1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường lên một số chỉ tiêu hình thái, sinh lí, sinh hóa của ếch nuôi ở huyện nghi xuân tỉnh hà tĩnh

115 336 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 4,97 MB

Nội dung

Trang 1

TRẦN THẾ TÀI

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÌNH THÁI, SINH LÍ, SINH HOÁ CỦA ẾCHNUÔIỞ HUYỆN NGHI XUÂN - TỈNH HÀ TĨNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC

(Chuyên ngành sinh học thực nghiệm)

Nghệ An - 2015

Trang 2

TRẦN THẾ TÀI

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÌNH THÁI, SINH LÍ, SINH HOÁ CỦA ẾCHNUÔIỞ HUYỆN NGHI XUÂN - TỈNH HÀ TĨNH

Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệmMã số: 60.42.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGYỄN NGỌC HỢI

Nghệ An - 2015

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệuvà kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giảcho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nàokhác.

Tác giả luận văn

Trần Thế Tài

Trang 4

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ,các nhà khoa học, xin cảm ơn các thầy cô ở Phòng sau đại học, khoa sinhtrường Đại Học Vinh, thư viện trường Đại Học Vinh đã tạo mọi điều kiện chotôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Cảm ơn trang trại nuôi ếch tại huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh đã cộngtác và giúp tôi thực nghiệm thành công.

Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đìnhđã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn đề tài này không thể tránhkhỏi những thiếu sót Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của cácthầy cô giáo và các bạn.

Tác giả luận văn

Trang 5

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Nội dung nghiên cứu 2

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36

2.1 Đối tượng nghiên cứu 36

2.2 Vật liệu và trang thiết bị nghiên cứu 36

2.3 Phương pháp nghiên cứu 36

CHƯƠNG III 58

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 58

3.1 Khảo sát các yếu tố môi trường 58

3.2 Nghiên cứu các chỉ tiêu hình thái của ếch trong điều kiện môi trườngkhác nhau 68

3.3 Các chỉ tiêu sinh hóa của thịt ếch (protein, lipit, gluxit) 72

3.4 Các chỉ tiêu Hồng cầu, Hemoglobin, Bạch cầu của máu ếch 79

3.5 Đánh giá hiệu quả kinh tế theo các mô hình nghiên cứu 82

Trang 7

1 Bảng 1.1 So sánh giá trị dinh dưỡng của thịt cóc, ếch với các loại

2 Bảng 1.2 Đặc điểm phân biệt ếch đực và ếch cái 13

6 Bảng 3.1 Sự biến động nhiệt độ trong các ao nuôi 58

8 Bảng 3.3 Sự biến động độ ẩm trong các mô hình nuôi 62

9 Bảng 3.4 Sự biến động hàm lượng NH3 trong các mô hình nuôi 64

10 Bảng 3.5 Sự biến động hàm lượng H2S trong các mô hình nuôi 65

11 Bảng 3.6 Sự biến động hàm lượng DO trong các mô hình nuôi 66

12 Bảng 3.7 Biểu hiện tỉ lệ sống của ếch sau 3 tháng nuôi 69

13 Bảng 3.8 Tốc độ tăng trưởng về trọng lượng (g/con) của ếch 70

14 Bảng 3.9 Tương quan giữa mật độ quang và nồng độ protein 73

15 Bảng 3.10 Hàm lượng protein trong thịt ếch từ hai mô hình nuôi 74

16 Bảng 3.11 Hàm lượng Lipit trong thịt ếch từ hai mô hình nuôi 75

Trang 8

17 Bảng 3.12 Tương quan giữa mật độ quang và nồng độ gluxit 76

18 Bảng 3.13 Hàm lượng gluxit trong thịt ếch từ hai mô hình 77

19 Bảng 3.14 Số lượng hồng cầu (T/L) trong máu ếch 79

20 Bảng 3.15 Số lượng bạch cầu (G/L) trong máu ếch 80

22 Bảng 3.17 Hiệu quả kinh tế từ hai mô hình nuôi ếch 83

DANH MỤC HÌNH

Trang 9

1 Hình 1.1 Hình thái bên ngoài của ếch đồng Việt Nam 8

10 Hình 3.2 Sự biến động nhiệt độ trong bể xi măng 59

14 Hình 3.6 Sự biến động độ ẩm trong bể xi măng 63

15 Hình 3.7 Sự biến động NH3 trong các mô hình nuôi 64

16 Hình 3.8 Sự biến động H2S trong các mô hình nuôi 65

Hình 3.9 Sự biến động DO(mg/L) trong các mô hình bể xi măng

18 Hình 3.10 Sự biến động DO(mg/L) trong các mô hình ao đất 67

19 Hình 3.11 Tỉ lệ sống của ếch khi nuôi trong các mô hình nuôi 69

Trang 10

21 Hình 3.13 Đường chuẩn hàm lượng protein 73

22 Hình 3.14 Hàm lượng protein trong thịt ếch từ hai mô hình nuôi 74

23 Hình 3.15 Hàm lượng lipit trong thịt ếch thu từ hai mô hình nuôi 75

25 Hình 3.17 Hàm lượng gluxit trong thịt ếch từ hai mô hình nuôi 78

26 Hình 3.18 Số lượng hồng cầu trong máu ếch từ hai mô hình nuôi 79

27 Hình 3.19 Số lượng bạch cầu trong máu ếch từ hai mô hình nuôi 80

28 Hình 3.20 Hàm lượng Hb trong máu ếch từ hai mô hình nuôi 81

Trang 11

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Những thập niên gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Namkhông ngừng phát triển và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều tỉnhthành trong cả nước Ngành thủy sản đã đem lại nguồn lợi kinh tế to lớn chođất nước và cung cấp khối lượng sản phẩm tôm cá, giáp xác, nhuyễn thể Đểđạt được điều đó thì ngành nuôi trồng thủy hải sản không chỉ dừng lại việc tạora những giống mới mà phải luôn nghiên cứu các quy trình, phương pháp nuôikhác nhau để cho hiệu quả kinh tế cao.

Thủy hải sản như ếch, ba ba, cá sấu, đang được rất nhiều người quantâm Trong đó ếch được nuôi nhiều ở một số nước trên thế giới như: ĐàiLoan, Mỹ, Thái Lan và Việt Nam Thêm vào đó, ếch là sản phẩm thủy sảnrất được ưa chuộng trên thị trường trong và ngoài nước Thịt ếch được ví như“Thịt gà đồng” và được chế biến thành nhiều món ăn ngon, rất bổ dưỡng, daếch còn được làm nhiều sản phẩm mỹ nghệ có giá trị cao.

Tuy nhiên từ trước đến nay, sản lượng ếch chủ yếu phụ thuộc hoàn toànvào tự nhiên Mặc dù ở nước ta đã có nhiều mô hình nuôi ếch với phươngpháp thủ công dân gian nhưng không phổ biến do tỷ lệ sống thấp, tốn nhiềuthời gian, không mang lại hiệu quả kinh tế Bên cạnh đó, việc khai thác ếchngoài tự nhiên làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, tạo điều kiện cho côntrùng phá hoại mùa màng phát triển và ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuấtnông nghiệp.

Trong vài năm gần đây, một số địa phương trong nước đã nuôi ếch vớiquy mô công nghiệp, cho giá trị kinh tế cao Tuy nhiên, việc nuôi ếch thươngphẩm còn khá mới mẻ đối với người dân của huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.Nghề nuôi ếch ở huyện Nghi Xuân xuất hiện chưa lâu, bước đầu cũng cho lạihiệu quả kinh tế Nhưng, người dân hiện nay vẫn đang còn nuôi ếch theonhiều cách khác nhau, chưa xác định được phương pháp nuôi ếch nào phùhợp với điều kiện tự nhiên của huyện Do đó việc tìm ra mô hình nuôi ếch

Trang 12

thích hợp và có hiệu quả kinh tế với điều kiện tự nhiên của huyện Nghi Xuân,tỉnh Hà Tĩnh là rất cần thiết

Xuất phát từ những yêu cầu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường lên một số chỉ tiêu hình thái, sinh lí,sinh hóa của ếch nuôi ở huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Tìm hiểu ảnh hưởng của các điều kiện môi trường lên sự sinhtrưởng và phát triển của ếch đồng nuôi trong hai mô hình ao đất và bể ximăng như: nhiệt độ, độ ẩm, pH, hàm lượng DO, NH3, H2S.

2.2 Đánh giá sự tăng trọng của ếch đồng nuôi ở hai lô thí nghiệm khácnhau: ao đất và bể xi măng theo thời gian.

2.3 So sánh tỉ lệ sống của ếch đồng nuôi ở hai lô thí nghiệm khác nhau:ao đất và bể xi măng theo thời gian.

2.4 So sánh hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong thịt ếch nuôi từhai lô thí nghiệm như: Lipit, Protein và Gluxit.

2.5 Nghiên cứu các chỉ số sinh lý máu của ếch: Số lượng Hồng cầu,Bạch cầu và hàm lượng Hemoglobin.

2.6 Đánh giá hiệu quả kinh tế từ hai mô hình nuôi ếch: bể xi măng vàao đất.

3 Nội dung nghiên cứu

3.1 Các chỉ tiêu môi trường: nhiệt độ, độ ẩm, độ pH, hàm lượng DO,NH3, H2S ở các ao nuôi.

3.2 Đặc điểm sinh học của ếch.3.3 Thành phần dinh dưỡng của ếch.

3.4 Các chỉ tiêu hình thái, sinh lí, sinh hóa của ếch trong các điều kiệnmôi trường khác nhau.

3.4.1.Tỷ lệ sống và sự tăng trọng của ếch trong các môi trường nuôikhác nhau.

