1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ngôi thứ và Chỗ ngồi

17 1,8K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 187 KB

Nội dung

b/ Vị trí ưu tiên chỗ ngồi trên ô tô: Trong cách sắp xếp chỗ ngồi trong ô tô trong Lễ tân ngoại giao được thực hiện theo nguyên tắc sau nhìn theo hướng nhìn của người ngồi trong xe: - K

Trang 1

Ngôi thứ và Chỗ ngồi

Bố trí chỗ ngồi thích hợp cho mỗi người theo ngôi thứ và cấp bậc là một trong những việc tế nhị nhất trong công tác lễ tân Vấn đề ngôi thứ và chỗ ngồi không những bảo đảm cho một buổi lễ diễn ra có

tổ chức, trang trọng mà còn nói lên cả lý do cũng như mục đích của buổi lễ

1 Ngôi thứ ngoại giao

Ngôi thứ ngoại giao là một trong những nội dung quan trọng của Lễ tân Ngoại giao, ngôi thứ ngoại giao thường được xác định dựa trên một số nguyên tắc sau:

- Sự bình đẳng giữa các nước: Các nước có chủ quyền đều bình đẳng với nhau nên nguyên tắc bình đẳng giữa các nước được tôn trọng như một trong những thành tựu quý báu nhất trong sự phát triển của quan hệ quốc tế Nguyên tắc bình đẳng này còn bao hàm việc xác định chuẩn bị để dành cho khách sự thịnh tình tương xứng với họ

- Nguyên tắc tôn ti trật tự: Người trên trước, người dưới sau

- Nhường chỗ: Khách nước ngoài đến thăm được xếp trước khách thuộc nước chủ nhà hay ít ra trong buổi lễ họ được dành một vị trí ưu đãi

- Ngôi thứ không uỷ quyền: Có nghĩa là một người khi đại diện một người khác thì không thể được đối xử như người mình đại diện trừ trường hợp người thay thế cùng cấp với người được thay thế Tuy nhiên, đối với nguyên thủ quốc gia vì không có người ngang cấp tương đương nên được dành cho người đại diện (phó Thủ tướng hay Bộ trưởng) sự đối xử trọng thị như được dành cho Nguyên thủ quốc gia

- Lịch sự với phụ nữ: Trong ngoại giao các quan chức nam giới chỉ nhường chỗ cho phụ nữ khi

người phụ nữ đó có cùng cấp bậc

- Các cặp vợ chồng: Tại một buổi lễ hay buổi biểu diễn người ta xếp các cặp vợ chồng với nhau theo cấp bậc của người giữ cương vị được mời (tại bàn tiệc cách sắp xếp lại khác)

- Các nhân vật tôn giáo: Trong các buổi lễ thường các chức sắc tôn giáo xếp sau các quan chức dân

sự nhưng nguyên tắc này cần được điều chỉnh tuỳ theo chức tước, tuổi, địa điểm và hoàn cảnh

- Thứ tự chữ cái: Thứ tự chữ cái là cách thường dùng để xác định ai trước ai sau Nguyên tắc này nhằm thực hiện triệt để sự bình đẳng giữa các đại biểu, phái đoàn hay quốc gia Ngôn ngữ lựa chọn

sẽ là ngôn ngữ nơi diễn ra sự kiện hoặc ngôn ngữ chính thức của tổ chức hay một ngôn ngữ khác do các bên thoả thuận

2 Chỗ ngồi

Trong lễ tân nhà nước, việc sắp xếp chỗ ngồi là một vấn đề hết sức quan trọng Thực chất, điều cốt yếu nằm trong vấn đề ngôi thứ Những khó khăn trong việc sắp xếp ngôi thứ thường phát sinh khi có các cuộc gặp gỡ của các nhân vật cao cấp và của các nhà ngoại giao Để tránh những sai lầm trong

Trang 2

vấn đề bố trí vị trí danh dự thì điều đầu tiên ta phải cần biết ngôi thứ của những người tham gia hoạt động đó Vị trí các ngôi thứ càng rõ thì nhà tổ chức càng có cơ may tránh được những sai lầm trong việc bố trí chỗ ngồi

