời đánh giá được cả kỹ năng nhận thức, kỹnăng thực hiện và những giá trị, tình cảm của người học Mặt khác, đánh giá năng lựckhông hoàn toàn phải dựa vào chương trình giáo dục môn học như đánh giá kiến thức, kỹnăng, bởi năng lực là tổng hóa, kết tinh kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm, giá trị,chuẩn mực đạo đức,… được hình thành từ nhiều lĩnh vực học tập và từ sự phát triển tựnhiên về mặt xã hội của một con người

Có thể tổng hợp một số dấu hiệu khác biệt cơ bản giữa đánh giá năng lực ngườihọc và đánh giá kiến thức, kỹ năng của người học như sau:

Trang 12

- Đánh giá, xếp hạng giữa nhữngngười học với nhau.

- Đánh giá khả năng học sinh vậndụng các kiến thức, kỹ năng đã họcvào giải quyết vấn đề thực tiễn củacuộc sống

- Vì sự tiến bộ của người học so vớichính họ

Gắn với ngữ cảnh học tập và thực tiễncuộc sống của học sinh

- Những kiến thức, kỹ năng, thái độ

ở nhiều môn học, nhiều hoạt độnggiáo dục và những trải nghiệm củabản than học sinh trong cuộc sống xãhội (tập trung vào năng lực thựchiện)

- Quy chuẩn theo các mức độ phát triểnnăng lực của người học

4 Công cụ

đánh giá

Câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ trongtình huống hàn lâm hoặc tìnhhuống thực

Nhiệm vụ, bài tập trong tình huống,bối cảnh thực

Đánh giá mọi thời điểm của quátrình dạy học, chú trọng đến đánh giátrong khi học

6 Kết quả

đánh giá

- Năng lực người học phụ thuộcvào số lượng câu hỏi, nhiệm vụ haybài tập đã hoàn thành

- Càng đạt được nhiều đơn vị kiếnthức, kỹ năng thì càng được coi là

có năng lực cao hơn

- Năng lực người học phụ thuộc vào

độ khó của nhiệm vụ hoặc bài tập đãhoàn thành

- Thực hiện được nhiệm vụ càngkhó, càng phức tạp hơn sẽ được coi

là có năng lực cao hơn

1.2.3 Đánh giá theo hướng tiếp cận với PISA

Trang 13

Mục tiêu của OECD là đánh giá năng lực học sinh , OECD quan niệm đánh giá phải vận dụng những kiến thức trong nhà trường để giải quyết các vấn đề liên quan đến thực tiễn

Đề thi không hỏi theo kiểu 1+1=2 mà hỏi em có 5 nghìn đi chợ phải tính toán mua những

độ người học là hình thức đánh giá tiên tiến, và hết sức cần thiết cho mỗi quốc gia trênthế giới

1.3 Tìm hiểu về chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA

1.3.1 Lịch sử ra đời

Nhằm đáp ứng yêu cầu của các nước thành viên về thu thập và cung cấp các dữ liệu

có thể so sánh về kiến thức và kỹ năng của học sinh cũng như việc thực hiện của các hệthống giáo dục, OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế thế giới - Organization forEconomic Cooperation and Development) đã bắt đầu chuẩn bị PISA vào khoảng giữathập kỷ 90 Năm 1997 PISA đã chính thức được triển khai Cuộc khảo sát đầu tiên diễn ratrong năm 2000, các cuộc tiếp theo vào các năm 2003; 2006; 2009 và kế hoạch sẽ là cáccuộc điều tra trong các năm 2012, 2015 và những năm tiếp theo

1.3.2 Khái niệm PISA

PISA là chữ viết tắt của "Programme for International Student Assessment - Chươngtrình đánh giá học sinh quốc tế" do OECD khởi xướng và chỉ đạo

Chương trình PISA mang định hướng trọng tâm về chính sách, được thiết kế và ápdụng các phương pháp cần thiết để giúp chính phủ các nước tham gia rút ra các bài học

về chính sách đối với giáo dục phổ thông

1.3.3 Đặc điểm của PISA

PISA nổi bật nhờ quy mô toàn cầu và tính chu kỳ Hiện đã có hơn 60 quốc gia tham giavào cuộc khảo sát có chu kỳ 3 năm 1 lần này để theo dõi tiến bộ của mình trong phấn đấuđạt được các mục tiêu giáo dục cơ bản

Cho tới nay PISA là cuộc khảo sát giáo dục duy nhất đánh giá kiến thức và kỹ năng củahọc sinh ở độ tuổi 15, độ tuổi kết thúc giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia

Trang 14

Tính độc đáo của PISA cũng thể hiện ở những vấn đề được xem xét và đánh giá:

- Chính sách công (public policy): Các chính phủ, các hiệu trưởng, giáo viên và phụhuynh đều muốn có câu trả lời cho tất cả các câu hỏi như “Nhà trường của chúng ta đãchuẩn bị đầy đủ cho những người trẻ tuổi trước những thách thức của cuộc sống củangười trưởng thành chưa?”, “Phải chăng phải một số loại hình giảng dạy và học tập củanhững nơi này hiệu quả hơn những nơi khác?” và “Nhà trường học có thể góp phần cảithiện tương lai của học sinh có gốc nhập cư hay có hoàn cảnh khó khăn?”

- Hiểu biết phổ thông (literacy): Thay vì kiểm tra sự thuộc bài theo các chương trình giáodục cụ thể PISA xem xét khả năng của học sinh ứng dụng các kiến thức và kĩ năng trongcác lĩnh vực chuyên môn cơ bản và khả năng phân tích, lý giải và truyền đạt một cách cóhiệu quả khi họ xem xét, diễn giải và giải quyết các vấn đề

- Học tập suốt đời (lifelong learning): Học sinh không thể học tất cả mọi thứ cần biếttrong nhà trường Để trở thành những người học suốt đời có hiệu quả thanh niên khôngnhững phải có kiến thức và kỹ năng mà còn cả ý thức về lý do và cách học PISA khôngnhững đo cả việc thực hiện của học sinh về đọc hiểu, làm toán và khoa học mà còn hỏihọc sinh cả về động cơ, niềm tin về bản thân cũng như các chiến lược học tập

1.3.4 Mục tiêu của PISA

Mục tiêu của chương trình PISA nhằm kiểm tra xem, khi đến độ tuổi kết thúc phầngiáo dục bắt buộc, học sinh đã được chuẩn bị để đáp ứng các thách thức của cuộc sốngsau này ở mức độ nào

Nội dung đánh giá của PISA hoàn toàn được xác định dựa trên các kiến thức, kĩ năngcần thiết cho cuộc sống tương lai, không dựa vào nội dung các chương trình giáo dụcquốc gia Đây chính là điều mà PISA gọi là “năng lực phổ thông” (literacy)

Để làm được việc đó PISA thu thập và cung cấp cho các quốc gia các dữ liệu có thể

so sánh được ở tầm quốc tế cũng như xu hướng của dữ liệu quốc gia về trình độ đọc,toán học và khoa học của học sinh độ tuổi 15

1.3.5 Các năng lực phổ thông được PISA đánh giá

Khái niệm literacy (tạm dịch là năng lực phổ thông) là một khái niệm quan trọngtrong việc xác định nội dung đánh giá của PISA Việc xác định khái niệm này xuất phát

từ sự quan tâm tới những điều mà một học sinh sau giai đoạn giáo dục cơ sở cần biết, trântrọng, và có khả năng thực hiện – những điều cần thiết chuẩn bị cho cuộc sống trong một

xã hội hiện đại Các lĩnh vực năng lực phổ thông về làm toán, về khoa học, về đọc hiểuđược sử dụng trong PISA

