1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao khả năng huy động vốn tại ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh quảng bình

127 104 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, hoạt động chủ yếu và thườngxuyên là nhận tiền gửi của khách hàng và cho vay từ số tiền huy động được, đồng thờithực

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRỊNH VĂN SƠN

HUẾ, 2018

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các

số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn đều trung thực, có nguồn gốc rõràng, được phép công bố và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tác giả luận văn

NGUYỄN THỌ HIẾU

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn tớicác cơ quan và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập vànghiên cứu hoàn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể quý thầy, cô giáo và các cán bộ côngchức của Trường Đại học Kinh tế Huế đã giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt quátrình học tập và nghiên cứu

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trịnh Văn Sơn - ngườiThầy trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình tôi trong quá trình thực hiện luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo, các phòng ban của Ngân hàngHợp tác xã Việt Nam Chi nhánh Quảng Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quátrình công tác, trong nghiên cứu, đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu để hoànthành luận văn này

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của gia đình,bạn bè và người thân trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu luận văn này

Tác giả luận văn

NGUYỄN THỌ HIẾU

Trang 4

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Họ và tên học viên: NGUYỄN THỌ HIẾU

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRỊNH VĂN SƠN

Tên đề tài: NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG

HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH

1 Tính cấp thiết của đề tài

Công tác huy động nguồn vốn tiền gửi tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt NamChi nhánh Quảng Bình (Co-opBank Quảng Bình) là một yêu cầu cấp thiết bởi vìhoạt động này tại đây còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu cũngnhư đòi hỏi của khách hàng, chưa khai thác được nguồn vốn tiềm tàng trong nềnkinh tế, nguồn vốn tiền gửi trong thời gian dài cho đầu tư phát triển còn thiếu

Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã chọn đề tài: “Nâng cao khả năng huy động vốn tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam- Chi nhánh Quảng Bình” để thực hiện

luận văn thạc sỹ của mình

2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu, dữ liêu: Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báocáo, thông tin, số liệu lưu trữ tại Co-opBank Quảng Bình giai đoạn 2015 – 2017 vàcác tài liệu khác có liên quan Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phỏng vấn chuyêngia và khách hàng về các khía cạnh hoạt động huy động vốn của khách hàng

Phương pháp tổng hợp và phân tích:Phương pháp so sánh: Phương phápThống kê mô tả, phân tích dự báo

3 Kết quả nghiên cứu

Luận văn đã hệ thống hóa được các cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đếncông tác huy động vốn trong các NHTM Đánh giá thực trạng huy động vốn củaNgân hàng Co-opBank Quảng Bình trong giai đoạn 2015-2017, cũng như làm rõnhững đánh giá của khách hàng đối với công tác này Qua đó, Luận vănđề xuất địnhhướng và các giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn của Ngân hàng Co-opBank Quảng Bình

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

PIN Personal Identification Number

Mã số định danh cá nhân

Máy chấp nhận thanh toán thẻ

Trang 6

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Tóm lược luận văn thạc sỹ khoa học iii

Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu iv

Mục lục v

Danh mục bảng ix

Danh mục các sơ đồ, đồ thị, hình vẽ xi

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Kết cấu luận văn 6

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TRONG CÁC NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI 7

1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm Ngân hàng thương mại 7

1.1.2 Hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại 10

1.2 HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 12

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm huy động vốn trong các Ngân hàng thương mại 12

1.2.2 Vai trò của hoạt động huy động vốn 13

1.2.3 Phân loại các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại 16

1.3 CÁC CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG KHẢ NĂNG VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ 20

Trang 7

1.5 THỰC TIỄN VÀ KINH NGHIỆM HUY ĐỘNG VỐN Ở MỘT SỐ NGÂN

HÀNG TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 31

1.5.1 Kinh nghiệm huy động vốn của các Ngân hàng thương mại trong nước 31

1.5.2 Kinh nghiệm huy động vốn của các Ngân hàng thương mại nước ngoài 34

1.5.3 Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Chi nhánh Quảng Bình 36

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM, CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH 38

2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM, CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH 38

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Chi nhánh Quảng Bình 38

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Chi nhánh Quảng Bình 39

2.1.3 Tình hình nhân lực của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Chi nhánh Quảng Bình 44

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Chi nhánh Quảng Bình 45

2.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM, CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH 48

2.2.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động 48

2.2.2 Đánh giá cơ cấu nguồn vốn huy động 50

2.2.3 Thị phần huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng HTX Quảng Bình 57

2.2.4 Đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam, Chi nhánh Quảng Bình 58

2.3 Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM, CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH 61

2.3.1 Đặc điểm của mẫu điều tra (với đối tượng là khách hàng) 61

Trang 8

2.3.2 Kết quả đánh giá của các đối tượng khảo sát đối với công tác huy động vốn

của Ngân hàng Co-opBank Quảng Bình 65

2.3.3 Ý kiến đánh giá của lãnh đạo và nhân viên Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Chi nhánh Quảng Bình 72

2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM, CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH 75

2.4.1 Những kết quả đạt được 75

2.4.2 Những tồn tại, hạn chế 77

2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế 78

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH 80

3.1 ĐỊNH HƯỚNG 80

3.1.1 Định hướng phát triển Ngân hàng HTX Việt Nam, Chi nhánh Quảng Bình 80

3.1.2 Định hướng trong công tác huy động vốn 81

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG HTX VIỆT NAM, CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH 82

3.2.1 Nhóm giải pháp về: Hoạch định và xây dựng chiến lược công tác huy động vốn tại Chi nhánh Co-opBank Quảng Bình 82

3.2.2 Nhóm giải pháp về: Nâng cao trình độ chuyên môn và tính chuyên nghiệp của cán bộ hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Co-opBank Quảng Bình 86

3.2.3 Nhóm giải pháp về: Phát triển đa dạng các dịch vụ hỗ trợ cho công tác huy động vốn 88

3.2.4 Nhóm giải pháp về: Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát công tác huy động vốn 90

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91

1 KẾT LUẬN 91

2 KIẾN NGHỊ 92

Trang 9

2.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 93

2.3 Đối với Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

PHỤ LỤC 97

QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ

NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1

NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2

BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Cơ cấu nhân lực của ngân hàng Co-opBank Quảng Bình 44

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Co-opBank Quảng Bình 46

Bảng 2.3: Tình hình thực hiện chỉ tiêu huy động vốn theo kế hoạch tại Chi nhánh Co-opBank Quảng Bình 48

Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng tại Chi nhánh Co-opBank Quảng Bình 51

Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền tệ tại Chi nhánh Co-opBank Quảng Bình 52

Bảng 2.6: Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo thời hạn tại Co-opBank Quảng Bình 54

Bảng 2.7: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn tại Co-opBank Quảng Bình 55

Bảng 2.8: Thị phần huy động của Chi nhánh Co-opBank và các Chi nhánh ngân hàng khác trên địa bàn Quảng Bình 57

Bảng 2.9: Cân đối huy động và sử dụng vốn của Co-opBank Quảng Bình 59

Bảng 2.10: Chi phí huy động vốn bình quân tại Co-opBank Quảng Bình 60

Bảng 2.11: Thu nhập từ vốn huy động tại Co-opBank Quảng Bình 61

Bảng 2.12: Đặc điểm mẫu điều tra 62

Bảng 2.13: Mức độ giao dịch tại ngân hàng 64

Bảng 2.14: Đánh giá của khách hàng về các yếu tố thuộc thành phần sự tin cậy 65

Bảng 2.15: Đánh giá của khách hàng về các yếu tố thuộc thành phần sự đáp ứng 67

Bảng 2.16: Đánh giá của khách hàng về các yếu tố thuộc thành phần phương tiện hữu hình 68

Bảng 2.17: Đánh giá của khách hàng về các yếu tố thuộc thành phần đồng cảm 70 Bảng 2.18: Đánh giá của khách hàng về các yếu tố thuộc thành phần năng lực

Trang 11

Bảng 2.19: Thống kê mô tả mẫu khảo sát lãnh đạo và cán bộ trực tiếp của ngân

hàng Co-opBank Quảng Bình 72Bảng 2.20: Kết quả đánh giá của Lãnh đạo và nhân viên ngân hàng Co-opBank

Quảng Bình về các nội dung 1, 2 và 3 73Bảng 2.22: Kết quả đánh giá của Lãnh đạo và nhân viên ngân hàng Co-opBank

Quảng Bình về các nội dung 4, 5 và 6 74

Trang 12

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Co-opBank Quảng Bình 40

Sơ đồ 2.2: Quy mô nguồn vốn huy động của Co-opBank Quảng Bình

qua các năm 2015, 2016, 2017 49

Sơ đồ 2.3: Số lượng khách hàng gửi tiền của Chi nhánh Co-opBankQuảng Bình.50

Sơ đồ 2.4: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền tệ tại Co-opBank Quảng

Bình 53

Sơ đồ 2.5: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời hạn tại Chi nhánhCo-opBank

Quảng Bình 54

Sơ đồ 2.6: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn tại Co-opBank Quảng Bình 56

Sơ đồ 2.7: Tình hình Dư nợ và tổng vốn huy động 58

Trang 13

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, hoạt động chủ yếu và thườngxuyên là nhận tiền gửi của khách hàng và cho vay từ số tiền huy động được, đồng thờithực hiện các dịch vụ ngân hàng khác, vì thế vai trò nguồn vốn huy động càng trở nênđặc biệt quan trọng Ngân hàng thương mại (NHTM) được ví như là hệ thần kinhtrung ương của nền kinh tế, là dấu hiệu báo trước trạng thái sức khoẻ của nền kinh tế.Các ngân hàng mạnh, nền kinh tế mới mạnh, ngược lại các ngân hàng suy yếu, nềnkinh tế tất sẽ yếu kém, thậm chí, nếu ngân hàng đổ vỡ, phá sản nền kinh tế sẽ lâm vàotình trạng khủng hoảng và sụp đổ

