- Phát triển nông nghiệp bền vững: là sự phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chính là sự bảo tồn đất, nước, các nguồn gen động và thực vật, k
Trang 1I ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở bất cứ nước nào, dù là nước nghèo hay nước giàu thì nông nghiệp đều có vị trí quan trọng Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế cung cấp những sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm cho con người tồn tại Trong quá trình phát triển kinh tế, nông nghiệp cần được phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về lương thực thực phẩm của xã hội Vì thế, sự ổn định xã hội và mức an ninh về lương thực và thực phẩm của xã hội phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của nông nghiệp
Hiện tại cũng như trong tương lai, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người, không ngành nào có thể thay thế được Đảm bảo an ninh lương thực là mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia, góp phần ổn định chính trị, phát triển nền kinh tế Xã hội càng phát triển vai trò của nông nghiệp ngày càng được coi trọng ở các nước phát triển, nông nghiệp có tính đa chức năng Chức năng cơ bản của nông nghiệp bao gồm chức năng kinh tế, xã hội, môi trường, văn hóa
và chính trị Chức năng kinh tế và môi trường được thảo luận ở trên Chức năng xã hội của nông nghiệp thể hiện ở chỗ đây là sinh kế kiếm sống của đại bộ phận cư dân nông thôn, gắn với các truyền thống văn hóa và xã hội của mỗi vùng miền Chức năng văn hóa vật thể và phi vật thể
Trong thời đại ngày nay thật không đầy đủ nếu chúng ta chỉ nói đến phát triển và tăng trưởng, những bài học trong các giai đoạn phát triển vừa qua đã cho thấy những hạn chế, khiếm khuyết trong các lý thuyết phát triển và cái giá phải trả cho sự phát triển đó
mà loài người đang phải nỗ lực giải quyết đặc biệt là những tổn thương về môi trường làm suy giảm các nguồn tài nguyên Có thể nói rằng sự phát triển nông nghiệp nông thôn theo các mô thức cũ dù là truyền thống hay hiện đại đều bộc lộ những hạn chế nhất định về kinh tế, xã hội và môi trường đe dọa sự tồn vong của loài người,đòi hỏi
có một phương thức phát triển mới - phương thức phát triển bền vững
II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Một số khái niệm
- Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các yêu cầu hiện tại nhưng không tổn hại cho khả năng của các thế hệ tương lai để đáp ứng yêu cầu của chính họ
Là việc quản lý bảo tồn cơ sở tài nguyên thiên nhiên, định hướng những thay đổi công
Trang 2nghệ và thể chế theo 1 phương thức sao cho đạt đến độ thỏa mãn một cách liên tục những nhu cầu của con người của thế hệ hôm nay và mai sau
- Phát triển nông nghiệp bền vững: là sự phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản) chính là sự bảo tồn đất, nước, các nguồn gen động và thực vật, không bị suy thoái môi trường, kỹ thuật thích hợp, lợi ích kinh
