1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật so sánh ở trăng non

52 666 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 343 KB

Nội dung

Dù đề tài về trẻ thơ trong Trăng non cũng như trong thơ Xuân Quỳnh ở văn học thời kì này là vô cùng rộng lớn, nhưng trong những công trình nghiên cứukhác, người viết nhận thấy chưa nhiều

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Trường Đại học Sư phạm Tp HCM

Khoa Ngữ Văn



Đề tài:

Nghệ thuật so sánh

ở Trăng non của Tagore

và Bầu trời trong quả trứng

của Xuân Quỳnh

GVHD: Nguyễn Thị Bích Thúy SVTH : Đặng Ngọc Ngận

Trang 2

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 11 năm 2011

Trang 3

“Đời người như thể

chén nước, mà vũ trụ là

con sông dài Đem

chén nước đổ vào con

sông ấy, thì dẫu có ai có

cúi xuống nhìn,

cũngkhông tài nào

phân biệt được”.

R Tagore

Trang 4

MỤC LỤC DẪN NHẬP

0 1 Lí do chọn đề tài 4

0 2 Lịch sử vấn đề 6

0 3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu……… 7

0 4 Phương pháp nghiên cứu……… 8

NỘI DUNG 1 Con người – Thời đại – Thơ ca……… 10

1 1 Xuân Quỳnh – từ cuộc đời đến những trang thơ……… 10

1 2 Tagore – nhà thơ của cuộc đời……… 13

2 Một số vấn đề chung về nghệ thuật so sánh……… 17

3 Nghệ thuật so sánh trong tập thơ Trăng non của Tagore và tập thơ Bầu trời trong quả trứng của Xuân Quỳnh – Những nét tương đồng và khác biệt……… 18

3 1 Nghệ thuật so sánh đơn trong“Trăng non” của và Tagore “ Bầu trời trong quả trứng” của Xuân Quỳnh ……… 19

3 2 Nghệ thuật so sánh kép trong“Trăng non” của Tagore và “Bầu trời…” của Xuân Quỳnh …… ……… 26

3 2 1 So sánh kép qua những hình ảnh….……… 27

3 2 2 So sánh kép qua dạng cấu trúc……… 34

TỔNG KẾT……… 48

INDEX……… 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 54

Trang 5

DẪN NHẬP

0 1 Lí do chọn đề tài

Trên trái đất, ngày nào còn sự sống của con người, thì ngày ấy, văn chương

sẽ vẫn còn được trân quý Nhiệm vụ sáng tác và tiếp nhận văn học luôn đi sóng đôivới nhau để tạo ra và lưu giữ những giá trị văn hóa tinh thần cho nhân loại Với tưcách làm người thưởng lãm nghệ thuật, chúng ta có nhiệm vụ phải hiểu cho đúng,cho sâu và thấu cảm những sản phẩm tinh thần mà người sáng tạo đã dày côngnhào nặn

Văn học không chỉ mang tính dân tộc, giai cấp mà còn mang tính quốc tế liên dân tộc và nhân loại Khi tồn tại trong hệ thống văn học thế giới, nền văn họcmỗi nước vừa mang những nét thống nhất, vừa mang những nét đặc thù Do đó, khi

-so sánh các sáng tác của các tác gia tiêu biểu ở các nước khác nhau, chúng ta khôngchỉ có điều kiện hiểu được đầy đủ, sâu sắc giá trị tác phẩm của mỗi người mà qua

đó còn có thể rút ra được đầy đủ, sâu sắc giá trị tác phẩm của mỗi người Đồngthời, còn có thể rút ra được những kết luận có giá trị khái quát về bản chất, quy luậtphát triển và quy luật sáng tạo của văn học

Ấn Độ là một nền văn hóa lớn của nhân loại, có đóng góp và ảnh hưởngmạnh mẽ đến các quốc gia trên thế giới nói chung và khu vực Đông Nam Á nóiriêng, trong đó có Việt Nam

Một trong những đỉnh cao văn học Ấn Độ nói chung và văn học phục hưng

Ấn Độ nói riêng là đại thi hào R Tagore (1861-1941) Ông được mệnh danh làngôi sao sáng, người lính canh vĩ đại và cũng là linh hồn Ấn Độ Đồng thời, ôngcòn được coi là biểu tượng của văn hóa Ấn Độ với những đóng góp lớn lao cho nềnvăn học dân tộc, ông đã tạo nên một thời văn học Tagore bên cạnh các khái niệm

về Thời đại Vêda, Thời đại Sử thi,… M.Gandhi đã xưng tụng ông là một bậc Thánh

sư vĩ đại, người dẫn dắt tinh thần và hướng dẫn tâm linh Ấn Độ

Trang 6

Xuân Quỳnh, một tác giả nữ tiêu biểu trong văn học Việt Nam hiện đại cũnggây nhiều làn sóng về những tác phẩm của mình, chị cũng đưa ngòi bút của chịtung tăng trên những chuyện tình yêu, những sự chiêm nghiệm và cũng trăn trở tìm

về thế giới trẻ thơ

Người viết nhận thấy, ở cả hai nhà thơ ấy dường như có một điểm nối vôhình nào đó, cụ thể và rõ ràng hơn hết là thơ về thiếu nhi của Tagore và XuânQuỳnh luôn tinh tế và nhiều những nét tương đồng, cũng như những đặc trưng rấtriêng tạo nên văn học rất phương Đông

Thực tế ở Việt Nam cho chúng ta thấy việc nghiên cứu dựa trên sự đối sánhgiữa các nhà thơ rất nhiều Song, hầu như người viết nhận thấy, vấn đề tìm hiểu vềNghệ thuật so sánh trong thơ Tagore và thơ Xuân Quỳnh chưa thật sự được “địnhhình” một cách rõ rệt

Dù đề tài về trẻ thơ trong Trăng non cũng như trong thơ Xuân Quỳnh ở văn

học thời kì này là vô cùng rộng lớn, nhưng trong những công trình nghiên cứukhác, người viết nhận thấy chưa nhiều các bài viết khảo sát về các vấn đề về nghệthuật so sánh nói chung, nghệ thuật so sánh kép nói riêng trong thơ của Tagore vàXuân Quỳnh một cách cụ thể

Trên tinh thần đó, cùng với việc nhận thức được tầm quan trọng của hai tậpthơ “Bầu trời trong quả trứng” của Xuân Quỳnh và “Trăng non” của Tagore trongvăn học phương Đông, người viết chọn nghiên cứu đề tài này với ba mục đích sau:thứ nhất, tìm hiểu sâu sắc hơn, toàn diện hơn về hai tác phẩm trên nhiều bình diện;thứ hai, thử đặt ra một vấn đề mới trong cách tìm hiểu ở thế đối sánh; thứ ba, giảiquyết một số điều còn khuất lấp bằng phương cách và quan điểm cá nhân của riêngmình trong việc tìm hiểu nghệ thuật so sánh trong cả hai tập thơ