1.3.6 Đối tượng đánh giá của PISA

Trang 15

Học sinh trong độ tuổi 15 (được định nghĩa chính xác là từ 15 tuổi 3 tháng tới 16 tuổi

2 tháng) đang theo học trong các nhà trường trung học Một tỷ lệ học sinh chọn theo mẫungẫu nhiên, không phân biệt đang học lớp nào, sẽ được chọn để cho tiến hành đánh giá,tuy nhiên các quốc gia tham gia có thể chọn một tỷ lệ cao hơn tỷ lệ chung của PISA nếuthấy cần có các phân tích chi tiết hơn về tình hình giáo dục trong nước

1.3.7 Đề thi và mã hóa trong PISA

1.3.7.1 Đề thi PISA

- Kiến thức

Kiến thức đề thi của Pisa bao gồm tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống, bao gồm hiện tượng hóa học, quá trình biến đổi, cấu tạo của một chất, hay nguyên nhân nào đó …tất cả đều chứa đựng nội dung và có ý nghĩa thiết thực

Cho một văn bản có sẵn Sau đó là hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan hoặc tự luậntùy theo từng mức độ yêu cầu đánh giá của Pisa

- Các câu hỏi thường sử dụng:

+ Câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn

+ Câu hỏi có- không, đúng- sai phức hợp

+ Câu hỏi mở - trả lời ngắn

+ Câu hỏi mở - trả lời dài

- Các cấp độ của câu hỏi

+ Tiếp cận và truy xuất ( nhận biết)

+ Tích hợp và diễn giải ( thông hiểu)

+ Phản ánh và đánh giá ( Vận dụng thấp – cao)

1.3.7.2 Mã hóa trong PISA ( Xây dựng đáp án)

PISA sử dụng thuật ngữ coding (mã hóa), không sử dụng khái niệm chấm bài vì mỗi một

mã của câu trả lời được quy ra điểm số tùy theo câu hỏi Tài liệu Hướng dẫn mã hóa sẽđưa ra các chỉ dẫn và cách thức để giúp cho các chuyên gia mã hóa được toàn bộ các câuhỏi được yêu cầu Sau khi mã hóa xong, sẽ được nhập vào phần mềm; OECD nhận dữliệu và chuyển đổi thành điểm cho mỗi học sinh

Các câu trả lời đối với các câu hỏi nhiều lựa chọn hoặc câu trả lời của một số câu hỏi trảlời ngắn được xây dựng trước sẽ được nhập trực tiếp vào phần mềm nhập dữ liệu

Trang 16

Mã của các câu hỏi thường là 0, 1, 2, 9 hoặc 0, 1, 9 tùy theo từng câu hỏi Các mã thểhiện mức độ trả lời bao gồm: mức đạt được tối đa cho mỗi câu hỏi và được quy ước gọi

là “Mức tối đa”, mức “Không đạt” mô tả các câu trả lời không được chấp nhận và bỏtrống không trả lời Một số câu hỏi có thêm “Mức chưa tối đa” cho những câu trả lời thỏamãn một phần nào đó Cụ thể:

- Mức tối đa (Mức đầy đủ) : Mức cao nhất (mã 1 trong câu có mã 0, 1, 9 hoặc mã 2 trongcâu có mã 0, 1, 2, 9) Ở đây hiểu là điểm

- Mức chưa tối đa (Mức không đầy đủ) (mã 1 trong câu có mã 0, 1, 2, 9)

- Không đạt: Mã 0, mã 9 Mã 0 khác mã 9

Có trường hợp câu hỏi được mã hóa theo các mức 00, 01, 11, 12, 21, 22, 99 Trongtrường hợp này, “Mức tối đa” là 21, 22; “Mức chưa tối đa” là 11, 12 và mức “Không đạt”

là 00, 01, 99

1.3.8 Kế hoạch tham gia PISA của Việt Nam

Từ năm 2012, Việt Nam bắt đầu tham gia chương trình quốc tế đánh giá kết quảhọc tập của HS (PISA) để đến năm 2020 kịp xây dựng chiến lược giáo dục phù hợp, đápứng những tiêu chuẩn tiên tiến của quốc tế Tham gia vào PISA là cơ hội để giáo dục phổthông của Việt Nam nhanh chóng hòa với xu thế chung của thế giới

Đây cũng là cơ sở khách quan, khoa học để ngành giáo dục nhận thức được "thứhạng" chất lượng của HS Việt Nam trong tương quan chung với các quốc gia NguyênThứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bành Tiến Long khẳng định: tham gia PISA là một

cơ hội để ngành giáo dục Việt Nam thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu của HS và cả quá trìnhgiáo dục, từ đó có những điều chỉnh để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục

1.4 Thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Hóa học ở trường THPT hiện nay

1.4.1 Những kết quả bước đầu của việc đổi mới phương pháp KT-ĐG

Trong những năm qua , cùng với sự phát triển chung của giáo dục phổ thông ,hoạt động đỏi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá đã được quan tâm tổchức và thu được những kết quả bước đầu thể hiện trên các mặt sau đây:

*Đối với công tác quản lý:

Triển khai xây dựng mô hình trường học đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học

và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh năm 2013-2014 Mục tiêu của

mô hình này là đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theohướng khoa học, hiện đại tăng cường thúc đẩy lẫn nhau giữa các hình thức kiểmtra đánh giá

Trang 17

Quan tâm chỉ đạo đổi mới hình thức và phương pháp tổ chức thi cử, kiểm trađánh giá Đề thi các môn khoa học xã hội chỉ đạo theo hướng “mở”, gắn vớithực tế cuộc sống , phát huy suy nghĩ độc lập của học sinh, hạn chế yêu cầu họcthuộc máy móc Bước đầu tổ chức đánh giá học sinh trên phạm vi quốc gia, thamgia các kì đánh giá học sinh phổ thông quốc tế(PISA).Tổ chức cuộc thi vận dụngkiên thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn; cuộc thi nghiên cứukhoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học nhằm khuyến khích học sinhnghiên cứu khoa học, sáng tạo khoa học, công nghệ, kỹ thuật và vận dụng kiếnthức đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống.

*Đối với giáo viên:

-Đông đảo giáo viên có nhận thức đúng đắn về đổi mới PPDH Nhiều giáo viên

đã xác định rõ sự cần thiết và có mong muốn thực hiện đổi mới đồng bộ PPDH

- Điểm yếu nhất của kiểm tra đánh giá giáo dục phổ thông hiện nay là chưa xác định rõ

triết lý đánh giá: đánh giá để làm gì, tại sao phải đánh giá, đánh giá nhằm thúc đẩy, hình

thành khả năng gì ở học sinh? Đánh giá trước hết phải vì sự tiến bộ của học sinh, giúp

học sinh nhận ra mình đang ở đâu trên con đường đạt đến mục tiêu bài học / chuẩn kiếnthức, kỹ năng… Đánh giá không làm học sinh lo sợ, bị thương tổn, mất tự tin Đánh giáphải diễn ra trong suốt quá trình dạy học, giúp học sinh liên tục được phản hồi để biếtmình mắc lỗi, thiếu hoặc yếu ở điểm nào để cả giáo viên và học sinh cùng điều chỉnhhoạt động dạy và học Đánh giá phải tạo ra sự phát triển, phải nâng cao năng lực củangười học, tức là giúp các em hình thành khả năng tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau… đểphát triển năng lực tự học Hiện nay rất nhiều giáo viên, các cán bộ quản lý giáo dục chưathấu hiểu triết lý đánh giá, chủ yếu mới chỉ tập trung vào đánh giá kết quả học tập, để xếploại học sinh…Giáo viên cũng gặp rất nhiều khó khăn khi phải đánh giá các hoạt độnggiáo dục (không biết đánh giá các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, đánh giá đạođức, giá trị sống, kỹ năng sống như thế nào…) Nếu đánh giá chỉ là kiểm tra sự học thuộcbài (ghi nhớ), làm lại theo các kiểu, dạng bài mẫu thầy đã cho… sẽ triệt tiêu sự phát triển,

sự nỗ lực vươn lên ở người học

- Điểm yếu khác trong đánh giá học sinh hiện tại là đánh giá (chấm điểm) mà không có

sự phản hồi cho học sinh Cô chấm bài kiểm tra, thường chỉ cho điểm hoặc chỉ phê “sai”,