tế và chấp nhận được về mặt xã hội
2 Tại sao cần phát triển bền vững trong nông nghiệp?
o Do áp lực của tăng dân số và tốc độ đô thị hoá, do các sai lầm trong lựa chọn
kỹ thuật, con người đang phải đối mặt với những thách thức to lớn Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, thiên tai xảy ra bất thường, bầu khí quyển, nguồn nước bị ô nhiễm nặng đang đe dọa cuộc sống của mọi người Hơn lúc nào hết đòi hỏi phải có những hành động kịp thời nhằm ngăn chặn đà suy thoái của môi trường sống
o Các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá Trong nông nghiệp, quá trình chuyển dịch kinh tế đang diễn ra sôi nổi ở khắp nơi trên đất nước Làm thế nào để phát triển nhanh nhưng không tác động xấu đến môi trường, đến sinh hoạt bình thường của cộng đồng đang là mối quan tâm của toàn xã hội
Trang 3o Trước tình hình khủng hoảng tài chính toàn cầu, vấn đề phát triển bền vững lại càng nổi lên gay gắt bởi nó quan hệ đến an sinh xã hội, là điều kiện để công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành công
o Sự tăng dân số đang gia tăng áp lực lên việc khai thác tài nguyên thiên nhiên
Mà tài nguyên thiên nhiên thì lại rất có hạn: đất trồng cho nông nghiệp, nguồn nước
và các vật tư khác là những yếu tố hạn chế Ngay dầu lửa, nguồn năng lượng chủ yếu của công nghiệp cũng không còn là bao, có nhiều dự đoán khác nhau có thể là còn khai thác được 30-50 năm, cũng có thể là ngắn hơn
o Cứ mỗi năm thế giới lại tăng thêm từ 80 - 100 triệu người Tăng dân số có nghĩa là tăng nhu cầu lương thực và thực phẩm, áp lực về công ăn việc làm theo đó cũng tăng lên Từ thống kê của ILRI (international rice research institute- viện nghiên cứu gạo quốc tế) cho thấy nhu cầu sữa, thịt, trứng và thức ăn gia súc ở vùng châu Á, Thái bình Dương đã tăng gấp đôi so với năm 1980 Theo ước tính thì dân số thế giới
sẽ tăng từ 6.02 tỉ hiện nay lên 7,5 tỉ vào năm 2020 Và nước ta cũng sẽ tăng lên đến
100 triệu người vào năm 2020 Riêng nước ta mỗi năm nông nghiệp phải nuôi thêm 1 triệu miệng ăn, có nghĩa là phải có thêm khoảng 1 triệu tấn lương thực mỗi năm, chưa
kể các loại thực phẩm
o Sự khai thác tài nguyên quá mức đã dẫn đến tàn phá thiên nhiên; gây xói mòn,
ô nhiễm đất, nước, khí trời, làm mất đa dạng sinh học và đang thu hẹp môi trường sinh sống của nhiều loài động thực vật kể cả loài người
o Những thảm họa không lường được sẽ xảy ra cùng với việc trái đất nóng lên, ngập lụt, khô cằn, thay đổi khí hậu sẽ diễn ra ở nhiều vùng
o Năm 1983 Liên Hiệp Quốc đã lập ra một Uỷ ban độc lập gọi là “Uỷ ban Quốc
tế về môi trường và phát triển WCED” Trong báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” năm 1987 đã chỉ rõ những vấn đề nghiêm trọng đang đe dọa tương lai của loài người
o “Trái đất chỉ có một, nhưng thế giới lại không phải là một Tất cả chúng ta phải dựa vào bầu khí quyển để giữ cho cuộc sống Tuy vậy mỗi cộng đồng, mỗi nước đều phần đấu để tồn tại và phồn vinh mà ít chú ý đến những cộng đồng khác Một số nước
đã thụ hưởng tài nguyên của trái đất đến mức chỉ còn lại rất ít cho thế hệ mai sau Một
số nước khác đông hơn về số lượng lại thụ hưởng được rất ít và phải sống với viễn cảnh đói nghèo, cùng khổ, bệnh tật và chết sớm”
Trang 4o Nhưng cái thất bại thì cũng đã quá rõ ràng Đó là nhãn quan thiển cận khi đeo đuổi mục tiêu phồn vinh Vì nghèo đói người ta sẵn sàng bóc lột thiên nhiên từ hình thức thô sơ chặt phá đến áp dụng các công cụ máy móc Các hệ thống sản xuất sai lầm chỉ nhằm cái lợi trước mắt có lúc đã để lại những tai họa khôn lường Ngay trong nông nghiệp việc trồng sắn năm này qua năm khác đã làm cho mầu mỡ đất suy kiệt; nuôi tôm thâm canh quá mức dẫn đến sự tàn phá hầu hết các rừng sú vẹt ven biển, những loại cây quý không dễ gì mọc được và đã chống chọi với sóng biển kiên cường đến như vậy
