Trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới hiện nay, để có thể tồn tại và phát triển bền vững, các doanh nghiệp ở Việt Nam đang từng bước có sự thay đổi đáng kể cả về quy mô và chất lư
Trang 1Chương 1MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới hiện nay, để có thể tồn tại và phát triểnbền vững, các doanh nghiệp ở Việt Nam đang từng bước có sự thay đổi đáng kể cả về quymô và chất lượng, không ngừng đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, đủ sức cạnhtranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước Muốn làm được điều đó, các doanh nghiệpphải ra sức tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu thụ sản phẩmtrên thị trường.
Bên cạnh việc xúc tiến các hoạt động kinh doanh để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sảnphẩm, các doanh nghiệp còn phải hết sức thận trọng trong việc tính toán chi phí bỏ ra nhằmđem lại lợi nhuận cao, góp phần làm tăng nguồn vốn kinh doanh, mở rộng quy mô và đónggóp đáng kể vào nguồn thu ngân sách nhà nước Chính vì lẽ đó, công tác kế toán trongdoanh nghiệp là rất quan trọng, việc hạch toán các khoản doanh thu, chi phí chính xác, rõràng, phù hợp chuẩn mực kế toán sẽ giúp các nhà quản trị đưa ra quyết định đúng đắn chosự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
Ngày nay khi nền kinh tế ngày càng đổi mới, đời sống của người dân càng phát triểnthì nhu cầu về VLXD, đòi hỏi về chất lượng công trình cũng ngày càng cao, đặc biệt là đốivới các dự án lớn, dự án đầu tư nước ngoài Nhà máy Gạch ngói Tunnel Long Xuyên ra đờirất phù hợp với xu hướng hiện đại, góp phần giúp người dân giảm lượng hồ xây tô, rút ngắnthời gian thi công và giảm chi phí nhân công xây dựng Tuy nhiên, do tập quán sinh sốngcủa người dân An Giang nói riêng và các tỉnh lân cận nói chung đã quen sử dụng gạch thủcông lâu đời với giá thành rất rẻ, trong khi sản phẩm gạch Tunnel còn khá mới mẻ trên thịtrường, đòi hỏi người dân tiêu thụ phải có mức thu nhập từ trung bình, khá trở lên, bởi giáthành sản phẩm có cao hơn, nhưng bù lại chất lượng và tuổi thọ công trình lại tốt hơnnhiều Mặc dù phải đối mặt với những khó khăn, thử thách về nguồn tiêu thụ nhưng hàngnăm Nhà máy vẫn kinh doanh có hiệu quả và đem lại lợi nhuận cao Điều đó cho thấy côngtác quản lý và hạch toán kế toán là hết sức cần thiết, góp phần rất lớn vào sự thành công củaNhà máy.
Để có cái nhìn thực tế về hoạt động kinh doanh của Nhà máy, tôi quyết định nghiêncứu đề tài: “Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Nhà máy Gạch ngói TunnelLong Xuyên” Việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp tôi củng cố những kiến thức đã học vàhiểu rõ hơn về tầm quan trọng của công tác kế toán trong việc xác định KQKD.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu quá trình xử lý, luân chuyển chứng từ, hạch toán chi tiết các nghiệp vụ kinhtế phát sinh.
Tổng hợp doanh thu, chi phí và xác định KQKD tại Nhà máy.
Đánh giá cách thức tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tiêu thụ và xác địnhKQKD tại Nhà máy có gì khác so với lý thuyết đã học
Trang 2 Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị giúp Nhà máy có thể kiểm tra, giám sát chặt chẽquá trình tiêu thụ và hoàn thiện công tác kế toán xác định KQKD.
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu được tiến hành theo các bước:
Tham khảo tài liệu từ sách, báo, internet,… về công tác kế toán tiêu thụ và xác địnhKQKD
Thu thập số liệu từ các chứng từ, sổ sách kế toán của Nhà máy như: báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán, phiếu thu - chi, phiếu nhập kho - xuấtkho, hóa đơn bán hàng - mua hàng, sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản liên quan đến phầnhành kế toán nghiên cứu.
Phỏng vấn trực tiếp những người có liên quan.
Dùng phương pháp tổng hợp, xử lý, phân tích những thông tin có được để đưa ra kếtquả nghiên cứu.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác kế toán tiêu thụ và xác định KQKD tại Nhà máyGạch ngói Tunnel Long Xuyên trong tháng 11 năm 2007
Trang 3Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
2.1 Quá trình tiêu thụ thành phẩm
2.1.1 Khái niệm tiêu thụ thành phẩm
Tiêu thụ thành phẩm là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất Đó là việc cung cấpcho khách hàng những sản phẩm, lao vụ, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra, đồng thờiđược khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
2.1.2 Ý nghĩa của việc tiêu thụ thành phẩm
Đặc trưng lớn nhất của một doanh nghiệp sản xuất là sản phẩm, hàng hóa được bán ranhằm thực hiện những mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch kinh doanh của nhà quản lý Do đóquá trình tiêu thụ là một trong những khâu quan trọng của hoạt động sản xuất kinh doanh,nó là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất và là yếu tố quyết định sự tồn tại và pháttriển của một doanh nghiệp
Thông qua các thông tin từ kế toán mà người điều hành doanh nghiệp có thể biết đượctình hình tiêu thụ sản phẩm, tính toán và phản ánh kịp thời doanh thu bán hàng Từ đó, xácđịnh một cách chính xác KQKD trong kỳ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạtđộng tốt trong kỳ kinh doanh tiếp theo.
2.1.3 Các phương thức tiêu thụ thành phẩm
Phương thức tiêu thụ trực tiếp :
Tiêu thụ trực tiếp là phương thức giao hàng cho người mua trực tiếp tại kho, tại cácphân xưởng sản xuất (không qua kho) của doanh nghiệp Sản phẩm khi bàn giao cho kháchhàng được chính thức coi là tiêu thụ và đơn vị bán mất quyền sở hữu về số hàng này.
Phương thức chuyển hàng theo hợp đồng :
Theo phương thức này bên bán chuyển hàng cho bên mua theo địa điểm ghi trong hợpđồng Số hàng chuyển đi này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp Khi được ngườimua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán về số hàng chuyển giao (một phần hay toànbộ) thì số hàng chấp nhận này mới được coi là tiêu thụ.
Phương thức tiêu thụ qua các đại lý (ký gởi) :
Đối với đơn vị giao ký gởi: khi xuất hàng cho các đơn vị nhận bán hàng ký gởi thì sốhàng này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp cho đến khi được tiêu thụ Khi bánđược hàng ký gởi, doanh nghiệp sẽ trả lại cho bên nhận ký gởi một khoản hoa hồng tínhtheo phần trăm trên giá ký gởi của số hàng ký gởi thực tế đã bán được Khoản hoa hồngphải trả này được doanh nghiệp hạch toán vào chi phí bán hàng.
Đối với đơn vị nhận ký gởi: số sản phẩm, hàng hóa nhận bán ký gởi không thuộcquyền sở hữu của đơn vị này Doanh thu của các đại lý chính là khoản hoa hồng được
Trang 4hưởng Trong trường hợp đại lý bán đúng giá ký gởi của chủ hàng và hưởng hoa hồng thìkhông phải tính và nộp thuế GTGT đối với hàng hóa bán ký gởi và tiền thu về hoa hồng
Phương thức bán hàng trả góp :
Theo phương thức này khi giao hàng cho người mua, thì lượng hàng chuyển giaođược coi là tiêu thụ, người mua sẽ thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua một phần, sốtiền còn lại người mua sẽ trả dần và phải chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định Thông thường sốtiền trả ở các kỳ bằng nhau, trong đó bao gồm một phần doanh thu gốc và một phần lãi suấttrả chậm
2.2 Xác định kết quả kinh doanh
2.2.1 Khái niệm kết quả kinh doanh
KQKD là phần thu nhập còn lại sau khi trừ đi tất cả các chi phí KQKD là mục đíchcuối cùng của mọi doanh nghiệp và nó phụ thuộc vào quy mô chất lượng của quá trình sảnxuất kinh doanh.
Xác định KQKD là so sánh chi phí đã bỏ ra và thu nhập đạt được trong cả quá trìnhsản xuất kinh doanh Nếu thu nhập lớn hơn chi phí thì kết quả là lãi, ngược lại là lỗ Việcxác định KQKD thường được tiến hành vào cuối kỳ hạch toán là tháng, quý hay năm tùythuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp.
Cuối mỗi kỳ, kế toán xác định KQKD trong kỳ tổng hợp KQKD từ hoạt động sảnxuất kinh doanh cơ bản và KQKD của hoạt động khác.
