1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY PHÂN MÔN HỌC HÁT LỚP 6 TẠI TRƯỜNG THCS

20 1,7K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 156,5 KB

Nội dung

Muốn cho học sinh, nhất là học sinh lớp 6 THCS có những tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo có năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên thì đòi hỏi người giáo viên phải có một phương pháp dạy học đạt hiệu quả cao trong từng bài và từng tiết dạy đối với các môn học nói chung và môn Âm nhạc nói riêng. Xuất phát từ những lý do và niềm hứng thú đó cá nhân đi vào nghiên cứu một đề tài hết sức lý thú và không có tham vọng gì hơn ngoài việc trình bày những kinh nghiệm trong mấy năm qua đứng trên bục giảng, giảng dạy bộ môn Âm nhạc, việc đi vào tìm hiểu, đánh giá việc dạy và học môn Âm nhạc là điều cần thiết góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

Trang 1

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY PHÂN MÔN HỌC HÁT LỚP 6 TẠI TRƯỜNG THCS

Môn: Âm Nhạc

Tổ: Khoa học xã hội

Trang 2

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY PHÂN MÔN HỌC HÁT LỚP 6 TẠI TRƯỜNG THCS

1 Lời giới thiệu:

Từ lâu, Âm nhạc là một “món ăn tinh thần” không thể thiếu của con

người Nó ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều người đối với việc học môn

Âm nhạc ở trường phổ thông và kích thích sự ham muốn tìm tòi học hỏi của học sinh ở mọi lứa tuổi

“Phương châm giáo dục phát huy tính tích cực chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học tính tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”- Luật giáo dục năm 2005 (điều 5) đã quy

định

Với mục tiêu giáo dục phổ thông là:“giúp học sinh phát triển toàn diện về

đạo đức, trí tuệ, tính thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo

vệ tổ quốc”.

Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo

cũng đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh; phù

hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh; điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện

kĩ năng vận dụng kiên thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.

Muốn cho học sinh, nhất là học sinh lớp 6 THCS có những tính tích cực,

tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo có năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên thì đòi hỏi người giáo viên phải có một phương pháp dạy học đạt hiệu quả cao trong từng bài và từng tiết dạy đối với các môn học nói chung và môn Âm nhạc nói riêng

Xuất phát từ những lý do và niềm hứng thú đó cá nhân đi vào nghiên cứu một đề tài hết sức lý thú và không có tham vọng gì hơn ngoài việc trình bày những kinh nghiệm trong mấy năm qua đứng trên bục giảng, giảng dạy bộ môn

Âm nhạc, việc đi vào tìm hiểu, đánh giá việc dạy và học môn Âm nhạc là điều cần thiết góp phần nâng cao chất lượng dạy học

Trang 3

2 Tên sáng kiến:

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy phân môn học hát lớp 6

tại trường THCS.

3 Tác giả sáng kiến:

Họ và tên: Đặng Thị Thu Huyền

Địa chỉ: Trường THCS Vĩnh Sơn

Số điện thoại: 01257175475 Email: c2vinhson@gmail.com

4 Chủ đầu tư sáng kiến: Đặng Thị Thu Huyền

5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:

Việc dạy học hát ở lớp 6, các trường THCS

6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử

Từ tháng 8 năm 2014

7 Mô tả bản chất sáng kiến:

7.1 Thực trạng việc dạy hát ở trường THCS

7.1.1 Về phía nhà trường

a Thuận lợi

- Âm nhạc là một môn học độc lập trong chương trình THCS Dạy và học nghiêm túc, có kiểm tra, thi đánh giá cuối năm và kết quả là một trong những tiêu chuẩn để xét lên lớp hay tốt nghiệp bậc học

- Nhà trường và BGH quan tâm thường xuyên

- Nhà trường có kết nối mạng Internet thuận lợi cho việc tìm kiếm thông tin phục vụ giảng dạy

- Giáo viên nắm chắc về chuyên môn, tích cực tìm tòi, nghiên cứu những phương pháp mới để vận dụng trong quá trình giảng dạy

b Khó khăn

- Cơ sở vật chất cho việc dạy và học Âm nhạc của nhà trường chưa đầy

đủ Nhà trường chưa có phòng học chức năng, tranh ảnh để phục vụ cho việc dạy học bộ môn Âm nhạc còn thiếu nhiều

