1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hai mặt của nền sản xuất xã hội

19 1,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 167,5 KB

Nội dung

Lực lượng sản xuất là biểu hiện mối quan hệ tác động giữa con người và tự nhiên, biểu hiện trình độ sản xuất của con người, năng lực họat động thực tiễn của con người trong quá trình sản

Trang 1

CHƯƠNG I NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG

I Các yếu tố cơ bản của quá trình lao động sản xuất:

1 Sức lao động và lao động:

- Sức lao động: tòan bộ sức thể lực và trí lực của con người được sử dụng trong quá trình lao động

- Lao động: là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm sáng tạo ra các sản phẩm phục vụ các nhu cầu của cuộc sống

Vd: người nông dân sử dụng sức lao động của mình nhằm tạo ra lương thực để nuôi sống bản thân và buôn bán

2 Đối tượng lao động: là những yếu tố mà lao động của con người tác

động vào làm thay đổi hình thái của nó cho phù hợp với nhu cầu và mục đích của con người Bao gồm đối tượng lao động nguyên thuỷ (đất, nước, phân bón…) và đối tượng lao động nhân tạo (máy cày, máy gặt lúa…)

3 Tư liệu lao động: là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ

truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm thoả mãn nhu cầu của con người

II Hai mặt của nền sản xuất xã hội:

1. Lực lượng sản xuất:

Cả ba yếu tố cơ bản của sản xuất là sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động chỉ mới nói lên khả năng diễn ra quá trình lao động sản xuất Muốn biến khả năng thành hiện thực, phải kết hợp được cả ba yếu tố đó lại với nhau theo công nghệ nhất định

Trang 2

Tư liệu lao động và đối tượng lao động hợp thành tư liệu sản xuất, là yếu tố khách thể của sản xuất, còn lao động là yếu tố chủ thể của sản xuất Sản xuất không thể tiến hành được nếu không có tư liệu sản xuất, nhưng nếu không có lao động của con người thì tư liệu sản xuất cũng không thể phát huy được tác dụng Bởi vậy lao động sản xuất của con người giữ vai trò quyết định và mang tính sáng tạo Toàn

bộ sức lao động và tư liệu sản xuất được gọi là lực lượng sản xuất

Lực lượng sản xuất là toàn bộ những năng lực sản xuất của một xã hội nhất định ở một thời kỳ nhất định Lực lượng sản xuất là biểu hiện mối quan hệ tác động giữa con người và tự nhiên, biểu hiện trình độ sản xuất của con người, năng lực họat động thực tiễn của con người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chát Lực lượng sản

xuất là một hệ thống mà cấu trúc của nó bao gồm toàn bộ tư liệu sản xuất, kỹ năng lao động và thói quen của họ Ngày nay khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, trở thành một bộ phận quan trọng hàng đầu của lực lượng sản xuất Nhờ hoạt động sáng tạo của con người mà khoa học - công nghệ phát triển, đồng thời khoa học - công nghệ lại giúp cho hoạt động sản xuất đạt hiệu quả và năng suất lao động ngày càng cao

Các yếu tố trong cấu trúc lực lượng sản xuất có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó con người là chủ thể Lực lượng sản xuất phát triển

từ thấp đến cao, từ thô sơ đến hiện đại Trong thời đại ngày nay, dưới tác dụng của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, nhất là từ những năm 70 trở lại đây, người ta nói đến chiến lược phát triển đồng bộ tư liệu sản xuất tương ứng với người lao động hiện đại trong cấu trúc của lực lượng sản xuất Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

Trang 3

biểu hiện ở trình độ năng suất lao động xã hội trong từng thời kỳ, đây

là tiêu chí quan trọng nhất và là tiêu chí chung nhất của tiến bộ xã hội

2 Quan hệ sản xuất:

Nếu như lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa người với tự nhiên, phản ánh mặt kỹ thuật của sản xuất, thì quan hệ sản xuất biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa người với người trong quá trình sản xuất, phản ánh mặt xã hội của sản xuất Trong quá trình sản xuất, con người không chỉ có quan hệ với tự nhiên , tác động vào giới tự nhiên, mà còn có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau Hơn nữa, chỉ có trong quan hệ tác động lẫn nhau thì con người mới có sự tác động vào

tự nhiên Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của sản xuất, biểu hiện mối quan hệ giữa người với người trên ba mặt chủ yếu sau đây:

- Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất: là quan hệ giữa người với người trong việc chiếm hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội

vd: trong xã hội phong kiến địa chủ là người có sự sở hữu lớn nhất về tư liệu sản xuất (đất đai, phân bón, trâu bò…)