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: là số chênh lệch giữa doanh thu thuần vềbán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và trị giá vốn hàng bán,chi phí bán hàng, chi phí QLDN và chi phí tài chính.
- Lợi nhuận khác: là số chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí khác.
Như vậy để xác định chính xác KQKD, bên cạnh việc tính toán chính xác doanh thuthuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, giá vốn hàng tiêu thụ, kế toán còn phải tiến hànhtập hợp các khoản chi phí bán hàng, chi phí QLDN, và chi phí, doanh thu hoạt động tàichính phát sinh trong kỳ chính xác và kịp thời.
Khi xác định kết quả của hoạt động kinh doanh cần phải tôn trọng các nguyên tắc sau:- KQKD phải được hạch toán chi tiết theo từng loại sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ đãthực hiện của các bộ phận sản xuất khác nhau trong doanh nghiệp (sản phẩm chính,sản phẩm phụ).
- Phải đảm bảo mối quan hệ tương xứng giữa doanh thu với các chi phí được trừ.Những chi phí phát sinh trong kỳ này nhưng có liên quan đến doanh thu được hưởngở kỳ sau thì phải chuyển sang chi phí hoạt động ở kỳ sau, khi nào doanh thu dự kiếnđã thực hiện được thì chi phí có liên quan mới được trừ để tính KQKD.
2.2.2 Ý nghĩa của việc xác định kết quả kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề mà các doanh nghiệp luôn quan tâm làlàm thế nào để hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao, mang lại nhiều lợi nhuận Điều đóphụ thuộc rất nhiều vào việc kiểm soát các khoản doanh thu, chi phí và xác định, tính toán
Trang 5KQKD trong kỳ của doanh nghiệp Doanh nghiệp phải biết kinh doanh mặt hàng nào để cóKQKD cao và phải kinh doanh như thế nào để có hiệu quả, có khả năng chiếm lĩnh thịtrường, nên đầu tư để mở rộng kinh doanh hay chuyển sang kinh doanh mặt hàng khác
Như vậy, hệ thống kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ và xác định KQKD nói riêngđóng vai trò quan trọng trong việc tập hợp ghi chép các số liệu về tình hình hoạt động củadoanh nghiệp, qua đó cung cấp được những thông tin cần thiết giúp cho chủ doanh nghiệpvà giám đốc điều hành có thể phân tích, đánh giá và lựa chọn phương án kinh doanh,phương án đầu tư có hiệu quả cao.
2.3 Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh2.3.1 Kế toán doanh thu
2.3.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Khái niệm
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanhnghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thôngthường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu Doanh thu chỉ bao gồm tổnggiá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được Các khoản thu hộ bênthứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanhnghiệp sẽ không được coi là doanh thu.
- Nếu doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thìdoanh thu bán hàng là doanh thu chưa tính thuế GTGT và doanh nghiệp sử dụng “Hóađơn GTGT”.
- Nếu doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp thìdoanh thu bán hàng là doanh thu có tính thuế GTGT và doanh nghiệp sử dụng “Hóađơn bán hàng thông thường”.
Ý nghĩa
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp, bởi lẽ nó góp phần vào việc bù đắp chi phí, phản ánh quy môcủa quá trình sản xuất, trình độ tổ chức chỉ đạo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nóchứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp được người tiêu dùng chấp nhận.
Điều kiện ghi nhận doanh thu
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời năm điều kiện sau:
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ich gắn liền với quyền sở hữu sảnphẩm hoặc hàng hóa cho người mua.
- Doanh nghiệp không còn nắm quyền quản lý như người sở hữu hàng hóa hoặc quyềnkiểm soát hàng hóa.
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
- Doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được các lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Trang 6 Nguyên tắc xác định doanh thu
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là một chỉ tiêu quan trọng trên báo cáo tàichính, nó phản ánh quy mô kinh doanh, khả năng tạo ra nguồn vốn cho doanh nghiệp, đồngthời liên quan mật thiết đến việc xác định KQKD và lợi nhuận của doanh nghiệp Do đó, kếtoán xác định doanh thu bán hàng cần phải tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau:
o Cơ sở dồn tích : Doanh thu phải được ghi nhận vào thời điểm phát sinh,
không phân biệt đã thu hay chưa thu tiền.
o Phù hợp : Khi ghi nhận doanh thu phải ghi nhận một khoản chi phí phù hợp.
o Thận trọng : Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứngchắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế.
Tài khoản 511
- Số thuế phải nộp (thuế TTĐB, thuế - Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa và xuất khẩu, thuế GTGT theo phương cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp đã pháp trực tiếp) tính trên doanh số bán thực hiện trong kỳ kế toán
trong kỳ.
- Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và doanh thu của hàng bán bị trả lại - Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911 - “Xác định KQKD”
Trang 7- Tài khoản 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ- Tài khoản 5114 - Doanh thu trợ cấp, trợ giá
- Tài khoản 5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư. Sơ đồ hạch toán
333 511 111,112,131 Thuế TTĐB, xuất khẩu, Doanh thu bán hàng hóa,
GTGT (trực tiếp) phải nộp sản phẩm, dịch vụ 521,531,532 3331
Kết chuyển các khoản Thuế GTGT giảm trừ doanh thu phải nộp
911 3387 111,112 Kết chuyển doanh thu thuần Kết chuyển doanh Doanh thu chưa thu của kỳ kế toán thực hiện
2.3.1.2 Kế toán doanh thu bán hàng nội bộ
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
Tài khoản 512 không có số dư cuối kỳ
Trang 8Tài khoản 512 có ba tài khoản cấp hai:- Tài khoản 5121 - Doanh thu bán hàng hóa- Tài khoản 5122 - Doanh thu bán sản phẩm- Tài khoản 5123 - Doanh thu cung cấp dịch vụ. Sơ đồ hạch toán
333 512 111,112,131 Thuế TTĐB, xuất khẩu, Doanh thu bán hàng hóa,
GTGT (trực tiếp) phải nộp sản phẩm, dịch vụ 521,531,532 3331
Kết chuyển các khoản Thuế GTGT giảm trừ doanh thu phải nộp
911 3387 111,112 Kết chuyển doanh thu Kết chuyển doanh Doanh thu chưa bán hàng nội bộ thu của kỳ kế toán thực hiện
2.3.1.3 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính
Khái niệm
Doanh thu hoạt động tài chính là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thuđược trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động kinh doanhvề vốn khác của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoảngóp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu
Doanh thu hoạt động tài chính gồm:
- Tiền lãi bao gồm lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư tráiphiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hóa, dịch vụ, lãi chothuê tài chính,…
- Tiền bản quyền như bằng sáng chế, nhãn hiệu thương mại, bản quyền tác giả, phầnmềm máy vi tính.
- Cổ tức và lợi nhuận được chia - Thu nhập từ các khoản đầu tư khác.
- Thu nhập về hoạt động đầu tư mua bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn.- Thu nhập từ việc chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng.
- Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ, khoản lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái.- Chênh lệch lãi do chuyển nhượng vốn, thu hồi vốn.
Trang 9 Điều kiện ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính
Doanh thu phát sinh từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia củadoanh nghiệp được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời hai điều kiện:
- Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó.
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn, không phân biệt các khoản đó đã thuđược tiền hay sẽ thu được tiền Trong đó:
Doanh thu từ hoạt động mua, bán chứng khoán là số chênh lệch giữa giá bán lớnhơn giá mua, số lãi về trái phiếu, tín phiếu hoặc cổ phiếu.
Khoản lãi nhận được từ khoản đầu tư cổ phiếu, trái phiếu thì chỉ có phần tiền lãicủa các kỳ mà doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư này mới được ghi nhận làdoanh thu phát sinh trong kỳ, còn khoản lãi đầu tư nhận được từ các khoản đầu tưdồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư đó thì ghi giảm giá trịkhoản đầu tư trái phiếu, cổ phiếu đó.
Đối với hoạt động mua, bán ngoại tệ, doanh thu là số chênh lệch giữa giá ngoại tệbán ra với giá mua vào.
Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, doanh thu là tổng số tiền thu được dobán bất động sản.
Đối với hoạt động cho thuê cơ sở hạ tầng, doanh thu được ghi nhận khi hoàn tấtviệc bàn giao đất trên thực địa cho khách hàng theo giá trị của diện tích đất đãchuyển giao theo giá trả ngay.
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 515 - “Doanh thu hoạt động tài chính” dùng để phản ánh doanh thu tiền lãi,tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác củadoanh nghiệp.
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ
Doanh nghiệp cần mở sổ chi tiết theo dõi doanh thu tài chính riêng theo từng loại giaodịch nhằm kiểm soát chặt chẽ doanh thu từ hoạt động này, ví dụ: sổ doanh thu tiền lãi, sổdoanh thu cho thuê tài sản, sổ doanh thu lợi nhuận được chia (theo từng đối tác góp vốn).
Trang 10 Sơ đồ hạch toán
3331 515 111,112,131 Thuế GTGT phải nộp theo Thu bằng tiền
phương pháp trực tiếp (nếu có)
911 121,221,222 Kết chuyển doanh thu Thu lãi đầu tư
hoạt động tài chính
129,229, 413 Hoàn nhập dự phòng
Thu nhập khác của doanh nghiệp gồm:
- Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ.- Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng Các khoản thuế được ngân sách
Nhà nước hoàn lại Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ.
- Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm,dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có) Quà biếu, tặng bằng tiền, hiện vật củacác tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp Các khoản thu nhập kinh doanh củanhững năm trước bị bỏ sót hay quên ghi sổ kế toán, năm nay mới phát hiện ra.
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ
Trang 11 Sơ đồ hạch toán
3331 711 111,112 Thuế GTGT phải nộp theo Thu tiền phạt khách hàng
phương pháp trực tiếp (nếu có)
911 3331 Kết chuyển doanh thu khác Được giảm thuế GTGT phải nộp nếu khác năm tài chính
331,338 Thu khoản nợ không xác định
được chủ nợ
2.3.1.5 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Kế toán chiết khấu thương mại
Khái niệm
Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàngmua hàng với khối lượng lớn Khoản giảm giá có thể phát sinh trên khối lượng từng lô hàngmà khách hàng đã mua, cũng có thể phát sinh trên tổng khối lượng hàng lũy kế mà kháchhàng đã mua trong một quãng thời gian nhất định tùy thuộc vào chính sách chiết khấuthương mại của bên bán.
Thủ tục chứng từ khi thực hiện chính sách chiết khấu thương mại
Trường hợp người mua hàng với khối lượng lớn được hưởng chiết khấu thương mạithì giá bán phản ánh trên hóa đơn là giá đã được giảm giá (đã trừ chiết khấu thương mại).Trên hóa đơn phải ghi rõ: tỷ lệ phần trăm hoặc mức giảm giá, giá bán chưa có thuế GTGT(giá bán đã giảm giá), thuế GTGT (nếu có) và tổng giá thanh toán Khi đó doanh thu bánhàng phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu thương mại.
Trường hợp người mua hàng mua nhiều lần mới đạt được lượng hàng được hưởngchiết khấu thương mại thì số chiết khấu người mua được hưởng được giảm trừ vào giá báncủa hóa đơn bán hàng lần cuối cùng Khi số chiết khấu thương mại người mua được hưởnglớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hóa đơn lần cuối cùng thì sẽ tiếp tục trừ vào hóa đơncủa lần mua hàng tiếp theo trong kỳ tới Trường hợp khách hàng không tiếp tục mua hàngthì phải chi tiền chiết khấu thương mại cho người mua Khoản chiết khấu thương mại trongcác trường hợp này được phản ánh vào tài khoản 521.
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 521 - “Chiết khấu thương mại” dùng để phản ánh khoản chiết khấu thươngmại mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do người muahàng đã mua hàng với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trênhợp đồng kinh tế hoặc các cam kết mua, bán hàng.
Trang 12Tài khoản 521
- Số chiết khấu thương mại đã chấp - Kết chuyển số chiết khấu thương mại thuận cho khách hàng được hưởng phát sinh trong kỳ vào tài khoản 511 - “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của kỳ
hạch toán
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh cóTài khoản 521 không có số dư cuối kỳTài khoản 521 có ba tài khoản cấp hai:- Tài khoản 5211 - chiết khấu hàng hóa- Tài khoản 5212 - chiết khấu thành phẩm- Tài khoản 5213 - chiết khấu dịch vụPhải theo dõi chi tiết chiết khấu thương mại đã thực hiện cho từng khách hàng và từngloại hàng hóa như sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ Sơ đồ hạch toán 111,112,131 521 511
Chiết khấu thương mại Kết chuyển chiết khấu thương mại giảm trừ cho người mua
Thủ tục chứng từ trường hợp hàng bán bị trả lại
Khi mua bán hàng hóa, trường hợp người bán đã xuất hóa đơn, người mua đã nhậnhàng, khi xuất hàng trả lại cho người bán, người mua phải lập hóa đơn ghi rõ lý do và giá
Trang 13trị tương ứng Hóa đơn này là căn cứ để cả hai bên điều chỉnh doanh số mua, bán, số thuếGTGT đã kê khai.
Trường hợp người mua là đối tượng không có hóa đơn, khi trả lại hàng hóa, cả haibên phải lập biên bản hoặc thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ loại hàng hóa, số lượng, giá trịhàng hóa trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT, lý do trả lại hàng kèm hóađơn (bản sao y có chứng thực) Biên bản này được lưu giữ cùng với hóa đơn để làm căn cứđiều chỉnh kê khai doanh số bán, số thuế GTGT đã kê khai của bên bán.
Nếu người bán đã xuất hàng và lập hóa đơn, người mua chưa nhận hàng, khi trả lạihàng, bên mua phải lập biên bản ghi rõ loại hàng hóa, số lượng, giá trị hàng hóa trả lại theogiá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT, lý do trả lại hàng kèm hóa đơn (bản chính) gởitrả bên bán để bên bán lập lại hóa đơn cho số lượng hàng hóa đã nhận Các hóa đơn này làcăn cứ để bên bán điều chỉnh kê khai doanh số bán, số thuế GTGT đầu ra.
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 531 - “Hàng bán bị trả lại” dùng để phản ánh trị giá của số sản phẩm, hànghóa, dịch vụ đã tiêu thụ, bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân như: vi phạm cam kết,hợp đồng kinh tế, hàng bị mất,kém phẩm chất, hàng không đúng chủng loại hoặc quy cách.
Tài khoản 531
- Trị giá của hàng bán bị trả lại, đã trả lại - Kết chuyển trị giá của hàng bán bị trả tiền cho khách hàng hoặc tính trừ vào số phát sinh trong kỳ vào tài khoản 511 - tiền khách hàng còn nợ “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của kỳ
hạch toán
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh cóTài khoản 531 không có số dư cuối kỳPhải theo dõi chi tiết hàng bán bị trả lại theo từng khách hàng và từng loại hàng hóa như sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Sơ đồ hạch toán 111,112,131 531 511
Thanh toán với người mua Kết chuyển hàng bán bị trả lại số hàng bị trả lại
3331
Thuế GTGT
phải nộp
Trang 14 Kế toán giảm giá hàng bán
Khái niệm
Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do toàn bộ hay một phần hànghóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu
Thủ tục chứng từ trong trường hợp giảm giá hàng bán
Đối với doanh nghiệp đã xuất bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ và lập hóa đơn giao chongười mua nhưng phải điều chỉnh giảm giá bán thì cả hai bên phải lập biên bản hoặc cóthỏa thuận bằng văn bản Trong văn bản ghi rõ số lượng, quy cách hàng hóa, mức giá giảmtheo hóa đơn đã xuất, lý do giảm giá, đồng thời bên bán lập hóa đơn để điều chỉnh mức giáđược điều chỉnh Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh giá, bên bán và bên mua kê khai điềuchỉnh doanh số mua, bán, thuế GTGT đầu vào và đầu ra (nếu có).
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 532 - “Giảm giá hàng bán” dùng để phản ánh khoản giảm giá hàng bánthực tế phát sinh trong kỳ kế toán cho khách hàng được hưởng do hàng bán kém phẩm chất,không đúng quy cách theo yêu cầu trong hợp đồng đã ký kết.
Tài khoản 532
- Các khoản giảm giá hàng bán đã chấp - Kết chuyển toàn bộ số tiền giảm giá thuận cho khách hàng được hưởng hàng bán phát sinh trong kỳ vào tài khoản 511 - “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của kỳ hạch toán.
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
Tài khoản 521 không có số dư cuối kỳ
Phải theo dõi chi tiết khoản giảm giá hàng bán theo từng khách hàng và từng loại hàng hóa như sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Trang 15Giá thành xuất kho sản phẩm được tính theo một trong bốn phương pháp sau: Phương pháp bình quân gia quyền.
Phương pháp nhập trước - xuất trước (FIFO). Phương pháp nhập sau - xuất trước (LIFO). Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh. Ý nghĩa
Trong quá trình hoạt động thì việc xác định KQKD là điều cần thiết đối với hầu hếtcác doanh nghiệp, trong đó giá vốn hàng bán cũng là yếu tố quan trọng trong việc xác địnhKQKD Nếu giá vốn hàng bán trên một đơn vị sản phẩm thấp sẽ làm cho doanh nghiệp tiếtkiệm được chi phí, làm tăng lợi nhuận kiếm được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, đồngthời tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh hiện nay Vì vậy,khi doanh nghiệp kiểm soát giá vốn hàng bán tốt sẽ giúp cho nhà quản lý có những quyếtđịnh đúng đắn trong các chiến lược kinh doanh.
Chứng từ sử dụng
- Hóa đơn bán hàng thông thường - Hóa đơn GTGT.- Bảng kê bán lẻ hàng hóa
- Biên bản xử lý hàng thiếu hụt.- Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho - Sổ chi tiết bán hàng.
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 632 - “Giá vốn hàng bán” dùng để theo dõi giá vốn hàng bán của thànhphẩm đã xác định tiêu thụ, tài khoản 632 áp dụng cho cả doanh nghiệp áp dụng phươngpháp kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ.
Trang 16Tài khoản 632
- Trị giá vốn của thành phẩm đã được - Trị giá vốn của thành phẩm đã được xác định là tiêu thụ trong kỳ xác định là tiêu thụ trong kỳ nhưng do - Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân một số nguyên nhân khác nhau bị khách công, chi phí sản xuất chung vượt trên hàng trả lại và từ chối thanh toán mức công suất tính vào giá vốn hàng bán - Kết chuyển trị giá vốn của thành phẩm tiêu thụ trong kỳ thực tế đã được xác định là tiêu thụ trong - Khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kỳ vào bên Nợ tài khoản 911 - “Xác kho sau khi trừ đi phần bồi thường do định KQKD”
trách nhiệm cá nhân gây ra
- Chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn khoản đã lập dự phòng năm trước.
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ Sơ đồ hạch toán (theo phương pháp kê khai thường xuyên)
154 632 911 Sản phẩm sản xuất xong tiêu thụ Kết chuyển giá vốn hàng bán
ngay không qua nhập kho
157 155,156,157 Hàng gởi Hàng gởi đi bán Thành phẩm, hàng hóa đã bán
đi bán được xác định là bị trả lại nhập kho tiêu thụ
155,156 159 Xuất kho thành phẩm, Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng hóa để bán hàng tồn kho
159
Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
152,153,138
Phản ánh khoản hao hụt
Trang 172.3.2.2 Kế toán chi phí bán hàng
Khái niệm:
Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí có liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, hànghóa của doanh nghiệp bao gồm: Chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển, chi phí chào hàng,giới thiệu, quảng cáo, chi phí hoa hồng đại lý, chi phí bảo hành sản phẩm,…
Ý nghĩa:
Công tác hạch toán chi phí bán hàng là một khâu hạch toán quan trọng giúp hìnhthành một tổng thể thông tin hoàn chỉnh để phục vụ cho nhà quản lý, nó xác định các khoảnchi phí cần thiết phục vụ cho quá trình tiêu thụ hàng hóa, là cơ sở để lập dự toán chi phí,giúp xác định KQKD trong kỳ được chính xác hơn Vì vậy, từ những thông tin kế toán cóđược mà nhà quản lý sẽ quyết định cắt giảm bớt những khoản chi phí không cần thiết choquá trình tiêu thụ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT Phiếu thu, Phiếu chi, Bảng kê thanh toán tạm
- Kết chuyển chi phí bán hàng vào tài khoản 142 - “Chi phí trả trước” để chờ phân bổ.
Trang 18- Tài khoản 6417 - Chi phí dịch vụ mua ngoài- Tài khoản 6418 - Chi phí bằng tiền khác
Trong quá trình hạch toán, chi phí bán hàng phải được theo dõi chi tiết theo yếu tố chiphí và tùy theo đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng ngành, từng doanh nghiệp.Chi phí bán hàng có thể được kết hợp theo dõi dưới những nội dung khác nhau để giám đốcchặt chẽ công dụng, hiệu quả kinh tế của chi phí.
Sơ đồ hạch toán
334,338 641 111,112,138 Lương và các khoản trích theo Ghi giảm chi phí bán hàng
lương của nhân viên bán hàng
152,153 142 Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Chi phí bán hàng chuyển sang dùng cho bộ phận bán hàng kỳ sau
142,242,214 911 Chi phí phân bổ, trích trước Kết chuyển chi phí bán hàng
khấu hao TSCĐ111,112,331,333
Chi phí dịch vụ mua ngoài Thuế phải nộp
2.3.2.3 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Khái niệm: Chi phí QLDN là các chi phí có liên quan tới toàn bộ hoạt động quản lý
điều hành chung của doanh nghiệp, bao gồm: chi phí hành chính, chi phí tổ chức, chi phívăn phòng.
Ý nghĩa:
Công tác chi phí QLDN đóng vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý cũng nhưcông tác kế toán của doanh nghiệp, nó giúp xác định các khoản chi phí phục vụ cho việcquản lý; phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác các khoản chi phí phát sinh; kiểm tra tính hợplý, hợp lệ của các khoản chi phí Từ đó xác định chính xác thu nhập, góp phần ngăn chặnhiện tượng tham ô, lãng phí trong kinh doanh, giúp hạ thấp chi phí và nâng cao sức cạnhtranh của doanh nghiệp
Chứng từ sử dụng: Hóa đơn bán hàng thông thường, Hóa đơn GTGT, Phiếu thu,
Phiếu chi, Giấy báo nợ, Giấy báo có, Bảng kê thanh toán tạm ứng. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 642 - “Chi phí QLDN” dùng để phản ánh các chi phí quản lý chung củadoanh nghiệp phát sinh trong một kỳ hạch toán.
Trang 19- Tài khoản 6427 - Chi phí dịch vụ mua ngoài- Tài khoản 6428 - Chi phí bằng tiền khác
Trong quá trình hạch toán chi phí QLDN phải được theo dõi chi tiết theo từng yếu tốchi phí để phục vụ cho việc quản lý và lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố.
Sơ đồ hạch toán
334,338 642 111,112,138 Lương và các khoản trích theo Ghi giảm chi phí QLDN
lương của nhân viên quản lý
152,153 142 Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Chi phí QLDN
dùng cho bộ phận quản lý chuyển sang kỳ sau
111,214,333 911 Chi phí dịch vụ mua ngoài, khấu Kết chuyển chi phí QLDN
hao TSCĐ, thuế phải nộp
Trang 202.3.2.4 Kế toán chi phí hoạt động tài chính
Khái niệm: Chi phí tài chính là các khoản chi phí đầu tư tài chính ra ngoài doanh
nghiệp nhằm mục đích sử dụng hợp lý các nguồn vốn, tăng thêm thu nhập và nâng cao hiệuquả kinh doanh của doanh nghiệp.
Chi phí tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạtđộng đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, lỗ dochuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán,…; khoản lập vàhoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, đầu tư khác, khoản lỗ về chênh lệch tỷgiá ngoại tệ và bán ngoại tệ,…
- Chi phí chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng được xác định là tiêu thụ
khấu hao TSCĐ cho thuê hoạt động
129,229,413 129,229 Lập dự phòng giảm giá đầu tư tài Hoàn nhập dự phòng giảm giá
chính, lỗ do chênh lệch tỷ giá đầu tư tài chính
Trang 21
2.3.2.5 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Khái niệm: Chi phí thuế TNDN là tổng chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí
thuế thu nhập hoãn lại khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ
- Chi phí thuế TNDN hiện hành là số thuế TNDN phải nộp tính trên thu nhập chịu thuếtrong năm và thuế suất thuế TNDN hiện hành.
- Chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh từ việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trảtrong năm và hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các nămtrước.
trọng yếu của các năm trước được ghi - Số thuế TNDN phải nộp được ghi tăng chi phí thuế thu nhập hiện hành của giảm do phát hiện sai sót không trọng năm hiện tại yếu của các năm trước được ghi giảm - Chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh chi phí thuế TNDN hiện hành trong năm trong năm từ việc ghi nhận thuế thu nhập hiện tại.
hoãn lại phải trả - Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại - Ghi nhận chi phí thuế TNDN hoãn lại và ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn -Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh lại.
bên Có lớn hơn số phát sinh bên Nợ tài - Kết chuyển chênh lệch giữa số phát khoản 821 phát sinh trong năm vào bên sinh bên Nợ lớn hơn số phát sinh bên Có tài khoản 911 - “Xác định KQKD” Có tài khoản 821 phát sinh trong năm vào bên Nợ tài khoản 911 - “Xác định KQKD”.
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
Tài khoản 821 không có số dư cuối kỳ
Trang 22243 243 Hoàn nhập tài sản thuế Ghi nhận tài sản thuế thu nhập
thu nhập hoãn lại hoãn lại
3334
Thuế TNDN phải nộp
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ
Trang 23 Sơ đồ hạch toán
111,112 811 911 Chi phí thanh lý, nhượng Kết chuyển chi phí khác
bán TSCĐ 211,213
Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán 214
Giá trị đã hao mòn
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 911 - “Xác định KQKD” dùng để xác định KQKD của doanh nghiệp trongmột kỳ hạch toán KQKD của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinhdoanh và lợi nhuận khác.
Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ
KQKD phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động như hoạt động sản xuất,chế biến; hoạt động kinh doanh thương mại; hoạt động dịch vụ; hoạt động tài chính; hoạt
Trang 24động khác;… Trong từng loại hoạt động kinh doanh, có thể được hạch toán chi tiết chotừng loại sản phẩm, từng ngành hàng, từng loại dịch vụ,… (nếu có)
Sơ đồ hạch toán
632 911 511 Kết chuyển giá vốn hàng bán Kết chuyển doanh thu thuần
641 512 Kết chuyển chi phí bán hàng Kết chuyển doanh thu bán hàng nội bộ
642 515 Kết chuyển chi phí QLDN Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính
Trang 25Chương 3GIỚI THIỆU
NHÀ MÁY GẠCH NGÓI TUNNEL LONG XUYÊN
- Tên công ty: Nhà máy Gạch ngói Tunnel Long Xuyên
- Trụ sở chính: Quốc lộ 91 - Bình Đức - Long Xuyên - An Giang- Điện thoại: 076.858197 - 858199 - Fax: 076.836013
- Email: constructagg@hcm.vnn.vn - Website: www.ctyxl.angiang.com.vn- Mã số thuế: 16 0022001 6 0011
- Tổng số lao động: 182 Trong đó trực tiếp: 170 và gián tiếp: 12
- Sản phẩm: Nhà máy sản xuất hơn 20 loại gạch ngói như: gạch ống, gạch thẻ, ngói 22,ngói vẫy cá, gạch cách âm, gạch cách nhiệt, gạch trang trí,… Ngoài ra, Nhà máy còntổ chức sản xuất gạch ngói với mẫu mã theo yêu cầu của khách hàng
- Dịch vụ: Nhà máy có một đội tải chuyên bốc xếp, vận chuyển gạch ngói đi các nơibằng ghe, xe theo yêu cầu của khách hàng.
3.1 Quá trình hình thành và phát triển
An Giang là tỉnh nằm trong vùng ĐBSCL, với thế mạnh về kinh tế nông nghiệp, nêntrong nhiều năm qua tỉnh đã tập trung phát huy thế mạnh này Đặc biệt An Giang còn cónhiều vùng đất sét Cao lãnh tập trung vào ba huyện Châu Thành, Tịnh Biên và Tri Tôn, mỗivùng đất có tính chất khác nhau về màu sắc, tính chất cơ lý hóa, đây là tiềm năng khoán sảnthiên nhiên ưu đãi cho tỉnh nhà Nhà máy Gạch ngói Long Xuyên sản xuất kinh doanhVLXD là một trong những công trình trọng điểm của tỉnh được đầu tư theo hướng côngnghiệp hóa, hiện đại hóa Sự ra đời của Nhà máy đáp ứng kịp thời nhu cầu gạch ngói chấtlượng cao cho các công trình xây dựng trong tỉnh và khu vực Nhà máy đặt tại vị trí vôcùng thuận lợi về đường thủy có sông Hậu rộng lớn, đường bộ nằm ngay quốc lộ 91 liêntỉnh, liên huyện phù hợp cho sản phẩm của Nhà máy tiêu thụ hầu hết các tỉnh ĐBSCL.
Xuất phát từ tình hình trên, ngày 06/09/1994 UBND tỉnh An Giang ký quyết định số549/QĐ.UB cho phép Công ty Xây lắp và sản xuất kinh doanh VLXD tỉnh An Giang thựchiện dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Gạch ngói Tunnel Long Xuyên theo công nghệ lònung Tunnel của Ý Với công suất thiết kế là 20 nghìn viên/năm, vốn đầu tư là 10.843 triệuđồng Sau đó dự án bổ sung đã nâng công suất lên đến 25 nghìn viên/năm, với vốn đầu tư là20.943 triệu đồng Công trình hoàn thành đi vào sử dụng thử năm 1996 Sau mười năm hoạtđộng, công suất thiết kế của Nhà máy đã tăng lên gấp đôi từ 45 - 50 triệu viên/năm Để đảmbảo giao gạch cho khách hàng đúng thời hạn, Nhà máy đã lắp đặt hai băng tải với năng suấttăng gấp hai lần so với cõng gạch thủ công; đồng thời thiết kế lắp đặt thêm ba nhà phơi diđộng phục vụ phơi gạch trong mùa mưa, giảm nhân công lao động.
Năm 2007, Nhà máy đạt tổng doanh thu trên 22 tỷ đồng, trừ mọi chi phí còn lợi nhuậntrên 2,5 tỷ đồng, phấn đấu đến năm 2008 sẽ tăng lên 2,7 tỷ đồng Từ những thành tích trên,trong năm năm liền (2001 - 2006) Nhà máy Gạch ngói Tunnel Long Xuyên đã được người
Trang 26tiêu dùng bình chọn đạt tiêu chuẩn Hàng Việt Nam chất lượng cao Tháng 8/2006, Trungtâm chứng nhận QUACERT thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng đánh giá phùhợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn Việt Nam ISO 9001:2000 Đồng thời, Nhà máy cònvinh dự nhận Huân chương Lao động hạng ba và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
3.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
3.2.1 Chức năng: Nhà máy có chức năng sản xuất và kinh doanh gạch ngói các
loại, tìm hiểu tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm Sử dụng hợp lý vàhiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Tổ chức và giới thiệu sản phẩm ra thịtrường trong nước cũng như nước ngoài.
3.2.2 Nhiệm vụ
Về sản xuất sản phẩm : Tổ chức mở rộng sản xuất, không ngừng nâng cao hiệu quảsản xuất kinh doanh, đáp ứng ngày càng nhiều hàng hóa cho xã hội Mở rộng liên kết vớicác cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế, tăng cường hợp tác kinh tế,khoa học kỹ thuật với nước ngoài, góp phần tích cực vào việc cải tạo sản xuất.
Nghĩa vụ đối với Nhà nước : Trên cơ sở sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tận dụngnăng lực sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, tự bù đắp chi phí, tự trang trãi vốn và làmtròn nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước, với địa phương bằng cách nộp đầy đủ cáckhoản cho Nhà nước theo luật định hiện hành.
Về đời sống : Thực hiện phân phối theo sản phẩm của người lao động và công bằng xãhội, không ngừng nâng cao trình độ văn hóa và nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên.
Về bảo toàn và phát triển vốn : Thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về việcbảo toàn và phát triển vốn Nhà máy hạch toán đầy đủ các chi phí theo quy định của Nhànước, trong đó có trích khấu hao theo quyết định của Bộ tài chính và trả lãi vay.
Về bảo vệ Nhà máy, môi trường, an ninh chính trị : Bảo vệ Nhà máy, bảo vệ sản xuất,bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an ninh chính trị, an toàn lao động, phòng cháy chữacháy, thực hiện an toàn về máy nổ, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng, tuân thủ luật pháp, hạchtoán và báo cáo trung thực theo chế độ Nhà nước quy định.
3.2.3 Quyền hạn
Tài sản của Nhà máy thuộc quyền sở hữu toàn dân, được Nhà máy giao nộp cho tậpthể Nhà máy quản lý, được hạch toán đầy đủ, chính xác.Giám đốc chịu trách nhiệm chính,cùng tập thể lao động sử dụng hợp lý, bảo vệ tài sản Nhà máy có quyền nhượng bán, chothuê những tài sản không dùng đến, được sử dụng và trích quỹ khấu hao cơ bản của Nhàmáy theo tỷ lệ do Bộ tài chính quy định Được quyền hoàn thiện cơ cấu TSCĐ theo yêu cầuđổi mới công nghệ, phát triển kinh doanh, đảm bảo chất lượng sản phẩm và báo cáo lên cấptrên theo quy định Được mở rộng quy mô kinh doanh theo khả năng của Nhà máy, chỉ tiêucủa công ty và nhu cầu của thị trường Được sử dụng phần lãi của Nhà máy.