Trang 13

3.4.2 Các chỉ tiêu Hồng cầu, Hemoglobin, Bạch cầu của máu ếch trongcác môi trường nuôi khác nhau.

3.4.3 Các chỉ tiêu sinh hóa của thịt ếch (Protein, Lipit, Gluxit) trongcác môi trường nuôi khác nhau.

3.5 Hiệu quả kinh tế và dinh dưỡng theo các mô hình nghiên cứu.

Trang 14

NỘI DUNG NGHIÊN CỨUCHƯƠNG I

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Lịch sử nghiên cứu

1.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

Trong những năm qua, ếch (đặc biệt là ếch đồng) được xem là mộttrong những loài thủy sản nội địa có giá trị kinh tế cao ở đồng bằng sông CửuLong nói riêng và cả nước nói chung Vì vậy, việc khai thác loài ếch bản địađã làm nguồn lợi ếch ngày càng một cạn kiệt, nên việc nghiên cứu đầu tư quytrình sản xuất từ sinh sản nhân tạo đến nuôi ếch thương phẩm để thay thếnguồn ếch bản địa ngoài tự nhiên là hết sức cần thiết

Câu hỏi được đặt ra là: loài ếch nào là phù hợp để tham gia vào quytrình sản xuất nói trên? Trước đây, Việt Nam đã du nhập nhiều loài ếch khácnhau từ nhiều nguồn khác nhau (như Cuba, Mexico, Brazil,…) nhưng khảnăng thích nghi của các loài này kém nên không phát triển rộng rãi ở ViệtNam, vì thế mà loài ếch đồng Việt Nam vẫn tiếp tục bị khai thác mạnh mẽ.Nhưng cho đến 2 năm trở lại đây, Việt Nam đã du nhập một loài ếch mới từThái Lan Theo ý kiến của ông Lê Thanh Hùng và Ban Giám đốc Trung tâmNghiên cứu sản xuất giống thủy sản An Giang cho biết, loài ếch Thái Lan nàylà loài thích hợp để đưa vào quy trình sản xuất hàng loạt ở An Giang nói riêngvà đồng bằng sông Cửu Long nói chung, bởi đặc điểm sinh trưởng của ếchThái Lan là rất phù hợp với điều kiện môi trường ở đây, đặc biệt là điều kiệnnuôi giữ và ăn mồi tĩnh như thức ăn viên hay thức ăn tự chế Từ những nhucầu ngày càng lớn của thị trường tiêu thụ ếch thương phẩm và sự thích nghitốt của loài ếch Thái Lan này, Sở Khoa học và Công nghệ An Giang đã tiếpnhận chuyển giao quy trình sinh sản nhân tạo ếch Thái Lan từ Trường đại họcNông lâm Thành phố Hồ Chí Minh cho đơn vị tiếp nhận là Trung tâm Nghiêncứu sản xuất giống thủy sản An Giang Cho đến nay, trung tâm đã triển khaiđược 5 đợt bố trí thí nghiệm sinh sản nhân tạo và sản xuất giống ếch Thái Lan

Trang 15

thành công và ổn định quy trình với 147 cặp ếch bố mẹ tham gia sinh sản vàkết quả đạt được như sau: tỷ lệ sinh sản, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở và tỷ lệ sốngtrung bình qua các đợt bố trí lần lượt là 90, 80, 75, 70% Qua kết quả đạt đượccho thấy, chỉ có tỷ lệ sinh sản và tỷ lệ sống là đạt các chỉ tiêu kỹ thuật theohợp đồng chuyển giao công nghệ sinh sản nhân tạo và sản xuất giống TháiLan.

Hiện nay, Trung tâm Sản xuất giống vẫn tiếp tục đầu tư nhập thêm 300cặp ếch bố mẹ từ Thái Lan để tiếp cho sinh sản nhân tạo nhằm mục đích vừacung ứng con giống cho một hộ nông dân lành nghề và vừa chọn lựa một thếhệ bố mẹ mới trong tương lai để gia tăng nguồn ếch bố mẹ chuẩn bị cho vụsinh sản ở năm sau mà không cần phải nhập ếch bố mẹ từ Thái Lan Trướcnhững kết quả đáng khích lệ như đã nói ở trên là nguồn động lực để Sở Khoahọc và Công nghệ kết hợp với Trung tâm Nghiên cứu sản xuất giống thủy sảntiếp tục tiến hành thực hiện các mô hình khảo nghiệm nuôi thương phẩm ếchThái Lan trong tương lai ở một số điểm trình diễn trong địa bàn tỉnh AnGiang, với 3 mô hình nuôi như nuôi ếch trong ao đất, trong bể xi măng vàtrong giai hay đăng quầng, nhằm chọn ra mô hình nuôi thâm canh ếch thươngphẩm hiệu quả nhất, để từ đó có thể nhân rộng sản xuất đại trà ở các hộ nôngdân, giúp nông dân có thêm nguồn thu nhập mới từ giống ếch Thái Lan cònmới mẻ này [18]

Năm 2005 là thời điểm đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của phong tràonuôi ếch Thái Lan ở nhiều tỉnh, thành Nếu năm 2004 tại Thành phố Hồ ChíMinh chỉ lác đác một số ít hộ nuôi loại ếch này mang tính thử nghiệm, thì đếncuối năm 2005 qua thống kê sơ bộ đã có đến khoảng 300 hộ nuôi ếch TháiLan với các quy mô khác nhau Đây là tốc độ phát triển rất nhanh đối với loạivật nuôi còn rất mới

Hiện nay một số lưỡng cư bị suy giảm rất nhiều trong tự nhiên do bịsăn bắt làm thực phẩm, hoặc do sử dụng rộng rãi thuốc trừ sâu và gây ô nhiễm

Trang 16

môi trường Vì thế lưỡng cư cần được bảo vệ và được tổ chức gây nuôi nhữngloài có ý nghĩa kinh tế như ếch đồng…

Ở Việt Nam, thịt ếch đồng, ếch nhẽo, ếch ang, ếch gai được coi là thựcphẩm ưa chuộng Thành phần dinh dưỡng của thịt ếch, cóc có giá trị rất lớnkhi so sánh với thịt gia súc, gia cầm và được thể hiện ở bảng 1.1 như sau:

Bảng 1.1 So sánh giá trị dinh dưỡng của thịt cóc, ếch với các loại thịt khác

Theo Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu) ếch còn có tên gọi là điền kê (gàđồng), thanh kê, vị ngọt, tính lạnh, vào kinh tỳ, vị, không độc [1] Nó có côngdụng bổ tỳ vị, trị lao, nhiệt, hư phiền, trẻ em lở ngứa, trị phù thủng

Trung dược học bản thảo viết: "Thịt ếch có công dụng thanh nhiệt, trịchứng sung độc do nhiệt kết tụ bằng cách bồi đắp, và để bồi dưỡng sau sinhnở, sau ốm người bệnh chóng hồi phục".

1.1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Trong hai thập niên cuối của thế kỉ 20 trên phạm vi toàn thế giới nuôitrồng thủy sản có mức tăng sản lượng cao nhất trong tất cả các lĩnh vực sảnxuất lương thực, thực phẩm Kể từ năm 1984 đến nay tỉ lệ tăng trưởng củangành nuôi trồng thủy sản trung bình đạt 11% con số này của ngành chănnuôi gia súc, gia cầm chỉ là 3,1% và tăng trưởng của khai thác thủy sản chỉtăng 0,8% Trong thập kỉ 70, 80 của thế kỉ 20 sản lượng nuôi trồng thủy sảnchỉ chiếm tỉ lệ 10% tổng sản lượng thủy sản thì đến những năm cuối thế kỉ 20

Trang 17

sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng lên đạt 30% Hiện nay trên thế giới cóhàng trăm đối tượng thủy sản được thuần hóa và sử dụng nuôi trồng thủy sảnở cả ba môi trường: ngọt, lợ, mặn Trong nhóm đối tượng nuôi nước ngọt, ếchlà giống dễ nuôi, mau lớn, thức ăn cho ếch công nghiệp cũng dễ kiếm nên nólà đối tượng được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng như: Ấn Độ, Nhật Bản,Đài Loan, Thái Lan

1.2 Tổng quan về ếch đồng

1.2.1 Phân loại khoa học

- Tên Tiếng Anh: East Asian Bullfrog- Tên Tiếng Việt: Ếch đồng

- Tên khác:Chinese Edible Frog, Taiwanese Frog- Ngành: Chordata

- Lớp: Amphibia- Bộ: Anura- Họ: Ranidae

- Giống: Hoplobatrachus

- Loài: Hoplobatrachus rugulosus (Wiegmann, 1834)

1.2.2 Đặc điểm hình thái

1.2.2.1 Đặc điểm cấu tạo của ếch đồng

Ếch đồng có tên khoa học là Rana rugulosa Weigmann và nhiều tênphân loại khác, người Kinh gọi là “ ếch ruộng”, người Mường gọi là “ếchcum”, người Thái gọi là “tu kộp”, người Tày gọi là “ti cốp” Ếch đồng là loạiếch có kích cỡ trung bình, chiều dài cơ thể khoảng 8-13 cm, trọng lượng trungbình khoảng 150 – 300 g

Ếch đồng có thân ngắn và rộng, cổ không rõ ràng, nhìn chung cơ thểếch có thể chia làm 3 phần sau: Đầu, thân (cuối thân có lỗ huyệt) và tứ chigồm hai chi trước và hai chi sau Trên mặt lưng có những nếp da đứt đoạnchạy dọc Lưng màu nâu đất đến xám nhạt pha những vệt xám đen Da bụngtrắng hai bên sườn đôi khi có màu vàng [13].