Trang 18

“làm lại” hay chỉ viết ký hiệu sai hay ký hiệu đúng chứ chưa giải thích được rõ cho họcsinh biết tại sao sai, sai như thế nào Một số GV chấm bài có sự phản hồi nhưng phản hồi

không đủ, phản hồi tiêu cực, không mang tính xây dựng (Vi dụ, GV phê: làm sai, làm ẩu,

không hiểu…làm học sinh mất niềm tin, không có động lực để sửa lỗi), làm cho người

học chán nản… Khi phản hồi của GV đối với bài làm của HS mang sắc thái xúc cảm âmtính, tiêu cực, có thể làm học sinh xấu hổ, mất tự tin Bên cạnh đó, nếu GV có phản hồichung (chữa bài kiểm tra trên lớp) lại thường đưa ra lời giải đúng theo cách tư duy “ápđặt” của GV, mà không giúp phân tích mổ sẻ những cách tư duy chưa phù hợp của họcsinh dẫn đến sự sai sót Đánh giá lại khuôn vào một số kiểu loại bài toán, dạng bài văn,không nhằm bộc lộ năng lực suy nghĩ, sự trải nghiệm đa dạng, phong phú của người học,tức tập trung vào một số kiểu đề thi và chỉ để đáp ứng các kỳ thi, điều này làm cho quátrình dạy học bị bóp méo chỉ để phục vụ mục đích thi cử, nên mới xảy ra hiện tượng mọihọc sinh “muốn thi đỗ phải đến lớp luyện thi” nhưng thi xong chẳng còn nhớ gì hết

- Một trong những điểm yếu nữa là hiện nay, giáo viên sử dụng hầu như rất hạn chế cáchình thức đánh giá mới, hiện đại, phần lớn những đánh giá GV đang sử dụng có tínhtruyền thống: dựa vào viết luận, làm các bàì tập như kiểm tra 15 phút, 1 tiết… , và thôngqua một số câu hỏi trắc nghiệm hoặc tự luận mà chính giáo viên cũng không rõ mìnhđịnh đánh giá kỹ năng hay năng lực gì ở học sinh Khi giáo viên chưa đa dạng hóa cáckiểu đánh giá sẽ làm cho hoạt động học tập trở nên nhàm chán, sẽ khó phát triển các nănglực bậc cao ở người học (như năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo…).Trong khi đó, yêu cầu của đổi mới kiểm tra đánh giá là phải áp dụng đa dạng các hìnhthức đánh giá: đánh giá bằng trắc nghiệm, bằng kiểm tra viết kiểu tự luận, vấn đáp…đánh giá thông qua sản phẩm, qua hồ sơ học sinh, qua thuyết trình / trình bày, thông quatương tác nhóm, thông qua các sản phẩm của nhóm…, đánh giá bằng các tình huống bàitập, các hình thức tiểu luận, …, thì giáo viên chưa làm được vì chưa được đào tạo

Khi đánh giá chủ yếu GV sử dụng các nguồn bài tập có sẵn trong SGK và sách tham khảonên nội dung bài tập còn nghèo nàn, nhàm chán, chưa tạo hứng thú học tập cho HS

- Trong các hình thức kiểm tra, kiểm tra thường xuyên bằng vấn đáp chưa được chú trọng

vì GV cho rằng hình thức kiểm tra này không mấy hiệu quả (mất nhiều thời gian, chấtlượng không cao) Hình thức kiêm tra viết nội dung câu hỏi chưa bao quát được các vấn đềcần kiểm tra

Vì vậy chất lượng của việc kiểm tra đánh giá chưa đảm bảo vì: Năng lực học tập của họcsinh được đánh giá theo điểm số của giáo viên cho mà thực tế điểm số chỉ là công cụ đánhgiá mức thuộc bài chứ không đánh giá được tiềm năng , năng lục của người học càngkhông đánh giá được thái độ của HS

Trang 19

- Các hoạt động đánh giá định kỳ , đánh giá diện rộng quốc gia, đánh giá quốc tế chưa thực sự liên tục và đồng bộ.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương này chúng tôi đã trình bày tổng quan về vấn đề nghiên cứu cơ sở lí luận vàthực tiễn của đề tài đó là:

Cơ sở lý luận:

- Lý luận về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

- Kiểm tra đánh giá của HS theo hướng tiếp cận năng lực

- Kiểm tra đánh giá của HS theo hướng tiếp cận PISA

Cơ sở thực tiễn:Trình bày thực trạng (kết quả, hạn chế, nguyên nhân) của việc đổi mới

phương pháp KT-ĐG môn Hóa học ở trường THPT

Các nội dung trên là cở sở để chúng tôi biên soạn hệ thống các câu hỏi nhằm kiểm tra đánhgiá kết quả HS theo hướng tiếp cận PISA và cách thức xây dựng đề kiểm tra theo hướngtiếp cận PISA

Trang 20

CHƯƠNG 2: KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CHƯƠNG

HALOGEN VÀ OXI-LƯU HUỲNH MÔN HÓA HỌC 10

THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PISA 2.1 Khái quát về chương Halogen và chương Oxi- lưu huỳnh

2.1.1 Khái quát về chương halogen

Bài 1: Khái quát về nhóm Halogen

*Kiến thức

Biết được:

- Vị trí nhóm halogen trong bảng tuần hoàn

- Sự biến đổi độ âm điện, bán kính nguyên tử và một số tính chất vật lí của cácnguyên tố trong nhóm

- Cấu hình lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen tương tựnhau Tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố halogen là tính oxi hoá mạnh

- Sự biến đổi tính chất hóa học của các đơn chất trong nhóm halogen

*Kĩ năng

- Viết được cấu hình lớp electron ngoài cùng của nguyên tử F, Cl, Br, I

- Dự đoán được tính chất hóa học cơ bản của halogen là tính oxi hóa mạnh dựa vàocấu hình lớp electron ngoài cùng và một số tính chất khác của nguyên tử

- Viết được các PTHH chứng minh tính chất oxi hoá mạnh của các nguyên tốhalogen, quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong nhóm

- Tính thể tích hoặc khối lượng dung dịch chất tham gia hoặc tạo thành sau phản ứng

*Phát triển năng lực:

- Năng lực tính toán hóa học

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học

- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học cơ bản của clo

- Quan sát các thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm rút ra nhận xét

Trang 21

- Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học và điều chế clo.

- Tính thể tích khí clo ở đktc tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng

*Phát triển năng lực:

- Năng lực tính toán hóa học

- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học

Bài 3: Hiđro clorua - Axit clohiđric và muối clorua

- Dự đoán, kiểm tra dự đoán, kết luận được về tính chất của axit HCl

- Viết các PTHH chứng minh tính chất hoá học của axit HCl

- Phân biệt dung dịch HCl và muối clorua với dung dịch axit và muối khác

- Tính nồng độ hoặc thể tích của axit HCl tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng

*Phát triển năng lực

- Năng lực tính toán hóa học

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học

- Năng lực thực hành hóa học

- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống

Bài 4: Sơ lược về hợp chất có oxi của clo

*Kiến thức

Biết được: Thành phần hóa học, ứng dụng, nguyên tắc sản xuất.

