1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tăng cường huy động vốn tại ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh nghệ an

110 655 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

Ở Việt Nam, Pháp lệnh ngân hàng, HTX tín dụng và công ty tài chính năm 1990 định nghĩa “Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ, mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

MAI LAM

TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN

TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM

CHI NHÁNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGHỆ AN - 2015

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

MAI LAM

TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN

TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM

CHI NHÁNH NGHỆ AN

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị

Mã số: 60.31.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS ĐINH TRUNG THÀNH

NGHỆ AN - 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:

Luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của tôi, các số liệu trong luậnvăn được điều tra trung thực Tôi xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứucủa mình

Học viên

Mai Lam

Trang 5

MỤC L ỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi

A MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2

3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Đóng góp đề tài nghiên cứu 5

7 Kết cấu Luận văn 5

B NỘI DUNG 6

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6

1.1 Ngân hàng thương mại và hoạt động của ngân hàng thương mại 6

1.2 Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại 10

1.3 Các yếu tố tác động đến huy động vốn của NHTM 21

1.4 Vai trò vốn trong phát triển kinh tế - xã hội 26

1.5 Kinh nghiệm huy động vốn của một số ngân hàng trên thế giới. 29

Kết luận chương 1 34

Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM - CHI NHÁNH NGHỆ AN 35

2.1 Khái quát về Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Nghệ An 35

2.2 Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - chi nhánh Nghệ An 55

Trang 6

2.3 Đánh giá về thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam

-chi nhánh Nghệ An 64

Kết luận chương 2 69

Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM - CHI NHÁNH NGHỆ AN 70

3.1 Quan điểm huy động vốn tại Ngân hàng Hợp tác xã - Chi nhánh Nghệ An 70

3.2 Một số giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay 76

Kết luận chương 3 96

C KẾT LUẬN 97

D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

Trang 7

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ

Trang

Sơ đồ:

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức NH HTX VN - Chi nhánh Nghệ An 48

Bảng: Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của Chi nhánh giai đoạn (2012 -2014) 49

Bảng 2.2 Doanh số cho vay, thu nợ của NHHTX VN - CN Nghệ An 50

Bảng 2.3 Tình hình thanh toán chuyển tiền giai đoạn (2012 - 2014) 52

Bảng 2.4 Tình hình thu nhập, chi phí của chi nhánh 54

Bảng 2.5 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo phương thức huy động 55

Bảng 2.6 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng 58

Bảng 2.7 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời gian huy động 60

Bảng 2.8 Quy mô chi phí huy động vốn 63

Bảng 3.1 Chiến lược tăng trưởng nguồn vốn huy động đến năm 2020 71

Bảng 3.2 Chiến lược tăng trưởng dư nợ đến năm 2020 85

Biểu đồ: Biểu đồ 2.1 Tình hình huy động vốn của chi nhánh giai đoạn (2012 -2014) 50

Biểu đồ 2.2 Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh giai đoạn (2012 -2014) 51

Biểu đồ 2.3 Tình hình thanh toán chuyển tiền giai đoạn (2012 - 2014) 53

Biểu đồ 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của CN giai đoạn (2012 -2014) 54

Biểu đồ 2.5 Tình hình huy động vốn theo phương thức huy động của CN giai đoạn (2012 - 2014) 56

Trang 8

Biểu đồ 2.6 Tình hình huy động vốn theo đối tượng huy động của CN

Trang 9

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Để phát triển kinh tế xã hội, điều kiện tiên quyết chính là vốn Khi ngânsách Nhà nước có hạn, thị trường chứng khoán chưa phát triển, vốn tự có củadoanh nghiệp còn thấp thì vốn của ngân hàng thương mại lại càng có vai tròrất quan trọng Ngân hàng thương mại là một định chế tài chính trung giankhông thể thiếu đối với bất kỳ một quốc gia nào Đối với các nước phát triển,nguồn vốn đưa vào nền kinh tế do ngân hàng cung ứng chiếm hơn 60%, con

số này còn lớn hơn rất nhiều ở những quốc gia mà thị trường tài chính cònnon trẻ, chưa phát triển như ở Việt Nam Với tư cách là hệ thống giữ vai tròchủ đạo trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn đẩymạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, các ngân hàng thương mại đãkhông ngừng tìm mọi cách để tăng cường hoạt động huy động vốn

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam ra đời trên cơ sở chuyển đổi từ Quỹ

Tín dụng Nhân dân Trung ương (Central People's Credit Fund, viết tắt:

CCF) Vốn điều lệ của ngân hàng bao gồm vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nướcViệt Nam, vốn góp của quỹ tín dụng nhân dân thành viên và các pháp nhânkhác Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Nghệ An là một trongnhững chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn đã góp phần quan trọngtrong việc cung ứng vốn cho đầu tư phát triển của tỉnh Nghệ an Trong nhữngnăm qua, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Nghệ An đã khôngngừng nỗ lực tìm kiếm các giải pháp huy động, đáp ứng yêu cầu cấp thiết vềvốn Song việc khai thác vốn của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chinhánh Nghệ An vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của ngân hàngcũng như tiềm năng vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế

Nhằm tiếp tục nêu ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả huy động vốncủa Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Nghệ An hiện nay, góp

Trang 10

phần giải quyết các yêu cầu bức xúc trước mắt cũng như lâu dài về vốn đốivới các thành phần kinh tế trên địa bàn, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội

phát triển theo hướng bền vững Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Nghệ An” làm đề tài Luận văn thạc sĩ.

Đề tài này không chỉ có ý nghĩa lý luận nói chung mà đang còn là vấn

đề bức xúc đối với địa phương và đối với bản thân trong công tác thực tiễn

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Hoạt động huy động và cho vay vốn của Ngân hàng thương mại nóichung và Ngân hàng Hợp tác xã nói riêng để đầu tư phát triển kinh tế xã hộiđến nay đã có một số công trình khoa học nghiên cứu và đề cập đến dưới nhiềugóc độ, khía cạnh khác nhau Tiêu biểu cho các công trình đó có thể kể đến:

Trần Đình Định (chủ biên), Đinh Văn Thanh, Nguyễn Văn Dũng

(2006), Những quy định của pháp luật về hoạt động tín dụng, Nxb Tư pháp,

Hà Nội Cuốn sách trình bày những quy định của pháp luật Việt Nam liênquan đến hoạt động tín dụng trong nền kinh tế nước ta hiện nay

Nguyễn Duy Gia (2006), “Hệ thống Ngân hàng Việt Nam: Cạnh tranh

-Phát triển - Hội nhập quốc tế - Xu hướng tất yếu của thời đại”, Tạp chí Ngân hàng, (8), tr.14-15-16 Bài viết cung cấp những nét cơ bản về xu hướng vận

động, phát triển của hệ thống ngân hàng ở nước ta trong bối cảnh hội nhập

Nguyễn Đức Hoàn (2005), “Vốn tín dụng ngân hàng thúc đẩy kinh tế

-xã hội tỉnh Sơn La”, Tạp chí Ngân hàng, (5) tr.50-51-52 Bài viết đánh giá

những vấn đề cơ bản về vai trò của tín dụng ngân hàng trong thúc đẩy pháttriển kinh tế xã hội của một địa phương miền núi trong bối cảnh hiện nay

Hoàng Thị Bích Loan (2005), “Nâng cao sức cạnh tranh và phát triểnbền vững của các ngân hàng thương mại nhà nước trước yêu cầu hội nhập

kinh tế quốc tế”, Tạp chí Ngân hàng, (9), tr.1-2-3-4-27 Tác giả phân tích, chỉ

Trang 11

ra những vấn đề cốt lõi nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các ngân hàngthương mại nhà nước trong thời ký mở cửa, hội nhập quốc tế

Phan Xuân Sinh (2006), Giải pháp tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở Nghệ An, Luận văn Thạc sĩ kinh tế,

Khoa kinh tế tài chính - ngân hàng, Học viện Ngân hàng, Hà Nội Luận văn

đã hệ thống hóa cơ sở lý luận, làm rõ thực trạng và đề xuất một hệ thống cácgiải pháp tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, nôngthôn ở Nghệ An

Lê Đức Thọ (2005), Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại ở nước ta, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Chuyên ngành Quản lý kinh

tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Công trình đã hệ thốnghóa vai trò, chức năng của hệ thống ngân hàng thương mại ở nước ta trongnhững năm qua Đề xuất một số giải pháp tăng cường hoạt động tín dụng của

hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay

Hoàng Cường, Lam Ngọc (2015) Ngân hàng Hợp tác xã đóng góp vào

sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn, Báo Nhân Dân số ra ngày 02

tháng 7 năm 2015 Bài báo đánh giá những thành công trong huy động vốncủa Ngân hàng Hợp tác xã kể từ thời điểm chuyển từ Quỹ tín dụng Nhân dântrung ương đến nay

Nguyễn Thị Thúy Hà (2014), Tăng cường huy động vốn dân cư tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công, Luận án

Tiến sĩ, Hà Nôi Công trình của tác giả đã làm rõ khái niệm, đặc điểm và nộidung của hoạt động huy động vốn dân cư tại ngân hàng thương mại, đưa racác chỉ tiêu để đánh giá hoạt động huy động vốn dân cư tại ngân hàng thươngmại Từ đó, phân tích, đánh giá hoạt động huy động vốn dân cư tại Ngân hàngTMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công trong một vài nămgần đây theo các tiêu chí nêu ra, có chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu và nguyên

Trang 12

nhân của những điểm yếu Luận văn cũng đề xuất một vài giải pháp mangtính khả thi nhằm tăng cường huy động vốn dân cư, đáp ứng nhu cầu pháttriển kinh doanh cho Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam- Chi nhánhThành Công.