Hiện nay với quá trình phát triển và Hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, hệthống các NHTM đang trong một cuộc chạy đua khốc liệt, cuộc cạnh tranh về vốn,nguồn nhân lực, chất lượng dịch vụ và công nghệ, nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động,gia tăng thị phần, tối đa hóa lợi nhuận Để duy trì hoạt động và phục vụ cho mục đíchkinh doanh, ngân hàng cần một lượng vốn rất lớn và nguồn vốn mà các ngân hànghuy động được xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng nguồn vốn chủ yếu vẫn lànguồn tiền gửi của tổ chức kinh tế và dân cư Vấn đề huy động vốn tiền gửi sao chohiệu quả luôn là vấn đề khiến các nhà quản trị ngân hàng phải đau đầu, nhất là trongtình hình chính trị và kinh tế thế giới có nhiều bất ổn như hiện nay đã tác động đếntâm lý và thói quen tiêu dùng của người gửi tiền và gây những ảnh hưởng xấu đếncông tác huy động vốn của ngân hàng

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam Chi nhánh Quảng Bình (Co-opBankQuảng Bình) là loại hình ngân hàng có đặc điểm riêng, nhưngnằm trong hệ thốngcủa các NHTM Trước thực tế đòi hỏi, Ngân hàngCo-opBank Quảng Bình cũngchịu sức ép và chi phốibởi sự cạnh tranh, tồn tại và phát triển.Kết quả cho thấy,trong những năm qua hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốntiền gửi nói riêng tại Co-opBank Quảng Bình đã đạt những kết quả đáng mừng.Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động huy động vốn của Ngân hàng còn bộc lộ

Trang 14

nhiềutồn tại, hạn chế chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu cũng như đòi hỏi củakhách hàng, chưa khai thác được nguồn vốn tiềm tàng trong nền kinh tế, nguồnvốn tiền gửi trong thời gian dài cho đầu tư phát triển còn thiếu.

Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã chọn đề tài: “Nâng cao khả năng huy động vốn tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam,Chi nhánh Quảng Bình” để thực hiện

Luận văn thạc sỹ của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Từ đánh giá thực trạng huy động vốn, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằmnâng cao khả năng huy động vốn tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt nam, Chi nhánhQuảng Bình (Co-opBank Quảng Bình)

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động huy động vốn tại Co-opBank Quảng Bình Đối tượng điều tra: Khách hàng và lãnh đạo, cán bộ ngân hàng trực tiếp tham

gia hoạt động huy động vốn

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Tại Co-opBank Quảng Bình.

- Pham vi thời gian: Nguồn số liệu thứ cấp về hoạt động huy động vốn tại

Co-opBank Quảng Bình giai đoạn 2015 - 2017; nguồn số liệu sơ cấp được thu thập

từ Quí I/2018; phân tích, đánh giá thực trạng điều tra khảo sát khách hàng, lãnh đạo

Trang 15

pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn của Co-opBank Quảng Bình, giai đoạn

2018 - 2022

- Phạm vi nội dung: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về hoạt động huy

động vốn tại Co-opBank Quảng Bình

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp điều tra, thu thập dữ liệu, số liệu

Số liệu thứ cấp:

Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo, thông tin, số liệu lưu trữ tại opBank Quảng Bình, giai đoạn 2015 – 2017 và các văn bản Nhà nước, Ngân hàngNhà nước và Ngân hàng Hợp tác xã Việt nam … có liên quan đến hoạt động huyđộng vốn ngân hàng

Co-Bên cạnh đó, luận văn còn tiến hành thu thập thông tin từ các website, sáchbáo, tạp chí nghiên cứu khoa học, mô hình nghiên cứu và các giáo trình có liên quanđến vấn đề nghiên cứu

Số liệu sơ cấp:

Khảo sát và thu thập ý kiến đánh giá của các chuyên gia (kỹ thuật DELPHI)trong lĩnh vực ngân hàng như Trưởng phó phòng ban chức năng, Trưởng các phònggiao dịch và lãnh đạo Co-opBank Quảng Bình Đây là nguồn thông tin quan trọng

để luận văn làm cơ sở cho việc diều tra khách hàng và tìm ra cá giải pháp phù hợpvới các mục tiêu đề ra của luận văn

Tiếp đến, số liệu sơ cấp của luận văn được thu thập chủ yếu thông qua việcđiều tra khảo sát khách hàng, lãnh đạo và cán bộ có liên quan trực tiếp về hoạt độnghuy động vốn của Co-opBank Quảng Bình Nội dung điều tra được cụ thể hóa thànhnhững câu hỏi và phương án trả lời trong phiếu điều tra

- Phương pháp Chọn mẫu

+ Đối với đối tượng khảo sát là những khách hàng:

Trang 16

Nghiên cứu chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện, với yêu cầumức độ tin cậy là 95%, sai số chọn mẫu (e) không vượt quá 10% kích cỡ mẫu Kích

cỡ mẫu cho nghiên cứu được xác định theo công thức [2]:

= (1 − )Trong đó, n là kích cỡ mẫu dự tính, Z là giá trị tương ứng của miền thống kê.Với mức ý nghĩa α = 5%, Z = 1,96; p = 0,5 (cho kích cỡ mẫu lớn nhất); e: sai số chophép (10%) Kết quả số quan sát trong mẫu theo công thức là 96 Để đảm bảo sốlượng bảng hỏi thu về đầy đủ, nghiên cứu tiến hành khảo sát 160 bảng hỏi Kết quảthu về được 150 bảng hỏi đủ chất lượng để tiến hành phân tích

+ Đối với đối tượng điều tra là lãnh đạo, cán bộ có liên quan trực tiếp đếnhoạt động huy động vốn:

Khảo sát 50 người, là ban lãnh đạo chi nhánh, trưởng phó phòng giao dịch,trưởng phó phòng chức năng và các tổ chuyên môn, cán bộ nhân viên có liên quantrực tiếp đến hoạt động huy động vốn Kết quả thu đầy đủ 47 bảng hỏi đủ chấtlượng để tiến hành phân tích

- Thiết kế phiếu điều tra

+ Đối với đối tượng khảo sát là những khách hàng:

Để có được cái nhìn tổng quan về công tác huy động vốn tại Co-opBankQuảng Bình, luận văn đã thiết kế phiếu điều tra nhằm khảo sát các khách hàng (cánhân và tổ chức) có gửi tiền tại Ngân hàng

Phiếu điều tra gồm 3 phần: (i) Thông tin cơ bản của khách hàng như giới tính,

độ tuổi khách hàng, trình độ học vấn, nghề nghiệp; (ii) Mô tả sơ lược về hoạt động huyđộng vốn của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam Chi nhánh Quảng Bình; (iii) Đánh giácủa khách hàng về hoạt động huy động vốn của Co-opBank Quảng Bình

Tuy nhiên, để có một khung phân tích rõ ràng, có cơ sở và tránh bị bỏ sót cáckhía cạnh trong việc khảo sát khách hàng đối với công tác huy động vốn tại Ngânhàng Dựa trên sự tham khảo các chuyên gia là các cán bộ lãnh đạo Ngân hàng, các

Trang 17

SERVPERF, một mô hình chuyên được các chuyên gia khuyến nghị đo lương cáckhía cạnh của một sản phẩm dịch vụ, kể cả sản phẩm dịch vụ của ngân hàng Theo

đó, thang đo được xây dựng dựa trên 5 thành phần của mô hình: Tin cậy, Đáp ứng,Cảm thông, Hữu hình, Đảm bảo

+ Đối với đối tượng điều tra là lãnh đạo, cán bộ có liên quan trực tiếp đếnhoạt động huy động vốn:

Bảng hỏi được thiết kế nhằm thu thập ý kiến của lãnh đạo, cán bộ có liên quantrực tiếp đến hoạt động huy động vốn với các nội dung như sau: (i) Chiến lược huyđộng động vốn Chi nhánh Ngân hàng khoa học, phù hợp và có tính khả thi; (ii) Chinhánh ngân hàng đã xây dựng qui trình và tổ chức thực hiện công tác huy động vốnsát thực, phù hợp, năng động và có hiệu quả.; (iii) Chi nhánh ngân hàng đã thực hiệntốt Công tác quảng bá và triển khai thực tốt các chính sách trong hoạt động huy độngvốn; (iv) Cán bộ của Chi nhánh ngân hàng có phẩm chất, có trình độ, có kỹ năng tốt

và năng động trong hoạt động huy động vốn; (v) Chi nhánh ngân hàng đã có uy tíncao, tạo được lòng tín với khách hàng và (vi) Chi nhánh ngân hàng luôn đảm bảo tốtcác điều kiện nguồn lực và thời gian cho hoạt động huy động vốn

4.2 Phương pháp tổng hợp và phân tíchsố liệu

- Dùng phương pháp phân tổ thống kê để tổng hợp và hệ thống hóa tài liệunghiên cứu, số liệu điều tra theo các tiêu chí phù hợp với mục tiêu nghiên cứu

- Phương pháp tổng hợp: Số liệu, dữ liệu sau khi thu thập và sẽ tiến hànhphân loại thống kê (phân tổ) và tổng hợp theo các nhóm chỉ tiêu, tiêu chí có liênquan đến nội dung nghiên cứu

- Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để hệ thống hóa và tổng hợptài liệu điều tra theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu

- Phương pháp so sánh để phân tích dữ liệu theo chuỗi thời gian,nhằm phântích động thái (biến động, xu thế) của tình hình phát hoạt động huy động vốn củaNgân hàng Hợp tác xã Việt Nam Chi nhánh Quảng Bình giai đoạn 2015 - 2017

Trang 18

4.3 Phương pháp chuyên gia:

Tham khảo ý kiến các nhà lãnh đạo Chi nhánh Ngân hàng, các chuyên gia cóthâm niên và kinh nghiệm

5 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, kiến nghị Nội dung chính của Luậnvăn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động huy động vốn trong cácNgân hàng Thương mại

Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Chinhánh Quảng Bình

Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốntại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Chi nhánh Quảng Bình

Trang 19

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀHOẠT ĐỘNG

HUY ĐỘNG VỐN TRONG CÁC NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI

1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm Ngân hàng thương mại

1.1.1.1 Khái niệm

Tại Việt Nam, Ngân hàng được thành lập vào ngày 05/05/1951 theo Sắc lệnh

số 15/SL của Chủ tịch nước VNDCCH Trong giai đoạn 1951 - 1987, hệ thốngNgân hàng hoạt động theo mô hình một cấp nhằm phù hợp với cơ chế quản lý kếhoạch hoá tập trung Ngày 26/3/1988 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ NướcCHXHCN Việt Nam) ban hành Nghị định số 53-HĐBT về bộ máy NHNN ViệtNam quy định hệ thống Ngân hàng hoạt động theo mô hình hai cấp là Ngân hàngnhà nước (NHNN) và các Ngân hàng chuyên doanh trực thuộc

Theo Nghị định số 59/2009/NĐ-CP ngày 16/7/2009 của Chính phủ, Ngân

hàng thương mại (NHTM) là “Ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động Ngân

hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng (TCTD) và quy định khác của pháp luật” [1].

Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 đã định nghĩa về NHTM thông qua địnhnghĩa “ngân hàng” và “hoạt động ngân hàng” Theo đó, tại khoản 2 Điều 4 quy

định: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các

hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã” Khoản 12 Điều 4 quy định: “Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản” Khái niệm

Trang 20

NHTM đã được định nghĩa tại khoản 3 Điều 4 như sau: “NHTM là loại hình ngân

hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận” [14].

“Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài

chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế” [13].

Khái niệm về NHTM theo quan điểm của pháp luật hay của các nhà kinh tế ởcác quốc gia khác nhau không hoàn toàn giống nhau mặc dù có những điểm tươngđồng Tuy nhiên, dù các định nghĩa về NHTM ở mỗi quốc gia có khác nhau, nhưngnhìn chung lại, chúng ta thấy rằng bản chất NHTM được hiểu là: NHTM là mộtdoanh nghiệp đặc biệt kinh doanh tiền tệ với hoạt động thường xuyên là nhận tiềngửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán, thựchiện các nghiệp vụ kinh doanh khác nhau vì mục tiêu lợi nhuận và sự phát triển

chung của toàn bộ nền kinh tế.

1.1.1.2 Đặc điểm Ngân hàng thương mại

NHTM là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, do đó có những đặc thù riêng

có khác với các doanh nghiệp khác Cụ thể NHTM có những đặc điểm sau:

- NHTM là doanh nghiệp (DN) đặc thù hoạt động trong lĩnh vực kinh doanhtiền tệ - tín dụng vì mục tiêu lợi nhuận Các hoạt động của NHTM nhằm thúc đẩy

và lưu chuyển các dòng tiền tệ phục vụ cho việc giao dịch, thanh toán phát sinhhàng ngày trong nền kinh tế Đồng thời, thông qua các hoạt động huy động vốn vàcho vay các NHTM có khả năng tạo tiền từ các nghiệp vụ kinh doanh của mìnhthông qua các công cụ lãi suất, tỷ giá Vì vậy, NHTM là một mắt xích góp phần ổnđịnh chính sách tiền tệ quốc gia, đặc biệt là đối với các quốc gia đang chuyển đổinền kinh tế để tham gia hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế như Việt Nam

- Cấu trúc tài sản, cơ cấu vốn kinh doanh và nguồn sinh lợi nhuận củaNHTM có tính đặc thù riêng Do NHTM kinh doanh tiền và các giấy tờ có giá khác

Trang 21

chính khác đó là tài sản chủ yếu là tài sản tài chính Cơ cấu vốn kinh doanh gồmphần lớn là vốn huy động từ bên ngoài và chỉ một phần nhỏ là vốn tự có của ngânhàng Nguồn gốc sinh lời cũng khác so với các DN phi tài chính: NHTM chủ yếukiếm lợi nhuận từ hoạt động cho vay và đầu tư, trong khi đó các DN phi tài chínhkiếm lợi nhuận chủ yếu từ việc bán hàng hóa.

- Sản phẩm và dịch vụ mà ngân hàng kinh doanh là hàng hóa tài chính, nóicách khác, đó là tiền và các chứng từ có giá như là: Cổ phiếu, thương phiếu, hốiphiếu, trái phiếu và tín phiếu Đây là những sản phẩm cao cấp của nền kinh tế thịtrường, vì vậy được vận hành theo một quy trình và phải được điều hành bởi nguồnnhân lực có trình độ chuyên môn nhất định, dựa trên những cơ sở pháp lý do luậtpháp quy định

- Hoạt động kinh doanh của NHTM được phân vào nhóm hoạt động kinhdoanh có mức độ rủi ro cao và đối mặt với nhiều rủi ro nhất Các loại rủi ro có mốiquan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau và đều có thể gây tổn thất lớn cho hệthống NHTM Do đó, mà NHTM chịu ảnh hưởng dây chuyền với nhau Trong bốicảnh đó, không một ngân hàng nào có thể tồn tại và phát triển lâu dài mà không xâydựng cho mình hệ thống quản trị rủi ro hiệu quả Đồng thời, hoạt động kinh doanhcủa một ngân hàng đòi hỏi phải có sự hợp tác chặt chẽ với các ngân hàng khácnhằm chia sẻ rủi ro kinh doanh và cung cấp dịch vụ cho khách hàng, tránh tìnhtrạng như: sự sụp đổ của một ngân hàng làm lung lay toàn bộ hệ thống ngân hàng

- Trong quá trình hoạt động, NHTM tạo ra sản phẩm và dịch vụ trực tiếpcung ứng cho người tiêu dùng khi có nhu cầu Vì vậy, sự tồn tại của NHTM phụthuộc nhiều vào thương hiệu và sự tin tưởng của khách hàng Cho nên hoạt độngcủa NHTM rất nhạy cảm với thông tin, khách hàng dễ mất niềm tin khi tiếp nhậnbất kỳ thông tin nào bất lợi cho khách hàng Điều đó có thể đẩy ngân hàng lâm vàotình trạng mất khả năng thanh toán, thậm chí là phá sản Do vậy, các NHTM khôngngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng, đảm bảo uy tín và quảng báhình ảnh của mình tới khách hàng

- Hoạt động của NHTM chịu sự chi phối mạnh của yếu tố công nghệ Bêncạnh yếu tố con người, công nghệ chính là chìa khoá quan trọng để nâng cao hiệu

Trang 22

quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày nay Ứng dụng công nghệ cho phépngân hàng kiểm soát tốt hơn hoạt động kinh doanh của mình, rút ngắn thời giancung cấp dịch vụ và tạo thêm nhiều tiện ích cho kháchhàng.

1.1.2 Hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại

Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa, cung cấp vốn chonền kinh tế Với sự phát triển kinh tế và công nghệ hiện nay, hoạt động ngân hàng

đã có những bước tiến rất nhanh, đa dạng và phong phú hơn, song NHTM vẫn duytrì các nghiệp vụ cơ bản sau [12]:

1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn (HĐV) đây là nghiệp vụ cơ bản và quan trọng nhất,ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng Vốn được ngân hàng huy độngdưới nhiều hình thức khác nhau như huy động dưới hình thức tiền gửi, đi vay, pháthành giấy tờ có giá… Mặt khác, trên cơ sở nguồn vốn huy động được, ngân hàngcòn tiến hành cho vay phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất, cho các mục tiêuphát triển kinh tế của địa phương và cả nước Hoạt động huy động vốn của ngânhàng ngày càng mở rộng, tạo uy tín của ngân hàng ngày càng cao, các ngân hàngchủ động trong hoạt động kinh doanh, mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phầnkinh tế và các tổ chức dân cư, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng

1.1.2.2.Hoạt động sử dụng vốn

Đây là nghiệp vụ trực tiếp mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, nghiệp vụ sửdụng vốn của ngân hàng có hiệu quả sẽ nâng cao uy tín của ngân hàng, quyết địnhnăng lực cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường Do vậy, ngân hàng cần phảinghiên cứu và đưa ra chiến lược sử dụng vốn của mình sao cho hợp lý nhất Hoạtđọng (Nghiệp vụ) sử dụng vốn gồm có:

- Hoạt động cấp tín dụng:Cấp tín dụng bao gồm các hình thức nhưCho

vay; chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác; Bảolãnh ngân hàng; Cho thuê tài chính; Bao thanh toán trong nước, bao thanh toán quốc

tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế; Các hình thức cấptín dụng khác sau khi được NHNN chấp thuận.Trong đó, cho vay là hoạt động quan