3.3 Quy trình sản xuất
Nhà máy Gạch ngói Tunnel Long Xuyên được đầu tư xây dựng theo quy trình côngnghệ lò nung Tunnel nóc bằng của Ý Toàn bộ dây chuyền sản xuất từ khi khai thác đấtnguyên liệu cho đến khi ra gạch mộc (gạch chưa nung) đều được tự động hóa
Trang 27Đất nguyên liệu sau khi được khai thác từ các khu khai thác được tập kết về kho chứanguyên liệu dự trữ Tại đây, đất được máy đào xúc đưa lên thùng lường theo định lượng, vàđược băng tải cao su đưa qua máy trộn lưới để lọc các tạp chất Sau đó, đất được trộn vàpha thêm phụ gia Đất tiếp tục theo băng tải đưa đến máy cán mịn nhằm tạo sự đồng nhấtthành phẩm và theo băng chuyền đưa sang máy nhào trộn, ở đây đất được pha thêm nướctheo tỷ lệ tạo độ ẩm cho phép Sau đó máy hút chân không sẽ hút toàn bộ các bọt khí cònlẫn trong đất và đưa sang máy đùn ép tạo hình theo kích thước hình dáng đã định trước.
Những thỏi nguyên liệu có tiết diện định hình sản phẩm từ máy đùn tiếp tục theo băngchuyền đến máy cắt tự động để cắt thành từng viên gạch theo kích thước định trước (gạchmộc) Gạch mộc sau khi ra khỏi dây chuyền tự động được bốc xếp lên các kệ đưa ra phơiđể đạt độ ẩm thích hợp Sau đó được đưa lên xe goòng đưa vào lò nung tạo nên sản phẩmgạch ngói hoàn chỉnh.
Toàn bộ quy trình này được điều khiển tự động bằng điện, khi có sự cố máy sẽ tựđộng báo hiệu để công nhân xử lý kịp thời.
3.4 Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Nhà máy
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Nhà máy
Nhà máy là đơn vị sản xuất gạch ngói, mặt hàng có giá trị kinh tế cao trong điều kiệnnền kinh tế thị trường cạnh tranh hiện nay Do tính chất phức tạp của công việc sản xuấtkinh doanh đòi hỏi Nhà máy phải có đội ngũ cán bộ nhân viên có nghiệp vụ cao, năng nổvà có nhiều kinh nghiệm trong công tác sản xuất kinh doanh Quy mô Nhà máy tương đối
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐCPHÓ GIÁM ĐỐC
Phòng kếhoạchcung ứng
Phòng tổchức hành
chínhPhòng kế
Tổ kỹthuật tạo
Phânxưởngnung sấy
Tổ tạohình
Tổ xếpgoòng
Tổ cơđiện
Tổ đốtlò
Tổ cơgiới
Trang 28lớn, cơ sở tổ chức bộ máy quản lý ngày càng gọn, năng suất lao động ngày càng cao, phâncông công tác đúng với nghiệp vụ chuyên môn tạo điều kiện cho người lao động hoànthành nhiệm vụ được giao một cách dễ dàng và đạt hiệu quả.
Đối với công nhân đứng máy trực tiếp sản xuất làm theo ca (mỗi ngày ba ca) Đứngđầu mỗi ca là ca trưởng chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động trong ca của mình vàthực hiện bàn giao ca kế tiếp theo quy trình của Nhà máy Số lao động gián tiếp được tổchức lao động theo đúng giờ hành chính, phân chia thành các phòng ban chuyên môn khácnhau, mỗi phòng ban có chuyên môn riêng của mình Trong quá trình làm việc mỗi phòngban chịu trách nhiệm báo cáo công việc của bộ phận mình cho Ban giám đốc điều hành sảnxuất trong toàn bộ Nhà máy.
Giám đốc :
Là người đại diện cho Nhà máy trước pháp luật và trước cơ quan Nhà nước Giám đốcquyết định việc điều hành các hoạt động sản xuất của Nhà máy theo kế hoạch của UBNDtỉnh công nhận; Chịu trách nhiệm của UBND tỉnh về hiệu quả sản xuất kinh doanh, chịutrách nhiệm trước Nhà nước trong việc chấp hành chính sách, chế độ hiện hành
Định kỳ thực hiện báo cáo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống cán bộ côngnhân viên của Nhà máy, thảo luận và đề ra phương pháp phân phối thu nhập của Nhà máy,xác định việc trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp.
Phó giám đốc :
Là người tham mưu cho Giám đốc trong các vấn đề cần thiết, điều hành công việc doGiám đốc phân công, đôn đốc và giám sát hoạt động của các bộ phận, đôn đốc tiến độ sảnxuất sản phẩm Thực hiện việc tham gia nhận hợp đồng mua bán với bên ngoài công ty giaodịch, dự toán, quyết toán, nghiệm thu Có hai Phó Giám đốc:
+ Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: là người trực tiếp lãnh đạo bộ phận quản lý Nhàmáy, gồm các bộ phận: tổ chức hành chính, kế toán tài vụ, quản lý kho, kế hoạch cung ứng.
+ Phó giám đốc kỹ thuật: phụ trách các phân xuởng sản xuất bao gồm các tổ kỹ thuậttạo hình, phân xưởng nung sấy, phân xưởng thành phẩm Ngoài ra giúp việc cho Phó Giámđốc kỹ thuật còn có một quản đốc phân xưởng trực tiếp chịu trách nhiệm chỉ đạo quá trìnhtổ chức sản xuất của Nhà máy.
Phòng Tổ chức hành chính :
Có nhiệm vụ quản lý nhân sự, theo dõi và đề bạt cán bộ, sắp xếp nhân sự, lo một sốviệc về chế độ chính sách như: vấn đề khen thưởng, kỷ luật, lương bổng,… đảm trách mộtsố công việc mang tính chất phục vụ tiếp khách khi có những liên hệ thuần túy về hànhchính, quản lý, tiếp nhận và xử lý công văn đến và đi nhằm tổ chức bộ máy gọn nhẹ và đạthiệu quả hoạt động cao
Tổ chức việc thực hiện kiểm tra, tuần tra bảo về tài sản công, thành phẩm và tài sảntrong Nhà máy.
Phòng Kế toán tài vụ:
Gồm 4 người: Kế toán tổng hợp, Kế toán thanh toán, Kế toán vật tư, TSCĐ và Thủquỹ
Trang 29Bộ phận kế toán có trách nhiệm theo dõi tình hình thu chi tài chính, theo dõi việc sửdụng vốn của Nhà máy, tổ chức ghi chép sổ sách kế toán, tập hợp chi phí tính giá thành sảnphẩm, xác định doanh thu của Nhà máy, theo dõi tình hình thanh toán công nợ, phân phốilợi nhuận, trích lập các quỹ theo quy định của Nhà nước và quyết định của Giám đốc Nhàmáy.
Phòng Kế hoạch cung ứng :
Có trách nhiệm giúp Ban giám đốc về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, lập kếhoạch lưu chuyển hàng hóa Kế hoạch sản xuất, cân đối nhu cầu tiêu thụ mua bán, dự trữvật liệu và công cụ lao động đáp ứng kịp thời cho sản xuất Tiếp cận và nghiên cứu thịtrường, tìm kiếm đối tác, lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, tiếp xúc và giao dịch với kháchhàng chuẩn bị mọi thủ tục cần thiết để Ban giám đốc ký hợp đồng.
Thủ kho, bảo vệ : Quản lý và giám sát bảo vệ tài sản về người và của của Nhà máy. Tổ kỹ thuật : Quản lý định mức kỹ thuật, giải quyết các vấn đề liên quan về kỹ thuậtsản xuất và chất lượng sản phẩm Giám sát kỹ thuật và an toàn lao động
Tổ tạo hình : Phụ trách công đoạn tạo các mẫu gạch Tổ phơi : Phụ trách công đoạn phơi gạch mộc
Tổ xếp goòng : Đảm nhận công đoạn đưa gạch lên goòng phơi
Tổ xuống goòng : Đảm nhận khâu khi gạch mộc phơi khô đưa vào dây chuyền nunggạch, gạch đưa vào kho.
Tổ cơ điện : Phụ trách đảm bảo điện cho khâu sản xuất diễn ra liên tục.
Tổ đốt lò : Đảm nhận công đoạn đưa gạch mộc vào nung, có trách nhiệm báo cáo vềtình hình nhiên liệu đốt.
Tổ cơ giới : Phụ trách điều khiển và chỉnh sửa máy móc thiết bị.