- Quan hệ tổ chức, quản lý: là quan hệ giữa người với người trong phân phối trao đổi sản phẩm xã hội

vd: hình thức quản lý trong xã hội tư bản là sự hình thành những tập đoàn độc quyền lớn mạnh nhằm chi phối thị trường thế giới

- Quan hệ phân phối, trao đổi: là quan hệ giữa người với người trong phân phối, trao đổi sản phẩm xã hội

vd: sự phân phối trong xã hội phong kiến và tư bản là không công bằng (người làm nhiều hưởng ít và ngược lại) nên đã tạo ra những mâu thuẫn xã hội gay gắt

Trang 4

Với tư cách là một hệ thống, các mặt nói trên của quan hệ sản xuất, có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại với nhau, trong đó quan hệ sở hữu giữa vai trò quyết định, chi phối quan hệ tổ chức, quản lý và quan hệ phân phối, trao đổi, đồng thời quan hệ tổ chức, quản lý và quan hệ phân phối, trao đổi cũng tác động trở lại quan hệ

sở hữu Quan hệ sản xuất trong thực tế không phải là quan hệ pháp lý,

mà là quan hệ giữa các hiện tượng kinh tế được biểu hiện thành các phạm trù và quy luật kinh tế Con người không thể tự ý lựa chọn quan

hệ sản xuất nói chung và quan hệ sở hữu nói riêng một cách chủ quan duy ý chí, mà phải tùy thuộc vào tính chất, trình độ phát triển của lực lượng của sản xuất xã hội… “Bất cứ một sự cải biến nào về mặt quan

hệ sở hữu cùng đều là kết quả tất yếu của việc tạo nên những lực lượng sản xuất mới” [2, trang 467]

3 Quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất:

Sự kết hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất hình thành phương thức sản xuất của xã hội Lịch sử loài người đã trải qua các phương thức sản xuất: công xã nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và đang quá độ lên phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hộ Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt thống nhất của phương thức sản xuất có quan hệ mật thiết với nhau và tác động lẫn nhau Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, khi trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất biến đổi thì sớm hay muộn, quan hệ sản xuất cũng biến đổi theo cho phù hợp Tuy nhiên, quan hệ sản xuất không hoàn toàn thụ động, mà có tác động trở lại với lực lượng sản xuất Quan hệ sản xuất thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển khi nó phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất Trái lại, nó trở

Trang 5

PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT

LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT

QUAN HỆ SẢN XUẤT

QUAN HỆ

SỞ HỮU QUAN HỆ QUẢN LÝ

QUAN HỆ PHÂN PHỐI

LAO

ĐỘNG

TƯ LIỆU SẢN XUẤT

ĐỐI TƯỢNG

LAO ĐỘNG

TƯ LIỆU LAO ĐỘNG

thành xiềng xích trói buộc, kìm hãm lực lượng sản xuất khi nó đã lỗi thời, không phù hợp với lực lượng sản xuất

Trong xã hội có giai cấp mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất biểu hiện ở mâu thũan giai cấp đối kháng Giai cấp thống trị muốn duy trì quan hệ sản xuất vì lợi ích của nó, còn giai cấp tiến bộ tiêu biểu cho lực lượng sản xuất mới thì muốn xóa bỏ quan hệ sản xuất lỗi thời, thiết lập quan hệ sản xuất mới để giải phóng lực lượng sản xuất Mâu thuẫn đó tất yếu dẫn đến đấu tranh giai cấp nổ ra cách mạng xã hội đẻ thay thế quan hệ sản xuất cũ lạc hậu bằng quan

hệ sản xuất mới tiến bộ hơn, dẫn đến sự ra đời của phương thức sản xuất cao hơn trong lịch sử Vì vậy, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất

và quan hệ sản xuất cũng thể hiện trong mâu thuẫn xã hội - chính trị

Ta có thể tóm tắt bằng sơ đồ như sau:

Trang 6

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN

XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT

I Giai đoạn từ 1975 - 1980:

Lực lượng sản xuất thấp kém, kinh tế nông nghiệp lạc hậu, đã có rất nhiều bài tham luận đề cập đến giai đoạn đầy khó khăn này, dưới đây là một vài trích dẫn tiêu biểu:

Từ 1975-1986: Nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp Sau khi miền Nam Việt Nam được hoàn toàn giải phóng (năm 1975)

và đất nước thống nhất (năm 1976), bắt đầu ngay việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1976-1980) Kế hoạch này có nhiều điểm duy ý chí nên phần lớn chỉ tiêu đều không đạt Sản xuất đình trệ, tăng trưởng chỉ đạt 0,4 %/ năm (kế hoạch là 13-14 %) trong khi tỷ lệ tăng dân số hàng năm trên 2,3 % Tình trạng thiếu lương thực diễn ra gay gắt, năm

1980 phải nhập 1,576 triệu tấn lương thực Ngân sách thiếu hụt lớn, giá

cả tăng hàng năm 20 %, nhập khẩu nhiều gấp 4-5 lần xuất khẩu Nhà nước thiếu vốn đầu tư cho nền kinh tế, nhiều công trình phải bỏ dở, hàng tiêu dùng thiết yếu thiếu trầm trọng

Đại hội IV ĐCS VN đã quyết định cải tạo XHCN trong cả nước với mục tiêu lớn: xây dựng chế độ làm chủ tập thể và sản xuất lớn Do các mục tiêu đề ra quá lớn nên trong kế hoạch 5 năm lần thứ III (1981-1985) nền kinh tế thiếu cân đối và lâm vào khủng hoảng trầm trọng Sản xuất đình trệ thể hiện trên tất cả các lĩnh vực Nạn lạm phát tăng nhanh, đầu những năm 80 tăng khoảng 30-50 % hàng năm, cuối năm 1985 lên đến

Trang 7

587,2 % và siêu lạm phát đạt đến đỉnh cao vào năm 1986, với 774,7 % Đời sống nhân dân hết sức khó khăn.

Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco (www.vietnamconsulate-ca.org)

Đây cũng là giai đoạn có sự thay đổi lớn về dân số, một ví dụ điển hình

là theo thống kê của Bộ xây dựng (www.moc.gov.vn) thì dân số TP.HCM lúc đó đã giảm sút ghê gớm (gần 700.000 người) do những biến cố sau:

- Rất nhiều gia đình bỏ ra nước ngoài trong những ngày trước và trong tháng 4 -1975

- Việc đưa các gia đình tư sản đi định cư ở các vùng xa Thành phố

Hồ Chí Minh

- Hàng trăm ngàn người hồi hương sau chiến tranh

- Việc đưa một số lượng lớn người đi kinh tế mới ở Bình Dương, Bình Phước

- Vụ nạn kiều diễn ra vào năm 1979 khiến hơn 30.000 người Hoa trở về Trung Quốc

- Hàng trăm nghìn người vượt biên vào những năm 1976-1986

Thực tế trước đổi mới, nhất là của hơn 10 năm tiến hành xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước ( 1975 - 1986), chứng tỏ rằng trong nền kinh tế mang đậm bản sắc nông dân - nông nghiệp, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, mô hình phát triển gắn với cơ chế kế hoạch hoá tập trung có những khiếm khuyết lớn trong việc giải quyết các nhiệm vụ phát triển, nhất là trong lĩnh vực kinh tế Sau nhiều năm vận động trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, tuy đất nước có đạt được những thành tựu to lớn,

Trang 8

song nhiều vấn đề mấu chốt và thiết yếu nhất của cuộc sống nhân dân (ăn, mặc, ở) vẫn chưa được giải quyết đầy đủ; đất nước chưa có những thay đổi sâu sắc và triệt để trong phương thức phát triển; tình trạng mất cân đối trong nền kinh tế ngày càng trầm trọng; nhiệt tình lao động và năng lực sáng tạo của nhân dân, tài nguyên và các nguồn lực chưa được khai thác, phát huy đầy đủ, thậm chí bị xói mòn Nhìn tổng quát, với cơ chế kế hoạch hoá tập trung, nền kinh tế Việt Nam vận động thiếu năng động và kém hiệu quả Những mất cân đối và nguy cơ bất ổn định tiềm tàng trong đời sống kinh tế - xã hội bị tích nén lại Tình trạng thiếu hụt kinh niên làm gia tăng các căng thẳng trong đời sống xã hội Lòng tin của quần chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Nhà nước giảm sút Trên thực tế, đến cuối những năm 70, đất nước đã thực sự lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội Vấn đề cấp bách đặt ra cho Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam lúc này là tìm kiếm cách thức phát triển mới có khả năng đáp ứng các mục tiêu của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong đó quan trọng nhất là phải tháo gỡ các ràng buộc