Trang 23

trọng nhất của các NHTM, nhìn chung thì khoảng 60% - 75% thu nhập của ngânhàng là từ các hoạt động cho vay Thành công hay thất bại của một ngân hàng tùythuộc chủ yếu vào việc thực hiện kế hoạch tín dụng và thành công của tín dụng xuấtphát từ chính sách cho vay của ngân hàng Các loại cho vay có thể phân loại bằngnhiều cách, bao gồm: mục đích, hình thức bảo đảm, kỳ hạn, nguồn gốc và phươngpháp hoàn trả

- Hoạt động đầu tư:Bên cạnh cấp tín dụng, ngân hàng còn sử dụng vốn để

đầu tư nhằm đa dạng các nghiệp vụ để cung cấp đầy đủ kịp thời nguồn vốn cho nềnkinh tế Có 2 hình thức đầu tư chủ yếu là: Đầu tư vào mua bán kinh doanh chứngkhoán hoặc đầu tư góp vốn vào các doanh nghiệp, các công ty khác và đầu tư vàotrang thiết bị tài sản cố định phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng

- Hoạt động khác:Trung gian tài chính có rất nhiều lợi thế,một trong những

lợi thế đó là ngân hàng thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hoá

và dịch vụ Để thanh toán nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí, ngân hàngcòn đưa ra cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán như thanh toán bằng séc,lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụthu hộ và chi hộ,…Mặt khác, các NHTM còn tiến hành môi giới, mua bán chứngkhoán cho khách hàng và làm đại lý phát hành chứng khoán cho các công ty Ngoài

ra, ngân hàng còn được quyền ủy thác, nhận ủy thác, làm đại lý trong lĩnh vực liênquan đến hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản theo quy địnhcủa NHNN

Các nghiệp vụ trên nếu thực hiện tốt sẽ đảm bảo cho ngân hàng tồn tại vàphát triển vững mạnh trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay,bởi vì các nghiệp vụ này có mối liên hệ chặt chẽ thường xuyên tác động qua lại vớinhau Chất lượng của các dịch vụngân hàng ảnh hưởng rất lớn và mang tính chấtquyết định đến hoạt động của nền kinh tế

Trang 24

1.2 HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm huy động vốn trong các Ngân hàng thương mại

1.2.1.1 Khái niệm

Nguồn vốn là khối lượng tiền mà các NHTM đã huy động được có thể sửdụng vào mục đích cho vay, đầu tư và hoạt động dịch vụ khác của Ngân hàng.Nguồn vốn đóng vai trò hết sức quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển củaNHTM

“Nguồn vốn của NHTM là những phương tiện tài chính, tiền tệ trong xã hội

mà ngân hàng thu hút động viên, quản lý để cho vay và thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác của ngân hàng” [12].

Hoạt động huy động vốn (còn gọi là hoạt động nhận tiền gửi) “Huy động vốn

là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận”

1.2.1.2 Đặc điểm nguồn vốn huy động của Ngân hàng thương mại

Nguồn vốn huy động là một trong những vấn đề mang tính đặc thù riêng củaNHTM, là tiêu chí quan trọng và duy nhất để phân biệt giữa NHTM và các doanhnghiệp khác Chính sự đặc biệt này đã làm cho nguồn vốn huy động có một số đặcđiểm sau [13]:

- Nguồn vốn huy động chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn củaNHTM Các NHTM hoạt động được chủ yếu là nhờ vào nguồn vốn này và nếukhông có nguồn vốn huy động, ngân hàng sẽ không đủ vốn để tài trợ đầu tư chovay, phục vụ hoạt động kinh doanh của mình

- Nguồn vốn huy động có tính cạnh tranh rất mạnh Một trong những tiêuchí quan trọng để người dân lựa chọn ngân hàng để gửi tiền chính là khả năng cungứng nhiều tiện ích từ tiền gửi chứ không chỉ đơn thuần là chức năng cất trữ tiền tệđảm bảo an toàn và kiếm lời qua lãi suất Do đó khách hàng sẽ luôn tìm đến những

Trang 25

ngân hàng có uy tín, sản phẩm dịch vụ phong phú và cung ứng dịch vụ thuận tiện.Chính vì vậy để thu hút khách hàng và huy động vốn đạt hiệu quả cao, các NHTM

sẽ phải cạnh tranh gay gắt, đưa ra các khung lãi suất thật hấp dẫn, nâng cao chấtlượng phục vụ… nên nguồn vốn huy động này có chi phí huy động vốn khá cao

- Một điểm khác biệt cơ bản so với vốn chủ sở hữu là tính không ổn địnhcủa nguồn vốn huy động, đặc biệt là các nguồn tiền gửi không kỳ hạn, khách hàng

có thể rút ra bất cứ lúc nào Do đó, để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanhcủa mình và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng thì ngân hàng phảiduy trì một khoản dự trữ thanh khoản, tránh sự sụt giảm đột ngột về nguồn vốn củangân hàng, gây mất lòng tin đối với khách hàng

- Nếu vốn điều lệ được sử dụng để hùn vốn, mua cổ phần hay đầu tư chứngkhoán, thì nguồn vốn huy động với những đặc điểm riêng có như trên nên cácNHTM không được sử dụng nguồn vốn này để đầu tư mà chỉ được sử dụng trongcác hoạt động tín dụng và bão lãnh

1.2.2 Vai trò của hoạt động huy động vốn

Trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước nói chung và các NHTM nóiriêng, nguồn vốn huy động luôn giữ vai trò quyết định đến sự phát triển lâu dài vàvững chắc, bởi vì sự chi viện, bổ sung từ bên ngoài dù là viện trợ cho vay hay đầu

tư nước ngoài cũng chỉ là tạm thời Những cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ củacác nước trong khu vực và trên thế giới trong thời gian qua đã minh chứng rằngkhông thể và không nên hoàn toàn mong đợi sự tăng trưởng, phát triển nhanh vàvững chắc nhờ vào nguồn vốn bên ngoài mà phải tích cực mở rộng công tác huyđộng vốn từ nội bộ nền kinh tế của đất nước

Kinh nghiệm của các nước cho thấy, để ổn định thị trường tiền tệ và đặc biệttrong điều kiện hiện nay ở nước ta, lạm phát có xu hướng quay trở lại thì Nhà nướcphải sử dụng đồng bộ các giải pháp về kinh tế, tài chính, tiền tệ, trong đó tăngcường huy động vốn trong dân qua hệ thống NHTM là một giải pháp khá hữu hiệu.Khách hàng gửi tiền mong muốn được hưởng một lãi suất tiền gửi thực dương, do

đó việc kiềm chế lạm phát và ổn định giá trị đồng tiền là một yêu cầu hàng đầu củaNgân hàng Nhà nước (NHNN) và Chính phủ ta Thông thường trong các chỉ tiêu

Trang 26

tăng trưởng kinh tế, thì tăng trưởng huy động vốn và tăng trưởng tín dụng được đưa

ra với những tỷ lệ gần giống nhau

Theo kế hoạch phát triển KT - XH 5 năm giai đoạn 2016-2020, chỉ tiêu vềtốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán bằng tốc độ tăng trưởng tín dụng và bằngvới mức độ tăng trưởng huy động vốn Do vậy muốn tăng trưởng phải đầu tư, muốn

có vốn đầu tư phải huy động vốn từ dân chúng, từ nền kinh tế Đây là nhiệm vụđược chú trọng nhiều nhất vì nó đem lại lợi ích cho cả 3 bên

1.2.2.1 Vai trò đối với Ngân hàng thương mại

Quyết định quy mô, chất lượng tín dụng của NHTM

Chất lượng và tính ổn định của các nguồn vốn đặc biệt là vốn huy động cóảnh hưởng lớn đến hoạt động cho vay và đầu tư của NHTM Thông thường, so vớicác ngân hàng có nguồn vốn lớn thì ngân hàng nhỏ có phạm vi hoạt động giới hạnhơn, khoản mục đầu tư và cho vay kém đa dạng hơn, phạm vi và khối lượng chovay nhỏ hơn Nguồn vốn huy động không những giúp cho ngân hàng bù đắp đượcthiếu hụt trong thanh toán, tăng nguồn vốn trong kinh doanh mà thông qua huyđộng vốn, ngân hàng nắm bắt được năng lực tài chính của khách hàng có quan hệtín dụng với ngân hàng Qua đó, ngân hàng có căn cứ để xác định mức vốn đầu tưcho vay đối với những khách hàng đó hoặc có thể phát hiện kịp thời các hoạt độngrửa tiền, trốn thuế, gian lận của các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp

Cơ cấu nguồn vốn cũng ảnh hưởng đến cơ cấu cho vay của NHTM bởi ngânhàng cho vay chủ yếu bằng vốn huy động được Đôi khi ngân hàng có thể dùng vốnhuy động ngắn hạn để cho vay trung dài hạn nhưng không được vượt quá một tỷ lệnhất định vì sẽ dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán của ngân hàng Thôngthường, các NHTM huy động được một tỷ trọng lớn vốn trung và dài hạn thì có thể

mở rộng nghiệp vụ tín dụng trung dài hạn

Tạo sự chủ động trong kinh doanh cho các NHTM

Để duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh, đòi hỏi NHTM phải có nguồnvốn vừa lớn (quy mô), vừa dài (ổn định) thì mới có thể chủ động trong hoạt độngkinh doanh của mình Từ việc sử dụng nguồn vốn huy động để mở rộng cấp tín