Vị trí danh dự: trong cuộc gặp gỡ của các nhân vật ngoại giao, bên phải luôn được công nhận là vị trí

ưu tiên

a/ Việc bố trí thứ tự ưu tiên: khi các quan chức xuất hiện trên lễ đài tuỳ thuộc vào cách bố trí các thứ

tự ưu tiên trên đoàn Chủ tịch Theo tập quán chung có những cách bố trí như sau:

- Khi lên thang gác và khi ra lễ đài mà vị trí ưu tiên ở đầu hàng thì người có vị trí cao nhất đi đầu hàng rồi tiếp sau theo thứ tự giảm dần

- Khi vị trí ưu tiên ở cuối hàng thì ngôi thứ theo thứ tự từ cuối hàng đi lên đầu hàng và người có vị trí thấp đi trước

- Trường hợp nhân vật cao nhất đi giữa thì người có vị trí thứ hai đi trước nhân vật đó Vị trí thứ 3 đi sau Tuy nhiên, để làm nổi bật vị trí ưu tiên, gần đây người ta thường bố trí nhân vật có vị trí cao nhất xuất hiện trước, tiếp theo là người ngồi kế tiếp cho đến người ngồi cuối cùng của nửa hàng bên trái và tiếp theo là người ngồi kế tiếp của nửa hàng bên phải từ giữa trở ra cho đến hết hoặc ngược lại

- Trường hợp đi theo hàng ngang thì tuỳ trường hợp mà bố trí người có vị trí cao nhất đi ở phía cuối bên phải hoặc cuối bên trái hoặc ở giữa

- Nếu số người là số chẵn thì lấy vị trí số 1 ở nửa hàng bên phải làm vị trí ưu tiên, giống như treo cờ Đây cũng là cách vận dụng để phù hợp với nguyên tắc ưu tiên bên phải

b/ Vị trí ưu tiên chỗ ngồi trên ô tô: Trong cách sắp xếp chỗ ngồi trong ô tô trong Lễ tân ngoại giao

được thực hiện theo nguyên tắc sau (nhìn theo hướng nhìn của người ngồi trong xe):

- Khách chính hoặc người có chức vụ cao nhất, ngồi vào chỗ ngồi danh dự bên phải ghế sau xe

(chếch với lái xe) Nếu treo cờ thì cờ của nước khách treo bên phải, cờ nước chủ nhà treo bên trái

- Vị trí của chủ nhà là ở sau lái xe Nếu có 3 người cùng ngồi chung ghế sau lái xe thì chỗ giữa đựơc coi là chỗ thứ 3 về tầm quan trọng

- Bảo vệ, phiên dịch hay cán bộ tháp tùng ngồi đằng trước cạnh lái xe Nếu cần phiên dịch thì bảo vệ nhường, đi xe trước

- Nếu xe ôtô có ghế phụ (ghế gấp), thì xếp người thứ 3 ngồi ghế phụ Không nên xếp 3 người cùng ngồi ghế sau

- Nếu trong đoàn có cả vợ lẫn chồng, chủ và khách sẽ lên xe đầu, xe tiếp theo sẽ là xe của vợ (hoặc chồng).Trường hợp theo yêu cầu của khách cả vợ và chồng cùng ngồi một xe thì vị trí vợ chồng khách sẽ là vị trí thứ nhất và thứ ba

Những điều cần lưu ý:

- Người lái xe bao giờ cũng phải đỗ xe phía người khách chính ngồi, trước cửa nhà khách, cửa ga

để khách xuống xe là trực diện với chủ nhà đón khách và là người bắt tay chủ nhà trước tiên

Trang 3

- Người tháp tùng không bao giờ xuống xe trước khách, trừ người phiên dịch hoặc lái xe, bảo vệ phải nhanh chóng xuống xe để mở cửa cho khách

- Đối với khách quý, thường bố trí người đứng tại chỗ để mở cửa xe và đóng cửa xe cho khách

- Khách chính có phu nhân đi cùng, có thể xếp phu nhân ngồi bên phải và khi xe đỗ, phu nhân xuống trước chồng và bắt tay chủ nhà trước tiên

Cách sắp xếp bàn và vị trí ngồi trong hội đàm:

Bàn hội đàm hoặc làm việc giữa hai đoàn được xếp theo kiểu bàn dài, hình ô-van hay bầu dục

Về vị trí ngồi: phải tôn trọng nguyên tắc ngôi thứ, không xếp xen kẽ giữa chủ và khách như chiêu đãi

mà xếp mỗi Đoàn ngồi một bên

Người chủ trì (Trưởng đoàn) của mỗi bên ngồi giữa, bên phải Trưởng đoàn là người thứ hai, bên trái Trưởng đoàn là phiên dịch (phiên dịch không được coi như xếp số), bên phải số hai là số bốn, bên trái phiên dịch là số ba và tiếp đến xếp theo thứ tự bên phải rồi bên trái cho đến hết

Một số nước xếp phiên dịch ngồi bên phải Trưởng đoàn; như vậy, trật tự phải trái được đảo lại

Trên bàn hội đàm phải đặt thiếp ghi tên để các đại biểu vào ngồi đúng vị trí

Cách sử dụng cờ: Nhiều nước có quy định chỉ đặt cờ hai nước trong hội đàm và thăm làm việc đối với

Trưởng đoàn từ cấp Bộ trưởng, Chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội trở lên; một số nước mở rộng đến Chủ tịch chính quyền, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh, thành phố Nước ta chưa có quy định về vấn

đề này nhưng có thể áp dụng thông lệ trên Cờ nhỏ (gọi là cờ hội đàm) đặt trước mặt Trưởng đoàn Cờ

to của hai nước cũng có thể được dựng ở phía đầu bàn bên trong, sát phông; nếu nhìn từ ngoài vào thì

cờ chủ nhà bên phải, cờ khách bên trái và chỗ ngồi của mỗi bên theo vị trí cờ Đại diện các Công ty khi làm việc đối ngoại không cắm Quốc kỳ mà có thể dùng cờ biểu trưng của Công ty chủ và

khách.

Phóng viên: Trong các cuộc hội đàm, làm việc, Ban tổ chức nên tạo điều kiện thuận lợi cho các phóng

viên vào làm việc lúc mở đầu khoảng 3-4 phút Sau đó, phóng viên phải ra để cuộc hội đàm được chính thức bàn về các vấn đề nội dung

Phục vụ: Nói chung, trên bàn hội đàm và làm việc thường để sẵn nước suối hoặc nước trái cây Có thể

phục vụ trà, cà phê lúc ban đầu; không sử dụng cốc thuỷ tinh để rót nước trà kể cả trà đen, mà phải dùng cốc bằng sứ

Ngày nay, không thấy nước nào để thuốc lá khi hội đàm, làm việc hoặc tiếp khách Sau khi phục vụ lúc ban đầu, người phục vụ cần sớm rút ra ngoài để phòng làm việc được tập trung, yên tĩnh Người phục vụ chỉ vào khi cần thiết hoặc được yêu cầu phục vụ Trong khi hội đàm, làm việc nên tránh đi ra,

đi vào nhiều, ảnh hưởng đến không khí cuộc họp

Trang 4

Cách sắp xếp chỗ ngồi trên xe ôtô

Trong cách sắp xếp chỗ ngồi trong ô tô trong Lễ tân ngoại giao được thực hiện theo nguyên tắc sau (Nhìn theo hướng nhìn của người ngồi trong xe):

- Khách chính hoặc người có chức vụ cao nhất, ngồi vào chỗ ngồi danh dự bên phải ghế sau xe (chếch với lái xe) Nếu treo cờ thì cờ của nước khách treo bên phải, cờ nước chủ nhà treo bên trái

- Vị trí của chủ nhà là ở sau lái xe Nếu có 3 người cùng ngồi chung ghế sau lái xe thì chỗ giữa đựơc coi là chỗ thứ 3 về tầm quan trọng

- Bảo vệ, phiên dịch hay cán bộ tháp tùng ngồi đằng trước cạnh lái xe Nếu cần phiên dịch thì bảo vệ nhường, đi xe trước

- Nếu xe ôtô có ghế phụ (ghế gấp), thì xếp người thứ 3 ngồi ghế phụ Không nên xếp 3 người cùng ngồi ghế sau