- Sách đọc thêm và các tài liệu tham khảo khác chưa có nhiều Giáo viên phải tự tìm tài liệu, sưu tầm đồ dùng dạy học

7.1.2 Về phía học sinh

a Thuận lợi

Trang 4

Học sinh ngoan, đa số các em rất yêu thích môn Âm nhạc Đặc biệt là phân môn hát Học sinh cảm nhận giai điệu các bài hát khá tốt Thực hiện các bài hát với đàn hoặc đĩa tương đối tốt

b Khó khăn

Đối với HS trường THCS Vĩnh Sơn nói riêng và học sinh trên địa bàn huyện Vĩnh Tường nói chung đa phần các em là con em nông thôn, điều kiện chưa được đầy đủ, việc học thêm các môn văn hoá khác đôi khi còn chưa đủ điều kiện thì làm gì nói đến chuyện học thêm các môn khác như Âm nhạc – Mỹ thuật… HS ít được quan tâm, vì thế hiểu biết về Âm nhạc đang còn hạn chế, chưa sâu rộng, không kích thích các em học tập Đa phần HS bị chi phối, ảnh hưởng

về các môn chính, lo cho thi, lo đánh giá, nên sao nhãng việc học môn Âm nhạc Một nguyên nhân khách quan khác cũng không kém phần quan trọng liên quan đến hiệu quả và chất lượng bộ môn đó là thời gian dành cho bộ môn quá ít (1tiết/ tuần) Hơn thế nữa, đa số cha mẹ học sinh chỉ quan tâm đến các môn học chính như Văn, Toán, mà chưa quan tâm đến bộ môn Âm nhạc bởi họ cứ nghĩ rằng đây chỉ là môn học phụ

7.2 Giải pháp nâng cao chất lượng phân môn học hát

Phân môn học hát là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình âm nhạc THCS, học hát rèn luyện một số kĩ năng mang tính phổ thông về

ca hát được vận dụng và các bài hát cụ thể trong chương trình Học hát các bài hát cụ thể tách rời việc rèn luyện một số kĩ năng hát chung mà phải đi chính kĩ năng chung và kĩ năng cụ thể của bài hát đó đúng với yêu cầu

7.2.1 Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng hát

a Tư thế hát

Trong quá trình học hát trước hết phải luyện tư thế hát, hát tập thể có thể tiến hành ở tư thế đứng hoặc ngồi

+ Khi đứng hát: người thẳng, đầu không nghiêng, không so vai, hai tay buông dọc theo thân thoải mái, toàn bộ thân thể dồn vào 2 chân đều nhau

+ Khi ngồi hát: đầu và thân người giống như khi đứng hát, hai tay đặt trên đầu gối, lưng thẳng không tựa vào ghế, không vắt chân nọ lên chân kia

+ Tập tư thế hát đúng giúp cho việc hô hấp thuận lợi mà hô hấp là một việc rất quan trọng trong quá trình ca hát

b Hơi thở

Trang 5

Trong ca hát hơi thở là một trong những vấn đề hết sức quan tâm, cách thở đúng là biết cách hít vào một lượng hơi vừa đủ để hát hết một câu hát (câu hát có thể dài ngắn khác nhau) Khi tập hít hơi vào không nên hít nhiều quá, hơi

sẽ bị căng phải lên gân không điều tiết được hơi Giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh lấy hơi bằng mũi, không hít bằng miệng Lấy hơi bằng miệng cổ họng chóng bị khô, rát…