Hiểu được: Tính oxi hóa mạnh của một số hợp chất có oxi của clo (nước Gia-ven,clorua vôi)

Trang 22

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học

- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống

Bài 5: Flo, brom, iot.

- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được tính chất hoá học cơ bản của flo, brom, iot

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh rút ra được nhận xét

- Viết được các PTHH chứng minh tính chất hoá học của flo, brom, iot và tính oxihóa giảm dần từ flo đến iot

- Tính khối lượng brom, iot và một số hợp chất tham gia hoặc tạo thành trong phảnứng

*Phát triển năng lực:

- Năng lực tính toán hóa học

- Năng lực thực hành hóa học

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học

- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống

2.1.2 Khái quát về chương Oxi – Lưu huỳnh

Bài 29 Oxi - Ozôn

Trang 23

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế.

- Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất và điều chế

- Tính % thể tích khí oxi và ozon trong hỗn hợp

*Phát triển năng lực

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học

- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống

Bài 30: Lưu huỳnh

*Kiến thức

Biết được:

- Vị trí, cấu hình electron lớp electron ngoài cùng của nguyên tử lưu huỳnh

- Tinh chất vật lí: Hai dạng thù hình phổ biến (tà phương, đơn tà) của lưu huỳnh, quátrình nóng chảy đặc biệt của lưu huỳnh, ứng dụng

Hiểu được: Lưu huỳnh vừa có tính oxi hoá( tác dụng với kim loại, với hiđro), vừa cótính khử (tác dụng với oxi, chất oxi hoá mạnh)

*Kĩ năng

- Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của lưu huỳnh

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh rút ra được nhận xét về tính chất hoá học của lưuhuỳnh

- Viết phương trình hóa học chứng minh tính chất hoá học của lưu huỳnh

- Tính khối lượng lưu huỳnh, hợp chất của lưu huỳnh tham gia và tạo thành trongphản ứng

*Phát triển năng lực

- Năng lực tính toán hóa học

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học

- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống

Bài 31: Thực hành tính chất của Oxi và Lưu huỳnh

*Kiến thức

Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm:

+ Tính oxi hoá của oxi

+ Sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt độ

+ Tính oxi hoá của lưu huỳnh

+ Tính khử của lưu huỳnh

*Kĩ năng

- Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên

Trang 24

- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các PTHH.

- Viết tường trình thí nghiệm

- Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính axit yếu, ứng dụng của H2S

- Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính chất oxit axit, ứng dụng, phương pháp điềuchế SO2, SO3

Hiểu được tính chất hoá học của H2S (tính khử mạnh) và SO2 (vừa có tính oxi hoávừa có tính khử)

*Kĩ năng

- Dự đoán, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của H2S, SO2, SO3

- Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất của H2S, SO2, SO3

- Phân biệt H2S, SO2 với khí khác đã biết

- Tính % thể tích khí H2S, SO2 trong hỗn hợp

*Phát triển năng lực

- Năng lực tính toán hóa học

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học

- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống

Bài 33: Axit sunfuric – Muối sunfat

*Kiến thức

Biết được:

- Công thức cấu tạo, tính chất vật lí của H2SO4, ứng dụng và sản xuất H2SO4

- Tính chất của muối sunfat, nhận biết ion sunfat

Trang 25

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế axitsunfuric.

- Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất và điều chế

- Phân biệt muối sunfat , axit sunfuric với các axit và muối khác (CH3COOH, H2S )

- Tính nồng độ hoặc khối lượng dung dịch H2SO4 tham gia hoặc tạo thành trong phảnứng

*Phát triển năng lực

- Năng lực tính toán hóa học

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học

- Năng lực thực hành hóa học

- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống

2.2.Các yêu cầu cần đánh giá với chương Halogen và Oxi –Lưu huỳnh

2.2.1 Bảng mô tả các yêu cầu cần đánh giá với chương halogen

Nội dung

Loại câu hỏi/ bài tập

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng

thấp

Vận dụng cao

Nêu được Vị trínhóm halogentrong bảng tuầnhoàn; Sự biếnđổi độ âm điện,bán kính nguyên

tử và một sốtính chất vật lícủa các nguyên

tố trong nhóm

- Nêu được Sự biến đổi tính chất hóa học của các đơn chất trong nhóm halogen

- Nêu được Tínhchất vật lí, trạngthái tự nhiên,ứng dụng củaclo, phươngpháp điều chếclo trong phòng

− Viết đượcCấu hình lớpelectron ngoài

nguyên tử cácnguyên tốhalogen tương

tự nhau

- Viết đượccấu hình lớpelectron ngoài

nguyên tử F,

Cl, Br, I

- Viết đượcphương trìnhphản ứng thểhiện Tính chấthoá học cơ bảncủa clo là phi

- Viết đượccác phươngtrình phảnứng thểhiện Tínhchất hoáhọc cơ bảncủa cácnguyên tốhalogen làtính oxi hoámạnh

- Viết đượccác PTHHchứng minhtính chấtoxi hoámạnh củacác nguyên

tố halogen,quy luậtbiến đổi

- Dự đoán,kiểm tra và kếtluận được vềtính chất hóahọc cơ bảncủa clo, củaaxit clohdric,của flo, brom,iot

Trang 26

- Viết đượcphương trìnhphản ứng điềuchế clo trongPTN và trongCN.

- Phân biệt

halogen, axitclohidric vàmuối cloruavới dung dịchaxit và muốikhác

- Nêu đượctính chất của

clorua (tan rấtnhiều trongnước tạo thànhdung dịch axitclohiđric); củadung dịch axitclohdric

- Viết được cácphương trìnhhóa học thểhiện tính chấthóa học vàđiều chế nướcGia-ven,clorua vôi

- Cân bằngphản ứng oxihóa khử từ đơn

tính chấtcủa cácnguyên tốtrong nhóm

- Dự đoántính chấthóa học một

số halogencùng nhóm

- Viết đượccác PTHHchứng minhtính chấthoá học củaaxit HCl

- Tính thểtích hoặckhối lượngdung dịchchất thamgia hoặc tạothành sauphản ứng

- Tính thểtích khí clo

ở đktc thamgia hoặc tạothành trongphản ứng

- Tính nồng

độ hoặc thểtích của axitHCl thamgia hoặc tạo

- Giải đượccác bài tậpliên quan hiệntượng thựctiễn

- Giải đượccác bài toánliên quan đếnnồng độ dungdịch, hiệu suấtphản ứng,phản ứng cácchất có dư

Trang 27

giản đến phứctạp.

