1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổng quan về cây Lựu ( Punica granatum punicaceae)

18 1,2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 2,71 MB

Nội dung

Từ xưa người ta thường trồng lựu chủ yếu để làm cảnh và lấy quả ăn,sau này các nhà khoa học đã phát hiện ra các thành phần chứa trong cây lựu có rất nhiều tác dụng quý,các bộ phận của câ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

BỘ MÔN DƯỢC LIỆU

TIỂU LUẬN DƯỢC LIỆU Chủ đề: Tổng quan về cây Lựu ( Punica granatum punicaceae)

Sinh viên thực hiện :

HÀ NỘI, 02-2011

Trang 2

MỤC LỤC

I Đặc điểm thực vật

II Tác dụng

1.Tác dụng dược lý 10 2.Công dụng 11 3.Bài thuốc 11

III.Các chế phẩm có thành phần chiết xuất từ cây lựu 15

Trang 3

A– ĐẶT VẤN ĐỀ:

Cây lựu hay còn gọi là thạch lựu , bạch lựu, tháp lựu có nguồn gốc ở các nước miền nam tây Á, được trồng phổ biển ở nhiều nơi,đặc biệt là nơi có khí hậu

ấm Từ xưa người ta thường trồng lựu chủ yếu để làm cảnh và lấy quả ăn,sau này các nhà khoa học đã phát hiện ra các thành phần chứa trong cây lựu có rất nhiều tác dụng quý,các bộ phận của cây lựu đa phần rất có ích vì thế trong tiểu luận này xin được trình bầy rõ ràng hơn về đặc điểm, thành phần và tác dụng của cây lựu

B – TỔNG QUAN TÀI LIỆU:

I Đặc điểm thực vật:

1.phân loài và phân bố, trồng hái.

Cây lựu còn gọi là thạch lựu có tên khoa học là Punica granatum L họ Lựu – Punicaceae1

Punica granatum L var nana Hort, Cây lùn, lá nhỏ, quả đỏ tơi.2

Punica granatum L var legrellei Hort, Hoa các cánh tràng kép, làm cảnh

cả hoa lẫn quả.2

Cây lựu có nguồn gốc ở các nước miền nam châu Á, được trồng khắp nơi, nhất là ở các nước có khí hậu ấm Nó được trồng rộng rãi tại Gruzia, Afghanitan, Algérie,America, Azerbaijan, Iran, Iraq, Ấn Độ, Israel, Maroc, Pakistan, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, lục địa Đông Nam Á, Malaysia bán đảo, Đông Ấn, và châu Phi nhiệt đới3 Được di thực vào châu Mỹ Latinh và California bởi những người định cư Tây Ban Nha vào năm 1769, ngày nay lựu được trồng tại một số vùng của bang California và Arizona để sản xuất đồ uống.4

Trang 4

2 Mô tả cây: 1

Cây lựu thân gỗ, cao chừng 3-4m Cây nhỏ, cành mền, có khi có gai

Hoa lựu

Trang 5

Cây lựu quả lựu

Lá dài mềm, nhỏ,đơn, mép lá nguyên,cuồng ngắn,thường mọc đối hoặc so le.Hoa hình cái loa 5 cánh màu đỏ, cũng có thứ màu trắng ( bạch lựu) mọc riêng hoặc xim có độ 3 hoa, hoa có cuồng ngắn Đế hoa hình chuông mang 4-8 lá đài màu đỏ, thoạt tiên mọc đứng rồi xòa ra sau khi hoa nở Cánh hoa bằng số lá dài xen kẽ nhau mỏng Bộ nhị gồm nhiều nhị rời nhau Bộ nhụy gồm 8-9 lá noãn dính liền với đế hoa.Hoa nở vào mùa hè Quả hình cầu to bằng quả cam, đầu quả còn 4-5 lá đài tồn tại Vỏ dày,khi chín có màu vàng đỏ lốm đốm.Trong quả có 8 ngăn xếp thành 2 tầng.Tầng trên có 5 ngăn, tầng dưới có 3 ngăn, cách ngăn phân cách bởi các màng mỏng.Trong có nhiều hạt hình 5 cạnh màu trắng hồng