Trang 27

cao năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ gia đình, tăng thu nhập,đưa nền kinh tế ngày càng phát triển Đồng thời, khi hoạt động sản xuất kinh doanhcủa các thành phần kinh tế có hiệu quả, ngoài việc trả nợ vay đến hạn, hoặc kháchhàng sẽ có nhu cầu vay lớn hơn để mở rộng quy mô hoạt động, hoặc nguồn tiền lãithu được sẽ đầu tư vào ngân hàng dưới dạng tích lũy, đầu tư, từ đó gia tăng đượcnguồn vốn cho NHTM Như vậy, khi NHTM có nguồn vốn lớn và quản lý tốt nguồnvốn đó thì nguồn vốn sẽ có sự luân chuyển một cách nhịp nhàng, hiệu quả và ngàycàng mở rộng hơn Ngân hàng cũng sẽ chủ động hơn trong việc đa dạng hoá cáchình thức và phương thức hoạt động nhằm phân tán rủi ro và tăng lợi nhuận, phục

vụ cho mục tiêu cuối cùng của ngân hàng là an toàn và sinh lời

Góp phần nâng cao uy tín, năng lực cạnh tranh của NHTM

Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và ngày càng phát triển, các NHTMbuộc phải tạo lập uy tín của mình trên thị trường Uy tín đó thể hiện ở khả năng sẵnsàng thanh toán chi trả cho khách hàng, sẵn sàng cung cấp các dịch vụ khách hàngyêu cầu Việc này cũng đòi hỏi NHTM phải có một lượng vốn lớn, linh hoạt Để đạtđược điều đó thì NHTM phải không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung

và công tác huy động vốn nói riêng

Thông qua hoạt động huy động vốn NHTM có thể đo lường được uy tín cũngnhư sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng từ đó có những biện phápkhông ngừng hoàn thiện hoạt động huy động vốn để giữ vững và mở rộng quan hệvới khách hàng Ngoài ra, như đã nói ở trên, vốn huy động dồi dào giúp các NHTMchủ động trong kinh doanh, mở rộng phạm vi hoạt động, cải tiến công nghệ, chấtlượng sản phẩm qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng

1.2.2.2 Vai trò đối với khách hàng

Nghiệp vụ huy động vốn cung cấp cho khách hàng một kênh tiết kiệm và đầu

tư nhằm làm cho tiền của họ sinh lợi, tạo cơ hội cho họ có thể gia tăng tiêu dùngtrong tương lai

Thông qua nghiệp vụ huy động vốn, khách hàng có cơ hội tiếp cận với các dịch

vụ của ngân hàng, đặc biệt là các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và dich vụ tín dụngkhi khách hàng cần vốn cho sản xuất kinh doanh hoặc cần tiền cho tiêu dùng

Trang 28

Bên cạnh đó nghiệp vụ huy động vốn còn cung cấp cho khách hàng một nơi

an toàn để cất trữ và tích luỹ vốn tạm thời nhàn rỗi

1.2.2.3 Vai trò đối với nền kinh tế

Thông qua hoạt động cấp tín dụng, các NHTM đã huy động các nguồn vốnnhàn rỗi trong nền kinh tế một cách có hiệu quả và luân chuyển nó đến nơi thiếuvốn kịp thời Từ đó góp phần gia tăng tốc độ luân chuyển vốn và nâng cao hiệu quả

sử dụng vốn của nền kinh tế

Ngoài ra, việc NHTM cấp tín dụng cho các tổ chức và cá nhân trong nềnkinh tế cũng góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, điều hòa vốn trong toàn

bộ nền kinh tế từ đó gia tăng hiệu quả trong việc chống lạm phát

Nói tóm lại, huy động vốn trong nền kinh tế là hàn thử biểu quan trọng, qua

đó đánh giá năng lực cạnh tranh của mỗi NHTM Do vậy, một trong những phươngpháp quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh của các ngân hàng là việc tăng cườnghuy động vốn trong dân, và để thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn nhàn rỗi về phíamình, các NHTM phải đưa ra nhiều phương thức và hình thức khác nhau như huyđộng vốn qua các loại tài khoản tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá…Các hình thứcnày sẽ được thể hiện chi tiết ở phần tiếp theo của chương này

1.2.3 Phân loại các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại

NHTM huy động vốn thông qua hoạt động nhận tiền gửi từ nhiều thành phầnkinh tế với các hình thức và kỳ hạn huy động khác nhau nhằm huy động tối đa nguồnvốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để mở rộng cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán.Nguồn vốn huy động thường chiếm tỷ trọng lớn (từ 80% trở lên) và đóng vai trò hếtsức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Nguồn vốn huy động củaNHTM thường đa dạng, có thể phân loại theo các tiêu thức như sau:

1.2.3.1 Huy động vốn theo thời hạn huy động

- Tiền gửi không kỳ hạn (Demand Deposit): Là loại tiền gửi không có kỳ

hạn xác định, người gửi tiền có thể sử dụng (rút ra, gửi vào, thanh toán…) bất kỳlúc nào tuỳ theo nhu cầu của mình Do tính chất linh hoạt có thể rút ra bất kỳ lúcnào nên lãi suất của loại tiền gửi này thường thấp hơn nhiều so với các loại tiền gửi

Trang 29

trực tiếp tại quầy giao dịch Ngân hàng, hiện tại các NHTM gia tăng tiện ích chongười gửi tiền thông qua phương tiện thanh toán thẻ ATM, khách hàng có thể sửdụng tài khoản tiền gửi của mình để chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, gửi tiếtkiệm online… Nguồn vốn không kỳ hạn có vai trò quan trọng đối với hoạt động củaNHTM vì có lãi suất thấp, là cơ sở để hạ lãi suất đầu vào, gia tăng hiệu quả cho đơn

vị Tuy nhiên do tính chất không ổn định nên đòi hỏi Ngân hàng phải tính toán duytrì tỷ lệ hợp lý trong cơ cấu vốn nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản cũng như cânđối sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này

- Tiền gửi có kỳ hạn (Term Deposit): Là loại tiền gửi có xác định về thời hạn

gửi Ngay khi gửi tiền, Ngân hàng và khách hàng thống nhất thỏa thuận về số tiền gửi,

kỳ hạn gửi và lãi suất cho khoản tiền gửi đó Do đặc tính của khoản tiền gửi này là cótính ổn định cao nên Ngân hàng có thể chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình.Với nguồn vốn có kỳ hạn này, Ngân hàng sẽ sử dụng để cho vay các khoản trung, dàihạn hoặc đầu tư vào các lĩnh vực sinh lời Kỳ hạn của tiền gửi thông thường được tínhtheo tháng, từ 1 tháng đến 60 tháng tùy vào chính sách huy động của mỗi Ngân hàng

Do tính chất ổn định nên các khoản tiền gửi có kỳ hạn thường được trả lãi cao hơn sovới khoản tiền gửi không kỳ hạn Thông thường tiền gửi có kỳ hạn khi rút trước hạnđược trả lãi suất theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn

1.2.3.2 Huy động vốn theo loại tiền huy động

- Nguồn vốn nội tệ: Là các khoản tiền gửi bằng đồng Việt Nam (VND),

thông thường chiếm trên 80% tổng vốn huy động của các NHTM;

- Nguồn vốn ngoại tệ: Là các khoản tiền gửi bằng các loại ngoại tệ mạnh

như Đôla Mỹ (USD), Bảng Anh (GBP), Đồng tiền Châu Âu (EUR)…

1.2.3.3 Huy động vốn theo nhóm khách hàng huy động

- Nhóm khách hàng cá nhân: Nhóm khách hàng cá nhân giao dịch tại

NHTM thường đa dạng nhiều thành phần, nhiều tầng lớp dân cư như cán bộ, côngchức, viên chức, công nhân, nông dân Điểm chung của nhóm khách hàng cá nhân

là khi gửi tiền vào Ngân hàng, thường vấn đề đầu tiên họ quan tâm là lãi suất, nghĩa

là họ muốn biết tài sản của họ sẽ đạt mức sinh lợi bao nhiêu sau thời gian gửi vàoNgân hàng Vì vậy để huy động các khoản tiền gửi tiết kiệm có tính ổn định cao từ

Trang 30

nhóm khách hàng cá nhân, các NHTM phải có chính sách lãi suất phù hợp để thuhút Bên cạnh đó các yếu tố uy tín, thương hiệu của Ngân hàng, sự thuận tiện tronggiao dịch gửi tiền, rút tiền cũng là mối quan tâm của nhóm khách hàng cá nhân.