Viết được cácPTHH chứngminh tính chấthoá học củaflo, brom, iot

và tính oxi hóagiảm dần từ flođến iot

thành trongphản ứng

- Tính khốilượng brom,iot và một

số hợp chấttham giahoặc tạothành trongphản ứng

Bài tập thực hành/Thí nghiệm/

gắn với hiện tượng thực tiễn

Mô tả và nhậnbiết được cáchiện tượng TN

- Giải thíchđược các hiện

nghiệm

Giải thíchđược một sốhiện tượng

TN liênquan đếnthực tiễn

Sử dụng cóhiệu quả, antoàn nước Gia-ven, clorua vôitrong thực tế

được một sốhiện tượngtrong thực tiễn

và sử dụng kiễnthức hóa học đểgiải thích

2.2.1 Bảng mô tả các yêu cầu cần đánh giá với chương Oxi – Lưu huỳnh

Nội dung

Loại câu hỏi/ bài tập

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng

thấp

Vận dụng cao

Nêu được Vị tríOxi và lưuhuỳnh trongbảng tuần hoàn;

- Nêu được tính chất hóa học của các đơn chất và hợp chất của Oxi và lưu huỳnh

- Nêu được Tínhchất vật lí, trạng

- Viết đượcphương trìnhphản ứng thểhiện Tính chấthoá học cơ bảncủa các hơhchất

- Viết đượcphương trìnhphản ứng điều

- Viết đượccác PTHHchứng minhtính chấtoxi hoámạnh củaoxi, ozon vàaxit

sunfuric

- Dự đoántính chấthóa học một

- Dự đoán,kiểm tra và kếtluận được vềtính chất hóahọc cơ bảncủa clo, củaaxit clohdric,của flo, brom,iot

Trang 28

huỳnh trioxit

4 Axit sunfuric

Và muối sunfat

Bài tập định lượng

thái tự nhiên,ứng dụng củamột số chất như

sunfuric,phương phápđiều chế oxitrong phòng thínghiệm, trongcông nghiệp

- Viết đượcCấu tạo phân tử

hidrosunfua

chế clo trongPTN và trongCN

- Phân biệtđược axitsunfuric vớicác axit khác,muối sunfatvới các muốikhác

- Viết được cácphương trìnhhóa học thểhiện tính chấthóa học vàđiều chế axitsunfuric

- Cân bằngphản ứng oxihóa khử từ đơngiản đến phứctạp

Viết được cácPTHH chứngminh tính chấthoá học củaozon mạnhhơn oxi

số hợp chấtchứa lưuhuỳnh

- Viết đượccác PTHHchứng minhtính chấthoá học củaaxit

sunfuricđặc

- Tính thểtích hoặckhối lượngdung dịchchất thamgia hoặc tạothành sauphản ứng

- Tính thểtích khí ởđktc thamgia hoặc tạothành trongphản ứng

- Tính nồng

độ hoặc thểtích của axit

H2SO4 thamgia hoặc tạothành trongphản ứng

- Tính khốilượng lưuhuỳnh,kim

- Giải đượccác bài tậpliên quan hiệntượng thựctiễn

- Giải đượccác bài toánliên quan đếnnồng độ dungdịch, hiệu suấtphản ứng,phản ứng cácchất có dư

Trang 29

loại và một

số hợp chấttham giahoặc tạothành trongphản ứng

Bài tập thực hành/Thí nghiệm/

gắn với hiện tượng thực tiễn

Mô tả và nhậnbiết được cáchiện tượng TN

- Giải thíchđược các hiện

nghiệm

Giải thíchđược một sốhiện tượng

TN liênquan đếnthực tiễn

Pha chế và sửdụng có hiệu

sunfucric

được một sốhiện tượngtrong thực tiễn

và sử dụng kiễnthức hóa học đểgiải thích

- Đề xuấtphương án xử

lí H2SO4 thải

ra môi trường

2.3 Thiết kế hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA

2.3.1 Kĩ thuật xây dựng một bài tập PISA

- Cần chú trọng tới việc phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người đọc hạn chế

tối đa những câu hỏi chỉ kiểm tra kiến thức đơn thuần hay sự ghi nhớ máy móc Nếu muốn kiểm tra việc nắm vững khái niệm có tính chất quan trọng cũng nên thiết kếdưới dạng những câu hỏi cần vận dụng khái niệm đó để giải quyết vấn đề

- Câu hỏi của PISA thường gắn với tình huống thực tiễn,hoặc tình huống gây sự chú ý

như truyền thống, lịch sử dân tộc…nên ứng với mỗi bài dạy, giáo viên cần liên hệ vớithực tiễn liên quan để xây dựng câu hỏi

Câu hỏi PISA thường có 3 phần:

(1) Tiêu đề: Tiêu đề tình huống thực tiễn hoặc tình huống gây chú ý

(2) Phần dẫn : Mô tả thực tiễn hoặc diễn tả lại mẫu chuyện

- Phần dẫn phải chứa đựng nội dung phù hợp với học sinh ở độ tuổi 15.Nguồn có thể là

một sự kiện, báo , tạp chí thời sự hay là một mẫu chuyện nào đó thích hợp với nền vănhóa và nội dung không quá lỗi thời

- Văn bản sử dụng làm ngữ liệu tránh mập mờ, khó hiểu, tránh vi phạm pháp luật, đạo

đức, văn hóa của dân tộc…

Trang 30

(3) Câu hỏi:- Giáo viên nên đầu tư để xây dựng được kiểu câu hỏi mà học sinh có thể đưa ra những ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau và biết cách lập luận để bảo vệ quan điểm của mình(Câu hỏi mở)

Những kiểu câu hỏi này sẽ kích thích các em phát triển tư duy phản biện, góp phần khắc phục hạn chế đáng tiếc của học sinh Việt Nam hiện nay Các dạng câu hỏi có thể là: Trắc nghiệm khách quan, Câu hỏi đúng /sai phức hợp hoặc câu hỏi mở trả lời ngắn, hoặc dài

- Tùy vào số lượng câu hỏi, thời gian KTĐG để dùng ngữ liệu dài hay ngắn

- Lời dẫn câu hỏi phải rõ ràng, không đánh đố, mơ hồ

- Xây dựng đáp án cho câu hỏi Các đáp án của câu TNKQ phải có độ dài – ngắn tươngxứng Các phương án nhiễu sai phải nằm trong mức độ hiểu nhầm cho phép

- Các câu tự luận nên khu biệt vấn đề, không nên vượt quá xa sẽ gây khó khăn cho xây dựng đáp án

- Các câu hỏi phải phân hóa và đầy đủ cả 3 cấp độ

là lần đầu tiên khí độc được sử dụng trong chiến tranh đại chiến, từ đó mở màn chocuộc chiến tranh hóa học.Thời gian gần đây từ tháng 4 năm 2014 đến tháng 1 năm

2015 nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) đã 3 lần sử dụng bom có chứa khí này

trong các lần giao tranh tại Iraq

Để đối phó với các loại vũ khí hóa học, các nhà khoa học phải tiến hành nghiên cứutrong thời gian dài và tìm ra được dụng cụ có khả năng phòng độc làm từ than hoạt tính

Trang 31

Câu hỏi 1: Chất khí màu vàng lục đã tràn tới phía quân Anh- Pháp trong đoạn trích trên

1.Thường được dùng là các chất độc có thể đe dọa tính

mạng của con người

2.Được liên hợp quốc cho phép các nước trên thế giới sử

dụng để bảo vệ độc lập tự do cho tổ quốc

3.Than hoạt tính dùng làm mặt nạ chống độc có tính oxi

hóa mạnh dễ phản ứng với tất cả các khí làm vũ khí hóa

học

Câu hỏi 3: Hãy giải thích tác dụng của than hoạt tính trong khả năng chống độc

Phân tích: - Bố cục của bài tập trên gồm 3 phần:

+ Tiêu đề( Vũ khí hóa học) tên của nó phải gắn liền với nội dung của đoạn trích, tên nói

lên một tình huống thực tiễn và gây chú ý cho người đọc

+ Phần dẫn: ‘‘Tháng 4 năm ….độc làm từ than hoạt tính’’, phần dẫn là một mẫu chuyện lịch sử mang tính thời sự chắc chắn sẽ làm cho học sinh hứng thú hơn trong học tập , kèm theo tranh ảnh lý thú đã kích thích lòng đam mê khám phá khoa học trong lòng học sinh Bằng việc tập trung trả lời các câu hỏi ngoài việc thu thập được kiến thức về còn giáo dục được tinh thần yêu chuộng hòa bình phản đối tội chiến tranh, tội ác khủng bố + Câu hỏi:Tùy thuộc vào thời gian và kiến thức cần kiểm tra, GV có thể xây dựng phần câu hỏi là 1, 2,3… câu, và mức độ các câu hỏi nên xây dựng khó dần

- Câu trắc nghiệm khách quan trả lời ngắn tuy nhiên qua các phương án nhiễu học sinh cũng biết thêm các kiến thức khác.