Trang 6

Hạt lựu

3 Trồng trọt và thu hái:1

Lựu trồng bằng cách giâm cành.Cách bón phân khác nhau cũng làm cho tỷ

lệ alkaloid trong cây thay đổi.Có tác giả đã chứng minh:nếu bón bằng calci

superphosphat tỷ lệ alkaloid sẽ có 0,53% ( ở cành ) và 0.75% ( ở rễ ).Nếu bón sắt sulfat thì tỷ lệ alkaloid là 0.42% ( ở cành ) và 0.63% ( ở rễ ) Nếu bón amoni sulfat thì tỷ lệ alkaloid là 0.57% ( ở cành ) và 0.61% ( ở rễ )

Thu hoạch vỏ quả vào mùa hạ, vỏ thân, vỏ rễ quanh năm

5.Chế biến 1

Vỏ rễ: Đào rễ rửa sạch, bóc lấy vỏ, bỏ lõi, phơi hoặc sấy khô

Trang 7

Vỏ thân: Bóc lấy cỏ,đem phơi sấy khô.

Vỏ quả: Khi còn tươi,bỏ màng trong,thái mỏng , phơi sấy khô

Vỏ rễ lựu là những miếng không đều, cong hình long máng hay cuộn thành ồng, kích thước thay đổi, dày khoảng 1cm Mặt ngoài mặt xám vàng có những vẩy bẩn

to, đôi chỗ bị nứt nẻ Ở vỏ thân mặt ngoài đôi khi nhẵn, thường mang bì khổng và địa y Mặt trong nhẵn màu vàng hơn.Vết bẻ không có xơ, màu vàng nhạt.Cắt ngang thấy vùng libe có nhiều vân ngang và doc chia thành ô vuông rất đặc sắc.Không có mùi, vị chát sau hơi đắng

6.Vi phẫu 1

1 Lớp bần khá dày, gồm tế bào hình chữ nhật dẹt

2.Mô mềm vỏ có tế bào hình nhiều cạnh, xếp dài theo hướng tiếp tuyến.Trong mô mềm có tinh thể calci oxalate và tế bào mô cứng to

3 Libe rất phát triển,gồm tế bào chứa tinh thể calci oxalate và các tế bào chứa tinh bột xếp thành hang xen kẽ nhau đều đặn

4 Tia tủy hẹp, một dãy, loe rộng ra phía ngoài, cắt libe thành bó hình nón

Bột 1

Trang 8

Màu đỏ nâu, vị hơi chát Soi kính hiển vi thấy: mảnh mô mềm gồm tế bào chứa calci oxalate xen kẽ với tế bào chứa tinh bột Mảnh bần gồm tế bào màu

vàng,thành dày.Tình thế calci oxalat hình cầu gai Hạt tinh bột đứng riêng lẻ, đường kính 2-4 um Tế bào mô cứng thành rất dày có ống trao đổi rõ

Bảo quản: để nơi khô ráo,mát

4 Thành phần hóa học 1

Vỏ rễ, vỏ thân và cành của cây lựu chứa khoảng 0.3 – 0.7% alkaloid toàn phần: alkaloid chính là pseudopelletierin ; các alkaloid phụ là N- methylisopelletierin và isopelletierin ở nhiệt độ thường ở thể lỏng Một alkaloid với tên là pelletierin (C8H15ON) do Tanret tìm ra trước đây, nay nhiều tác giả cho rằng nó không có trong vỏ lựu Ngoài ra Vibau và Honstai ( 1956,1957 ) đã phân lập được 3 chất mới: C7H9ON , C7H17O2N và C10H19O2N cấu trúc chưa xác định rõ Ở phần gỗ có rất ít alkaloid, ở lá non không có alkaloid như trong vỏ quả mà chỉ có những dẫn chất piperidin không bền vững

Trang 9

Tất cả các bộ phận của cây lựu đều có tannin, ở vỏ chứa 20-25%,ở vỏ quả chứa khoảng 25%, chúng thuộc loại tanin thủy phân được, cấu tạo cơ bản của tanin là acid elagic, một ít galic và glucose Smit cà Fiso đã chứng minh cấu tạo cơ bản của tanin ở vỏ quả là flavogallol Ở lá có nhiều acid elagic và ít tanin tương tự như ở vỏ và vỏ quả

Flavogallol

Trang 10

Ngoài ra, trong tất cả các bộ phận của cây lựu còn chứa các chất tritecpen tự do

và một ít các chất sterin; ở lá có 0.45% acid ursolic , 0.2% acid betulic và β – sitostein ; ở vỏ quả có 0.6% acid ursolic; ở hạt có β – sitostein và 17 phần triệu oeston