Trang 18

Hình 1.1 Hình thái ngoài của ếch đồng Việt Nam

Đầu tương đối hẹp và rộng Miệng là một khe rộng đến mang tai nênếch đớp và giữ mồi được dễ dàng Trước đầu mõm ở mặt lưng có một đôi lỗmũi ngoài Mắt lớn và lồi ra có ba mí: mí trên phát triển, mí dưới không cửđộng, mí thứ ba là một màng nhày ở góc mắt rất linh hoạt có thể phủ kín cảmắt Sau mắt là màng nhĩ tròn Ở cá thể đực, thềm miệng có hai túi âm, túi âmthanh được cấu tạo bằng một màng mỏng có màu đen Khi ếch kêu, hai túi âmthanh phồng lên, có tác dụng như một bộ phận cộng hưởng làm tăng cường độâm thanh, xương lá mía có hai hàng xiên rất lớn, viền trước của nó ngangbằng với viền trước của lỗ mũi hầu

Hàm dưới có hai chỗ nhô lên giống như răng hàm rất phát triển ở trướcmõm vừa khít với các lỗ ở hàm trên Chiều rộng của đầu tại góc miệng ngangbằng với khoảng cách giữa chóp mõm và vị trí hai chân trước, mõm ngắn vàtròn Lỗ mũi nằm giữa mắt và chóp mõm Ổ mắt hẹp hơn mí mắt trên, màngnhĩ dễ nhận thấy bằng ¾ đường kính của mắt [13]

Thân ếch phủ da trần, thường xuyên ẩm ướt Da ếch không dính liềnvới lớp cơ bên dưới, dùng kẹp có thể nhấc da qua lại, tách hẳn với lớp cơ bêndưới Da chỉ gắn với lớp cơ bên dưới theo một vài đường, nên tạo thànhnhững xoang chứa đầy bạch huyết góp phần làm da ếch luôn ẩm ướt thích

Trang 19

ứng với sự vận chuyển và hô hấp Da trên lưng có rất nhiều gờ nhỏ dài ngắnkhác nhau dễ nhận thấy với nhiều nốt sần nhỏ, không có nếp gấp ngang vànếp gấp bên hông Trên lưng màu nâu với nhiều đốm đen hơi tròn, không cócơ quan đường bên Mặt dưới hơi trắng với những vân màu nâu ở cổ và ngực,bắp đùi có nhiều vân màu nâu Cuối thân có một lỗ: lỗ huyệt (nơi bài tiếtphân, nước tiểu và sản phẩm sinh dục).

Chi trước có bốn ngón, chi sau có năm ngón, gốc ngón 1 (ngón hướngvào cơ thể ếch) có một mấu lồi có tên gọi là chai sinh dục, chai sinh dục pháttriển to trong mùa sinh dục có vai trò như cái mấu, khi đực ôm cái, 2 cái mấuđó mắc vào nhau làm cho động tác ôm cái được chặt hơn, làm 2 tay không bịtuột Ngón tay hình búp măng, không mở ra ở đầu, ngón thứ hai ngắn hơnngón thứ nhất và bằng ngón thứ tư Các chi sau được nối với nhau bởi mộtmàng bơi phát triển, nhờ đó ếch đồng bơi lội giỏi trong nước Chi trước và chisau ếch đồng không đủ sức đào hang.

1.2.2.2 Cơ quan hô hấp

Ếch vừa sống được dưới nước vừa sống được trên cạn Phổi ếch là cơquan hô hấp khi ếch ở trên cạn, còn da giúp cho ếch hô hấp trong nước hoặcmôi trường ẩm ướt Da ếch có nhiều tuyến nhầy nên da luôn ẩm ướt, tuyếnnày có khả năng hoà tan được O2 trong môi trường nước cũng như môi trườngcạn

Trong lớp biểu bì của da có nhiều mao mạch giúp cho sự hô hấp bằngda được thuận lợi Dưới da ếch có nhiều túi bạch huyết là nơi cung cấp nướccho da, làm da luôn ẩm ướt Da ếch đóng vai trò quan trọng trong hô hấp, nócó khả năng vận chuyển 51% O2 và 86% CO2.

1.2.2.3 Hệ bài tiết

Ếch có nhu cầu nước rất lớn, do đó sự hấp thụ và bài tiết rất nhanh.Thận bài tiết nước tiểu qua ống dẫn niệu vào xoang huyệt rồi vào bóng đái.Bóng đái là một túi lớn, mỏng đổ thẳng vào xoang huyệt Lượng nước tiểu bài

Trang 20

tiết trong 24 giờ có khi bằng ½ trọng lượng cơ thể Khi gặp nguy hiểm ếch cókhả năng phóng nước tiểu ra ngoài để cơ thể nhẹ hơn, di chuyển nhanh lẹ.

1.2.2.4 Hệ tiêu hoá và tính ăn

- Hệ tiêu hoá

+ Ếch đồng có khe miệng rộng dẫn đến khoang miệng lớn giúp con vậtcó thể đớp được con mồi to Răng ếch như hình nón có đỉnh hướng về phíasau và gắn vào xương hàm trên, hàm dưới và xương lá mía ở vòm miệng,chúng giúp giữ con mồi không tuột ra khỏi miệng.

+ Lưỡi ếch có phần trước dính vào thềm miệng và phần sau tự dohướng lưỡi vào phía trong họng Do đó lưỡi ếch có thể lật ra ngoài để bắt mồi.Mặt trên của lưỡi có chất dính do lưỡi tiết ra.

+ Dạ dày ếch có thành cơ dày Ruột ngắn song có các tuyến tiêu hoáphát triển Ở gan ếch có chất dự trữ đặc biệt glucogen và mỡ được tích nhiềuvào mùa hè, là nguồn năng lượng dự trữ cho ếch trong mùa trú đông Phânđược đổ vào xoang miệng rồi mới đổ ra ngoài qua hố nguyệt nằm ở cuối lưng.

- Tính ăn

+ Nòng nọc mới nở tự dưỡng bằng noãn hoàng Sau ba ngày tuổi nòngnọc bắt đầu ăn được thức ăn bên ngoài gồm động vật phù du như: Daphnia.Sp, moina, trùn chỉ và một số thuỷ sinh động vật khác Khi nòng nọc biến tháithành ếch con chúng có thể ăn mồi là động vật sống: giun, tép, ốc, tôm, cua,cá nhỏ…Trong ương nuôi nếu thiếu thức ăn thì nòng nọc và ếch con có thể ănlẫn nhau dẫn đến tỷ lệ sống thấp.

+ Ếch trưởng thành là động vật ăn tạp thiên về động vật Ếch bắt mồithụ động, thường ngồi một chỗ quan sát con mồi di chuyển, khi con mồi ở gầnếch phóng lưỡi ra rất nhanh để lưỡi cuộn lấy con mồi rồi nuốt chửng Domiệng rộng nên ếch có thể ăn được những con mồi khá to như cua, cá…

1.2.2.5 Hệ sinh dục

Sự thụ tinh của ếch là thụ tinh ngoài do đó ếch đực không có cơ quangiao cấu Ếch đực có một đôi tinh hoàn nhỏ hình bầu dục, ếch cái có hai

Trang 21

buồng trứng Tinh dịch được đổ vào ống dẫn niệu rồi vào xoang huyệt Trứngrơi vào ống dẫn trứng rồi rơi xuống xoang huyệt Bám trên tinh hoàn vàbuồng trứng là thể mỡ màu vàng, cần thiết cho sự phát triển của tinh hoàn vàtrứng.

1.2.3 Đặc điểm phân bố

Nhóm ếch nhái trên thế giới có đến 2000 loài Việt Nam có nguồn lợiếch hết sức phong phú như: ếch xanh, ếch gai, ếch vạch, ếch cốm, ếch giun,ếch bám đá, ếch leo cây, trong đó ếch đồng là có giá trị hơn cả [15].

Ếch đồng sống ở khắp nơi ao hồ, đồng ruộng, sông ngòi, mương máng,những nơi ẩm ướt và có nguồn nước ngọt Ếch là loại động vật máu lạnh,sống ở 2 môi trường trên cạn và dưới nước

Phổi ếch cấu tạo đơn giản, nên ngoài thở bằng phổi, ếch còn thở bằngda Trên da ếch có rất nhiều mao mạch, ôxy trong không khí hoà tan vào chấtnhầy trên da ếch, thấm qua da lọt vào các mao mạch, còn CO2 được thải ratheo con đường ngược lại, nếu da ếch thiếu nước, bị khô ếch sẽ chết Ếch cóthể sống tới 15 - 16 năm, ếch kém chịu rét và nóng, lại không biết đào hanghầm để trú đông Ếch thích những vùng nước có nhiều thức ăn thiên nhiên:Ruồi, muỗi, giun, ốc, trai, hến, các loại ấu trùng côn trùng.

Mắt ếch lồi to, có mí mắt Tuy ngồi giương mắt ếch nhưng thực tế lạikém tinh, ếch chỉ nhìn rõ những con vật di động (hoặc màu đỏ, màu xanh datrời) và phản ứng bắt mồi rất nhạy bén Còn những vật tĩnh, ếch lại phát hiệnkém.

Da ếch có khả năng thay đổi màu sắc để phù hợp với môi trường sống,cũng là cách nguỵ trang trốn tránh kẻ thù và rình bắt mồi, ếch không ưa đấtnước chua mặn, sợ rắn, chuột, sợ kim loại nặng, sợ tàn thuốc lá, thuốc lào vàcác chất độc khác.