- Kiến thức kiểm tra trong các câu hỏi trên là kiến thức mở, mức độ các câu hỏi từ dễ đến khó.Kiến thức kiểm tra không tính toán phức tạp , không kiểm tra sự thuộc bài, mà kiểm tra năng lực vận dụng kiến thức Hs vào thực tiễn, đồng thời qua việc trả lời câu hỏi

Gv có thể đánh giá được thái độ của học sinh.

- Câu hỏi có thể áp dụng để kiểm tra vấn đáp khi dạy bài Clo(Tiết 38-Hóa học 10), hoặc

để kiểm tra bài cũ trong tiết 39 và sử dụng trong bài kiểm tra định kỳ chương Halogen.

Trang 32

HƯỚNG DẪN MÃ HÓA CHO BÀI 1

Phân tích:Xây dựng đáp án( Mã hóa cho một bài tập PISA) Giáo viên cần lưu ý một số

vấn đề sau:

-Thông thường câu trắc nghiệm khách quan chỉ có 2 mức: Mức đầy đủ (tương ứng mã 1)

và mức không đạt(Mã 0: Trả lời sai, còn mã 9: không trả lời)

Trong quá trình cần đổi ra điểm thì mã 1 đúng bằng 1 lần số điểm của bài mà chúng ta đem thay thế.Còn mã 0 và mã 9 đều không được điểm, tuy nhiên cả 2 mã này cho chúng

ta đánh giá được vì sao học sinh trả lời sai hay vì sao học sinh lại không trả lời, qua đó chúng ta biết được thái độ người học để thay đổi phương pháp cho phù hợp.

- Các câu hỏi phức hợp đúng sai hay câu hỏi mở trả lời ngắn, trả lời dài thường có 3 mức.

Mức đầy đủ( Mã 2) Mức chưa đầy đủ(Mã 1) Mức không đạt( Mã 0 hoặc mã 9)

Khi đổi ra điểm: Mã bằng 1 lần số điểm của câu thay thế, mã 1 thường bằng 1 nữa số điểm của câu thay thế.(Mã 2 thường bằng 2 lần số điểm của câu trắc nghiệm , mã 1 bằng

số điểm của câu trắc nghiệm trả lời đúng) Mã 0 và mã 9 đều không có điểm.

Có thể thay thế : “Mã 2”thành “1 điểm” , “mã 0, hay mã 9”thành “0 điểm”, tuy nhiên chúng ta nên giữ nguyên mã để trong tương lai học sinh quen dần với cách mã hóa theo chuẩn quốc tế.

Câu hỏi 1: Câu hỏi trắc nghiệm khách quan kiểu đơn giản, mức độ 1.

Mức đầy đủ: Mã 1 Đáp án C

Mức không đạt: Mã 0: Câu trả lời sai ; Mã 9: không trả lời.

Câu hỏi 2: Câu hỏi Đúng/sai phức hợp, mức độ 2.

Mức đầy đủ: Mã 2 (1)Đ, (2)S, (3)S

Mức chưa đầy đủ: Mã 1: Trả lời đúng 2 ý

Mức không đạt: Mã 0: Câu trả lời 1 ý hoặc sai; Mã 9: không trả lời.

Câu hỏi 3: Câu hỏi mở trả lời ngắn, mức độ 3.

- Mức đầy đủ: Mã 2: HS trả lời đúng tác dụng của than hoạt tính:

Than hoạt tính được làm từ các vật liệu chứa nhiều các bon như gỗ vỏ dừa…đem đốt ởnhiệt độ cao trong điều kiện thiếu oxi để tạo thành than gỗ, qua quá trình xử lý than gỗtạo thành than hoạt tính

Than hoạt tính thường có dạng hạt nhỏ hoặc chất bột màu đen, có diện tích bề mặtrất lớn Khi than hoạt tính tiếp xúc với các các chất , do diện tích bề mặt lớn nên thanhoạt tính có thể hấp thụ trên bề mặt nhiều loại phân tử, hoặc có thể tác dụng với chất độc( thường là các chất oxi hóa mạnh ) để giảm thiểu hàm lượng chất độc

Mức chưa đầy đủ: Mã 1:Trả lời đúng một số ý nhưng chưa đầy đủ như ý trên.

Mức không đạt: Mã 0: Câu trả sai hoặc có cách hiểu lệch lạc; Mã 9: không trả lời

Trang 33

ĐỀ BÀI 2: SỰ TÍCH CON RỒNG CHÁU TIÊN

Theo truyền thuyết kể lại rằng ngày xửa ngày xưa Lạc long Quân vốn nòi rồng ởmiền đông thẳm tình cờ gặp nàng Âu cơ dòng tiên ở chốn non cao Bên trai tài, bên gáisắc, họ yêu nhau rồi kết thành vợ chồng Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở

ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú lạ thường Chẳng cần bú mớm mà đàn con vẫnlớn nhanh như thổi, khoẻ mạnh như thần Tuy nhiên kẻ trên cạn, người dưới nước, tínhtình tập quán khác nhau, khó lòng mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được Nên Lạc

Long Quân đã bàn với vợ “Nay ta dẫn năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi

con lên núi, chia nhau cai quản các phương Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì khó khăn thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn”.

Hình 2.1.Lạc Long Quân- Âu cơ và con cái Hình 2.2 Biển và rừng núi

Âu Cơ nghe theo đưa năm mươi người con lên đất Phong Châu Người con trưởngđược tôn làm vua, lấy hiệu Hùng vương, lập ra nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu(vùng Bạch Hạc, Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay) Triều đình có quan văn, quan võ (Lạchầu, Lạc tướng) Con trai vua gọi là lang, con gái vua gọi là mệ nàng (mị nương) Vuacha chết, con trai trưởng sẽ nối ngôi Mười tám đời vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu Hùngvương

Từ sự tích này mà dân tộc Việt Nam thường nhắc đến nguồn gốc cao quý của mình là conRồng, cháu Tiên Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều là anh em cùngchung một bọc sinh ra (đồng bào) Các dân tộc đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhautrong sự nghiệp dựng nước và giữ nước

Câu hỏi: Theo em lúc đó mẹ con Âu cơ hay Cha con Lạc long Quân sức khỏe của bên

nào tốt hơn( bên nào có môi trường sống nhiều oxi hơn)?

