Ngày nay, để có thể xây dựng được nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chúng ta cũng không thể không xem xét “Những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước phong kiến
Trang 11.2 Biểu hiện của nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động
của bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam
2
2.2 Biểu hiện của nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động
của bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam
4
MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU
Đất nước ta đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử với biết bao thăng trầm để đi từ một mảnh đất bị phong kiến phương Bắc đô hộ tới một nhà nước Việt Nam độc lập như ngày nay Đó là một chặng đường dài với những cố gắng không ngừng nghỉ từ các triều đại phong kiến tới chính quyền non trẻ sau cách mạng Không có thứ gì có thể hoàn hảo nếu không đi lên từ con số 0, mô hình tổ chức bộ máy nhà nước cũng vậy Lịch sử nước ta đã chứng kiến 10 triều đại phong kiến với 10 mô hình tổ chức bộ máy nhà nước Tuy mỗi mô
Trang 2hình có ít hay nhiều nét riêng nhưng tựu chung lại vẫn tuân theo những nguyên tắc cụ thể Ngày nay, để có thể xây dựng được nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chúng
ta cũng không thể không xem xét “Những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam” để từ đó rút ra được những kinh nghiệm trong việc xây dựng mô hình nhà nước trong thời kì đổi mới
B NỘI DUNG
Những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước là những nguyên lí, những tư tưởng chỉ đạo có tính then chốt (xuất phát điểm), thể hiện bản chất, nội dung, ý nghĩa, mục tiêu và nhiệm vụ của nhà nước, tạo cơ sở cho việc tổ chức và triển khai các hoạt động của bộ máy nhà nước
Đối với nhà nước phong kiến Việt Nam, mô hình bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động dựa trên 2 nguyên tắc cơ bản nguyên tắc tôn quân quyền và nguyên tắc liên kết dòng họ
1 Nguyên tắc tôn quân quyền
1.1 Cơ sở và nội dung của nguyên tắc
Nguyên tắc Tôn quân quyền đề cao tính thượng tôn và tập trung toàn bộ quyền lực nhà nước vào tay nhà Vua, các cơ quan nhà nước chỉ là bộ phận tư vấn, thừa hách, hỗ trợ nhà vua
Giữa rất nhiều nguyên tắc khác nhau, nguyên tắc tôn quân quyền luôn giữ được vai trò quan trọng, là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
phong kiến Việt Nam bởi cơ sở lí luận và thực tiễn của nó Về cơ sở lí luận , nguyên tắc Tôn quân quyền được xây dựng dựa trên thuyết Tôn quân quyền của Nho giáo Theo
đó: Khi con người hợp quần mà không phân định cao thấp thì sẽ sinh ra tranh giành, tranh loạn Muốn xã hội không tranh giành, không loạn lạc thì phải có vua Trời đặt ra vua là vì dân, vì đạo hợp quần của con người Do vậy, quyền lực của vua phải vì cả thiên hạ, chứ không phải của riêng dòng họ nào Thần thánh hoá vương quyền, “trời là đấng thượng
đế có quyền tối cao, loài người do thượng đế sáng tạo ra và là con cháu của thượng đế Để cai quản con người, trời đặt cho cõi người một vị vua có quyền lực tối cao để thay trời hành đạo, nói cách khác vua là người nhận được mệnh trời” Vua là người tham tán quán thông cả trời, đất và người Phục tùng quyền lực nhà Vua cũng đồng nghĩa với việc làm
theo đạo của trời, đất Về cơ sở thực tiễn, nguyên tắc Tôn quân quyền được vận dụng tối
đa ở bộ máy nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế do nội dung của nó đáp ứng được
