1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quá trình thực hiện chính sách ruộng đất ở hà tĩnh từ năm 1945 đến năm 1975

138 553 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 138
Dung lượng 756 KB

Nội dung

Đường lối đúng đắn đó đã tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân lao động làm nên sự thắng lợi của cách mạng Tháng Tám.Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từn

Trang 2

Cán bộ hướng khoa học:

PGS.TS NGUYỄN TRỌNG VĂN

NGHỆ AN - 2015

Trang 3

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3

5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 6

6 Đóng góp của luận văn 7

7 Bố cục luận văn 7

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH RUỘNG ĐẤT, NÔNG DÂN VÀ NÔNG THÔN HÀ TĨNH TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 8

1.1 Vài nét về tỉnh Hà Tĩnh 8

1.2 Tình hình ruộng đất, đời sống nông dân và nông thôn ở Hà Tĩnh 17

Tiểu kết chương 1: 24

CHƯƠNG 2 THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT VÀ GIẢM TÔ Ở HÀ TĨNH TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954 25

2.1 Hà Tĩnh thực hiện chính sách ruộng đất từ năm 1945 đến năm 1952 25

2.1.1 Chủ trương của Đảng 25

2.1.2 Bước đầu thực hiện chính sách ruộng đất ở Hà Tĩnh (1945 – 1952) 28 2.2 Hà Tĩnh thực hiện giảm tô 1953 – 1954 46

2.2.1 Chủ trương của Đảng 46

2.2.2 Phát động quần chúng triệt để giảm tô 49

2.3 Tác động của việc thực chính sách ruộng đất đối với nông dân và nông thôn trong những năm 1945 – 1954 64

Tiểu kết chương 2: 71

CHƯƠNG 3 THỰC HIỆN CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT 72

TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1957 72

3.1 Hà Tĩnh thực hiện cải cách ruộng đất 72

3.1.1 Chủ trương của Đảng 72

3.1.2 Hà Tĩnh thực hiện công cuộc cải cách ruộng đất 76

Trang 4

3.3 Tác động của cải cách ruộng đất và sửa sai đối với nông dân và nông thôn 95CHƯƠNG 4 TỔNG QUAN KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT Ở HÀ TĨNH VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 994.1 Kết quả của quá trình thực hiện chính sách ruộng đất ở Hà Tĩnh 994.2 Hạn chế của quá trình thực hiện chính sách ruộng đất ở Hà Tĩnh 1024.3 Bài học kinh nghiệm từ quá trình thực hiện chính sách ruộng đất ở Hà Tĩnh thời kỳ 1945-1957 1084.3.1 Nắm vững mục tiêu kết hợp hai vấn đề dân tộc – dân chủ trong quá trình thực thi chính sách ruộng đất 1084.3.2 Phải xuất phát từ thực tế đất nước và địa phương để xác định đường lối, chủ trương và thi hành chính sách ruộng đất cho phù hợp 1104.3.3 Về phương pháp phát động quần chúng phải chú trọng khâu tuyên truyền giáo dục quần chúng 1134.3.4 Kế hoạch phát động quần chúng thực hiện chính sách ruộng đất phải đảm bảo tính kế thừa, nhiệm vụ kết hợp phải có trọng tâm và phục vụ cho thực hiện chính sách ruộng đất 1144.3.5 Phải đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng, đảm bảo nguyên tắc dân chủ 1164.3.6 Phải nắm vững và thực hiện đúng đường lối giai cấp ở nông thôn.116Tiểu kết chương 4: 119KẾT LUẬN 121DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 125

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Ruộng đất là tư liệu sản xuất hết sức quan trọng của nền sản xuất nông

nghiệp Bất kỳ một nước nào có phát triển nông nghiệp đều phải quan tâm đến ruộng đất với những mức độ khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện lịch sử và quan điểm giai cấp

Việt Nam là một nước nông nghiệp, trên 80% dân cư sống bằng nghề nông

Từ buổi sơ khai, các cư dân nông nghiệp đã quan tâm đến việc bảo vệ đất đai khỏi sự xâm hại của các làng khác Trong suốt quá trình phát triển kể từ khi nước ta bước sang thời kỳ phong kiến độc lập tự chủ, các vương triều phong kiến đã rất chú trọng đến vấn đề ruộng đất, một phần là để giai quyết vấn đề

“niêu cơm” của bộ máy quan liêu nhưng quan trọng hơn cả là nhằm giải quyết tận gốc vấn đề ổn định xã hội, cũng có nghĩa là ruộng đất liên quan đến sự sống còn của vương triều

Khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ lên nước ta, chúng đã cấu kết với giai cấp phong kiến, chiếm đoạt đất đai phục vụ vào mục đích khai thác Người nông dân Việt Nam bị cướp đoạt ruộng đất, không có cơ sở sinh sống đã bị đẩy vào bước đường bần cùng hóa Họ trở thành nguồn nhân công rẻ mạt cho thực dân Pháp Hơn bao giờ hết, khát vọng có mảnh đất sinh cơ lập nghiệp gắn liền với khát vọng độc lập trở nên bức thiết đối với nông dân

Trong Cương lĩnh 3 tháng 2 năm 1930, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã xác định nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền (sau này gọi là cách mạng dân tộc dân chủ) là đánh đuổi đế quốc giành độc lập dân tộc, đánh đổ phong kiến thực hiện người cày có ruộng

Tuy nhiên việc giải quyết mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng ấy tùy thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ thể

Trang 6

Trong thời kỳ Cách mạng tháng Tám, Đảng ta đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, nhiệm vụ dân chủ chỉ thực hiện có mức độ, cụ thể là chỉ lấy ruộng đất của bọn đế quốc, bọn tay sai tạm cấp cho nông dân sản xuất nhằm

ưu tiên cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc

1.2 Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời nhằm đem lại những quyền lợi chính

đáng cho giai cấp công nhân và đông đảo quần chúng nông dân Trong cương lĩnh ngày 3-2-1930, Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra nhiệm vụ của cách mạng

Việt Nam là “tư sản dân quyền cách mệnh và thổ địa cách mệnh” Nhiệm vụ

phản đế được giương cao nhằm thực hiện độc lập dân tộc, nhiệm vụ phản phong được thực hiện ở mức độ nhất định Đường lối đúng đắn đó đã tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân lao động làm nên sự thắng lợi của cách mạng Tháng Tám.Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từng bước thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng” như giảm tô, giảm tức, tạm cấp ruộng đất vắng chủ cho nông dân Những biện pháp đó tạo sự tin tưởng, phấn khởi cho nông dân, huy động được nhân dân góp sức người sức của cho cuộc kháng chiến chống Pháp

Chỉ hơn một năm sau Cách mạng tháng Tám dân tộc ta lại phải tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp Vấn đề gải quyết ruộng đất cho nông dân từng bước được thực hiện theo yêu cầu của cuộc kháng chiến và mức độ khác nhau ở mỗi địa phương

Tháng 12/1953, Luật cải cách ruộng đất được thông qua và thực hiện ở toàn miền Bắc nhằm củng cố sức dân, tập trung cho cuộc kháng chiến Sau khi hòa bình được lập lại công cuộc cải cách ruộng đất được tiếp tục nhằm thực hiện

triệt để khẩu hiệu “người cày có ruộng” Đến năm 1957, công cuộc cải cách

ruộng đất hoàn thành với những thắng lợi cơ bản Người nông dân đã xác lập vai trò làm chủ cả về kinh tế và chính trị, ước mơ ngàn đời của họ là có ruộng để cày đã trở thành hiện thực

Trang 7

1.3 Trong lịch sử chống ngoại xâm nói chung cũng như trong kháng chiến

chống pháp, Hà Tĩnh luôn giữ vai trò là hậu phương lớn Chính sách ruộng đất được thực hiện có hiệu quả và đã động viên sự đóng góp rất lớn của nhân dân

Hà Tĩnh đã góp phần quan trọng làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống pháp – tiêu biểu là thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ Trong cuộc kháng chiến thần thánh này, hậu phương Thanh – Nghệ - Tĩnh là hậu phương lớn chi viện về nhân lực và tài lực cho tiền tuyến Miền Bắc

Đến nay vấn đề ruộng đất ở Hà Tĩnh từ sau cách mạng tháng Tám 1945 đến

1957 vẫn chưa được nghiên cứu, nên tôi chọn “Quá trình thực hiện chính sách ruộng đất ở Hà Tĩnh từ năm 1945 đến năm 1957” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình Từ đó làm rõ hơn về mối quan hệ trong giải quyết vấn đề dân tộc và dân chủ ở nước ta Qua đó ta rút ra được những bài học kinh nghiệm đóng góp thiết thực vào sự nghiệp đổi mới nông thôn hiện nay trong phạm vi tỉnh nhà cũng như trên cả nước

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Vấn đề ruộng đất trong cách mạng dân tộc dân chủ Việt Nam đã được nhiều

học giả nghiên cứu Có thể kể đến các tác phẩm chủ yếu sau: “Vấn đề dân cày”

Trang 8

của Qua Ninh và Vân Đình, “ Nông dân và nông thôn trong lịch sử Việt Nam” tập 1 và tập 2 của Viện Sử học, “Phác qua tình hình ruộng đất và nông dân

trước Cách mạng Tháng Tám” của Nguyễn Kiên Giang.

Ở những tác phẩm trên các tác giả đã phản ánh khá cụ thể tình trạng thiếu ruộng cày và gánh nặng sưu thuế mà người nông dân phải chịu đựng

Tác giả Qua Ninh và Vân Đình trong “Vấn đề dân cày” đã phản ánh khá cụ

thể tình hình người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám trên cả ba miền với tình trạng thiếu ruộng canh tác do nạn kiêm tinh ruộng đất của phong kiến và thực dân, tình trạng bóc lột tô cao thuế nặng, tình trạng cho vay nặng lãi

và hối lộ, bên cạnh đó thiên tai gây lũ lụt cũng làm cho tình cảnh người nông dân thêm khốn đốn

“Cách mạng ruộng đất ở Việt Nam” của tập thể tác giả ở Viện kinh tế do

Trần Phương chủ biên là công trình nghiên cứu tương đối công phu về cuộc cách mạng phản phong ở nước ta Các tác giả cũng đã phác họa một cách cơ bản tình hình ruộng đất ở nước ta trước năm 1945, trong đó tập trung làm rõ tình trạng thiếu ruộng của người dân, tác phẩm cũng đã đi sâu nghiên cứu về quá trình thực hiện chính sách ruộng đất của nhà nước ở các tỉnh miền Bắc 1945 cho đến hết cải cách ruộng đất và sửa sai cũng như chính sách ruộng đất ở miền núi

và ở miền Nam Các tác giả đã đánh giá một cách khách quan thành quả, hạn chế cũng như rút ra bài học kinh nghiệm từ quá trình thực hiện chính sách ruộng đất ở nước ta

Tác phẩm “Đánh giá cho đúng những thắng lợi của nhiệm vụ phản phong

và những sai lầm trong cải cách ruộng đất” của Văn Phong đã đánh giá một

cách khái quát thành quả cũng như hạn chế của cải cách ruộng đất

Bên cạnh đó có bài nghiên cứu đăng trên tạp chí nghiên cứu lịch sử của Văn

Tạo “Cải cách ruộng đất - thành quả và sai lầm” và hàng loạt các bài viết khác

bàn về thắng lợi và sai lầm của cải cách ruộng đất

Trang 9

Đời sống người nông dân Hà Tĩnh trước năm 1945 cũng được tác giả Nguyễn Kiên Giang trình bày đôi nét trong tác phẩm: “Phác qua tình hình ruộng đất và đời sống người nông dân trước Cách mạng Tháng Tám”.