5 Kiểm nghiệm:10

Định tính: Nhúng vỏ vào nước, vạch lên tờ giấy sẽ thấy một vết màu vàng, nhỏ lên vết này một giọt dung dịch sắt (III) clorid màu sẽ chuyển thành đen Ngoài ra còn có thể định tính alkaloid chiết vỏ lựu bằng phản ứng với thuốc thử chung, sắc ký giấy hoặc sắc ký lớp mỏng

Định lượng: theo nguyên tắc : chuyển alkaloid trong vỏ lựu ra dạng base bằng MgO rồi chiết bằng chloroform, bốc hơi dung môi choloroform, cho một lượng dư acid chuẩn độ vào hòa tan cắn alkaloid rồi định lượng acid thừa bằng kiềm tương ứng, dùng methyl đỏ làm chỉ thị màu

II.Tác dụng

1.Tác dụng dược lý1

Tanin là chất có tác dụng làm săn da và sát khuẩn mạnh

Muối isopelletierin có tác dụng tẩy sán, với nồng độ 1/10000 làm sán chết

Trang 11

của tim ếch cô lập, liều lớn có tác dụng ức chế Liều DL50 tiêm vào tĩnh mạch thỏ 0,3g/kg thể trọng thấy hưng phấn chút ít rồi co quắp cơ, sau liệt hô hấp rồi chết

Trong số các alkaloid ở vỏ lựu, có tác giả cho rằng isopelletierin mới có tác dụng chữa sán còn pseudopelletierin và N – methyllisopelletierin thì hầu như không có tác dụng Có tác giả cho rằng pseudopelletierin có tác dụng kém hơn isopelletierin 2-3 lần

Nước sắc vỏ quả lựu pha loãng trong ống nghiệm với nồng độ 1/2560 có tác dụng ức chế vi khuẩn Bacillus diphtheriae, với nồng độ 1/1280 ức chế cầu khuẩn staphylococcus aureus có tác dụng ức chế khuẩn lỵ Bacillus dysenteriae và vi khuẩn biển hình Bacillus proteus

Nước ngâm vỏ lựu pha loãng trong ống nghiệm với nồng độ 1/40 có tác dụng ức chế các vi khuẩn Epidermophyton và các vi khuẩn Dermatophyte

Độc tính: Trên súc vật thí nghiệm, liều cao của alcaloid trong thuốc làm cho súc vật ngưng thở và chết Tác dụng phụ thường gặp ở người là chóng mặt, rối loạn thị giác, mệt mỏi, giật đùi chân, run giật, cảm giác kiến bò Liều cao dẫn đến giãn đồng tử, đau đầu, nặng gây chóng mặt hoa mắt, nôn, tiêu chảy, buồn ngủ.5

2 Công dụng: 6

+ quả có tác dụng sáp trường chỉ tả, chỉ huyết, khu trùng Vỏ thân và vỏ rễ có tác dụng sát trùng trừ sán

Trang 12

+ Vỏ rễ, thân, cành: Diệt sán Vỏ rễ sắc uống ngày 20 - 60g, thường dùng vỏ tươi

vì có nhiều alcaloid

+ Vỏ quả: chữa lỵ, bạch đới, kinh nguyệt quá nhiều, nước sắc còn dùng ngậm, súc miệng chữa viêm amidan Sắc uống mỗi ngày 15 - 30g

+ Thịt quả được dùng trợ tim, giúp tiêu hoá Dịch quả tươi làm mát hạ nhiệt Hạt giúp tiêu hoá Hoa dùng chữa viêm tai đề phòng chảy mủ

3 Bài thuốc: 7

1 Chữa nổi mày đay, ngứa ngáy do phong thịnh, huyết nhiệt: Vỏ lựu tươi, Ké đầu ngựa, Bèo cái, Bồ công anh, Thổ phục linh, Hà thủ ô, mỗi loại 12 g; xác ve sầu,

mã đề, cam thảo đất, mỗi thứ 8 g Cho tất cả vào nồi ngâm với 750 ml nước trong

15 phút, sắc còn 200 ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn Nếu ngứa ngáy khó ngủ thì

có thể gia thêm lạc tiên và lá vông (10 g/món) cùng sắc uống

2 Chữa phỏng lửa hoặc phỏng nước sôi: Vỏ lựu rửa sạch, sấy khô, tán bột mịn, trộn đều với dầu Mè thoa lên chỗ phỏng, ngày 3-4 lần