Các công trình khoa học trên đã cung cấp những cơ sở lý luận và thựctiễn quan trọng cho việc nghiên cứu các vấn đề liên quan tới huy động vốncủa các ngân hàng thương mại Tuy nhiên, với một Ngân hàng có tính đặc thù

mà cụ thể là Ngân hàng Hợp tác xã thì đến nay vẫn chưa có tác giả nàonghiên cứu sâu, toàn diện và có hệ thống dưới góc độ kinh tế chính trị Vấn đề

" Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Nghệ An" vẫn là mới mẻ, cần được tiếp cận, nghiên cứu.

3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

Mục đích

Nghiên cứu cơ sở lý luận thực tiễn về hoạt động huy động vốn củaNgân hàng Hợp tác xã, đánh giá đúng đắn thực trạng huy động vốn của Ngânhàng Hợp tác xã trên địa bàn để đề xuất các giải pháp tăng cường huy độngvốn tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Nghệ An trong bối cảnhhiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động huy động vốn

Trang 13

- Phạm vi nghiên cứu: hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Hợp tác

xã Việt Nam Chi nhánh Nghệ An trong khoảng thời gian từ năm (2012 2014), giải pháp cho thời gian tới

-5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng thế giới quan và phương pháp luận của triết học MácLênin vào nghiên cứu đề tài dưới góc độ kinh tế - chính trị thông qua phươngpháp trừu tượng hoá Trong quá trình thực hiện đề tài, luận văn sử dụng tổnghợp các phương pháp: điều tra khảo sát, thu thập số liệu, tư liệu, phân tổ, phântích để rút ra các kết luận cần thiết

6 Đóng góp đề tài nghiên cứu

- Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về hoạt động huy động vốn củaNgân hàng thương mại

- Phân tích thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Hợp tác xã ViệtNam - Chi nhánh Nghệ An, từ đó tìm ra những mặt được, hạn chế và nguyênnhân của hoạt động huy động

- Đề xuất một số giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn củangân hàng tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Nghệ An

7 Kết cấu Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và Danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương 10 tiết:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng

thương mại

Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt

Nam - Chi nhánh Nghệ An

Chương 3: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Hợp

tác xã Việt Nam - Chi nhánh Nghệ An

Trang 14

B NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Ngân hàng thương mại và hoạt động của ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại

Lịch sử nhân loại đã chứng kiến một cuộc đổi thay kỳ diệu, để rồi kếtquả của những sự chuyển mình qua nhiều thế kỷ ấy chính là hệ thống các ngân

hàng hiện đại ngày nay với vị trí là “xương sống, mạch máu của nền kinh tế quốc dân” Không phải ngẫu nhiên mà ngân hàng lại ở vào vị trí trụ cột quyết

định sự tồn vong của nền kinh tế đất nước như vậy Chính bề dày lịch sử thainghén, ra đời, tồn tại và phát triển cũng như tính chất đặc thù là kinh doanh trênlĩnh vực tiền tệ đã đương nhiên đặt ngân hàng vào vị trí huyết mạch đó

Để đưa ra được một định nghĩa về ngân hàng thương mại, người tathường phải dựa vào tính chất mục đích hoạt động của nó trên thị trường tàichính và đôi khi còn kết hợp tính chất, mục đích và đối tượng hoạt động Mỗiquốc gia khác nhau có một khái niệm khác nhau về ngân hàng thương mại

Ở Việt Nam, Pháp lệnh ngân hàng, HTX tín dụng và công ty tài chính

năm 1990 định nghĩa “Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ,

mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện các nghiệp

vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”.

Theo Luật của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam 2010: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện toàn bộ các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước”.

Trang 15

Trong đó, “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ, chủ yếu là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền đó để cho vay và thực hiện các nghiệp

vụ thanh toán”.

NHTM hoạt động kinh doanh trên cơ sở các điều kiện kinh tế và quyđịnh của luật pháp, thông qua các hoạt động đó tác động đến nền kinh tế vàđời sống kinh tế xã hội Cơ sở kinh tế khách quan mà hệ thống NHTM đảmnhận là sự cần thiết có các trung gian tài chính dẫn vốn từ nơi thừa vốn đếnnơi thiếu vốn, làm trung gian thanh toán trong nền kinh tế NHTM nhận tiềngửi và phát hành các công cụ nợ sử dụng số tiền này để cho vay với lãi suất

và kỳ hạn nhất định, người vay phải trả cho ngân hàng cả gốc và lãi Để tạolập nguồn vốn, Ngân hàng phải trả chi phí cho các khoản tiền gửi và khoảntiền vay Với mục tiêu tăng cường hoạt động kinh doanh và tối đa hóa lợinhuận, Ngân hàng thương mại thường xuyên tổ chức các nguồn vốn với chiphí thấp để cho vay và đầu tư

1.1.2 Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại hiện đại hoạt động với ba nghiệp vụ chính đó lànghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ sử dụng vốn và các nghiệp vụ trung giankhác Ba nghiệp vụ này có quan hệ mật thiết, tác động hỗ trợ thúc đẩy lẫnnhau cùng phát triển, tạo nên uy tín và thế mạnh cạnh tranh cho các NHTM

Hoạt động huy động vốn

Hoạt động này phản ánh quá trình hình thành vốn cho hoạt động kinhdoanh của NHTM, cụ thể bao gồm các nghiệp vụ sau:

Nghiệp vụ tiền gửi:

Đây là nghiệp vụ phản ánh hoạt động ngân hàng nhận các khoản tiềngửi từ các doanh nghiệp vào để thanh toán hoặc với mục đích bảo quản tài sản

mà từ đó NHTM có thể huy động được Ngoài ra ngân hàng thương mại cũng

có thể huy động các khoản tiền nhàn rỗi của cá nhân hay các hộ gia đình đượcgửi vào ngân hàng với mục đích bảo quản hoặc hưởng lãi trên số tiền gửi

Trang 16

Nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá:

Các ngân hàng thương mại phần lớn sử dụng nghiệp vụ này để thu hútcác khoản vốn có tính thời hạn tương đối dài và ổn định nhằm đảm bảo khảnăng đầu tư, khả năng cung cấp đủ các khoản tín dụng mang tính trung và dàihạn vào nền kinh tế Hơn nữa, nghiệp vụ này còn giúp các NHTM giảm thiểurủi ro và tăng cường tính ổn định vốn trong hoạt động kinh doanh

Nghiệp vụ đi vay:

Nghiệp vụ đi vay được các ngân hàng thương mại sử dụng thườngxuyên nhằm mục đích tạo vốn kinh doanh cho mình bằng việc vay các tổchức tín dụng trên thị trường tiền tệ và vay Ngân hàng nhà nước dưới cáchình thức tái chiết khấu hay vay có đảm bảo Trong đó các khoản vay từNHNN chủ yếu nhằm tạo sự cân đối trong điều hành vốn của bản thân ngânhàng thương mại khi mà nó không tự cân đối được nguồn vốn trên cơ sở khaithác tại chỗ

Vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại:

Đây là vốn thuộc quyền sở hữu của ngân hàng thương mại Lượng vốnnày chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng song lại là điềukiện pháp lý bắt buộc khi bắt đầu thành lập ngân hàng Do tính chất thườngxuyên ổn định, ngân hàng có thể sử dụng nó vào các mục đích khác nhau nhưtrang bị cơ sở vật chất, nhà xưởng, mua sắm tài sản cố định phục vụ cho bảnthân ngân hàng, cho vay, đặc biệt là tham gia đầu tư góp vốn liên doanh.Trong thực tế khoản vốn này không ngừng được tăng lên từ kết quả hoạt độngkinh doanh của bản thân ngân hàng mang lại

Hoạt động sử dụng vốn

Đây là hoạt động phản ánh quá trình sử dụng vốn của ngân hàngthương mại vào các mục đích khác nhau nhằm đảm bảo an toàn kinh doanhcũng như tìm kiếm lợi nhuận Nghiệp vụ tài sản có bao gồm các nghiệp vụ cụthể sau:

Trang 17

Nghiệp vụ ngân quỹ:

Nghiệp vụ này phản ánh các khoản vốn của ngân hàng thương mạiđược dùng vào với mục đích nhằm đảm bảo an toàn về khả năng thanh toánhiện thời cũng như khả năng thanh toán nhanh của NHTM và thực hiện quyđịnh về dự trữ bắt buộc do Ngân hàng Nhà nước đề ra

Nghiệp vụ cho vay:

Cho vay là hoạt động quan trọng nhất của NHTM Ngân hàng thươngmại đi vay để cho vay, do đó có cho vay được hay không là vấn đề mà mọingân hàng thương mại đều phải tìm cách giải quyết Thông thường lợi nhuận

từ hoạt động cho vay này chiếm tới 65 - 70% trong tổng lợi nhuận của ngânhàng Nghiệp vụ cho vay có thể được phân loại bằng nhiều cách như phânloại theo thời gian bao gồm: cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và dài hạn,theo hình thức đảm bảo có: cho vay có đảm bảo, cho vay không có đảm bảo,theo mục đích vay có: cho vay bất động sản, cho vay thương mại, cho vay cánhân, cho vay nông nghiệp