1.2.4 Dinh dưỡng

Trang 22

Ngoài thức ăn tự nhiên nói trên, ếch còn ăn các loại cám gạo, bột ngô,bột ngũ cốc trộn với cá, tôm, tép, lươn, chạch Khi còn nhỏ, chúng rất thích ăncám gạo (có can xi giúp cho nòng nọc phát triển bộ xương), ốc, cua, cá giãnhỏ và các ấu trùng, côn trùng Ếch có khả năng nhảy xa, bơi lội giỏi, songthực chất chúng sống khá thụ động, chỉ quanh quẩn gần nơi ở, ếch thườngngồi một chỗ để quan sát những con mồi di động, khi con mồi tiến lại gần,ếch ngóc đầu lên và phóng lưỡi ra như một tia chớp dính lấy con mồi, cuốnngay vào miệng rồi dồn sức nhắm mắt nuốt chửng con mồi.

Nó có thể nuốt được một con cua khá to Người ta quan sát thấy nódùng bàn tay vỗ nhẹ vào lưng cua, làm cho cua sợ, rúm cả chân, càng lại, nộpmình cho nó nuốt dễ dàng Nuốt mồi xong, ếch lại tiếp tục ngồi rình con mồikhác.

1.2.5 Sinh trưởng

Trứng ếch khi thụ tinh sẽ nở sau 18-38 giờ Sau ba tuần thì nòng nọc cóthể biến thái thành ếch con, sau một tháng thì thành ếch giống với trọng lượngtừ 1,5-2,5 g Ếch thương phẩm sau 4-5 tháng nuôi có thể đạt từ 200-400g.Chu trình sinh học của ếch được thể hiện rõ qua hình 1.2.

Hình 1.2 Chu trình sinh học của ếch1.2.6 Sinh Sản

Trang 23

Thời vụ sinh sản của ếch thường bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 7 âmlịch, ếch đẻ hai đến ba lứa trong năm Chúng thường đẻ ở các thuỷ vực nướccạn, sau những cơn mưa rào, khi nhiệt độ nước thấp hơn bình thường (25-35oC).

Sự sinh sản thường xảy ra vào những cơn mưa đầu mùa, con đực sẽdùng tiếng kêu để thu hút con cái Khi ếch bắt cặp thì con đực sẽ leo lên lưngcon cái và bám chặt nhờ chai sinh dục Sự thụ tinh là thụ tinh ngoài, con đựcphóng tinh trùng vào trứng con cái vừa đẻ ra Sau khi thụ tinh trứng rơi xuốngvà trương to dính vào nhau tạo thành màng trứng nổi trên mặt nước Trứng códạng hình tròn gồm hai phần đen và trắng rõ rệt, phần nửa hình cầu màu đengọi là cực động vật, phần nửa hình cầu màu trắng gọi là cực thực vật [13].

Ếch đẻ rộ vào mùa xuân, những đêm mưa rào, chúng gọi nhau ra cácđồng lúa, đồng màu để đẻ Tiếng ếch kêu vang dậy không gian, đó là nhữngtiếng kêu tỏ tình của chúng trong đêm hội giao hoan mừng vũ cốc To mồmvà lắm lời nhất là lũ ếch đực, còn ếch cái chỉ kêu nhỏ nhẹ và rời rạc.

Phân biệt ếch đực, cái (bảng 1.2): ếch đực có túi âm thanh dưới cằmthông với xoang miệng, túi âm thanh nằm dưới hai cằm, là một nếp nhăn cómàu vàng đen Ngoài ra ở ngón chân thứ nhất chi trước của ếch đực có mộtmấu lồi ra hơi nhám gọi là “chai sinh dục”, nó giúp con đực bấu chặt con cáikhi giao cấu Con cái có bụng tròn to, da hai bên bụng hơi nhám hơn con đựctrong mùa sinh sản.

Bảng 1.2 Đặc điểm phân biệt ếch đực và ếch cái

Màng nhỉ lớn hơn mắt Màng nhỉ nhỏ hơn mắtDưới cằm có hai túi phát âm Không có túi phát âmCó chai sinh dục ở góc ngón chi trước Không có chai sinh dục

Trang 24

Ếch đực kêu to vang vọng là nhờ có hai túi kêu mỏng thông với xoangmiệng như hai chiếc loa thùng khuếch đại âm thanh Những tiếng kêu là sựđấu khẩu giữa các con đực để giành giật con cái, khiến con cái không thể chịuđược nữa sẽ hướng theo tiếng gọi mà tìm đến kết đôi Những con đực yếu thếđành bỏ cuộc, đi tìm đối tượng khác

Bàn tay (chi trước) của ếch đực còn có chai tay tại gốc ngón tay thứnhất hình thành một u lồi đã hoá sừng màu xanh đen, gọi là chai sinh dục.Chai tay này có sức truyền cảm giới tính, dùng để bám vào ếch cái khi cặp đôi(hình 1.3)

Hình 1.3 Phân biệt giữa ếch đực và ếch cái

Nó luồn hai tay vào nách con cái, ôm ghì chặt rồi dùng bàn tay chaitình tứ sờ vào ngực ếch cái Con cái bị kích thích, đẻ trứng, con đực cũng kịpthời phóng tinh lên trên, để thụ tinh cho trứng Ðó là sự thụ tinh ngoài (giốngnhư họ hàng nhà cá) Trứng gặp tinh trùng thụ tinh, rơi xuống nước và trươngto lên dính vào nhau tạo thành màng trứng nổi trên mặt nước Trứng ếch hìnhtròn (nhỏ hơn trứng cá chép), có 2 phần trắng đen rõ rệt, một nửa hình cầumàu đen hướng lên trên, gọi là cực động vật, một nửa sau màu trắng nằm phíadưới Trứng tiếp tục phát triển thành bào thai, sau 7-10 ngày trứng nở thànhnòng nọc (thở bằng mang như cá) Nòng nọc phát triển 30-40 ngày sau, 2

Trang 25

chân sau mọc ra, rồi 2 chân trước, đuôi rụng, mang teo dần rồi xuất hiện phổi,lúc đó nòng nọc biến thành ếch và sống trên cạn Ếch 1 tuổi đã tham gia sinhsản, ếch 2-3 tuổi sẽ cho thế hệ con tốt hơn Mùa ếch đẻ từ tháng 3-7 âm lịch,ếch đẻ theo từng cặp 1 đực/1 cái, ếch cái đẻ năm thứ nhất từ 2.500-3.000

trứng, ếch 3-4 tuổi đẻ 4.000-5.000 trứng/năm

1.2.7 Sơ lược về thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn của ếch

Mỗi một loài sinh vật đòi hỏi một nhu cầu dinh dưỡng thích hợp để duytrì sự sống cũng như tăng trưởng và phát triển Nhu cầu dinh dưỡng cho ếchcàng phù hợp thì sự tăng trưởng và tỷ lệ sống càng cao Đặc biệt trong giaiđoạn nòng nọc cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong đó quan trọng nhất làprotein để nòng nọc phát triển tốt, tỷ lệ sống cao, rút ngắn thời gian biến thái.

1.2.7.2 Thức ăn chế biến

Thức ăn chế biến gồm có hai dạng: dạng ướt và dạng khô Nhìn chungcả hai loại thức ăn này có hàm lượng dinh dưỡng cũng tương đối, tuy hàmlượng protein thấp hơn so với trùn chỉ nhưng lại có hàm lượng lipit cao hơn.Đây là loại thức ăn đang thử nghiệm và có thể thay thế cho trùn chỉ trong nuôinòng nọc ếch.

1.2.7.3 Thức ăn viên

Thức ăn được sử dụng là loại thức ăn viên dạng nổi của cá tra, basa.Hàm lượng dinh dưỡng có trong thức ăn cũng tương đối cao có thể đáp ứngđược cho việc sản xuất giống với quy mô lớn (giá tương đối, số lượng nhiều),

Trang 26

đặc biệt quan trọng trong quá trình chuyển đổi theo hướng nuôi công nghiệpcủa nghề nuôi ếch ở Việt Nam hiện nay.

1.2.8 Các mô hình nuôi ếch công nghiệp

Có thể nuôi ếch theo hai cách: nuôi tự do và nuôi nhốttrong lồng hoặc trong bể Nuôi tự do là hình thức nuôi ếchtrong ao, trong vườn với điều kiện có tường bao quanh và cóhệ thống nơi ở cho ếch Còn nuôi ếch trong lồng và nuôi trongbể là hình thức nuôi tập trung Lồng được đặt sát trên mặtnước và có những vật liệu độn một phần đáy lồng lên khỏimặt nước

Các cách này đều có thể áp dụng được và cho hiệu quảcao Tuỳ điều kiện của từng gia đình mà chúng ta có thể chọncách nuôi tự do hoặc nuôi lồng, nuôi bể.

1.2.8.1 Nuôi tự do

Ở bất cứ điều kiện nào cũng có thể tiến hành được cáchnuôi này Những gia đình không có ao, vẫn có thể bố trí nuôiếch được Đặc biệt, trong các khu vườn trồng rau hoặc trồngcây ăn quả ta nên bố trí thêm việc nuôi ếch Không biếtchừng, hiệu quả của việc nuôi ếch lại còn cao hơn cả việctrồng cây Có gia đình còn nuôi được cả ếch trên đồi! Vì vậy,nhà nào cũng nên để tâm nghiên cứu xem mình có thể nuôiđược ếch không?