Phân tích: - Bằng việc lồng vào một mẫu chuyện truyền thuyết bước đầu đã làm cho học

sinh hứng thú hơn trong việc giải quyết vấn đề, kèm theo tranh ảnh lý thú đã kích thích lòng đam mê khám phá khoa học trong lòng học sinh.

trương đổi mới của Bộ Giáo Dục.Bằng việc tập trung trả lời câu hỏi ngoài việc thu

Trang 34

thập được kiến thức về oxi còn giáo dục được tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc.

hơn do cây cối nhiều hơn;dưới biển giàu oxi hơn do địa hình thấp hơn, hay dưới biển nhiều oxi hơn do nhiều gió hơn mang oxi nơi xa đến….Qua nhiều tình huống mở như thế thì giáo viên có thể đánh giá được toàn diện cả về năng lực và thái độ của học sinh

bài Oxi-Ozon (tiết 55 hóa học 10), hoặc làm 1 câu hỏi trong đề kiểm tra định kỳ chương oxi- lưu huỳnh

HƯỚNG DẪN MÃ HÓA CHO BÀI 2 Đây là câu hỏi mở trả lời ngắn mức độ 3

- Mức đầy đủ:

Mã 2: Oxi (có M=32) nặng hơn không khí , nên càng ở thấp nồng độ oxi càng lớn,

càng lên cao nồng độ oxi càng giảm Như vậy xét về địa hình thì ở miền biển thì nồng

độ oxi lớn hơn( những người con theo Lạc Long Quân có môi trường nhiều oxi hơn).Ởmiền núi địa hình cao hơn nên ít oxi hơn

Tuy nhiên ở Việt Nam không tính đến những đỉnh núi cao, những nơi miền núi cóđồng bào sinh sống, có địa hình không ở mức quá cao so với mặt nước biển hơn nữa ởmiền núi có nhiều cây xanh nên lượng oxi cũng đảm bảo đủ cho đồng bào sinhsống.Mức chênh lệch nồng độ oxi ở 2 miền đất nước ta là không đáng kể Cả 100người con của Lạc Long Quân và Âu cơ ngày xưa đều sống khỏe mạnh Người ViệtNam ngày nay là một tập thể hùng mạnh và đoàn kết, có rừng vàng biển bạc, và có thểđánh thắng mọi kẻ thù xâm lăng

- Mức chưa đầy đủ: Mã 1: Trả lời được miền biển nhiều oxi hơn và kết luận dân ở

miền biển khỏe mạnh hơn

Hoặc trả lời ở miền núi có nhiều cây xanh nên lượng oxi nhiều hơn

-Mức không đạt: Mã 0:Câu trả lời sai, có cách hiểu lệch lạc;

Mã 9: Không trả lời

ĐỀ BÀI 3: THÍ NGHIỆM ĐIỀU CHẾ KHÍ CLO

Dưới đây là một sơ đồ điều chế clo trong phòng thí nghiệm :

Trang 35

Hình 3.2 Sơ đồ điều chế Clo trong phòng thí nghiệm

Câu hỏi 1: Viết phương trình phản ứng xảy ra khi tiến hành điều chế clo theo sơ đồ trên

Câu hỏi 2 : Trên cơ sở hiểu được sơ đồ thí nghiệm, hãy lựa chọn Đúng/ Sai cho các ý

sau:

1.Có thể thay MnO2 ở thí nghiệm trên bằng KMnO4

2 Bình đựng dung dịch NaCl có tác dụng sinh thêm khí

clo

3.Bình đựng H2SO4 đặc có tác dụng hấp thụ hơi nước

4 Khí clo sinh ra có thể thu bằng phương pháp đẩy

nước

Câu hỏi 3: Để thật sự an toàn trong thí nghiệm thì tại bình tam giác để dùng thu khí

clo còn thiếu cái gì?Đặt ở đâu?

Câu hỏi 4: Nếu dùng KMnO4 để thay cho MnO2 ở thí nghiệm trên thì Clo thu được

thường có lẫn thêm khí gì? Giải thích và viết phương trình phản ứng

Phân tích:

-Đây là bài tập áp dụng trong thí nghiệm, tranh vẽ đã minh họa sinh động giống như học sinh đang làm thí nghiệm.Các câu hỏi kích thích tư duy của học sinh, kiểm tra được năng lực thực hành thí nghiệm của HS( một năng lực thuộc chuyên biệt hóa học) Qua việc giải quyết các câu hỏi đã kiểm tra được kiến thức của HS như tính chất hóa học của axit clohidric , điều chế clo trong phòng thí nghiệm.

- Có thể áp dụng bài tập này để kiểm tra học sinh khi dạy bài luyện tập chương Halogen(tiết 47 hóa học 10), hoặc làm bài tập trong một số tiết tự chọn của chương hay dùng để làm câu hỏi trong bài kiểm tra định kỳ.

Trang 36

HƯỚNG DẪN MÃ HÓA BÀI 3 Câu hỏi 1: Câu hỏi mở trả lời ngắn, mức độ 2.

- Mức đầy đủ: Mã 1 Viết đúng phương trình phản ứng

MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

- Mức không đạt: Mã 0: Câu trả lời sai ; Mã 9: không trả lời.

Câu hỏi 2: Câu hỏi Đúng/sai phức hợp, mức độ 3.

-Mức đầy đủ: Mã 2: (1)Đ, (2)S, (3)Đ, (4)S -Mức chưa đầy đủ: Mã 1: Trả lời đúng 2 ý -Mức không đạt: Mã 0: Câu trả lời 1 ý hoặc sai; Mã 9: không trả lời

Câu hỏi 3: Câu hỏi mở trả lời ngắn, mức độ 3.

- Mức đầy đủ: Mã 2: HS trả lời được tại bình tam giác dùng thu khí clo còn thiếu bông

tẩm NaOH để ngăn chặn Clo tràn ra

- Mức chưa đầy đủ: Mã 1 Trả lời thiếu dụng cụ thu khí clo thừa,hoặc trả lời thiếu nắp

đậy bằng cao su

- Mức không đạt: Mã 0: Câu trả lời sai ; Mã 9: không trả lời

Câu hỏi 4: Câu hỏi mở trả lời ngắn, mức độ4.

- Mức đầy đủ: Mã 2: HS trả lời được nguyên nhân do trong quá trình điều chế có dùng

đèn cồn nên cung cấp nhiệt độ vì thế xảy ra thêm phản ứng nhiệt phân KMnO4

2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

Phản ứng trên sinh ra oxi nên trong sản phẩm thu được có thể lẫn khí Oxi

- Mức chưa đầy đủ: Mã 1 Trả lời sản phẩm thu được có lẫn khí Oxi nhưng không giải

thích được đầy đủ

- Mức không đạt: Mã 0: Câu trả lời sai ; Mã 9: không trả lời

2.3.3 Các bài tập PISA chương Halogen và chương Oxi- Lưu huỳnh

ĐỀ BÀI 4: KHẮC CHỮ VẼ HÌNH TRÊN THỦY TINH

Thủy tinh là loại chất liệu dùng để làm rất nhiều đồ dùng trong cuộc sống con người, thủytinh có bề mặt rất nhẵn, việc vẽ hình khắc chữ trên thủy tinh là rất khó nếu chúng ta dùng tay,vẽ bằng bút hay phun sơn Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều vật dụng bằng thủy tinh đượckhắc chữ và vẽ hình rất công phu, việc làm này thành công là nhờ trợ giúp của một chất hóahọc

Câu hỏi: Chất nào dùng để khắc chữ và hình trên vật liệu thủy tinh?