Nghiệp vụ đầu tư tài chính:

Bên cạnh nghiệp vụ tín dụng, các NHTM còn dùng số vốn huy độngđược từ dân cư, từ các tổ chức kinh tế - xã hội để đầu tư vào nền kinh tế dướicác hình thức như góp vốn, kinh doanh chứng khoán trên thị trường và trựctiếp thu lợi nhuận trên các khoản đầu tư đó

Nghiệp vụ khác:

Ngân hàng thương mại thực hiện các hoạt động kinh doanh như kinhdoanh ngoại tệ, vàng bạc và kim khí, đá quý; thực hiện các dịch vụ tư vấn;nghiệp vụ uỷ thác và đại lý; kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm

Hoạt động trung gian khác:

Ngoài hai hoạt động cơ bản trên ngân hàng còn thực hiện một số hoạtđộng khác như:

Trang 18

Dịch vụ trong thanh toán:

Có thể nói ngân hàng là thủ quỹ của nền kinh tế Các doanh nghiệp, tổchức kinh tế sẽ không phải mất thời gian sau khi mua hoặc bán hàng hoá vàdịch vụ bởi việc thanh toán sẽ được ngân hàng thực hiện một cách nhanhchóng và chính xác

Các dịch vụ cho thuê và tư vấn:

Dịch vụ tư vấn môi giới, Ngân hàng đứng ra quản lý hộ tài sản; giữ hộvàng, tiền; cho thuê két sắt

1.2 Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm về vốn huy động

Nguồn vốn của NHTM bao gồm vốn tự có, vốn huy động, vốn đi vay,các nguồn vốn khác

- Vốn tự có: Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh đặc biệt, vì vậyquan niệm vốn tự có của ngân hàng cũng có điểm khác với các tổ chức kinhdoanh khác Có thể hiểu vốn tự có của ngân hàng theo hai cách tiếp cận sau:

Về khía cạnh kinh tế, vốn của ngân hàng là vốn do các chủ sở hữu đónggóp và vốn được tạo ra trong quá trình kinh doanh dưới dạng lợi nhuận đượcgiữ lại Theo pháp luật Việt Nam, vốn ngân hàng trong trường hợp này đượcgọi là vốn chủ sở hữu hay còn gọi là vốn điều lệ và các quỹ dự trữ

Về khía cạnh quản trị, vốn tự có của ngân hàng bao gồm vốn chủ sởhữu, vốn thặng dư và các tài sản nợ khác có thể coi như vốn tự có Luật các

Tổ chức tín dụng quy định: “Vốn tự có gồm giá trị thực có của vốn điều lệ,các quỹ dự trữ, một số tài sản “nợ” khác của tổ chức tín dụng theo quy địnhcủa Ngân hàng nhà nước Vốn tự có là căn cứ để tính toán các tỷ lệ bảo đảm

an toàn trong hoạt động ngân hàng” [19, tr.6]

Vốn điều lệ: là vốn riêng do các chủ sở hữu đóng góp được ghi trong điều

lệ ngân hàng, vốn điều lệ tối thiểu phải bằng vốn pháp định (vốn pháp định làmức vốn tối thiểu phải có để thành lập ngân hàng do pháp luật quy định)

Trang 19

Đối với các Ngân hàng Thương mại Quốc doanh, vốn điều lệ là vốn đãđược ngân sách cấp dưới hình thức bằng tiền và trái phiếu chính phủ; đối vớicác NHTM cổ phần, vốn điều lệ là vốn do các cổ đông đóng góp; đối với các

tổ chức tín dụng hợp tác là vốn do các xã viên đóng góp

Vốn khác: gồm lợi nhuận giữ lại, chênh lệch do đánh giá lại tàisản(chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, chênh lệch giá vàng, kim khí quý, đá quý);Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, trái phiếu hùn vốn

Nguồn vốn tự có ở các NHTM ổn định nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ trongtổng nguồn vốn, chủ yếu được dùng để xây dựng trụ sở văn phòng, mua sắmtrang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh và bù đắp rủi ro nhưng khôngvượt 50% vốn tự có, mức độ tăng trưởng vốn tự có thể hiện thế và lực củaNHTM trên thị trường Vốn tự có là điều kiện pháp lý cơ bản, đồng thời làyếu tố tài chính quan trọng nhất trong việc bảo đảm các khoản nợ đối vớikhách hàng Chính vì vậy, quy mô vốn là yếu tố quyết định quy mô huy độngvốn và quy mô tài sản có

- Vốn huy động là những phương tiện tiền tệ do NHTM huy động đượcbằng nghiệp vụ nhận tiền gửi và các nghiệp vụ khác của ngân hàng để làmvốn kinh doanh Các khoản tiền gửi tạm thời nhàn rỗi này không thuộc quyền

sở hữu của NHTM, nhưng NHTM được quyền sử dụng chúng Đây là nguồnvốn lớn nhất, chủ yếu nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, thườngchiểm khoảng trên 80% trong tổng cơ cấu hoạt động của ngân hàng NHTMdùng nguồn vốn này để cấp tín dụng hay đầu tư vào các nghiệp vụ sinh lợitrong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Vì vậy, khi sử dụng NHTM luônphải dự trữ để đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả Vốn huy động củaNHTM bao gồm các loại tiền gửi và các nguồn vốn huy động khác

Trong nghiệp vụ huy động vốn, các NHTM cung cấp nhiều sản phẩmtiền gửi khác nhau, chẳng hạn như: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn,

Trang 20

tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi dưới hình thức phát hành kỳ phiếu ngân hàng Mỗiloại sản phẩm lại có những đặc điểm riêng phù hợp với những nhu cầu đadạng của khách hàng Hiện nay, các NHTM đang áp dụng các loại huy độngtiền gửi là: tiền gửi thanh toán, tiền gửi các tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm,phát hành giấy tờ có giá Luật pháp cũng quy định từ trách nhiệm và quyềnlợi của ngân hàng trong việc nhận tiền gửi Theo luật các TCTD Việt Nam:

“Tiền gửi là số tiền của khách hàng gửi tại tổ chức tín dụng dưới hình thứctiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thứctiền gửi khác Tiền gửi được hưởng lãi hoặc không được hưởng lãi và đượchoàn trả cho người gửi tiền” [19, tr.6]

Việc duy trì và mở rộng tiền gửi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trongviệc mở rộng kinh doanh và gia tăng lợi nhuận của ngân hàng Vì lý do đó,các ngân hàng đã tập trung mọi nỗ lực trong việc khai thác thường xuyên mọinguồn vốn trong xã hội nhằm gia tăng nguồn vốn huy động của mình

- Vốn vay các ngân hàng: Trong quá trình hoạt động kinh doanh, cácNHTM có thể thiếu vốn trong thanh toán hoặc thiếu vốn đáp ứng các nhu cầutín dụng của nền kinh tế thì có thể đi vay của NHTW hoặc các NHTM và cácTCTD khác

Các nguồn vốn khác: Ngoài các nguồn vốn chủ yếu trên, NHTM còn cóthể có những khoản vốn khác như vốn trong thanh toán, vốn phát sinh từnghiệp vụ đại lý, nghiệp vụ uỷ nhiệm , NHTM có thể sử dụng tạm thời cáckhoản vốn này vào hoạt động kinh doanh của mình

1.2.2 Các phương thức huy động vốn

Huy động vốn từ các TCTD và từ NHTW.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, luôn tồn tạitình trạng thừa hoặc thiếu vốn Nếu trong tình trạng thừa vốn, các NHTM cóthể gửi vào hoặc cho các TCTD vay để hưởng lãi Ngược lại, nếu sau khi đã

Trang 21

sử dụng hết nguồn vốn chủ sơ hữu và vốn đi vay mà vẫn chưa đáp ửng đượcnhu cầu vay vốn của khách hàng hoặc nhu cầu thanh toán, chi rút tiền gửi củakhách hàng, các NHTM có thể đi vay NHTW, các NHTM và các tổ chức tíndụng khác.

Vốn đi vay chiếm một tỷ trọng có thể chấp nhận được trong kết cấunguồn vốn, nhưng nó rất cần thiết và có vị trí rất quan trọng để đảm bảo chongân hàng hoạt động một cách bình thường

Vay vốn TCTD khác.

Các ngân hàng thương mại có thể vay và cho vay lẫn nhau thông quathị trường liên ngân hàng, đây là trường hợp ngân hàng có lượng tiền gửi tạiNHNN thấp không đủ đáp ứng cho nhu cầu chi trả, khi đó dưới sự tổ chức củaNHNN, ngân hàng này sẽ được vay của một ngân hàng khác có lượng tiền gửi

dư thừa tại NHNN, vì khoản vay là một bộ phận của tiền gửi thanh toán nênthời gian là rất ngắn, thường là một ngày(vay qua đêm) Ngoài ra các ngânhàng có thể cho vay trực tiếp lẫn nhau không thông qua thị trường liên ngânhàng Phương thức này rất linh hoạt giúp các NHTM cân đối vốn một cáchkịp thời

Nguyên tắc vay vốn từ các TCTD khác:

- Các ngân hàng phải hoạt động hợp pháp

- Thực hiện việc đi và và cho vay theo hợp đồng tín dụng

- Vốn vay phải được đảm bảo bằng thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh

từ NHTW

Vốn vay của NHTW:

Dù các NHTM có thận trọng đến mấy trong việc cho vay thì cũng khôngthể tránh khỏi có lúc thiếu khả năng chi trả hoặc thiếu tiền mặt tạm thời, lúc đóNHTW chính là cứu tinh của các NHTM, là nguồn vốn vay sau cùng

Ở Việt Nam hiện nay, NHTW cho các NHTM vay vốn dưới các hìnhthức sau

Trang 22

- Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng.