Khi hát các bài hát có nhịp độ chậm vừa phải, cần phải hướng dẫn cho các

em lấy hơi chậm hít bằng mũi, nên đánh dấu những chỗ lấy hơi trong bài hát để học sinh có thể thực hiện đúng, biết cách lấy hơi, lấy hơi hợp lý mới có thể hát ngân dài ở cuối câu hát

c Hát chính xác

Trong ca hát việc hát chính xác có tầm quan trọng đặc biệt Hát chính xác

có nghĩa là hát đúng giai điệu, tiết tấu của bản nhạc Mức độ hát chính xác của từng học sinh phụ thuộc vào khả năng nghe nhạc và khả năng của các cơ quan phát âm Nếu học sinh tập trung chú ý, phân biệt được rõ độ cao thấp, nhanh chậm của âm thanh, ghi nhớ được giai điệu, tiết tấu của bản nhạc thì khi giáo viên hát mẫu các em có thể nhắc lại chính xác, nếu học sinh phải hát cao hơn hoặc thấp hơn giọng trung bình của bản thân thì có thể ảnh hưởng ngay tới việc hát chính xác Một trong những điều kiện để giúp cho học sinh phát triển kĩ năng hát chính xác là việc lựa chọn giọng bài hát cho phù hợp với âm vực giọng của các em

d Hát đồng đều

Giáo viên cần dạy cho các em có kĩ năng hát đồng đều và hoà giọng, có thể vận dụng một số biện pháp sau:

+ Thu hút sự chú ý của toàn thể học sinh

+ Dẫn vào câu hát đầu tiên bằng động tác chỉ huy hay nghe dạo nhạc hoặc nghe giáo viên hát một câu ngắn rồi theo hiệu lệnh đến bắt vào bài

+ Theo động tác tay chỉ huy của giáo viên, học sinh có thể hát nhanh, chậm, to, nhỏ, nhấn, nảy hoặc hát liền hơi

+ Giúp học sinh cách phát âm, nhả chữ đúng cũng làm cho giọng hát của các em đồng đều, hoà hợp

e Phát âm, nhả chữ, hát rõ lời

Nhả chữ là sự cấu tạo rành rọt, chính xác về phương diện phát âm của từ Khi hát tập thể cũng như hát cá nhân rất cần quan tâm đến vấn đề này

Trang 6

Hát rõ lời góp phần truyền cảm và thông tin chính xác nội dung ca từ của bài hát Những nguyên tắc phát âm lời ca trong ca khúc Việt Nam có liên quan

chặt chẽ đến sự vận động của 6 thanh điệu (thanh không dấu, thanh dấu sắc,

thanh dấu huyền, thanh dấu hỏi, thanh dấu ngã, thanh dấu nặng) trong ngữ âm

tiếng Việt

7.2.2 Thực hiện quy trình dạy hát

Đối với những học sinh có năng khiếu ca hát, tai nghe và trí nhớ âm nhạc tốt thì khi tiếp xúc với bài hát mới các em chỉ cần nghe qua một vài lần là thuộc

và có thể hát đúng giai điệu Những trường hợp đó không nhiều trong mỗi lớp học trên dưới 40 học sinh Việc dạy hát theo một trình tự quy định và trình tự là tất yếu không thể bỏ qua bởi dạy hát là một quá trình rèn luyện tai nghe, nhạc cảm, xử lí hơi thở, cách phát âm, nhả chữ cùng với những kĩ năng ca hát thông thường khác

Quy trình dạy hát thường chia thành 7 bước:

Một là: Giới thiệu bài hát

Hai là: Tìm hiểu về bài hát

Ba là: Nghe hát mẫu

Bốn là: khởi động

Năm là: Tập hát từng câu

Sáu là: Hát cả bài

Bảy là: Củng cố kiểm tra

a Giới thiệu bài hát và hát mẫu

Dạy cho học sinh hát một bài hát mang tính chất giáo dục âm nhạc là một quá trình gồm nhiều giai đoạn Muốn các em hát hay, hát đúng và có truyền cảm các em phải được nghe, được xem bài hát trước khi học Trước khi bắt đầu dạy hát, khâu đầu tiên có ý nghĩa quan trọng là phải tạo được trong ý thức các em hình tượng đầy đủ trọn vẹn bài hát các em học Trong bước giới thiệu ngắn gọn

về bài hát chú ý 2 phần:

+ Giới thiệu bài hát sắp học

+ Cho học sinh nghe toàn bộ bài hát

* Giới thiệu bài hát

Bước vào học hát, giáo viên tóm tắt ngắn gọn chủ đề tư tưởng, nội dung đặc điểm nghệ thuật, thể loại, xuất xứ và tác giả của bài hát…

Trang 7

+ Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi để toát lên nội dung, tính chất của bài hát.

+ Chọn lọc những ý cơ bản sinh động nói về hoàn cảnh ra đời của bài hát và ý

đồ của tác giả, và những gì tác giả muốn truyền tải cho người nghe qua bài hát + Kết hợp dùng các phương tiện trực quan như: xem ảnh diễn tả nội dung bài hát hoặc xem ảnh tác giả (nếu có)

Các bước trên giáo viên phải vận dụng sáng tạo phù hợp với từng bài hát sao cho dễ hiểu, có hiệu quả nhằm thu hút học sinh tập trung cao độ khi học hát, hát đúng và hiểu rõ nội dung của bài hát để diễn tả nhiệt tình từng bước nâng cao nhận thức cho học sinh khi học hát

*Cho học sinh nghe hát mẫu

Đây là việc quan trọng gắn lí luận với thực tiễn trong dạy hát của giáo viên Người giáo viên phải hát đúng, diễn cảm, trình bày hấp dẫn…Lưu ý những chỗ khó để các em có ấn tượng và cảm xúc đối với bài hát, giúp các em cảm nhận về nội dung tính chất âm nhạc qua giai điệu, lời ca, sắc thái tình cảm của bài hát Khi giáo viên trình bày bài hát lần đầu tiên nếu có chất lượng cao sẽ gây

ấn tượng mạnh mẽ, tạo nên hưng phấn, yêu thích và học sinh sẽ say mê học bài hát đó

b Các hình thức hát mẫu

+ Giáo viên trực tiếp trình bày bài hát, hát một cách nhiệt tình bằng giọng hát tốt, đúng, giàu sức biểu cảm mới gây được sự ham thích của học sinh Nếu giáo viên dạy hát lại sử dụng nhạc cụ thì càng tăng thêm sự hấp dẫn và lí thú đối với các em

+ Khi dạy cũng có thể cho các em nghe tách biệt phần nhạc, phần lời và phân tích rõ để các em xác định được tính chất âm nhạc của bài hát như: hùng hồn, trang nghiêm, sôi nổi hay nhẹ nhàng, tình cảm…Sau khi nghe nhạc, giáo viên mới hát lời để các em tiếp thu một các trọn vẹn

+ Trong lúc dạy, giáo viên tìm học sinh hát đúng bài hát đang dạy và chỉ định

em đó hát cho cả lớp nghe Đó là một hình thức rất hay làm cho khoảng cách giữa người dạy hát và người học hát gần nhau hơn và thu hút nhiều học sinh yêu thích bộ môn Âm nhạc

c Trao đổi sau khi nghe hát mẫu, giới thiệu bài hát

Mục đích chính của việc trao đổi sau khi nghe hát là để các em nói lên những hiểu biết của mình về bài hát Qua đó, giáo viên phát hiện ra năng lực cảm thụ âm nhạc của học sinh và rèn luyện kĩ năng diễn đạt cảm xúc của mình Đồng thời giúp các em nhận biết các phương tiện diễn tả âm nhạc như: giai điệu,

Trang 8

tiết tấu, sắc thái…nhằm mô tả tính chất âm nhạc, nội dung bài hát Từ đó giúp học sinh phát triển khả năng nhận thức, đánh giá, nhận xét một tác phẩm âm nhạc từ chi tiết đến khái quát

d Nghe hát lại

Đây là công việc cần quan tâm để củng cố những gì mà các em đã nhận thức được Để cuộc trao đổi có chiều sâu, giáo viên nên cho các em nghe hoàn

chỉnh một bài hát lần nữa sau khi trao đổi

7.2.3 Phương pháp dạy hát

Trong phương pháp dạy hát, bất cứ giáo viên nào cũng phải nắm vững và tiến hành các bước theo trình tự Ta phải ghi nhận rằng: Âm nhạc vốn là môn nghệ thuật các em ham thích và hứng thú, có sức thu hút mạnh đối với tuổi học sinh Nhưng việc giảng dạy truyền thụ của giáo viên như thế nào để các em tiếp thu có hiệu quả cao nhất mới là vấn đề cần bàn Khi bước vào lớp, giáo viên cần thể hiện tâm thế tốt nhất cho tiết dạy như: cử chỉ, nét mặt, giọng hát …Phải gắn kết nội dung bài giảng với sử dụng đồ dùng trực quan sinh động để minh hoạ nội dung bài giảng nhằm thu hút học sinh dẫn dắt các em tiếp thu bài hát mẫu đến đọc một câu nhạc có sắc thái Khi lên lớp cũng như khi giảng bài, giáo viên phải chuẩn bị chu đáo, vừa là sự tôn trọng học sinh, vừa chủ động bài dạy Bản thân việc thể hiện phần âm nhạc là sinh động và hấp dẫn Do vậy, giáo viên phải tạo hứng thú cho học sinh nagy từ phút đầu tiên vào lớp Tất cả các kĩ năng ca hát, đọc nhạc, trình bày nhạc cụ minh hoạ đều yêu cầu giáo viên phải thành thạo chủ động trước các em Khả năng ca hát của học sinh trong một lớp là khác nhau nên kết quả cũng khác nhau, do vậy giáo viên phải chú ý phân loại đối tượng trong một lớp để giảng dạy cũng như đánh giá, nhận xét

Dạy phân môn học hát ở học sinh khối lớp 6 bước đầu là xây dựng cho học sinh những kĩ năng học hát tối thiểu Tuy nhiên, quan trọng hơn là khơi gợi trong các em những cung bậc cảm xúc, sự ham thích, hào hứng say mê học hát để các em tham gia một cách tự giác và sáng tạo

a Trước khi dạy hát

Trước khi dạy hát cần tiến hành luyện thanh mang tính chất khởi động giọng Dạy học sinh hát đúng cao độ, trường độ của bài hát Biết thể hiện tình cảm kết hợp với rèn luyện các kĩ năng ca hát là yêu cầu đầu tiên của việc dạy hát Tuỳ mức độ khó dễ, dài ngắn, đơn giản hay phức tạp của bài hát, giáo viên

có thể lựa chọn cách tiến hành dạy hát phù hợp, giúp học sinh hát trôi chảy, giọng được mở Khi vào học hát, giáo viên giúp cho các em biết cách luyện thanh là hát theo một giai điệu với một số mẫu âm nhất định, bắt đầu từ âm khu thuận lợi nhất của học sinh Để làm được điều này giáo viên cần nắm được âm

Trang 9

vực giọng của học sinh lớp 6 độ tuổi 11-12 Học sinh có xu hướng hát bằng giọng ngực, âm thanh vẫn trong sáng nhưng mạnh mẽ và dày dặn hơn Âm vực của các em khá rộng, càng lớn âm sắc giọng càng ổn định, âm vực giọng mở rộng dần

Có thể nói, giọng trẻ em ở lớp 6 cho đến độ tuổi 14-15 là tương đối đều, các em hát trôi chảy Xác định được giọng của học sinh, giáo viên tiến hành hướng dẫn cho các em luyện thanh

Các bài tập thực hiện như sau:

+ Chuẩn bị tư thế đứng hát vững vàng, tự nhiên

+ Hát với nhịp độ vừa phải, không vội vàng

+ Hát với âm lượng vừa phải, không cố gắng hát to quá

+ Hát chụm để âm thanh phát ra có cộng hưởng, sáng, gọn, rền

+ Hát giai điệu, câu luyện thanh theo tên nốt chính xác

+ Tập bật môi, lưỡi khi hát các phụ âm và mở khẩu hình theo các nguyên âm khi hát các từ: ma, mê, mi, mô, đô, rê

+ Tập hít hơi bằng mũi một cách nhẹ nhàng, lấy vào đủ hơi để hát trôi chảy từng hai nhịp một

b Sau khi tiến hành luyện thanh

Sau khi tiến hành luyện thanh, giáo viên phân câu hát thành từng đoạn ngắn để các em đủ hơi và không mệt khi tập, giáo viên hát mẫu từng câu, sau đó cho các em nhắc lại Sau khi hát mẫu, mỗi câu chừng hai đến ba lần, giáo viên đàn lại giai điệu để các em lắng nghe thêm một vài lần nữa trước khi tập hát tiếp theo Dạy hát từng câu theo lối móc xích cho đến hết bài rồi quay lại từ đầu là phương pháp thường dùng, không cần dạy câu trước thuộc rồi mới dạy câu sau Dạy hát từng câu nhưng liên tiếp sẽ giúp học sinh nhận biết trọn vẹn bài hát Việc gọt giũa, trau chuốt nên dành đến khi luyện tập, củng cố

Có thể dùng đàn kết hợp, nhưng chỉ nên đàn giai điệu sau khi đã được nghe hát mẫu và đệm theo khi các em đã thuộc bài Hướng dẫn hát kết thúc bài

là một yêu cầu quan trọng đáng quan tâm Thông thường khi hát đến câu cuối cùng và tiếng cuối cùng của bài, các em ngắt giọng ngay Đó là thói quen cần khắc phục Phải hát câu cuối cùng của bài thật đầy đủ, chú trọng đến âm kết để câu kết thúc được khắc hoạ đậm nét, rõ ràng, có tác dụng mạnh đến tình cảm và nhận thức của chính bản thân người hát và người nghe

Khi dạy hát, giáo viên không nên hát cùng học sinh Lúc các em tái hiện các câu hát mẫu là lúc giáo viên tạm nghỉ ngơi tích cực bằng cách lắng nghe để

Trang 10

phát hiện kịp thời những lỗi hát sai, chỉ ra lỗi và sửa chữa cho các em Giáo viên cần nhắc nhở học sinh khi hát phải biết tự kiểm tra chính bản thân mình, lắng nghe và tự điều chỉnh Không phải em nào cũng làm được điều này, nên giáo viên phải sửa sai cho học sinh đúng lúc, đúng học sinh

c Sau khi đã học hát

Sau khi đã học hát, giáo viên phải dành thời gian củng cố, ôn luyện cho học sinh Không những giúp các em thuộc bài hát ngay tại lớp, hát chính xác mà còn nâng cao kĩ năng thể hiện tình cảm, sắc thái của bài và một số yêu cầu khác Phần củng cố ôn luyện có thể thực hiện một vài công việc như sau:

+ Hát đúng nhịp độ quy định của bài, những chỗ cần hát nhanh dần, chậm dần, ngân tự do…

+ Phát âm rõ các âm tiết, các từ trong lời ca

+ Lấy hơi và ngắt hơi đúng chỗ

+ Hát hoà giọng và hát đồng đều

+ Tập hát cùng với phần đệm của nhạc cụm, có nhạc dạo

+ Tìm hiểu sâu hơn nội dung, nghệ thuật của bài hát

+ Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo âm hình tiết tấu Mỗi bài hát được xây dựng trên từng dạng âm hình tiết tấu khác nhau Vì thế, tập gõ hoặc vỗ tay đệm theo có tác dụng củng cố cảm giác về nhịp phách, tiết tấu có ích khi vận dụng để học hát

+ Tập hát theo lối hát đối đáp (hát nối tiếp) hoặc hát có lĩnh xướng và lời ca + Hát kết hợp vận động, phụ hoạ (hoặc múa đơn giản)

Kết quả của việc học hát được đánh giá rõ nhất thông qua một hoạt động

cụ thể là trình bày, biểu diễn bài hát Tập biểu diễn bài hát giúp cho các em mạnh dạn, tự tin có ý thức cố gắng trong quá trình học tập, để có thể biểu diễn được và có ý thức về một giá trị thẩm mỹ do chính mình cùng góp sức sáng tạo thực hiện, nhất là tính đồng đội trong biểu diễn tập thể được nâng cao Việc biểu diễn có thể tiến hành dưới hình thức hát cá nhân, hát 2-3 người, hoặc một nhóm 5-8 người hoặc đồng ca

Giờ học hát là dịp để các em tập biểu diễn, tập làm quen với việc hát trước mọi người Qua đó, các em tự khẳng định mình và đồng cảm với sự ngưỡng mộ hưởng ứng của tập thể

e Kiểm tra đánh giá

Ngày đăng: 21/01/2016, 21:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w