Quá trình thực hiện chính sách ruộng đất ở Hà Tĩnh từ sau 1945 đến hết sửa sai được trình bày sơ lược trong các tác phẩm: “Lịch sử Hà Tĩnh” tập 2 Đặng Duy Báu (chủ biên), “Lịch sử Đảng bộ Hà Tĩnh” tập 1 (1930-1954) của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh, “Văn kiện đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh” và lịch sử Đảng bộ các huyện, lịch sử Đảng bộ các xã Các tác phẩm chỉ đề cập đến thời gian, phạm vi

và kết quả một cách khái quát của việc thi hành chính sách ruộng đất

Như vậy, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về quá trình thực hiện chính sách ruộng đất ở Hà Tĩnh từ 1945 đến 1957 Chúng tôi thực hiện đề tài “Quá trình thực hiện chính sách ruộng đất ở Hà Tĩnh

từ năm 1945 đến năm 1957” trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình nói trên và cố gắng đóng góp một số kết quả nghiên cứu mới nhằm làm rõ một nội dung lịch sử quan trọng trong lịch sử nước ta cũng như lịch sử tỉnh nhà Chúng tôi hi vọng luận văn sẽ bổ sung vào nguồn tư liệu lịch sử địa phương giúp cho việc giảng dạy lịch sử địa phương ở Hà Tĩnh được tốt hơn

3 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu quá trình thực hiện các chính sách ruộng đất trong đó có giảm

tô, cải cách ruộng đất ở Hà Tĩnh từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến năm 1957

4 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

Trang 10

+ Thực hiện chính sách ruộng đất và giảm tô ở Hà Tĩnh từ năm 1945 đến năm 1954.

+ Thực hiện cải cách ruộng đất từ năm 1954 đến năm 1957

5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1 Nguồn tài liệu

Để giải quyết nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi đã sử dụng các nguồn tài liệu sau:+ Tài liệu lưu trử:

Các văn bản lưu trử bao gồm Báo cáo, Chỉ thị, Hồ sơ tổng kết của TW và Hà Tĩnh về thực hiện chính sách ruộng đất ở Hà Tĩnh Đây là nguồn tài liệu hết sức quan trọng Tuy nhiên chúng tôi có một số khó khăn khi tiếp cận nguồn tài liệu này Đó là nguồn tài liệu được lưu giữ không đầy đủ, các số liệu của các nguồn lưu trử không thống nhất, có khi cùng một cơ quan nhưng con số trong các văn bản chênh lệch nhau quá lớn

+ Tài liệu nghiên cứu:

Các tác phẩm nghiên cứu về vấn đề ruộng đất trong cách mạng dân tộc dân chủ Việt Nam, các công trình có đề cập về quá trình thực hiện chính sách ruộng đất ở Hà Tĩnh

+ Tài liệu điền dã:

Trang 11

Nguồn tư liệu này được ghi lại qua gặp gỡ các bậc lão thành cách mạng, các

vị cao niên đã tham gia, chứng kiến quá trình thực hiện chính sách ruộng đất ở

Hà Tĩnh trong giai đoạn tác giả nghiên cứu

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp chuyên nghành như phương pháp lịch sử, phương pháp logíc Kết hợp với các phương pháp liên nghành như:

+ Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh

+ Phương pháp điền dã, khảo sát thực địa

6 Đóng góp của luận văn

Khái quát một cách có hệ thống quá trình thực hiện chính sách ruộng đất của

Hà Tĩnh từ sau Cách mạng tháng Tám đến 1957 Chú trọng đến hệ quả của việc thực hiện chính sách ruộng đất đối với việc làm thay đổi vị thế của người nông dân cả về kinh tế lẫn chính trị và làm chuyển biến của nông thôn Hà Tĩnh

Đánh giá một cách khách quan những hạn chế cũng như rút ra những bài học kinh nghiệm từ quá trình thực hiện chính sách ruộng đất ở Hà Tĩnh

Chương 3 Thực hiện cải cách ruộng đất từ năm 1954 đến năm 1957

Chương 4 Tổng quan kết quả thực hiện chính sách ruộng đất ở Hà Tĩnh và một số bài học kinh nghiệm

Trang 12

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH RUỘNG ĐẤT, NÔNG DÂN

VÀ NÔNG THÔN HÀ TĨNH TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

1.1 Vài nét về tỉnh Hà Tĩnh

Nằm trên giải đất chắn ngang giữa chiều dài của đất nước, Hà Tĩnh có vị trí rất quan trọng về mặt chính trị và lịch sử Mọi con đường xuyên dọc đất nước từ Bắc vào Nam đều phải qua địa phận Hà Tĩnh Trong lịch sử, đã từng có một thời gian khá dài Hà Tĩnh từng là miền đất “phên dậu” ở Phương Nam của Tổ Quốc.Đất đai Hà Tĩnh thoai thoải theo chiều dốc từ Tây sang Đông Dãy Trường Sơn sừng sững phía Tây làm chổ dựa, đồng thời cũng là đường phân giới tự nhiên giữa Hà Tĩnh với các tỉnh KhămMuộn và BôLiKhămXây của nước Lào Phía Đông là biển Đông trải rộng mênh mông Phía Bắc là tỉnh Nghệ An vốn từ xưa đã cùng chung trong “xứ Nghệ” Phía Nam dãy Hoành Sơn từ Trường Sơn

đổ ra biển làm đường phân giới với tỉnh Quảng Bình

Đất đai Hà Tĩnh không rộng, diện tích toàn tỉnh chỉ có trên 6.054 km2, chiếm khoảng 1,7% diện tích toàn quốc, là một tỉnh trung bình của nước ta Hình thể Hà Tĩnh giống như một hình thang lệch, bề rộng phía Bắc là 85 km, phía Nam là 90 km, chiều dài theo bờ biển là 137 km, dọc theo biên giới Việt Lào là 143 km

Đất đai Hà Tĩnh phân bố không đều, đồi núi chiếm phần lớn diện tích trong tỉnh, hầu hết ở miền đất phía Tây và phía Nam (4.101 km2 là rừng núi, chiếm 80% diện tích toàn tỉnh) Dãy Trường Sơn soải rộng ra thành từng lớp đồi trọc, lan xuống tận các miền thượng Đức Thọ, Tây nam Can Lộc và Thạch Hà, rồi nhập vào dãy Hoành Sơn ở Kỳ Anh Dãy Giăng màn (tên chử là Khai Trướng) sừng sững như một bức thành trấn giữ phía Tây Miền Tây Hà Tĩnh có các vùng Núi Vụ Quang (Hương Khê), Đại Hàm (Hương Sơn) là miền đất gắn liền với lịch

sử đấu tranh chống ngoại xâm trong tỉnh qua nhiều thời kỳ Từ dãy Trường Sơn

Trang 13

đồi núi nối tiếp chạy dài, vây thành cụm, chắn ngang hoặc chia cắt miền đồng bằng, tạo thành những thung lũng hẹp, xen kẽ nhau, đây đó hiện ra một vài dãy núi nhỏ như Thiên Nhẫn (Hương Sơn), Long Mã (Đức Thọ), Trà Sơn (Can Lộc), Hồng Lĩnh (Nghi Xuân), Nam Giới (Thạch Hà), Thiên Cầm (Cẩm Xuyên), Cao Võng (Kỳ Anh) tạo nên những nét chấm phá hùng vĩ cho phong cảnh toàn vùng.Đồng bằng Hà Tĩnh hẹp (chừng 20% diện tích toàn tỉnh) nằm rải rác theo các thung lũng và xen giữa các cụm đồi Dải đồng bằng quan trọng nhất của tỉnh nằm dọc theo lưu vực sông La, từ miền hạ Đức Thọ kéo qua Can Lộc tới giáp miền biển Thạch Hà, Cẩm Xuyên, rộng chừng 1.000 km2 Ngoài ra trong tỉnh còn có một số vùng đất bằng phẳng hẹp dọc theo thung lũng các sông Ngàn Sâu (Hương Khê), Ngàn Phố (Hương Sơn) và những vùng đồng bằng nhỏ bị cắt đứt quảng dọc theo bờ biển các huyện Nghi Xuân, Kỳ Anh Đồng bằng Hà Tĩnh tuy hẹp bị cắt xén và đất đai chóng xói mòn do nằm trên độ dốc lớn, nhưng với truyền thống cần cù lao động, trí thông minh của con người nên đó vẫn là vựa thóc chính nuôi sống nhân dân trong tỉnh Hiện nay, kể cả chiêm mùa, hoa màu

và cây công nghiệp có 86.853 ha và 3.546 ha hoang hóa

Địa hình của tỉnh bề ngang hẹp, sông thì dốc gần biển thì đất tương đối bằng nên mức đất cao thấp không đều nhau và có thể chia thành các vùng như:

Hương Sơn, Hương Khê giữa có hai con sông Ngàn Sâu và Ngàn Phố, hai bên là nhà cửa, ruộng đồng, sau lưng là dãy núi Trường Sơn kẹp lại, thỉnh thoảng lại có những dãy núi đồi nhô ra cũng có chổ mức đất từ 2 trở lên, nhưng đại bộ phận từ cột 7 Có vùng như Hương Lâm, Hương Liên thuộc Hương Khê cao tới mức 78, ruộng phần nhiều là bậc thang mà không thành những vùng rộng lớn, có tính cách xén nhỏ ra từng mảnh Có 5 xã ở miền núi vùng Kỳ Anh thuộc lưu vực chạy về Quảng Bình củng nằm vào tình trạng ấy

Trang 14

Những vùng đồng ruộng, dọc theo các chân núi Trường Sơn, Tùng Lĩnh, Thiên Nhẫn, Hồng Lĩnh hay các đồi núi khác trong 6 huyện mức cao trên 250 đến 350 và thấp dần xuống.