- Nhóm khách hàng tổ chức, doanh nghiệp: Bao gồm các đơn vị của Nhà

nước, các đơn vị của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổchức xã hội - nghề nghiệp, các loại hình doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanhnghiệp Nhóm khách hàng này thường có nhu cầu mở tài khoản, gửi tiền vào Ngânhàng với mục đích sử dụng các dịch vụ qua Ngân hàng, nhất là dịch vụ thanh toánmua bán hàng hóa dịch vụ Vì vậy mối quan tâm lớn nhất đối với nhóm kháchhàng này là sự phục vụ nhanh chóng, kịp thời, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của đơn vị

về các vấn đề liên quan dịch vụ thanh toán Đối với nhóm khách hàng này, Ngânhàng cần quan tâm cải tiến các sản phẩm dịch vụ, đồng thời đổi mới phong cáchgiao dịch phục vụ tạo sự thoải mái cho khách hàng

1.2.3.4 Huy động vốn theo loại hình huy động

- Tiền gửi tiết kiệm (Savings Deposit): Bao gồm tiền gửi tiết kiệm không kỳ

hạn và có kỳ hạn Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn cơ bản giống với tiền gửi không

kỳ hạn (Người gửi tiền được quyền gửi vào, rút ra theo nhu cầu sử dụng mà khôngcần báo trước cho Ngân hàng, được hưởng lãi suất không kỳ hạn đối với số tiềngửi), tuy nhiên sản phẩm này không được sử dụng để thanh toán Tiền gửi tiết kiệm

có kỳ hạn “được thiết kế dành cho khách hàng cá nhân có nhu cầu gửi tiền nhằmmục đích an toàn, sinh lợi và kế hoạch hóa được việc sử dụng số dư trên tài khoảntiền gửi”

- Giấy tờ có giá (Collateral Security): “GTCG là bằng chứng xác nhận nghĩa

vụ trả nợ giữa TCTD phát hành với người mua GTCG trong một thời hạn nhất định,điều kiện trả lãi và các điều kiện khác” TCTD được phát hành GTCG theo hìnhthức GTCG ghi danh và GTCG vô danh TCTD phát hành quyết định phù hợp vớilãi suất thị trường và quy định về lãi suất của NHNN trong từng thời kỳ, đảm bảohiệu quả kinh doanh và an toàn hoạt động cho TCTD

- Tiền gửi thanh toán: Là khoản tiền gửi mà khách hàng là các tổ chức, cá

Trang 31

trung gian thanh toán cho nền kinh tế, Ngân hàng tạo được một nguồn vốn từ hoạtđộng thanh toán: vốn trên tài khoản mở thư tín dụng, tài khoản tiền gửi chờ thanhtoán… NHTM cũng thu hút được một lượng vốn đáng kể trong quá trình thu hộhoặc chi hộ khách hàng, làm đại lý cho các TCTD khác, nhận vốn uỷ thác của các

tổ chức trong và ngoài nước…, có thể sử dụng tạm thời các khoản tiền này vào kinhdoanh Các khoản tiền gửi thanh toán một mặt làm phát triển hệ thống thanh toánkhông dùng tiền mặt qua hệ thống Ngân hàng, tiết kiệm chi phí trong lưu thông, mặtkhác kiểm soát được hoạt động của các doanh nghiệp

- Tiền gửi của các TCKT, tổ chức khác: Là khoản tiền gửi của các tổ chức,

đơn vị nhằm mục đích đầu tư để thu lãi dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn Thôngthường đây là những khoản tiền gửi tương đối lớn, lãi suất đối với tiền gửi tổ chứcthường nhỏ hơn hoặc bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tùy theo chính sáchthu hút nguồn vốn của các NHTM theo từng thời điểm nhất định

- Tiền gửi của các TCTD: Thông thường các NHTM thiếu vốn sẽ nhận các

khoản tiền gửi từ các NHTM thừa vốn để cân đối đáp ứng nhu cầu kinh doanh cũngnhư khả năng thanh khoản Các NHTM thừa vốn thì đầu tư tiền gửi cho NHTMkhác nhằm mục đích sinh lời và tiết giảm chi phí Tùy theo CSTT từng giai đoạn màNHNN có quy định cụ thể hoạt động và thời hạn cho vay, nhận tiền gửi lẫn nhaucủa các NHTM nhằm tạo điều kiện cho các NHTM thực hiện kinh doanh vốn dễdàng hơn và chủ động trong việc đáp ứng nhu cầu thanh khoản mà không cần phảinhờ sự hỗ trợ của NHNN

1.2.3.5 Huy động vốn theo địa bàn huy động

- Khu vực thành thị: Là nguồn vốn huy động từ các chi nhánh NHTM đóng

trên địa bàn các thành phố, thị xã, vùng đô thị lớn Đây là khu vực có tiềm năng huyđộng nhiều món lớn do lượng dân cư đông, mức thu nhập tương đối cao và ổn định

- Khu vực nông thôn: Là nguồn vốn huy động từ các chi nhánh NHTM đóng

trên địa bàn vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, khách hàng chủ yếu là hộ sản xuấtnông - lâm - ngư - diêm nghiệp Đây là địa bàn có nhiều tiềm năng để huy động vốn

và phát triển các sản phẩm dịch vụ, tuy nhiên thu nhập của các hộ thấp và khá bấpbênh do ảnh hưởng của thời tiết, giá cả nên đa số chỉ là những món nhỏ, lẻ

Trang 32

1.3.CÁC CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG KHẢ NĂNG VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ

Khả năng và hiệu quả huy động vốn của NHTM nói chung và Ngân hàngHTX nói riêng được đánh giá thông qua các chỉ tiêu cơ bản như sau:

1.3.1 Quy mô, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn

Quy mô vốn huy động có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của ngânhàng Ngân hàng muốn mở rộng hoạt động đòi hỏi phải có quy mô nguồn vốn lớn.Tuy nhiên, quy mô nguồn vốn phải phù hợp với quy mô hoạt động, khả năng mởrộng tín dụng của ngân hàng Việc mở rộng hoạt động chỉ thực sự an toàn khi nguồnvốn luôn có tốc độ tăng trưởng ổn định Nếu quy mô nguồn vốn lớn, nhưng ngânhàng không kiểm soát, không dự đoán được xu hướng của các dòng tiền gửi vào vàrút ra trong giai đoạn tiếp theo thì sẽ rất khó khăn trong việc cân đối cho vay và đầu

tư Việc ước lượng quy mô nguồn vốn giúp các ngân hàng chủ động và đưa ranhững quyết định về quy mô cho vay, đầu tư, góp phần tăng lợi nhuận, nâng caohiệu quả kinh doanh của ngân hàng

Nguồn vốn huy động năm n-1Hiện nay, hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói chung và các Ngân hàng HTXnói riêng đang áp dụng cách tính tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động dựa trên

số tuyệt đối tại thời điểm (31 tháng 12 năm hiện hành so với 31/12 năm trước liềnkề) nên phản ánh thiếu chính xác vì chỉ mang tính thời điểm Để tính tốc độ tăngtrưởng về chỉ tiêu hoạt động của một NHTM (huy động, cho vay…) cần tính theo

số bình quân (các ngày trong tháng, các tháng trong năm) thì mới đảm bảo đánh giáchính xác hiệu quả hoạt động của ngân hàng đó Đồng thời, tốc độ tăng trưởng phảiđược so sánh với số lượng, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng khách hàng, tốc độ tăngtrưởng chung (của ngành, của khu vực…), so sánh với kế hoạch, so sánh với đối thủcạnh tranh trên địa bàn… thì mới có thể thấy được mức độ phát triển của Ngân hàng

đó trên thị trường tài chính tiền tệ tại khu vực hay địa phương

Trang 33

1.3.2 Thị phần nguồn vốn huy động

Thị phần nguồn vốn huy động là phần nguồn vốn huy động mà ngân hàngchiếm lĩnh được trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh hoạt động trong cùnglĩnh vực và trên cùng địa bàn Thị phần nguồn vốn huy động thường được tính theocông thức:

Thị phần nguồn

vốn huy động =

Nguồn vốn huy động của NHTM

x 100 (%)Tổng nguồn vốn huy động của các

NHTM trên địa bàn/khu vựcNgan hàng nào có thị phần càng lớn càng chứng tỏ được uy tín, vị thế của mìnhtrên thị trường tài chính tiền tệ, đồng thời có nguồn vốn dồi dào để chủ động mở rộngtín dụng đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, gia tăng lợi nhuận cho đơn vị mình

1.3.3 Cơ cấu nguồn vốn

Cơ cấu nguồn vốn là tỷ trọng mỗi loại tiền gửi huy động trên tổng nguồn vốnhuy động Việc xác định cơ cấu nguồn vốn phụ thuộc vào nhiều yếu tố Ngân hàngđịnh hướng đầu tư hoặc cho vay vào lĩnh vực nào, với quy mô tương ứng bao nhiêuthì cũng sẽ có kế hoạch xây dựng cơ cấu nguồn vốn tương ứng Ngoài ra, cơ cấunguồn vốn còn chịu tác động bởi mục đích gửi tiền của khách hàng, tình hình KT-

XH Cơ cấu vốn cần đa dạng thể hiện ở việc duy trì một tỷ lệ giữa vốn huy độngngắn hạn và dài hạn, giữa vốn nội tệ và ngoại tệ, giữa tiền gửi thanh toán và tiền gửidân cư… Nếungân hàng có chất lượng huy động vốn tốt sẽ có nguồn vốn ổn định và

cơ cấu vốn cân đối, tránh cho ngân hàng phải rơi vào tình trạng căng thẳng về thanhkhoản và tài chính trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt

Ngân hàng phải dự đoán xu hướng biến đổi cơ cấu nguồn vốn huy động để từ

đó xây dựng kế hoạch sử dụng vốn phù hợp Mỗi loại nguồn vốn có điểm mạnh,điểm yếu riêng biệt trong việc huy động và khai thác Do đó, sự biến động về nguồnvốn sẽ kéo theo sự biến đổi trong cơ cấu cho vay, đầu tư… và từ đó kéo theo sựthay đổi về lợi nhuận, rủi ro trong hoạt động ngân hàng Sự biến đổi cơ cấu vốn huyđộng phụ thuộc một phần vào kế hoạch điều chỉnh của ngân hàng và những nhân tốbên ngoài, đòi hỏi ngân hàng phải thường xuyên nghiên cứu và tiếp cận thị trường,đối thủ cạnh tranh…

Trang 34

1.3.4 Chi phí huy động vốn

Chi phí huy động vốn là những khoản chi phí mà ngân hàng phải bỏ ra cho

hoạt động huy động vốn Thông thường chi phí trả lãi là chi phí lớn nhất trong tổngchi phí của ngân hàng Đó là số tiền lãi ngân hàng phải trả cho khách hàng dựa trên

số tiền gửi, mức lãi suất và thời hạn gửi của khách hàng

Chi phí lãi = 

n

1 i

360) /Ni

*Vi

*(AiTrong đó:

Ai: giá trị nguồn vốn thứ i

Vi: lãi suất nguồn vốn thứ i (%/năm)

Ni: số ngày thực tế duy trì của nguồn vốn thứ i

Lãi suất của các khoản tiền gửi tùy thuộc vào mức lãi suất quy định củaNHTM tại thời điểm khách hàng gửi tiền NHTM thường ấn định lãi suất theo kỳhạn và sản phẩm cụ thể dựa trên quy định của NHNN về lãi suất, tình hình thực tếcạnh tranh, nhu cầu của khách hàng, chiến lược huy động vốn từng thời kỳ của mỗingân hàng Chi phí trả lãi huy động vốn (còn gọi là lãi suất đầu vào) càng thấp thìcác ngân hàng càng thuận lợi hơn trong việc ấn định lãi suất cho vay, phí dịch vụđểhoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận như kỳ vọng

Để xác định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, ngoài chi phí vốn, cần xemxét thêm các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn, chênh lệch lãi suất, hoặc căn cứ vàochỉ tiêu lợi nhuận thì mới chính xác và phù hợp Trong đó chỉ tiêu hiệu quả sử dụngvốn cho thấy với mỗi đồng vốn cho vay ngân hàng thu lại được bao nhiêu đồng tiềnlãi Giá trị chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ lợi nhuận thu về càng cao Chỉ tiêu chênhlệch lãi suất được tính theo công thức tại Thông tư 05/TT-NH1 ngày 17/8/1996 củaNgân hàng NN “Hướng dẫn về phạm vi áp dụng trần lãi suất cho vay trên địa bànnông thôn và phương pháp tính chênh lệch lãi suất bình quân” [8]:

Chênh lệch lãi suất

Trang 35

1.3.5 Tính an toàn trong hoạt động kinh doanh (Khả năng cân đối vốn)

Ngân hàng thực hiện chức năng trung gian tín dụng thông qua việc huy độngcác nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và sử dụng số vốn huy động được để đầu tư,cho vay, góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn trong nền kinh tế, đáp ứng nhucầu vốn cho sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng

Một số chỉ tiêu phản ánh tính cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn củaNHTM:

- Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi: Điều 18 Thông tư số

13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của 13/2010/TT-NHNN “về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt độngcủa tổ chức tín dụng” quy định tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động củacác NHTM là 80% [10] Điều 27 Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014

“Quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD, chinhánh Ngân hàng nước ngoài” (có hiệu lực thi hành từ 1/2/2015) nâng tỷ lệ tối đa

dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi theo đồng Việt Nam của NHTM Nhà nước lên90% [11]

- Cân đối vốn và sử dụng vốn theo kỳ hạn: Là khả năng cân đối nguồn vốn

ngắn hạn hoặc nguồn vốn trung hạn, dài hạn để đáp ứng các nhu cầu tín dụng ngắnhạn hoặc trung, dài hạn của nền kinh tế Sự tương quan về cơ cấu vốn thường đượcxét theo Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn so dư nợ ngắn hạn và Tỷ lệ nguồn vốn trung, dàihạn so dư nợ trung, dài hạn

Thông thường các chi nhánh NHTM tự chịu trách nhiệm trong việc quản lý tàisản Nợ (vốn huy động) và tài sản Có (vốn cho vay) tại đơn vị mình Còn các tiêuchí như giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động, thừa thiếu vốn… đượcquản lý trực tiếp tại Trụ sở (Hội sở) chính của NHTM Việc áp dụng các tỷ lệ tối đacủa dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sửdụng để cho vay trung và dài hạn, tỷ lệ khả năng chi trả… thường được các “Ngânhàng mẹ” tính toán điều hành chung trong toàn hệ thống, các chi nhánh trực thuộcchỉ thực hiện kinh doanh theo phạm vi được phân cấp của mình trên cơ sở chỉ tiêu

kế hoạch quý, năm được giao

Trang 36

1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN 1.4.1 Nhóm nhân tố khách quan

1.4.1.1 Môi trường kinh tế, chính trị xã hội

Môi trường kinh tế, chính trị xã hội,các chu kỳ kinh tế có ảnh hưởng lớn đếnviệc huy động vốn của ngân hàng Trong điều kiện nền KT-XH có sự ổn định vàphát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi, khả năng huy động vốn của cácngân hàng sẽ thuận lợi hơn do những người có nguồn tiền nhàn rỗi sẽ yên tâm gửitiền vào Ngân hàng thay vì tích trữ vàng, ngoại tệ hay đầu tư bất động sản để kiếmlời, song song với đó là nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh cũng ngàymột gia tăng Mặt khác, khi KT-XH ổn định và phát triển, thu nhập của các tổ chức,

cá nhân ngày càng tăng lên, việc huy động vốn sẽ gặp thuận lợi Ngược lại, trongđiều kiện nền kinh tế suy thoái hoặc bất ổn, tình trạng thiểu phát hoặc lạm phát giatăng, đời sống nhân dân gặp khó khăn, sản xuất kinh doanh ngừng trệ, giá cả và sứcmua của đồng tiền biến động mạnh, người dân có xu hướng tích trữ vàng, USDhoặc các dạng tài sản khác có tính ổn định hơn, từ đó làm hạn chế khả năng huyđộng vốn của các ngân hàng Thực tế ở Việt Nam hay xuất hiện tình trạng “tâm lýđám đông”, thường phản ứng tiêu cực với những thông tin mang tính nhạy cảm vềchính trị, kinh tế… Những hiện tượng “bong bóng bất động sản”, “sóng thần chứngkhoán 2008”, “cơn sốt mua vàng”, thậm chí là những động thái “bỏ trứng vào nhiềugiỏ” Chính vì vậy, môi trường kinh tế, chính trị xã hội có ảnh hưởng hết sức quantrọng đối với hoạt động của NHTM, đặc biệt là trong công tác huy động vốn

1.4.1.2 Hệ thống pháp luật và chính sách tiền tệ quốc gia

Hệ thống pháp luật đảm bảo cho các chủ thể và các hoạt động trong nền kinh

tế tuân thủ theo khuôn khổ pháp luật quy định Ngành ngân hàng là ngành chịu tácđộng mạnh trước các chính sách của Nhà nước Nếu những quy định của pháp luậtchặt chẽ, rõ ràng, đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng yên tâm hoạt độngkinh doanh của mình Ngược lại, nếu chính sách pháp luật thiếu rõ ràng, văn bảnthiếu nhất quán, có nhiều kẽ hở để “lách luật”… sẽ gây khó khăn cho hoạt động củacác ngân hàng, đặc biệt là trong công tác sử dụng vốn để cấp tín dụng và phục vụ

Trang 37

Sự thay đổi những chủ trương, chính sách liên quan đến hoạt động của cácdoanh nghiệp, ngân hàng cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động củacác đơn vị Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, chính sách xuất nhập khẩu một cách độtngột gây xáo trộn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến tồn khocao, sản xuất đình trệ, phát sinh nợ xấu, nợ khó đòi…

Ngân hàng nhà nước (NHNN) điều hành Chính sách tiền tệ, thực hiện việcđiều tiết, tăng giảm lượng tiền cung ứng cho lưu thông thông qua các công cụ nhưlãi suất, dự trữ bắt buộc…,.điều này có tác động trực tiếp đến công tác huy độngvốn của hệ thống các ngân hàng Trường hợp NHNN quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộccao đối với loại hình tiền gửi nhất định, sẽ không khuyến khích các ngân hàng mởrộng huy động loại tiền gửi này vì chi phí huy động cao Khi NHNN thay đổi chínhsách lãi suất (tăng hoặc giảm lãi suất trần huy động và các mức lãi suất chủ chốt) thìhoạt động Ngân hàng cũng sẽ bị ảnh hưởng Nếu quy định của Ngân hàng về lãisuất hợp lý, phù hợp với diễn biến thị trường sẽ góp phần ổn định thị trường, tạođiều kiện cho hoạt động huy động vốn của các ngân hàng

1.4.1.3 Môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại

Hoạt động của ngân hàng luôn đối mặt với sự cạnh tranh về các vấn đề nhưnăng lực tài chính, chính sách lãi suất, chính sách khách hàng, trình độ công nghệ,nguồn nhân lực… Cạnh tranh tạo động lực để các ngân hàng không ngừng đổi mới,nâng cao chất lượng các mặt hoạt động nhằm giữ vững và phát triển thị phần NếuNgân hàng không có ưu thế cạnh tranh thì sẽ khó thành công trong hoạt động kinhdoanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng Vì vậy, để tăng trưởng nguồnvốn đảm bảo kinh doanh, các ngân hàng buộc phải có những chính sách phù hợp trên

cơ sở nghiên cứu thực tế thị trường, nhu cầu khách hàng, nghiên cứu chiến lược kinhdoanh của đối thủ cạnh tranh… Một số ngân hàng thường áp dụng mô hình ma trậnphân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ (thuật ngữ tiếng Anh viết tắt làSWOT) để từ đó đánh giá khả năng cạnh tranh của Ngân hàng trong hoạt động kinhdoanh, đặc biệt là trong công tác huy động vốn [13]

Trang 38

1.4.1.4 Môi trường văn hóa, mức thu nhập và tâm lý, thói quen tiêu dùng của dân cư

Môi trường văn hóa có ảnh hưởng đến việc mở rộng hoạt động huy động vốncủa các ngân hàng Thông thường ở các nước phát triển, người dân đều có tài khoản

mở tại Ngân hàng và các khoản thu nhập cũng như chi tiêu đều thể hiện qua tài khoảnmột cách minh bạch và dễ quản lý Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, việcthanh toán bằng tiền mặt vẫn là thói quen phổ biến trong cộng đồng dân cư, từ đó ảnhhưởng đến việc thu hút nguồn vốn của ngân hàng

Trong cơ cấu nguồn vốn huy động, nguồn tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng khálớn và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng Việc huy động nguồnvốn có tính ổn định này phụ thuộc vào yếu tố thu nhập và thói quen tiêu dùng của dân

cư từng vùng, miền Thu nhập và năng lực tài chính của người dân càng cao, họ càng

có điều kiện tích lũy tiết kiệm Tuy nhiên, lượng tiền đó được gửi vào ngân hàng hayđầu tư vào các tài sản khác (mua vàng, USD, bất động sản, chứng khoán…) lại phụthuộc vào tâm lý tiêu dùng của dân cư ở các vùng miền cũng như điều kiện KT-XHtrong từng thời kỳ Chính vì vậy,ngân hàng phải nắm bắt tâm lý, thói quen tiêu dùng

từ dân cư để có những chính sách huy động vốn phù hợp và đạt hiệu quả cao Ngânhàng cần nghiên cứu kỹ môi trường văn hóa của từng vùng, miền, mức thu nhập củatừng nhóm khách hàng và thói quen, tâm lý tiêu dùng của họ Tăng cường công táctuyên truyền, quảng bá các sản phẩm dịch vụ tiện ích của ngân hàng đến cộng đồngdân cư, các nhóm khách hàng nhằm giúp họ hiểu được lợi ích của việc gửi tiền và

sử dụng các dịch vụ qua ngân hàng, từ đó thay đổi thói quen cất giữ và sử dụng tiềnmặt trong dân cư, khơi tăng được nguồn vốn cho các NHTM [13]

1.4.2 Nhóm nhân tố chủ quan

1.4.2.1 Năng lực tài chính, uy tín, thương hiệu của các ngân hàng

Năng lực tài chính là một trong những thế mạnh của ngân hàng trong hoạtđộng kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng Một ngân hàng cónăng lực tài chính tốt sẽ có nguồn lực để phát triển hoạt động kinh doanh, tạo được

Trang 39

hình tài chính của một ngân hàng yếu kém sẽ gây khó khăn cho việc phát triển hoạtđộng kinh doanh cũng như suy giảm lòng tin đối với khách hàng.

Uy tín của một ngân hàng được hình thành qua quá trình hoạt động lâu dàicủa ngân hàng cùng với những thành quả mà ngân hàng nhận được Thông thường

uy tín, thương hiệu của ngân hàng được người gửi tiền nhìn nhận, đánh giá qua cáctiêu chí: sự hoạt động lâu năm, quy mô, trình độ quản lý, công nghệ… Khi chuyểngiao tài sản (tiền gửi) của mình cho ngân hàng, khách hàng thường có tâm lý lo ngại

sự bất ổn của nền kinh tế, mức trượt giá của đồng tiền….Vì vậy, họ thường có sựcân nhắc và lựa chọn ngân hàng nào có uy tín, an toàn nhất Một ngân hàng có uytín tốt sẽ có thuận lợi trong việc đặt mối quan hệ bền vững với khách hàng và thuhút vốn từ khách hàng.Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải nâng cao uy tín, thươnghiệu, chất lượng các sản phẩm dịch vụ của mình nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu củangười gửi tiền Từ đó khách hàng mới có sự yên tâm tin tưởng đầu tư tài sản củamình vào ngân hàng Thậm chí trong thời điểm lãi suất huy động của ngân hàng có

uy tín thấp hơn so với các ngân hàng khác, khách hàng vẫn lựa chọn để gửi tiền vì

họ nghĩ rằng tài sản của họ sẽ tuyệt đối an toàn và sinh lợi [12]

1.4.2.2 Mạng lưới hoạt động, cơ sở vật chất, chất lượng phục vụ

Mạng lưới hoạt động được xem là một lợi thế kinh doanh của các ngân hàngtrong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay Các chi nhánh, cácphòng giao dịch ngân hàng tại các khu vực trọng điểm sẽ nâng cao năng lực hoạtđộng của ngân hàng đó, góp phần tăng trưởng nguồn vốn huy động trên địa bàn Cơ

sở vật chất, trang thiết bị càng tiên tiến, hiện đại đáp ứng yêu cầu phục vụ kháchhàng đầy đủ và nhanh chóng thì càng thu hút khách hàng đến giao dịch và nâng cao

vị thế của mình Ngược lại, nếu ngân hàng ít điểm giao dịch, mỗi lần gửi tiền kháchhàng phải mất thời gian đi lại, cơ sở vật chất của ngân hàng thiếu thốn, quầy giaodịch chật hẹp, khách hàng phải chờ đợi lâu… sẽ làm cho khách hàng thất vọng vềcác dịch vụ ngân hàng cung cấp, từ đó thiếu sự hợp tác, gắn bó lâu dài

Chất lượng phục vụ, phong cách giao dịch của cán bộ ngân hàng cũng là mộtnhân tố quan trọng để tăng trưởng nguồn vốn Đối với công tác huy động vốn, một

Trang 40

đội ngũ nhân viên giao dịch nắm vững nghiệp vụ, thao tác thành thạo, phong cáchgiao dịch lịch thiệp, mang tính chuyên nghiệp cao sẽ tạo ấn tượng tốt cho kháchhàng Những kiến thức, kinh nghiệm, chuyên môn, khả năng giao tiếp, thuyết phụckhách hàng góp phần làm gia tăng chất lượng dịch vụ của ngân hàng, thu hút ngàycàng nhiều khách hàng giao dịch cũng như gửi tiền tại ngân hàng [12].

1.4.2.3 Chính sách lãi suất

Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng một đơn vị vốn vay trong một đơn vịthời gian nhất định Lãi suất được xem là tỷ lệ sinh lời mà người chủ sở hữu thuđược từ khoản vốn cho vay Lãi suất có ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định của

cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp và toàn xã hội Vì vậy, lãi suất là một trongnhững biến số được theo dõi chặt chẽ nhất trong nền kinh tế

Đối với người gửi tiền nhằm mục đích hưởng lãi thì lãi suất luôn là mối quantâm lớn nhất Họ thường so sánh lãi suất tiền gửi với tỷ lệ trượt giá của đồng tiền vàkhả năng sinh lời của các hình thức đầu tư khác như vàng, ngoại tệ, cổ phiếu… Nếukhách hàng cảm thấy hài lòng với mức lãi suất ngân hàng công bố, họ sẽ lựa chọnviệc gửi tiền vào ngân hàng như một kênh đầu tư hợp lý mang lại lợi ích kinh tế chobản thân Ngược lại, nếu lãi suất thấp, họ sẽ dùng khoản tiền đó vào mục đích khác,hoặc lựa chọn gửi tiền vào ngân hàng nào có mức lãi suất cao nhất, hoặc đầu tư vàolĩnh vực khác có mức sinh lợi nhiều hơn

Vì vậy, để thu hút nguồn vốn, nhất là tiền gửi từ dân cư, ngân hàng phải xâydựng chính sách lãi suất mang tính cạnh tranh, vừahuy động được nguồn vốn cầnthiết, vừa đảm bảo kinh doanh có lãi Việc đa dạng hóa các mức lãi suất cũng nhưcác hình thức gửi tiền phù hợp với từng loại khách hàng, từng kỳ hạn gửi và chínhsách khách hàng hấp dẫn sẽ thu hút được nhiều người gửi tiền, góp phần gia tăngnguồn vốn huy động của các ngân hàng Trong điều kiện cạnh tranh cao, khi cácmức lãi suất huy động ở các ngân hàng không có chênh lệch đáng kể thì cần kết hợpcác yếu tố thu hút khách hàng như uy tín, sự thuận lợi trong giao dịch, điều kiệnthanh toán … mới có thể gia tăng được nguồn vốn [12]

Ngày đăng: 26/04/2020, 22:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Chính Phủ (2008), Nghị định số 59/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại, Hà Nội Khác
[2]. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản Hồng Đức Khác
[3]. Lê Hưng (2014), Vietcombank: Tiếp tục đà tăng trưởng, Tạp chí Tài chính và Đầu tư số 08 năm 2014 Khác
[4]. Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (2016), Báo cáo Thường niên năm 2016 Khác
[5]. Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam Chi nhánh Quảng Bình (2017), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2016, Quảng Bình Khác
[6]. Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam Chi nhánh Quảng Bình (2016), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2017, Quảng Bình Khác
[7]. Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam Chi nhánh Quảng Bình (2015), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2015, Quảng Bình Khác
[8]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1996), Thông tư số 05-TT/NH1 Hướng dẫn về phạm vi áp dụng trần lãi suất cho vay trên địa bàn nông thôn và phương pháp tính chênh lệch lãi suất bình quân, Hà Nội Khác
[9]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2009), Thông tư số 15/2009/TT-NHNN Quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với TCTD, Hà Nội Khác
[10]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010), Thông tư số 13/2010/TT-NHNN về Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Hà Nội Khác
[11]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư số 36/2014/TT-NHNN về Quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Hà Nội Khác
[12]. Nguyễn Đăng Dờn, Lý Hoàng Ánh (2014), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Kinh tế Khác
[13]. Phan Thị Cúc (2008), Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w