Nếu có điều kiện, không nên bỏ qua đối tượng vật nuôihấp dẫn này Người có khó khăn thì nuôi ít, người có điều kiệnthì nuôi nhiều Đã có người ở thành phố, chỉ có 20m2 phía saunhà mà cũng tổ chức nuôi ếch được Tất nhiên, nếu tạo đượcđiều kiện tối ưu thì ếch sẽ phát triển tốt, lớn nhanh.

a Thiết kế khu nuôi ếch

Trang 27

Để có nơi nuôi ếch tốt, cần chọn nơi yên tĩnh, đất thịt,không quá chua hoặc quá mặn, đủ ánh sáng, có nguồn nướcsạch và có thể lấy vào, tháo ra một cách chủ động Trong tựnhiên, chúng ta thấy nơi nào có nước ngọt và không khí nóngẩm thì nơi đó có nhiều ếch nhái Đời sống của ếch trải qua cácgiai đoạn rất khác nhau Lúc nhỏ, chúng là nòng nọc sốnghoàn toàn ở dưới nước Khi biến thái thành ếch, chúng sốngcả ở dưới nước, cả ở trên cạn Vì vậy, nơi nuôi ếch phải phùhợp theo từng giai đoạn sống

Nếu có điều kiện, nên có 4 loại ao hoặc bể để nuôi riêngcác loại ếch đẻ, nòng nọc, ếch con và ếch thịt Nơi cho ếch đẻcó thể rộng từ 10 – 15m2 Một nửa bể thì trũng với độ sâu nhấtkhoảng 50cm Nửa kia cao hơn và chạy thoai thoải xuống mặtnước Phía đầu cao của bể có nguồn nước luôn luôn chảy rỉvào Phía đầu sâu hơn của bể có 1 ống nhỏ dẫn nước ra ngoài,miệng ống được bịt bằng lưới nhỏ hoặc vải màn để tránh nòngnọc thoát ra

Nòng nọc sẽ bơi lội dưới nước và khi đã mọc chân, chúngrất thích bò lên chỗ cao Đặc biệt, ở vệt nước chảy xuống trênphần gồ cao nòng nọc rất thích tập trung ở đó Bể ương loạinày có ưu điểm là nước luôn sạch vì được thay thường xuyên.Nơi nuôi ếch con, diện tích từ 5-20m2, diện tích mặt nướcchiếm 1/2-3/5 khu nuôi, mức nước từ 2 -20cm Đáy ao hoặcđáy bể nên là nền đất thịt cứng, phần đất còn lại là nền bờ aolàm nơi ếch ở và hoạt động bắt mồi Ngay sát mép nước làmcác hang, hốc cho ếch ở

Nó thường được gọi là “mà”, “mà” này sát “mà” kia,cách nhau 5-7 cm, có thể bố trí 20 – 30 “mà” liền một chỗ rồigác cây hoặc ván lên trên, sau đó lấp đất lên Có thể trộn đất

Trang 28

với rơm như kiểu trát vách để phủ lên trên dày 20 - 40cm.Cũng có thể làm các hầm bằng tre hoặc gỗ, trên có phủ đất.Hàng ngày, té hoặc hắt nước vào khu vực này để chúng luônluôn được ẩm, tránh để “mà” của ếch bị khô Trên mặt ao phủ1/2-2/3 lá bèo tây

Để đề phòng dịch hại và ếch chạy trốn, xung quanh aohoặc bể nuôi, vây bao bằng phên tre, nứa, lưới nilon hoặctường xây có chiều cao tối thiểu 0,5m Cũng có thể sử dụngcác ô nuôi lợn làm chỗ nuôi ếch con, cho đầy nước vào mángăn Vứt bèo tây tươi vào xung quanh ô nuôi Phải thườngxuyên tưới ẩm cho bèo và cả ô nuôi đó Chính giữa kê mộtmiếng gỗ làm giá để thức ăn Đây là thời kỳ luyện cho ếch tậpăn dần thức ăn tĩnh, việc luyện này mất khoảng 2-3 ngày.Tường chỉ cần cao 50cm là ếch không thể nhảy ra được Mậtđộ thả từ 50-70 con/m2 không nên thả mật độ quá dày.

Cũng có thể dùng sân gạch quây xung quanh bằng nilonlàm chỗ nuôi ếch con Lưu ý phải che mát và để một lượngnước sâm sấp khoảng 5-10 cm trong sân Phía trên cao căngphên hoặc làm dàn và phủ lá dừa, lá chuối cho mát sân.Không cần che kín toàn bộ vì ếch thích môi trường vừa đượcsưởi nắng, vừa được che mát

Bỏ bèo tây tươi vào sân vì ếch con thích chui rúc trongcác cụm bèo Nơi nuôi ếch thịt cũng có điều kiện tương tự nhưnơi nuôi ếch con Nó có thể là một khu vườn có tường hoặcnilon dầy bao xung quanh Điều cần thiết nhất là trong khuvực nuôi phải có ao hoặc bể xi măng chìm, diện tích từ 20-100m2, mức nước 0,8-1m Bờ tường chắn cao từ 1,2m trở lên,xung quanh bờ ao và trên khu vực “mà” cần trồng khoai nước,khoai lang, chuối, đu đủ, cam quýt… và làm giàn mướp, giàn

Trang 29

nhót để tạo thêm bóng mát, giữ ẩm cho khu ếch ở, đồng thờităng thêm nguồn thu nhập.

Ở huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (cũ) còn có người nuôiếch ngay ở trên đồi Gia đình ấy có một vườn táo trồng trênđồi, xung quanh đồi đã có tường bao quanh Ông chủ rất thíchnuôi ếch nên nghĩ ra cách tạo nguồn nước trên đồi bằng cáchđào những hố rộng 1m, dài 2m và sâu 30cm trên khắp khuđồi, mỗi hố cách nhau 15m Ông lấy nilon lót vào các hố đó vàbơm nước ở dưới lên để đổ đầy vào các hố, ngay cạnh các hố,ông làm hệ thống “mà” cho ếch bằng gạch Ông đưa ếch vàonuôi Cứ hai tuần ông lại múc hết nước trong các hố để tướicho táo Sau đó, lại bơm nước lên cho đầy

Bằng cách này, ông cũng nuôi và thu hoạch được hàngtạ ếch Cũng cần lưu ý, ở tất cả các ao và bể nuôi ếch, đáycần có độ dốc khoảng 3 độ để dễ tháo cạn và có đường dẫnnước vào, ra Các đường này phải có đăng hoặc lưới chắn cẩnthận để ngăn ếch khỏi thoát ra ngoài.

b Ếch giống

Nếu không có điều kiện để cho ếch ấp nở và đẻ thìchúng ta có thể mua ếch giống ở các cơ sở sản xuất giốnghoặc thu bắt trong tự nhiên Việc thu bắt trong tự nhiên khôngkhó, dùng biện pháp câu ếch con Dụng cụ là một cần câunhư kiểu câu cá, điều khác biệt là nó không có lưỡi câu, thayvào đó là một đoạn dây nilon màu hồng hay màu đỏ dài 2-3cm, đường kính bằng ruột bút bi Ngoài ra, phải có một cáivợt bằng vải, đường kính miệng vợt 30-40cm, chiều dài vợtkhoảng 50cm Ta dùng cần câu nhử ở những chỗ nghi có ếchcon, nên nhấc lên nhấc xuống nhẹ nhàng, đoạn nilon màu đỏ

Trang 30

sẽ giống như một chú sâu con nhấp nhô trên đám cỏ hoặctrên mặt nước

Ếch sẽ tưởng đó là con mồi và đớp ngay Ta lập tức nhấclên và hứng ngay vợt để đỡ chú ếch con rơi vào trong vợt Ếchthu được sẽ đưa vào khu vực ương nuôi, tốt nhất là cho vàonhững bể nhỏ Chúng ta có thể tạo ra giống lai giữa ếch bòNam Mỹ và ếch đồng của ta để nuôi.

c Cách cho ếch đẻ

Sau khi qua đông, chọn các cặp ếch bố mẹ tốt để cho đẻ.Ếch phải khoẻ mạnh, không có nấm bệnh Không lấy ếch đực,cái cùng một nơi để tránh bị đồng huyết Ta có thể phân biệtđược ếch đực, ếch cái nhờ các đặc điểm sau:

- Ếch đực thường nhỏ hơn ếch cái cùng lứa

- Hai bên hầu của ếch đực có hai nếp da nhăn màu vàngthẫm, to bằng 2 hạt ngô, gọi là “túi kêu” Ếch cái không có“túi kêu”.

Tại ngón tay thứ nhất ở chi trước của ếch đực vào mùasinh sản xuất hiện một mấu lồi màu xám đen gọi là “chai tay”hay “chai sinh dục” Đây là một mấu da đã hoá sừng Ếch đựcdùng “chai tay” để bám vào ếch cái khi cặp đôi Chúng luồnhai tay vào nách, ghì chặt và dùng “chai tay” đó để cà vàongực ếch cái, thông báo cho nó biết: “ta là ếch đực” Ếch cáisẽ cõng “người tình” xuống nước, vị trí tốt nhất là ở những vịtrí thoai thoải

Ở tư thế đó ếch cái phóng trứng ra, con đực sẽ phóngtinh lên trên để thụ tinh cho trứng Ếch đực càng trưởng thànhvà càng gần đến mùa sinh sản thì “chai tay” càng dài và càngrõ Ở ếch cái “chai tay” không rõ Ta dùng 2 ngón tay cho vào

Trang 31

phía dưới 2 chân trước và trượt đi trượt lại Con nào khoẻ, nósẽ cặp chặt hai ngón tay của chúng ta Ta chọn con đó

Đến mùa sinh sản, ếch cái phát dục tốt và bụng phìnhto, mềm trong lúc bụng ếch đực vẫn thon nhỏ Khi ta sờ vào 2nách phía trên của 2 chân trước thấy sần sùi và nhám hơn sovới ếch đực Sau khi chọn được ếch bố mẹ tốt, ta thả chúngvào nơi cho đẻ đã được chuẩn bị từ trước Tỷ lệ ghép đôi làmột đực cho một cái, mật độ thả 1 đôi/m2.