yêu cầu từ tình hình thực tiễn của nước ta thế kỉ XV Cụ thể, sau khi giành độc lập, một
trong những nhiệm vụ cấp bách nhất được đặt ra là xây dựng nhà nước tập quyền mạnh,
đủ sức đối phó với sự tái xâm lược của nhà Minh; đồng thời, Nho giáo trở thành công cụ sắc bén giúp giai cấp cầm quyền tạo nên sự thống nhất về chính trị tư tưởng Bên cạnh đó, những hạn chế của bộ máy nhà nước quân chủ quý tộc thời Lý-Trần cùng những thành tựu
Trang 3trong cuộc cải cách của Minh Thành Tổ đã dẫn đến việc vận dụng triệt để nguyên tắc Tôn quân quyền vào tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước là tất yếu
1.2 Biểu hiện của nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam
Có thể nói, cuộc cải cách bộ máy nhà nước của Lê Thánh Tông là một bước ngoặt lớn trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam với việc áp dụng nguyên tắc Tôn quân quyền một cách cao độ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Ba nguyên tắc cải cách chủ yếu của Lê Thánh Tông đó là:
- Bỏ bớt một số chức quan, cơ quan và cấp chính quyền trung gian để đảm bảo sự tập trung quyền lực của nhà vua
- Các cơ quan giám sát, kiểm soát lẫn nhau để loại trừ sự lạm quyền và nâng cao trách nhiệm
- Nguyên tắc tản quyền, không tập trung quá quyền hành vào một cơ quan mà được tản ra cho nhiều cơ quan để ngăn chặn sự tiếm quyền
Cụ thể, ở trung ương, Lê Thánh Tông bãi bỏ chức Tể tướng và chức Đại hành khiển Ở các triều đại trước, Tể tướng là người được giao quyền trực tiếp điều khiển quan lại nên có rất nhiều quyền hành đứng dưới một người nhưng đứng trên trăm người nên dễ lạm quyền, tiếm quyền, xâm hại đến quyền hạn của nhà vua (Ví dụ như Thái sư Trần Thủ
Độ của nhà Trần nắm rất nhiều quyền hành trong tay); Đại hành khiển là người đứng đầu hàng ngũ quan văn Cùng với đó là việc Nhà vua trực tiếp nắm giữ quyền hành pháp và quân sự mà trước đây được giao cho Tể tướng và Thái úy Như vậy, các cơ quan nhà nước trung khu đã hoàn toàn bị loại bỏ, quyền lực tập trung cao độ trong tay nhà vua, vua tự mình đứng ra điều khiển trăm quan, không thông qua cấp trung gian
Bên cạnh đó, do các quan đại thần thường là những công thần và có uy tín lớn dễ ảnh hưởng đến quyền lực của nhà vua nên ở triều Lê Thánh Tông, quan đại thần thường không được kiêm nhiệm những trọng trách khác Nhằm hạn chế sự tiếm quyền, lộng quyền, đảm bảo đội ngũ quan lại trong sạch, bộ máy nhà nước thời kì này đã có cơ quan
có chức năng kiểm tra, giám sát như Lục khoa và Ngự sử đài Có thể thấy, việc để các cơ quan tự kiểm soát, kiềm chế lẫn nhau cũng là một cách để củng cố địa vị tối thượng của nhà vua Đồng thời, để hạn chế quyền lực của Lục bộ nhà vua đã áp dụng chế độ lãnh đạo tập thể, đứng đầu mỗi bộ vẫn là Thượng thư và có 2 chức phó là Tả thị lang và hữu thị lang Chế độ lãnh đạo tập thể cũng được áp dụng ở cấp địa phương khi cả nước được chia thành nhiều đạo nhỏ; không để quyền hành tập trung trong tay một người mà tản ra cho 3
cơ quan (Tam ti: Thừa ti, Đô ti và Hiến ti) Việc chia cả nước ra làm nhiều đạo nhỏ đã hạn chế tiềm lực của những lực lượng phong kiến địa phương, ngăn ngừa sự cát cứ đồng thời giúp chính quyền cấp đạo quản lí địa phương hiệu quả hơn, tăng cường quyền lực trung ương
Về chế độ tuyển dụng quan lại, Nhà vua chú trọng tuyển người hiền tài thong qua