Vì vậy, mà người viết cảm thấy việc tìm hiểu nghệ thuật so sánh trong hai

tập thơ Trăng non và Bầu trời trong quả trứng của Tagore và Xuân Quỳnh khá

quan trọng và thú vị Tiếp cận với vấn đề này, sẽ giúp mỗi người có thể hiểu sâuhơn nghệ thuật so sánh trong thế giới văn học nói về trẻ thơ trong hai tập thơ trên

Trang 7

và đó cũng chính là câu trả lời cho vấn đề tại sao người viết chọn tìm hiểu về đề tài

Nghệ thuật so sánh trong tập thơ Bầu trời trong quả trứng của Xuân Quỳnh và tập thơ Trăng non của Tagore.

Vấn đề này hứa hẹn nhiều điều tranh luận mới mẻ Dẫu còn nhiều thiếu sót,nhưng người viết với mong muốn được đóng góp vào quá trình nghiên cứu vănchương, hy vọng sẽ trình bày được phần nào quan điểm của mình dưới góc nhìnchủ quan của bản thân trong sự khảo sánh hai tác phẩm giá trị nêu trên

0 2 Lịch sử vấn đề

Ở Việt Nam, hầu hết những sáng tác của Tagore từ tiểu thuyết, truyện ngắn,kịch đều được nhiều dịch giả và giới phê bình, nghiên cứu văn học quan tâm, đặcbiệt là thơ

Tagore thành công nhiều nhất ở lĩnh vực thơ ca Ông đạt được giải thưởng

Nobel văn học năm 1913 với tập Thơ Dâng (Gitanjali) Tập Thơ Dâng ra đời

khẳng định tài năng ngày càng mạnh mẽ của Tagore Nhiều công trình nghiên cứu

về thơ Tagore lần lượt ra đời, chẳng hạn như “Chất trữ tình – triết lí trong Thơ

Dâng” của tiến sĩ Nguyễn Văn Hạnh, “Một số đặc điểm nghệ thuật thơ tình Tagore

qua hai tập Người làm vườn và Tặng phẩm của người yêu, luận án tiến sĩ của

Nguyễn Thị Bích Thúy, “Thi pháp thơ Tagore”- chuyên đề sau đại học của giáo sưLưu Đức Trung… Bên cạnh đó, còn có một số bài tiểu luận, bài viết trên các báo

cũng nghiên cứu về thơ Tagore Chẳng hạn như Nguyễn Thị Bích Thúy với Chất

trí tuệ – điểm sáng thẩm mỹ trong thơ Tagore - Tạp chí văn học số 4/1994.

Riêng tập thơ Trăng non – Tagore dành riêng viết về trẻ em – cũng có một

vài công trình nghiên cứu Đa số những công trình này đều đề cập đến hình tượngthiếu nhi trong tập thơ Điển hình như đề tài “Thế giới trẻ thơ trong Trăng non” củaNguyễn An Thụy, “Không gian nghệ thuật trong Trăng non” của Trần Thị Thanh…

Còn về Xuân Quỳnh, cũng có khá nhiều công trình nghiên cứu về cuộc đời

và thơ chị, trong bài “Xuân Quỳnh – một chồi thơ sắc biếc” Chu Nga đã đánh giá

Trang 8

Xuân Quỳnh là “một chồi thơ khỏe, tràn đầy sức sống và hứa hẹn một cây thơ

vững chắc, xanh tươi”.

Trong Thơ Xuân Quỳnh và Những lời bình, Nxb Văn hóa thông tin năm

2003, Mai Hương đã viết: Bản năng của người mẹ, những cảm xúc tinh tế và cái

tài nhìn sự vật bằng con mắt trẻ thơ đã tạo nên nét đáng yêu, đáng nhớ trong những bài thơ viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh…

Về nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh có ý kiến cho rằng “Tính chất tự truyện là

nét đậm, quán xuyến hàng loạt bài thơ, tập thơ cũng là nét khác biệt rõ rệt so với thơ của nhiều người cùng thế hệ Gần như chị trở thành nhân vật văn học của

Về vấn đề nghệ thuật so sánh trong thơ Xuân Quỳnh và Tagore qua Bầu trời

trong quả trứng và Trăng non hầu như chưa được đề cập đến.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các công trình đi trước sẽ giúpngười viết có được sự định hướng ban đầu Trên cơ sở đó, người viết sẽ đi vàonghiên cứu cụ thể và trọn vẹn tập thơ “Trăng non” và “Bầu trời trong quả trứng”

để làm nổi bật vấn đề người viết cần đề cập Đó là vấn đề nghệ thuật so sánh trong

Trăng non của Tagore và Bầu trời trong quả trứng của Xuân Quỳnh.

Dù chưa đi sâu nghiên cứu, nhưng những ý kiến, những định hướng của các

tác giả về vấn đề nghệ thuật so sánh trong Trăng non của Tagore và Bầu trời trong

quả trứng của Xuân Quỳnh như một cách mào đầu, sẽ là những gợi ý quan trọng,

giúp đỡ rất nhiều cho người viết trong việc nghiên cứu đề tài này Tất cả những

công trình ấy, sẽ là cơ sở để người viết đi vào tìm hiểu đề tài Nghệ thuật so sánh

trong Trăng non của Tagore và Bầu trời trong quả trứng của Xuân Quỳnh

0 3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Người viết đi sâu vào tìm hiểu vấn đề nghệ thuật so sánh trong Trăng non của Tagore và Bầu trời trong quả trứng của Xuân Quỳnh.

1 Lại Nguyên Ân – Nghĩ về Xuân Quỳnh, con người và nhà thơ Nxb Tác phẩm mới tháng 8/ 1989

Trang 9

Để tìm hiểu và làm rõ đề tài, người viết sử dụng cuốn sách R Tagore (2004) –

Tuyển tập tác phẩm 2 tập ( Lưu Đức Trung tuyển chọn và giới thiệu) và cuốn sách

R.Tagore (1997), Mảnh trăng non (Phạm Bích Thủy, Phạm Hồng Dung) làm nguồn

nghiên cứu chính

Ngoài ra, người viết còn sử dụng thêm một số tác phẩm khác không nằm

trong Trăng non nhưng vẫn có đề tài nói về trẻ thơ ở các tập: Thơ Dâng, Hái quả,

Người thoáng hiện,…và trong các sáng tác khác của Tagore.