3.5 Tình hình hoạt động kinh doanh của Nhà máy trong năm 2006 - 2007
Trang 30Bảng 3.1 Bảng báo cáo hoạt động kinh doanh của Nhà máy trong 2 năm 2006 - 2007
Đơn vị tính: nghìn đồng
Chênh lệch2007/2006
3 Doanh thu thuần về bán hàngvà
cung cấp dịch vụ (10=01-02)4 Giá vốn hàng bán
5 Lợi nhuận gộp về bán hàngvà
cung cấp dịch vụ (20=10-11)6 Doanh thu hoạt động tài
7 Chi phí tài chính8 Chi phí bán hàng9 Chi phí QLDN
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh [30=20+(21-22)-24-25]11 Thu nhập khác
12 Chi phí khác
13 Lợi nhuận khác (40=31-32)14 Tổng lợi nhuận trước thuế (50=30+40)
442
Trang 3115 Chi phí thuế TNDN hiện hành16 Lợi nhuận sau thuế (60=50-51)
(Nguồn: Bộ phận kế toán)
Qua bảng số liệu ta thấy, năm 2007 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng4.016.708 nghìn đồng, tương ứng tăng 21,7% so với năm 2006 Đây là một dấu hiệu khảquan cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Nhà máy có những chuyển biến tích cực,sản phẩm của Nhà máy đã được nhiều người tiêu dùng biết đến và chấp nhận sử dụng.Nguyên nhân của sự gia tăng này chủ yếu là do Nhà máy đã biết áp dụng công nghệ kỹthuật tiên tiến vào sản xuất, làm gia tăng chất lượng sản phẩm, đáp ứng đầy đủ nhu cầukhách hàng với mẫu mã đẹp, kiểu dáng phong phú và chất lượng vượt trội so với những sảnphẩm gạch thủ công Bên cạnh đó, toàn tỉnh An Giang chỉ có hai Nhà máy gạch đó là Nhàmáy Gạch ngói Tunnel Long Xuyên và Nhà máy gạch ngói Tunnel An Giang (Tri Tôn) đềuthuộc Công ty Xây Lắp An Giang, các tỉnh lân cận cũng chỉ xuất hiện vài nhà máy gạchtương tự nên thị trường tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy là rất lớn
Sự gia tăng này cho thấy tập quán của người dân đã bắt đầu có sự thay đổi đáng kể,trước đây người dân chỉ quen dùng những sản phẩm gạch thủ công rẻ tiền, mẫu mã đơngiản Do làm bằng tay nên chất lượng gạch không đảm bảo, gạch dễ bị vỡ nát do thiếu độbền và công trình xây dựng thường gặp khó khăn do gạch thường không trùng khớp về quycách và kích thước Đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu về nhữngsản phẩm đảm bảo chất lượng cũng ngày càng tăng, chính vì thế sự xuất hiện của Nhà máygạch đã đáp ứng được phần lớn khoảng trống trên thị trường đó.Với xu hướng như trên việckinh doanh của Nhà máy sẽ rất khả quan, lợi nhuận sẽ liên tục tăng, từ đó có thể thu hồiđược vốn để tiếp tục đầu tư cho quá trình kinh doanh của mình.
Một điều góp phần đáng kể vào sự gia tăng của doanh thu là do các khoản giảm giáhàng bán và hàng bán bị trả lại vào năm 2007 đã không xảy ra Năm 2006, các khoản nàyđã làm giảm đi 68.004 nghìn đồng trong doanh thu, dẫn đến doanh thu thuần về bán hàngvà cung cấp dịch vụ chỉ còn 18.435.295 nghìn đồng Đến năm 2007, khắc phục được nhữnghạn chế trước đây nên quá trình luân chuyển sản phẩm từ kho đến phương tiện vận chuyểnvà đến tay người tiêu dùng đã được tiến hành một cách kỹ lưỡng, thận trọng, cả năm đãkhông có sản phẩm nào xuất tiêu thụ bị trả lại Song song đó, việc sản xuất sản phẩm cũngđược chú trọng, quan tâm hơn khi sản phẩm sản xuất ra đã phù hợp quy cách, đúng địnhmức và làm hài lòng khách hàng Tình trạng giảm giá hàng bán do hàng kém phẩm chất, saiquy cách đã không còn, điều này đã làm giảm đáng kể sự hao hụt trong doanh thu
Năm 2007, Nhà máy có thêm chính sách khuyến khích người tiêu dùng với phươngthức chiết khấu cho những khách hàng mua sản phẩm của Nhà máy với số lượng lớn hoặctrong những mùa thấp điểm, khoản chiết khấu này chiếm 2,5% trên tổng giá tiền thanh toáncủa khách hàng Tuy chính sách này đã làm giảm doanh thu bán hàng nhưng khoản giảmnày không đáng kể so với sự gia tăng của doanh thu một khi sản phẩm được tiêu thụ ngàymột nhiều hơn Điều này thể hiện ở chỗ, năm 2007 khoản chiết khấu này là 16.000 nghìnđồng trong khi đó doanh thu lại gia tăng hơn so với năm 2006 là 4.016.708 nghìn đồng
Trang 32Giá vốn hàng bán năm 2007 tăng 1.798.948 nghìn đồng, tương ứng tăng 11,2% so vớinăm 2006, và chiếm 79,3% trong tổng doanh thu Đó là do Nhà máy đã đầu tư vào sảnxuất, tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao củakhách hàng Mặt khác, cùng với sự gia tăng của chỉ số giá tiêu dùng, giá xăng dầu trên thịtrường cũng tăng đáng kể làm cho chi phí phục vụ sản xuất gia tăng Tuy nhiên, giá vốntăng 11,2% trong khi doanh thu lại tăng 21,7% so với năm 2006, điều này cho thấy hiệuquả kinh doanh của Nhà máy đã được nâng lên rất nhiều, thể hiện ở sự gia tăng của doanhthu cao hơn sự gia tăng của giá vốn sản xuất.
Chi phí bán hàng và chi phí QLDN năm 2007 đều tăng do Nhà máy có chính sáchkhuyến khích nhân viên trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả tiêu thụ vàquản lý với hình thức tăng lương, thưởng cho cán bộ quản lý và nhân viên bán hàng Thựchiện nhiều đãi ngộ với nhân viên trong quá trình làm việc như: tổ chức các chuyến thamquan, du lịch nghỉ mát, trích lập các quỹ nhằm chăm lo đời sống cho cán bộ, công nhânviên, hỗ trợ tiền xăng đi lại cho nhân viên,… Bên cạnh đó, do nhu cầu về sử dụng côngnghệ, trang thiết bị tiên tiến nên Nhà máy đã đầu tư sửa chữa, nâng cấp các công cụ phụcvụ quản lý và bán hàng như máy vi tính, máy in, máy photo,… Các khoản chi tiếp kháchcũng chiếm một phần không nhỏ trong chi phí bán hàng và QLDN, điều này cho thấy hoạtđộng kinh doanh của Nhà máy đã được mở rộng, ngày càng có nhiều khách hàng tìm đếnthương lượng và đặt hàng.
Năm 2007, chi phí bán hàng đạt 695.057 nghìn đồng tăng 50,5%, chi phí QLDN đạt1.240.393 nghìn đồng tăng 21% so với năm 2006 Mặc dù có tăng cao nhưng nó chỉ chiếmmột phần nhỏ trong tổng chi phí hoạt động của Nhà máy, hai khoản chi phí này và chi phítài chính chiếm 46,2% trong lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ, dẫn đến lợinhuận thuần từ hoạt động kinh doanh vẫn còn rất cao, đạt 2.496.530 nghìn đồng, tăng2.048.502 nghìn đồng so với năm 2006, tương ứng với tỷ lệ tăng là 457% Đây là một tỷ lệtăng rất cao, cho thấy vào năm 2007 Nhà máy đã thực hiện rất tốt việc tiết kiệm chi phí đểgiảm giá thành sản phẩm và nâng cao lợi nhuận.
Do vào năm2006, Nhà máy hạch toán phụ thuộc vào Công ty Xây Lắp An Giang nênkhông có khoản chi phí thuế thu nhập hiện hành, vì thế lợi nhuận trước thuế cũng là khoảnlợi nhuận cuối cùng Nhà máy thu được sau khi trừ đi tất cả các khoản chi phí có liên quan.So với năm 2006, lợi nhuận trước thuế năm 2007 đạt 2.521.741 nghìn đồng, tăng 2.056.694nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 442%
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh năm 2007 được đánh giá là thành công thông quacác chỉ tiêu đạt được ở mức cao, doanh thu vượt mức kế hoạch là 12,6%, sản lượng tiêu thụvượt 12%, từ đó kéo theo lợi nhuận vượt mức kế hoạch là 26,1% Với trình độ quản lý vàđiều hành của Ban Giám đốc cùng với đội ngũ nhân viên nhiệt tình với công việc đã gópphần làm cho danh tiếng của Nhà máy ngày càng vươn cao và vươn xa hơn nữa trên thịtrường cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay.
3.6 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển3.6.1 Thuận lợi
Luôn được sự quan tâm lãnh đạo trực tiếp của Ban giám đốc công ty, sự hỗ trợ củacác phòng nghiệp vụ công ty trên các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động của Nhà máy,
Trang 33với mục tiêu tăng năng suất lao động, giảm hao hụt sản phẩm, hạ giá thành sản xuất, nângcao hiệu quả hoạt động kinh doanh
Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên Nhà máy luôn cải tiến lề lối làm việc phù hợpvới sự phát triển của Nhà máy, nội bộ luôn có sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thànhnhiệm vụ được giao Được sự quan tâm của các ngành của tỉnh, đặc biệt là Tỉnh ủy vàUBND tỉnh An Giang.
Sản phẩm của Nhà máy là sản phẩm được sản xuất ra từ máy móc thiết bị hiện đại,với mẫu mã và chất lượng cao, giá thành hợp lý phù hợp với thị trường Thị trường tiêu thụổn định qua nhiều năm hoạt động, khách hàng sử dụng sản phẩm của Nhà máy ngày càngtăng, tiềm năng phát triển thị trường còn nhiều đặc biệt là thị trường Cần Thơ, An Giang,Kiên Giang Nhà máy duy trì áp dụng cải tiến liên tục Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng theotiêu chuẩn ISO 9001:2000.
Sức mua của tất cả các thị trường (đối với gạch ống, thẻ) tăng đột biến, sản xuấtkhông đủ cho tiêu thụ nhờ đó Nhà máy đã thu hồi về lượng tiền mặt để tái đầu tư sản xuấtmà không cần vay, đồng thời trả hết nợ ngân hàng trong năm 2007.
3.6.2 Khó khăn
Trong năm tình hình giá cả nguyên, nhiên vật liệu tăng liên tục làm ảnh hưởng đếngiá thành sản phẩm, chi phí vận chuyển tăng cao Giá cả các trang thiết bị, phụ tùng thaythế đều tăng giá làm chi phí sửa chữa máy móc thiết bị và đầu tư xây dựng cơ bản tăngtheo.
3.6.3 Phương hướng phát triển
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là sản phẩm gạch ngói các loại, do đó Nhà máy luônthực hiện chuơng trình củng cố và nâng cao chất lượng sản phẩm để dần chiếm được lòngtin của khách hàng Khai thác tất cả các tiềm năng sẵn có, đa dạng các mặt hàng, chú trọngcác mặt hàng mang tính chiến lược, mở rộng hơn nữa quan hệ giao dịch đáp ứng nhu cầungày càng cao của khách hàng
Xây dựng quy chế mới về trả lương và thưởng để khuyến khích người lao động, nângcao năng suất công tác và năng suất lao động Đặc biệt có chính sách đãi ngộ phù hợp vớitình hình thị trường để thu hút được cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật giỏi Xây dựng chiếnlược thị trường và có thể đưa ra kế hoạch cho từng giai đoạn để thực hiện chiến lược thịtrường Tăng cường kiểm tra giám sát để kịp thời chỉ đạo, hỗ trợ cho cơ sở trong hoạt độngkinh doanh đạt mục tiêu.
Việc xác định phương hướng nhiệm vụ của Nhà máy trong những năm tới phải gắnliền với chiến lược phát triển kinh tế của Nhà nước Trên cơ sở đó, Nhà máy chủ động chếtạo, tăng cường thể lực để bảo đảm đẩy mạnh sản xuất kinh doanh Phải nghiên cứu nắmbắt kịp thời tình hình diễn biến của thị trường để từ đó xây dựng phương hướng phát triểndài hạn và phù hợp
Tổ chức và sử dụng vốn hợp lý trên cơ sở đẩy mạnh tốc độ luân chuyển hàng hóa đểtăng cường vòng quay của vốn nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh của Nhà máy Phải đảmbảo dự trữ thường xuyên các mặt hàng mang tính chiến lược.
Trang 34Xây dựng cơ sở sản xuất, sản xuất ra những sản phẩm mang tính cạnh tranh để từngbước tham gia vào thị trường và ngày càng chiếm lĩnh thị trường, chủ động nắm bắt thịtrường đáp ứng về nhu cầu khách hàng ngày càng đa dạng và phong phú Tổ chức sắp xếpvà tổ chức các cơ sở đại lý bán hàng trọng điểm trong thành phố và mở rộng mạng lướikinh doanh trong cả nước
3.7 Tổ chức công tác kế toán
3.7.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Nhà máy là đơn vị hạch toán phụ thuộc vào Công ty Xây Lắp An Giang , nên bộ máy kế toán được thiết kế rất đơn giản, chỉ gồm 04 nhân viên kế toán.
Sơ đồ bộ máy kế toán
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán tổng hợp
Trợ giúp cho Giám đốc tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác tài chính, thông tin kinh tế,hạch toán kế toán và đồng thời là kiểm soát viên tài chính của Nhà máy Chịu sự chỉ đạotrực tiếp của ban lãnh đạo đồng thời chịu sự kiểm tra về mặt nghiệp vụ của cấp trên và cơquan tài chính thống kê Tổ chức quản lý dữ liệu, giữ bí mật dữ liệu, kiểm tra việc chấphành bảo vệ tài sản, tiền vốn, các chính sách chế độ đối với người lao động, kiểm kê đánhgiá lại tài sản theo đúng chủ trương và chế độ của Nhà máy.
Có trách nhiệm giúp Giám đốc tổ chức phân phối hoạt động kinh tế Tham gia nghiêncứu cải tiến quản lý kinh doanh Tổ chức thi hành, hoàn thiện chế độ hạch toán kinh tế theoyêu cầu đổi mới cơ chế quản lý các chế độ, thể lệ tài chính kinh tế do Nhà nước quy định
Phân phối chỉ đạo các nhân viên kế toán Tổ chức bộ máy kế toán thống kê, tổ chứcphản ánh đầy đủ kịp thời, trung thực mọi hoạt động của đơn vị, lập đầy đủ và đúng hạn cácbáo cáo kế toán thống kê quy định Thực hiện việc trích nộp, thanh toán theo đúng chế độ,thực hiện các quy định về kiểm kê Thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành luậtpháp, thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Thực hiện đào tạo bồi dưỡng chuyên môn cũng như phổ biến và hướng dẫn quy địnhmới cho các bộ phận, cá nhân có liên quan cũng như trong bộ máy kế toán Tiến hành phân
KẾ TOÁN TỔNG HỢP
KẾ TOÁNTHANH TOÁN
KẾ TOÁN VẬT TƯ, CHIPHÍ SẢN XUẤT, GIÁ
THÀNH, TSCĐ
THỦ QUỸ
Trang 35tích kinh tế, tham gia xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh mà trọng tâm là kế hoạch tàichính đồng thời không ngừng củng cố và hoàn thiện chế độ hạch toán kế toán trong đơn vị.
Kế toán tổng hợp có quyền hạn phân công chỉ đạo trực tiếp tất cả các nhân viên kếtoán thống kê làm việc tại đơn vị, có quyền yêu cầu tất cả các bộ phận trong đơn vị cungcấp những tài liệu thông tin cần thiết cho công việc kế toán và kiểm kê Các loại báo cáo kếtoán thống kê cũng như các hợp đồng phải có chữ ký của Kế toán tổng hợp mới có giá trịpháp lý Kế toán tổng hợp có quyền từ chối không thực hiện những mệnh lệnh vi phạmpháp luật, đồng thời phải báo cáo kịp thời những hành động sai trái của thành viên trongđơn vị cho các cấp có thẩm quyền tương ứng.
Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ ghi phiếu thu, chi theo đúng mục quy định, theo
dõi việc thu chi, tạm ứng, thanh toán, công nợ phải trả, phải thu. Kế toán vật tư, chi phí sản xuất, giá thành, TSCĐ:
Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn vật tư theo định mức Tình hình bảo quản vật tưhàng hóa tại kho, cung cấp số liệu theo kiểm kê định kỳ Có nhiệm vụ phản ánh và đôn đốcviệc mua sắm trang thiết bị, bảo quản TSCĐ đồng thời phản ánh , kiểm tra chi phí sản xuất,phục vụ cho yêu cầu tính giá thành
Thủ quỹ: Có nhiệm vụ cập nhật, báo cáo quỹ, đối chiếu số dư hàng ngày, theo dõi sự
biến động tiền mặt tại quỹ Nhà máy.
3.7.2 Hình thức kế toán áp dụng
Kế toán sử dụng hệ thống chứng từ, sổ sách theo đúng quy định của Bộ Tài chính.Các chứng từ được lưu chuyển qua nhiều bộ phận nhưng nhìn chung tất cả các chứng từđều được lập do bộ phận kế toán và tập trung lưu trữ, bảo quản ở phòng kế toán.
- Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm.- Đơn vị tiền tệ sử dụng: đồng Việt Nam (VNĐ).
- Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: theo nguyên giá và giá trị còn lại.- Phương pháp trích khấu hao TSCĐ: theo phương pháp đường thẳng.- Phương pháp đánh giá hàng tồn kho: bình quân gia quyền lúc cuối kỳ
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên- Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ
- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Kế toán trên máy vi tính