3 Chữa lỵ kinh niên, phân có máu, mủ: Vỏ quả lựu, A giao, Đương quy, mỗi thứ

10 g; Hoàng liên, Hoàng bá, Gừng tươi, mỗi thứ 5 g; Cam thảo bắc 3 g Sắc 3 nước, cô lại còn 250 ml, chia làm 4 lần uống trong ngày, uống 7-10 ngày

4 Trị sán dây: Vỏ rễ Lựu tươi 60g, Hạt cau 40g, nước 750mg Cho vào nồi

(không dùng nồi gang, nồi tôn) ngâm 6 giờ, rồi sắc còn 500ml, lọc bỏ bã Uống buổi sáng khi đói, chia làm 2 lần cách nhau nửa giờ Hai giờ sau khi uống thuốc thấy bụng cồn cào khó chịu thì uống một liều thuốc tẩy đến lúc buồn đi ngoài thì ngồi nhúng hẳn mông vào chậu nước ấm để sán ra hết Trong khi uống nước thuốc cần nằm nghỉ và nhắm mắt (theo Dược liệu Việt Nam)

Trang 13

5 Tẩy giun đũa, giun kim: Vỏ quả lựu 15 g, hạt Cau già 10 g Sắc 3 lần rồi cô lại còn 100 ml, thêm đường vừa ngọt Uống vào buổi tối trước khi đi ngủ (sau khi ăn

3 giờ), liên tục trong 3 ngày

6 Chữa đái són, đái rắt: Vỏ thân Lựu 20g, vỏ rễ Dâu 20g, sắc uống

- Phế ung (áp-xe phổi): Hoa lựu trắng 7 đóa, hạ khô thảo 9g, sắc uống Hoặc hoa lựu 6g, ngưu tất 6g nhẫn đông đằng (dây kim ngân) 15g, bách bộ 9g, bạch cập 30g, đường phèn 30g sắc uống

- Phế kết hạch (lao phổi)

Hoa lựu trắng 30g, hạ khô thảo 30g sắc uống

- Ho và nôn ra máu: Hoa lựu trắng tươi 24 đóa, đường phèn 15g sắc uống

- Viêm tiền liệt tuyến: Hoa lựu trắng tươi 30g, nấu canh với thịt lợn ăn hàng ngày

- Trĩ xuất huyết: Hoa lựu trắng 7 đóa, đường phèn 9g sắc uống

- Thoát giang (lòi dom): Hoa hoặc vỏ quả lựu lượng vừa đủ, phèn chua một chút, sắc kỹ rồi cho thêm một ít bột ngũ bội tử sao, ngâm hậu môn hàng ngày

- Khí hư: Hoa lựu 3-5 đóa, sắc với chút rượu uống Hoặc hoa lựu 30g sắc kỹ, lấy nước bỏ bã rồi ngâm rửa âm đạo

- Băng lậu: Hoa lựu 9g, trắc bá diệp 9g, sắc uống Hoặc hoa lựu 3-5 sắc với rượu uống

- Viêm tai giữa: Hoa lựu lượng vừa đủ, sấy khô, cho thêm chút băng phiến rồi tán thành bột mịn, mỗi lần lấy một ít thổi vào tai bị bệnh Hoặc hoa lựu 50g đem ngâm với 250ml rượu trắng, sau 10 ngày thì dùng được, lọc kỹ qua gạc vô trùng rồi cho thêm 4g băng phiến Khi dùng, cần vệ sinh cho tai sạch mủ rồi dùng dịch thuốc nhỏ vào tai, mỗi ngày nhỏ 3 - 4 lần, mỗi lần 1-2 giọt

Trang 14

- Chảy máu mũi: Hoa lựu lượng vừa đủ, sấy khô tán bột rồi lấy một chút thổi vào

lỗ mũi Hoặc hoa lựu 6g sắc uống Hoặc hoa lựu tươi, rửa sạch giã nát rồi nhét vào lỗ mũi

- Ðau răng: Hoa lựu lượng vừa đủ sắc uống thay trà hàng ngày

- Viêm loét miệng: Hoa lựu đốt tồn tính, tán bột rồi bôi vào chỗ loét, mỗi ngày 2 lần Có thể cho thêm một chút thanh đại thì càng tốt

- Vết thương xuất huyết: Hoa lựu khô tán vụn rồi rắc lên vết thương Hoặc hoa lựu 1 phần, thạch khôi 2 phần, hai thứ sấy khô, tán thành bột mịn, rắc vào tổn thương

Hoa lựu nên thu hái khi mới nở, dùng tươi hoặc đem phơi trong bóng râm cho khô rồi cất giữ nơi khô ráo để dùng dần Cũng như vỏ quả và vỏ rễ, hoa lựu

không nên dùng cho người bị táo bón

Quai bị cấp tính: Lựu tươi 1 - 2 quả tách hạt nghiền nát, cho nước sôi vào ngâm

độ 30 phút, cho vào vải xô lọc lấy nước, ngậm súc miệng ngày vài lần

Băng huyết: Vỏ quả lựu 90 gr sắc lấy nước uống với mật ong.