HƯỚNG DẪN MÃ HÓA CHO ĐỀ 4:

Trang 37

-Mức đầy đủ: Mã 2: Giải thích đúng và đầy đủ : Axit flohiđric HF hòa tan dễ dàng silic

đioxit theo phương trình: SiO2 + 4HF → SiF4↑ + 2H2O

Nhờ tính chất này nên HF được dùng để khắc chữ hoặc các họa tiết trên thủy tinh Do đó ta

có thể trang trí trên thủy tinh như ý muốn

-Mức chưa đầy đủ:

Mã 1: chỉ nêu được chất dùng để khắc chữ là HF chứ không giải thích được vì sao

-Mức không đạt:

Mã 0: Trả lời sai Mã 9: không có câu trả lời

ĐỀ BÀI 5: VAI TRÒ CỦA AXIT CLOHIĐRIC VỚI CƠ THỂAxit clohidric có vai trò rất quan trọng đối với quá trình trao đổi chất của cơ thể Trong dung dịch dạ dày của người có axit clohidric với nồng độ khoảng từ 0,0001 đến 0,001 mol/l (có độ pH tương ứng là 4 và 3)

Hình 5.1.Mô hình dạ dày người

Ngoài việc hòa tan các muối khó tan, axit clohidric còn là chất xúc tác cho các phản ứng thủy phân các chất gluxit (chất đường, bột) và chất protein (chất đạm) thành các chất đơngiản hơn để cơ thể có thể hấp thụ được

Lượng axit clohidric trong dịch vị dạ dày người nhỏ hơn hoặc lớn hơn mức bình thường đều gây bệnh cho người Khi trong dịch vị dạ dày có nồng độ axit clohidric nhỏ hơn 0,0001 mol/l , người ta mắc bệnh khó tiêu, ngược lại nồng độ lớn hơn 0,001 mol/l , người

ta mắc bệnh ợ chua

Trang 38

Câu hỏi 1: Để làm giảm lượng axit clohidric trong dạ dày người ta dùng loại thuốc có

thành phần chính là chất nào sau đây:

A NaHCO3 B NaOH C Ca(OH)2 D NaCl

Câu hỏi 2:

Trên cơ sở nắm được nội dung đoạn trích, hãy lựa chọn Đúng/ Sai cho các ý sau:

1.Thỉnh thoảng con người ta có ợ chua là do trong dạ

dày người có nhiều axit axetic

2.Một người có nồng độ axit trong dạ dày là 0,002M, đây là

mức axit cao hơn bình thường, cần nhanh chữa trị để tránh

hiện tượng loét dạ dày

3.Khi ợ chua có nên ăn nhiều muối ăn để trung hòa axit dư

trong cơ thể

HƯỚNG DẪN MÃ HÓA CHO BÀI 5

Câu hỏi 1: Câu hỏi trắc nghiệm khách quan kiểu đơn giản, mức độ 2.

- Mức đầy đủ: Mã 1 Đáp án A

- Mức không đạt: Mã 0: Câu trả lời sai ; Mã 9: không trả lời.

Câu hỏi 2: Câu hỏi Đúng/sai phức hợp, mức độ 2.

-Mức đầy đủ: Mã 2: (1)S, (2)Đ, (3)S -Mức chưa đầy đủ: Mã 1: Trả lời đúng 2 ý -Mức không đạt: Mã 0: Câu trả lời 1 ý hoặc sai; Mã 9: không trả lời

BÀI 6: MUỐI IOT VÀ BỆNH BƯỚU CỔ

Để cơ thể khỏe mạnh, con người cần phải được cung cấp đầy đủ các nguyên tố hóa họccần thiết Có những nguyên tố cần được cung cấp với khối lượng lớn và có những nguyên

tố cần được cung cấp với khối lượng nhỏ ( được gọi là nguyên tố vi lượng) Iot là mộtnguyên tố vi lượng hết sức cần thiết đối với con người Theo các nhà khoa học mỗi ngày

cơ thể con người cần được cung cấp từ 1.10-4 đến 2.10-4 gam nguyên tố iot

Trang 39

Hình 6.1và 6.2 Một bệnh nhân

nam và bệnh nhân nữ bị bướu cổ

Cơ thể tiếp nhận được phần iot cần thiết dưới dạng hợp chất của iot có sẵn trong muối ăn

và một số loại thực phẩm Nhưng việc thiếu hụt iot vẫn thường xảy ra Hiện nay, tính trêntoàn thế giới một phần ba dân số bị thiếu iot trong cơ thể Ở Việt Nam, theo điều tra mới nhất, 94% số dân thiếu hụt iot ở những mức độ khác nhau Thiếu hụt iot trong cơ thể dẫn đến hậu quả rất tai hại Thiếu iot làm não bị hư hại nên người thiếu iot trở nên đần độn, chậm chạp, có thể điếc, câm, liệt chi, lùn Thiếu iot còn gây ra bệnh bướu cổ và hàng loạtrối loạn khác, đặc biệt nguy hiểm đối với bà mẹ và trẻ em

Câu hỏi 1: Muối Iot là muối ăn có trộn chất nào sau đây:

Câu hỏi : Trên cơ sở nắm được nội dung đoạn trích, hãy lựa chọn Đúng/ Sai cho các ý

sau:

Trang 40

Đúng/ sai1.Để phân biệt muối ăn thường và muối ăn Iot người ta

dùng hồ tinh bột vì nếu muối có chứa iot sẽ làm hồ tinh bột

chuyên thành màu xanh

2.Nên bỏ muối iot sau khi thức ăn đã chín vì hợp chất iot có

thể bị phân hủy ở nhiệt độ cao

Câu hỏi 3: Nêu cách phòng tránh bệnh bướu cổ

HƯỚNG DẪN MÃ HÓA CHO BÀI 6 Câu hỏi 1: Câu hỏi trắc nghiệm khách quan kiểu đơn giản, mức độ 2.

- Mức đầy đủ: Mã 1 Đáp án D

- Mức không đạt: Mã 0: Câu trả lời sai ; Mã 9: không trả lời.

Câu hỏi 2: Câu hỏi Đúng/sai phức hợp, mức độ 2.

- Mức đầy đủ: Mã 2 (1)S, (2)Đ.

- Mức chưa đầy đủ: Mã 1: Trả lời đúng 1 ý

- Mức không đạt: Mã 0: Câu trả lời 1 ý hoặc sai; Mã 9: không trả lời

Câu hỏi 3: Câu hỏi mở trả lời ngắn, mức độ 3.

- Mức đầy đủ: Mã 2: HS trả lời cách phòng tránh bệnh bướu cổ:

- Phòng bệnh bướu giáp chủ yếu là bổ sung i-ốt trong khẩu phần ăn hàng ngày như dùngmuối i-ốt thay cho muối thường Những biện pháp bổ sung i-ốt trong nước mắm, dầu,bánh mì… cũng rất tốt

- Cần tiếp tục truyền thông cho các bà nội trợ, trong trường học và cộng đồng những íchlợi của việc dùng muối i-ốt và cách dùng, như: muối i-ốt an toàn cho tất cả mọi người,không làm thay đổi mủi vị thức ăn, nêm vào thức ăn hoặc dùng trong muối dưa, cà, trộngỏi Mua muối ở nơi có uy tín, xem kỹ nơi sản xuất, bao bì nguyên vẹn để phòng muối i-

ốt giả Cho muối vào lọ khô có nắp đậy hoặc buột chặt miệng túi sau khi dùng xong,tránh để muối i-ốt nơi quá nóng, nhiều ánh sáng

- - Ăn thức ăn hải sản tùy khả năng: cá biển, sò ốc, mực; rong biển (rong sụn, rau câu,tảo…), các loại rau xanh, rau xà lách, trứng, phủ tạng động vật, sữa hoặc dùng thêmviên tảo có bán không đơn tại các nhà thuốc tây

- Mức chưa đầy đủ: Mã 1:Trả lời đúng một số ý nhưng chưa đầy đủ như ý trên.

- Mức không đạt: Mã 0: Câu trả sai hoặc có cách hiểu lệch lạc; Mã 9: không trả lời

ĐỀ BÀI 7: THÍ NGHIỆM SO SÁNH HOẠT ĐỘNG GIỮA CLO-BROM-IOT

Ngày đăng: 22/01/2016, 20:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w