=>> Rõ ràng là con người thế hệ này phải nghiên cứu và phát triển những hình thức sản xuất phù hợp nhất, thông minh nhất cho thời đại của họ và cả cho các thế hệ sau này
3 Các chỉ tiêu đánh giá phát triển nông nghiệp bền vững
Quan điểm phát triển chủ đạo của một mô hình nông nghiệp bền vững là “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” Đối với sản xuất nông nghiệp yêu cầu phát triển hiệu quả và bền vững là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế Để đánh giá mức độ phát triển hiệu quả và bền vững của sản xuất nông nghiệp cần xem xét toàn diện các mặt hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau Nói cách khác, đó là xem xét quá trình nâng cao hiệu quả sản xuất có đi kèm với giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường được đặt ra hay không
Như vậy, các chỉ tiêu đánh giá phát triển nông nghiệp bền vững bao gồm:
a Chỉ tiêu kinh tế
Khái niệm: Chỉ tiêu kinh tế là hiệu quả sản xuất và tốc độ tăng trưởng hiệu quả sản xuất
- Hiệu quả sản xuất toàn phần(TFP): là chỉ số của tổng giá trị đầu ra và tổng giá trị đầu vào của hệ thống
(TFP =Q/X) Trong đó Q là tổng giá trị đầu ra, X là tổng giá trị đầu vào
Chỉ số giữa giá trị đầu ra và một yếu tố đầu vào nào đó được gọi là hiệu quả từng phần Tuy nhiên hiệu quả từng phần (hiệu quả của một yếu tố đầu tư) không phản ánh được tác động tổ hợp của các yếu tố đầu tư với nhau trong sản xuất nên người ta thường tính hiệu quả sản xuất toàn phần
- Tốc độ tăng trưởng hiệu quả sản xuất
Trang 5Để dánh giá tính bền vững kinh tế của hệ thống trong một thời kì nào đó( ví dụ từ năm
r đến năm s) người ta tính tốc độ tăng trưởng hiệu quả sản xuất trong thời kì đó:
TFPs/TFPr=(Qs/Xs)/(Qr/Xr) Trong đó: Qr là tổng giá trị đầu ra năm r ; Qs là tổng giá trị đầu ra năm s
Xr là tổng giá trị đầu vào năm r ; Xs là tổng giá trị đầu vào năm s
Nếu TFPs/TFPr lớn hơn 1 thì hiệu quả sản xuất tăng và ngược lại
b Chỉ tiêu sinh thái môi trường
- Tính bền vững của đất
Dựa vào sự biến đổi các chỉ tiêu vật lý, hóa học và sinh học của đất theo thời gian để đánh giá tính bền vững của đất, trong dó các chỉ tiêu quan trọng là:
+ Năng suất cây trồng phản ứng của đất (PH) –hàm lượng chất hữu cơ trong đất -hàm lượng NPK dễ tiêu trong đất cũng như một số nguyên tố vi lượng khác (tùy thuộc vào loại đất và hệ thống cây trồng- lượng nước và chất lượng nước trong đất (nước trong đất canh tác, nước ngầm)
- Tính bền vững môi trường
Trong quá trình sản xuất của một hệ thống nông nghiệp người ta thường chú ý đến đầu vào đầu ra do con người quản lí mà ít chú ý đến đầu ra đầu vào khác Một khía cạnh khác của tính bền vững môi trường là khai thác và bảo vệ bền vững nguồn nước đây là một chỉ tiêu quan trọng trong phát triển nông nghiệp bền vững
- Tính bền vững sinh vật
Chỉ số đa dạng là chỉ tiêu quan trọng dánh giá sự bền vững sinh vật trong hệ sinh thái nông nghiệp
các chỉ tiêu trên được theo dõi hằng năm trong một thời gian dài (20 năm) từ đó đánh giá cả sự biến động và xu hướng diễn biến các tính chất của đất
c Chỉ tiêu về xã hội
- Sử dụng lao động và hiệu quả sử dụng lao động (số người thất nghiệp, thu nhập bình quân đầu người, tình trạng di dân, nhập cư)
- Hệ thống thị trường tiêu thụ cũng như cung ứng vật tư nông nghiệp( giá cả, thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, các nguồn cung ứng vật tư)
- Các hoạt động văn hóa xã hội của cộng đồng
- Hiểu và thực hiện các chính sách của nhà nước trên cơ sở cộng đồng
4 Các nguyên tắc trong phát triển nông nghiệp bền vững
Đó chính là quá trình vận hành đồng thời 3 phương diện phát triển, cụ thể như sau:
- Thứ nhất: Kinh tế phát triển và tăng trưởng bền vững.
