1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG BIẾN đổi về mức SỐNG của NHÓM dân cư SAU tái ĐỊNH cư ở THÀNH PHỐ đà NẴNG

38 364 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 278,5 KB

Nội dung

THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI VỀ MỨC SỐNG CỦA NHÓM DÂN CƯ SAU TÁI ĐỊNH CƯ Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1.. Một trong những thành quả to lớn của thành phố trong những năm qua là việc xây dựng cơ sở hạ tầ

Trang 1

THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI VỀ MỨC SỐNG CỦA NHÓM DÂN CƯ

SAU TÁI ĐỊNH CƯ Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1 THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG VÀ QUÁ TRÌNH DI DỜI GIẢI TOẢ, TÁI ĐỊNH CƯ

2.1.1 Khái quát chung về thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng là thành phố biển miền Trung, phía Bắc giáp tỉnh ThừaThiên - Huế, phía Nam và Tây giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp biểnĐông

Đà Nẵng là đầu mối giao thông quan trọng, với hệ thống cảng biển,sân bay quốc tế, đường sắt, đường ô tô được nâng cấp ngày càng hoànchỉnh Bưu chính viễn thông được hiện đại hoá tiếp cận được với trình độkhu vực và thế giới Có thể nói Đà Nẵng đang hội tụ đầy đủ những nhân

tố để trở thành đầu mối trung chuyển, quá cảnh, giao lưu hàng hoá dịch vụ

ở trong nước và quốc tế Hiện tại, Đà Nẵng có đường bay thẳng quốc tếtới BăngKok, Taiwan, Hong Kong, Siemriep, Vientian và Singapo Ngoàihai tuyến đường huyết mạch, quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam nối liềnhai miền đất nước thì Đà Nẵng còn nằm trên con đường xuyên Á (14B),con đường thông thương với các nước bạn Lào, Campuchia, Thái Lan,Mianma Trong tương lai gần, ngoài việc đáp ứng nhu cầu trao đổi, thôngthương buôn bán giữa các vùng kinh tế trong nước thì Đà Nẵng còn làmột trong những cửa ngõ quan trọng ra biển Đông của một số quốc giatrong khu vực và sẽ trở thành đầu mối quan trọng về vận chuyển và vậntải quốc tế của miền Trung - Tây Nguyên và các nước thuộc lưu vực sôngMêKông Đây chính là lợi thế cho Đà Nẵng mở rộng quan hệ giao lưu hợptác kinh tế - xã hội với các nước trên thế giới và khu vực, là tiền đề quantrọng để phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt phát triển kinh tế biển, từng

Trang 2

bước đưa Đà Nẵng trở thành động lực cho vùng kinh tế trọng điểm miềnTrung.

Ngoài ra, với ưu thế vừa nằm liền kề với khu kinh tế mở Chu Lai, khukinh tế Dung Quất, lại vừa nằm giữa quần thể di sản văn hoá thế giới, gồm

cố đô Huế, phố cổ Hội An và khu di tích Mỹ Sơn nên Đà Nẵng càng cónhiều lợi thế so sánh và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội Bên cạnh đó,con người Đà Nẵng thông minh, chất phác, cần cù lao động và luôn nêu caotruyền thống cách mạng Điều này đã và đang trở thành yếu tố quyết định sựthăng tiến của Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng hiện có diện tích đất tự nhiên: 1255,0km2; dânsố: 754.500 người; thành phố có 5 quận nội thành và hai huyện (huyện HòaVang và huyện đảo Hoàng Sa)

Đà Nẵng có đủ tiềm năng và lợi thế để phát triển các ngành kinh tế,nhất là công nghiệp, cảng biển, thương mại, dịch vụ - du lịch và nông ngưnghiệp Từ khi trở thành đơn vị hành chính trực thuộc trung ương (năm1997), thành phố Đà Nẵng đã có vị thế mới, kinh tế Đà Nẵng có nhịp độphát triển khá liên tục GDP tăng trưởng bình quân hàng năm 10,19% Năm

2004, tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GDP) đạt hơn 5.463 tỷ đồng, tăng13,3%; GDP bình quân đầu người ở mức 12,54 triệu đồng/người/năm [30,tr.13] Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội được tăng cường cả

về số lượng và chất lượng Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đượccải thiện rõ rệt Thành phố đã giảm được tỷ lệ hộ nghèo từ 3,55% trên tổng

số hộ dân cư tính đến cuối năm 1999 xuống còn 1,95% năm 2003 và 0,13%năm 2004 Kết quả đó là sự nỗ lực lớn của Đảng bộ, chính quyền thành phốtrong việc khai thác các tiềm năng, lợi thế của thành phố

Trang 3

Để nâng cao năng lực sản xuất cho nền kinh tế, trong những năm qua

Đà Nẵng đã đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất,nâng cấp, chỉnh trang đô thị theo hướng hiện đại hoá, tạo điều kiện thuận lợicho việc mở rộng không gian đô thị.Trong 5 năm (1997-2002), tổng số vốnđầu tư phát triển tăng 4,7 lần và chiếm 58,3% tổng chi ngân sách Hàng loạtcác công trình, dự án lớn như: cầu Sông Hàn, khu đô thị mới Bạch ĐằngĐông, các khu TĐC, đã được thực hiện Đà Nẵng đã và đang tiếp tục chútrọng tập trung vào công tác xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, pháthuy tiềm năng thế mạnh của thành phố trên các mặt kinh tế, chính trị, vănhoá, xã hội

2.1.2 Quá trình di dời giải toả và tái định cư ở Đà Nẵng

Một trong những thành quả rõ nét nhất ở thành phố Đà Nẵng trongnhững năm qua là công tác xây dựng cơ sở hạ tầng gắn liền với quy hoạch

và chỉnh trang đô thị, khai thác nguồn lực trong dân, khai thác có hiệu quảquỹ đất để phát triển cơ sở hạ tầng, mở rộng không gian đô thị

Trước 1997, mặc dù là trung tâm hành chính- kinh tế - xã hội của mộttỉnh lớn là Quảng Nam - Đà Nẵng, song thành phố Đà Nẵng lúc đó chỉ có

3 quận nội thành mà trong đó chỉ có quận I (Hải Châu) là thực chất mangtính phố phường Còn các quận II, III thì đằng sau vài dãy phố nghèo làtình trạng bán nông, bán thị với những xóm làng xen lẫn giữa những vũngđầm hoang vu

Sau 1997, “thành phố chủ trương vừa chú trọng phát triển sản xuấtkinh doanh vừa tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cấp và chỉnhtrang đô thị” [1] Với quyết sách đúng đắn, táo bạo của Đảng bộ cùng vớichủ trương hợp lòng dân, biết phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, ĐàNẵng đã và đang thực hiện tiến trình đô thị hoá thành công trên cả quy mô

Trang 4

và chất lượng Với việc hình thành các khu dân cư mới như Thạc Gián, VĩnhTrung, Bạch Đằng Đông, Nam cầu Tuyên Sơn không gian đô thị thànhphố không còn bó hẹp ở một số phường của quận Hải Châu và Thanh Khênhư trước.Đến nay Đà Nẵng được mở rộng thành 5 quận nội thành với quy

mô rộng lớn, chất lượng cơ sở hạ tầng tương xứng với đô thị loại I Trong 8năm qua, thành phố đã vận động gần 65.000 hộ gia đình, nghĩa là hơn mộtphần ba cư dân toàn thành phố chịu giải toả di dời, lấy đất xây dựng nhữngcông trình công cộng, phúc lợi [30] Theo báo cáo của lãnh đạo Phòng Quản

lý đô thị thuộc UBND thành phố thì đến cuối 2004, thành phố đã triển khaithực hiện trên 100 dự án có liên quan đến giải toả, di dời dân cư Đồng hànhvới quá trình giải toả là việc quy hoạch kiến tạo nơi ở mới theo tiêu chuẩn

đô thị văn minh, hiện đại Đến nay đã có hơn 100 khu TĐC, khu chung cưđược xây dựng để di chuyển, ổn định chỗ trở cho hàng chục ngàn hộ dântrong diện giải toả để chỉnh trang đô thị Nhiều khu nhà chồ (nhà ở tạm bợcủa ngư dân ven sông Hàn) được xoá sạch trong một thời gian ngắn Nhữngxóm nghèo nhếch nhác sống lay lắt bên những vùng đầm hôi thối được thaybằng những khu phố sạch, đẹp Ở những khu TĐC, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng

xã hội được nâng cấp và xây dựng mới một cách khá đồng bộ [1] Những thànhcông to lớn trong công tác đô thị hoá đã tạo tiền đề quan trọng để Thủ tướngChính phủ ra Quyết định số 145/2003/QĐ-TTg ngày 15/7/2003 công nhậnthành phố Đà nẵng là đô thị loại I

Một trong những thành quả to lớn của thành phố trong những năm qua

là việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, điều này đã làm thay đổi

bộ mặt thành phố, thu hút các nhà đầu tư, tác động tích cực đến quá trìnhphát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thầncủa nhân dân Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì quá trình di

Trang 5

dời giải toả và TĐC cũng đang nảy sinh những vấn đề xã hội cần được quantâm nghiên cứu để giải quyết.