Trang 4đảng của các dòng tộc nhiều đời làm quan ảnh hưởng đến địa vị của nhà vua mà còn nâng cao chất lượng của đội ngũ quan lại Bên cạnh đó, tước Vương không phong cho người ngoài hoàng tộc nhằm hạn chế thế lực ngoại thích, tôn thần
Tuy nhiên, dù quyền lực của nhà vua có lớn tới đâu cũng không thể hoàn chỉnh nếu thiếu thần quyền Quyền lực nhà vua là tối cao do vua là người được Trời giao phó cho mệnh lớn Chính vì vậy nên các vị vua giai đoạn này thường chủ trì các buổi lế tế - điều
mà hầu như không xảy ra ở các triều đại trước
1.3 Đánh giá
Bộ máy nhà nước Lê Sơ được tổ chức và hoạt động chủ yếu dựa trên nguyên tắc Tôn quân quyền đã bộc lộ rất nhiều ưu điểm, đây được xem là mô hình nhà nước kinh điển của chế độ phong kiến Việt Nam Xuất phát từ việc quyền lực nhà nước tập trung cao
độ vào tay nhà vua, nhà nước tập quyền hình thành và đạt tới mức hoàn bị, vừa thể hiện tính chuyên chế của nhà vua, vừa thể hiện hiệu lực và hiệu quả cai trị của nhà nước từ đó góp phần to lớn thúc đẩy sự phát triển của dân tộc và quốc gia Bộ máy nhà
nước không những đủ sức thống nhất đất nước, chống giặc ngoại xâm mà còn đủ mạnh để quản lí xã hội đã có sự phân hóa giai cấp sâu sắc Cùng với đó, khi nguyên tắc liên kết dòng họ không còn được vận dụng triệt để đã tạo nên những thay đổi sâu sắc trong đội ngũ quan lại, không những quan lại được tuyển chọn từ người hiền tài mà còn chưa bị thoái hóa do không được quá nhiều đặc quyền, đặc lợi Vua không phụ thuộc quá nhiều vào quần thần, tự mình đứng ở ngôi vi độc tôn, có quyền lực tuyệt đối nên đã tạo nên một
bộ máy nhà nước có những cơ chế kiểm soát, kiềm chế lẫn nhau giữa các cơ quan, bộ máy nhà nước có tính hệ thống và hợp lí hơn nhiều so với giai đoạn trước
Tuy nhiên, sự vận dụng nguyên tắc tôn quân quyền trong tổ chức và hoạt động của
bộ máy nhà nước cũng không tránh khỏi một số hạn chế Đầu tiên, quyền lực tối cao và vô hạn nằm trong tay nhà vua, các cơ quan nhà nước chỉ mang tính hỗ trợ, quyết định cuối cùng là của nhà vua, đó là quyết định dựa vào trí tuệ của một người nên luôn mang tính chủ quan, duy ý chí Chính vì vậy, việc áp dụng nguyên tắc tôn quân quyền đồng nghĩa
với việc không ít quyết định của nhà vua là sai lầm, độc đoán ảnh hưởng lớn tới sự tồn vinh của dân tộc ( ví dụ như các chính sách của các vị vua cuối triều Nguyễn như Bế
quan tỏa cảng hay từ chối cải cách, …) Bên cạnh đó, dựa theo tư tưởng của Đạo Nho phương thức, cách thức trừng phạt và cai trị mang tích nhân đạo,biện pháp trừng phạt với tính chất nhẹ nhàng, mềm mỏng như lấy việc tu thân, giáo hóa dân bằng lễ, nhạc là chủ
yếu,hình pháp chỉ là bổ trợ, điều này cho thấy hình thức trừng phạt ít nghiêm khắc ,ít mang tính trừng phạt mà chỉ mang tính răn dạy
2 Nguyên tắc liên kết dòng họ
2.1 Cơ sở và nội dung của nguyên tắc
Sự vận dụng nguyên tắc liên kết dòng họ chủ yếu dựa trên quan hệ huyết thống và quan hệ hôn nhân nội tộc Hoàng thân, quốc thích được coi là chỗ dựa vững chắc cho
Trang 5vương triều Nguyên tắc được vận dụng chủ yếu trong việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước quân chủ quý tộc thời Lý-Trần
Nguyên tắc liên kết dòng họ được xây dựng dựa trên tâm lí dòng tộc cũng như tập tục hôn nhân của người Việt thời kì này không cấm quan hệ hôn nhân nội tộc Bên cạnh
đó, nhà Trần từ vai trò ngoại thích của nhà Lý mà giành ngôi nên luôn chủ trương chỉ kết hôn với người trong họ để tránh “họa ngoại thích”
2.2 Biểu hiện của nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam
Trong suốt thời kì phong kiến ở nước ta, tùy từng thời kì với những hoàn cảnh lịch
sử nhất định mà nguyên tắc liên kết dòng họ được vận dụng ở những mức độ khác nhau Tuy nhiên, dù được vận dụng một cách triệt để hay ở mức độ nhất định thì nguyên tắc vẫn được biểu hiện rõ nhất thông qua chế độ hôn nhân nội tộc và cơ chế tuyển chọn quan lại
Quan hệ hôn nhân nội tộc là khá phổ biến vào thời nhà Trần Nhà Trần khuyến khích hôn nhân nội tộc để củng cố sự vững chắc của vương triều, đảm bảo tính “ thuần nhất “ của dòng họ, bảo vệ ngôi vua được bền vững, ngăn ngừa để lọt ngôi vua vào tay dòng họ khác Ví dụ như: Năm 1237, Trần Thái Tông lấy Thuận Thiên - vợ của anh trai là Trần Liễu; năm 1258, Thánh Tông lấy Thiên Cảm là con của Trần Liễu (quan hệ con chú con bác); Thiên Thụy công chúa là cháu ngoại của Trần Liễu lấy Hưng Vũ Vương Quốc Nghiễn là cháu nội của Trần Liễu; Năm 1375 Duệ Tông gả con là Trang Huy công chúa cho Nguyên Dẫn, con Cung Chính vương, Cung Chính vương và Duệ Tông đều là con Minh Tông, tức con chú con bác lấy nhau; … Có thể nói, dưới triều Trần, những cuộc hôn nhân nội tộc khá phổ biến nhưng không có nghĩa chỉ thời nhà Trần mới có những cuộc hôn nhân như vậy Ví dụ như Lê Chân Tông lấy Phương Từ là em của mẹ; năm 1663, Lê Huyền Tông – cháu ngoại Ngọc Trinh lấy Ngọc Áng là cháu của Trịnh Tráng-anh Ngọc Trinh, … Tuy nhiên, không như đời Trần công khai thừa nhận, hôn nhân nội tộc không được đặc biệt coi trọng ở các triều đại khác
Về chế độ quan lại, phương thức tuyển chọn quan lại chủ yếu dưới thời Lý – Trần
là phương thức nhiệm tử Theo đó, quan lại sẽ tự tiến cử những người được cho là hiền tài
ra làm quan hoặc các chức quan có thể được “cha truyền con nối” từ đời này sang đời khác Điều này còn được thể chế trong pháp luật dưới thời Trần Thái Tông: “Người có quan tước, con cháu được thừa ấn mới được vào làm quan; người giàu khỏe mạnh mà không có quan tước thì xung quân, đời đời làm lính” Bên cạnh đó, thời Lý, các quan lại đều xuất thân từ tầng lớp quý tộc Dưới triều đại nhà Trần, hoàng tộc càng trở thành chỗ dựa vững chắc cho vương triều, tất cả các chức vụ quan trọng trong triều đình đều giao cho vương hầu quý tộc nhà Trần nắm giữ, điều này được thể hiện thông qua một số chính sách như: những vương hầu tôn thất nhà Trần đều được trọng đãi, trọng dụng, được phong cấp thực ấp, thực hộ, được lập điền trang, phủ đệ và được giao nắm những trọng trách chủ chốt trong triều, trấn trị các vùng quan trọng, chỉ huy các lực lượng quân đội
Trang 62.3 Đánh giá
Trải qua gần 400 năm, nguyên tắc liên kết dòng họ đã tạo nên không ít những ưu điểm cho mô hình tổ chức bộ máy nhà nước quân chủ quý tộc thời Lý-Trần Dựa trên mối
liên kết chặt chẽ giữa vua và hoàng tộc cũng như giữa vua và nhân dân lao động, khối đại đoàn kết dân tộc được hình thành là tiền đề tạo nên một sức mạnh to lớn đưa đất nước thoát khỏi những thời điểm đen tối, nguy nan nhất như trong 3 cuộc chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông, … Bên cạnh đó, thời kì này trí tuệ tập thể được phát huy ở mức cao nhất vào các công việc của quốc gia thể hiện ở các hội nghị như Hội nghị Bình Than,
Hội nghị Diên Hồng, …Có thể nói, việc áp dụng nguyên tắc liên kết dòng họ vào việc xây