- Thứ hai: Xã hội thịnh vượng, công bằng, dân chủ và văn minh.
- Thứ ba: Môi trường được trong lành, tài nguyên được duy trì bền vững.
Do vậy hệ thống hoàn chỉnh các nguyên tắc đạo đức cho phát triển bền vững trong nông nghiệp chính là phát triển đầy đủ cho cả 3 phương diện: kinh tế, xã hội và môi
Trang 6trường Nói cách khác nguyên tắc phát triển bền vững trong nông nghiệp là phải cùng đồng thời thực hiện tốt 3 mục tiêu chính:
• Phát triển hiệu quả về kinh tế trong nông nghiệp
• Phát triển hài hòa các mặt xã hội nâng cao mức sống của các tầng lớp dân cư trong khu vực nông nghiệp và nông thôn
• Cải thiện môi trường môi sinh, bảo đảm phát triển lâu dài vững chắc cho thế hệ hôm nay và cả thế hệ mai sau
Những mục tiêu được đánh giá cụ thể như sau:
• Về kinh tế: phát triển bền vững bao hàm cải thiện giáo dục ở các vùng nông nghiệp nông thôn, đồng thời chăm lo sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em Tạo sự công bằng về các quyền sử dụng đất trong phát triển nông nghiệp sao cho phù hợp, ngoài ra cần xóa đi khoảng cách về thu nhập cho những người làm nông nghiệp
• Về xã hội và con người: Để đảm bảo phát triển bền vững cần nâng cao trình độ văn hóa và khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân Nhờ vậy người dân sẽ tích cực và
có ý thức hơn trong việc sử dụng sao cho hợp lý các vấn đề liên quan đến môi trường cũng như phát triển kinh tế xã hội
• Về môi trường: Muốn phát triển bền vững về môi trường cần đảm bảo việc sử dụng đất trồng, nguồn nước, khoáng sản… liên quan đến phát triển nông nghiệp sao cho hợp lý Đồng thời phải lựa chọn các tiến bộ về khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến để nâng cao sản lượng cũng như mở rộng sản xuất
5 Các mô hình nông nghiệp bền vững
a Mô hình VAC
Khái niệm
VAC là cụm từ viết tắt của 3 chữ cái đầu của 3 từ ‘vườn’, ‘ao’ và ‘chuồng’ Trong khái niệm chung : ‘Vườn’ là yếu tố phản ánh các hoạt động trồng trọt trong vườn,
‘Ao’ là chỉ các hoạt động nuôi cá trong ao và ‘Chuồng’ chỉ các hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm
Hoạt động.