Vùng ven biển thuộc năm huyện Nghi Xuân, Thạch Hà, Can Lộc, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh từ đường số 1 trở ra biển mức đất từ 2,00 đến 1,50 có nơi 0,50 và củng có khoảnh lại cao trên mức 3,00

Cũng do tình hình mức đất như vậy nên ruộng đất phần nhiều là bậc thang, hoặc là dõi cao, dõi thấp không thành vùng đồng bằng rộng lớn, chỉ có một vùng như Mỹ, Quang, Huy, Thành thuộc Cẩm Xuyên; Xuân, Đại, Khánh, Trung thuộc Can Lộc; Lâm, Trung, Nhân, Bùi, Xá, Diển thuộc Đức Thọ; An, Giang, Viên thuộc Nghi Xuân là những vùng tương đối bằng rộng mà thôi

Một số xã ngoài đê La Giang có đất phù sa, 15 xã nghi xuân và các xã ven biển của Thạch Hà, Can Lộc, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh đất cát còn thì đất pha sét hoặc pha cát

Vùng đất cát ven biển, ven sông, hay ở vùng Hương Khê, Hương Sơn thường nước rất chóng bị ngấm, chỉ sau mưa một thời gian 15 đến 20 ngày là hết nước bị hạn Còn vùng sét tuy giữ được nước lâu ít thấm, nên vụ chiêm thường

ít bị hạn, song đến vụ mùa đầu vụ thường bị cạn khô nẻ, lúc này đất không được

ẩm nên nhiều vùng đất không thể canh tác được

Hà Tĩnh là một tỉnh có nhiều núi, và chính do Núi đã ngăn cách trong tỉnh ra những lưu vực cách biệt nhau: dọc theo biên giới Lào – Việt từ Tây Bắc đến Tây Nam, có dãy núi Trường Sơn ngăn cách ở phía Bắc, chân dãy núi này ăn ra giáp với dãy Thiên Nhẫn, ngăn cách một quảng biên giới giữa Hà Tĩnh và Nghệ An Đỉnh cao nhất là đỉnh rú vạc cao 270 mét, chân núi ở phía nam qua dãy Trường Sơn ăn ra biển thành dãy Hoành Sơn ra đến biển là núi Đốc, ngăn cách Hà Tĩnh và Quảng Bình, đỉnh cao nhất là núi Hoành Sơn: 1.048 mét

Trang 15

Song song với dãy Trường Sơn có dãy núi gồm nhiều ngọn núi chạy theo hướng Tây Bắc xuống phía Nam, từ Linh Cảm đến Hương Khê, Hương Sơn và một phần huyện Đức Thọ, còn phía Đông dãy núi này là 6 huyện Đức Thọ, Can Lộc, Nghi Xuân, Thạch Hà, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh Dãy núi này phần nhiều là thấp, đỉnh cao nhất là 497 mét (nổi lên).

Ngoài ra có một số dãy núi dọc theo ven biển đứng cách biệt không dính với các dãy núi trên, đi theo từ hướng Bắc vào có núi ở gần cửa biển:

- Núi Hồng Lĩnh ngăn cách Nghi Xuân và Can Lộc, đỉnh cao nhất 675 mét (núi ông)

- Núi Bông Sơn: tả ngạn sông cửa sét, cao 213 mét

- Núi Nam Giới: hữu ngạn sông cửa sót, cao 573 mét

- Rú Cửa 459 mét, núi Vàng 359 mét, rú Giang, Lạc Sơn 291 mét ở phía hữu ngạn sông Rác ngăn cách huyện Kỳ Anh và Cẩm Xuyên

- Núi Đá trơn, núi Đầu 243 mét, núi Bàn bô 441 mét dọc theo ven biển huyện Kỳ Anh

- Núi Cao Vương 350 mét ở hữu ngạn cửa khẩu Kỳ Anh, và giữa vùng đông xuống có một số núi nhỏ nổi lên:

+ Núi Cài (Sơn Huy) 159 mét, núi Nghèn 23 mét (Can Lộc), núi Cao Hương

Mặt khác, núi phần nhiều là núi đất nên có nhiều thung lũng đủ các loại nhỏ, vừa, lớn có điều kiện thuận lợi cho việc làm các loại hồ chứa nước Trừ các dãy

Trang 16

núi ở ven biển nhiều đá lại dốc đứng nên khó cho việc làm hồ chứa, nhất là dãy Hồng Lĩnh.

Mạng lưới sông ngòi của Hà Tĩnh khá dày đặc Tính ra ở dọc ven biển và các dãy núi có 5 hệ thống sông chảy ra 5 cửa biển Ngoài ra còn một lưu vực chảy về Quảng Bình

Hai con sông Ngàn Sâu và Ngàn Phố cùng với các nhánh của nó trải ra khắp miền Hương Sơn và Hương Khê, đến ngã ba tam soa dưới chân núi Tùng (Linh Cảm), thì hợp thành dòng sông La chảy qua Đức Thọ, rồi nhập vào sông Lam ở Đức Quang (Đức Thọ) Từ đó sông Lam chạy dọc theo hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, rồi đổ ra cửa hội (Nghi Xuân) Ngoài ra trong tỉnh còn có nhiều con sông khác, như Minh Lương (Can Lộc), Ngàn Mọ, Hộ Độ (Thạch Hà), sông Rác (Cẩm Xuyên) và những kênh đào chạy dọc từ Bắc vào Nam

Lưu vực Sông La rộng 3.161 km2 là lưu vực rộng nhất chiếm hơn ½ toàn tỉnh Còn hai lưu vực sông Ngàn Sâu (Hương khê và một phần Đức Thọ), và sông Ngàn Phố (Hương Sơn) hợp thành cùng với phần ngoài đê La Giang (Đức Thọ) Những lưu vực này lại cùng hợp lại với lưu vực sông Cả của Nghệ An rộng lớn hợp thành sông Lam chảy ra cửa Hội Chiều dài của sông này nếu tính

từ phát nguyên nơi xa nhất là 136 km Do đó tuy lưu vực này có nhiều cây nhưng vì rộng nên hàng năm thường mang về rất nhiều lụt lớn Trong 10 năm qua đã xãy ra hai lần vỡ đê gây nhiều thiệt hại cho nhân dân Dòng sông lại hợp

và cạn, núi dốc nên hàng năm nước mang về rất nhiều cát bồi lấp lòng sông, gây trở ngại cho giao thông vận tải

Lưu vực cửa Gián là một phần cửa Hội gồm 15 xã huyện Nghi Xuân có 192 km2 Sông này chỉ có một khúc có địa thế giao thông vận tải, nhưng vì chiều dài của Sông ngắn, nên về mùa mưa thì dễ bị ngập, còn về mùa khô thì không có nước sinh thủy, nước sông bị mặn

Lưu vực sông cửa Sót 1.349 km2

Trang 17

Lưu vực sông cửa Nhượng 356 km2.

Tuy là có hai cửa biển nhưng liên quan chặt chẽ với nhau, thông nhau bởi con sông gia hội nên khó phân biệt cứ phân chia hai 2 lưu vực

Đặc điểm của hai con sông này là ngắn và dốc khá xa dân vùng đồng bằng thì khúc sông chạy quanh co và gần biển ở cửa sông lại bị cát bồi lấp, nên về mùa mưa nước trên núi đổ về nhanh dễ làm cho đồng đến cột 2 chóng ngập, dòng xuống lại ở mức thấp từ cột 0.50 là đại bộ phận nên khi ngập lại có nước thủy triều dâng lên làm cho ruộng càng bị ngâm nước lâu

Về mùa hạn thì nước mặn lên đến gần chân núi Chổ xa nhất từ từ bờ biển nước mặn vào tới 56km Nên nước sông không đứng được

Lưu vực sông cửa khẩu 510 km2, củng tình trạng như sông cửa nhượng, nhưng núi gần sát biển nên nước lũ tràn về nhanh chóng được tiêu nước đi nạn lụt có nhưng không uy hiếp nhiều như sông sót và sông nhượng

Ngoài ra còn một lưu vực ở vùng núi thuộc con sông Rác chảy ra Quảng Bình, lưu vực 485 km2 Vùng này đại bộ phận ở trên cao nên lúc lũ về có bị ngập một ít sau một thời gian nước rút ngay, về hạn hán thì nước sinh thủy nhiều

có điều kiện thuận lợi để phòng hạn, còn về vận tải thì không thuận tiện vì lòng sông dốc

Nước mưa: do tình hình địa thế các vùng núi phân phối không đều, càng đi

về phía Nam thì các dãy núi có nhiều cây càng ăn lan ra tận biển nên có thể phân phối ra làm 3 vùng:

+ Vùng mưa ít gồm có Đức Thọ, Hương Sơn, Nghi Xuân và Can Lộc Lượng mưa như sau:

Địa điểm Trung bình Cao nhất Thấp Nhất Ngày mưa lớn

nhâtCan lộc 1817,5 2311,0 (42) 1390 (1937) 585 (23-9-58)Trung lương 1750,8 2122,0 (40) 1437 (37) 181 (19-3-37)

Trang 18

Linh cảm 1573,5 1969,0 (42) 1277 (37) 153 (19-7-37)Cẩm trang 1964,3 2618,0 (34) 1349 (36) 295(25-16-34)

Giữa vụ chiêm và đầu vụ mùa cần mưa thì lại mưa ít, có khi đầu vụ chiêm cũng không có mưa Ngược lại cuối vụ mùa không cần thì lại mưa nhiều thường gây nên lụt hay có khi cuối vụ chiêm lại bị mưa tiểu mãn gây nên lụt úng

Nước mạch: ở những vùng ven núi và vùng đất cát như Nghi Xuân, hay một

số xã ven biển ở Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh thường có nước mạch, bình thường chỉ đào xuống chừng 2 mét là có nước mạch Ở một số vùng khác tuy không phải vùng ven đồi cát hay ven núi như Thạch Việt, Thạch Kênh

đã đào thử thấy xuống sâu 6 mét có một lớp cát 1m50 cũng có mạch nước

Nhưng nước mạch thường không phải là mạch có áp lực mà chỉ nhỉ trong cát, đất, đá ra nên nhân dân thường chỉ đào giếng để dùng nước ăn chứ chưa dùng để tưới ruộng, trừ một vài xã ở Cẩm Xuyên, Kỳ Anh hay Nghi Xuân khi bị hạn nặng có dùng một ít

Vùng biển Hà Tĩnh rộng khoảng 20.000 km2 với nhiều đảo to nhỏ Bờ biển dài 137 km, phần lớn là bằng phẳng Từ Nghi Xuân đến đèo Ngang có nhiều cửa biển tốt như cửa Hội (Nghi Xuân), cửa Sót (Thạch Hà), cửa Nhượng (Cẩm

Trang 19

Xuyên), cửa Khẩu (Kỳ Anh) Một số cửa biển đang được xây dựng thành những bến cảng cho tàu bè ra vào mở ra nhiều triển vọng tốt đẹp cho sự giao lưu quốc tế.Tình hình thiên tai:

Hà Tĩnh là một tỉnh mưa nhiều, nhưng phân phối không đều thường gây ra hạn, lụt lớn, lại là một tỉnh ven biển nên thêm một nạn nước mặn uy hiếp

Trước Cách mạng tháng Tám, bị đế quốc phong kiến thống trị đã khổ cực trăm đường thêm thiên tai hàng năm hoành hành, nên cuộc đời của người nông dân Hà Tĩnh hết sức cực khổ lũ lụt liên tiếp xãy ra, hạn luôn luôn uy hiếp Từ khi chính quyền về tay cách mạng, tuy chúng ta có cố gắng rất nhiều để hạn chế tác hại của thiên tai song việc sản xuất còn lệ thuộc vào thiên nhiên mà quần chúng vẫn còn phải chịu những tai họa lớn

Về hạn hán: Về vụ chiêm thì nhiều năm đầu vụ bị hạn hàng vạn ha bị hạn phải cấy muộn Nghiêm trọng nhất là cấy ra rồi không đủ nước để lúa trổ lại gặp nạn gió Nam nên lúa thường bị bạc lạc, như một số vùng huyện Kỳ Anh, đặc biệt là Hương Khê tốn rất nhiều công chống hạn mà năng suất thường bị thấp Hương Sơn và Hương Khê là hai huyện thường năm bị ngập lụt đáng lẽ phải cấy chiêm nhiều thì ngược lại lúa chiêm thường cấy ít hơn vụ mùa vì thiếu nước Nghi Xuân là vùng đất cát thường gặp khó khăn nhiều hơn

Nạn lụt và úng thủy: Hà Tĩnh là một tỉnh mà diện tích rừng núi chiếm rất nhiều tới 2/3 thêm vào đó một lưu vực lớn miền núi của Nghệ An đổ về nên hàng năm gây ra một nạn lụt rất lớn, đặc biệt là hai huyện Hương Sơn và Hương Khê, 19 xã ngoài đê La Giang của Đức Thọ, hai xã thuộc Nghi Xuân về mùa lụt không năm nào không xảy ra và đã gây nhiều thiệt hại lớn Khi gặp lũ lớn thì uy hiếp toàn huyện Đức Thọ, Can Lộc, cả Thạch Hà và Cẩm Xuyên

Ngoài ra một số vùng tuy phạm vi nhỏ hơn nhưng thường năm vẫn còn bị nạn lụt phá hoại lúa và hoa màu

Trang 20

Nhìn chung, khí hậu Hà Tĩnh vẫn có yếu tố khắc nghiệt gây không ít khó khăn cho đời sống sản xuất nhưng những yếu tố thuận lợi vẫn bao trùm cơ bản.

Sự đa dạng của thiên nhiên Hà Tĩnh có thể xem là hình ảnh thu nhỏ của thiên nhiên Việt Nam Hà Tĩnh có đủ điều kiện để phát triển nền kinh tế toàn diện nhất là nền nông nghiệp đa dạng Ngoài ra Hà Tĩnh có điều kiện giao lưu buôn bán với các tỉnh trong nước và nước bạn Lào

Trên mảnh đất Hà Tĩnh, con người đã cư trú từ rất sớm Căn cứ vào các di vật khảo cổ phát hiện được ở nhiều địa điểm thuộc Hà Tĩnh như rìu đá ở Thạch Lạc, Rú Trò, Thạch Lâm (Thạch Hà), Rú Dầu, Đức Đồng (Đức Thọ), ở bãi Phôi Phối (Xuân Viên), (Nghi Xuân) Các nhà sử học đã khẳng định sự có mặt của người nguyên thủy ở đây

Dân cư Hà Tĩnh chủ yếu là người Kinh cư trú ở đồng bằng và các điểm tập trung của hai miền đồi núi và trung du Trong tỉnh chỉ có một dân tộc ít là Chứt thuộc nhóm Mã Liêng và Cọi, cư trú ở miền núi cao huyện Hương Khê Dân cư phân bố không đều, vùng đồng bằng dọc sông, ven biển tuy diện tích chỉ có hơn 20% nhưng chiếm tới hơn 70% dân số toàn tỉnh

Cư dân Hà Tĩnh làm ăn sinh sống chủ yếu bằng hoạt động kinh tế nông nghiệp Bằng sức lao động cần cù, tinh thần chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, những người dân ở đây đã khai phá, cải tạo đất đai thành ruộng đồng tốt tươi, từ đó hình thành các xóm làng trù phú, đông vui

Rừng núi bạt ngàn là kho của cải vô giá với đủ các loại gỗ quý như lim, gụ, sến, táu Rừng còn cung cấp hàng trăm loại lâm sản quý khác có giá trị như tre, nứa, mây, củ nâu, nấm hương, mộc nhĩ, sa nhân, quế Bên cạnh đó là những loại động vật quý hiếm, kèm theo những mỏ khoáng sản quý để phát triển nghành công nghiệp khai khoáng Không chỉ vậy, xung quanh rừng còn có những đồng cỏ trải rộng mênh mông, thuận lợi cho việc phát triển nghành chăn nuôi gia súc lớn Suốt bờ biển từ cửa Hội vào đèo ngang là những nơi đánh cá,

Trang 21

biển Hà Tĩnh có nhiều loại cá ngon và các loại tôm, cua, mực Hà Tĩnh có nhiêu vùng làm muối biển.

Do nhu cầu tự túc, tự cấp, từ xưa ở Hà Tĩnh đã có một số nghề thủ công cổ truyền gắn liền với nền kinh tế nông nghiệp như lụa Hạ, đồ rèn Trung Lương, đồ mộc Thái Yên (Đức Thọ), nón lá Kỳ Anh Ngoài ra, phải kể đến các sản phẩm thủ công gia đình như đồ tre, chiếu cói, võng gai, quạt giấy

Hà Tĩnh còn là một vùng văn hóa phát triển rực rỡ qua các thời kỳ lịch sử của dân tộc Ham học hỏi, tôn sư trọng đạo vốn là truyền thống tốt đẹp của nhân dân trong tỉnh Nơi đây đã sản sinh ra nhiều danh nhân như đại thi hào Nguyễn

Du với Truyện Kiều bất hủ, nhà thơ kiêm nhà kinh tế thủy lợi Nguyễn Công Trứ, Danh y Hải thượng lãn ông Lê Hữu Trác, nhà sử học Nguyễn Nghiễm với Việt Sử Bị Lãm (7 quyển)

Nhân dân Hà Tĩnh vốn có truyền thống yêu nước lâu đời Trải qua bao thế hệ, người dân ở đây đã kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ quê hương

1.2 Tình hình ruộng đất, đời sống nông dân và nông thôn ở Hà Tĩnh

Khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ lên đất nước ta, chúng chia nước ta thành

ba xứ Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ Hà Tĩnh thuộc xứ Trung kỳ nằm dưới chế độ bảo hộ của thực dân Pháp

Trước cách mạng tháng tám:

Năm 1899, cả tỉnh chỉ có 77.964 mẫu ruộng đất chịu thuế, đến năm 1917 mới tăng lên 191.173 mẫu Lợi dụng cơ hội đó, thực dân Pháp ra sức dung túng cho bọn phong kiến tay sai, thả sức cướp đoạt ruộng đất nông dân các nơi trên quy mô lớn Hoàng Cao Khải sau khi đàn áp nghĩa quân Bãi Sậy (Hải Hưng) được thực dân pháp cho làm Phó quốc vương, đã về quê chiếm đoạt ruộng đất của nông dân để xây dựng cả một dinh cơ đồ sộ tại làng Đông Thái (Đức Thọ)

Lê Văn Khuê có công giúp Pháp việc truy lùng, bắt bớ các nhà yêu nước trong địa hạt Hà Tĩnh cũng được phép cắt một phần ruộng đất làng Trung Lễ để lập

Trang 22

làng mới Quy Nhân làm của riêng Cùng lúc đó, một số địa chủ cường hào ở các địa phương đua nhau chiếm đoạt phần lớn ruộng đất của nông dân trong tỉnh Địa chủ Trần Xu ở Can lộc bao chiếm tới 1000 mẫu ruộng của nông dân Bọn địa chủ nhà Chung lúc này lợi dụng thần quyền ra sức cướp đoạt ruộng đất các vùng, tập trung chủ yếu ở các nhà xứ đạo lớn thuộc các huyện Đức Thọ, Hương Khê, Can Lộc, Nghi Xuân, Cẩm Xuyên Bọn thực dân Pháp trắng trợn cướp đoạt ruộng đất của nông dân để lập đồn điền Tên tư bản Xiđê (Cizet) chiếm trên 300 mẫu đất ven biển huyện Nghi Xuân trồng phi lao thu Lợi.

Tính đến trước Cách mạng tháng Tám, Hà Tĩnh có 19 đồn điền của Pháp, trong đó lớn nhất là các đồn điền Sông Con (Hương sơn) của Pherây (Ferey), Hà Tân – Hà Thượng (Hương Sơn) của Boócđê (Bordet), Voi Bổ (Hương Sơn) của công ty S.A.N.A (công ty nông nghiệp Bắc Trung Kỳ) Các điền này chủ yếu trồng cà phê, lúa, ngoài ra còn trồng ngô, khoai, vừng, đậu, chè và về sau có thí nghiệm trồng cây cọ dầu

Do tình hình khí hậu thời tiết và đất đai của Hà Tĩnh nên có hai vụ chính là

vụ chiêm và vụ mùa, hoa màu và cây công nghệ chính là trong vụ chiêm Ở những vùng thấp lụt và có điều kiện nước, nhân dân củng có cấy lúa trong vụ mùa Lúa mùa vùng ven biển thường trỉa vại thay cho cấy nước vì đầu vụ phần lớn không mưa

“Diện tích canh tác toàn Tỉnh: 86.853 ha

Ruộng hai vụ lúa: 36.742 ha

Ruộng một vụ lúa 1 vụ màu: 12.793,9 ha

Ruộng một vụ chiêm: 19.254,9 ha

Ruộng một vụ mùa: 5.197,7 ha

Đất trồng màu: 9.443,6 ha

Đất gieo mạ: 3.422,6 ha

Trang 23

Trong thời kỳ Pháp thuộc vụ chiêm cấy được: 48.233 ha, vụ mùa cấy được: 31.520 ha.”[124,tr6]

Nhưng hàng năm đại bộ phận bị hạn hán, nhiều năm hạn kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8, có năm tháng giêng đã bị hạn, lụt lội thì từ tháng 9 đến tháng 11 do

đó nhiều năm vụ chiêm lúa lỗ ko nước nên lúc thu hoạch không được gì, khoai

bị sùng hà, không củ Vụ mùa thì bị ngập lụt khi lúa lỗ hay chắc xanh Trung thủy nông thì nơi có vài ba cái như đập Hòa Dục tưới 275 ha, Nham Xá tưới 150

ha, Mạc Khê làm ra mà không dùng được, hoặc một số cống dưới đê nước mặn, đập của nhà chung hoặc địa chủ nhưng đều phải làm lại

Sản lượng vụ chiêm 946 kg/ha, vụ mùa 779 kg/ha

Trước Cách mạng tháng Tám, đời sống nông dân và nông thôn Hà Tĩnh có nhiều khó khăn

Do nạn chiếm hữu ruộng đất trầm trọng, tuyệt đại bộ phận nông dân không

có ruộng hay thiếu ruộng nên phải lĩnh ruộng của địa chủ về cày cấy, chịu cảnh cuốc mướn làm thuê, có khi ngay trên mảnh đất củ của mình đã bị cướp đoạt.Chiếm được đất rồi địa chủ đã có nhiều thủ đoạn bóc lột xảo quyệt, trắng trợn Người nông dân phải nộp tô chính và nai lưng chịu nhiều khoản tô phụ (như làm không công, lễ tết, lễ mối gặt) cho địa chủ lớn, nhỏ Thân phận người nông dân vì vậy trăm phần cực khổ, ngay những năm được mùa vẫn đói cơm rách áo, chưa kể những khi mùa màng thất bát, gặt lúa về không đủ thóc nộp cho đia chủ

Nợ lãi cũng rất nặng nề Vay thóc thường chịu lãi 50% hoặc hơn nữa Nông dân thường phải đi vay vào lúc đói kém, giá lúa gạo cao, nhưng đến lúc trả thì giá lúa lại hạ Khi cho vay địa chủ quy thóc ra tiền, rồi đến mùa giá lúa hạ lại tính tiền ra thóc Còn vay tiền thì theo lệ “một vốn bốn lời” đến hạn không trả được thì lời trả thành vốn, lãi mẹ đẻ lãi con, lãi con đẻ lãi cháu, không sao trả hết Ngay bọn thực dân Pháp sau khi cướp đoạt ruộng đất của nông dân cũng

Trang 24

bóc lột theo lối tô tức phong kiến, vì chúng nhận thấy đó chỉ là phương thức kinh doanh dễ ăn và thu được nhiều lợi nhất.

Tô tức đã nặng nề, thuế ruộng đất lại tùy theo địa phương mà ấn định một cách tùy tiện và phức tạp có lợi cho thực dân Pháp Tốc độ tăng thuế rất nhanh Năm 1916, ruộng đất chịu thuế của Hà Tĩnh là 112.730 mẫu, thuế phải đóng là 62.721 đồng 8 hào Sang năm 1917, diện tích chịu thuế tăng lên 191.173 mẫu, nhưng thuế phải đóng lên tới 123.968 đồng 6 hào Như vậy là ruộng đất chỉ tăng

có 78.443 mẫu mà thuế phải tăng gấp đôi, mỗi khi bọn thống trị cần chi tiêu đột xuất thì không còn mức độ gì nữa Năm 1925, chúng đã trắng trợn tăng đến 30% thuế ruộng đất để lấy tiền cho tên vua bù nhìn Khải Định ăn mừng thọ 40

Nhất là khoản thuế đinh (còn gọi là thuế thân hay là sưu, đánh vào đầu người) “Từ năm 1897, thực dân Pháp bắt đầu đẩy mạnh cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam, thuế thân đã nhảy vọt từ 3 hào lên 2 đồng 3 hào, tăng 12 lần Sau đó cứ tăng dần cho đến sau chiến tranh thế giới thứ nhất thì mỗi người đàn ông từ 18 đến 60 tuổi phải đóng 2 đồng 9 hào, nếu cộng cả khoản tiền công tư ích thì mức thuế lên tới 3 đồng 6 hào, hơn giá 3 tạ lúa thời đó” [22,tr50]Dưới thời thực dân Pháp thống trị, ở Hà Tĩnh không có một cơ sở sản xuất công nghiệp nào đáng kể Các nghành nghề thủ công của nhân dân trong tỉnh vốn

có truyền thống lâu đời đã không được tư bản Pháp khuyến khích phát triển, bị kìm hãm, hạn chế trong phạm vi địa phương chật hẹp nên ngày càng mai một dần.Dưới ách thống trị tàn bạo của đế quốc và phong kiến, những người làm nghề thủ công hay buôn bán nhỏ củng chịu tai họa thuế má khủng khiếp Nạn cho vay nặng lãi hoành hành ở nông thôn và thị trấn củng góp phần làm cho nhiều chủ thủ công hay nhà buôn lâm vào con đường bần cùng hóa và phá sản hàng loạt

Đời sống văn hóa, giáo dục và xã hội của nhân dân Hà Tĩnh dưới thời thuộc Pháp vô cùng lạc hậu thấp kém

Trang 25

Trong bối cảnh kinh tế - xã hội đó, sự phân hóa giai cấp ngày càng rõ rệt.Giai cấp nông dân chiếm tuyệt đại bộ phận xã hội, đồng thời cũng là đối tượng của chính sách bần cùng hóa của thực dân Pháp, họ phải chịu đựng nhiều nhất và cũng bị phân hóa mạnh nhất Nông dân bị mất ruộng đất phải tìm kế sinh sống bằng nhiều cách Số đông nông dân phải nhận ruộng đất cày cấy nộp tô, trở thành những tá điền cho địa chủ Số khác phải bỏ nhà đi lang thang làm thuê cuốc mướn kiếm ăn lần hồi Còn một số cũng khá đông đi vào các nhà máy xí nghiệp của Pháp ở Vinh – Bến Thủy, hay vào các đồn điền trong tỉnh Một số nữa phải đi vào Nam Bộ, để rồi bỏ xác lại những đồn điền cao su trong đó.

Sau ngày Đảng bộ ra đời và tỉnh ủy lâm thời được thành lập, công tác xây dựng đảng, tổ chức quần chúng được tiến hành một cách khẩn trương Đặc biệt

là trong cao trào cách mạng 30 – 31, các cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân Hà Tĩnh diễn ra sôi nổi Trong đó có sự tham gia đông đảo của hàng nghìn nông dân các huyện Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên

Về kinh tế, việc chia lại ruộng đất công được thực hiện Các làng xô viết đã thu lại cho nông dân hàng ngàn mẫu ruộng đất công bị bọn địa chủ cường hào bao chiếm trái phép Nông hội còn đòi lại hàng nghìn tạ thóc, hàng vạn đồng bạc quý chia cho dân nghèo

Theo số liệu điều tra của ban nghiên cứu lịch sử Đảng Tỉnh ủy Hà Tĩnh trong những năm 1967 – 1970, Số ruộng đất công thu được trong thời kỳ 1930 –

1931 ở các huyện như sau: Can Lộc: 913 mẫu, Đức Thọ: 547 mẫu, Nghi Xuân:

94 mẫu, Hương Sơn: 32 mẫu, Thạch Hà: 40 mẫu Lúa đòi lại được như sau: Can Lộc: 2.317 tạ thóc, 6.272 quan tiền, Đức Thọ 915 tạ thóc, 1.414 quan tiền

và 4.330 đồng bạc, Nghi Xuân 36 tạ thóc, 336 quan tiền và 115 đồng bạc.

Phong trào đòi giảm tô xóa nợ, tăng tiền công, giảm giờ làm việc, thu được nhiều kết quả Nhiều chủ ruộng đã giảm từ 1/3 đến 1/4 thóc tô Một số nợ công

Trang 26

ích bị bãi bỏ, nợ lãi tư nhân giảm xuống một nửa Nhiều khoản thuế bị tuyên bố xóa bỏ.

Đến năm 1931, do hạn hán nên mùa màng thất bát, nạn đói lan tràn khắp các địa phương Tuy nhiên, lãnh đạo các cấp bộ nông hội đã thực hiện vay lúa của nhà giàu để cứu đói cho nhân dân

Sau khi cao trào cách mạng 1930 - 1931 bị dập tắt, cuộc khủng bố trắng của bọn đế quốc và phong kiến đã diễn ra khốc liệt Hàng trăm người bị chết, hàng ngàn người bị bắt giam, biết bao nhà cửa, của cải bị thiêu hủy và bị cướp đoạt.Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng phong trào của quần chúng nhân dân lại tiếp tục phát triển mạnh mẽ Phát huy những thắng lợi đạt được, nhân dân một số nơi đấu tranh bắt hào lý phải trả lại ruộng đất công mà bọn chúng tước đoạt sau thời kỳ 1930 – 1931 Những cuộc đấu tranh đòi lại ruộng đất công diễn

ra giằng co gay gắt vì những kẻ chiếm đoạt ỷ thế chính quyền không chịu trả Chỉ mấy mẫu ruộng đất công, có khi phải biểu tình mới đòi lại được như ở Trường Lưu (Can Lộc) Các cuộc đấu tranh đòi chia lại ruộng đất công ở các nơi khác củng giành được kết quả “Ở Nghi Xuân giành được 290 mẫu, Hương Sơn

100 mẫu, Hương Khê 74 mẫu”.[22,tr135]

Các cuộc đấu tranh đòi đưa ra công khai các khoản thuế, các đợt đóng góp của dân cũng diễn ra liên tục Nhiều nơi nông dân bắt hào lý đem sổ sách ra đình làng chiếu bổ, tính sổ một cách công khai trước khi thu thuế

Năm 1937, sau khi Tỉnh ủy lâm thời và tổ chức cơ sở Đảng được phục hồi, phong trào cách mạng tiến lên một bước mới, các cuộc đấu tranh đã có sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau, hình thức, nội dung đấu tranh có bước phát triển Từ chổ đấu tranh để đòi lại những quyền lợi kinh tế như ruộng công, tiền lúa công, đến việc giảm bớt tô tức, nợ lãi, quần chúng đã hướng tới những mục tiêu chính trị.Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình người nông dân Hà Tĩnh lại có phần cơ cực hơn Do ảnh hưởng của chính sách cướp phá, vơ vét của Nhật –

Trang 27

Pháp, lúc này trong tỉnh đã xãy ra nạn đói khủng khiếp Từ cuối năm 1944 đến đầu năm 1945, ở Hà Tĩnh có tới 5 vạn người chết đói Người chết đầy đường, đầy chợ Thị xã Hà Tĩnh hàng ngày phải dùng từ 2 đến 3 chuyến xe bò mới chở hết xác người Nhiều gia đình chết đói cả nhà Trước tình hình đó, quần chúng được chỉ dẫn đã vùng lên phá kho thóc của Nhật Trong các vùng nông thôn, nông dân đã buộc bọn hào lý phải đem chia các loại thóc quỹ để cứu đói Chống Nhật để cứu đói là hoạt động được mọi người hưởng ứng mạnh mẽ, trở thành sự kiện mở đầu cho cao trào kháng Nhật, cứu nước ở Hà Tĩnh.

Đến cuối tháng 5-1945, ở Hà Tĩnh cao trào cách mạng của quần chúng đã phát triển mạnh mẽ, nhiều yếu tố mới xuất hiện, phong trào không lẻ tẻ từng địa phương mà lan ra phạm vi toàn tỉnh và có Đảng lãnh đạo

Tháng 8 năm 1945, nông dân Hà Tĩnh đã góp phần làm nên thắng lợi của Cách mạng tháng Tám trong phạm vi tỉnh nhà củng như trong cả nước Thắng lợi này là bước khởi đầu cho quá trình thực hiện ước mơ “người cày có ruộng”

Có thể kết luận rằng: người nông dân Hà Tĩnh tha thiết với ước nguyện thoát

ra khỏi cảnh bần cùng khỏi thân phận đầy tớ làm thuê và hơn bao giờ hết họ thực hiện ước mơ thoát khỏi ách áp bức bóc lột của thực dân và phong kiến, nói một cách cụ thể rằng họ thiết tha có được mảnh đất để sinh cơ lập nghiệp trong vai trò làm chủ Nguyện vọng chính đáng đó, người nông dân phải đấu tranh qua một quá trình lâu dài Cách mạng tháng Tám là mốc khởi đầu tốt đẹp của quá trình thực hiện “đưa ruộng về với người cày” mà người dân Hà Tĩnh tích cực tham gia dưới sự lãnh đạo của Đảng

Trang 28

tô thuế nặng nề, chế độ lao dịch, binh dịch hà khắc làm cho đời sống người nông dân càng thêm khốn đốn.

Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, Hà Tĩnh cùng với hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa bị sáp nhập vào Bắc Kỳ, mặc nhiên trở thành đất chiếm đóng của Pháp Người nông dân Hà Tĩnh lại phải chịu cảnh “một cổ hai tròng”

Do nạn chiếm hữu ruộng đất trầm trọng, tuyệt đại bộ phận nông dân không

có ruộng hay thiếu ruộng nên phải lĩnh ruộng của địa chủ về cày cấy, chịu cảnh cuốc mướn làm thuê, có khi ngay trên chính mảnh ruộng củ của mình đã bị cướp đoạt Chiếm được đất rồi bọn chúng lại dở đủ mọi thủ đoạn bóc lột xảo quyệt, trắng trợn, tô thuế và nợ lãi cũng rất nặng nề Thân phận người nông dân vì vậy trăm phần cực khổ, ngay những năm được mùa vẫn đói cơm, rách áo, chưa kể những khi mùa màng thất bát lại càng cơ cực hơn Điển hình nhất là nạn đói năm 1945, đã phản ánh rõ nét nhất tình cảnh của người nông dân Hà Tĩnh trước Cách mạng tháng Tám

Chính vì vậy, ruộng đất trở thành một vấn đề bức thiết đối với người nông dân Hà Tĩnh nói riêng và nông dân cả nước nói chúng Một nhiệm vụ vô cùng quan trọng được đặt ra cho Cách mạng Việt Nam, đó chính là cuộc cách mạng phản phong đưa ruộng đất về với dân cày

Trang 29

CHƯƠNG 2 THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT VÀ GIẢM

TÔ Ở HÀ TĨNH TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954

2.1 Hà Tĩnh thực hiện chính sách ruộng đất từ năm 1945 đến năm 1952.

2.1.1 Chủ trương của Đảng.

Từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945 đến năm 1952 là giai đoạn cách mạng Việt Nam thực hiện bước thứ nhất trong cuộc cách mạng phản phong đưa ruộng đất về với người cày Đây chính là bước vận động quần chúng đánh đổ hào lý, tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và bọn việt gian phản động, thực hiện giảm

tô, giảm tức, áp dụng quy chế lĩnh canh đối với giai cấp địa chủ, chia lại công điền, tạm cấp, tạm giao ruộng đất vắng chủ nhằm giảm bớt và hạn chế một phần chế độ bóc lột phong kiến của địa chủ, đem lại một phần quyền lợi cho nông dân Trong bước này, xét về mặt giai cấp chưa phát động quần chúng đấu tranh

đả kích giai cấp địa chủ, về mặt chính trị và xã hội vẫn lôi kéo một số địa chủ kháng chiến trung lập, địa chủ thường, đả kích địa chủ việt gian, thuyết phục giai cấp địa chủ thực hiện chính sách của Đảng và chính phủ đã quy định [66,tr3] Điều đó có nghĩa là ta vẫn công nhận địa chủ có nhân quyền, dân quyền, tài quyền và địa quyền

Chính sách ruộng đất thực hiện ở mức độ trên được quy định bởi điều kiện lịch sử lúc bấy giờ Sau Cách mạng tháng Tám, Việt Nam phải đối mặt với nhiều kẻ thù cùng một lúc, vấn đề “độc lập dân tộc vẫn là trên hết”, nhiệm vụ dân chủ được đề ra và thực hiện ở một chừng mực nhất định

Trên thực tế, nông thôn Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám, phong trào đấu tranh của nông dân đòi giảm tô diễn ra trên phạm vi rộng lớn Trước yêu cầu ruộng đất của nông dân, ngày 20/11/1945, Bộ nội vụ đã ra thông tư quy định giảm tô 25% so với trước cách mạng Đây là pháp lệnh đầu tiên của nhà nước Việt Nam tấn công vào giai cấp địa chủ Không lâu sau, cả nước tiếp tục

Trang 30

bước vào cuộc kháng chiến chống pháp, nhiệm vụ phản phong không vì lẽ đó

mà bị xem nhẹ và không thực hiện một cách triệt để, mà chỉ dừng lại ở mức

độ vận động địa chủ chứ không phải vận động quần chúng đấu tranh với giai cấp địa chủ

Tháng 1/1948, hội nghị T.W Đảng mở rộng lần thứ hai đề ra một cách có hệ thống về chính sách ruộng đất trong kháng chiến chống Pháp với những điểm cơ bản sau: Thực hiện triệt để giảm tô 25%; Bài trừ địa tô phụ, bãi bỏ chế độ quá điền; Chia lại công điền hợp lý và công bằng; Tạm cấp ruộng đất và tài sản của bọn phản quốc cho dân cày

Việc giảm tô 25% đặt thành nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình thực hiện việc giải quyết mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ Còn vấn đề ruộng đất thì giải quyết như sau: các đồn điền của thực dân Pháp và của bọn việt gian thì đem chia cho nông dân, ruộng đất của địa chủ chạy vào vùng tạm chiếm thì cho chính quyền địa phương tạm thời quản lý sau khi họ trở về sẽ hoàn lại số địa tô

đã thu nếu như không có tội Chính sách trên hoàn toàn phù hợp với yêu cầu phân hóa giai cấp địa chủ trong thời kỳ đầu cuộc kháng chiến

Hội nghị T.W Đảng lần thứ 4, được tiếp tục trong tháng 1/ 1948, đã đề ra chủ trương cụ thể hơn trong xử lý ruộng đất và tài sản của bọn việt gian và của thực dân Pháp:

1 Tịch thu ruộng đất và tài sản của việt gian: ruộng đất thì UBKCHC thu cho dân cày cấy Tài sản thì tùy từng trường hợp mà cấp cho dân cày hoặc UBKHHC khu sử dụng

2 Ruộng đất của việt gian bị giết hồi khởi nghĩa mà thực hiện các đoàn thể

sử dụng thì phải giao lại cho chính quyền

3 Chính phủ tạm thời quản lý các đồn của Pháp

4 Những đồn điền do cướp của dân có bằng cớ rõ ràng thì trả lại cho dân

Trang 31

Tháng 8/1948, Hội nghị cán bộ lần 5 của T.W Đảng đã xác định phương thức tiến hành cuộc cách mạng ruộng đất Phương pháp, cách thức tiến hành là dần thu hẹp phạm vi bóc lột của địa chủ, giảm tô đồng thời sửa đổi chế độ ruộng đất trong phạm vi không có hại cho mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp xâm lược Hội nghị đã đề ra quyết nghị về vấn đề ruộng đất và cải thiện đời sống cho dân cày Đó chính là biện pháp bồi dưỡng sức dân, phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Pháp Hội nghị còn chỉ ra phương hướng lớn về Cách mạng ruộng đất ở Việt Nam bằng đường lối riêng biệt:

“1 Chính sách ruộng đất phải phục vụ cho việc đẩy mạnh kháng chiến, phải tiến hành như thế nào để không có hại cho mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp xâm lược, mặc dù bản thân việc chống phong kiến gắn bó chặt chẽ và thúc đẩy công cuộc kháng chiến cứu nước

2 Trong hoàn cảnh cụ thể nước ta, để đạt yêu cầu trên đây không thể một bước thủ tiêu ngay tức khắc quyền phong kiến chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ mà dần dần thu hẹp phạm vi bóc lột của địa chủ pho kiến thông qua giảm tô, giảm tức, chia lại công điền”.[113,tr65]

Do yêu cầu của cuộc kháng chiến, từ năm 1949, Đảng ta đã chú ý hơn đến vấn đề nông dân và ruộng đất Ngày 14/7/1949, Chính phủ kháng chiến ban hành sắc lệnh giảm tô thay cho thông tri giảm tô năm 1945 của Bộ nội vụ

Sắc lệnh quy định: giảm tô 25% so với địa tô trước Cách mạng tháng Tám, xóa bỏ các loại địa tộ phụ thủ tiêu chế độ quá điền và thành lập hội đồng giảm tô

ở tỉnh để xét kiện giảm tô

Tháng 5/1950, Chính phủ ban hành sắc lệnh về thể lệ lĩnh canh và sắc lệnh giảm tức Sắc lệnh lĩnh canh đảm bảo quyền lĩnh canh của tá điền cấm chủ đòi ruộng vô cớ Sắc lệnh giảm tức qui định xóa bỏ những món nợ trước Cách mạng tháng Tám, giảm lãi các món nợ trước ngày ra sắc lệnh xuống mức tối đa 18% đối với vay tiền, 20% đối với vay thóc

Trang 32

Năm 1951, Chính phủ ban hành sắc lệnh thuế nông nghiệp cũng nhằm hạn chế sự bóc lột của địa chủ Sắc lệnh quy định địa chủ phải đóng 40-50% hoa lợi

từ ruộng đất còn nông dân chỉ phải đóng 20%

Tháng 3/1952, điều lệ tạm thời về sử dụng công điền công thổ cũng được ban hành nhằm đảm bảo chia ruộng công một cách công bằng

Những qui định trên đã chỉ đạo quá trình thực hiện chính sách ruộng đất trên phạm vi toàn miền Bắc trong đó có tỉnh Hà Tĩnh

2.1.2 Bước đầu thực hiện chính sách ruộng đất ở Hà Tĩnh (1945 – 1952)

Dưới sự chỉ đạo của BCHTW Đảng, Đảng bộ và UBHCKC Hà Tĩnh đã lãnh đạo nhân dân từng bước thực hiện những chính sách ruộng đất nhằm giải quyết một phần yêu cầu ruộng đất của nông dân, phục vụ yêu cầu của cuộc kháng chiến

Cách mạng tháng Tám thành công đã lật đổ nền thống trị của thực dân Pháp

và phong kiến tay sai, giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi ách nô lệ Nhưng giai cấp địa chủ phong kiến chưa hoàn toàn bị đánh đổ, nhiệm vụ cách mạng dân chủ đang đặt ra

Sau khi ổn định một bước tình hình, chính quyền tỉnh đã tập trung chăm lo phát triển kinh tế Ủy ban nhân dân cách mạng Hà Tĩnh đã thi hành nhiều biện pháp tích cực để phát triển sản xuất, nhất là về mặt nông nghiệp “Công điền, công thổ thì chia cho dân từ 18 tuổi trở lên, bất cứ đàn ông hay đàn bà ai ăn chia

ở đâu thì hưởng ở đó, góp tiền mua thuốc tiêm cho trâu bò tránh khỏi dịch tể, khuyến khích lập các nông hội hay các hợp tác xã Tổ chức đắp đê đập và quản trị đê đập bền vững’’[104,tr2] Công việc khai phá đất hoang mở rộng diện tích trồng trọt được đặc biệt chú ý Đến cuối năm 1946, cả tỉnh đã tăng thêm được

242 mẫu ruộng đất.[5,tr1]

Nhờ tích cực chăm bón, lại chú ý đến vấn đề thủy lợi khắp nơi nên ruộng đồng xanh tốt Cả vụ chiêm vụ mùa đều thu hoạch khá

Trang 33

Để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, tỉnh đã vận động nông dân tổ chức các hợp tác xã, xây dựng các trại kinh tế, động viên mọi người phát huy tinh thần tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau Trong năm 1946, cả tỉnh đã lập được 18 hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, xây dựng 7 trại kinh tế có quy mô hàng trăm lao động.[5,tr2]

Những cuộc vận động xây dựng kinh tế với nhiều biện pháp tích cực đã được thực hiện khẩn trương Các ngành sản xuất trong tỉnh dần dần ổn định và phát triển

Trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, diện tích canh tác được mở rộng Công tác khai hoang, phục hóa để mở rộng diện tích cày cấy được chú trọng Từ năm

1947, các địa phương đã có kế hoạch tiếp tục khai phá đất đồi bãi, hoang mặn để trồng lúa và hoa màu Chính quyền hết sức khuyến khích và giúp đỡ việc khai hoang Những cuộc vận động mở rộng diện tích cày cấy được giai cấp nông dân hưởng ứng nhiệt liệt

Đến năm 1948, toàn tỉnh đã khai phá thêm được 700ha ruộng đất Và riêng năm 1949, diện tích đất khai hoang là 622,5ha.[1]

Cùng với việc khai hoang, phục hóa, công tác thủy lợi đã được chú ý đúng mức Ruộng đất Hà Tĩnh phần nhiều khô cằn, thiếu nước Đa số chỉ cấy được một vụ Tỉnh đã giúp đỡ các địa phương từng bước khắc phục nạn hạn hán

“Việc đắp đập, đào mương phòng thủy do thủy nông chỉ dẫn có nhiều kết quả”.[26] Năm 1947, miền duyên hải đã đắp được hơn 18km đê, giữ cho gần 8.000ha ruộng khỏi bị ngập mặn Công tác thủy nông từ đó về sau ngày càng được tăng cường Riêng năm 1950, các địa phương đào đắp lại 13 đoạn đê dài hàng nghìn mét và 1.585 con đập bảo vệ hàng nghìn mẫu lúa Ngoài ra còn đào 33km

mương dẫn nước để chống hạn và chống úng.[8] Nhiều biện pháp chống hạn

tích cực khác cũng được thực hiện như đào giếng, làm xe, guồng lấy nước Những công trình dẫn thủy, tiêu thủy do nhân dân tự động làm dưới sự hướng

Trang 34

dẫn của chuyên môn đã được hoàn thành ở Đức Thọ, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên.[26]

Công tác khai hoang và thủy lợi đã góp phần tăng nhanh diện tích trồng cấy Năm 1949, diện tích ruộng đất toàn tỉnh chỉ có trên 25.000 ha Sang năm 1950, trong vụ mùa chủ lực tổng phản công, nhân dân Hà Tĩnh đã trồng cấy trên 54.000 ha.[8]

Từ năm 1950, máy bay địch tăng cường đánh phá nhiều vùng trong tỉnh làm cho sản xuất gặp khó khăn Nhưng giai cấp nông dân Hà Tĩnh được sự lãnh đạo của Đảng bộ và sự giúp đỡ tích cực của chính quyền, chẳng những giữ vững được diện tích đã có mà còn không ngừng cố gắng để mở rộng thêm Năm 1951,

cả tỉnh đã có thêm 2.483ha đất trồng lúa, 294ha đất trồng khoai và 270ha đất trồng màu.[25] Những năm sau, diện tích trồng trọt vẫn tăng lên không ngừng Nhân dân đã tận dụng từng thước đất trồng cấy Đồi bãi bị thu hẹp lại dần Lúa, khoai lan ra tận chân đồi, bờ sông Sản lượng lúa và hoa màu tăng lên dần

Tỉnh đã thi hành nhiều biện pháp tổ chức và chỉ đạo sản xuất Các cơ quan lãnh đạo kinh tế được tăng cường Hội đồng kinh tế các cấp được thành lập, gồm tất cả các ban và các nghành canh nông và đoàn thể Nông hội Các ban canh nông huyện và xã được củng cố Các huyện đã tổ chức hội nghị kinh tế để

nghiên cứu khai thác hết mọi khả năng của địa phương Nhiều cuộc vận động

sản xuất được phát động liên tục như “Phong trào tăng gia sản xuất” (1948), “Vụ chiêm quyết thắng”, “Vụ mùa chủ lực tổng phản công” (1950), “Cuộc vận động sản xuất và tiết kiệm 1952”

Ở Hà Tĩnh, từ năm 1947, Đảng bộ, chính quyền tỉnh đã chủ trương “vận động địa chủ giảm nhẹ địa tô cho nông dân” Hội nông dân cứu quốc đã cùng với chính quyền tích cực thuyết phục địa chủ hoãn tô, hoãn nợ hoặc giảm một phần mức tô cho tá điền

Trang 35

Cuộc vận động giảm tô lúc này chỉ mới thực hiện trên cơ sở thương lượng giữa địa chủ và nông dân Tuy vậy cũng đã có một vài kết quả, một số địa chủ ở các địa phương đã chịu giảm một phần tô chính hoặc bỏ bớt một số khoản tô phụ.Năm 1948, Đảng bộ chủ trương toàn tỉnh tiến hành “triệt để thực hiện giảm

tô 25% nhất là bỏ địa tô phụ” [27] để “cải thiện đời sống cho dân cày, trước hết

cho dân cày nghèo, cho tá điền” [101,tr85] Từ đó phong trào đã phát triển rộng rãi khắp toàn tỉnh Ở các làng xã, Ban chấp hành Nông hội làm trung gian bàn bạc mức tô Những khoản tô phụ như lễ lạt, công sá được bãi bỏ Nông dân lao động trong tỉnh vô cùng phấn khởi, đã tích cực giúp đỡ Nông hội và chính quyền thực hiện chủ trương của Đảng Một số địa chủ có tham gia kháng chiến

đã xung phong giảm tô làm gương

Sau nạn đói năm 1945, dân chúng rất chú trọng vào việc tăng gia sản xuất

Họ đã tự động khẩn hoang, tăng diện tích trồng trọt Tiếp đến phong trào thi đua, việc tăng gia sản xuất lại càng được kích thích hơn, số diện tích trồng lúa củng như diện tích trồng các hoa màu đều tăng lên, nhưng kết quả lẻ tẻ vì thiếu

sự hướng dẫn của nhà chuyên môn Vả lại phong trào thi đua ở thời kỳ phôi thai nên cũng không tổng kết rành mạch được

Năm 1948, vụ lúa tháng 10 bị mất, nên trừ hai huyện Thạch Hà và Nghi Xuân tương đối mùa lúa khá có sự vận động khắp các xã, còn các huyện khác thì khó vận động sâu rộng mà chỉ lẻ tẻ ở một số ít địa phương Kiểm điểm lại còn phạm nhiều thiếu sót:

- Chỉ thị không kịp thời, thiếu sự vận động giải thích sâu rộng trong các cấp

bộ nông dân

- Chưa có sự phối hợp với các đoàn thể trong mặt trận

- Ý nghĩa giảm tô chưa thấm nhuần trong cán bộ nên việc thực hiện làm sai đối tượng của việc giảm tô

Trang 36

- Cán bộ thiếu tích cực, và dân thiếu tinh thần tranh đấu, một đôi nơi lại thõa hiệp với chủ điền.

Cuộc vận động giảm tô đang tiến hành ở địa phương thì ngày 14/7/1949, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành sắc lệnh giảm tô Giai cấp nông dân có cơ sở pháp lý để đấu tranh đòi địa chủ thực hiện Phong trào quần chúng ngày càng phát triển sôi nổi

Năm 1949, nhờ kinh nghiệm của vụ tháng 10 trước và sự đặc biệt chú ý thực hiện các chính sách ruộng đất của các cấp bộ, nên thu được kết quả nhiều

“-Giảm 25% được 671 chủ gồm: 2.361 mẩu 6 sào

-Giảm 20% được 420 chủ gồm: 428 mẩu 2 sào

-Giảm 15% được 369 chủ gồm: 421 mẩu 5 sào

-Giảm 10% được 179 chủ gồm: 150 mẩu 5 sào

-Giảm 6% được 20 chủ gồm: 31 mẩu

Như vậy, tổng kết quả thu được: có 1.659 chủ gồm 3.693 mẩu 1 sào

(trong số điền chủ trên có 368 địa chủ, 689 phú nông, 702 phú nông nhỏ và trong đó có 111 điền chủ công giáo)”[24,tr31]

Năm 1949, nhờ sự kiểm thảo gắt gao và sự chỉ trích của cấp trên nên đã nhận

rõ sự quan hệ của việc giảm tô, đạt thành nhiệm vụ trọng tâm giao cho các cấp

bộ và phối hợp được các đoàn thể trong mặt trận vận động thực sự, làm cho các tầng lớp nhân dân thấm nhuần ý nghĩa giảm tô

Kết quả vụ giảm tô tháng năm đã gây được ảnh hưởng lớn đến tầng lớp công nhân chài lưới (tranh đấu giảm lợi tô về cá) nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót:

- Chưa có sự nhân nhượng đối với các gia đình cán bộ túng thiếu, gia đình thương binh tự sĩ và những hoàn cảnh đặc biệt khác

- Chưa có sự cộng tác chặt chẽ và thường xuyên giữa các tập thể trong mặt trận

- Chưa điều tra để biết rõ các hạng điền chủ và số ruộng đất của họ để đặt kế hoạch cho sát

Trang 37

- Hàng ngủ tá điền chưa được củng cố vững chắc, nên một số tá điền được chủ điền giúp đỡ khi túng thiếu có tinh thần vị nể và một số khác lại sợ chủ điền lấy ruộng đất hay trâu bò mà không tích cực đòi hỏi, chỉ ỷ lại vào đoàn thể hay cấp trên.

Trước hoàn cảnh trời hạn hán, ban chấp hành nông dân tỉnh chủ trương một tuần lễ tăng gia sản xuất từ ngày 5/9 đến ngày 11/9/1949 để động viên làm mùa,

đã đem lại kết quả là cấy và vãi được 5.546 mẫu lúa và trồng được 1.928 mẫu khoai, trĩa được 37 mẫu 9 sào bắp trái mùa, 6.000 bụi khoai sọ xới được 17 mẫu

4 sào đất trồng rau, trồng được 12.488 cây ăn quả như chuối, thu đủ [24,tr32]Được Chính Phủ và các đoàn thể đặc biệt chú ý, nên các tầng lớp nông dân tích cực tham gia các cuộc vận động tăng gia sản xuất làm cho mức độ đất đai trồng trọt các thứ hao màu so với năm 1948 đã lên rất nhiều Đến tháng 12-

1949, nhân dân Hà Tĩnh đã đóng góp vào quỹ đỡ đầu dân quân được 19.179 mẫu 7 sào ruộng đất, 2.966 con trâu, bò, 195 ngôi nhà, 2.679.123 đồng bạc giấy,

50 thỏi vàng, 1.809 đôi hoa tai, 2.139 đôi trằm, 1.297 chiếc vòng xuyến, 8.806 tạ thóc, 18 tấn muối, 5.361 con lợn gà, 7.000 công cụ, 103 khẩu súng, 2.846 quả lựu đạn, 74 quả mìn, 3.563 mâm, nồi đồng, 17.309 chum vại bát đĩa, nhiều tiền đồng, bạc, các đồ dùng khác như tủ, sập, giường.[22,tr227]

Trái với năm 1948, với sự hô hào giải thích của cán bộ, nhân dân đã có ý thức thâm canh hơn là quảng canh Phân bón đã được đặt thành vấn đề Đặc điểm trong thời kỳ này là phong trào tăng diện tích trồng bông rất ồ ạt Nguyên nhân là do năm 1948, một sào bông lợi bằng 10 sào khoai Toàn tỉnh đặc biệt chú trọng vào việc “tự túc mặc”, cấp trên chia diện tích trồng bông cho các hạt (diện tích bằng năm 1948: 750 ha, năm 1949: 2500 ha)

Nhưng vì thời tiết nên thu hoạch rất kém (năm 1948: 75 tấn bông xơ, năm 1949: 125 tấn bông xơ)

Trang 38

Vì phong trào trồng bông nói trên mà mức độ sản xuất khoai sút kém Kết quả giá khoai trên thị trường tăng lên gấp bội.

Tháng 3-1950, Hội đồng giảm tô tỉnh và các Ban giảm tô xã được thành lập Các Ban giảm tô đã hướng dẫn nông dân tá điền kê khai số tô nộp và cùng với Nông hội bàn bạc ấn định mức tô

“Vụ chiêm năm 1950 đã thực hiện giảm tô có kết quả ở phần lớn các xã trong tỉnh Trên 81% số địa chủ đã phải chịu giảm tô 25%, trên 87% tá điền được giảm tô Cuộc vận động thực hiện giảm tô đã tiến hành thuận lợi Nông dân hăng hái đấu tranh buộc bọn địa chủ phải chấp hành chính sách của Nhà nước Các nhà chung và chủ điền trong vùng Công giáo cũng thực hiện giảm tô” [1,tr2] Đến cuối năm 1950, ở Hà Tĩnh “việc giảm tô đã hoàn thành và có nhiều nơi dân chúng đã có một chế độ định tô” [1,tr3] Các khoản tô phụ được bãi bỏ Một số nơi nông dân đã giám sát việc thu, nộp tô Mọi thủ đoạn gian trá của địa chủ không thể thực hiện được

Trang 39

Song song với cuộc vận động giảm tô, tháng 5-1950, Chính phủ đã ban hành Sắc lệnh giảm tức “ấn định việc giảm tức và xóa hay hoãn nợ cũ” [1,tr2] Nhiều cuộc thương lượng giữa nông dân và chủ nợ được tổ chức với sự giúp đỡ của Nông hội Một số chủ nợ đã hưởng ứng cuộc vận động, thõa thuận giảm mức lãi cho người vay hoặc tạm cho hoãn nợ Nhiều người khác đã tỏ ra dè dặt trong việc đặt lợi tức.

Để việc thực hiện giảm tức có kết quả, Ủy ban kháng chiến hành chính các cấp đã cùng với Nông hội vận động nhân dân thành lập cả “xã tín dụng”, “phát triển các quỹ tương tế cứu tế” trong nông thôn, tạo điều kiện giúp đỡ những người túng thiếu Nhờ vậy việc vay mượn tư nhân giảm bớt, những tên đầu sỏ bóc lột bị hạn chế dần

Những năm sau, phong trào phát động quần chúng thực hiện giảm tô kết hợp với cuộc vận động sản xuất, tiết kiệm và vận động thuế nông nghiệp “có một bước chuyển biến mới cuộc đấu tranh giai cấp trong nông thôn bắt đầu đưa lại một phần quyền lợi kinh tế và uy thế chính trị cho nông dân lao động hạ được một phần uy thế chính trị của giai cấp địa chủ cường hào gian ác” Nhiều nơi nông dân đã tố cáo những hành động phân tán ruộng đất, cất dấu của cải, man khai lậu thuế của giai cấp địa chủ Nông dân còn thẳng tay bác bỏ những hành động lừa phỉnh, mua chuộc của chúng

Trên đà thắng lợi đã giành được, giai cấp nông dân Hà Tĩnh đã vươn lên không ngừng, đảm bảo sản xuất ngày một tăng, cung cấp cho tiền tuyến ngày một tốt hơn

Sau Cách mạng tháng Tám, tình hình phân phối ruộng đất công trong tỉnh có nhiều chuyển biến Một phần ruộng đất bị bọn địa chủ và hương lý cũ chiếm đoạt từ trước vẫn do chúng sử dụng Một số khác được tập trung do Nông hội hoặc các đoàn thể khác cày cấy Qua cuộc vận động hiến điền và cuộc vận động

Trang 40

đỡ đầu dân quân lại có thêm hàng ngàn mẫu ruộng đất trở thành của công do chính quyền xã hoặc dân quân quản lý.

Từ năm 1950, thực hiện chủ trương quản lý ruộng đất công, hầu hết các loại ruộng đất công và ruộng “chiếm công vi tư” đã được tập trung lại Ủy ban kháng chiến hành chính xã trực tiếp phân phối cho các đoàn thể và tư nhân cày cấy nộp hoa lợi vào quỹ kháng chiến địa phương, về sau số ruộng đất này được chia cho nông dân nghèo cày cấy Tình trạng chiếm hữu ruộng đất công ở nông thôn từng bước được giải quyết

Năm 1950, Đảng bộ Hà Tĩnh còn tập trung lãnh đạo thực hiện việc tạm cấp ruộng đất hoang hóa, ruộng đất công và tạm giao ruộng đất của địa chủ, việt gian đã chạy vào vùng địch cho dân cày nghèo cày cấy Tỉnh ủy đã chỉ đạo thành lập hội đồng tạm cấp ở tỉnh và các cấp, tập trung trước hết vào việc lấy ruộng đất, đồn điền của thực dân Pháp bỏ lại ở Chợ Gia (Kỳ Anh), ở Ngàn Phố (Hương Sơn) để chia cho nhân dân sản xuất Đến quý 3-1950, tỉnh đã lấy 130 mẫu 7 sào ruộng, 23 mẫu 6 sào đất chia cho người nghèo Số ruộng đất công thuộc phe, giáp, ruộng hàng tổng, hàng huyện, hàng tỉnh, ruộng tế tự ở Hà Tĩnh chiếm gần tới 20% tổng diện tích canh tác Việc tạm cấp loại ruộng đất này tiến hành chậm hơn, cách làm đa dạng tùy theo từng nơi, song cơ bản cũng thu được kết quả, đưa lại lợi ích cho nông dân Thiếu sót của tạm cấp ruộng đất là nhiều nơi chia ruộng quá vụn, chưa kết hợp cấp đất với tạo điều kiện canh tác cho người nghèo Trong quân cấp (ruộng công điền, công thổ) thì do nơi nhiều, nơi

ít, đã có trường hợp đem bán đấu giá làm quỹ xã, có nơi tiến hành bốc thăm hoặc bán lấy tiền để chia chứ không chia ruộng, có ảnh hưởng đến lợi ích của người nghèo

Ngày 5 tháng 11 năm 1950, Ban chấp hành TW Đảng ra chỉ thị về vấn đề sửa chữa những sai lầm và khuyết điểm trong việc thi hành chính sách nông thôn của Đảng Với một số nội dung như sau:

Ngày đăng: 22/01/2016, 18:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
14. BCH Đảng bộ huyện Nghi Xuân, Lịch sử Đảng bộ Huyện Nghi Xuân (1930 - 1995), Tháng 1 năm 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ Huyện Nghi Xuân (1930 - 1995)
15. BCH Đảng bộ huyện Nghi Xuân, Lịch sử Đảng Bộ và Nhân dân xã Xuân Yên (1945 - 2000), Tháng 5 năm 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng Bộ và Nhân dân xã Xuân Yên (1945 - 2000)
16. BCH Đảng bộ xã Kỳ Tân, Lịch sử Đảng Bộ Xã Kỳ Tân, Tập I (1930 - 2005), Kỳ Tân tháng 8 năm 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng Bộ Xã Kỳ Tân
17. BCH Đảng bộ xã Kỳ Thư, Xã Kỳ Thư Lịch sử Đảng Bộ, Tập I (1930 - 2005), Kỳ Thư tháng 6 năm 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã Kỳ Thư Lịch sử Đảng Bộ
18. BCH Đảng bộ xã Thạch Bằng, Lịch sử Đảng Bộ Xã Thạch Bằng, Tập I (1930-1945), Xã Thạch Bằng tháng 7 năm 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng Bộ Xã Thạch Bằng
19. BCH Đảng bộ xã Thạch Khê, Lịch sử Đảng Bộ Xã Thạch Khê, Tập I (1930 - 1975), XB 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng Bộ Xã Thạch Khê
20. BCH Đảng bộ xã Thạch Yên, Lịch sử Xã Thạch Yên, Tập I (1930- 2000), XB tháng 2 - 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Xã Thạch Yên
21. BCH ĐTNCSHCM Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh, Lịch sử Đoàn niên và phong trào thanh Hà tĩnh (1930 – 1996), NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đoàn niên và phong trào thanh Hà tĩnh (1930 – 1996)
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
22. BCHĐB ĐCSVN tỉnh Hà Tĩnh, Lịch sử Đảng bộ Hà tĩnh, Tập I (1930-1954), NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ Hà tĩnh
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 1993
43. Trường Chinh, Giảm địa tô trong cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân Việt Nam, tập 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giảm địa tô trong cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân Việt Nam
47. Chủ tịch Nước VNDCCH, SL số 20 ngày 12 tháng 2 năm 1950, HS 39, Cặp 3, Lưu trử Tỉnh Ủy Hà Tĩnh Sách, tạp chí
Tiêu đề: 2 năm 1950
49. Lê Duẩn (1965), Giai cấp vô sản với nông dân trong cách mạng Việt Nam, NXBST, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giai cấp vô sản với nông dân trong cách mạng Việt Nam
Tác giả: Lê Duẩn
Nhà XB: NXBST
Năm: 1965
50. ĐCSVN, BCHTW (1977), Văn kiện Đảng (1946-1948), BNCLSĐTW, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng (1946-1948)
Tác giả: ĐCSVN, BCHTW
Năm: 1977
52. ĐCSVN, BCHTW (1980), Văn kiện Đảng, Tập IV quyển I (1951- 1952), BNCLSĐTW xuất bản, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng, Tập IV quyển I (1951-1952)
Tác giả: ĐCSVN, BCHTW
Năm: 1980
53. ĐCSVN, BCHTW (1980), Văn kiện Đảng, Tập IV quyển II (1953- 1954), BNCLSĐTW xuất bản, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng, Tập IV quyển II (1953-1954)
Tác giả: ĐCSVN, BCHTW
Năm: 1980
64. ĐCSVN BCHTW, Văn kiện Đảng, tập II, quyển II (1949-1950), Ban nghiên cứu lịch sử Đảng TW, NXB Hà Nội 1979 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng
Nhà XB: NXB Hà Nội 1979
101. Cao văn Lượng (2000), “Sự kết hợp nhiệm vụ dân tộc và dân chủ trong chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975”, Việt Nam thế kỷ XX, NXBCTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự kết hợp nhiệm vụ dân tộc và dân chủ trong chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975”, "Việt Nam thế kỷ XX
Tác giả: Cao văn Lượng
Nhà XB: NXBCTQG
Năm: 2000
102. Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng (1953), Phóng tay phát động quần chúng, NXBST, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phóng tay phát động quần chúng
Tác giả: Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng
Nhà XB: NXBST
Năm: 1953
109. Qua Ninh, Vân Đình (1959), Vấn đề dân cày, NXBST, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề dân cày
Tác giả: Qua Ninh, Vân Đình
Nhà XB: NXBST
Năm: 1959
110. Văn Phong (1957), Đánh giá cho đúng những thắng lợi của nhiệm vụ phản phong và nhưng sai lầm trong cải cách ruộng đất, NXB ST, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá cho đúng những thắng lợi của nhiệm vụ phản phong và nhưng sai lầm trong cải cách ruộng đất
Tác giả: Văn Phong
Nhà XB: NXB ST
Năm: 1957

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w