Tiểu tiện không tự chủ: Lấy quả lựu chua đốt tồn tính 10 gr, vỏ rễ cây day 12 gr

Sắc vỏ rễ cây dâu lấy nước hòa với bột lựu chia uống ngày 1 - 2 lần Sẽ có kết quả tốt

- Nước ép lựu tốt cho bệnh nhân thận5

Một nghiên cứu mới từ khoa y, Học viện Nghiên cứu công nghệ Haifa (Israel) vừa công bố: bổ sung nước ép lựu vào chế độ ăn uống hằng ngày sẽ giúp tránh một số biến chứng ở bệnh nhân bệnh thận lọc máu

Trang 15

Nghiên cứu này thực hiện trên 101 bệnh nhân chạy thận, gồm nhóm bệnh nhân được cung cấp nước ép từ hai quả lựu vào mỗi buổi đầu chạy thận, 3 lần/tuần trong một năm, trong khi nhóm bệnh nhân đối chứng được cho uống giả dược để

so sánh Kết quả các xét nghiệm cho thấy: bệnh nhân uống nước ép lựu đã giảm viêm nhiễm và những ảnh hưởng do stress oxy hóa gây ra bởi các gốc tự do

Từ lâu các nhà khoa học cũng chứng minh nước ép lựu có nhiều lợi ích cho sức khỏe: cung cấp chất chống oxy hóa, giảm cholesterol và huyết áp - nhất là đối với bệnh nhân bệnh đái tháo đường đường, cao huyết áp

Ghichú 8

+ Chỉ dùng ấm đất hoặc nồi, xoong nhôm, thép không gỉ để sắc thuốc vì lựu có

+ Vỏ quả lựu cần sao khô, giã cho dập thành bột thô rồi mới sắc để rút hết chất thuốc Nếu ăn nhiều quả lựu sẽ hại phổi, tổn răng

+ Khi dùng vỏ quả khô, vỏ thân, vỏ rễ khô thì phải bảo quản nơi khô ráo, không

để lâu quá 2 năm Người thể trạng hư yếu, phụ nữ có thai và trẻ em không nên

Trang 16

Kiêng kỵ: Không dùng vỏ rễ cho phụ nữ có thai và trẻ em.

III Các chế phẩm có thành phần từ cây Lựu.

ageLOC Vitality có thành phần được chiết xuất từ cây lựu được bào chế nhằm

hồi phục những hao tổn về sinh lực vì vấn đề tuổi tác, tận gốc rễ.ageLOC

Vitality giúp phục hoạt những Ti thể (Mitochondria) thuộc nhóm Genes (Youth

Gene Cluster) để giúp những tế bào sản xuất năng lượng hiệu quả hơn Sản

phẩm ageLOC Vitality với kỹ thuật độc quyền, mang lại sinh lực cho cả ba phương diện: thể lực cường tráng, trí tuệ sắc bén, và đời sống sinh lý sung

mãn.8

Tinh cốt quả lựu và hồng sâm để bồi bổ sức khỏe, tăng cường thể lực9

Trang 17

Kết luận

Như vậy, Lựu không là loài cây trồng để làm cảnh và lấy quả ăn mà còn có rất nhiều tác dụng quan trọng trong cả y học cổ truyền lẫn tây y Cây lựu vừa có tác dụng làm đẹp, là thành phần trong một số loại thực phẩm chức năng và dùng làm thuốc trị bệnh, diệt khuẩn và bồi bổ sức khỏe

Tài liệu tham khảo :

1 Giáo trình dược liệu II đại học Dược Hà Nội

2 http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=2&img=1&ID=2219

3 http://www.hort.purdue.edu/newcrop/morton/pomegranate.html

4 http://www.crfg.org/pubs/ff/pomegranate.html

5 thuocdongduoc.com

6 nguyenkynam.com

7 vi.wikipedia.org

9 hongsamkumsan.com.vn

10 GS.TS Đỗ Tất Lợi, “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, NXB Y học,

2004

Ngày đăng: 20/01/2016, 21:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w