dựng mô hình bộ máy nhà nước đã sáng tạo nên một mô hình bộ máy nhà nước rất riêng, độc đáo và mới lạ, không hoàn toàn lệ thuộc vào mô hình nhà nước quân chủ Nho giáo ở Trung Quốc Tuy nhiên, nguyên tắc liên kết dòng họ trên thực tế cũng bộc lộ
một số điểm hạn chế Việc tuyển chọn quan lại theo phương thức nhiệm tử khiến cho một
bộ phận lớn quan lại không thực sự có trách nhiệm và năng lực gánh vác công việc, hoàng thân quốc thích nắm giữ quá nhiều quyền hành dẫn đến dần bị tha hóa hoặc tiếm quyền, lộng quyền Cùng với đó là nguy cơ phân quyền cát cứ và bất ổn triều chính
luôn tiềm ẩn do thế lực của hoàng thân, quốc thích không bị kiểm soát như cục diện chính trị ở nước ta cuối thời Lý, đầu nhà Trần Cụ thể, dưới triều vua Lý Huệ Tông, Đàm Dĩ Mông (họ hàng của thái hậu) thâu tóm triều chính dẫn đến từ năm 1211, lãnh thổ Đại Việt hình thành 3 thế lực phân cát lớn là thể lực của họ Đoàn, họ Trần và họ Nguyễn Ngoài ra,
sự kết thúc của nhà Trần cũng xuất phát từ sự lộng quyền của Hồ Quý Ly (Trần Nghệ Tông là con rể của Hồ Quý Ly)
D.KẾT LUẬN
Trải qua hơn 800 năm lịch sử với 10 triều đại phong kiến, nguyên tắc Tôn quân quyền và nguyên tắc liên kết dòng họ đã trở thành 2 nguyên tắc cơ bản, quan trọng trong
tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Bên cạnh đó, ở từng triều đại cụ thể còn có những quan điểm khác được vận dụng như quan điểm chính danh, quan điểm Thiên mệnh hay tư tưởng pháp trị của phái Pháp gia Hiện nay, với những điều kiện khách quan mới, con người và xã hội mới đã và đang đặt ra cho công cuộc xây dựng bộ máy nhà nước những yêu cầu mới nhưng những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước phong kiến vẫn có ý nghĩa với công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
ở nước ta
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lê sơ và thời Nguyễn, Luận văn thạc sĩ
Luật học, Hà Nội, 2003
Trang 72 Nguyễn Thị Thùy Duyên, Nghiên cứu sinh, Giảng viên Khoa Triết học, Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Tìm hiểu
cơ sở thực tiễn và nhu cầu xã hội hình thành tư tưởng chính trị thời Trần, Tạp chí Triết
học, 2011
vientriet=articles_deltails&id=1458&cat=57&pcat=
tưởng “Tôn quân quyền” của Đạo Nho.
Nguồn: http://up.hanhchinh.com.vn/tailieucuaan/Lich%20Su%20Hanh%20Chinh/Lich
%20su%20NN&PLVN/Chuyen_de/CHUYEN%20DE%204%20-%20Ton%20quan
%20quyen.pdf
4 Cách thức tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý – Trần
Nguồn: http://luanvan.co/luan-van/cach-thuc-to-chuc-bo-may-nha-nuoc-thoi-ly-tran-7795/
5 Lương Ninh, Lịch sử Việt Nam giản yếu, Chương V – Đại Việt trong các thế kỷ
X-XIV (Thời Lý – Trần), Tr.125-139, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000
option=com_content&task=view&id=700&Itemid=99999999
PHỤ LỤC
Trang 8Mô hình bộ máy nhà nước thời Lý và thời Trần (địa vị của vua chưa thực sự được đề cao)
Mô hình bộ máy nhà nước thời Lê Sơ sau cải cách của vua Lê Thánh Tông
(áp dụng triệt để nguyên tắc tôn quân quyền)
VUA
TỂ TƯỚNG
Các quan đại thần (tam công, tam cô, tam
tư, thái úy, thiếu úy, binh chương sự)
Các bộ (Thượng thư, Thị lang)
Các cơ quan quản
lí chuyên môn khác (viện, đài,
sử, ti, giám , cục)
Trang 9Sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc là nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi
của 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông
Trang 10Hôn nhân nội tộc là hiện tượng khá phổ biến dưới triều đại nhà Lý và nhà Trần
Quan lại dưới triều Lê sơ và triều Nguyễn chủ yếu tuyển chọn qua các kì thi