- Nếu trong đoàn có cả vợ lẫn chồng, chủ và khách sẽ lên xe đầu, xe tiếp theo sẽ là xe của vợ (hoặc chồng).Trường hợp theo yêu cầu của khách cả vợ và chồng cùng ngồi một

xe thì vị trí vợ chồng khách sẽ là vị trí thứ nhất và thứ ba

Những điều cần lưu ý:

- Người lái xe bao giờ cũng phải đỗ xe phía người khách chính ngồi, trước cửa nhà khách, cửa ga để khách xuống xe là trực diện với chủ nhà đón khách và là người bắt tay chủ nhà trước tiên

- Người tháp tùng không bao giờ xuống xe trước khách, trừ người phiên dịch hoặc lái

xe, bảo vệ phải nhanh chóng xuống xe để mở cửa cho khách

- Đối với khách quý, thường bố trí người đứng tại chỗ để mở cửa xe và đóng cửa xe cho khách

- Khách chính có phu nhân đi cùng, có thể xếp phu nhân ngồi bên phải và khi xe đỗ, phu nhân xuống trước chồng và bắt tay chủ nhà trước tiên

Quà tặng

1 Nguyên tắc tặng quà:

Điều 28 của Nghị định số 82/2001/NĐ-CP về nghi lễ Nhà nước và đón tiếp khách nước

Trang 5

ngoài quy định quà tặng như sau “Có tặng phẩm cho trưởng đoàn, phu nhân (hoặc phu quân) các đoàn thăm chính thức, thăm làm việc, thăm cá nhân Trong trường hợp đặc biệt, có tặng phẩm tặng đoàn viên chính thức và quan chức tuỳ tùng Tặng phẩm là do

ta sản xuất và thể hiện bản sắc dân tộc”

Theo qui định trên, ta có thể đưa ra các nguyên tắc như sau:

+ Chỉ tặng quà cho trưởng đoàn và phu nhân hoặc phu quân (nếu có) Trong trường hợp đặc biệt (như đối với khách Lào, Trung Quốc, Nga, khách có quan hệ thân mật với thành phố và khách do lãnh đạo TP chỉ đạo tặng), có quà tặng cho các thành viên trong đoàn

+ Quà tặng không nên nhiều loại, cần tập trung vào một vài mẫu đẹp, gọn, nhẹ

+ Quà tặng mang bản sắc dân tộc, là sản phẩm của các địa phương trong nước sản xuất (sản phẩm do chính Đà Nẵng sản xuất là tốt nhất)

2 Ý nghĩa của việc tặng quà:

- Tặng qùa là một thông lệ trong tất cả các nền văn minh và ở mọi thời đại Quà tặng là thông điệp cuối cùng mà khách sẽ mang về đất nước họ, ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công trong mọi hoạt động

- Thành công của việc tặng quà là phải có sự lựa chọn quà tặng phù hợp với từng đoàn khách, phải xác định được cách thức trao quà, thời điểm thuận lợi trao quà để người khách khi nhận quà tỏ thái độ trân trọng và hài lòng, không bỏ quên quà trong góc tủ hay vứt đi trên đường về

- Tặng quà không hẳn chỉ là vấn đề tuân theo những qui ước của phép lịch sự Một hình ảnh có giá trị bằng cả ngàn lời nói, một đồ vật có giá trị không kém một bài diễn văn Quà tặng và đồ lưu niệm là thông điệp cuối cùng mà khách mời sẽ mang về Khi

đã rời chủ nhà, chúng gợi lên kỷ niệm về một cuộc gặp gỡ mà dĩ nhiên họ mong muốn

có kết quả Tặng quà là một thông lệ trong tất cả các nền văn minh và ở mọi thời đại Câu ngạn ngữ nói rằng “quà tặng duy trì tình bạn” đúng cả với đời sống công lẫn đời tư

3 Cách thức tặng quà:

- Thường tặng quà vào đầu hơn là vào cuối chuyến thăm và tặng vào cuối buổi tiếp

Trang 6

- Thông thường có hai cách tặng quà: tặng trực tiếp và tặng qua đường lễ tân:

+ Tặng trực tiếp: áp dụng đối với trưởng đoàn và các thành viên của đoàn (trong

trường hợp thành phần đoàn ít, dưới 10 người, có quan hệ mật thiết với thành phố) Tặng cho toàn đoàn ngay tại buổi tiếp

+ Tặng qua đường lễ tân: đối với các đoàn khác Trong trường hợp này, chỉ tặng cho

Trưởng đoàn tại buổi tiếp còn quà của các thành viên khác sẽ được chuyển đến lễ tân khách sạn nơi đoàn ở hoặc chuyển cho 1 đại diện thành viên của đoàn sau buổi tiếp nhờ gửi đến các cá nhân liên quan

- Cách thức tặng quà kín đáo nhất là gửi quà đến phòng khách sạn hoặc tại nơi ở của khách, trước khi khách tới Khi đến, khách cũng gửi quà đến cho chủ nhà theo cách thức như vậy Trong buổi tiếp kiến đầu tiên, cả khách và chủ cảm ơn lẫn nhau một cách nhẹ nhàng hơn là phải tham gia vào một buổi lễ trao quà tận tay hình thức trước một công chúng dù hẹp hay rộng Tặng quà vào đầu hơn là cuối chuyến thăm vì cử chỉ đó là cho việc tặng có ý nghĩa Thực tế nếu việc tặng quà diễn ra vào cuối chuyến thăm, khi

đã có những sự cố, và buổi lễ không được thuận buồm xuôi gió thì quà tặng khó có ý nghĩa Quà tặng sẽ làm cho người ta suy nghĩ rằng người tặng muốn làm quên đi những phiên tóai hoặc là để xin lỗi đối với những sai lầm trước đó

Có nhiều lý do để thực hiện cách trao qùa trực tiếp, ngoài lý do đây là cách được cả chủ và khách ưa thích Người ta thường đặt tặng phẩm ở gần nơi dự định sẽ diễn ra cuộc gặp gỡ hoặc trong một phòng tiếp liền với phòng sẽ tổ chức bữa tiệc, bữa trưa hoặc bữa tối Đối với những cộng sự thân cận, tặng phẩm và đồ lưu niệm sẽ được mang đến khách sạn hoặc phòng làm việc của họ Cũng có thể chọn cách trao tặng phẩm tận tay Được nhận quà tặng từ một nhân vật nổi tiếng trên thế giới, dù đó là quà tặng

khiêm tốn nhất, có ý nghĩa vô giá đối với người nhận Cũng có trường hợp quà tặng phải được trao ở nơi công cộng, hoặc để bổ sung cho một chương trình quá ít nội dung hoặc cũng có thể do việc tặng quà là nội dung chính của sự kiện như: nhân dịp một người về hưu, để cảm ơn công lao, thành tích của người tình nguyện, hoặc để thay cho việc tặng huân chương Trong trường hợp này, bao giờ cũng phải báo trước cho

những người có liên quan, thông tin cho họ tối đa, đến mức cho họ biết món quà gì dành cho họ

Tâm lý chung là khách đến thăm nơi nào cũng muốn có một món quà kỷ niệm đặc trưng về nơi đó Vì vậy, quà tặng nên là những thứ nhẹ nhàng, giàu giá trị kỷ niệm Tìm được những đồ vật giàu giá trị lưu niệm mà không nơi nào làm ra được để tặng thì

Trang 7

càng quý.

Có nhiều nơi, giá trị quà tặng không cao, nhưng quà được bao gói rất lịch sự, sang trọng làm tăng gấp bội tính hấp dẫn đối với người nhận quà Hiện này ở Việt Nam, các nơi bán hàng cũng có cách bao gói quà khá đẹp và hấp dẫn, chẳng kém gì nước ngoài

Quà trao tay thì không cần có danh thiếp người tặng Nếu gửi qua người khác thì nên

có phong bì đề tên người nhận, bên trong phong bì có danh thiếp người gửi Nếu quà trao tận tay thì nên mở bọc quà ngay trước mặt người tặng và nói một câu xã giao đại loại: “Món quà quý và đẹp quá! Tôi rất thích Xin cảm ơn nhiều” Trong trường hợp này, người nhận quà nên có quà trao lại Vì vậy, cần có thông tin trước về thời điểm và cách thức tặng quà