Ngoài ra NHTW còn cho NHTM vay bổ sung vốn thanh toán bù trừ.Nhờ loại cho vay này mà hệ thống thanh toán bù trừ được thực hiện một cáchthuận lợi và trôi chảy Trong trường hợp đặc biệt, khi được Thủ tưởng Chínhphủ chấp thuận, NHTW còn cho vay các NHTM tạm thời mất khả năng chitrả có nguy cơ làm mất an toàn cho cả hệ thống

- Tiền đang chuyển: số vốn đã trích khỏi tài khoản của người trả nhưng chưachuyển vào tài khoản của người thụ hưởng do phải xử lý chứng từ thanh toán

- Vốn ủy thác đầu tư, tài trợ của Chính Phủ, của các tổ chức tài chính,các tổ chức đoàn thể-xã hội tài trợ cho các chương trình dự án về phát triểnkinh tế, xã hội….và được chuyển qua NHTM làm đại lý ủy thác thực hiện

- Các khoản phải trả mà chưa đến hạn trả, các khoản tiền tạm ửng theoquết định của tòa án… Những nghiệp vụ này cũng tạo thêm nguồn vốn chongân hàng

Các nguồn vốn khác này của ngân hàng tuy không nhiều, thời gian sửdụng ngắn, nhưng điều đặc biệt là đối với nguồn vốn này, ngân hàng không

Trang 23

những không tốn kém chi phí sử dụng vốn mà đôi khi còn nhận được phí từviệc cung cấp dịch vụ ngân hàng, đồng thời có điều kiện mở rộng nghiệp vụ

và dịch vụ ngân hàng, làm cho hoạt động của ngân hàng càng thêm đa dạng

Huy động vốn qua tài khoản thanh toán (tiền gửi không kỳ hạn).

Tiền gửi thanh toán là tiền gửi không kỳ hạn của các cá nhân, doanhnghiệp và các tổ chức khác gửi tiền vào tài khoản của mình tại ngân hàng để

sử dụng bất kỳ lúc nào để chi trả cho các nghiệp vụ trong tương lai hoặc cácnghiệp vụ phát sinh trước đó

Mục đích của loại tiền gửi này là nhằm đảm bảo an toàn về tài sản vàthực hiện các khoản chi trả phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh vàtiêu dùng, thông qua đó được hưởng các dịch vụ tiện ích mà ngân hàng có thểcung cấp cho họ, khách hàng không có ý định để dành và không chú trọngđến tiền lãi Tuy nhiên, ngân hàng có thể không trả lãi hoặc trả lãi (tính theophương pháp tích số) cho khách hàng hằng tháng với lãi suất theo quy định,đồng thời phải đáp ứng kịp thời, chính xác khi khách hàng có yêu cầu chi trảbất cứ lúc nào

Ngân hàng theo dõi tiền gửi thanh toán trên hai tài khoản; tài khoảntiền gửi thông thường và tài khoản vãng lai

Tài khoản tiền gửi thanh toán có những đặc điểm sau:

- Tiền gửi thanh toán là nguồn vốn có chi phí rẻ nhất của ngân hàng.Chi phí cho việc huy động nguồn tiền gửi này ngoài lãi suất còn có chi phíquản lý tài khoản, chi phí in ấn xử lý séc, nhưng do ngân hàng không phải trảlãi hay chỉ phải trả với mức lãi suất thấp nên có chi phí thấp hơn nhiều so vớitiền gửi các tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm Ngoài ra, ngân hàng còn thuthêm được khoản phí dịch vụ khi khách hàng thực hiện thanh toán chi trả quangân hàng Do đó, ngân hàng nào có số dư tiền gửi thanh toán lớn thì sẽ cóthu nhập cao hơn ngân hàng có số dư tiền gửi thanh toán ít

Trang 24

- Bản chất của loại tiền gửi thanh toán không có tính ổn định cao, tuynhiên, nếu xét trong một thời gian nào đó, các nhu cầu rút tiền của khách hàngthường diễn ra không đồng thời, nên tại thời điểm đó số dư tổng tiền gửithanh toán vẫn đủ lớn, tạo nên nguồn vốn ổn định cho ngân hàng Mặt khác,nếu người thụ hưởng cũng có tài khoản tại ngân hàng thì tiền vẫn không rangoài hệ thống ngân hàng, khả năng sử dụng vốn của ngân hàng sẽ cao hơn.

- Do khả năng chuyển đổi của loại tiền gửi thanh toán sang tiền mặt rấtnhanh, vì vậy các NHTM phải chấp hành một tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo quyđịnh của ngân hàng Trung ương theo từng thời kỳ nhằm đáp ứng kịp thời cácyêu cầu của khách hàng

Để mở tài khoản thanh toán tại NHTM, khách hàng cần làm các thủ tục sau:

- Đối với khách hàng cá nhân chỉ cần điền vào mẫu giấy đề nghị mở tàikhoản tiền gửi cá nhân, đăng ký chữ ký mẫu, xuất trình và nộp bản sao giấychứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu

- Đối với khách hàng là tổ chức, chỉ cần điền vào mẫu giấy đề nghị mởtài khoản tiền gửi thanh toán, đăng ký mẫu chữ ký của người đại diện và condấu của tổ chức, xuất trình và nộp bản sao giấy chứng minh tư cách phápnhân của tổ chức và các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp củachủ tài khoản

- Đối với khách hàng là đồng chủ chủ tài khoản cần điền và nộp giấy đềnghị mở tài khoản đồng sở hữu, các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợppháp của người đại diện cho tổ chức tham gia tài khoản đồng sở hữu, văn bảnthỏa thuận quản lý và sử dụng tài khoản chung của các đồng chủ tài khoản

Theo thông lệ ở các nước phát triển ngân hàng không trả lãi cho kháchhàng mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn vì mục đích của khách hàng khi sửdụng tài khoản này là để thực hiện thanh toán qua ngân hàng chứ không vìmục đích hưởng lãi Hơn nữa ngân hàng còn yêu cầu khách hàng phải duy trì

Trang 25

một số dư tối thiểu để được hưởng các dịch vụ của ngân hàng, nếu không có

đủ số dư này thì khách hàng phải trả phí cho ngân hàng khi sử dụng các dịch

vụ của ngân hàng

Ở Việt nam, do thói quen thanh toán bằng tiền mặt và dân chúng chưaquen với việc sử dụng tài khoản để thanh toán nên để thu hút khách hàng,ngân hàng vẫn trả lãi đối với loại tiền gửi này, tuy nhiên ở mức lãi suất rấtthấp(khoảng 0,25%/tháng)

Lãi tiền gửi thanh toán được tính định kỳ hàng tháng theo phương pháptính số và lãi được nhập vào số dư có tài khoản tiền gửi của khách hàng

Để tăng nguồn tiền không kỳ hạn ngân hàng phải đa dạng hóa và thựchiện tốt các dịch vụ trung gian, thu hút nhiều khách hàng lớn Với quy môlớn, cơ cấu đa dạng, cơ chế hoán đổi thời gian đáo hạn của các khoản tiền gửiđược thực hiện tốt sẽ làm cho mức dư tiền gửi bình quân tại ngân hàng luôncao và ổn định, tạo điều kiện cho ngân hàng có thể sử dụng lượng tiền này đểcho vay mà không làm ảnh hướng đến khả năng thanh toán của ngân hàng

Tiền gửi các tổ chức kinh tế.

Tiền gửi các tổ chức kinh tế là loại tiền gửi được ký thác vào ngân hàngtrên cơ sở có sự thoả thuận về thời gian rút tiền giữa khách hàng với ngânhàng Đối tượng chủ yếu gửi vào tài khoản này là các doanh nghiệp, các tổchức xã hội có thu nhập tạm thời chưa sử dụng trong một thời gian nhất định

có thể gửi vào ngân hàng dưới hình thức ký thác có kỳ hạn

Đối với loại tiền gửi này được ngân hàng trả lãi theo mức lãi suất dongân hàng ấn định cố định trong suốt thời gian gửi Tiền gửi của các tổ chứckinh tế có nhiều kỳ hạn khác nhau; tiền gửi có kỳ hạn càng dài, lãi suất sẽcàng cao; ngân hàng có thể dùng tiền gửi tương đối ổn định này để cho vay và

có lợi tức cao hơn các loại tiết kiệm và phát hành trái phiếu do chi phí huyđộng vốn loại tiền gửi này tương đối thấp Vì vậy, các ngân hàng rất chú

Trang 26

trọng đến việc nâng cao tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn trong cơ cấu nguồn vốnhuy động của mình.

Về nguyên tắc, khách hàng gửi tiền chỉ được rút tiền ra khi đến hạn như

đã thoả thuận trước Trên thực tế, do nhu cầu vốn cho thị trường ngày càngcao và do cạnh tranh để thu hút khách hàng, các ngân hàng vẫn chấp thuậncho khách hàng rút tiền trước thời hạn, đồng thời khách hàng phải chấp nhậnhưởng một mức lãi suất thấp hơn so với mức lãi suất thoả thuận ban đầu(thường được trả bằng mức lãi suất tiền gửi thanh toán)

Tiền gửi có kỳ hạn:

Đối tượng sử dụng loại hình dịch vụ này thường là các doanh nghiệp,

cơ quan, công ty, các tổ chức có lượng tiền dư nhàn rỗi trong một khoảng thờigian nhất định, mà chưa có nhu cầu sử dụng đến Nếu để tại quỹ của cơ quanthì nguồn tiền này sẽ không sinh lời, do đó cơ quan, xí nghiệm này sẽ làm mộthợp đồng gửi tiền(không phải số tiết kiệm) với ngân hàng trong khoảng thờigian nhất định(có kỳ hạn) có thể là một tuần, hai tuần hoặc một hay haitháng Tùy vào kỳ hạn mà chủ doanh nghiệp chọn để có mức lãi suất tươngứng Số tiền gửi sẽ hưởng lãi suất tương ứng với kỳ hạn đó

Các khoản tiền gửi có kỳ hạn được đặc trưng bằng chứng chỉ tiền gửighi rõ thời hạn đáo hạn và số lượng Khách hàng chỉ được rút ra sau một thờigian nhất định theo kỳ hạn đã dược thỏa thuận khi gửi tiền Tuy nhiên ngânhàng có thể giải quyết cho khách hàng rút trước thời hạn khi có yêu cầu,nhưng phải chuyển từ mức lãi suất tiền gửi có kỳ hạn sang áp dụng mức lãisuất không kỳ hạn

Đối với loại tiền gửi có kỳ hạn, mục đích của việc gửi tiền là lợi tức,không quan tâm tới việc tận dụng những tiện ích thanh toán do ngân hàngcung cấp Vì vậy, để tăng tỷ lệ huy động vốn có kỳ hạn ngân hàng có thể sửdụng các công cụ lãi suất và các chính sách khuyển khích lợi ích vật chất khác

Trang 27

như bốc thăm trúng thưởng, tặng quà… Để tạo sự quan tâm thu hút kháchhàng đặc biệt với nhóm khách hàng là cá nhân.

Với đặc tính ổn định của tiền gửi có kỳ hạn, ngân hàng có thể chủ động

kế hoạch hóa việc sử dụng nguồn vốn, tìm kiểm những khoản đầu tư có thờigian hợp lý và thu lợi nhuận cao

Tiền gửi tiết kiệm dân cư

Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền để dành thường là của cá nhân đượcgửi vào ngân hàng với mục đích tích luỹ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu trongtương lai, người gửi được hưởng lãi từ khoản tiền đó và đáp ứng nhu cầu antoàn về tài sản

Tiền gửi tiết kiệm gồm những loại sau:

- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: giống với tiền gửi thanh toán, người

gửi được quyền gửi vào và rút tiền ra bất kỳ lúc nào, được ngân hàng trả lãi,chỉ khác ở chổ là khách hàng không được sử dụng các phương tiện thanh toáncủa ngân hàng Mục đích của loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn nhằmkhuyến khích những người có thu nhập ít nhưng tương đối ổn định, muốn tíchluỹ dần những khoản tiền nhỏ để đáp ứng nhu cầu tiết kiệm hoặc chi tiêutrong tương lai

Thủ tục mở sổ tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn rất đơn giản, khách hàngđến bất kỳ một chi nhánh nào của ngân hàng điền vào mẫu giấy đề nghị gửitiền tiết kiệm không kỳ hạn có kèm theo giấy chứng minh thư nhân dân và kýchữ ký mẫu Nhân viên ngân hàng sẽ hoàn tất thủ thục nhận tiền và cấp ngay

sổ tiền gửi không kỳ hạn cho khách hàng

- Tiền gửi tiết kiệm định kỳ hạn: Về cơ bản giống tiền gửi không có kỳ

hạn, khách hàng gửi tiền vào ngân hàng với mục đích hưởng lãi và an toàn tàisản Lãi suất tiền gửi tiết kiệm định kỳ hạn cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệmkhông kỳ hạn, ngoài ra mức lãi suất còn thay đổi tùy theo kỳ hạn gửi

Trang 28

(1,2,3,5,7,9 hay 12 tháng ) và tùy thuộc vào đồng tiền gửi tiết kiệm(VNĐ,USD, EUR ) Đối tượng chủ yếu của loại tiền gửi này là các cá nhân muốn

có thu nhập ổn định và thường xuyên, đáp ửng cho việc chi tiêu hàng thánghoặc hàng quý Do vậy, lãi suất đóng vai trò quan trọng để thu hút đối tượngnày Đây là nguồn vốn ổn định, giúp cho ngân hàng hàng chủ động lập kếhoạch đầu tư cho vay với thời hạn dài mang lại lợi nhuận cao

Về thủ tục mở sổ, theo dõi hoạt động và tính lãi cũng tiến hành tương

tự như tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, chỉ khác ở chỗ khách hàng được rúttiền đúng kỳ hạn đã cam kết, không được phép rút tiền trước hạn Tuy nhiên

để khuyển khích và thu hút khách hàng gửi tiền đối khi ngân hàng cho phépđược rút tiền gửi trước hạn nếu có nhu cầu, nhưng khi đó ngân hàng sẽ trả lãicho khách hàng theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn

- Tiền gửi tiết kiệm khác: Đây là loại tiền gửi ngoài mục đích tích luỹcòn đi kèm với mục đích của người sử dụng và của người gửi Ví dụ như: Tiếtkiệm gửi góp, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm để mua nhà ở, tiết kiệm giáodục người gửi tiền, ngoài mục đích hưởng lãi còn được ngân hàng hỗ trợ đểthực hiện mục tiêu đã định Ngoài ra, để thu hút, khuyến khích khách hànggửi tiền, tạo lợi thế cạnh tranh, các ngân hàng còn đưa ra những sản phẩmkhác mới hơn như tiền gửi tiết kiệm bậc thang, khách hàng có thể chọn lựamột kỳ hạn ban đầu dài hạn, nhưng nếu vì lý do cần chi tiêu đột xuất thì ngânhàng có thể chi trả cho người gửi theo các kỳ hạn ngắn hơn với mức lãi suấtthoả thuận

- Phát hành giấy tờ có giá

Để chủ động thực hiện huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu cho vay,đầu tư theo kế hoạch trong từng thời kỳ, các NHTM có thể phát hành các loạigiấy tờ có giá bán cho công chúng Giấy tờ có giá là một loại giấy nhận nợcủa ngân hàng như: chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu, được phát hành

Trang 29

từng đợt với lãi suất thường cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm thông thườngnên có sức hấp dẫn lớn đối với người gửi tiền Các ngân hàng có thể ngừngphát hành các loại giấy tờ có giá khi đã huy động đủ số vốn theo nhu cầu củamình Việc huy động vốn dưới hình thức phát hành giấy nợ thường được thựchiện theo hai phương thức sau:

- Phát hành theo mệnh giá: Người mua giấy nợ trả tiền theo mệnh giá

đã được ghi trên giấy nợ Khi đến hạn thanh toán, ngân hàng sẽ hoàn trả chokhách hàng vốn gốc (mệnh giá) và phần lãi được hưởng ghi trên giấy nhậnnợ

- Phát hành dưới hình thức chiết khấu: Người mua giấy nợ sẽ trả tiềnbằng mệnh giá trừ đi số tiền chiết khấu và khi đến hạn thanh toán ngân hàng

sẽ hoàn trả cho khách hàng theo đúng mệnh giá (hay nói một cách khác ngânhàng trả lãi trước khi khách hàng đến gửi, tức là ngân hàng chỉ thu về số tiềnbằng mệnh giá trừ đi tiền lãi phải trả, khi đến hạn thanh toán ngân hàng chỉphải thanh toán phần gốc theo đúng mệnh giá)

Đối với hình thức chiết khấu, khách hàng được lợi hơn vì lãi suất thực

tế mà họ được hưởng cao hơn lãi suất danh nghĩa ghi trên giấy nợ Vì vậy,hình thức này thu hút được khách hàng hơn, nhưng đối với ngân hàng thì chiphí thực tế phải trả cho việc sử dụng vốn cao hơn Do đó, các ngân hàng chỉ

sử dụng hình thức này trong trường hợp cần huy động vốn trong một thời giannhất định để phục vụ cho kế hoạch kinh doanh của mình

1.3 Các yếu tố tác động đến huy động vốn của NHTM

Trong nền kinh tế thị trường, các ngân hàng phải đối mặt với nhiều yếu

tố bất lợi và rủi ro trong hoạt động ngân hàng nói chung, cũng như hoạt độnghuy động vốn nói riêng Khi một ngân hàng gặp rủi ro, điều đó có thể đi đếnphá sản, hoặc sẽ bị thiệt hại về thu nhập, mất uy tín với khách hàng Vì vậy,nhiệm vụ quan trọng của các nhà quản trị ngân hàng là hoạch định được một

Trang 30

cơ chế, chiến lược và biện pháp kinh doanh phù hợp nhằm hạn chế mức độ rủi

ro, giảm thiểu hậu quả đến mức thấp nhất có thể chấp nhận được

Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thường chịu tác động bởinhững nhân tố tài chính đặc thù như thanh khoản, lãi suất, rủi ro tín dụng vànhiều yếu tố khác, trong đó yếu tố thanh khoản và lãi suất mang tính quantrọng hơn cả

1.3.1 Thanh khoản

Vấn đề chủ yếu mà các ngân hàng phải đương đầu trong quá trình hoạtđộng của mình là xác định nhu cầu thanh khoản và làm thế nào để đáp ứngđược nhu cầu đó một cách hiệu quả nhất Cái khó ở đây là phải xử lý mốiquan hệ giữa rũi ro và lợi nhuận, tức là phải đáp ứng nhu cầu thanh toán kịpthời cho người gửi tiền với chi phí thấp nhất Một ngân hàng có đủ vốn, chấtlượng tín dụng tốt nhưng nếu không quan tâm xây dựng chiến lược và phươngpháp quản trị thanh khoản tốt hoặc xây dựng thanh khoản không hợp lý,không kiểm soát được khả năng thanh khoản sẽ dẫn đến rủi ro thanh khoản

Rủi ro thanh khoản phát sinh khi ngân hàng có sự thiếu hụt về ngân quỹ

để đáp ứng nhu cầu chi trả cho người gửi tiền, thanh toán các khoản nợ đến hạn

mà ngân hàng đã vay hay giải ngân cho các hợp đồng tín dụng đã thoả thuận

Những nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro thanh khoản, đó là:

- Ngân hàng quá chú trọng đến lợi nhuận nên đầu tư vào những tài sảnsinh lời quá mức, chưa quan tâm đến công tác quản trị thanh khoản

- Xuất hiện những biến cố bất thường như khách hàng mất niềm tin vàokhả năng chi trả của ngân hàng hay do những tin đồn thất thiệt có dụng ý xấu

- Do hiệu ứng dây chuyền, một ngân hàng phá sản, khách hàng củangân hàng khác sẽ đổ xô đến ngân hàng để rút tiền

- Do ảnh hưởng trực tiếp của các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng,ngoại hối, thị trường

Trang 31

Trong các loại nguồn vốn huy động thì tiền gửi thanh toán có độ rủi rolớn nhất, tiền gửi không kỳ hạn có rủi ro cao hơn tiền gửi có kỳ hạn và cácloại giấy tờ có giá Nếu khối lượng các loại tiền gửi thanh toán và tiền gửikhông kỳ hạn càng lớn thì nguy cơ rủi ro là rất cao Do ngân hàng không biếttrước được khách hàng sẽ gửi bao nhiêu cũng như không biết khi nào sẽ chitrả cho khách hàng và chi trả bao nhiêu Khi khách hàng đến rút tiền gửikhông kỳ hạn, ngân hàng không được quyền từ chối, nếu vào thời điểm đóngân hàng không dự trữ đủ tiền, ngân hàng sẽ gặp rủi ro trong thanh khoản.

Việc ngân hàng mất khả năng thanh khoản, bị phá sản có ảnh hưởngtiêu cực rất lớn đối với toàn bộ nền kinh tế, đến đời sống xã hội và cả chế độchính trị của mỗi quốc gia Vì vậy, trong luật lệ ngân hàng của các nước đềuđược quy định rất cụ thể, chặt chẽ các yêu cầu về đảm bảo an toàn cho hoạtđộng của hệ thống ngân hàng Ở Việt Nam, Luật các TCTD quy định các tỷ lệđảm bảo an toàn và buộc các TCTD phải duy trì, trong đó có tỷ lệ về khảnăng chi trả Luật các TCTD quy định: “Khả năng chi trả được xác định bằng

tỷ lệ giữa tài sản “Có” có thể thanh toán ngay so với các loại tài sản “Nợ”phải thanh toán tại một thời điểm nhất định của tổ chức tín dụng” [19, tr.22]

1.3.2 Lãi suất

Cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng diễn ra vừa đa dạng, vừa phứctạp và quyết liệt; không chỉ giữa các NHTM mà còn có các định chế tài chínhkhác; không chỉ cạnh tranh trong việc cung cấp các dịch vụ sản phẩm tàichính mà còn trong yếu tố lãi suất (mặc dù lãi suất không phải là yếu tố cạnhtranh) Lãi suất là một trong những yếu tố của chi phí huy động vốn (ngoàicác chi phí khác như tuyên truyền, quãng cáo, quản lý ); các ngân hàng đặcbiệt quan tâm đến chi phí huy động vốn, bởi vì trong các khoản mục chi phíthì đây là loại chi phí lớn nhất đối với hầu hết các ngân hàng Tuy nhiên, việcxác định chi phí đối với nguồn vốn huy động sẽ giúp cho nhà quản trị nguồn

Trang 32

vốn có cơ sở để định giá các dịch vụ tài chính, bao gồm xác định lãi suất tiềngửi, lãi suất cho vay Nếu chi phí huy động vốn cao thì khả năng sinh lời sẽgiảm nhưng nguồn vốn sẽ ổn định và tăng; ngược lại, nếu chi phí huy độngvốn thấp thì khả năng sinh lời tăng nhưng khả năng thu hút và duy trì nguồnvốn ổn định lại thấp Việc xác định một chính sách huy động vốn hấp dẫn,linh hoạt và hợp lý là hết sức cần thiết, có ý nghĩa quyết định đến quy mônguồn vốn để đảm bảo khả năng sinh lời tăng, đảm bảo sự tăng trưởng và ổnđịnh của nguồn vốn huy động.

Bên cạnh việc mở rộng cho vay nhằm đem lại lợi nhuận thì các ngânhàng cũng có chính sách tín dụng thích hợp, cố gắng phân tán giảm thiểu rủi

ro liên quan đến hoạt động cho vay bằng cách: sàng lọc và giám sát kháchhàng vay, quy định các mức cho vay, thế chấp và hạn chế tín dụng Ngoài ra,NHTW còn có quy định cho phép các NHTM được trích lập quỹ dự phòng rủi

ro để bù đắp cho các khoản tín dụng tổn thất, mua bảo hiểm tiền gửi chongười gửi tiền Các giải pháp trên đã giúp cho các ngân hàng hạn chế rủi rotín dụng, góp phần bảo vệ quyền lợi cho người gửi tiền, tạo được niềm tin củakhách hàng khi gửi tiền vào ngân hàng

Trang 33

Đối với các nhà quản trị ngân hàng, vấn đề khó khăn là lựa chọn nguồnvốn để huy động Chi phí huy động vốn và rủi ro của nguồn vốn huy độngtương quan tỷ lệ nghịch với nhau, nguồn vốn huy động có chi phí cao có thể

có rủi ro thấp và ngược lại những nguồn vốn huy động có chi phí thấp lại cóthể có rủi ro cao cho ngân hàng Vì vậy, các ngân hàng cần xem xét tính chấtrủi ro của từng loại nguồn vốn để huy động, vừa đáp ứng đủ trong việc đầu tưcho vay và có lợi nhuận, vừa đảm bảo yêu cầu thanh khoản và nhu cầu chi trảkịp thời cho người gửi tiền

1.3.4 Các yếu tố khác

- Cơ sở vật chất, mạng lưới của ngân hàng: cơ sở vật chất là yếu tố đầutiên để khách hàng đặt niềm tin vào ngân hàng Một trụ sở khang trang, bềthế, có trang bị tiện nghi hiện đại tạo cho dân chúng một hình ảnh giàu có củangân hàng Các ngân hàng có nhiều chi nhánh được bố trí thuận tiện chokhách hàng khi giao dịch sẽ tạo điều kiện thu hút khách hàng yên tâm gửi tiềnvào ngân hàng ngày càng nhiều hơn

- Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng: phong phú, đa dạng, có nhiều tiệních đáp ứng nhu cầu của khách hàng sẽ khuyến khích khách hàng sử dụngnhiều hơn

- Đội ngũ nhân viên ngân hàng: Đội ngũ nhân viên trực tiếp giao dịchvới khách hàng phải trung thực, niềm nở, có trình độ không chỉ trong lĩnh vựcngân hàng mà còn phải có kiến thức tổng hợp, biết các lĩnh vực khác để tưvấn, thuyết phục khách hàng là cần thiết Song, sự quen biết, thân thích vớikhách hàng bao giờ cũng rất quan trọng, khách hàng có thể đem tiền của mìnhđến gửi cho ngân hàng và khách hàng cũng có thể rút vốn khỏi ngân hàng,làm giảm uy tín, hình ảnh của ngân hàng

- Các chính sách cơ bản của ngân hàng là một trong những yếu tố ảnhhưởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng Các ngân hàng phải đưa

Trang 34

ra được những mục tiêu kinh doanh nhất quán, lâu dài; xây dựng chiến lược,chính sách cơ bản của mình (chính sách con người, chính sách khách hàng,chính sách tín dụng ), vấn đề là các chiến lược, chính sách đó có phù hợphay không và được thực hiện như thế nào trong quá trình kinh doanh.

Một chính sách cho vay năng động, hiệu quả với nhiều phương thứccho vay, lãi suất đa dạng, thủ tục nhanh gọn tạo thuận lợi cho khách hàng làđiều kiện thu hút vốn vào ngân hàng, bởi vì những người gửi tiền sẽ trở thànhnhững người vay tiền của ngân hàng hay ngược lại, khi những ý tưởng vàham muốn kinh doanh của họ hình thành

Chính sách khách hàng phải luôn được các ngân hàng quan tâm từ việctiếp cận, thu hút khách hàng ban đầu đến việc duy trì và phát triển lâu dài đốivới khách hàng truyền thống của mình Việc khai thác các khía cạnh tâm lýviệc thu hút khách hàng trong quan hệ giao dịch đến trong cuộc sống đờithường của khách hàng có tác dụng rất lớn; do đó các khó khăn, vướng mắcgiữa khách hàng và ngân hàng sẽ được giải quyết có tình, có lý, vừa đạt ýmuốn của ngân hàng vừa làm vừa lòng khách hàng

1.4 Vai trò vốn trong phát triển kinh tế - xã hội

1.4.1 Vốn tiền tệ là điểm xuất phát của mọi hoạt động kinh doanh

Khi nghiên cứu về quá trình lưu thông của tư bản, Các Mác đã đưa racông thức vận động của tư bản công nghiệp

Trang 35

dùng đều lấy tiền tệ làm điểm xuất phát của sự biến hoá Qua đây chúng tathấy rằng: hình thái tuần hoàn của tư bản tiền tệ là phương thức vận động củavốn tiền tệ trong nền sản xuất hàng hóa nói chung chứ không phải chỉ riêngtrong nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa Nghĩa là, vốn tiền tệ trong nềnsản xuất hàng hóa vận động theo tuần tự: trước tiên, vốn tiền tệ phải là điểmxuất phát, được ứng ra với tư cách là giá trị trong hình thái tiền dùng đểchuyển hoá thành giá trị dưới hình thái các yếu tố của quá trình sản xuất.

Quá trình sản xuất là quá trình tiêu dùng tư liệu sản xuất và sức laođộng tạo ra sản phẩm hàng hoá (làm tăng giá trị), cuối cùng bán sản phẩmhàng hoá để thu về một lượng tiền lớn hơn lượng tiền ứng ra ban đầu Nhưngnếu xét theo một khía cạnh khác thì lưu thông hàng hoá (bao gồm tư liệu sảnxuất, sức lao động và hàng hoá thành phẩm) quyết định lưu thông vốn tiền tệ.Ngược lại, lưu thông của vốn tiền tệ có tác động mạnh mẽ đến lưu thông hànghoá, nghĩa là lưu thông tiền tệ có thể làm cho lưu thông hàng hoá trôi chảy, do

đó cũng làm cho vòng tuần hoàn vốn nhanh hơn, nhưng nó cũng có thể làmcho lưu thông hàng hoá bị ách tắc bởi nhiều nguyên nhân khác nhau

Trong quá trình sản xuất hàng hoá, tư liệu sản xuất, sức lao động là hainhân tố quyết định trực tiếp đến việc chế tạo ra sản phẩm hàng hoá, trong đóviệc bảo tồn giá trị của tư liệu sản xuất và tạo giá trị mới lớn hơn là do laođộng sống quyết định Trên thực tế, dù kinh doanh ở bất kỳ ngành nào thuộclĩnh vực nào, các nhà đầu tư hoặc phải ứng trước một lượng vốn tiền tệ dotích luỹ được, hoặc phải huy động vốn tiền tệ từ các nguồn khác nhau trong

xã hội, trên cơ sở đó mới tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh

1.4.2 Vốn có tính quyết định đến phát triển kinh tế - xã hội

Vốn là một trong những yếu tố có tầm quyết định đối với hoạt động củanền kinh tế quốc dân, là điều kiện quan trọng nhất góp phần vào việc pháttriển kinh tế - xã hội

Trang 36

Nguồn vốn huy động của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTMhuy động được dùng để cho vay, đầu tư và thực hiện các nghiệp vụ tài chínhkhác Ngân hàng là một lĩnh vực không thể tách rời với tổng thể chung củanền kinh tế, hoạt động ngân hàng gắn bó hết sức mật thiết, hỗ trợ cho nềnkinh tế phát triển Nghiệp vụ huy động vốn giữ vai trò rất quan trọng khôngchỉ đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà còn có vai trò to lớntrong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế.

Vốn là một trong những tiền đề quan trọng trong tái sản xuất mở rộng,

là điều kiện tiên quyết để tiến hành sản xuất trong từng doanh nghiệp cũngnhư trong toàn nền sản xuất xã hội Sự tích tụ, tập trung một lượng tiền tươngứng với quy mô đầu tư sản xuất hàng hoá là điều kiện để tăng trưởng kinh tếcủa mỗi quốc gia Sản xuất phát triển đạt hiệu quả cao, đến lượt nó, lại là cơ

sở vững chắc cho quá trình tích luỹ vốn dồi dào Trong các kênh tập trung vàđầu tư vốn cho nền kinh tế, NHTM là kênh chu chuyển vốn hiệu quả nhất, íttốn kém nhất Thông qua NHTM, những đồng vốn riêng lẻ, nhàn rỗi trong xãhội sẽ được tập trung thành nguồn vốn lớn, đáp ứng nhu cầu đầu tư của nềnkinh tế, góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hoá và phát triển kinh tế -

xã hội cụ thể như:

- Cho vay các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình để phát triển kinh

tế, xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm.

Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, CNH, HĐH nông nghiệp vànông thôn đã làm nảy sinh nhu cầu vốn Có thể nói nguồn vốn ngân hàng cósức lan toả rộng vào mọi tầng lớp dân cư, đã đóng vai trò quan trọng trongviệc đáp ứng nhu cầu vốn và hình thành nên thị trường vốn trong nền kinh tếthị trường Nguồn vốn của ngân hàng cho các doanh nghiệp, cá nhân, hộ giađình vay đã tác động tích cực đến việc khai thác các thế mạnh, tiềm năng củađất nước, góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, giúp các doanh nghiệp

Trang 37

đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh, chuyển dịch cơ cấu trongsản xuất nông nghiệp, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân gópphần xoá được đói, giảm được nghèo, đồng thời vươn lên làm giàu, tạo độnglực nhằm mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

- Cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng, cho vay đi lao động nước ngoài

Nguồn vốn của ngân hàng còn tạo điều kiện giúp cho các cá nhân và hộgia đình vay vốn để giải quyết các nhu cầu về đời sống, học hành, tiêu dùngnhư mua sắm phương tiện đi lại, đồ dùng sinh hoạt gia đình, sửa chửa nhàở nhằm không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, đồng thờicòn giải quyết cho vay đi lao động nước ngoài góp phần giải quyết công ăn,việc làm và tăng nguồn thu nhập từ nước ngoài chuyển về

Với đường lối đổi mới và chính sách mở cửa của Đảng, nền kinh tếhàng hoá nhiều thành phần phát triển mạnh mẽ và rộng khắp trong cả nước,nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh ngày càng tăng, đòi hỏi các ngânhàng phải có nguồn vốn lớn tương xứng, đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho cácthành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường, góp phần phục vụ quá trìnhCNH, HĐH và phát triển kinh tế - xã hội một cách ổn định và vững chắc

1.5 Kinh nghiệm huy động vốn của một số ngân hàng trên thế giới.

1.5.1 Ngân hàng Citi Bank

E - savings account:

Với tiền ký quỹ là 100USD, duy trì số dư này khách hàng sẽ không bịthu phí quản lý tài khoản hàng tháng, lãi suất hưởng 1,5% và thay đổi theo lãisuất thị trường

Tài khoản này, khách hàng có thể giao dịch trực tuyến qua Internethoặc điện thoại

Day to day savings account:

Trang 38

Số dư dùy trì tài khoản là 100USD, ngân hàng sẽ tự động kết nối số dưtrên tài khoản này với mọi tài khoản của khách hàng tại Citibank để đảm bảo

số dư dùy trì tài khoản của khách hàng, từ đó tránh được phí duy trì hàngtháng Miễn phí chuyển tiền trong hệ thống Citibank Khách hàng có thể đăng

ký trực tuyến để mở tài khoản Đây là loại tài khoản rất cần thiết đối vớikhách hàng thường xuyên sử dụng tiền mặt

Citibank Money Market Plus Account:

Khách hàng có thể truy cập hệ thống Online của Citibank, CitiphoneBank đến bất kỳ chi nhánh nào của Citibank hoặc qua các máy ATM để thựchiện giao dịch Bên cạnh được hưởng lãi suất cạnh tranh, khách hàng có thểrút tiền dễ dàng Tiền trong tài khoản của khách hàng được bảo hiểm lên đến250.000USD Khách hàng sẽ không mất phí thường niên nếu duy trì số dư tàikhoản tối thiểu 100USD

Health savings account:

Đây là cách thông minh để trang trải cho các khoản chi phí chăm sócsức khỏe Nếu khách hàng được tham gia trong một chương trình chăm sóc

sức khỏe có chất lượng, Citibank Health savings account là một giải pháp cho

khách hàng Với tài khoản này, khách hàng sẽ được miễn phần đóng thuế dovậy có thể sử dụng phần mềm miễn thuế này để thanh toán cho các khoản chitiêu bằng thuốc men

1.5.2 Ngân hàng Standard Chartered Bank

Standard Chartered Bank cung cấp cho khách hàng hàng loạt sự lựachọn về sản phẩm tiết kiệm với lãi suất cạnh tranh Khách hàng sẽ nhận thêm

sự thuận tiện từ hệ thống thanh toán quốc tế của Standard Chartered Bank.Khách hàng dễ dàng truy cập tài khoản tiết kiệm của mình khi đang ở nướcngoài Một số sản phẩm tiết kiệm của Standard Chartered Bank:

Trang 39

May Dream account: Đây là tài khoản tiết kiệm đặc biệt nhằm tiết kiệm

cho con em của khách hàng Khách hàng có thể dễ dàng quán lý tài khoản này

Pay roll account: Tài khoản này giúp công ty cái thiện chính sách lương

của họ Nó mang lại nhiều lợi ích thiết thực và thuận tiện cho khách hàng

Women’s account: Tài khoản này được thiết kế một cách đặc biệt để

đáp ửng nhu cầu quán lý tài chính trong gia đình của chị em phụ nữ

E.Saving account:Quản lý tiền của khách hàng mọi lúc mọi nơi Tiền

trong tài khoản của khách hàng ngày càng nhiều hơn do được hưởng lãi suấtcạnh tranh từ ngân hàng

1.5.3 Ngân hàng ANZ

Ngân hàng ANZ là một sự lựa chọn cho khách hàng muốn đa dạng hóalợi nhuận cho các khoản tiền tiết kiệm của mình Đó là thông điệm mà ANZmuốn gửi gắm cho tất cả các khách hàng Sau đây là một số sản phẩm tiền gửi

mà ANZ đang cung cấp:

ANZ Progress Saver:

Mục đích: nhằm tiết kiệm để đi du lịch nước ngoài, mua nhà mới, hoặcbất cứ mục đích tiết kiệm nào

Miễn phí thường niên hàng tháng và phí giao dịch

Bên cạnh hưởng lãi suất tiền gửi, khách hàng còn được cộng điểmthưởng hàng ngày và sẽ được chi trả vào mỗi tháng nếu số tiền mỗi lần gửivào tài khoản là trên 10USD và không rút ra trong một tháng

Có thể giao dịch qua các máy ATM, ANZ Phone Banking, ANZInternet Banking và các điểm giao dịch Internet

ANZ Online Saver:

Hưởng lãi suất cạnh tranh, giao dịch tiền gửi trực tuyến, lãi suấttính mỗi ngày và trả hàng tháng cho khách hàng Khách hàng đượchưởng lãi suất cao, không phải nộp số dư duy trì tài khoản Có thể dễ

Trang 40

dàng chuyển khoản trực tuyến từ tài khoản ANZ Online Saver và các tàikhoản khác của khách hàng tại ANZ mọi lúc thông qua ANZ PhoneBanking, ANZ Internet Banking Tuy nhiên khách hàng sẽ không rút tiềnmặt trực tiếp.

ANZ V2 Plus:

Với tài khoản này khác hàng vừa được hưởng lãi suất cao(lãi được tínhhàng ngày và trả hàng quý) vừa được hưởng những dịch vụ truy cập tài khoảntại các máy ATM, Internet và phone Banking Đặc biệt có dịch vụ tổng đàichuyên biệt để phục vụ những yêu cầu của tài khoản này Số dư tối thiểu để

mở tài khoản này là 5.000USD Có thể nộp, rút tiền bất cứ lúc nào mà khôngmất phí

ANZ Premium Cash Management:

Khách hàng được hưởng lãi suất bậc thang, số tài khoản càng nhiều lãisuất tiền gửi càng cao Khách hàng được quyền phát hành séc trên tài khoảnnày Số dư tối thiểu ban đầu khi mở tài khoản là 10.000USD Số duy trì là1.000USD

1.5.4 Một số bài học kinh nghiệm

Những kinh nghiệm huy động vốn của các ngân hàng nước ngoài nốitiếng chính là thực tế mà các NHTM Việt Nam cần phải học hỏi hơn nữa:

* Phân cấp khách hàng: Các NHTM nước ngoài đã thực hiện chínhsách từ rất lâu rồi Qua việc phân cấp khách hàng họ sẽ có những chính sáchsao cho thật phù hợp với đặc điểm và tính cách của từng nhóm khách hàng.Đối với từng nhóm khách hàng họ sẽ chủ động tập trung vào một số dịch vụchủ yếu và khai thác hầu hết những dịch vụ đó Để có được những chươngtrình phù hợp cho từng khách hàng thì bản thân các NHTM phải thực hiệnnghiên cứu rất sâu sắc về từng nhóm khách một Đây chính là tài nguyên chấtxám của mỗi ngân hàng vì mỗi ngân hàng sở hữu rất nhiều khách hàng khác

Ngày đăng: 22/01/2016, 19:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hồng Anh (2014), Giảm mối lo thuế, phí cho Quỹ tín dụng nhân dân, Báo Nhân Dân, số ra ngày 24 tháng 9 năm 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo Nhân Dân
Tác giả: Hồng Anh
Năm: 2014
2. Chi nhánh Ngân hàng Hợp tác xã Nghệ An (12/2014) Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh năm 20014, Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Tổng kếthoạt động kinh doanh năm 20014
3. Hoàng Cường, Lam Ngọc (2015). Ngân hàng Hợp tác xã đóng góp vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn, Báo Nhân Dân số ra ngày 02 tháng 7 năm 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo Nhân Dân
Tác giả: Hoàng Cường, Lam Ngọc
Năm: 2015
5. Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Hợp tác xã (28/03/2014), Quy chế điều hòa vốn của Ngân hàng Hợp tác đối với QTDND, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quychế điều hòa vốn của Ngân hàng Hợp tác đối với QTDND
6. Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Hợp tác xã (28/03/2014), Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ đảm bảo an toàn hệ thống QTDND, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quychế quản lý và sử dụng Quỹ đảm bảo an toàn hệ thống QTDND
7. Trần Đình Định (chủ biên), Đinh Văn Thanh, Nguyễn Văn Dũng (2006), Những quy định của pháp luật về hoạt động tín dụng, Nxb Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những quy định của pháp luật về hoạt động tín dụng
Tác giả: Trần Đình Định (chủ biên), Đinh Văn Thanh, Nguyễn Văn Dũng
Nhà XB: Nxb Tư pháp
Năm: 2006
8. Đảng bộ tỉnh Nghệ An (02/2006), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộtỉnh lần thứ XVII
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2011
11. Nguyễn Duy Gia (2006), “Hệ thống Ngân hàng Việt Nam: Cạnh tranh - Phát triển - Hội nhập quốc tế - Xu hướng tất yếu của thời đại”, Tạp chí Ngân hàng, (8), tr.14-15-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống Ngân hàng Việt Nam: Cạnh tranh -Phát triển - Hội nhập quốc tế - Xu hướng tất yếu của thời đại”, "Tạp chíNgân hàng, (
Tác giả: Nguyễn Duy Gia
Năm: 2006
12. Nguyễn Thị Thúy Hà (2014), Tăng cường huy động vốn dân cư tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công , Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường huy động vốn dân cư tạiNgân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công
Tác giả: Nguyễn Thị Thúy Hà
Năm: 2014
13. Nguyễn Đức Hoàn (2005), “Vốn tín dụng ngân hàng thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La”, Tạp chí Ngân hàng, (5) tr.50-51-52 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vốn tín dụng ngân hàng thúc đẩy kinh tế -xã hội tỉnh Sơn La”, "Tạp chí Ngân hàng, (
Tác giả: Nguyễn Đức Hoàn
Năm: 2005
14. Ngô Hướng (1997), Giải pháp khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng, Ngân hàng Việt Nam với chiến lược huy động vốn phục vụ CNH, HĐH đất nước, Nhà in Khoa học và Công nghệ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp khuyến khích người dân gửi tiền vàongân hàng
Tác giả: Ngô Hướng
Năm: 1997
15. TS Lê Hùng (2006), “Huy động vốn của các tổ chức tín dụng đầu tư phát triển kinh tể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Ngân hàng, (11), tr.16-17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huy động vốn của các tổ chức tín dụng đầu tưphát triển kinh tể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, "Tạp chí Ngânhàng
Tác giả: TS Lê Hùng
Năm: 2006
16. Diệp Thành Kiệt (1997), Ngân hàng cần tạo nhiều tiện ích thực sự cho người gửi tiền, Ngân hàng Việt Nam với chiến lược huy động vốn phục vụ CNH, HĐH đất nước, Nhà in Khoa học và Công nghệ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngân hàng cần tạo nhiều tiện ích thực sự chongười gửi tiền
Tác giả: Diệp Thành Kiệt
Năm: 1997
17. Hoàng Thị Bích Loan (2005), “Nâng cao sức cạnh tranh và phát triển bền vững của các ngân hàng thương mại nhà nước trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Ngân hàng, (9), tr.1-2-3-4-27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao sức cạnh tranh và phát triểnbền vững của các ngân hàng thương mại nhà nước trước yêu cầu hộinhập kinh tế quốc tế”, "Tạp chí Ngân hàng
Tác giả: Hoàng Thị Bích Loan
Năm: 2005
20. Võ Văn Lâm (1999), Đổi mới hoạt động tín dụng NHNo&PTNT nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Luận án thạc sĩ khoa học kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới hoạt động tín dụng NHNo&PTNT nhằmphát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Tác giả: Võ Văn Lâm
Năm: 1999
21. Phạm Ngọc Minh (1997), Biện pháp tăng khả năng huy động vốn vào ngân hàng, Ngân hàng Việt Nam với chiến lược huy động vốn phục vụ CNH, HĐH đất nước, Nhà in khoa học và công nghệ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện pháp tăng khả năng huy động vốn vàongân hàng
Tác giả: Phạm Ngọc Minh
Năm: 1997
22. Nguyễn Như Minh (2006),” Vai trò của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đối với nền kinh tế”, Tạp chí Ngân hàng, (1+2), tr.95 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Ngân hàng, (1+2)
Tác giả: Nguyễn Như Minh
Năm: 2006
23. C.Mác và Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 25, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác và Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1994

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w