Nơi ếch đẻ phải thật yên tĩnh, có thể là bể xây hoặc cáchố nước, rãnh nước hoặc ao nhỏ Cần quan sát thường xuyên,nhất là sau các cơn mưa rào tháng 3, tháng 4, lúc đó ếchthường ra để đẻ Dấu hiệu thời kỳ đẻ trứng của ếch thường làhiện tượng ếch đực kêu liên tục trước khi ếch cái đẻ 3-4 ngày.Ếch thường đẻ trứng ở vùng ven bờ, giữa các đám bèo hoặccạnh các mô đất, cọng cỏ nhô từ dưới nước lên

Trứng ếch có hình cầu, đường kính 1,5-1,8mm, có 2 phầnrõ rệt: một nửa hình cầu màu đen luôn luôn hướng lên phítrên được gọi là cực động vật; một nửa hình cầu phía dướimàu trắng Nếu xoay cực động vật xuống dưới thì sau mộtthời gian ngắn nó sẽ tự quay trở lại để hướng lên trên Nếuthấy trứng không tự xoay được hoặc chỉ có màu trắng ngà làtrứng bị ung, cần loại bỏ

Xung quanh trứng có một màng nhầy trong suốt baobọc, nhờ màng nhầy này mà trứng liên kết lại với nhau và nổithành từng đám trên mặt nước Chất nhầy bao quanh trứngcòn làm tăng độ hội tụ ánh sáng, nâng nhiệt độ lên để trứngnhanh nở Ếch có thể đẻ ngay trong năm đầu khi ếch đực đạtkhoảng 45g và ếch cái khoảng 55g Tuy nhiên, khi ếch được 2

Trang 32

- 3 tuổi thì cho đẻ tốt hơn, khoảng 2 - 3 đợt, mỗi ếch cái cóthể đẻ 2.000 - 3.500 trứng.

Trước lúc cho ếch gặp gỡ nhau, khoảng 6 giờ chiều, tacho nước vào bể sinh sản với ngưỡng khoảng 6 - 7 cm Ta thảvào đó khoảng 30kg đá lạnh (nếu gặp lúc mưa thì không cầnlàm việc này) Đến 7 giờ tối, khi đá đã tan hết ta mới bắt đầucho ếch bố mẹ vào Mật độ nên là 1 cặp/1m2 Cứ khoảng 10cặp, ta lại cho thêm vào 1 - 2 con đực nữa Ta có thể kíchthích để ếch đẻ nhiều đợt trong năm bằng việc tạo mưa nhântạo hoặc làm lạnh nước bằng nước đá như đã trình bày ở trên.Nếu có điều kiện, ta dùng hoóc môn tiêm để kích thích choếch đẻ.

d Cách ương trứng ếch

Sau khi ếch đẻ, ta vớt ếch bố mẹ ra Trứng ếch để tạichỗ hoặc vớt ra để đem đi ương ở những dụng cụ chuyêndùng Khi vớt trứng ếch, cần làm khéo léo để tránh làm vỡmàng nhầy của trứng Có thể dùng chậu than ấn nhẹ xuốngmặt nước để thu trứng Trứng thu được đem ương trong mộtdụng cụ gọi là “giai” bằng nilon hoặc tơ tằm Giai ương cỡ 90x 50 x 25cm có thể ương được từ 1-3 vạn trứng Cũng có thểương trứng trong chậu hoặc khay men [10]

Chú ý phải thay nước thường xuyên 3 - 4 giờ/lần Mật độtương ứng khoảng 2 - 3 trứng/cm2 Để có nguồn nước sạchđưa vào thường xuyên, có thể sử dụng hệ thống bình thôngnhau Nếu dùng nước máy, cần trữ nước trong thời gian từ 2 -3 ngày cho bay hết khí clo rồi hãy dùng Giữ nhiệt độ nướckhông quá 33oC Tại các cơ sở sản xuất giống lớn, người taương trứng ếch trong giai hoặc trong hệ thống các bể nhỏ

Trang 33

Cần lưu ý, các giai để ngoài ao hoặc các bể nhỏ cần đượcchiếu sáng đầy đủ, tuyệt đối không để mưa xối vào Nếu gặpmưa, nòng nọc sẽ chết nhiều, vì vậy cần chuẩn bị sẵn túi nilonhoặc các tấm che mưa để dùng khi có mưa Trứng ếch đã thụtinh đem ương, chỉ sau 18 – 20 giờ ở nhiệt độ 23 - 27oC là nởthành nòng nọc Chúng chìm xuống đáy, bơi lội rất yếu, sốngnhờ bọc noãn hoàng ở phía bụng trong 2 - 3 ngày đầu Sauđó, nòng nọc có thể tự bơi đi kiếm ăn [3,4,5].

e Cách nuôi nòng nọc

Nơi nuôi nòng nọc cần được tẩy dọn sạch sẽ, có thể dùngvôi sống để tẩy với liều lượng 2 - 3kg/100m2 ao Sau khi đãtẩy sạch, thay nước mới, 2 - 3 ngày sau mới có thể dùng được,thường thì ương nòng nọc trong các chậu to hoặc trong cácchậu nhỏ để dễ thay nước Tốt nhất là ương trong bể có phầnchìm và phần nổi, từ phần nổi có đường dốc thoai thoải xuốngphần chìm Khi nòng nọc bắt đầu mọc chân, chúng rất thíchbò lên phần nổi

Nếu chỉ là bể có mặt bằng phẳng thì để những vật nổivào trong đó để chúng bò lên Nòng nọc có thể bơi trong nướchoặc bò lên những chổ nổi để nghỉ ngơi Người ta thường chặtnhững tấm lá dừa và thả vào bể ương Khi hầu hết nòng nọcđã mọc chân thì ta nên đưa chúng sang những chỗ rộng hơn.Thức ăn trong 10 ngày đầu của nòng nọc chủ yếu gồm cácloại động vật phù du, giáp xác

Có thể bón chất hữu cơ với liều lượng 0,2 -0,3 kg/m2 vàoao 2 - 3 ngày trước khi thả nòng nọc, bao gồm cám gạo, cámngô, khô dầu hoặc tôm khô nghiền nhỏ Cũng có thể bổ sunglòng đỏ trứng gà luộc, liều lượng cho ăn 30 - 50g/1.000 con.Hiện nay, cũng có thể dùng các loại thức ăn tổng hợp cho cá

Trang 34

dạng viên nhỏ cho nòng nọc ăn Lưu ý, viên thức ăn phải nhỏđể vừa miệng của nòng nọc Độ đạm phải đảm bảo từ 40% trởlên Mật độ thả nòng nọc từ 1.000 - 2.000 con/m2

Do nòng nọc lớn không đều sẽ dẫn tới việc con lớn ăntranh thức ăn của con bé Vì vậy, từ ngày nuôi thứ 10 - 12 tanên san đàn và phân ra các loại lớn, nhỏ khác nhau để nuôiriêng Mọi việc phải được thực hiện hết sức gượng nhẹ vào lúcsáng hay chiều tối bằng các loại lưới hoặc vợt mềm Thườngxuyên theo dõi nơi nuôi nòng nọc để phát hiện các loại địchhại, bệnh tật, hiện tượng rò rỉ nguồn nước hoặc nước bị biếnchất Khi thấy nước có nhiều tăm bọt, màu đen và có mùi thốithì cần thay nước mới ngay

Ta tăng dần mức nước Tới ngày thứ 15 thì giữ mức nướccố định ở ngưỡng 40cm Quan sát thấy nòng nọc 2 chân saurồi 2 chân trước thì cần thả thêm bèo tây và một số miếng gỗnỗi trên mặt ao để ếch con bò lên nghỉ Lúc này giảm dần vàngừng hẳn việc cung cấp thức ăn trong khoảng 2 - 3 ngày.Ếch sẽ sử dụng các chất dự trữ ở đuôi để nuôi sống trong quátrình biến thái Đuôi của nòng nọc teo dần chứ không phải bị“rụng” đi

Người ta đã xác định được rằng, đuôi và mang của nòngnọc đã bị các tế bào bạch cầu phân huỷ rồi tiêu biến dần Connòng nọc biến thành con ếch con hoàn chỉnh Ếch bắt đầusống cuộc đời giữa dưới nước, nửa trên cạn.

f Cách nuôi ếch con

Mật độ thả nuôi ếch con phụ thuộc vào điều kiện nơi nuôi, khả năngcung cấp thức ăn và nguồn giống Mật độ thả nuôi từ 100 - 150 con/m2, cỡ 2 -5g/con Thức ăn cho ếch con gồm các loại giun đất cỡ nhỏ, tôm, tép, giòi, càocào, châu chấu, cua, nòng nọc…Tuy nhiên, cỡ mồi ăn phải có chiều dài nhỏ

Trang 35

hơn chiều rộng của miệng ếch Lượng thức ăn cho ăn khoảng 50 100g/100con/ngày [19,22]

-Ngay từ lúc này chúng ta cũng có thể luyện cho ếch con ăn thức ăntĩnh, gồm: gạo, cám, rau xanh và cá Cũng có thể thay cá bằng tôm, tép, cua,ốc và các nguồn đạm động vật khác Phải nấu chín thức ăn cho mềm để ếchcòn dễ ăn Hiện nay, tốt nhất là nên cho chúng ăn thức ăn viên tổng hợp Ởếch con, dùng các loại thức ăn cho cá dạng viên cỡ nhỏ và nổi trên mặt nước,phải tập cho chúng ăn dần dần Lúc đầu cho ăn ít một cùng với các nguồnthức ăn động vật khác, sau tăng dần lên để đến lúc có thể thay hoàn toàn

Cho ếch ăn trên các sàn ăn bằng gỗ hoặc tấm phên nứa đặt nổi trên mặtnước Cũng có thể đổ thức ăn lên các miếng chiếu rách hoặc các tấm nilon đặtở trước cửa hang của ếch, đồng thời theo dõi khả năng ăn của chúng để bổsung thêm thức ăn cho phù hợp Cho ếch ăn 2 bữa/ngày vào sáng sớm hoặcchiều mát.