2.2 NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ MỨC SỐNG CỦA NHÓM DÂN CƯ SAU TÁI ĐỊNH CƯ Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.2.1 Giới thiệu về mẫu điều tra

Quá trình quy hoạch, chỉnh trang đô thị ở Đà Nẵng đã và đang diễn rarộng khắp trên mọi quận, huyện của thành phố Ở quận, huyện nào cũng cónhững hộ dân giải toả, di dời vào sinh sống trong các khu TĐC Do quá trìnhTĐC ở mỗi địa điểm được tiến hành ở những thời điểm khác nhau và mỗiđịa bàn dân cư lại có những đặc điểm kinh tế - xã hội khác nhau nên để mẫukhảo sát có tính đại diện cho tập hợp đối tượng trong thực tế, tác giả đã xáclập 3 quận sau đây làm địa bàn khảo sát:

- Quận Sơn Trà, một quận nằm ở phía đông thành phố, phía đông bờsông Hàn Trước năm 1997, nơi đây cơ sở hạ tầng đô thị còn chưa phát triển,không gian đô thị chỉ mới được xác lập sau khi thành phố đẩy mạnh chủtrương quy hoạch, chỉnh trang đô thị

- Quận Hải Châu, có vị trí nằm ở trung tâm thành phố Đây là quận cólịch sử phát triển đô thị sớm nhất của Đà Nẵng Mức sống dân cư cũng kháhơn so với các quận khác

- Quận Thanh Khê, cách đây mấy năm thuộc địa bàn vùng ven của thànhphố, nay đang định hướng phát triển thành quận trung tâm của Đà Nẵng

Nhìn chung mức sống của nhóm dân cư trước khi TĐC ở cả ba địabàn kể trên thấp hơn mức sống trung bình của thành phố vì những dự án didời, TĐC lâu nay chủ yếu hướng vào những khu vực có cơ sở hạ tầng kinh

tế và xã hội còn yếu kém

Trên cơ sở xác định các quận nói trên, tác giả đã xác định mỗi quận một phường đại diện để từ đó chọn ra các tổ dân phố tiêu biểu đáp ứng yêu cầu nghiên cứu Ở mỗi tổ

Trang 6

một danh sách các hộ thuộc diện di dời, giải tỏa được thành lập và áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, để chọn ra các hộ để điều tra 210 hộ đã được lựa chọn phân bổ như sau:

Địa bàn điều tra Q.Sơn Trà Q Thanh Khê Q Hải Châu Tổng cộng

Thành phần xã hội của những chủ hộ được điều tra như sau:

Trang 7

2.2.2 Các kết quả chủ yếu thu được từ cuộc điều tra

2.2.2.1 Biến đổi về thu nhập

Mức sống của dân cư phần nào đó được thể hiện qua mức thu nhậpthực tế của họ Thu nhập là vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với mỗi

cá nhân, gia đình và xã hội Mức sống của mỗi người, mỗi hộ gia đình caohay thấp, ở mức độ giàu hay nghèo chủ yếu phụ thuộc vào thu nhập của các

cá nhân hoặc gia đình đó Đối với xã hội, thu nhập là một trong những yếu

tố cơ bản tạo nên tình trạng ổn định hay không ổn định Chính vì vậy, trongđịnh hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung, ở từng địaphương nói riêng thì việc nâng cao thu nhập nhằm ổn định và cải thiện đờisống của nhân dân luôn là mục tiêu được quan tâm hơn cả Cũng vì lẽ đó màtrong những thập kỷ qua các cuộc điều tra nghiên cứu về mức sống của dân

cư đều chủ yếu dựa vào chỉ báo thu nhập và lấy thu nhập làm tiêu chuẩn đểđịnh mức sống: giàu có, khá giả, trung bình, tạm đủ hay nghèo đói

Xử lý số liệu điều tra về tình hình thu nhập của 210 hộ gia đình sauTĐC nằm trong mẫu khảo sát ở 3 địa bàn quận Sơn Trà, quận Thanh Khê vàquận Hải Châu thuộc Thành phố Đà Nẵng, bước đầu cho chúng ta nhận thấydiện mạo của sự biến đổi như sau:

Nhìn chung, mức sống của nhóm dân sau TĐC có sự biến đổi khá đadạng Các điều kiện thỏa mãn nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần được

cải thiện và có nhiều ý kiến chủ hộ đánh giá là tốt hơn so với trước TĐC.

Trang 8

Nhất là hệ thống cơ sở hạ tầng được xây mới, khá đồng bộ tạo thuận lợi chongười dân tiếp cận các dịch vụ đô thị cơ bản Tuy nhiên, ở một số mặt như

việc làm, thu nhập hay chi tiêu thì lại có nhiều ý kiến đánh giá là kém đi so

với trước TĐC Có thể thấy điều này qua bảng thống kê sau:

Bảng 2.1: Đánh giá của chủ hộ về cuộc sống gia đình sau TĐC

Xét riêng về mặt thu nhập, ta thấy có 28,4% ý kiến của các chủ hộ cho

rằng, sau TĐC, thu nhập của gia đình họ vẫn như cũ; có 21,3% ý kiến khẳng định thu nhập của gia đình họ tốt hơn; có 48,9% ý kiến xác định mức thu nhập kém đi so với trước TĐC và 1,5% ý kiến cho rằng khó đánh giá.