Về phần thơ của Xuân Quỳnh, người viết tìm hiểu đề tài dựa vào tác phẩm

Bầu trời trong quả trứng, Nxb Kim Đồng, Hà Nội, 1982 và những bài thơ nói về

thiếu nhi của chị qua một số tác phẩm như: Lời ru trên mặt đất, Hoa dọc chiến hào,

Để hoàn thành tốt bài viết này, người viết đã tham khảo qua một số sách củacác giáo sư: Cao Huy Đỉnh, Đào Xuân Quý, Hà Minh Đức, Đỗ Lai Thúy, TrầnĐình Sử, … và một số luận văn thạc sĩ, luận văn tốt nghiệp liên quan đến đề tài

0. 4 Phương pháp nghiên cứu

Để tìm hiểu đề tài người viết chủ yếu dựa vào những phương pháp sau:

0 4 1 Phương pháp so sánh, đối chiếu giữa các tác phẩm trong Trăng non

và Bầu Trời trong quả trứng cũng như so sánh lối sử dụng biện pháp nghệ thuật

này để tìm ra những điểm tương đồng và đặc trưng khác biệt giữa hai nhà thơ Sửdụng phương pháp so sánh nhằm mục đích làm nổi rõ đặc điểm nghệ thuật trong

Trăng non của Tagore và Bầu trời trong quả trứng của Xuân Quỳnh

0 4 2 Phương pháp phân tích, đối chiếu để thấy cái hay cái đẹp trong mỗi

tác phẩm của cả hai nhà thơ là Xuân Quỳnh và Tagore Được áp dụng khi phântích tác phẩm thông qua những dấu hiệu và đặc điểm nghệ thuật mang tính nộidung để rút ra những nét tương đồng cũng như khác biệt trong tư tưởng nghệthuật của Xuân Quỳnh và Tagore Nó được vận dụng xuyên suốt trong toàn bộ bàiviết với ý nghĩa chỉ đạo người viết trong quá trình lựa chọn cũng như phân tích,bình giá vấn đề

Trang 10

Ngoài ra, trong quá trình tìm hiểu người viết sử dụng các thao tác thống kê,phân loại, phân tích tổng hợp để phục vụ làm rõ đề tài.

Trang 11

NỘI DUNG

1 Con người – Thời đại – Thơ ca

1 1 Xuân Quỳnh – từ cuộc đời đến những trang thơ

“ Mỗi người có một quê

Ngày dại thơ để ở

Tuổi niên thiếu để yêu

Và lớn lên để nhớ…”

(Thành phố quê anh)

Ai cũng có một quê hương để từ đó ta lớn thành người Quê nội và quê ngoạicủa Xuân Quỳnh nằm ở hai bên bờ sông Nhuệ hiền hòa, một vùng đất nổi tiếng vớinghề ươm tơ, dệt lụa Đấy là một làng quê cổ truyền với những vườn cây, sân gạch,những mái chùa cong cong, cổ kính, những con đường lát gạch nghiêng nghiêngbên những bờ ao và những luỹ tre già bao bọc Xuân Quỳnh lớn lên trong nhữngtiếng ru hời bởi tiếng lách cách thoi đưa, bởi tiếng hát của những người thợ dệt và

những tiếng dế đêm như những khúc dương cầm, “và chúng đã in mãi trong tâm

hồn Xuân Quỳnh như một bản nhạc dạo đầu của những ngày thơ ấu” Tất cả những

không gian ấy, như nhuốm mùi phây phẩy của những nong tằm, mùi khăm khắmcủa phân trâu và cả những cây rơm khô cháy muộn Cái vùng đất ấy, dù quê mùalam lũ, nhưng cũng vô cùng đầm ấm đã che chở cho tâm hồn ngây thơ, trong trẻo

và bất hạnh của Quỳnh từ thuở nhỏ

Quê hương càng in đậm trong tâm hồn Quỳnh vì tuổi thơ của chị quá cô đơn,hình ảnh của mẹ chỉ còn trong tấm hình duy nhất và qua những lời kể của chị vàcủa những người lớn tuổi Ngày mẹ Xuân Quỳnh mất, bà chỉ kịp gọi chị của Xuân

Quỳnh đến mà trăng trối rằng: “…Mợ chết, con phải thương em Quỳnh Tội nghiệp

em lắm con ạ! Con nhớ nhắc cậu dẫn em và con ra thăm mộ Mợ nhé!”.

Trang 12

Lúc này, cái tuổi thơ bồng bột nơi người chị lớn của Xuân Quỳnh còn rất rõ,cái trí óc non nớt kia không hiểu được nỗi đau của người mẹ sắp phải lìa con màcòn đủ bình tĩnh để hỏi mẹ:

- Thế Mợ chết, Mợ thành gì? Có thành ma không?

- Mợ thành đất.

- Nếu mợ thành ma, mợ đừng về dọa con nhé!

Và cuộc đời bất hạnh của Xuân Quỳnh đã bắt đầu, những ngày tháng mồ côi,hình ảnh mẹ chỉ còn là những gì xa mờ, hư ảo Xuân Quỳnh sống lặng lẽ, tha thẩnbên gốc na, gốc ổi…lắng nghe hơi thở của cảnh vật xung quanh ngôi nhà ngói nămgian, bên từng chiếc trứng hồng trong xó bếp, tới những con đường đê dài heo hút,chỉ mình Quỳnh lặng lẽ ngày hai buổi đến trường

Những thiếu thốn về vật chất đến mức tằn tiện và kham khổ khi ở cùng bàngoại, đã giúp Xuân Quỳnh những lẽ sống của cuộc đời, chị quen với những cảnhtúng bần, rau – tương – mắm… nhưng chị lại giàu có hơn ai hết những kho tàngtruyện cổ, tục ngữ, ca dao, những khúc ngâm Kiều khi quay tơ miệt mài cùngkhung dệt mà bà ngoại đã cho Quỳnh, đó là một gia tài vô cùng lớn Xuân Quỳnh

đã lớn lên và đan những sợi tơ óng ánh kia để dệt nên những chiếc áo chúc bâutrắng, chiếc quần chéo go đen mòn đũng, ôm những quả trứng hồng cùng bà mongtết đến, Xuân Quỳnh sống trong nỗi nhớ mong và chờ đợi những ngày “cậu” củachị ở Sài gòn về

Quỳnh mồ côi mẹ, chị Đông Mai cũng không gần gũi bên Quỳnh Có lẽ vì thế,

mà Xuân Quỳnh càng nhạy cảm với cuộc đời trong cái tuổi thơ không trọn vẹn củamình Năm tháng dù có đi qua, tuy cuộc sống của chị có nhiều sóng gió đổi thay,nhưng tất cả những kí ức của chị vẫn còn đó Chính quê hương và tuổi thơ kia, đãbồi đắp nên tâm hồn của Xuân Quỳnh và có lẽ cũng chính vì vậy, mà thơ của chịđược khơi nguồn bởi những mạch nước ngầm từ chính cuộc đời và tâm hồn chị.Quả thực, người viết luôn hình dung rằng nhà thơ Xuân Quỳnh còn rất trẻ Đó cũng

là lí do, mà người viết xin được gọi nhà thơ là chị Xuân Quỳnh

Trang 13

Lớn lên, có duyên, trở thành diễn viên múa xinh đẹp của Đoàn văn công Trungương, và cuộc sống vốn có nhiều thay đổi thật kì diệu, điều nhiệm mầu ấy đã đemđến cho đời một tài năng chính là chị Xuân Quỳnh Nhưng rồi, Xuân Quỳnh cũng

đã từ giã mái ấm 10 năm Văn công của mình mà bước vào sự nghiệp thơ với muôn

vàn nỗi niềm trăn trở Trong thư gửi Vân Long, chị có viết rằng: “… Giá mà bây

giờ có ai bảo hộ tôi một điều rằng: “ Đi con đường này là đúng” thì dù có gục ngã giữa đường tôi vẫn cứ đi…”

Những mất mát của tuổi thơ khiến cho niềm ao ước về một mái ấm gia đìnhriêng, về hạnh phúc tình yêu cháy bỏng trong lòng chị Và cũng thật đau buồn,hạnh phúc đến với chị quá nhọc nhằn và đầy giông bão Mồ côi mẹ từ trong trứngnước, khi lập gia đình có được một tổ ấm bé nhỏ thì đạn bom cũng đã xé nát nhữnglời ru, đã từng cắt lìa con với chị Đạn bom đã không làm chị gục ngã, nhưng sự đổ

vỡ gia đình lại là nỗi đau đớn khôn nguôi trong tâm hồn chị Có ai đã từng nói rằngkhi tạo hóa đã bắt ai phải chịu một nỗi đau, thì tạo hóa cũng sẽ tặng họ một người

để xoa dịu những nỗi đau ấy, và người xoa dịu nỗi đau cho Xuân Quỳnh là nhà văn,nhà viết kịch Lưu Quang Vũ

Chị vẫn tiếp tục đi bằng máu và nước mắt trên những trang thơ, chị viết bằngtình yêu thương và chăm sóc dành cho mọi người, viết bằng ngòi bút đầy nghị lực,chan hòa như tính tình của chị, đâu đó còn cả những nụ cười hóm hỉnh Bùi Bình

Thi viết: “Có lẽ trong đời tôi, ở Xuân Quỳnh là tôi thấy vừa đầy đủ vừa trọn vẹn,

Quỳnh là một người đàn bà tài năng, tính tốt mà lại đẹp”.

Nói một cách công bằng, Xuân Quỳnh đã vượt lên nỗi đau của cuộc đời mình

để làm việc và sáng tác Hơn nữa, chị còn vượt lên những đau khổ của mình để yêuthương và vun đắp, và rồi cái gì đến cũng phải đến, nỗi đau đớn cuối cùng mà tạohóa gieo vào chị là cái chết, một cái chết định mệnh đến xót xa, Xuân Quỳnh vàLưu Quang Vũ cùng đứa con trai mới 13 tuổi đã đi về thế giới bên kia trong một tainạn giao thông, nhưng có lẽ chị và thơ chị không những không chết mà còn bất tửtrong lòng người đọc và vượt mãi thời gian, vì chị là người làm nên những bài thơ

Trang 14

đầy bản sắc như lời nhận xét của Lưu Khánh Thơ rằng: “Xuân Quỳnh là một tác

giả thơ có bản sắc tương đối rõ nét Bản sắc ấy ngày càng được khẳng định và

Và ở đây, để phục vụ việc tìm hiểu về đề tài này, người viết chỉ xin trình bàymột vài nét tiêu biểu trong cái “ bản sắc thơ ” của Xuân Quỳnh trên bình diện nghệthuật so sánh, để nhận chân được những điểm tương đồng cũng như những nét khácbiệt trong nghệ thuật so sánh giữa thơ Xuân Quỳnh và thơ của nhà thơ vĩ đại của

Ấn độ - Rabindranath Tagore

1 2 Tagore – nhà thơ của cuộc đời

Mỗi con người sinh ra, đều có những cuộc đời khác nhau, và tất cả nhữngđiều ấy có tác động vô cùng sâu sắc với hành trình của mỗi con người, không nhưXuân Quỳnh, con người “Hồng nhan bạc mệnh” Rabindranath Tagore có vẻ như

“ít lận đận” hơn, Tagore sinh ra tại Calcutta, Ấn Độ Ông là con út (thứ 14) trongmột gia đình thuộc diện đại trí thức Cha ông là một điền chủ, đồng thời là nhà triếthọc và nhà hoạt động xã hội có uy tín trong vùng Các anh chị ông đều là nhữngvăn nghệ sĩ nổi tiếng Ngay từ nhỏ, Tagore đã được hấp thụ một nền giáo dục hoàn

mỹ và bản thân ông cũng đã bộc lộ rõ tư chất của một "thần đồng", ứng với tên gọicủa ông3 Lên 8 tuổi Tagore đã làm thơ; 11 tuổi đã dịch được kịch Macbeth của

Shakespeare; 13 tuổi đã có sáng tác nhạc, và đã đọc được sách cổ bằng tiếng Phạn.Điều lạ là thuở nhỏ, Tagore học ở trường không nhiều Cũng chính thời gian này,

Tagore được sống trong thế giới của các giai nhân Trong Hồi ức sau này, ông gọi

đó là “ vương quốc đầy tớ” một cách kính trọng Ông cũng là một người “Thèmđọc sách”, với bản năng nhạy cảm của chính mình, ông thường rơi lệ khi đọcnhững trang sách kể về nỗi đau khổ, chia li của người khác Suốt quãng đời thơ ấu,Tagore chủ yếu là tự học Ngoài sách vở, thì mảnh đất sau nhà, được xem như

“ngôi trường” lí tưởng của ông Đó là “…một khu vườn nhỏ, liền tiếp với nhà” của ông Ông xem nó “…là mảnh đất thần tiên, hàng ngày hiện ra không biết bao

2 Lưu Khánh Thơ – Cảm nhận về thơ Xuân Quỳnh Tạp chí văn học số 5 – 1989

3 Có nghĩa là "thiên thần ánh sáng mặt trời"

Trang 15

nhiêu vẻ đẹp kì diệu…” Tagore như hòa vào thiên nhiên mà khao khát, vui đùa,

thân mật Bởi ngay từ bé, Tagore đã yêu thích cỏ cây, bầu trời thanh thoáng Ông

có thể hằng giờ đứng ngắm cảnh mặt trời mọc, nhô cao trên lùm cây hay bờ sônghoa nở Thiên nhiên ấy là một thiên nhiên sống:

Dòng sống ấy trong tim mạch tôi đêm ngày êm chảy, Cũng dòng ấy trên hoàn vũ đang múa nhảy nhịp nhàng, Bật thành niềm vui trên ngọn cỏ, lùm cây,

Chảy lao xao trong nhị hoa, gân lá.

Cũng dòng ấy đu đưa trên gối mẹ, ở đứa trẻ sơ sinh Khi sống chết đan nhau như nhấp nhô cơn sóng.

Chạm nguồn sống bao la, con người tôi bừng tỉnh Với dòng sống muôn đời đang nhẹ đập tim tôi.

(Dòng chảy sự sống)

Suốt quãng đời hoa niên của Tagore được thấm nhuần trong một bầu khôngkhí thơ ca và âm nhạc, mà tất cả tâm hồn và thể phách Tagore hô hấp một cách vôcùng thỏa mãn

Năm 1878, khi Tagore vừa tròn 17 tuổi, ông được sang Anh du học Gia đìnhmuốn ông trở thành một luật gia Song, tại đây, thay vì học luật, Tagore dành nhiềuthời gian để tìm hiểu, làm quen với văn chương và âm nhạc phương Tây Năm

1881, về nước, ông sáng tác vở nhạc kịch đầu tiên, đồng thời cho in tập truyện

“Thư của một người đi du lịch châu Âu” trong tạp chí Barati do hai người anh của

ông sáng lập Một năm sau, “Dạ khúc” - tập thơ đầu tay của Tagore ra đời, và tiếp

đó là tập “Sự thức tỉnh của nguồn cội” Cả hai tập thơ đều được Tagore viết bằng

tiếng Bengali, tiếng mẹ đẻ của ông Nói chung, thơ Tagore thời kỳ này được đánhgiá là kết hợp nhuần nhuyễn giữa “đạo” và “đời”

Trang 16

Bước vào tuổi 24, Tagore lập gia đình cùng một người con gái khi ấy mới 10tuổi, là người cùng bộ tộc và giai cấp với ông Thời gian này, vì lý do sức khỏe, chaông đã quyết định giao lại việc cai quản toàn bộ nhà cửa, gia sản cho ông Trongsuốt những năm sau đó, sẵn điều kiện, Tagore thỏa sức đi du lịch khắp đất nước Ấn

Độ rộng lớn Tác phẩm của ông cũng ngày càng đậm tính xã hội, nhất là ở thể loạivăn xuôi Một số tập truyện ngắn Tagore cho xuất bản trong thập niên cuối của thế

kỉ XIX đã phản ánh cuộc đấu tranh quyết liệt của người dân Ấn Độ chống lại sựbạo quyền của những tên thực dân da trắng Năm 1901, Tagore mở trường tư thụcSantiniketan ngay tại trang ấp của gia đình ở ngoại ô Calcutta Đối tượng học là cácnam sinh có tư tưởng tự do, yêu nước

Và cũng như Xuân Quỳnh, những biến cố ngặt nghoèo trong cuộc đời củaTagore cũng buộc ông phải đối diện và chấp nhận nó một cách đau đớn đến xót xa.Trong 5 năm (từ 1902 tới 1907), Tagore phải liên tiếp gánh chịu những tổn thất tolớn: Vợ, con gái, cha, rồi cậu con trai út của ông cứ thế lần lượt bỏ ông mà về bênkia thế giới

Trong Hồi kí, Tagore kể lại: “Cứ mỗi ngày khi màn đêm đã vén lên, tôi thức

dậy có cảm giác như chân trời kia đang đem đến cho tôi một bức thư báo nhiều tin tức tốt lành khi tôi bóc nó ra Tôi vội vàng không để chậm trễ một giây phút ngồi chễm chệ trong chiếc kiệu chuẩn bị đi ra ngoài trời Ngày nào cũng như ngày nào, tôi được nhìn nước sông Hằng dâng lên hạ xuống, tàu bè xuôi ngược đôi bờ thật rộn rịp, cây ngả bóng xuống dòng sông lấp lánh khi mặt trời lên cao Hoàng hôn buông xuống rừng cây như ngủ lặng trong một màu đen nhờ nhờ Có lúc bất chợt một cơn mưa ập tới xóa nhòa cả chân trời rực sáng Dòng sông trở nên âm u cuộn lên những con sóng, gió ào tới lay động cả một rừng cây đôi lúc có cảm giác sợ hãi” Những sợ hãi đó, những sự mất mát đó, ngỡ tưởng có thể làm Tagore không

gượng dậy được, nhưng, nói theo cách của thi sĩ Pháp Musset, thiên tài thức dậy từ

chính nỗi đau Năm 1910, Tagore cho xuất bản bằng tiếng Bengali tập “Thơ

Trang 17

Dâng”, rồi đích thân dịch tập thơ sang tiếng Anh và cho xuất bản ở London năm

1912

Tất cả những tác phẩm của nhà thiên tài ấy, từ hội họa, âm nhạc đến văn học,đều được lấy chất liệu từ nhựa sống cuộc đời Và để phục vụ làm rõ đề tài, ngườiviết cũng xin chỉ trình bày sự nổi bật của Tagore trong lĩnh vực văn chương Balần Tagore vào trường đi học, ông đều rời khỏi trường mà đi vào cuộc sống, tìm vàhọc tập những bài học tại trường Đại học của cuộc đời Ông nhìn thấy những điềutrong xã hội, ông đồng cảm với những con người trong “Vương quốc đầy tớ”

Và tất nhiên, để tất cả những sáng tác của ông luôn rực rỡ hơn, rõ nét hơn qualớp bụi của thời gian, thì mặc nhiên trong nó phải tồn tại một giá trị nội dung cao

cả, nhưng đồng thời cũng phải có một sự kết hợp, sử dụng các biện pháp nghệ thuậtthật khéo léo để truyền tải nội dung tuyệt vời kia Mà một trong những nghệ thuậttạo nên thành công rực rỡ cho những tác phẩm của Tagore phải kể đến là nghệthuật so sánh

Quả thật, nếu như cái “ Vương quốc đầy tớ”, và những đau đớn mất mát màTagore đã để thiên tài “thức dậy”, thì hình ảnh bươn chãi, lo lắng và tần tảo cùngcuộc đời gắn bó với quê hương tuổi thơ không mấy trọn vẹn của mình cũng tạo nênmột “bản sắc” rất riêng của Xuân Quỳnh

Ở đây, dường như họ, hai con người nhạy cảm, đều có những phút yếu lòngcần phải vịn vào câu thơ mà đứng dậy khi thấy trong tim cuộc sống thật đầy Cùng

có nhiều sự tìm gặp đến “hoàn hảo”, cùng tạo nên những tác phẩm có giá trị vớithời gian Và bước đầu hân thưởng về sự tìm gặp ấy, người viết xin tìm hiểu về

Nghệ thuật so sánh trong thơ của Xuân Quỳnh và trong thơ của Tagore.

Vì khuôn khổ và thời gian có hạn, nên người viết chỉ xin trình bày và làm rõ

đề tài qua tập thơ Bầu trời trong quả trứng của Xuân Quỳnh và Trăng non của

Tagore

Trang 18

Mặc dù, mọi sự tìm hiểu, đối sánh như là còn khập khiễng và sẽ gặp nhiều hạnchế, nhưng người viết tin ở sự chân thành của mình trong nỗ lực nhằm đi sâu, tìmhiểu để trình bày cái hay, cái đẹp cùng sự gặp gỡ cũng như vài điều khác biệt giữaXuân Quỳnh và Rabindranath Tagore.

2 Một số vấn đề chung về nghệ thuật so sánh

Từ điển tiếng Hán hiện đại, đã đưa ra khái niệm: So sánh là một khái niệm

thông dụng trong cuộc sống, nó gắn bó mật thiết tới hầu hết mọi đời sống sinh hoạt của con người Trong mỗi lĩnh vực, xuất phát từ những mục đích khác nhau người

ta có thể đưa ra các định nghĩa về so sánh từ nhiều góc độ, nhưng tựu trung nói đến so sánh thì người ta thường định nghĩa là “so sánh nhằm phân biệt sự giống, khác nhau hoặc sự hơn kém giữa hai hay nhiều sự vật đồng loại”.

Còn Từ điển Tiếng Việt, do Hoàng Phê chủ biên, Nxb Đà Nẵng, năm 1997,

thì đưa ra định nghĩa về so sánh là “nhìn vào cái này để xem xét cái kia để thấy sự

giống nhau, khác nhau hoặc sự hơn kém”.

Theo phong cách học Tiếng Việt hiện đại của Hữu Đạt, so sánh “là đặt hai

hay nhiều sự vật, hiện tượng vào các mối quan hệ nhất định, nhằm tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa chúng” Như vậy, nhìn vào những định nghĩa trên,

ta dễ dàng nhận thấy, so sánh là một hành vi được tiến hành trên hai sự vật hiệntượng khác nhau, trong đó có một sự vật hiện tượng làm chuẩn để nhìn nhận vềnhững sự vật hiện tượng còn lại, hoặc chúng làm chuẩn cho nhau trong quá trìnhnhìn nhận, nhằm mục đích cuối cùng là rút ra được nhận xét về sự giống và khácnhau hoặc sự hơn kém giữa các sự vật hiện tượng đó

Và nghệ thuật so sánh được chia ra thành hai loại, là So sánh tu từ và so sánhlogic So sánh logic được xác lập dựa trên cơ sở tư duy khoa học để biểu thị mốiquan hệ tương đương giữa hai đối tượng cùng loại

Ví dụ:

Trang 19

Bút bi Thiên long tốt hơn bút bi Bến Nghé… điều đó cũng có nghĩa là so sánh

logic thường mang màu sắc khách quan, ít lưu lại dấu ấn cá nhân của người tạo nênnó

So sánh tu từ lại khác, yêu cầu khác loại giữa A và B đã mở ra một khả năng

vô tận cho sự sáng tạo những hình ảnh so sánh Chẳng hạn, một nhà văn Pháp từng

nói: “Có thể so sánh bất cứ cái gì: mặt trăng với miếng pho mát, trái tim tan nát

với chiếc lọ vỡ…” chỉ cần người so sánh phát hiện ra một nét giống nhau – dù là cá

biệt – hay một mối liên hệ sâu xa nào đó giữa các đối tượng khác nhau về loại,những điều mà với con mắt thường, người khác không nhìn thấy

Ví dụ:

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần ( Xuân Diệu) Chiếc áo đỏ rực như than lửa ( Nguyễn Mỹ)

Cỏ bờ đê rất lạ Xanh như là chim bao (Xuân Quỳnh)

Sự lựa chọn cái được so sánh trong mối quan hệ với cái so sánh ở cấu trúc sosánh tu từ vì thế, thường là sự bày tỏ thái độ, mang hàm ý đánh giá cũng như inđậm dấu ấn của người sáng tác tạo nên nó

Với những đặc điểm như vậy, so sánh tu từ chính là địa hạt sáng tạo của vănchương – một loại hình nghệ thuật phản ánh cuộc sống bằng hình tượng

Và ở đây, người viết xin tìm hiểu về nghệ thuật so sánh tu từ ở Bầu trời trong

quả trứng của Xuân Quỳnh và Trăng non của Tagore cũng dựa trên những cơ sở

đó

3 Nghệ thuật so sánh trong tập thơ Bầu trời trong quả trứng của Xuân Quỳnh và tập thơ Trăng non của Tagore – Những nét

tương đồng và khác biệt

Trong quan niệm của các nhà Việt ngữ học thì So sánh tu từ đầy đủ gồm:

Vế được so sánh – Cơ sở so sánh – Phương tiện so sánh – Vế so sánh

Mô hình: A – Cơ sở so sánh – Phương tiện so sánh – B

Trang 20

Cũng dựa trên những quan điểm đó, người viết xin đưa ra ý kiến của mình

trong nghệ thuật so sánh tu từ mà Xuân Quỳnh và Tagore đã dùng ở Bầu trời

trong quả trứng và Trăng non gồm hai nhóm như sau:

Nhóm 1 So sánh đơn: 1A – 1B

Nhóm 2 So sánh kép: 1A – B1, B 2, B 3

Và theo lối tìm hiểu của riêng mình, người viết xin không tách những néttương đồng và dị biệt trong nghệ thuật so sánh mà Xuân Quỳnh và Tagore đã sửdụng trong Trăng non và Bầu trời trong quả trứng thành hai phần riêng biệt Mà để

từ cách tìm hiểu, đối sánh, chúng ta có thể phát hiện được những điều ấy

3 1 Nghệ thuật so sánh đơn trong “ Bầu trời trong quả trứng” của Xuân Quỳnh và “Trăng non” của Tagore

Xuân Quỳnh là một trong những tài năng thơ ca của văn học Việt Nam hiệnđại Nhiều sáng tác của chị đã ghi một dấu ấn đậm nét trong lòng những người yêuvăn chương Cuộc đời chị tuy ngắn ngủi, nhưng thơ của Xuân Quỳnh lại khá dàydặn Nhiều trang thơ của chị làm đắm say tâm hồn trẻ thơ Chị như chìm vào thếgiới đó, đến đáng yêu và thân thuộc:

Trăng theo em

Từ trong sân

Em ra vườn Trăng ra vườn

Em ra ngõ Trăng ra ngõ

Em sang chú Trăng cũng theo

Em xuống ao Trăng đứng ngó Ngó qua lá

Trang 21

Ngó qua cành

Em đi nhanh Trăng đi nhanh

Em bước chậm Trăng cũng chậm Trăng là bạn Bạn rất thân

(Trăng hư lắm – Bầu trời trong quả trứng)

Ánh trăng, được nhà thơ ví von, so sánh như một người bạn của “em”, có lẽ vì

em sống nơi vùng quê, với những ánh đèn thưa thớt không đủ làm mờ ánh trăng đi,

và vì vậy, mà theo ý thức của trẻ thơ, khi “em” bước đi, hay dừng lại thì trăng cũng

chuyển động theo “em” Lối so sánh “Trăng là bạn” của Xuân Quỳnh trong bài

thơ, thể hiện mức độ gần gũi của trăng với “em”_một cô bé luôn quấn quýt bên gốc

na, cành ổi và những vòm cây trong vườn nhà

Cũng dùng hình ảnh của trăng, Tagore đã dùng nghệ thuật của mình để chongười đọc nhận thấy cái ngộ nghĩnh, những suy nghĩ đáng yêu của trẻ thơ bên mẹ:

… Nếu mẹ nằm thao thức trên giường, nghĩ đến con mẹ đêm khuya khoắt mãi, con sẽ từ trên ngàn sao hát ru mẹ:

“Ngủ đi, mẹ ngủ cho say…”

Bằng những ánh trăng lạc loài, con sẽ lẫn vào giường mẹ, nằm trên ngực mẹ khi mẹ ngủ…

(Chung cuộc)

Qua đó, người đọc có thể hình dung ra được từng bước chân “rón rén” của bénhư những ánh trăng, nhẹ nhàng nằm yên trên người của mẹ

Và cũng với cái nhìn ngây ngô ấy, qua ánh mắt của trẻ “…những ánh mặt trời

nhảy múa trên những sóng lăn tăn…” được nhà thơ ví “ như muôn ngàn con thoi tí hon không ngừng dệt tấm thảm vàng…” Qua đó, ta thấy nhà thơ đã đem đến cho

Trang 22

người đọc những liên tưởng vô cùng thú vị, thể hiện sự am hiểu tư duy và tâm lí trẻthơ sâu sắc.

Như một sự “tìm gặp” Tagore – nhà thơ Ấn độ vĩ đại, Xuân Quỳnh có tài nhìnmọi vật bằng con mắt trẻ thơ, nên chị cũng nói rất đúng những băn khoăn, thắc mắccủa chúng Thế giới quan nhỏ bé lạ lẫm ấy với muôn vàn điều chưa biết được chịgợi mở vô cùng thú vị Tình thương của người mẹ đã giúp Xuân Quỳnh đọc đượctrong suy nghĩ trẻ thơ từng thói quen nô đùa, từng ý thích vụn vặt Ít có nhà thơnào, người mẹ nào “tâm lí” như Xuân Quỳnh, khi chị viết cho trẻ em những câu thơphù hợp với nỗi lòng của chúng:

Có muốn ngủ đâu

Mà trời đã tối Lúc nào cũng vội Cái ông mặt trời Chẳng chịu ở chơi…

(Chơi chung)

Nhà thơ khiến cho người đọc hình dung ra được ông mặt trời như một ngườibạn thường “chơi chung” với trẻ, đồng thời qua đó ta còn thấy được hờn dỗi vàtrách móc của bé khi người bạn của mình “lúc nào cũng vội”

Với trẻ thơ, gần gũi nhất và thân thiết nhất là người mẹ Mẹ là nơi chúng ta trở

về sau một ngày thơ thẩn, vui chơi, là nguồn kiến thức vô tận, thỏa mãn những điềuchúng thắc mắc…Xuân Quỳnh yêu trẻ bằng tình yêu của một người mẹ và hiểu trẻthơ bằng tâm lí của người nghệ sĩ Với sự thúc giục của trái tim phụ nữ, chị truyềnvào tâm hồn các em tình mẫu tử thiêng liêng bằng ý thơ qua sự so sánh rất sáng tạo:

Con yêu mẹ bằng ông trời Rộng lắm không bao giờ hết…

(Con yêu mẹ)

Trang 23

Lối so sánh của chị được sử dụng khá linh hoạt, dễ thương, nó có thể biếnnhững cái trừu tượng trở nên gần gũi vô cùng, và đó cũng là một trong nhữngphong cách nổi bật trong Xuân Quỳnh mà không phải nhà thơ nào cũng có.

Xuân Quỳnh sinh ra, với tâm hồn mang nhiều nỗi mất mát, thua thiệt Điệutâm hồn ấy gợi nhiều trắc ẩn về tuổi thơ Nó cho ta nghĩ rằng, bất hạnh ấy là nỗibuồn thương của quê hương, của bờ ruộng, lũy tre, của những cuộc đời nghèonhiều vất vả đắng cay Khi viết về tuổi thơ trong hoài niệm, thơ Xuân Quỳnh là nỗibuồn bé nhỏ, thầm lặng, của một đứa bé mồ côi, dễ thương tội nghiệp:

Ôi cái quần chéo go Ống rộng dài quét đất Cái áo cánh chúc bâu

Đi qua nghe sột soạt

(Tiếng gà trưa)

Thật cảm động trước những ước mơ đơn sơ ấy, những ước mơ mang nhữngnỗi niềm thơ trẻ, những Tiếng gà trưa được xem như là một vật chứa đựng hạnhphúc, nhà thơ ví nó như một chiếc hộp đáng yêu và huyền diệu:

Tiếng gà trưa Mang bao nhiêu hạnh phúc Đêm cháu về nằm mơ Giấc ngủ hồng sắc trứng

Cứ mỗi lần hai gánh ống bơ

(Gốc cây ngày bé)

Trang 24

Tuổi trẻ của Tagore cũng đi vào thơ ông, nhưng nó không buồn như trong thơXuân Quỳnh, có lẽ một phần tạo nên điều ấy là tình yêu thương vô bờ mà tạo hóa

đã ban tặng cho Tagore, dù không trọn vẹn thật sự, nhưng nó cũng đủ nuôi tâm hồn

ông lớn Tagore sống hòa mình với “vương quốc đầy tớ” của ông, ông sống cùng

với thiên nhiên cây cỏ, chính vì thế mà ông cũng xem cỏ, cây hoa lá là những bécon, chúng cũng giống trẻ thơ, cũng học bài, đến lớp và cũng hay bị thầy giáo phạt,

… Hình ảnh mà Tagore đem ra so sánh với thế giới của trẻ thơ là thế giới của

những bé hoa đủ màu, đủ sắc cùng trang lứa với trẻ em trong bài Trường học hoa4

vô cùng rộn ràng sự sống

Gió đông thổi tới lững thững trên dãi đất hoang trổi kèn trong rặng tre

Khi ấy, từng bầy hoa không biết từ đâu chợt nảy sinh, đến nhảy múa say mê trong cỏ

Mẹ ạ, con nghĩ rằng thực bụng hoa cũng đi học trong lòng đất

Lớp của chúng kín cửa và bông nào cũng muốn ra sân chơi sớm thì thầy giáo bắt đứng một xó

Mùa mưa tới là kì nghỉ hè của chúng

Cành chen nhau trong rừng, lá xào xạc trong gió dại, sấm vỗ tay reo mừng, và những hoa con ùa ra với áo hồng, vàng hay trắng toát.

4 The flower school

When storm clouds rumble in the sky and June showers come down, The moist east wind comes marching over the heath to blow its bagpipes among the bamboos Then crowds of flowers come out of a sudden, from nobody knows where, and dance upon the grass in wild glee Mother, I really think the flowers go to school underground They do their lessons with doors shut, and if they want to come out to play before it is time, their master makes them stand in

a corner

When the rains come they have their holidays Branches clash together in the forest, and the leaves rustle in the wild wind, the thunder-clouds clap their giant hands and the flower children rush out in dresses of pink and yellow and white

Do you know, mother, their home is in the sky, where the stars are

Haven't you seen how eager they are to get there? Don't you know why they are in such a hurry?

Of course, I can guess to whom they raise their arms: they have their mother as I have my own.

Trang 25

Mẹ có biết không, nhà chúng ở trên trời cùng với muôn sao

Mẹ có thấy không, chúng hăm hở về trời xiết bao? Mẹ có biết tại sao chúng vội vã thế không?

Hẳn là con cũng đoán ngay được chúng giơ tay đón ai, chúng cũng có mẹ như con có vậy.

Điều kì diệu nhất là hoa cũng có mẹ, mẹ hoa cũng đón hoa mỗi lúc tan trường,cũng yêu thương hoa chân thành tha thiết Ở bài thơ này, nghệ thuật so sánh đượcnhà thơ sử dụng nhuần nhuyễn và mới mẻ, nhà thơ không chỉ đi từ những cái trừu

tượng về cái cụ thể như ở Bầu trời trong quả trứng của Xuân Quỳnh, mà ông còn

đưa cái cụ thể trở nên trừu tượng và luôn có sự đan xen giữa các cấp độ ấy Tagore

ví trẻ thơ như những bông hoa, hoa là trẻ thơ và trẻ thơ là những bông hoa đẹpnhất

Cũng như Xuân Quỳnh, Tagore lớn lên trong sự thiếu thốn tình thương yêucủa mẹ, trong ông, hình ảnh về mẹ cũng chẳng khác gì so với tấm ảnh hiếm hoi của

mẹ Xuân Quỳnh, người mẹ của Tagore chỉ nằm trong những trang thơ của chínhông:

Tôi không thể nào nhớ rõ mẹ tôi

Chỉ đang khi giữa cuộc nô đùa

Tôi nghe một giọng nào như bay lượn

Trên những đồ chơi của tôi

Giọng của một bài hát nào xưa kia mẹ tôi vẫn thường khe khẽ ru tôi

Tôi không thể nào nhớ õ mẹ tôi

Chỉ khi từ cửa sổ phòng ngủ của tôi

Tôi đưa mắt nhìn lên khoảng trong xanh của bầu trời xa thẳm.

(Bài số 61 – Thơ - Tagore)

Và một món quà vĩ đại mà cuộc đời đã giành tặng cho Tagore chính là cha củaông, bên cạnh đó “Vương quốc” của những “Người làm vườn” thì Tagore lớn lên

Trang 26

trong tình yêu thương chăm sóc của cha Trong Tagore – Người tình của cuộc đời,

hình ảnh cha của Tagore xuất hiện bên ông với một tần số khá lớn và đều đặn, cóthể đó là những buổi cha Tagore dẫn ông lên núi Hi mã lạp sơn, những khi Tagorehọc bài, đọc thư, thậm chí là khi Tagore đang ngủ, thì cha ông đã đến bên ông cùngvới chiếc đèn để đánh thức Tagore dậy trước bình minh

Xuân Quỳnh không may mắn được như thế, bắt đầu những rung động của chị

về quê hương, là những tâm tình tuổi ấu thơ của chị Tuổi thơ của chị đã mồ côi

mẹ, lại phải sống xa cha Đứa con gái bộc lộ một tình cảm chân thành, tha thiết vớicha, cho dù người ấy đã để lại đứa con ở lại quê nhà:

Ôi cái thành phố nắng

Tình yêu tôi nhỏ nhoi

Ở đấy chỉ cha tôi

Hiểu tình yêu tôi lớn

(Gửi lại thành phố nắng)

Xuân Quỳnh đã thể hiện trong thơ chị tấm lòng của đứa con thương cha nhưthương cuộc đời mất mát và buồn đau của chính mình:

Cha ơi đây vần thơ

Ngày xa cha con viết

Như nỗi nhớ thương cha

Nói bao giờ cho hết.

Cha nghĩ gì – đứng lặng?

Sao cha lại đi kìa?

Ngoài trời mưa rét lắm!

Cha ơi cha đừng đi.

(Gặp cha)

Ngày đăng: 21/01/2016, 17:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w