Việc theo dõi chăm sóc ếch con cũng giống như nuôi nòng nọc Cầnthường xuyên quan sát tình hình hoạt động, sinh sống của ếch, sự biến đổi củamặt nước, đề phòng địch hại và phòng ếch trốn thoát Sau 1 tháng nuôi, ếchcó thể đạt cỡ 20 - 25g/con Lúc này ta phân đàn nuôi riêng từng cỡ để tránh sựcạnh tranh và cắn lẫn nhau.

Hiện nay, ở Thái Lan và nhiều nước khác, người ta phát triển việc nuôiếch trong các ao có che chắn Mật độ có thể thả tới 150 con ếch con/m2 Ta có

Trang 36

thể thả nuôi ngay sau khi ếch mọc đủ 4 chân Cần lưu ý, trên mặt ao phải cóbèo tây và các bè tre, nứa (bèo chiếm 30% diện tích bè và bè tre chiếm 30%diện tích).

Nếu ao nuôi có diện tích rộng từ 15m2 trở lên thì ta phải làm cầu đi lạitrong ao để công nhân tiện chăm sóc ếch và vớt bèo cũ, thay bèo mới Xungquanh ao phải có lưới vây cao từ 1,2m trở lên để chống ếch nhảy ra và chốngchuột, rắn chui vào

Người chăm sóc sẽ đi quanh ao và đi trên cầu Mô hình này rất có hiệuquả Nó đầu tư thấp, nuôi được mật độ cao, ít hao hụt, ít bệnh tật và ếch lớnnhanh Tuy nhiên, ếch sẽ lớn không đồng đều và thu hoạch vất vả hơn Ta cóthể thu hoạch bằng vợt hoặc bơm cạn ao và bắt bằng tay Sau đó sẽ làm vệsinh ao một thể.

1.2.8.2 Nuôi trong lồng hoặc nuôi trong bể

Phương pháp nuôi ếch lồng đã được du nhập vào nước ta từ Thái Lan.Những người đã nuôi ếch lồng đều khẳng định rằng đây là hình thức nuôi vừadễ làm, vừa cho hiệu quả kinh tế cao Phương pháp này giảm được việc xâytường bao và chống dịch hại lại rất đơn giản Bất cứ gia đình nào có diện tíchmặt nước đều có thể tổ chức nuôi ếch lồng

Hiện nay, có rất nhiều tỉnh tiến hành việc nuôi ếch lồng Ông NguyễnTrường Thịnh ở xóm Liên Mỹ, xã Thạch Hội, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) chochúng tôi biết: chi phí gồm: lồng, con giống, thức ăn là 15 triệu đồng Sáu 3tháng nuôi, ông bán và thu được 30 triệu; lãi 15 triệu đồng (chưa kể lồng còncó thể dùng để nuôi tiếp vụ sau) Như vậy, khó có nghề nào nhanh thu và cholợi nhuận cao như nuôi ếch lồng!

Vì vậy, ai có điều kiện mặt nước mà không bố trí nuôi ếch lồng thì qủalà thiệt thòi Có người lo, ao đang thả cá, nay lại nuôi ếch bên trên thì sẽ bịảnh hưởng? Theo chúng tôi, điều đó không xảy ra Thậm chí, thức ăn thừa củaếch khi được rửa dọn lại rơi xuống ao, cá tha hồ ăn Vì vậy, ta nên đồng thờinuôi cả 2 loại: trên ếch, dưới cá.

Trang 37

a Lồng nuôi

Lồng nuôi được làm từ lưới ni lông, cỡ lưới ương cá hương Chiều caolồng từ 1 - 1,2m, rộng 2m và dài 3 - 5m Tuỳ điều kiện của ao hoặc nguồn vốnsẵn có mà bố trí lồng rộng từ 6 - 8 - 10m2 Cắm các cây sào xuống ao và buộclồng vào đó, sào phải được chôn vững chắc, tránh bị nghiêng ngả Bốn góclồng được néo thật chặt vào các cây sào Theo chiều dọc, cách khoảng 1,5mcó thêm một đôi cọc để làm chỗ néo cho lồng căng và vững chắc

Nên căng lồng hết cỡ, tránh để lồng bị chùng Mặt dưới của lồng để sátmặt nước, dùng các miếng xốp lớn và ấn xuống dưới đáy lồng, nó sẽ tự nổilên và đẩy mặt dưới (sát mặt nước) của lồng nhô lên khỏi mặt nước Ta xếpmiếng xốp vào phía giữa lồng và để chừa lại phía mép lồng khoảng 20 -30cm Ếch là loài lưỡng cư nên chúng sẽ tự bò lên các miếng xốp đó để nghengóng và nghỉ ngơi Đó cũng là chỗ để vãi thức ăn cho ếch ăn.

Nếu trời quá nắng, dùng các miếng bìa rộng, miếng cót, hoặc lá dừaphủ lên phía trên mặt lồng để che nắng cho ếch Hiện nay, thường quây lồngxung quanh ao, cách mép ao 30 - 50cm Nếu muốn có quy mô lớn hơn, có thểxếp lồng theo hàng và rải kín ao Mỗi hàng lồng cách nhau 0,5m, ở giữa cómột lối đi được kê bằng gỗ hoặc tre trên các hệ thống cọc đỡ Người nuôi cóthể đi trên các cầu đó để chăm sóc cho ếch Phải thường xuyên kiểm tra lồng.Điều quan trọng nhất là kiểm tra xem lồng có bị thủng hay hỏng không Lướini lông cũng như các loại ni lông khác đều bị lão hoá Nó sẽ bị thời gian làmcho dòn dần và đứt, thủng Vì vậy, ta không thể dùng nó vĩnh cửu, hàng nămphải thay lưới Một lồng lưới tối đa chỉ nên dùng cho 2 - 3 vụ nuôi.

b Nguồn nước

Ta có thể nuôi ếch lồng trên nguồn nước chảy hoặc nguồn nước tĩnh.Nguồn nước phải sạch, không bị ô nhiễm Ở những ao tù, cần đặc biệt chú ýgiữ cho nước sạch Ta có thể thả bèo tây để chúng tham gia lọc nước Bèo cầnđược thả trên một phần diện tích của ao nhưng phải được ngăn thành từng ô,từng khu vực riêng biệt, dùng sào tre ngăn chúng, không để bèo mọc kín ao vì

Trang 38

nó sẽ cản trở nguồn ánh sáng chiếu xuống đáy ao, hạn chế sự phát triển củanhiều loài tảo có ích Mỗi năm thay bèo 2 lần, loại bỏ các khóm bèo già Tốtnhất, hàng năm nên tổ chức tát cạn để nạo vét ao và làm vệ sinh quanh ao, giữcho nguồn nước luôn sạch.

Nếu việc nuôi ếch được tiến hành trong các bể xây thì việc thay nước làhết sức quan trọng, phải thường xuyên thay nước Đặc biệt vào những ngàynóng nực, ta phải luôn quan sát mặt nước, nếu thấy nước nhiễm bẩn, nổi bongbóng phải thay nước ngay Khi xây bể phải chú ý có đường thoát nước Chỗthoát phải được bịt lưới để ngăn cản ếch chui ra theo Ếch “uống” nước và bàitiết nước đều qua da nhưng khi nuôi với mật độ dày, ếch sống chen chúctrong một bể hẹp thì lượng chất thải do chúng bài tiết ra trở nên đáng kể nênmôi trường bị ô nhiễm Vì vậy, nếu không thay nước thường xuyên, ếch sẽ dễbị các bệnh lây nhiễm.

c Thả giống

Ta có thể dùng giống ếch của chúng ta hiện có trên đồng ruộng hoặcdùng các giống ếch nhập nội Giống ếch nhập nội có khả năng thích nghi hơnnhưng năng suất không cao bằng giống ếch Thái Lan và Malaixia Khi sảnxuất ếch giống, cần lưu ý tránh hiện tượng cận huyết Ta nên lấy nguồn giốngbố mẹ từ 2 nơi xa nhau Nếu con bố và con mẹ đều tốt thì thế hệ con sẽ rất tốt.Xu thế hiện nay, bà con thích nuôi giống ếch lai Tuy nhiên, cũng lưu ý rằng,sản phẩm xuất khẩu của ếch chủ yếu chỉ là cặp đùi Vì vậy, nếu nuôi để xuấtkhẩu thì phải đặc biệt quan tâm tới những giống ếch cho cặp đùi lớn Việcương ếch giống đã trình bày ở phần trên Khi ếch đạt trọng lượng 150 - 250con/kg thì ta có thể đưa ra nuôi.

Mật độ thả vào lồng lúc đầu là 100 con/m2 Lúc này ếch ăn khoẻ và lớnrất nhanh Sau mỗi tuần ta đều thấy chúng khác hẳn trước Nhưng tốc độ lớncủa chúng không đồng đều Bao giờ trong một đợt nuôi cũng xuất hiện conlớn và con bé hơn Vì vậy, phải thường xuyên tách chúng ra bằng cách dùngvợt mềm để bắt những con quá lớn ra nuôi riêng Việc này phải thao tác hết

Trang 39

sức nhẹ nhàng, tránh làm xây xát ếch Trung bình cứ 3 ngày phải kiểm tra ếch1 lần để đưa con lớn, con nhỡ và con bé ra nuôi riêng Khi ếch lớn dần ta cũnggiãn dần mật độ nuôi, khoảng 70 - 80 con/m2.

d Cho ăn

Đối với nuôi lồng, nên sử dụng thức ăn công nghiệp Hiện chưa có đơnvị nào sản xuất thức ăn riêng cho ếch nên thường dùng các loại thức ăn cho cáđể nuôi ếch Cần chọn các viên thức ăn phù hợp với từng cỡ ếch Việc luyệncho ếch thức ăn tĩnh phải làm từ từ, ném các viên thức ăn lên phần nổi củalồng (do các miếng xốp ở bên dưới độn lên), thức ăn sẽ lăn trên bề mặt, thấyđộng, ếch sẽ lao ra đớp ngay Nó chỉ đớp khoảng 1 - 2 lần là phát hiện đượcđó là các hạt thức ăn

Sau đó, chúng sẽ lùng sục và tìm các hạt đó để ăn Phản xạ này có tínhlan truyền, con này ăn sẽ kích thích con khác ăn theo Chúng sẽ quen dần vớiviệc ăn thức ăn tĩnh Các hạt thức ăn rơi ra ngoài sẽ nổi trên mặt nước, ếch rấtdễ nhận biết và ăn nốt Việc cho ăn phải luôn được theo dõi để chú ý điềuchỉnh lượng thức ăn cho phù hợp

Cho ếch ăn làm 2 bữa/ngày, bữa sáng từ 7 - 10 giờ, bữa chiều từ 4 - 6giờ Như vậy, một ngày cho một con ếch ăn từ 4 - 6 hạt thức ăn tổng hợp, đâychỉ là mức tương đối Thức ăn của cá thường có lượng đạm không cao trongkhi ếch lại cần thức ăn có độ đạm từ 30 - 40%, vì vậy cần tăng thêm lượngđạm cho thức ăn Cách làm dễ nhất là trộn thêm trứng vịt vào thức ăn, trứngsẽ bám đều lên các hạt thức ăn rồi tãi ra và phơi cho se khô, sau đó mới choếch ăn Nếu nuôi được giun quế để cho ếch ăn thì rất tốt, ếch sẽ lớn nhanh vìthịt giun quế có hàm lượng đạm rất cao.

e Chăm sóc

Ngoài việc luôn luôn giữ cho nguồn nước sạch, cần thường xuyên tẩydọn lồng nuôi Tránh để thức ăn lưu qua ngày sẽ bị thiu thối Ếch ăn phải cácthức ăn đó sẽ dễ bị các bệnh đường tiêu hoá như sình bụng, ỉa chảy,… Hết vụ,sau khi đã thu hoạch ếch, đưa lưới lên và giặt sạch, phơi khô rồi cất vào nơi

Trang 40

râm mát Thường xuyên dọn vệ sinh quanh ao, lấp hết các ổ chuột, hang rắn,phát bỏ các loại cây bụi Quanh bờ ao nên trồng kín cây sả, theo kinh nghiệmrắn rất sợ mùi sả Cần giữ môi trường yên tĩnh cho khu nuôi ếch Tránh làmếch giật mình, không nên la, hét, gõ, đập hoặc chạy, nhảy xung quanh khunuôi ếch.

Nên cho ếch ăn đúng giờ và tạo phản xạ để chúng xác định được giờăn Mọi thao tác đều phải thực hiện nhẹ nhàng, chậm rãi Người nuôi phải tạođược cảm giác thân quen với đàn ếch Thậm chí, thấy chủ đến là chúng nhaonhao nhảy lên “mừng rỡ” chờ được cho ăn Phải theo dõi để che nắng choếch Bình thường, ếch rất thích sưởi nắng, khi được chiếu sáng thường xuyênếch sẽ lớn nhanh

Tuy nhiên, nếu trời nắng quá thì phải che bớt nắng cho ếch Cứ 3 ngàylại tiến hành chọn lọc để đưa những ếch lớn hơn ra nuôi riêng Nếu ta để lẫnlộn sẽ có hiện tượng con lớn nuốt con bé, cần quan sát kỹ càng, tránh để lọt.Phải kiểm tra cả những con đang nằm dưới nước hoặc nằm ở các khe giữa 2miếng xốp Ngoài rắn, chuột và cá giữ, ếch còn nhiều kẻ thù khác như chim,cò, bói cá, cú mèo Ta phải luôn đề phòng và có biện pháp cụ thể.

Điều quan trọng nhất là sớm phát hiện ra các cá thể bị mắc một số bệnhđể tiến hành điều trị Đây là một khâu rất quan trọng Trong điều kiện nuôi bểcũng phải hết sức lưu ý tới kẻ thù của ếch là mèo, chuột luôn rình mò, chimchóc thường kéo tới Ta có thể giăng lưới ni lông thưa trên mặt bể để bảo vệcho ếch Các khâu chăm sóc ếch nuôi trong bể giống như chăm sóc ếch nuôitrong lồng.

1.2.9 Bệnh tật của ếch

Trong tự nhiên, rất ít khi bắt gặp ếch bị bệnh Thế nhưng, khi tiến hànhnuôi, ta vẫn gặp hiện tượng ếch mắc bệnh Điều đó chứng tỏ, nguyên nhângây bệnh chủ yếu là do môi trường nuôi dưỡng và thức ăn cung cấp cho ếch.Vì vậy, phòng bệnh vẫn là việc phải làm ngay từ đầu để tránh cho ếch bị mắcbệnh.

Ngày đăng: 22/01/2016, 14:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[23]. Trần Hồng Thuỷ, 2007. Phân lập và định danh vi khuẩn Aeromonas hydrophila trên ếch Thái Lan “Rana tigerina” nuôi tại khu vực ven đô thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí KHKT nông lâm nghiệp số 1&2. ĐHNL TPHCM, trang 180 – 185 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rana tigerina
[1]. Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường, 2007. Sách đỏ Việt Nam (Phần động Vật), NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà nội: 7-21 Khác
[2]. Đình Bảng và ctv, 2004. Tài liệu khuyến ngư quản lí chất lượng nước trong nuôi trồng thuỷ sản. Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 Khác
[3]. Việt Chương, 2008. Nuôi ếch công nghiệp. NXB Tổng hợp TP.HCM Khác
[4]. Trần Trường Giang, 2006. Nghiên cứu các biện pháp kích thích sinh sản ếch Thái Lan (Rana rugulosa). Luận văn tốt nghiệp Đại học chuyên ngành bệnh học thuỷ sản - ĐH Cần Thơ Khác
[5]. Đỗ ngọc Hải, 2005. Khảo sát đặc điểm hình thái và sự lai tạo giữa ếch đồng Việt Nam (Rana rugulosa Weigmann, 1835) và ếch Thái Lan (Rana tigerina tigrina Dubois, 1981). Luận văn tốt nghiệp Đại học chuyên ngành thuỷ sản – ĐHNL TP.HCM Khác
[6]. Phạm Trí Hảo, Nguyễn Huỳnh Kháng (2005) nghiên cứu sử dụng thứ ăn chế biến để ương nuôi nòng nọc ếch Thái Lan (Ran ti gerina tigrina) Khác
[7]. Nguyễn Thị Minh Hồ, 2010. Người nông dân làm giàu không khó: nuôi ếch. NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ Khác
[8]. Nguyễn Lân Hùng, 2010. Chương trình 100 nghề cho nông dân - Nghề nuôi ếch. NXB Nông nghiệp Khác
[9]. Lê Thanh Hùng, 2005a. Xây dựng mô hình sản xuất giống và nuôi thâm canh ếch Thái Lan tại Thành Phố Hồ Chí Minh. ĐHNL TP.HCM Khác
[10]. Lê Thanh Hùng, 2005b. So sánh sự sinh sản và khả năng nuôi thâm canh của ếch đồng Việt Nam (Rana tigrina) và ếch Thái Lan (Rana rugulosa).Tuyển tập hội thảo toàn quốc về nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong nuôi trồng thuỷ sản. NXB Nông nghiệp TP.HCM Khác
[11]. Lê Thanh Hùng, 2006. Current status of Thai frog (Rana Tigerina) diseases in the peri-urban of Ho Chi Minh city. UAF Khác
[12]. Nguyễn Văn Kiểm và Bùi Minh Tâm, 2004. Giáo trình kỹ thuật nuôi thuỷ đặc sản. ĐH Cần Thơ Khác
[13]. Trần Kiên, 1996. Kỹ thuật nuôi ếch đồng. NXB Khoa học và kỹ thuật Khác
[14]. Trần Kiên và Trần Hồng Việt, 2005. Động vật học có xương sống. NXB Đại học sư phạm Khác
[15]. Nguyễn Duy Khoát, 2008. Kỹ thuật nuôi ba ba, ếch đồng, cá trê lai.NXB Nông nghiệp Hà Nội Khác
[16]. Lê Vũ Khôi, 2009. Động vật học có xương sống. NXB Giáo dục. 353 Khác
[17]. Lê Nam Khương, 2005. Kỹ thuật sinh sản nhân tạo ếch Thái Lan (Rana tigrina Dubois, 1981). Luận văn tốt nghiệp Đại học chuyên ngành thuỷ sản – ĐHNL TP.HCM Khác
[18]. Trương Quốc Phú, 2006. Giáo trình quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thuỷ sản. ĐH Cần Thơ Khác
[19]. Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2009. Giáo trình nuôi trồng thuỷ sản. ĐH Cần Thơ Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w