Như vậy, sau TĐC, đã có một bộ phận dân cư có được mức sốngngang bằng và tốt hơn trước Nhưng bên cạnh đó lại còn một bộ phận khá

lớn (48,9%) dân cư có thu nhập kém đi, chiếm tỷ lệ cao hơn gấp 11,37 lần số

hộ có thu nhập tốt hơn.

Để nhận biết sâu hơn về sự BĐMS theo thu nhập của cộng đồng dân

cư trong diện khảo sát, dựa trên mức thu nhập bình quân đầu người thống kêđược, tác giả chia dân cư thành 5 nhóm hộ, mỗi nhóm gồm 20% dân số theotiêu chí có thu nhập từ thấp nhất đến cao nhất Kết quả cho thấy, sau TĐC,thu nhập của các nhóm cũng có sự suy giảm đáng kể so với trước TĐC

Trang 9

Bảng 2.2: Mức thu nhập bình quân đầu người/ tháng chia theo 5 nhóm

hộ có mức sống từ thấp đến cao

Đơn vị tính: nghìn đồng

Thời gian Nhóm nghèo tạm đủ Nhóm trung bình Nhóm khá giả Nhóm Nhóm giàu

Trước TĐC 177.140 308.054 406.488 521.190 852.346 Sau TĐC 171.726 263.205 332.814 428.282 779.166

Bảng trên cho thấy, sau TĐC mức thu nhập từ nhóm nghèo đến nhóm

giàu đều ít nhiều có sự giảm sút Trong đó, nhóm trung bình có sự giảm sút

nhiều nhất, sau TĐC, thu nhập của nhóm này chỉ bằng 81,8% so với trước

TĐC; tương ứng như vậy nhóm khá giả chỉ bằng 82,1%; nhóm tạm đủ chỉ bằng 85,4%; thu nhập nhóm hộ giàu, sau TĐC có mức suy giảm ít hơn, bằng

91,4% so với trước TĐC Riêng nhóm nghèo, có mức thu nhập sau TĐCgiảm sút thấp nhất, bằng 96,9% so với trước TĐC

Rõ ràng, việc di dân, TĐC đã làm thay đổi các điều kiện làm việccũng như các mối quan hệ kinh tế của người lao động và điều kiện này đãảnh hưởng đến mức thu nhập của họ

Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng còn tùy thuộc vào đặc trưng cụ thể củatừng nhóm hộ Thu nhập sau TĐC của nhóm giàu ít giảm sút hơn các nhóm

hộ có mức sống khác, bởi nhóm này có những ưu thế về vốn, nghề nghiệp nên sau TĐC dù có sự thay đổi về môi trường và địa bàn sinh sống nhưng họvẫn duy trì được thu nhập Còn đối với nhóm hộ nghèo, thu nhập sau TĐCcủa họ có giảm nhưng không đáng kể vì mức sống theo thu nhập của nhómnày vốn trước TĐC đã ở mức thấp nhất nên sau TĐC không thể thấp hơnđược nữa

Trang 10

Khi thống kê về tổng thu nhập thực tế hàng tháng của hộ gia đình vànhân khẩu ở hai thời điểm trước và sau TĐC ta càng thấy rõ hơn sự biến đổi.

Bảng 2.3: Tổng thu nhập của hộ gia đình và đầu người/ tháng

Đơn vị tính: đồng

Thời gian Bình quân tổng thu nhập

của hộ gia đình/ tháng

Bình quân tổng thu nhập đầu người/tháng

Bảng số liệu đã cho thấy có sự biến đổi rõ rệt về thu nhập sau TĐC; ởquy mô hộ gia đình, mức thu nhập bình quân/ tháng sau TĐC có sự giảm sútđáng kể, từ 1.970.144 đồng, giảm xuống còn 1.746.280 đ/một tháng, tức chỉbằng 88,6% so với trước TĐC

Ở quy mô thu nhập theo nhân khẩu chúng ta cũng nhận thấy có sựbiến đổi tương ứng Thu nhập bình quân đầu người/tháng của người dân sauTĐC đã giảm từ 465.543đ xuống còn 391.778đ, nghĩa là chỉ bằng 85,8% sovới thời điểm trước TĐC

Để thấy rõ hơn sự biến đổi về thu nhập của các nhóm hộ được khảosát ở hai thời điểm trước và sau TĐC, tác giả đã xây dựng tháp phân tầngmức sống theo thu nhập dựa trên kết quả điều tra theo 5 mức nghèo, tạm đủ,trung bình, khá giả, giàu như sau:

Biểu đồ 2.1: Tháp phân tầng mức sống theo thu nhập

Trang 11

Mức sống theo thu nhập trước TĐC Mức sống theo thu nhập sau TĐC

Ở tháp phân tầng trước TĐC ta nhận thấy đa phần dân cư có thu nhập

ở mức trung bình, với tỷ lệ 49,3% thuộc nhóm này Còn hai nhóm hộ khá vàtạm đủ ăn có quy mô cân bằng nhau vì mỗi nhóm đều có cùng tỷ lệ 23,2%.Còn lại hai nhóm đỉnh - giàu và đáy - nghèo đều chiếm một tỷ lệ rất nhỏ(nhóm giàu chỉ chiếm 1,4% và nhóm nghèo chỉ có 2,9%)

Khi đem so sánh mức sống theo thu nhập giữa hai tháp phân tầng tathấy có một sự biến đổi rất lớn trong cơ cấu giữa các nhóm hộ

Trước hết là có sự tăng lên của nhóm hộ giàu từ 1,4% trước TĐC lên2,4% sau TĐC (tăng 1,7 lần) Nhóm hộ tạm đủ tăng từ 23,2% lên 35,3%(tăng 1,3 lần) và nhóm hộ nghèo cũng tăng từ 2,9% lên 4,3% (tăng 1,48 lần)

Bên cạnh sự tăng lên của 3 nhóm hộ kể trên là sự giảm sút của 2 nhóm

hộ khá và trung bình Nhóm hộ khá suy giảm từ 23,2% xuống còn 11,6%(giảm 2 lần) và nhóm hộ trung bình giảm từ 49,3% trước TĐC xuống còn46,4% sau TĐC

Như vậy, qua phân tích số liệu ta thấy, cơ cấu tháp phân tầng sauTĐC có sự biến đổi theo chiều hướng thiên về cực dưới, tức có sự tăngnhanh tỷ lệ ở 2 nhóm có mức thu nhập tạm đủ và nghèo Trước TĐC 2nhóm này chỉ chiếm 26,1% nhưng sau TĐC lại tăng lên 39,6% (tăng 1,48

4,3% nghèo

Trang 12

lần) Mặt khác , sau TĐC mặc dù nhóm hộ giàu có tăng lên 1,7 lần song vì

do nhóm hộ khá giảm sút 2 lần nên đã làm cho 2 nhóm hộ có mức sốngtrên trung bình (nhóm hộ giàu và khá giả) giảm mạnh từ tỷ lệ 24,6% trướcTĐC xuống còn 14% sau TĐC (giảm 1,75 lần) chính đều này đã làm chotháp phân tầng sau TĐC có xu hướng phình to ra ở các tầng dưới, thu hẹpmạnh ở tầng trên và điều đó thể hiện sự phân hoá xã hội rõ nét hơn trongcộng đồng dân cư sau TĐC

Kết quả phân tích trên, phần nào cho thấy diễn biến đời sống củanhóm dân sau TĐC khá phức tạp Khi người dân phải rời bỏ nơi ở cũ vớinhững điều kiện sống, làm việc và những mối quan hệ làm ăn ổn định đểchuyển vào sinh sống trong các khu TĐC, không phải ai cũng dễ dàngtrong việc duy trì hay tạo lập được việc làm mới cũng như các mối quan

hệ làm ăn mới Đối với những hộ gia đình, những cá nhân vốn có nghềnghiệp ổn định, có bằng cấp chuyên môn kỹ thuật, lợi thế về vị trí địa lý

và có cơ may thì dễ thích ứng với môi trường sống để tạo ra lợi thế mới

về thu nhập để cải thiện, nâng cao mức sống Còn những hộ gia đình,những cá nhân vốn trước đây gắn với nghề nông - ngư nghiệp, lao độngphổ thông, buôn bán - dịch vụ ở quy mô nhỏ với trình độ học vấn thấpthì nay gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm để ổn định

và nâng cao mức sống

Xem xét vấn đề biến đổi thu nhập chúng ta cũng không thể tách rờivới vấn đề ngành nghề, việc làm bởi cơ cấu ngành nghề, việc làm là yếu tốchính yếu qui định cơ cấu thu nhập

Theo số liệu khảo sát từ 210 hộ với 933 nhân khẩu trong đó lực lượnglao động có việc làm ở thời điểm trước TĐC gồm 491 người, sau TĐC có

489 người và được cơ cấu như sau:

Trang 13

Bảng 2 4: Cơ cấu lao động theo ngành nghề, việc làm

Tuy nhiên điều được thể hiện rõ nét trong bảng số liệu và đáng quantâm ở đây chính là sự biến đổi trong cơ cấu lao động giữa các nhóm ngànhnghề trước và sau TĐC, mà chính sự di động xã hội này có tác động rất lớnđến mức thu nhập thực tế của người lao động và hộ gia đình

Chiều hướng biến đổi thứ nhất là tỷ lệ lao động trong nhóm ngànhnông lâm - ngư nghiệp giảm nhanh chóng từ 15,3% trước TĐC nay chỉ còn7,0%, tức là giảm hơn một nữa Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp

và tiểu thủ công nghiệp cũng giảm sút từ 19,6% trước TĐC xuống còn16,2% sau TĐC

Trang 14

Ngoài ra nhóm lao động trong khu vực nhà nước cũng có sự giảm nhẹ

từ 14,2% xuống còn 12,8% Sự giảm sút quy mô lao động ở nhóm cán bộcông chức là vì có một bộ phận đến tuổi nghỉ hưu hoặc nghỉ mất sức Sốngười nghỉ hưu chúng tôi xếp vào số lao động khác Đây cũng là sự lý giảihợp lý cho sự tăng đột biến lên 10,6 lần của nhóm nghề khác sau TĐC

Chiều hướng biến đổi thứ hai là tỷ lệ lao động trong các ngành buônbán - dịch vụ và lao động phổ thông có sự tăng vọt Trong đó lao động nhómngành buôn bán - dịch vụ từ 28,8% tăng lên tới 35,2% - bằng tỷ lệ lao độngcủa cả 3 nhóm ngành nông - ngư, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và cán

bộ công chức cộng lại

Chính sự biến đổi cơ cấu việc làm đã kéo theo cơ cấu thu nhập giữa cáclĩnh vực nghề nghiệp cũng được phân bố lại một cách tương ứng Trên cơ sởkhảo sát thực tế thông qua mẫu điều tra chúng tôi thu được các kết quả nhưsau:

Bảng 2 5: Cơ cấu thu nhập theo ngành nghề, việc làm

Lĩnh vực ngành nghề, việc làm Trước TĐC Cơ cấu thu nhập % Sau TĐC

- Nông - ngư nghiệp

7,2017,1913,1636,0321,394,94Như vậy, bảng 2.5 cho thấy, cơ cấu thu nhập từ các lĩnh vực ngànhnghề, sau TĐC cũng có sự thay đổi so với trước TĐC theo các xu hướng:

Trang 15

- Giảm rất mạnh tỷ lệ thu nhập từ ngành nông- ngư nghiệp và côngnghiệp - tiểu thủ công nghiệp cũng có sự giảm nhẹ Trong đó nông- ngưnghiệp giảm từ 20,87% trước TĐC xuống còn 7,2% sau TĐC (giảm 2,9 lần).Công nghiệp - TTCN giảm nhẹ từ 14,7% tỷ lệ thu nhập xuống còn 13,16%

tỷ lệ thu nhập

- Tăng nhanh nguồn thu nhập từ các nhóm ngành buôn bán - dịch vụ

và tăng nhẹ trong nhóm nghề lao động phổ thông Buôn bán - dịch vụ trướcTĐC chiếm 27,24% thu nhập thì sau TĐC đã chiếm tới 36,03% trong tổngthu nhập Nguồn thu nhập từ lao động phổ thông có sự tăng nhẹ từ 21,09%lên 21,39% sau TĐC

Đối chiếu 2 bảng số liệu (bảng 2.4 và 2.5) về cơ cấu lao động và cơcấu thu nhập theo lĩnh vực nghề nghiệp ta đều thấy có sự biến đổi Đó là sựgiảm nhanh tỷ trọng lao động và thu nhập của nhóm nông- ngư nghiệp; tăngcao tỷ lệ lao động và thu nhập ở nhóm buôn bán - dịch vụ và lao động phổthông Chính điều này cũng đã phản ánh phần nào sự hạn chế về trình độ laođộng, năng lực lao động và khả năng chủ động tìm kiếm việc làm để nângcao mức sống của nhóm dân cư sau TĐC

Chỉ riêng nhóm cán bộ- công chức vốn có công việc ổn định, có trình

độ chuyên môn kỹ thuật nên sau TĐC mặc dù tỷ lệ lao động có giảm xuốngnhưng tỷ trọng đóng góp trong tổng thu nhập vẫn được nâng cao so với cácnhóm nghề khác

Còn lại phần lớn các nhóm nghề khác không có sự thay đổi theo chiềuhướng tích cực về thu nhập sau TĐC Đặc biệt nhóm nghề nông- ngư nghiệp

có sự giảm sút rất nhanh tỷ lệ thu nhập so với tỉ lệ lao động

Trước TĐC với 15,3% lao động trong lĩnh vực nông- ngư đã đónggóp tỷ lệ 20,87% trong tổng thu nhập

Trang 16

Sau TĐC với tỷ lệ lao động chiếm 7,0%, đóng góp chỉ ở mức 7,2%thu nhập Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy đây là nhóm gặp rất nhiềukhó khăn trong việc tìm kiếm việc làm để duy trì thu nhập sau TĐC Thôngthường, đối với người làm nông sau TĐC gặp khó khăn về việc làm do mấtđất đai, không còn tư liệu sản xuất, không đủ điều kiện để chuyển đổi ngànhnghề nên dễ lâm vào tình trạng thất nghiệp và bán thất nghiệp Nhưng tại địabàn 3 quận mà chúng tôi khảo sát thì tỷ lệ dân cư hoạt động kinh tế thuầnnông rất thấp Chỉ có một số ít lao động làm nghề chăn nuôi gà, lợn, trồngrau, hoa quả trên một diện tích cũng không đáng kể Vì vậy tỷ lệ đóng góptrong thu nhập chung nhỏ bé Bộ phận chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu laođộng cũng như đóng góp tỷ lệ lớn trong thu nhập của nông- ngư nghiệpchính là ngư nghiệp Nghề đi biển cùng với các hoạt động buôn bán cákèm theo đã đem lại thu nhập rất cao cho nhóm dân cư này Chính vì vậy

mà trước TĐC, lao động nông- ngư nghiệp chiếm 15,3% dân số lao độngthì thu nhập của lĩnh vực này chiếm đến 20,87% trong thu nhập chung.Sau TĐC các hộ làm ngư nghiệp gặp rất nhiều khó khăn Ở các khu TĐC,bên cạnh việc được thụ hưởng không gian vật chất - xã hội đô thị vănminh hiện đại thì các hộ, các cá nhân hoạt động ngư nghiệp cũng đồngthời mất đi những lợi thế nghề nghiệp của mình, đó là vị trí gần dòngsông, bờ biển, có nơi bảo dưỡng tàu thuyền, hong phơi và sửa chữa c hài,lưới Những thành viên trong gia đình ngư dân không còn những lợi thế vàđiều kiện thuận lợi như trước để làm nghề buôn bán cá, muối cá Thu nhậpcủa họ có sự giảm sút rất nhiều so với trước đây Vì vậy trong việc hoạch địnhcác chính sách TĐC, thiết nghĩ cần chú trọng nhiều hơn đến nhóm xã hội này

Trang 17

Ở chiều cạnh nào đó, nhìn trên bề mặt sự chuyển động của cơ cấu laođộng theo lĩnh vực nghề nghiệp ta thấy có những chuyển biến tốt đẹp về cơcấu kinh tế của thành phố trong quá trình CNH-HĐH và ĐTH.

Rõ ràng nhờ có chủ trương quy hoạch và chỉnh trang đô thị ở tầmchiến lược của Thành uỷ và chính quyền thành phố mà đã tạo ra một sự thayđổi lớn có tính cách mạng trong lòng xã hội và trong tư duy của mỗi conngười, mỗi gia đình Chính quá trình di dân và TĐC của thành phố đã thúc

ép, tạo ra điều kiện, cơ hội hay nói đúng hơn là tạo ra tình thế bắt buộcngười dân thoát ra khỏi thói lề cũ, tự mình phải chuyển đổi nghề nghiệp chothích ứng với môi trường mới, điều kiện sống mới và mưu cầu một tương lai

có cuộc sống tốt hơn Qua đó góp phần thúc đẩy nhanh hơn quá trình chuyểndịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp,dịch vụ và giảm tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông- ngư nghiệp

Tuy nhiên, nếu quán sát và phân tích kỹ sự thay đổi nói trên tác giảnhận ra sự bất thường Theo lôgic thông thường thì quá trình ĐTH sẽ làmcho tỷ lệ lực lượng lao động và tỷ lệ thu nhập của nhóm ngành công nghiệp

và dịch vụ tăng lên nhanh, phù hợp với quá trình công nghiệp hoá Nhưngtrong cả 2 bảng số liệu (bảng 2.4 và 2.5) ta lại thấy tỉ lệ lao động và đónggóp thu nhập của ngành CN -TTCN lại bị giảm sút chứ không tăng lên nhưmong đợi Trong khi đó lĩnh vực buôn bán - dịch vụ và lao động phổ thônglại có sự tăng đột biến Điều này phản ánh thực tế gì ?

Khi thành phố tiến hành quy hoạch, chỉnh trang đô thị thì không chỉcác hộ gia đình phải di dời, giải toả, vào sinh sống trong các khu TĐC màmột số nhá máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất của các ngành như công nghiệpchế biến thuỷ sản, công nghiệp may mặc, giày da vốn trước đây ở xen lẫntrong khu dân cư nay cũng phải di dời vào các khu công nghiệp Điều nàytạo ra khoảng cách xa xôi giữa nơi cư trú và nơi làm việc cho các công nhân

Trang 18

Ngoài ra, những năm gần đây các hoạt động sản xuất gia công chomột số xí nghiệp như dệt, sản xuất chăn bông, sản xuất đồ chơi, hoa giả cũngkhông được phát triển một cách suôn sẽ, vì thế thu nhập ngày công của côngnhân rất thấp Với những lý do kể trên mà sau TĐC có đến 40,6% tỷ lệ laođộng rời bỏ lĩnh vực CN - TTCN để tìm kiếm việc làm ở lĩnh vực buôn bán -dịch vụ và lao động phổ thông.

Với mạch phân tích đó chúng ta nhận thấy thực chất sự tăng vọt của tỷ

lệ lao động và thu nhập từ ngành buôn bán - dịch vụ sau TĐC không thuầntuý do tác động tích cực của sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nhu cầu củathực tiễn xã hội mà trong đó ẩn chứa một tỷ lệ “ảo”, thực chất là tình trạngthất nghiệp và bán thất nghiệp Sau TĐC một bộ phận lao động từ các ngànhcông nghiệp - TTCN, nông- ngư nghiệp do không có việc làm nên đànhchuyển qua buôn bán nhỏ với các hình thức như: để tủ thuốc trước nhà; bántạp hoá tại nhà; bán đồ ăn, thức uống trên các vĩa hè, lề đường, bán xăng lẻ tạo ra tình trạng quán vĩa hè, lề đường mọc lên như nấm sau mưa khắp cácngã đường thành phố Bên cạnh đó, việc giải toả, xây dựng lại cơ sở hạ tầngthành phố và các công trình dân sinh đã làm cho thành phố Đà Nẵng nhưmột công trường lớn tạo ra nhiều việc làm ở loại hình lao động phổ thôngnhư thợ nề, thợ mộc, phụ hồ, nhặt phế liệu, xe kéo, xe thồ

Tóm lại, sau TĐC môi trường sống thay đổi, công ăn việc làm thiếu

ổn định dẫn đến nguồn thu nhập của dân cư giảm xuống Sự suy giảm thunhập của người dân sau TĐC có phải là vấn đề mang tính nhất thời trongthời gian đầu hay đây là cái giá phải trả cho tiến trình đô thị hoá ở Đà Nẵng?

Đi tìm câu trả lời xác đáng cho vấn đề này, chúng tôi chia 210 hộ gia đìnhcủa mẫu điều tra ra làm ba nhóm theo độ dài thời gian sau TĐC Nhóm 1gồm những hộ có thời gian TĐC dưới 2 năm, nhóm 2 có thời gian TĐC từ 2

Trang 19

đến 5 năm và nhóm 3 gồm những hộ TĐC trên 5 năm Kết quả số liệu thuđược cho thấy diễn biến thu nhập theo thời gian sau TĐC như sau:

Bảng 2.6: Thu nhập đầu người/tháng theo độ dài thời gian sau TĐC

75.000100.0001.000.000

925.000933.0002.000.000Bảng số liệu cho ta thấy mức thu nhập của người dân ngày càng đượcnâng dần lên từ nhóm 1 đến nhóm 3 ở mức thu nhập bình quân đầu người/tháng nhóm 2 có thu nhập tăng lên 4,1% so với nhóm 1 Nhóm 3 có thu nhậptăng lên 12,4% so với nhóm 2 và 17,1% so với nhóm 1 ở các mức thu nhậpthấp nhất hay cao nhất cũng có sự biến đổi theo chiều luỹ tiến

Như vậy, thời gian TĐC càng lâu đồng nghĩa với việc cuộc sống củangười dân cũng đi dần vào ổn định, thu nhập của dân cư từng bước đượcnâng dần lên Chính điều này đã khẳng định mặc dù có những khó khănbước đầu nhưng rõ ràng chủ trương qui hoạch, TĐC nhằm chỉnh trang đô thị

có ý nghĩa quan trọng trong định hướng phát triển lâu dài của thành phố Rõràng tiến trình ĐTH theo chiều sâu mà thành phố đang tiến hành không chỉtạo dựng cho thành phố một bộ mặt khang trang hiện đại mà người dân cũngtrực tiếp thụ hưởng các dịch vụ đô thị cơ bản (điện, đường, nước máy ).Bên cạnh đó những khó khăn trong buổi đầu về việc làm, về chuyển đổi cơcấu nghề nghiệp, về thu nhập để cải thiện mức sống là điều khó tránh khỏi.Sau cuộc “đại phẫu” - như cách nói của Bí thư Thành uỷ Nguyễn Bá Thanh -thì không thể không có những cơn đau thắt, cái giá phải trả để có một cơ thểcường tráng lâu dài

Ngày đăng: 21/01/2016, 13:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w