về cơ chế và thể chế để giải phóng các nguồn lực phát triển của đất nước Cần phải nói rằng ngay khi đất nước mới lâm vào khủng hoảng, trong nền kinh tế Việt Nam, dưới áp lực của thực tiễn, đã diễn ra hai cuộc thử nghiệm quan trọng: i) áp dụng chế độ khoán sản phẩm đến hộ gia đình nông dân trong HTX nông nghiệp và ii) triển khai chế độ "kế hoạch 3 phần " ở các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh Về nguyên tắc, cả hai cuộc thử nghiệm này đều diễn ra theo một xu hướng chung: nới lỏng các ràng buộc của cơ chế kế hoạch hoá tập trung, mở rộng hơn phạm vi hoạt động của các quan hệ thị trường, trao nhiều quyền chủ động kinh doanh hơn cho các chủ thể kinh tế và người lao động Phong trào lan rộng ra khắp nền kinh tế và đã nhanh chóng đưa lại những thành tựu nổi bật,

Trang 9

trước hết là trên mặt trận nông nghiệp Tuy nhiên, kết quả của xu hướng cải cách này còn bị hạn chế do việc thực hiện những cải cách theo hướng thị trường mới mang tính cục bộ và chỉ dừng lại ở cấp vi mô, trong khuôn khổ cố gắng bảo tồn cơ chế kế hoạch hoá tập trung ở tầm vĩ mô

Vì vậy, những cuộc thử nghiệm này tuy đưa đến những thành tựu nổi bật trong nông nghiệp nhưng vẫn không ngăn cản được cuộc khủng hoảng ngày càng trở nên trầm trọng Tình hình đó đã khiến cho đổi mới trở thành một nhu cầu hết sức bức bách, là đỏi hỏi bức thiết của cuộc sống

Bộ Ngoại giao Việt Nam (www.mofa.gov.vn)

Nhìn chung trong giai đoạn này Quan hệ sản xuất dựa trên chế độ công hữu thuần nhất không phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất

 Lực lượng sản xuất bị kìm hãm, sản xuất kém phát triển, khủng hoảng kinh tế xã hội Đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, tuy có đất đai nhưng người nông dân lại không muốn lao động hoặc không làm việc hết mình, đây là sự lãng phí rất lớn về nguồn lực con người

II Giai đoạn từ 1986 đến nay:

Từ sau khi Đảng và Nhà nước tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã có sự thay đổi to lớn, chúng ta đã đa dạng hóa quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế, thực hiện nhiều nguyên tắc và hình thức phân phối, đặc biệt là việc chuyển đổi từ cơ chế kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp thành cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN “Trong cơ chế cũ, bàn tay vô hình được nhận thức chưa đúng, còn bàn tay hữu hình lại thể hiện chưa hợp lý Trong cơ chế kinh tế mới, hai bàn tay được kết hợp một cách nhịp nhàng.” [3, trang 185]

Trang 10

Trong một bài viết đăng trên trang web Tạp chí cộng sản (www.tapchicongsan.org.vn), tác giả Hà Đăng đã có những nhận xét sâu sắc về cơ chế thị trường theo định hướng XHCN:

Bước I: Thừa nhận cơ chế thị trường nhưng không coi nền kinh tế của ta là kinh tế thị trường Nói cơ chế thị trường là chỉ nói về mặt cơ

chế quản lý chứ không phải nói về toàn bộ đặc điểm, tính chất và nội dung của nền kinh tế Do đó, trong khi phê phán nghiêm khắc cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp và đề ra chủ trương đổi mới quản lý kinh tế (một bộ phận của đường lối đổi mới toàn diện), Đại hội VI khẳng định: “thực chất của cơ chế mới về quản lý kinh tế là cơ chế kế hoạch hóa theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ” Phát triển thêm một bước, Đại hội VII (qua Cương lĩnh) đã xác định nền kinh tế của ta là “nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước”

Bước II: Coi kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản, không đối lập với chủ nghĩa xã hội Hội nghị đại biểu toàn

quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (tháng 1/1994) nhận định: Cơ cấu kinh tế nhiều thành phầ đang hình thành Và cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đang trở thành cơ chế vận hành của nền kinh tế Có nghĩa là nền kinh tế của ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, còn có chế vận hành của nền kinh tế đó là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước

Gần cuối nhiệm kỳ Đại hội VII, tại một nghị quyết của Bộ Chính trị về công tác lý luận đã nhận định: “Thị trường và kinh tế thị trường

Ngày đăng: 22/01/2016, 18:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w