Kinh nghiệm là tại các cuộc đón tiếp khách nhà nước ở nước ta, không mấy khi lãnh đạo ta trực tiếp trao quà cho khách trước ống kính phóng viên Quà thường được trao qua lễ tân của hai bên hoặc đặt ngay trong phòng khách sạn trước khi khách đến

4 Phân biệt quà tặng và quà lưu niệm:

Đồ lưu niệm làm gợi nhớ người hay cơ quan tặng và những sự kiện có liên quan Vì vậy, chúng luôn mang những đấu hiệu rõ ràng: bút viết, dây đeo chìa khóa, cặp sách hoặc cái chặn giấy, mang biểu tượng của một cơ quan; sách về thành phố, băng đĩa của dàn nhạc đụa phương, Để tỏ lòng cảm ơn, đồ lưu niệm được trao rộng rãi cho những người tham gia vào việc chuẩn bị cho chuyến thăm của khách hoặc cho toàn bộ thành viên của một phái đòan Thường thường đó là những sản phẩm được sản xuất hàng lọat hay với giá vừa phải Ngược lại, quà tặng mang tính độc nhất Quà tặng được dành riêng cho một cá nhân đặc biệt cần được trọng thị một cách tương đối độc đáo, bằng việc tác động vào tình cảm riêng của họ Cũng có khi quà tặng cũng được trao cho các thành viên chủ yếu cần tranh thủ nhưng phải lưu ý sao cho mỗi người nhận được một quà tặng có giá trị tương đương nhưng không được giống hệt nhau

Có giá trị lớn hơn so với quà lưu niệm, quà tặng cũng có thể được sản xuất với số lượng nhiều, chẳng hạn một cuốn sách nghệ thuật với số lượng xuất bản hạn chế,

nhưng không phải là những sản phẩm hàng lọat

Đồ lưu niệm thường được trao để tôn vinh một nghệ sĩ, một sản phẩm địa phương hoặc một nguồn tài nguyên thiên nhiên Vì thế, chúng hòan tòan khác so với quà tặng Thể hiện lòng tự hào về địa phương mình bằng cách lựa chọn một sản phẩm địa phương có thể làm hài lòng những người đại lý hoặc đồng nghiệp của người tặng, nhưng ngược lại

Trang 8

có nguy cơ làm xa rời mục đích của việc tặng quà: tạo sự gắn bó với khách hoặc chủ bằng một quà tặng làm họ cảm kích, biên pháp tốt nhất là bảo đảm làm họ hài lòng bằng những gì chúng ta biết có thể hấp dẫn họ hơn nữa và làm vừa lòng họ nhất

Đối với một cơ quan nhà nước, dù rằng giải pháp lý tưởng đối với quà tặng là kết hợp

cả việc làm tôn vinh đặc thù địa phương và thỏa mãn sở thích của khách, nhưng tốt hơn hết là ưu tiên sở thích của khách Về mặt này, thực tế là nên áp dụng một cách tốt nhất thông lệ trong đời tư: tặng những thứ gì đang được mong đợi, những gì phù hợp với tính cách của người mà chúng ta muốn gây tình cảm

Trang phục

Trang phục là một việc cá nhân nên mọi kiến nghị, mọi chỉ thị về vấn đề này dễ tỏ ra giống như một sự vi phạm tự do cá nhân Tuy nhiên, trang phục là một công cụ giao tiếp đầy sức mạnh và có thể bất lợi nếu chúng ta không chú ý đến hậu quả của việc ăn mặc không thích hợp với những thông điệp mà chúng ta mang theo và không thích hợp với hoàn cảnh của nó

Trước tiên, mọi người nhìn thấy rồi mới nghe chúng ta Trang phục biểu hiện cách xử

sự lịch thiệp mà không cần phát ngôn – mà cơ hội phát ngôn không phải dễ và có nói thì không phải ai cũng lắng nghe Cha ông ta đã tổng kết về ý nghĩa của trang phục rất

cô đọng trong một câu ngạn ngữ “Người quen sợ dạ, người lạ sợ áo quần”

Ăn mặc thích hợp là biết cách xử sự và vì vậy phải tính đến tập quán của từng môi trường, nghề nghiệp và hoàn cảnh cụ thể Bởi vậy trong những hoạt động chính thức, Ban tổ chức thường có những chỉ dẫn về trang phục in ở góc trái giấy mời cho từng hoạt động cụ thể Bởi vậy, nếu vì một lý do nào đó, Ban tổ chức không có chỉ dẫn

mà ta còn băn khoăn về trang phục thích hợp thì tốt nhất là ta nên hỏi Ban tổ chức hoặc chủ nhà mà không sợ bị coi là không biết ăn mặc thích hợp Thường thường, trên giấy mời đều có chỉ dẫn về trang phục nếu không ghi thì được coi là thường phục (trường hợp ăn mặc tự do được ghi là casual sử dụng trong những dịp gặp gỡ thân mật bạn bè quen biết trước.)

Các lọai trang phục thông thường trong các họat động giao tiếp lễ tân trên thế giới:

Bộ thường phục: Đây là trang phục thông dụng nhất đối với hầu hết mọi họat động

Với nam giới, là bộ comple veston hoặc áo vest sẫm màu, màu xanh, ghi sẫm hoặc đen,

đi kèm áo sơmi trắng hoặc màu sáng và cà vạt, đôi khi có thể mặc thêm áo gilê Trong tiếng Anh, trang phục này được gọi là “lounge suit”, “business suit” hoặc “business

Trang 9

attire”; đôi khi trong tiếng Pháp, người ta gọi đơn giản là “tenue sombre” Ngọai trừ những trường hợp nghi lễ chính thức, trước 18 giờ, ta có thể chọn màu khác, miễn là màu sẫm Một bộ trang phục sáng màu thực ra chỉ được dùng vào mùa hè và luôn luôn trước 18 giờ, không dùng trong tiệc chiều Màu trắng dành cho các tiệc có tính chất dân

dã Đối với các bà, có thể lụa chọn giữa “váy mặc buổi chiều” hoặc bộ vest nữ cho các họat động trước 18 giờ Đối với các họat động sau 18 giờ hoặc trong tiệc buổi chiều, các bà có thể mặc một bộ váy và áo sơmi, hoặc áo dài cộc tay hay bộ áo vest nữ

Bộ trang phục vest đen ngắn: còn gọi là trang phục đi thăm “tenue de visite” hay là

áo vest thụng đen “chancery jacket” bao gồm một áo vest đen, một quần có kẻ sọc và một càvạt đen hoặc xám Trang phục này được mang trong những lễ nghi trang trọng,

ví dụ như lễ tưởng niệm các liệt sĩ

Bộ trang phục smoking hay “càvạt đen”: là bộ trang phục được sử dụng nhiều nhất

nhằm làm tăng tầm vóc của họat động tối Người ta không bao giờ mặc nó vào buổi chiều trước 17 giờ và cũng không mặc vào tiệc chiều Áo vest, màu đen hoặc màu xanh

sẫm có ve áo bằng lụa cùng màu, đơn hoặc đan chéo Nếu là ve đơn sẽ kèm thêm một

áo gilê đen Cổ thắt nơ đen hoặc xanh sẫm, tuyệt đối không mang nơ trắng hoặc màu sặc sỡ khác “ Smoking” là từ tiếng Pháp, từ tương ứng trong tiếng Anh là “black tie” hoặc “Tuxedo”

Lễ phục: Trang phục này có hai lọai: bộ mặc ban ngày, trước 18 giờ và bộ mặc buổi

tối, sau 18 giờ

Trước 18 giờ: trang phục nghi lễ: Bộ trang phục mặc ban ngày được gọi là trang phục nghi lễ, áo khóac hoặc áo vest buổi sáng, tiếng Anh gọi là “cut away” hoặc “morning coat” Áo vest, màu xám hoặc đen, thân sau để dài trùm hông, quần kẻ sọc xám hoặc trắng Các bà sẽ mặc váy ngắn, kèm găng tay, mũ và một áo khóac ngòai nếu trời lạnh hoặc vào mùa lạnh

Sau 18 giờ: Trang phục “cà vạt trắng”: Được mặc vào buổi tối, bộ quần áo có các tên gọi: “cà vạt trắng” “trang phục dạ hội”, “trang phục vũ hội”, và cũng là “trang phục nghi lễ” đối với một lễ nghi tiến hành sau 18 giờ Áo cũng được cắt giống như trang phục buổi sáng: phía sau áo cũng được để dài nhưng không trùm hông Áo và quần nhất thiết phải có màu đen, cà vạt và gilê màu trắng Với các bà, trang phục là váy dài,

bổ sung thêm găng tay ngắn nếu tay áo dài hoặc găng tay dài trùm lên tới tận khủyu tay nếu như tay áo ngắn Đây là trang phục dự các nghi lễ buổi tối, các bữa ăn tối quan trọng và đi dạ hội

Trang 10

Nước ta có quy định của Thủ tướng Chính phủ về trang phục của công chức tại công

sở và trong các hoạt động chính thức Cán bộ ở trong nước hiện nay đang thực hiện quy định này, theo đó, nam giới mặc comple, nữ giới mặc bộ quần áo dài dân tộc trong các hoạt động chính thức

- Chiếc áo dài dân tộc: với kiểu cách may thêu hợp thời trang, là thế mạnh của người phụ nữ Việt Nam, vừa đậm đà bản sắc dân tộc, vừa tăng vẻ duyên dáng cho nữ giới, được nhiều người nước ngoài trầm trồ khen ngợi Trong các hoạt động ít nhiều mang tính chất lễ tân chính thức, các chị nên mặc áo dài Tất nhiên các chị có thể mặc đồ âu nếu các chị thấy hợp và yêu thích Đối với các hoạt động không chính thức có thể mặc

tự do, thoải mái hơn, miễn là sạch sẽ, lịch thiệp và phù hợp với hoàn cảnh của mỗi hoạt động, với màu da, thân hình và độ tuổi của từng người Nhưng xin lưu ý rằng trong hoạt động đối ngoại, “ăn mặc thoải mái” không có nghĩa là mặc thế nào cũng được Sự thoải mái trong đối ngoại có giới hạn của nó và phải được dư luận quốc tế cũng như trong nước chấp nhận

Căn cứ vào tính chất và tầm quan trọng của từng hoạt động, vào thời tiết của từng mùa

và thời gian tổ chức để chọn trang phục Ví dụ được mời dự chiêu đãi vào buổi trưa mùa hè thì nên chọn trang phục mỏng, sáng màu; nếu chiêu đãi vào buổi tối mùa đông thì có thể chọn đồ dày hơn và sẫm màu

- Đối với nữ giới, trang điểm và trang sức cần lịch sự, giản dị và tinh tế Sự cầu kỳ, ý khoe của, màu sắc sặc sỡ, trang điểm lòe loẹt không hợp với những người đi hoạt động đối ngoại Dùng nước hoa chỉ cần thoang thoảng nhẹ, nếu quá nồng nặc sẽ làm cho người xung quanh khó chịu và tìm cách tránh xa Ngoài ra, không được trang điểm hoặc cắt móng tay trước mặt khách

Bên cạnh đó, cần tạo nên sự hài hòa về màu sắc giữa bộ quần áo, đôi giày dép, túi cầm tay và đồ trang sức Nó có tác dụng làm tăng thêm vẻ đẹp duyên dáng của người phụ

nữ trong những cuộc giao tiếp

Tiệc chiêu đãi đối ngoại

Tiệc chiêu đãi là một loại hình hoạt động ngoại giao quan trọng và phổ biến, không những mang tính chất chính trị mà còn thể hiện tính văn hoá Tổ chức một bữa tiệc chiêu đãi khách là một dịp để bày tỏ sự trọng thị, mến khách nhằm tăng cường mối quan hệ và giới thiệu văn hoá ẩm thực

- Quốc yến (State banquet) là hình thức tiệc chiêu đãi trọng thể nhất, thường do

Nguyên thủ quốc gia chiêu đãi trong các dịp Nguyên thủ quốc gia nước ngoài đến thăm

Ngày đăng: 21/01/2016, 14:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w