Trang 7Như chúng ta có thể thấy: ‘Vườn’ cung cấp các thức ăn cho chăn nuôi (rau, cỏ, thân cây đậu, ngô, rau lang, lá sắn ), ngược lại ‘chuồng’ cung cấp phân bón được chế biến
từ chất thải gia súc, gia cầm cho cây trồng trong vườn; ‘Ao’ cung cấp nước tưới và bùn làm tăng chất lượng đất cho cây trồng trong ‘Vườn’, ngược lại nhiều cây thực vật
từ ‘Vườn’ có thể làm thức ăn cho cá trong ‘Ao’; Rất nhiều sản phẩm và phụ phẩm từ
‘Ao’ là nguồn thức ăn bổ sung có chất lượng cho chăn nuôi gia cầm (ruột, xương và đầu tôm, cá các loại ) làm thức ăn bổ sung với lượng đạm cao cho gia cầm Nước từ
‘ao’ rất cần để rửa sạch và vệ sinh hệ thống chuồng trại chăn nuôi và sau đó có thể xử
lý để quay trở lại ‘Ao’ với nguồn dinh dưỡng tốt cho cá Chất thải gia súc sau khi phân hủy để tạo khí sinh học thay thế chất đốt truyền thống (củi, than đá, rơm rạ ) thì
bã thải của nó trở thành nguồn thức ăn có giá trị để nuôi cá, hoặc nuôi giun làm thức
ăn cho cá hoặc cho gia cầm Vì vậy, mô hình VAC có thể được quản lý và phát triển như một mô hình sản xuất tổng hợp, khép kín phi chất thải
Đặc điểm
Mô hình VAC phụ thuộc vào vị trí địa lý của từng địa phương do vậy ở mỗi quốc gia, mỗi vùng khác nhau có những đặc điểm khác nhau
Ưu điểm, nhược điểm
• Ưu điểm
- Giảm chi phí đầu vào → nâng cao thu nhập
- Phân tích hiệu quả đất đai trên cùng mộ dơn vị diện tích, tận dụng tối đa ánh sáng, ngồn nước, chất dinh dưỡng
- Hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi và tiết kiệm trong nông nghiệp: phân gia súc, gia cầm làm phân bón cho rau hay nguyên liệu để ủ khí BIOGAS dùng trong sinh hoạt, làm thức ăn cho cá, ao cung cấp nước tưới cho vườn, và bùn bón cây
- Tận dụng được mối quan hệ tương tác giữa các hệ sinh thái rừng, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây nông nghiệp trên cạn với hệ sinh thái ao, chăn nuôi động vật và hệ sinh thái lúa nước
- Mô hình này không chỉ có tác dụng chống xói mòn, bảo vệ đất mà còn nâng cao
độ phì của đất thông qua trồng cây cải tạo đất nên có tính bền vững cao
- Sản phẩm nông lâm sản của mô hình này rất đa dạng, không chỉ thỏa mãn nhu cầu đời sống hàng ngày trong gia đình mà còn có hàng hóa bán ra thị trường
Trang 8- Góp phần duy trì và bảo vệ được tính đa dạng sinh học, giảm sức ép của việc gia tăng dân số lên việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên
• Nhược điểm
- Trình độ kỹ thuật thâm canh còn lạc hậu, canh tác theo lối tiểu nông, nhỏ lẻ, hội viên làm vườn, nông dân chưa được tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật
- Giá cả các sản phẩm không ổn định
- Thiếu thông tin
b Mô hình nông lâm kết hợp
Khái niệm
Nông lâm kết hợp là một hệ thống quản lý đất đai trong đó các sản phẩm của rừng và trồng trọt được sản xuất cùng lúc hay kế tiếp nhau trên các diện tích đất thích hợp để tạo ra các lợi ích kinh tế, xã hội và sinh thái cho cộng đồng dân cư tại địa phương
Đặc điểm
Mô hình nông lâm kết hợp với sự phối hợp có suy tính giữa các thành phần khác nhau của nó đã mang đến cho các hệ thống sản xuất nông nghiệp các điểm chính sau:
- Tạo nên một hệ thống quản lý đất đai bền vững
- Gia tăng năng suất và dịch vụ trên một đơn vị diện tích sản xuất
- Sắp xếp hoa màu canh tác phù hợp giữa nhiều thành phần cây lâu năm, hoa màu hay vật nuôi theo không gian và thời gian trên cùng một diện tích đất
- Đóng góp vào phát triển cho các cộng đồng dân cư về các mặt dân sinh, kinh tế và hoàn cảnh sinh thái mà vẫn tương thích với các đặc điểm văn hóa, xã hội của họ
- Kỹ thuật của nó mang đậm nét bảo tồn sinh thái môi trường
Ưu nhược điểm của mô hình
• Ưu điểm
- Cung cấp lương thực và thực phẩm cho con người và còn có thể tạo nguồn thức
ăn cho gia súc
- Tăng thu nhập nông hộ
- Tạo việc làm, tạo thêm ngành nghề phụ cho nông dân, tận dụng mọi nguồn lao động ở nông thôn
- Đa dạng hóa sản phẩm
- Giảm rủi ro trong sản xuất và tăng mức độ an toàn lương thực
- Hỗ trợ cây trồng chính
- Góp phần giải quyết khó khăn về gia tăng dân số
- Thúc đẩy lâm nghiệp xã hội phát triển
- Góp phần hạn chế tình trạng du canh du cư, đốt nương làm rẫy và góp phần xóa đói giảm nghèo cho một bộ phận nông dân miền núi
- Nếu mô hình được thiết kế và quản lý thích hợp sẽ có khả năng: giảm dòng chảy
bề mặt xói mòn đất duy trì độ mùn và cải thiện lý tính của đất và phát huy chu
Trang 9trình tuần hoàn dinh dưỡng , tăng hiệu quả sử dụng dinh dưỡng của cây trồng và vật nuôi
- Trong mô hình nông lâm kết hợp do hiệu quả sử dụng chất dinh dưỡng của cây trồng cao nên làm giảm nhu cầu bón phân hóa học, vì thế giảm nguy cơ ô nhiểm nguồn nước ngầm
- Làm giảm sức ép của con người vào rừng tự nhiên, giảm tốc độ phá rừng do mô hình này đã cung cấp một phần lâm sản cho nông hộ và đã tận dụng đất có hiệu quả
• Nhược điểm
- Việc trồng xen cây lâm nghiệp và nông nghiệp có thể dẫn đến sự cạnh tranh về ánh sáng, nước và chất dinh dưỡng trong đất ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng chính và các loại hoa màu trồng xen
- Một số loại cây trồng ( như: cây keo dậu) thường tạo ra các chất kháng hóa học khi vật của chúng bị rơi rụng bị phân hủy hay rễ cây tiết ra các chất cản nảy mần gây ảnh hưởng lớn đến các loài thực vật khác kể cả hoa màu
- Gia súc có thể gây hại đến các loại cây ăn quả, hoa màu và những thực vật khác khi áp dụng việc chăn thả kết hợp dưới rừng trồng hoặc có thể tăng khả năng xói mòn nếu chăn thả gia súc quá mức ( rừng và đồng cỏ phối hợp)
c.Mô hình nông nghiệp không chất thải
khái niệm: là mô hình nông nghiệp bền vững, trong đó người nông dân chủ động
phát triển các mô hình trồng trọt chăn nuôi, giải quyết rác thải sinh hoạt của mình
mà không cần phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ
Nội dung: Trong mô hình này, chất thải của nhóm này lại là đầu vào của nhóm kia,
kết hợp với một số kỹ thuật xanh, mô hình nông nghiệp không chất thải đem lại năng suất cao và lợi nhuận lớn cũng như sự chủ động hoàn toàn cho người nông dân
Trang 10 Ưu, nhược điểm của mô hình
• Ưu điểm:
- Đem lại năng suất cao, lợi nhuận lớn (do tiết kiềm chi phí đầu vào) đồng thời mang lại sự chủ động cho nông dân
- Góp phần bảo vệ môi trường sản xuất nhờ hạn chế việc thải chất thải sản xuất ra môi trường
- Tận dụng không gian sinh thái 3 chiều của vùng nhiệt đới (ánh sang, nhiệt độ, độ ẩm)
- Khai thác nguồn tài nguyên tái sinh và tái sử dụng chất thải (của vật nuôi, cây trồng)
- Hạn chế sự suy giảm của các nguồn tài nguyên không tái tạo (xói mòn đất)
- Làm ra sản phẩm nhiều hơn, đa dạng hơn, chất lượng tốt hơn trên cùng một diện tích canh tác
- cũng bà con nông dân nhận thức được tầm quan trọng của việc xử lý ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất, có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ môi trường trong nông nghiệp
Từ thực tế cho thấy, việc mở rộng mô hình nông nghiệp không chất thải rất cần được nhân rộng tại nhiều địa phương khác, nhằm góp phần thúc đẩy lĩnh vực nông nghiệp phát triển và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông nghiệp, nông thôn
• Nhược điểm: