Coi thơ trẻthời chống Mỹ là hiện tượng nghệ thuật nổi bật, chúng tôi cho rằng, cần nghiên cứu cảm hứng và giọng điệu của cả dòng thơ dưới dạng một công trình khoa học chuyên biệt.. Tuy t
Trang 2LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS PHÙNG QUÝ NHÂM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014
Trang 3Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả Luận án, dưới sựhướng dẫn khoa học của PGS.TS Phùng Quý Nhâm Kết quả nghiên cứu không saochép bất kì một công trình khoa học hay tài liệu tham khảo nào Tôi giữ bản quyền vàhoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Tác giả
Nguyễn Bá Long
Trang 4DẪN NHẬP Trang
1 Lý do chọn đề tài 1
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 27
CHƯƠNG 1: THƠ CHỐNG MỸ VÀ THƠ TRẺ VIỆT NAM
THỜI KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ
1.1 Thơ chống Mỹ: Biên độ thời gian, đặc điểm nổi bật 31
CHƯƠNG 2: CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT TRONG THƠ TRẺ
VIỆT NAM THỜI KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ
2.1 Cảm hứng nghệ thuật: Khái niệm, hướng phân loại 75
2.2 Những dạng thức cảm hứng trong thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến
Trang 52.3.4 Cảm hứng đời tư, thế sự 110
2.3 Một số phương thức biểu đạt cảm hứng nghệ thuật trong thơ trẻ
2.3.1 Sáng tạo hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng 120
CHƯƠNG 3: GIỌNG ĐIỆU THƠ TRẺ VIỆT NAM THỜI KHÁNG
CHIẾN CHỐNG MỸ
3.2 Những kiểu giọng điệu trong thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến
CÁC CÔNG TRÌNH, BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
Trang 6DẪN NHẬP
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sự kiện Việt Nam chống Mỹ và thắng Mỹ không chỉ vang dội ở thế kỷ XX màsau cuộc chiến ấy, bên cạnh những “di chứng”, “hội chứng” để lại, ngày càng xuấthiện nhiều công trình nghiên cứu về nó trên các mặt quân sự, lịch sử, tâm lí, vănhọc,… với nhiều ý kiến đánh giá khác nhau Nhưng dù khác nhau thế nào, thì với ViệtNam, đó là cuộc kháng chiến chính nghĩa, kháng chiến để giải phóng dân tộc, thốngnhất nước nhà Nghiên cứu cốt nhằm khẳng định, lí giải và làm sáng tỏ thêm một sốvấn đề mà độ lùi thời gian, xu thế thời đại cho phép; nghiên cứu vì mục đích hòa bình,hướng tới hòa giải - hòa hợp dân tộc, khép bỏ hận thù, vì một nước Việt Nam độc lập,dân chủ, giàu mạnh
Trên tinh thần ấy, chúng tôi chọn đề tài Thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ: Cảm hứng và giọng điệu cho Luận án tiến sĩ của mình, với những lí do
sau đây:
1.1 Thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ (gọi tắt “thơ trẻ thời chốngMỹ”), qua độ lắng thời gian, nay trở thành hiện tượng văn hóa tinh thần rất đáng trântrọng Có thể nói, thời đại ấy đã sản sinh ra một thế hệ nhà thơ, mà nếu thiếu họ, thơchống Mỹ sẽ không tránh khỏi hẫng hụt, thậm chí tẻ nhạt, nghèo sinh khí Coi thơ trẻthời chống Mỹ là hiện tượng nghệ thuật nổi bật, chúng tôi cho rằng, cần nghiên cứu
cảm hứng và giọng điệu của cả dòng thơ dưới dạng một công trình khoa học chuyên
biệt Hướng tiếp cận này sẽ là cơ sở để đánh giá những đóng góp của một thế hệ nhàthơ vào lịch sử chống ngoại xâm và diễn trình vận động của thơ ca dân tộc
1.2 Tiếp cận thơ trẻ thời chống Mỹ từ cảm hứng và giọng điệu là khám phá tưtưởng và nghệ thuật của một dòng thơ nảy sinh trong bối cảnh lịch sử đặc biệt, rấtnghiệt ngã Đó là chiến tranh - bom đạn - chết chóc, đối lập với môi trường “sinhtrưởng” của thơ Chúng tôi thấy cần góp phần đánh giá hiện tượng thơ trẻ trên tinhthần đổi mới có kế thừa những kết luận hợp lí trong các công trình nghiên cứu trướcđây Độ giãn gần bốn mươi năm kể từ khi chiến tranh kết thúc, gần hai mươi năm ViệtNam - Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ, là lợi thế để người nghiên cứu kiến giải, kết
Trang 7luận những thành tựu cũng như mặt hạn chế của dòng thơ này Vả lại, đội ngũ thơ trẻthời ấy, nay phần đa bước sang độ tuổi “thất thập diệp như thu”, một số nhà thơ đã ra
đi theo quy luật sinh tử Bởi vậy, theo chúng tôi, cần nghiên cứu sáng tác của họ khi
họ đang là người đương thời, chắc chắn sẽ thuận lợi hơn
1.3 Sau cùng, xét từ phương diện một người nghiên cứu, giảng dạy vănchương trong nhà trường đã hơn 30 năm, một người sinh ra và lớn lên trong cuộckháng chiến ác liệt ấy, chọn đề tài này, chúng tôi nghĩ, nó phù hợp và hữu ích cho bảnthân khi tác nghiệp, hỗ trợ học sinh - sinh viên trong học tập nghiên cứu, thêm tài liệu
để đồng nghiệp tham khảo Ngoài ra, nếu đề tài thành công thì bản thân cảm thấy nhưđược bày tỏ tấm lòng tri ân đối với vô số những người ngã xuống cho đất nước độclập, thống nhất, trong đó có thân nhân ruột thịt của mình
2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
- Mỗi thời kì, mỗi thời đại thường xuất hiện một kiểu nghệ sĩ Thời kháng chiếnchống Mỹ xuất hiện thế hệ nhà thơ trẻ tài năng, giàu sáng tạo, tràn đầy nhiệt huyếtcách mạng Có thể nói, đó là cả một thế hệ nhà thơ “dàn hàng gánh đất nước trên vai”,
xả thân cứu nước, xả thân để làm ra đời và làm ra thơ Sáng tác của họ góp vào nềnthơ Việt Nam hiện đại sắc điệu riêng, rất nổi bật, càng có độ lắng thời gian càng thấy
rõ sự nổi bật ấy
Kể từ khi hình thành (đầu thập niên 60, thế kỉ XX) đến nay, thơ trẻ thời chống
Mỹ được giới nghiên cứu tìm hiểu trên nhiều phương diện và cấp độ khác nhau.Những cây bút thẩm định văn chương uy tín như Hoài Thanh, Chế Lan Viên, XuânDiệu, Hoàng Trung Thông, Lê Đình Kỵ, Nguyễn Văn Hạnh, Trần Đình Sử, NguyễnĐăng Mạnh, Trần Hữu Tá, Nguyễn Văn Long, Hà Minh Đức, Huỳnh Như Phương,Nguyễn Đăng Điệp, Bùi Công Hùng, Mã Giang Lân, Vũ Tuấn Anh, Nguyễn BáThành, đều có những nhận định sâu sắc về thơ trẻ thời chống Mỹ Chưa ai thống kêchính xác có bao nhiêu công trình khoa học khám phá dòng thơ này, chỉ biết rằng sốlượng khá phong phú và đa dạng Theo chúng tôi, có thể tạm quy về một số hướngnghiên cứu sau đây:
- Hướng nghiên cứu tập trung vào một tác giả; đối tượng thường là một trong
số các nhà thơ tiêu biểu: Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Nguyễn Khoa Điềm, Xuân
Trang 8Quỳnh, Lưu Quang Vũ, Lê Anh Xuân, Hữu Thỉnh, Thanh Thảo, Ngô Kha, TrầnQuang Long, tầm độ từ bài viết có tính giới thiệu (tiểu luận) đến khóa luận đại học,luận văn thạc sĩ.
- Hướng phân tích, thẩm bình một thi phẩm cụ thể Hướng này chủ yếu tập
trung vào những bài thơ được chọn giảng trong nhà trường: Bếp lửa - Bằng Việt, Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật, Đất quê ta mênh mông - Dương Hương Ly, Trở về quê nội, Dáng đứng Việt Nam - Lê Anh Xuân, Sóng - Xuân Quỳnh, Tre Việt Nam - Nguyễn Duy, Bài ca chim chơ rao (trích) - Thu Bồn, Hạt gạo làng ta -
Trần Đăng Khoa, ); số lượng bài viết khá nhiều, khó tính hết
- Hướng nghiên cứu toàn bộ dòng thơ trẻ dưới dạng phân tích tổng thể nội dung
và nghệ thuật (Giáo trình Lịch sử văn học tập III - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại tập II - sách Dự án đào tạo giáo viên THCS, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Lời tựa tập thơ Sức mới - Chế Lan Viên, ) Hay dưới dạng
khám phá chuyên sâu một trong các vấn đề nổi bật của cả dòng thơ: cái tôi trữ tình,phong cách, cảm hứng, giọng điệu, thể loại (tập trung ở các chuyên luận, luận văn,luận án) Hoặc dưới dạng trao đổi, hồi tưởng về một thời thơ trận mạc (đăng trên các
tờ báo, tạp chí trung ương và địa phương)
- Hướng nghiên cứu lồng ghép (tích hợp) trong các công trình khoa học chuyênngành Hướng này phân tích đánh giá thơ trẻ với tư cách là một hiện tượng, một bộphận trong phạm vi nghiên cứu rộng hơn nó Cụ thể như trong các chuyên luận về thơViệt Nam hiện đại, các công trình nghiên cứu văn học sau Cách mạng tháng Tám, lời
giới thiệu các tuyển tập thơ, Chẳng hạn: Nhà thơ Việt Nam hiện đại, Văn học Việt Nam chống Mỹ cứu nước của Viện Văn học, Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại của Hà Minh Đức, Văn học Việt Nam hiện đại, nhận thức và thẩm định của
Vũ Tuấn Anh, Tiến trình thơ Việt Nam hiện đại của Mã Giang Lân, Sự cách tân của thơ Việt Nam hiện đại của Bùi Công Hùng, Tựa tuyển tập Thơ ba năm chống Mỹ của Chế Lan Viên, Văn học giải phóng miền Nam của Phạm Văn Sĩ, Tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam của Nguyễn Bá Thành,
Chúng tôi tạm quy về bốn hướng nghiên cứu thơ trẻ thời chống Mỹ (cũng làbốn nhóm công trình khoa học) như trên, là để tiện cho việc tổng luận tình hình
Trang 9nghiên cứu dòng thơ này theo tiến trình trước và sau đổi mới (1986) Sự kiện đổi mới
mở ra bước ngoặt lớn trong đời sống văn học ở nước ta: lí luận văn chương được nhậnthức lại, các lí thuyết phê bình phương Tây được truyền bá và ứng dụng rộng rãi, bước
đầu đạt được một số thành tựu rất đáng ghi nhận Tuy vẫn còn những mặt “yếu kém, khuyết điểm” [9, tr.11], nhưng nhìn chung, nền lí luận phê bình văn học ở nước ta sau
đổi mới thực sự phong phú, đa dạng (và cũng phức tạp) hơn trước Một số quan niệmkhô cứng, lỗi thời (thậm chí giáo điều, ấu trĩ) được thay thế bằng cách nhìn mới mẻ,linh hoạt hơn Tất nhiên cũng không phủ nhận những thành tựu từ trước để lại, đổimới là vừa thay đổi vừa tiếp nối trong tình thế mới
Từ sự hiểu như vậy, chúng tôi lấy sự kiện đổi mới (1986) làm mốc chia cáccông trình nghiên cứu thơ trẻ thời chống Mỹ thành hai giai đoạn Giai đoạn thứ nhất:
từ khi dòng thơ trẻ hình thành (nửa đầu thập niên 60, thế kỷ XX) đến 1986 (phê bìnhđồng hành sáng tác) Giai đoạn thứ hai: từ 1986 đến nay (tiếp tục phê bình, đánh giálại) Ở giai đoạn thứ nhất, về phương diện lịch sử, rõ ràng có hai chặng Chặng một:trước 1975, tức thời đất nước chiến tranh Chặng hai, mười năm đầu hậu chiến, tứctiền đổi mới Nhìn chung cả hai chặng, các nhà nghiên cứu tiếp cận thơ trẻ thời chống
Mỹ chủ yếu theo hướng xã hội học, thiên về khám phá nội dung tư tưởng, chưa chú ýnhiều đến sáng tạo hình thức, thi pháp Bối cảnh xã hội thời ấy định hướng như vậy,chưa thể khác được Tuy nhiên, đến cuối thập niên 70, đầu thập niên 80 đã bắt đầuxuất hiện một số nhà phê bình tiên phong đổi mới tư duy (chẳng hạn Hoàng NgọcHiến) Trong nghiên cứu thơ trẻ, hướng tiếp cận, sự đánh giá cũng có những dấu hiệuthay đổi (chẳng hạn Nguyễn Trọng Tạo: “Chất trẻ trong thơ trẻ chống Mỹ” - 1981).Nhưng nhìn chung, những tín hiệu ấy chưa đủ để khẳng định đã có bước ngoặt trongnghiên cứu dòng thơ này Phải sau 1986, việc đánh giá thơ trẻ thời chống Mỹ mớithực sự đa chiều, đa ý kiến, nhiều thi phẩm bị phê phán trước đây được soi xét lại,
trong đó có những sáng tác được “chiêu tuyết” và phổ biến rộng rãi (như Trò chuyện với Thúy Kiều - Lý Phương Liên, Vòng trắng - Phạm Tiến Duật, Sẹo đất - Ngô Văn
Phú ) Những diễn biến này liên quan đến không khí dân chủ, “cởi trói” trong phêbình và sáng tạo văn học thời kì đổi mới
Trang 10Phác thảo mấy nét trên để thấy rằng, mỗi giai đoạn có đặc điểm về hoàn cảnh
xã hội, gắn với nó là quan niệm tiếp nhận, đánh giá văn chương cũng khác nhau.Những công trình nghiên cứu thơ trẻ thời chống Mỹ, bên cạnh những tương đồng, tất
sẽ có khác biệt Do số lượng công trình nghiên cứu dòng thơ này khá dồi dào với
nhiều hướng tiếp cận khác nhau, trong khi phần Lịch sử vấn đề lại hạn hẹp, không thể
tổng thuật tất cả, nên chúng tôi chỉ điểm luận những công trình, những bài viết tiêubiểu và một số hướng nghiên cứu liên quan đến Luận án, cũng như thấy được sự thayđổi trong thẩm định, đánh giá thơ trẻ qua mỗi giai đoạn
2.1 Giai đoạn trước đổi mới 1986
Thơ trẻ thời chống Mỹ là một thực thể vận động liên tục, gắn với cuộc khángchiến giải phóng dân tộc; nghiên cứu về nó cũng chưa bao giờ đứt gãy Tuy trước đổimới (1986), hệ quy chiếu trong phê bình đánh giá chưa có gì thay đổi, nhưng để tươnghợp với bước chuyển của lịch sử, sát với diễn trình vận động của dòng thơ này, chúngtôi tạm phân những công trình nghiên cứu thành hai chặng:
● Chặng thứ nhất: từ khi thơ trẻ hình thành đến 1975
Chúng tôi muốn dành dung lượng nhiều hơn để điểm luận những công trìnhnghiên cứu thơ trẻ thời chống Mỹ ở chặng thứ nhất, tức chặng đất nước chiến tranh;cũng là chặng phê bình đồng hành sáng tác, kết nối rất hiệu quả với người đọc Nhữngbài viết, những công trình nghiên cứu hồi ấy có ý nghĩa khai mở, làm tư liệu quý chonhững ai tiếp tục khám phá dòng thơ này ở chặng sau
Trước hết, có một sự thực đến kì lạ, chiến tranh ác liệt mà thơ thì bùng phát:lãnh tụ làm thơ, dân thường làm thơ, người già - trẻ em đều có thơ, đông đảo độc giảcũng hết lòng với thơ Khắp nơi, người ta đọc thơ, bình thơ, ngâm thơ, nói chuyệnthơ, bất kể bom đạn và gian khổ hy sinh, cứ ngỡ như đó là cái thời “quyền lực” củathơ Thế hệ nhà thơ trẻ ra đời, vận động trong bối cảnh như vậy Ngay từ khi thơ họvừa “đăng đàn” thì liền được nhiều nhà phê bình chú ý, đông đảo người đọc quan tâm.Những nhà thơ sớm bộc lộ tài năng, chắc chắn không bao lâu sẽ có bài giới thiệu đăngtrên các tờ báo lớn Có thể nói, thời ấy, lực lượng phê bình văn học tuy không đôngnhưng rất mạnh Họ bắt nhịp rất nhanh, rất nhạy, “kích cầu” rất kịp thời, góp phần tíchcực vào đời sống văn học vốn nhộn nhịp, nhiều khởi sắc
Trang 11Người tiên phong như một bậc thầy trong lĩnh vực này là nhà phê bình HoàiThanh Với năng lực thẩm thơ đạt đến mức “thiên phú”, với độ nhạy, độ cảm hiếm có,những bài viết của ông tinh tế, chuẩn xác, sức thuyết phục cao Những phát hiện, đánhgiá của Hoài Thanh về các nhà thơ trẻ, mà lúc ấy, theo ông là có nhiều triển vọng (Ca
Lê Hiến - Lê Anh Xuân, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Duy, Phạm Tiến Duật ), qua độlắng thời gian, hết thảy đều không sai số Cái “tạng” phê bình “lấy hồn ta để hiểu hồnngười”, ấn tượng - trực cảm của Hoài Thanh là lợi thế làm cho những bài thơ đã haylại càng hay và rất dễ “lây lan” sang người đọc Ông không nghiên cứu sâu giọng điệucủa nhà thơ trẻ nào nhưng trong các bài viết đều có phát hiện, khi đã phát hiện chấtgiọng của nhà thơ nào thì đích thực của nhà thơ đó, không lẫn với ai được (ôngthường dùng “hơi thơ”, “tiếng thơ”, “giọng thơ” thay “giọng điệu”)
Chẳng hạn, năm 1968, trên Tạp chí Văn học số 9 và số 10, Hoài Thanh viết liền
hai bài về nhà thơ trẻ Ca Lê Hiến - Lê Anh Xuân Bài thứ nhất “Tiếng gà gáy của Ca
Lê Hiến hay tâm sự của người thanh niên miền Nam tập kết”, ông phát hiện ra “Tiếng nói của một con người dễ cảm xúc, hay suy nghĩ” [158, tr.1212], “lời thơ, nhạc thơ của anh nhiều chỗ độc đáo nhưng nói chung vẫn bình dị và tự nhiên, đằm thắm và ngọt ngào” [158, tr.1214] Bài viết thứ hai “Thơ Lê Anh Xuân hay tấm lòng của
người thanh niên trên tiền tuyến lớn”, Hoài Thanh giới thiệu sáng tác của Lê Anh
Xuân kể từ khi nhà thơ trở về quê hương chiến đấu Ông chỉ rõ: “Câu thơ của Lê Anh Xuân vẫn dịu hiền và có khi nhỏ nhẹ nữa… Có thể nói Lê Anh Xuân đã đạt tới cái nhìn anh hùng ca và tìm đúng cái giọng anh hùng ca (NBL nhấn mạnh)” [158,
tr.1233]
Hay, trên báo Văn nghệ số 340 ra ngày 17/4/1970, trong bài “Một vài cảm
tưởng nhân cuộc thi thơ của Tuần báo Văn nghệ”, Hoài Thanh nhận định khá sớm về
Phạm Tiến Duật: “Tứ thơ của anh độc đáo, phong phú, táo bạo, đúng là tứ thơ của người trong cuộc Nếu anh giữ được cho nó luôn bình dị, trong sáng thì chắc chắn tiếng thơ của anh sẽ là tiếng thơ quý” Đối với Lưu Quang Vũ, đọc những sáng tác đăng trên các báo Văn nghệ quân đội, Nhân dân, Văn nghệ, trong năm 1966, Hoài Thanh đặt tiêu đề bài viết Một cây bút trẻ nhiều triển vọng, thay lời khẳng định Ông nhận thấy: “Thơ Lưu Quang Vũ rất dồi dào màu sắc và cũng rất thính về các mùi
Trang 12hương”, “Cảm xúc suy nghĩ của anh thường nhuần nhị Ý thơ có khi mượn chỗ này chỗ nọ nhưng giọng thơ thì đúng là giọng của anh (NBL nhấn mạnh)” [154, tr.46].
Đến với thơ Nguyễn Duy từ thuở ban đầu, Hoài Thanh chỉ rõ điểm mạnh điểm yếu,
nhận ra chất giọng riêng, nhiều hứa hẹn: “Câu thơ của Nguyễn Duy nhiều khi còn khắc khổ, thậm chí còn cầu kì và rắc rối nữa Nhưng một số bài của anh đậm đà phong cách Việt Nam Giọng thơ chân chất Tình thơ chắc Ý thơ sâu” [155, tr.4].
Viết về bốn cây bút tiêu biểu thuộc thơ trẻ thời chống Mỹ, nhà phê bình vănhọc hàng đầu ở nước ta đã bắt rất đúng “mạch chủ” trong nguồn thơ của họ Chúng tôicoi những bài viết như thế là đi tìm những hạt ngọc thơ ca đang nảy sinh từ cuộc sốngtươi xanh của những tâm hồn tươi trẻ, góp phần làm nên dáng nên hình của một thế hệnhà thơ Trong những bài nghiên cứu trên, để ý, chúng tôi thấy Hoài Thanh khôngtrực tiếp nói đến “cảm hứng” Có lẽ, theo tác giả, thẩm định tư tưởng, tình cảm mànhà thơ thể hiện trong thi phẩm cũng là đủ (và không ra ngoài cảm hứng) Văn phêbình của Hoài Thanh là vậy Một người rất uyên bác nhưng ông lại né tránh kiểu viết
tầm chương trích cú, lí luận dông dài Nói chuyện bình thơ, ông tâm sự: “Phân tích giọng thơ, hơi thơ, nhạc thơ hay phân tích gì thì rốt cuộc cũng là nhằm đưa người ta
đi sâu vào tình cảm tư tưởng trong thơ” [159, tr.32].
Cùng Hoài Thanh, Xuân Diệu cũng tỏ ra rất chú ý phát hiện, bồi dưỡng và giớithiệu tài năng các cây bút trẻ Những Nguyễn Xuân Thâm, Hoàng Cát, Trần ĐăngKhoa, là những nhà thơ được ông quan tâm đặc biệt Nhà thơ Nguyễn Xuân Thâm
(bút danh Dao Ca, Đỗ Hữu) cho biết: “Anh Xuân Diệu dạy cho tôi nhiều nhất Anh chữa cho từng chữ Thậm chí có khi bài thơ của tôi được anh vẽ ra như một bức tranh” [184] Tiếp đến, Lê Đình Kỵ, Nguyễn Xuân Nam giới thiệu thơ Bằng Việt, Nguyễn Văn Hạnh thẩm bình Vầng trăng quầng lửa của Phạm Tiến Duật khi tập thơ
mới được ấn hành Các nhà lí luận phê bình uy tín đã rất chú ý đến ngôn ngữ, bútpháp, nhịp thơ tức những vấn đề không tách rời cảm hứng và giọng điệu Nguyễn
Văn Hạnh viết: “Trong “Vầng trăng quầng lửa” có sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp hiện đại và bút pháp truyền thống, hình thức thơ có sự biến đổi phù hợp với nội dung Nhà thơ tài hoa này không trói buộc mình trong những quy tắc cũ, câu thơ dài ngắn không đều, vần nhịp tư do những vẫn có sức lôi cuốn” [41, tr.7] Định Nguyễn, trong
Trang 13bài “Đọc thơ người ra trận” (báo Văn nghệ số 451 - 1972) đã phác thảo chất thơ, giọng thơ của Nguyễn Đức Mậu và Vương Trọng: “cả hai anh đều khỏe, chắc, mộc mạc, thô, đạm mà chân thành” Trang Nghị trên báo Văn nghệ (số tháng 6 - 1972) có bài
“Một tác giả trẻ trên chiến trường Trị - Thiên - Huế” Trong bài viết, Trang Nghị nhận
diện thơ Nguyễn Khoa Điềm, khi nhà thơ này mới có tập Đất ngoại ô ra mắt bạn đọc:
“Nguyễn Khoa Điềm chưa phải đã có nhiều bài thơ hay, nhưng đáng chú ý ở anh là một giọng nói mới (NBL nhấn mạnh)” Trước đó, đọc thơ Nguyễn Khoa Điềm mới
được đăng trên báo, Vũ Quần Phương trong bài “Quá trình phát triển nội tâm trong
một bài thơ”, (Văn nghệ tháng 11 - 1970) đã có lời bình “Thơ Nguyễn Khoa Điềm khỏe mà thấm”.
Các nhà thơ nữ Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Ý Nhi, Lâm Thị Mỹ Dạ, mỗi người đều hình thành được chất giọng riêng của mình Tuy vậy, ý kiến đánh giá
từ các nhà phê bình chuyên nghiệp đăng trên các tờ báo lớn lúc bấy giờ thì lại khôngnhiều, phải sau 1975 thơ họ (nhất là Xuân Quỳnh) mới được nhiều người tập trungnghiên cứu Nói không nhiều nhưng không phải không có người viết Chẳng hạn,
Hoàng Trung Thông nhận xét: “Xuân Quỳnh sau Chồi biếc với những vần thơ tươi mát đã mở rộng hồn thơ của mình ra cuộc sống nhiều mặt Tập thơ Hoa dọc chiến hào mang dấu ấn của một tâm hồn nhạy cảm và tinh tế” [177, tr.64]; “Phan Thị Thanh Nhàn từ những bài thơ nhẹ nhàng thầm thì đã chuyển sang viết khá nhuần nhuyễn về một xóm đê hay một khu phố, về cuộc sống cần lao của quần chúng mà vẫn giữ được giọng riêng của mình” [177, tr 62].
Riêng Lý Phương Liên là hiện tượng đặc biệt Nữ công nhân trẻ này làm thơ vàsáng danh trên thi đàn vào đầu thập niên 70 như một sự tình cờ Khởi đầu là chùm bài
đăng trên báo Nhân dân (số ra ngày 28-8-1970): Ca bình minh, Em mơ có một phiên tòa, Thư gửi một người bạn gái Mỹ và một số sáng tác khác đăng ở các báo Văn nghệ,
Hà Nội mới, Quân đội nhân dân, Đại đoàn kết, Tiền phong, Lao động,… gây được sự chú ý của nhiều nhà phê bình và sự hâm mộ của đông đảo bạn đọc: “Thơ Lý Phương Liên đến thẳng với trái tim người đọc bằng hình ảnh xúc động, bằng cách nói trực tiếp và không kém phần sâu sắc”, “đôi lúc Lý Phương Liên đã nói được những vấn đề lớn của dân tộc” [177, tr.67] Tuy nhiên, cách không bao lâu, Lý Phương Liên lại nổi
Trang 14danh (theo cách đánh giá hiện nay) với bài Nghĩ về Thúy Kiều (sau đổi thành Trò chuyện với Thúy Kiều) đăng trên báo Văn Nghệ số ra ngày 28-8-1970 Đây là bài thơ,
có thể nói, cảm hứng thế sự thể hiện khá rõ (rất hiếm hoi trên thi đàn khi ấy) Và dĩ
nhiên, bài thơ bị phê phán gay gắt: “Bài thơ rõ ràng xa lạ với cuộc chiến đấu anh hùng, luẩn quẩn trong những triết lí mơ hồ đồng thời biểu hiện một quan niệm sống yếu đuối, lạc lõng” [195, tr.164]; mãi đến những năm sát đổi mới, có nhà phê bình,
trong công trình nghiên cứu của mình vẫn đánh giá gay gắt như thế, dù rằng LýPhương Liên từ bỏ thơ đã chục năm ngoài
Tuy gặp nhiều sóng gió do hoàn cảnh lịch sử nhưng Lý Phương Liên là cây bút
có hình có nét trong thơ trẻ thời chống Mỹ: “những bài thơ hay của Lý Phương Liên mang bản sắc riêng, khá cụ thể, khá sinh động, không trộn lẫn với những người khác”
[177, tr.67] Nữ nhà thơ này để lại một số dấu ấn khá đậm: biên độ cảm hứng được mở
ra, tính nhân văn khá rõ (Thư gửi một người bạn gái Mỹ, Em mơ có một phiên tòa), giọng thơ trong trẻo, hồn nhiên mà nhiều trăn trở (Ca bình minh, Trò chuyện với Thúy Kiều) Chúng tôi nghĩ, sáng tác của Lý Phương Liên cần được khảo sát, nghiên cứu
như những nhà thơ khác cùng thế hệ (lâu nay trong các luận án, luận văn liên quanđến thơ chống Mỹ hầu như không ai đề cập đến)
Xét theo hướng nghiên cứu, đánh giá tổng thể dòng thơ trẻ thời chống Mỹ,chúng tôi nghĩ, Chế Lan Viên là người khai mở đầu tiên Trong tiểu luận “Đốt cháy
hơn nữa ngọn lửa trong thơ bạn trẻ” (Lời tựa tập thơ Sức mới - 1965) ông đã sớm nhận
ra “Điều đáng yêu của tập thơ này là nó nồng ấm cái hơi thở của cuộc sống” [193,
tr.424] Và cũng theo Chế Lan Viên, sự “nồng ấm cái hơi thở của cuộc sống” chính là
thế mạnh của thơ trẻ: “Họ có cái này ghê gớm lắm: cái con mắt trẻ để nhìn đời, nhìn cái cụ thể của đời” [193, tr.488] Cả một đội ngũ nhà thơ được hợp lại từ nhiều
nguồn, nhiều lĩnh vực, nhiều tầng lớp Theo Chế Lan Viên, nhãn quan cuộc sống của
lớp nhà thơ trẻ rất phong phú, nguồn cảm hứng của họ dồi dào: “Các bạn trẻ này phần đông là công nhân bộ đội, cán bộ Họ ở trong nhiều ngành nghề địa phương khác nhau, đứng từ nhiều góc độ khác nhau để nhìn cuộc sống Do đó gộp tất cả cái nhìn riêng của họ lại, ta có một số thành không đơn điệu, một cái nhìn chung khá phong phú về cuộc đời” [193, tr.425] Phác thảo về một đội ngũ nhà thơ đang sinh
Trang 15thành qua một tuyển tập (lọc trong hơn 1500 bài thơ), những cây bút sáng danh đềuđược Chế Lan Viên nhận xét và bước đầu chỉ ra dấu ấn riêng, tỏ ý tin vào triển vọngphát triển của họ: Xuân Quỳnh, Thái Giang, Bằng Việt, Nguyễn Mỹ, Vũ QuầnPhương, Phạm Ngọc Cảnh, Trúc Thông, Nguyễn Vũ Tiềm, Phạm Tiến Duật (cho
rằng, trong Lời tựa tập Sức mới, Chế Lan Viên chưa nhắc đến Phạm Tiến Duật là
không đúng) Trong diễn trình vận động, đội ngũ nhà thơ trẻ liên tục được bổ sungnhững cây bút xuất sắc (Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Nguyễn Duy,Vương Trọng, Hoàng Nhuận Cầm, Lâm Thị Mỹ Dạ, ); và giọng thơ của thế hệ họcũng dần dần định hình: đa dạng mà thống nhất, phân biệt với giọng thơ của thế hệtrước họ (ở đây Chế Lan Viên chưa bàn đến vấn đề này)
Đến tiểu luận “Thơ đánh Mỹ cứu nước” (Tựa tuyển tập Thơ ba năm chống Mỹ
1965 - 1967), Chế Lan Viên nhận thấy sự lớn mạnh nhanh chóng đội ngũ nhà thơ trẻ:
“Cái làm cho tuyển tập thơ này khác với các tuyển tập trước, là tiếng nói ríu rít
(NBL nhấn mạnh) của đông đảo những cây bút trẻ Họ chiếm một phần ba tuyển tập” [193, tr.487] Và tiếp tục khẳng định ưu thế của họ: “ta có một đội ngũ trẻ có mặt ở khắp nơi để đón bắt cuộc sống mới khi nó xuất hiện Nhờ thế hình ảnh của cuộc sống
ở đây là một hình ảnh chẳng đơn điệu nghèo nàn” [193, tr.490] Không chỉ thấy được
sự năng nổ, xông xáo của đội ngũ nhà thơ trẻ trong việc nắm bắt, đưa hiện thực cuộcsống vào thơ, mở rộng nguồn cảm hứng cho thơ, Chế Lan Viên còn khẳng định tài
năng của họ ở phương diện “kỹ thuật” (tức các thủ pháp nghệ thuật): “Không phải lớp trẻ chỉ có tâm hồn, họ còn nắm vững kỹ thuật” [193, tr.489].
Từ giữa những năm sáu mươi của thế kỷ trước, khi thế hệ thơ trẻ thời chống
Mỹ mới hình thành mà Chế Lan Viên đã có những nhận xét như trên, chúng tôi nghĩ,không chỉ có tác dụng “truyền nghề” mà còn thể hiện sự bao quát về một thế hệ nhàthơ đầy triển vọng Có điều cũng đáng lưu ý là, sau chiến tranh, khi thơ trẻ thời chống
Mỹ đã đi hết chặng đường vẻ vang của nó, nhìn lại thế hệ hệ nhà thơ ấy (so sánh vớithơ trẻ thời hậu chiến), trả lời câu hỏi của Phạm Tiến Duật, Chế Lan Viên nhận xét:
“Ngày trước các cậu bắn đạn thơ có viên nổ viên xịt nhưng cộng lại là trúng đích Bây giờ đạn của chúng nó tốt đấy, viên nào cũng nổ nhưng bắn thăng thiên, thăng
Trang 16địa, tán loạn” [23, tr.76] Đấy là lời đánh giá bằng hình ảnh, dí dỏm nhưng không
ý Chẳng hạn, trong “Một vài suy nghĩ về dòng thơ trẻ trên miền Bắc hiện nay”,
Hoàng Trung Thông viết: “Họ đến với đội ngũ thơ, ríu rít, hồn nhiên, chân thực, nhưng sớm ý thức phải có một tiếng nói riêng (NBL nhấn mạnh) trong tiếng nói
chung hùng tráng của dân tộc đang đánh thắng giặc Mỹ” [177, tr.62]; “Các bạn làm thơ trẻ của chúng ta ngày càng muốn tự khẳng định mình và đem nhiều cách nói, cách diễn tả vào phong trào thơ Chúng ta tin ở tài năng của anh chị em đó và chúng
ta hiểu rằng họ có nhiều đóng góp đáng khuyến khích cho thơ ca” [177, tr.66].
Nghiên cứu tổng thể dòng thơ trẻ, Hoàng Trung Thông không quên chỉ ra một số
“thần thái” riêng của từng cây bút tiêu biểu: Bằng Việt “nghiêng về suy nghĩ trong giọng thơ bình thản có phần đơn điệu”, Vũ Quần Phương “trăn trở tìm tòi, nhiều lúc khá tinh tế mà như chưa vượt qua được những cuộc sống hạn chế quanh mình”, Lưu Quang Vũ “chắt chiu những kỷ niệm, có trau chuốt màu mè mà thiếu sự nóng hổi của cuộc sống”, Ngô Văn Phú “rung động về con người và cảnh sống của nông thôn, ngày càng sâu hơn, giàu có hơn, nhưng chưa tạo được nét riêng thật độc đáo”, Phạm Ngọc Cảnh “chân chất, khỏe”, Nguyễn Đức Mậu “đã có chiều sâu, có sức khái quát cao”, Riêng Phạm Tiến Duật, cũng như các nhà phê bình khác, Hoàng Trung Thông nhận xét: “Thơ anh lấy từ cuộc sống thực, có khi trần trụi, nhưng không dừng lại ở phản ánh đơn sơ mà được nâng lên bằng trí tưởng tượng và suy nghĩ độc đáo Anh phóng túng mà đã bắt đầu có bản sắc riêng” [177, tr.63] Tuy nhiên, cái giọng “nói
chơi, nghịch ngợm, hơi ngang” trong thơ Phạm Tiến Duật, nếu nhà phê bình khác cho
là độc đáo thì ngược lại, Hoàng Trung Thông cho đấy là nhược điểm: “Vui là một đức tính của tuổi trẻ, nhưng đi đến bỡn cợt thì không nên Một số bài thơ gần đây của anh cũng rơi vào những nhược điểm đó, mà có phần còn nặng hơn” [177, tr.64] Theo
chúng tôi, lời cảnh báo của Hoàng Trung Thông không phải không có cơ sở Thực tế
Trang 17cho thấy, viết về Trường Sơn trong những năm chống Mỹ, giọng thơ Phạm Tiến Duậtđược coi là phù hợp (phần nào thể hiện tinh thần lạc quan, ngạo nghễ, vượt lên hi sinhgian khổ của người lính) Nhưng chuyển sang thời bình, cuộc sống cân bằng trở lại,nếu vẫn giọng “nói chơi”, “bỡn cợt” như thế thì rất khó thành công Có lẽ đây là lí do
vì sao cho đến cuối đời, thơ Phạm Tiến Duật vẫn chưa ra khỏi Trường Sơn
Hoàng Trung Thông nghiên cứu thơ trẻ miền Bắc, còn Bùi Công Hùng viết vềthơ trẻ miền Nam vùng giải phóng Trong bài “Sự nghiệp giải phóng dân tộc và thơ trẻ
ở miền Nam”, tác giả đã sớm đưa ra nhận định tổng quát: “Nhìn vào đội ngũ những người làm thơ ở miền Nam, chúng ta thấy những người cầm bút trẻ chiếm một số lượng đáng kể và có một vị trí nhất định trên văn đàn của nền văn nghệ giải phóng”
[57, tr.15] Điểm mới ở đây là, khác một số nhà phê bình tỏ ý không khuyến khíchnhững bài thơ viết về mất mát hy sinh, thì theo Bùi Công Hùng, thơ trẻ miền Nam cần
phải nói lên mặt này, không nên ngợi ca một cách dễ dãi: “Nếu chỉ ca ngợi chiến thắng một cách dễ dàng, có thể làm nhẹ giá trị của những gì chúng ta phải giành lấy
từ cái chết, đổi lấy mồ hôi nước mắt, bằng bao suy tư, bằng bao nhiêu trí tuệ thông minh vào đó” [57, tr.16] Ngay cả một số biểu hiện cảm xúc hoài niệm mà có nhà phê bình hồi ấy cho là nên cảnh giác: “Khi đã tỏ ra gửi lòng mình quyến luyến với quá khứ, không gỡ mình ra khỏi những kỷ niệm thì dẫu sao vẫn là một thái độ tiêu cực ” [33, tr.244]; Bùi Công Hùng lại khác, ông tỏ ý đánh giá cao mạch xúc cảm này: “Tình yêu quê hương, những người thân yêu được thể hiện một cách say mê hơn, tinh tế hơn trong thơ trẻ miền Nam Vì họ hiểu đó là một phần quan trọng của tình yêu Tổ quốc.
Họ trưởng thành trong cuộc sống cụ thể giàu kỉ niệm, ấn tượng, giàu màu sắc cá biệt ấy” [57, tr.21] Cắt nghĩa rõ hơn, Bùi Công Hùng viết: “nó phải được thể hiện trực tiếp bằng cách nghĩ, cách viết của người dân miền Nam Những người ở xa chiến trường lâu ngày (tức nhà thơ tập kết mới trở về - NBL) có quyền viết về những kỉ niệm đã có dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn, kinh qua cuộc chiến đấu” [57, tr.23] Theo
chúng tôi, Bùi Công Hùng đã thuyết phục Mà không riêng gì các nhà thơ miền Nammới “có quyền viết về kỉ niệm”; thời chống Pháp, nếu không hoài niệm thì Hữu Loan
chưa chắc đã có Màu tím hoa sim, Hoàng Cầm có thể trống vắng Bên kia sông Đuống, Nguyễn Đình Thi, đoạn mở đầu không là “Tôi nhớ những ngày thu đã xa” thì có lẽ
Trang 18Đất nước (tên bài thơ) đã không còn là Đất nước của Nguyễn Đình Thi nữa Chúng
tôi cho rằng, đặt vào khung thẩm mỹ thời chiến tranh, khi phản ánh hiện thực, tínhchiến đấu được coi như tiêu chuẩn hàng đầu trong đánh giá nghệ thuật, những ý kiếntrên của Bùi Công Hùng là đáng quan tâm Đồng thời, dấu ấn sáng tạo, giọng điệu
nghệ thuật của một số nhà thơ trẻ cũng được tác giả bài viết nhận diện: “Nguyễn Khoa Điềm sâu sắc lắng đọng; Dương Hương Ly nồng say chân thành, Nguyễn Chí Hiếu đằm thắm mượt mà, Ngô Bằng Vũ giàu chi tiết trăn trở tìm tòi, Vũ Ngàn Chi xông xáo, chắc khỏe, Hồng Chinh Hiền giàu chất tạo hình Mỗi người mỗi vẻ: Diệp Minh Tuyền tươi mát, dịu dàng; Lê Chí giản dị; Nguyễn Bá ấm áp ” [57, tr.15].
Kế tiếp phải nói đến nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Long Trong bài “Hướng đicủa một số người làm thơ trẻ”, cùng lúc, tác giả bài viết so sánh, chỉ ra mặt mạnh mặt
yếu của một số nhà thơ: “Bên cạnh Phạm Tiến Duật phong phú thì Nguyễn Duy chắt lọc thâm trầm suy nghĩ, tuy cảm xúc còn hơi nghèo, Nguyễn Đức Mậu lại bề bộn ngổn ngang và đang cố gắng lắng lại để chắt lọc chất sống và dồn thêm xúc cảm” [83, tr.7]; đồng thời đánh giá chung về thế hệ nhà thơ: “Một thế hệ lớn lên trong những năm đánh giặc, một dòng thơ nảy nở ở ngọn nguồn thác lũ Tuổi trẻ cầm súng và cầm bút làm ra đời và làm ra thơ” [83, tr.7] Cũng cần nhận thấy, Nguyễn Văn Long viết
bài này khi chiến tranh sắp kết thúc, trên nền thơ chống Mỹ hiện hình khá rõ sắc diệndòng thơ trẻ - một dòng thơ mỗi người mỗi vẻ nhưng vẫn có những nét đặc trưngmang dấu ấn thế hệ Nhìn chung, đánh giá của Nguyễn Văn Long thỏa đáng vào thờiđiểm ấy; còn về sau, dĩ nhiên thơ của Nguyễn Duy, Phạm Tiến Duật, Nguyễn ĐứcMậu, đều có những đổi thay nhất định
Không chuyên ở lĩnh vực nghiên cứu phê bình như Nguyễn Văn Long, BằngViệt - một cây bút tiêu biểu của thơ trẻ thời chống Mỹ cũng có bài viết về thế hệ thơmình Bàn về “Chất trẻ, chất mới và sự từng trải”, là người trong cuộc, ông đưa ra
chính kiến khá thuyết phục: “Chất trẻ chỉ cho sinh khí, nhiệt tình, nó chưa phải là cứu cánh Mới theo tôi phải là cách nhìn riêng của mình vào sự vật, vào cuộc sống xung quanh, phát hiện ra những góc độ chưa ai phát hiện, đón bắt những gì chỉ mới đang manh nha trong hiện thực và cố gắng tìm ra cho nó một câu giải đáp” [197, tr.68].
Tuy vẫn phải bám vào nguyên lí văn học phản ánh hiện thực và ít nhiều vận dụng cách
Trang 19nói của Nam Cao, nhưng Bằng Việt đã “mới” ở ý “tìm cho nó một câu giải đáp” (gần
nghĩa với “nghiền ngẫm hiện thực” - chữ của Lê Ngọc Trà) Cái mới nữa, khi không ítnhà phê bình khẳng định ưu thế của thơ trẻ là chất trẻ, chất trẻ làm nên giá trị; Bằng
Việt lại “nói ngược”: “nó chưa phải là cứu cánh” Ở đây còn liên quan đến việc đánh
giá thơ trẻ thời bấy giờ Nhiều người quen nghĩ, thơ trẻ thường thiếu chiều sâu, dễ
“lệch lạc” tư tưởng Nghĩa là họ cần được “rèn cặp”, bồi dưỡng thì mới trưởng thành
Quan niệm phổ biến là thế, với Nguyễn Tuân thì không nghĩ thế: “Trong sáng tác không có già trẻ gì hết, mỗi anh đều có cái sự sinh của mình, biết đâu cái thằng trẻ nó bật ra những cái bất ngờ mà mình không có được” [190].
Như vậy, nghiêng về phương pháp trực cảm - ấn tượng (Hoài Thanh, TrangNghị, Định Nguyễn, Vũ Quần Phương, ); phương pháp tổng hợp - so sánh (Chế LanViên, Hoàng Trung Thông, Bùi Công Hùng, Nguyễn Văn Long ) và những phươngpháp nghiên cứu khác, trước 1975, nhiều nhà phê bình đã khẳng định rõ tài năng vàđóng góp của thơ trẻ thời chống Mỹ Điểm chung của các nhà nghiên cứu là đều tiếpcận theo hướng “phân đôi” nội dung và hình thức (nội dung trên hết), chú trọng nhiềuđến chủ thể sáng tạo (nhà thơ); hướng nghiên cứu phong cách, thi pháp, thể loại trongcác công trình khoa học chưa nhiều Tuy nhiên, cái đạt được nổi bật trong các bàinghiên cứu trước 1975 là tính truyền cảm cao, gây được “hiệu ứng” tích cực chongười đọc, khai mở vấn đề cho các công trình nghiên cứu về sau
● Chặng thứ hai: mười năm đầu hậu chiến (1976 - 1986)
Chiến tranh kết thúc, chiến trường im tiếng súng, đất nước thống nhất, thế hệnhà thơ trẻ thời chống Mỹ đã không còn “trẻ” nữa Đáng lưu ý là, trong đội ngũ nhàthơ này, một số cây bút dành thời gian nghiên cứu về một thời thơ của thế hệ mình.Chẳng hạn, Nguyễn Trọng Tạo: “Chất trẻ trong thơ trẻ chống Mỹ” - 1981 và “Ghi lại
mấy nhà thơ cùng thời” - 1983 (in trong Văn chương cảm & luận); Vũ Quần Phương:
“Đôi nét về lớp nhà thơ chống Mỹ 1965 - 1975” (báo Văn nghệ tháng 11 - 1978), Kháng chiến chống Mỹ và một thế hệ nhà thơ (Văn nghệ quân đội tháng 7 - 1984),
Phạm Tiến Duật: “Về bút pháp hiện thực trong thơ Việt Nam hiện đại 1945 - 1980”
(Tạp chí văn học số 5 - 1980), Đọc những bài nghiên cứu của họ, chúng tôi thấy Nguyễn Trọng Tạo là người đưa ra chính kiến khá rạch ròi: “Tôi cho rằng sự thay đổi
Trang 20quan trọng giữa các thế hệ thơ chính là sự thay đổi về giọng điệu thơ (NBL nhấn
mạnh) Sự thay đổi giọng điệu không chỉ hiểu là sự thay đổi đơn thuần về hình thức,
mà thực chất là sự thay đổi về hồn thơ, sự thay đổi về cái bên trong, cái bản chất của
sự vật” [149, tr.117] Theo Nguyễn Trọng Tạo, thơ trẻ thời chống Mỹ hình thành từ
đầu những năm 60 nhưng phải đến khi Phạm Tiến Duật nổi danh trên thi đàn thì giọng
điệu riêng của thế hệ mới thực sự nổi bật: “Những đóng góp buổi đầu của thơ trẻ có thể kể đến các tác giả như Xuân Quỳnh, Bằng Việt, Vũ Quần phương, Nguyễn Mỹ, Thái Giang v.v Tuy nhiên phải đợi đến sự xuất hiện của Phạm Tiến Duật, thơ chống
Mỹ mới bộc lộ thật sự cái giọng điệu riêng của nó, cái giọng điệu riêng của lớp trẻ”
[149, tr.117] Dẫu sao, đây cũng chỉ ý kiến của một người, tỏ ý coi thơ Phạm TiếnDuật như đỉnh của thơ trẻ thời chống Mỹ Đánh giá như thế không biết có quá lắmkhông, nhưng phải thừa nhận rằng, đưa thơ vượt Trường Sơn cùng đoàn quân ra trận
thì không ai qua được tác giả Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
Còn ý kiến của Nguyễn Trọng Tạo về sự thay đổi giọng điệu, coi đây như bướcchuyển quan trọng giữa các thế hệ nhà thơ, theo chúng tôi, hướng tiếp cận này là tínhiệu đổi mới trong phê bình văn học nói chung, nghiên cứu thơ trẻ nói riêng (ông cũng
là tác giả của Tản mạn thời tôi sống - một bài thơ “đột phá” tư duy, nổi tiếng trong
những năm tiền đổi mới) Ngoài ra, phát hiện của Nguyễn Trọng Tạo về thơ Thanh
Thảo, thơ Hữu Thỉnh cũng có những điểm đáng quan tâm Chẳng hạn: “Điệu thơ thông minh một cách thâm trầm, và sắc sảo một cách ngọt ngào là bước tiến vượt bậc trong thơ Thanh Thảo, đó cũng là bước tiến mới trong thơ chống Mỹ” [149, tr.124], hay: “Hữu Thỉnh giàu lượng thông tin tâm hồn, mang dấu ấn rõ nét cái tôi trữ tình của nhà thơ, góp với Thanh Thảo và lớp thơ trẻ chống Mỹ một tiếng nói nhân hậu về cuộc chiến tranh” [149, tr.130].
Tiếp đến là bài viết “Kháng chiến chống Mỹ và một thế hệ nhà thơ” của VũQuần Phương Ở bài viết này, tác giả tiếp cận dòng thơ trẻ theo hướng nghiên cứutổng thể và có một số đánh giá khá thỏa đáng Chẳng hạn, đoạn khẳng định thơ trẻ
thời chống Mỹ có chất giọng riêng, không lẫn với thơ của các thế hệ trước: “Đến
1975, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ vừa kết thúc, lớp trẻ thực sự đã có một giọng
Trang 21thơ riêng (NBL nhấn mạnh) khác biệt với hai lớp đàn anh, có ảnh hưởng khá rộng
trong độc giả thanh niên” [127, tr.115].
Một cây bút phê bình khác cũng tiếp cận thơ trẻ thời chống Mỹ theo hướngnghiên cứu tổng thể Đó là Mai Hương với bài “Nghĩ về đóng góp của đội ngũ trẻ
trong thơ chống Mỹ” (Tạp chí văn học số 1 - 1981) Đây là công trình nghiên cứu khá
công phu Tác giả phân tích, khẳng định những đóng góp của thơ trẻ trên nhiều
phương diện, trong đó có giọng điệu nghệ thuật: “Thực tế, họ đã mang đến cho thơ chống Mỹ tiếng nói đặc sắc của riêng của tuổi trẻ mà những thế hệ nhà thơ trước không thể nói thay được” [64, tr.93] Chất giọng của một số nhà thơ tiêu biểu cũng
được “gọi tên”, nhưng nhìn chung, không khác những nhà phê bình trước đó đã nhận
diện: “chắc, khỏe như Phạm Ngọc Cảnh, Nguyễn Đức Mậu; hồn hậu, nhẹ nhàng bình
dị như Nguyễn Duy; mượt mà, thấm đẫm suy tư và tình cảm như Hữu Thỉnh, Lâm Huy Nhuận, Hoàng Nhuận Cầm ” [64, tr.96] Mai Hương chia thơ trẻ thành hai nhánh để
làm bật nổi những đóng góp của họ: thơ trẻ ở hậu phương miền Bắc và thơ trẻ ở tiềntuyến miền Nam Tuy nhiên, mảng thơ trẻ yêu nước tiến bộ vùng chính quyền Sài Gònkiểm soát thì chưa đề cập tới (có lẽ thời ấy, mảng này đang “gai góc” đối với nhànghiên cứu) Điểm đáng lưu ý nữa ở bài viết là, tác giả đã bàn đến sự cân bằng giữa
chất liệu hiện thực với chất liệu tâm hồn trong sáng tác thơ: “Muốn có thơ, chỉ chất liệu hiện thực không tôi chưa đủ, mà phải có chất liệu tâm hồn để chuyển hóa chất liệu hiện thực đời sống thành thơ” [64, tr.97].
Tập trung nhiều, có tính chuyên nghiệp vẫn là những nhà khoa học ở các việnnghiên cứu, các trường đại học Khi cuộc kháng chiến khép lại, nhu cầu tổng kết, đánhgiá nền văn học chống Mỹ được đặt ra; đã có độ lắng thời gian, tư liệu được tập hợp,lực lượng nghiên cứu được bổ sung là những thuận lợi để các công trình nghiên cứuthơ chống Mỹ tầm quy mô ra đời, trong đó có nghiên cứu dòng thơ trẻ (theo hướng
lồng ghép, tích hợp) Bao gồm Nhà thơ Việt Nam hiện đại (Viện Văn học), Văn học Việt Nam chống Mỹ cứu nước (Viện Văn học), Văn học giải phóng miền Nam (Phạm
văn Sĩ) và nhiều công trình nghiên cứu khác
Viện Văn học như “đầu mối” tập trung những nhà nghiên cứu uy tín: ViệnTrưởng Hoàng Trung Thông (chủ biên), Phong Lê, Vũ Tuấn Anh, Hồng Diệu, Bích
Trang 22Thu, Vũ Văn Sỹ, để biên soạn một số công trình khoa học bề thế, bao quát cả giaiđoạn văn học, đủ các thể loại Dĩ nhiên, trong những công trình ấy, thơ trẻ thời chống
Mỹ có vị trí được trân trọng, được coi như hiện tượng nghệ thuật nổi bật, như sảnphẩm đặc thù của một thời kì lịch sử đặc biệt
Công trình Nhà thơ Việt Nam hiện đại [176] hướng tới phác thảo chung về lịch
sử văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975, đánh giá thành tựu của ba thế hệ nhà thơnối tiếp nhau Những người biên soạn chọn một số nhà thơ trong từng thế hệ đểnghiên cứu Hầu hết những gương mặt được chọn đều đã sáng danh trên thi đàn, họ
được tập hợp vào Nhà thơ Việt Nam hiện đại là hợp lý Riêng thế hệ nhà trẻ thời
chống Mỹ, những cây bút quen thuộc như Thu Bồn, Lê Anh Xuân, Dương Hương Ly,Nguyễn Khoa Điềm, Xuân Quỳnh, Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Trần Đăng Khoa đềuđược phân tích đánh giá thấu đáo Theo chúng tôi, nếu có thêm Hữu Thỉnh, ThanhThảo, Nguyễn Duy, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Đức Mậu, Hoàng Nhuận Cầm, trongcông trình thì chân dung thơ trẻ thời chống Mỹ sẽ đầy đặn hơn
Tiếp đến, Văn học Việt Nam chống Mỹ cứu nước [195] là công trình nghiên
cứu được triển khai theo từng thể loại: văn xuôi, thơ, kịch Trong đó, phần thơ (VũTuấn Anh biên soạn) chiếm dung lượng nhiều nhất (11 trong tổng số 21 chương) Ởphần này, bên cạnh đánh giá khái quát về một chặng đường vận động của thơ ca dântộc trong bối cảnh chiến tranh, nhà nghiên cứu Vũ Tuấn Anh còn khám phá phongcách các thế hệ nhà thơ từ những cây bút tiêu biểu (chương 8) Theo đó, phong cáchcủa một số nhà thơ trẻ như Lê Anh Xuân, Nguyễn Khoa Điềm, Xuân Quỳnh, PhạmTiến Duật, được nhận diện qua những nét phác thảo, mỗi người có điểm mạnh và
điểm yếu riêng Chẳng hạn: “Vẫn sôi nổi, thiết tha, vẫn những cảm nghĩ mạnh bạo và lối viết trong trẻo, phóng khoáng, thơ Xuân Quỳnh in dấu rõ những chuyến đi, những cảnh vật, con người cụ thể mạch thơ của chị cũng còn nhiều tản mạn, sức tổ chức nội tại ở một số bài còn yếu” [195, tr.198] Đồng thời, Vũ Tuấn Anh cũng chỉ ra mối liên hệ, ảnh hưởng cũng như sự tiếp nối giữa các phong cách: “Bằng Việt, Xuân Quỳnh có thời kì giống nhau trong lối viết thiên về cảm xúc, bút pháp nhẹ nhàng êm ả.
Lê Anh Xuân và Tế Hanh, hai nhà thơ miền Nam thuộc hai thế hệ cầm bút, sống và sáng tác trong hai hoàn cảnh khác nhau nhưng cũng có những nét gần gũi trong
Trang 23những bài thơ về quê hương, về người em gái miền Nam” [195, tr.200] Chúng tôi
quan tâm đến những nhận định này, bởi trong sáng tạo nghệ thuật, phong cách khôngtách rời cảm hứng và giọng điệu
Trước đó (chương 5), tác giả biên soạn phần thơ có đoạn khái lược chất giọng
của một số cây bút trẻ khá thuyết phục, nhận diện đúng “hồn cốt” trong thơ họ: “Lê Anh Xuân sôi nổi và thiết tha, Chim Trắng thủ thỉ ngọt ngào , Nguyễn Khoa Điềm sôi nổi mà sâu lắng, Trần Vàng Sao mạnh mẽ và phóng túng, Vũ Ngàn Chi hào hùng, ”
[195, tr.128 - 129]
Cũng trong công trình Văn học Việt Nam chống Mỹ cứu nước, có thể nói, lần
đầu tiên mảng thơ trẻ yêu nước tiến bộ vùng đô thị miền Nam được nghiên cứu theohướng tổng thể, hé lộ cách nhìn mới (chương 20: “Sức bật của một đội ngũ cầm búttrẻ” - Thạch Phương viết) Thực ra trước đó, mảng thơ này đã được một số nhà phêbình để ý: Giang Nam - “Vài suy nghĩ khi đọc tập “Thơ máu” của sinh viên Sài Gòn”,Nguyễn Huy Khánh - “Hai mươi năm văn học yêu nước tại các thành thị miền Nam
1954 - 1975”, Trường Lưu - “Đề tài chiến tranh trong văn học miền Nam vùng tạm bịchiếm”, Nhưng nhìn chung, ý kiến đánh giá còn dè dặt, thậm chí nghiêng về phêphán Phải thừa nhận tính phức tạp của mảng thơ này, nhà phê bình Lê Quang Trang
viết: “nếu nhìn vào tình hình văn nghệ ở các đô thị dưới chế độ Sài Gòn thì phức tạp nhân lên rất nhiều Chỉ riêng khuynh hướng văn học cách mạng, yêu nước, tiến bộ cũng không hề đơn giản” [185, tr.50] Vả lại, một phần còn do sự ràng buộc của tư
duy chiến tranh, phải để sau cuộc chiến kết thúc một thời gian, nhà phê bình mới vững
tâm viết về nó Thạch Phương khẳng định: “Có thể nói chưa bao giờ trong các thành thị miền Nam có một đội ngũ làm thơ đông đảo và sung sức như những năm cuối 60 đầu 70, và cũng chưa bao giờ người làm thơ lại có ý thức sử dụng sáng tác của mình
đi sâu vào quần chúng để phục vụ cho cuộc đấu tranh như vậy” [195, tr.421] Đi vào
cụ thể, tác giả biên soạn đã phác thảo một số nét nổi bật trong sáng tác của một số nhàthơ tiêu biểu: Trần Quang Long, Thái Ngọc San, Đông Trình, Tần Hoài Dạ Vũ, VõQuê, Trần Vạn Giã, Những ý kiến của Thạch Phương, theo chúng tôi, là sự cụ thểhóa quan niệm: “Bắc - Nam một nước, văn nghệ một nhà”, hữu ích đối với các nhànghiên cứu văn học
Trang 24Nhìn chung, trong những năm đất nước chiến tranh và vừa ra khỏi chiến tranh,dõi theo diễn trình vận động của dòng thơ trẻ thời chống Mỹ, phần đa các bài viết đềunghiêng về phát hiện, giới thiệu, bình phẩm sáng tác của một số nhà thơ tiêu biểu Cònnghiên cứu ở dạng tổng thể, “xâu chuỗi” toàn bộ dòng thơ trẻ với tư cách là một hiệntượng nghệ thuật trong một công trình khoa học thì chưa nhiều Do dòng thơ trẻ đangvận động (trong chiến tranh) và vừa đi hết lộ trình của nó (thập niên đầu sau chiếntranh), độ giãn thời gian chưa là bao, nên nhìn đại thể, tuy đã có một số công trìnhnghiên cứu làm rõ những đóng góp của các nhà thơ trẻ vào nền văn học chống Mỹ,nhưng về thành tựu của cả thế hệ nhà thơ (nhìn từ cảm hứng, giọng điệu, thi pháp, )thì phải sau 1986 mới được triển khai với tư cách là những đề tài khoa học chuyênngành.
2.2 Giai đoạn từ đổi mới 1986 đến nay
Điều mà ai cũng dễ nhận thấy: trước 1986, phần lớn các công trình nghiên cứuthơ trẻ thời chống Mỹ đều nghiêng về mặt nội dung tư tưởng Phải bắt đầu từ giaiđoạn đất nước bước vào đổi mới (1986) trở về sau, hình thức nghệ thuật mới được chútrọng đúng mức; nhiều vấn đề được khám phá, nhận thức lại Đồng thời cũng nảy sinhnhững ý kiến trái chiều, thậm chí cực đoan: hoặc khẳng định “giá trị tuyệt đối” củathơ trẻ thời chống Mỹ, hoặc “phủ nhận sạch trơn” thành tựu của dòng thơ này Kỳthực cả hai đều không công bằng, chưa khoa học Tuy nhiên, nhìn tổng thể, số côngtrình nghiên cứu có sự đánh giá hợp lí vẫn nhiều hơn, nổi trội hơn
Do có sự ứng dụng lý thuyết phê bình văn học phương Tây nên nhiều vấn đềthuộc nội dung và nghệ thuật của thơ trẻ thời chống Mỹ được tiếp cận theo hướngmới, bóc tách thành các đề tài chuyên sâu, hay chuyển sang sử dụng thuật ngữ khác(như phong cách, cảm hứng, giọng điệu, cái tôi trữ tình, thi pháp thể loại, đặc điểmthẩm mỹ, tư duy nghệ thuật, )
Khó tính hết những bài viết về thơ trẻ thời chống Mỹ đăng trên các tờ báo vàtạp chí Số lượng công trình nghiên cứu dòng thơ này khá nhiều, đủ các tầm độ Ở đâychúng tôi chỉ điểm một số công trình tiêu biểu, liên quan đến đề tài luận án mà bảnthân đang nghiên cứu
Trang 25Những Lịch sử văn học Việt Nam tập III [94], Giáo trình Văn học Việt Nam tập
II [79], Một thời đại mới trong văn học [109], 50 năm văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám [110], Văn học Việt Nam trong thời đại mới [80], Tiếp cận và đánh giá văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám [81], Văn học Việt Nam hiện đại, nhận thức và thẩm định [3], Tiến trình thơ Việt Nam hiện đại [73], Tư duy và tư duy thơ Việt Nam hiện đại [160], Thơ với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước [54], là
những công trình nghiên cứu khá quy mô, trong đó mức này mức khác đều có phântích, đánh giá thơ trẻ thời chống Mỹ
Riêng ở Lịch sử văn học Việt Nam tập III và Giáo trình Văn học Việt Nam tập
II, thơ trẻ thời chống Mỹ được tách thành một chương (tiêu đề “Thế hệ các nhà thơ trẻ
thời kì chống Mỹ cứu nước”) Có thể coi đó như công trình nghiên cứu dòng thơ nàytương đối trọn vẹn Các tác giả biên soạn giáo trình tái khẳng định thơ trẻ thời chống
Mỹ có chất giọng riêng, rất đặc trưng: “Họ tạo ra một tiếng thơ rất mới mẻ: trẻ trung, tươi nhộn, thông minh, rất có ý thức về trách nhiệm lịch sử của mình đồng thời cũng rất ý thức về tiếng thơ riêng của thế hệ mình tạo được giọng thơ đặc trưng cho tâm hồn người lính thời chống Mỹ” [94, tr.53]; và chú ý đến “cái tôi thế hệ” - một thuật
ngữ mới, hướng tiếp cận mới trong nghiên cứu thơ trẻ thời chống Mỹ mà trước 1986
chưa có: “Cái tôi thế hệ là dạng thức tiêu biểu, nổi bật của cái tôi trữ tình trong thơ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mỹ” [79, tr.44]; “Thơ trẻ thời kì chống Mỹ là tiếng nói của cái tôi thế hệ vừa trẻ trung vừa già dặn, vừa hồn nhiên trong cảm xúc và sâu lắng suy tư” [94, tr.370] Ý kiến các tác giả biên soạn hai giáo trình trên đã thuyết phục trong đánh giá: “Thơ trẻ thời kì chống Mỹ tuy còn có những hạn chế, những non nớt nhưng đã làm tròn sứ mệnh vinh quang của nó, có những đóng góp đáng ghi nhận, xứng đáng là một hiện tượng nổi bật trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại” [94, tr.387] Ngoài chương nghiên cứu tổng thể dòng thơ này, một số nhà thơ tiêu biểu như
Lê Anh Xuân, Nguyễn Khoa Điềm, Phạm Tiến Duật, Xuân Quỳnh, Trần Đăng Khoacũng được các nhà biên soạn dành từng chương riêng để nghiên cứu chuyên sâu từngtác giả theo hướng tiếp cận mới Đây là hai công trình được sử dụng làm giáo trìnhchính thức trong các trường Đại học và Cao đẳng Sư phạm, hàm lượng khoa học rấtcao
Trang 26Tương đồng ý kiến của các nhà biên soạn giáo trình trên, trong tiểu luận “Hệthống thể loại trong văn học Việt Nam sau 1945”, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân
phát triển thêm cái tôi trữ tình trong thơ trẻ thời chống Mỹ Theo ông: “Nếu như lớp nhà thơ này không mấy khi sử dụng cái tôi ở dạng khái quát nhất (cái “ta”- đại diện dân tộc, thời đại kiểu Tố Hữu, Chế Lan Viên, tức là dạng thơ sử thi điển hình) thì họ lại thường thành công trong việc triển khai cái tôi sinh hoạt đời thường” [109, tr.144] Quan niệm như vậy, từ góc nhìn thể loại, Lại Nguyên Ân đề xuất: “Với sáng tác của những nhà thơ xuất hiện giữa những năm 60 như Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Xuân Quỳnh, Nguyễn Khoa Điềm, Lê Anh Xuân,v.v ta không dễ xếp tất cả thơ của họ vào thể tài trữ tình chính trị” [109, tr.144] Đến nhà nghiên cứu Trần Đình Sử, vấn đề được khẳng định rõ ràng: “Thế hệ các nhà thơ trẻ trong chống Mĩ cứu nước như Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Xuân Quỳnh, Hữu Thỉnh… đã vượt qua được những trói buộc ban đầu để thơ họ vẫn có phần tuyên truyền chính trị, nhưng không phải hoàn toàn là thơ chính trị” [144] Đấy là những ý kiến khả tín giúp chúng tôi có
thêm cơ sở để nghiên cứu cảm hứng đời tư, thế sự; tương ứng với nó là giọng trữ tìnhthống thiết và giọng day dứt tự vấn trong trẻ thời chống Mỹ
Trong chuyên luận Tiến trình thơ Việt Nam hiện đại, tuy nhà nghiên cứu Mã
Giang Lân không đi sâu vào thơ trẻ thời chống Mỹ, nhưng khi khảo sát vấn đề liênquan, ông đưa ra những nhận xét sắc sảo, khá chuẩn xác Chẳng hạn về ngôn ngữ:
“Các nhà thơ trẻ có ngôn ngữ tươi mới hơn, góc cạnh hơn, với nhiều màu sắc và khả năng tạo hình” [73, tr.327], về thể thơ: “Các nhà thơ trẻ vẫn là những tác giả xông xáo trong trong tự do nhiều hơn, và phần nào đáp ứng được như cầu phản ánh đời sống phong phú, bề bộn, sôi động” [73, tr.355]; hay về tứ thơ: “Các nhà thơ trẻ từ thực tế chiến trường đã có nhiều tứ thơ độc đáo, mới mẻ” [73, tr.342].
Nhìn thơ trẻ thời chống Mỹ từ góc độ tư duy nghệ thuật, Nguyễn Bá Thànhnhận thấy một số cây bút trong dòng thơ này đã có sự chuyển dịch từ thiên về cảm xúc
ở chặng đầu sang thiên về trí tuệ ở chặng sau: “Tư duy thơ chống Mỹ đã vượt qua giai đoạn phong trào mà vươn tới chiều sâu khái quát vào những năm 70 Đó là thời kì của những Hữu Thỉnh, Nguyễn Khoa Điềm, Hoàng Nhuận Cầm, Nguyễn Đức Mậu, Anh Ngọc, Lâm Thị Mỹ Dạ ” [160, tr.248].
Trang 27Chuyên luận Thơ với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Lê Thị Bích
Hồng là công trình nghiên cứu công phu Diện mạo và đặc điểm của thơ kháng chiếnchống Mỹ (trong đó có thơ trẻ) được tác giả tìm hiểu và phân tích khá kĩ trên nhiềuphương diện: Cái tôi trữ tình và các hình tượng thơ tiêu biểu, những khuynh hướngchính trong sự vận động của thơ, xu hướng tự do hóa hình thức thơ, Riêng cái tôi trữtình, ngoài những dạng thức đã được mặc định (cái tôi sử thi, cái tôi thế hệ ), Lê ThịBích Hồng phát triển thêm “cái tôi phi sử thi” (thực ra, khái niệm này đã được mộtnhà nghiên cứu nhắc đến trong bài viết trước đó) Nội dung của “cái tôi phi sử thi” màtác giả triển khai, theo chúng tôi, là sản phẩm của cảm hứng đời tư - thế sự, một dạngcảm hứng tuy không được khuyến khích, thậm chí bị phê phán trong hoàn cảnh chiếntranh nhưng vẫn không bị triệt tiêu Khái niệm “cái tôi phi sử thi” (tức ngoài cái tôi sửthi), chúng tôi nghĩ, cần phải gắn cho nó một hàm nghĩa cụ thể, không thể gọi tên mộthiện tượng nằm ngoài hiện tượng “Cái tôi phi sử thi” trong thơ chống Mỹ đích thực làcái tôi đời tư - thế sự (đời tư nhiều hơn), nó được nhận diện nhờ một số sáng tác từthời chiến tranh nhưng phải mấy chục năm sau mới công bố rộng rãi Những cứ liệu
mà Lê Thị Bích Hồng sử dụng đã làm rõ điều đó
Mấy năm gần đây, số lượng công trình nghiên cứu thơ trẻ thời chống Mỹ dướidạng luận văn, luận án ngày càng nhiều Chẳng hạn:
- Một số phong cách tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ chống Mỹ là Luận án
Tiến sĩ của Giang Khắc Bình (Viện Văn học, 2009) Trọng tâm của Luận án này,ngoài biện giải khái niệm phong cách nghệ thuật và các cấp độ biểu hiện của nó, tácgiả hướng vào làm nổi bật phong cách nghệ thuật của một số nhà thơ: Phạm TiếnDuật, Hữu Thỉnh, Thanh Thảo, Nguyễn Duy, Xuân Quỳnh Phải công nhận rằng, nămnhà thơ trên là những gương mặt tiêu biểu trong thế hệ thơ trẻ thời chống Mỹ Nhữngsáng tác của họ có dấu ấn riêng, giọng điệu khó lẫn Nhưng vào thời điểm ấy (khi mớixuất hiện trên thi đàn và một số năm tiếp theo) thơ họ đã hình thành phong cách cánhân nổi bật hay chưa (hiểu đầy đủ khái niệm này), vấn đề dễ nảy sinh những ý kiếnkhác nhau Chúng tôi cho rằng, từ tổng thể những dấu ấn, những giọng điệu củanhững nhà thơ trẻ thời chống Mỹ, tìm ra nét tương đồng, cốt lõi (thống nhất trong đadạng) làm nên phong cách một thế hệ nhà thơ là khá thuyết phục Nhìn lại thời chống
Trang 28Mỹ, sáng tác của các nhà thơ trẻ, trên tổng thể, thế hệ họ có phong cách đặc trưng; tuy
có tiếp nối, kế thừa thế hệ nhà thơ lớp trước nhưng cũng dễ phân biệt Điểm dễ phân
biệt nhất vẫn ở giọng thơ Tác giả luận án chỉ ra điều đó: “Đến giai đoạn sau này, khi các tác giả đã thực sự nhập cuộc với ý thức tự xác định cho mình một giọng điệu riêng, những cách thức riêng, họ đã tạo nên nhiều chất giọng mới Cũng là ca ngợi,
cổ vũ nhưng thơ của họ dường như đã tách khỏi âm vực cao vút của sử thi để trở nên trầm lắng hơn, suy tư hơn” (12, tr.123).
- Tiếp đến, Cái tôi trữ tình trong thơ trẻ Việt Nam 1965 - 1975 là Luận án Tiến
sĩ của Bùi Bích Hạnh (Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh, 2012) Ở công trình khoahọc này, Bùi Bích Hạnh mở rộng đối tượng nghiên cứu đến mảng thơ trẻ vùng đô thịmiền Nam Theo đó, thơ Trần Quang Long, Ngô Kha, Trần Vàng Sao, Tần Hoài Dạ
Vũ, Đông Trình, Lê Văn Ngăn, tức sáng tác của những nhà thơ trẻ yêu nước tiến bộđược tác giả Luận án khảo sát khá kĩ Trong quá trình phân tích làm rõ sự vận độngcủa cái tôi trữ tình, các dạng thức và phương thức biểu hiện của nó, Bùi Bích Hạnh
nhận ra sự chuyển đổi chất giọng trong thơ trẻ thời chống Mỹ: “Thơ trẻ dường như có một sự chuyển đổi chất giọng (NBL nhấn mạnh) trong trẻo, hồn hậu sang bè trầm
của giọng buồn Dấu ấn đời tư có khi hằn vào thơ viết về dân tộc sự xót xa, hoài nghi trong tuyệt vọng Đó là giọng điệu chất vấn trong niềm thổn thức của cái tôi trữ tình”
[45, tr.173] Có lẽ cơ sở để tác giả luận án khẳng định như vậy, chủ yếu căn cứ vào
thơ trẻ vùng đô thị miền Nam và những sáng tác của Lưu Quang Vũ trong tập Di Cảo
- 2008 (những bài thơ viết từ thời kháng chiến chống Mỹ nhưng hồi ấy chưa được
công bố) Rõ ràng là Di cảo có nhiều bài “gần hệ” với thơ trẻ vùng đô thị miền Nam
(buồn, hoài nghi, oán trách chiến tranh) Tuy đây không phải là giọng chủ đạo của thơtrẻ thời chống Mỹ nhưng sự hiện hữu của nó là không thể phủ nhận, dẫu nó phải trảimấy chục năm hậu chiến mới được công khai trước công chúng Về phương diện này,
dù không nói rõ vị trí thứ yếu của “giọng buồn”, “giọng chất vấn” trong thơ trẻ thờichống Mỹ, nhưng ý kiến của Bùi Bích Hạnh được coi là mới so với một số công trìnhnghiên cứu khác
- Những đóng góp của thơ trẻ thời kì chống Mỹ cứu nước đối với nền văn học Việt Nam hiện đại [116] của Hoàng Kim Ngọc ban đầu là Luận văn Thạc sĩ, sau được
Trang 29tác giả biên soạn thành tài liệu hỗ trợ dạy và học trong trường CĐSP (thuộc “Dự ánĐào tạo giáo viên THCS” - Bộ Giáo dục và Đào tạo) Ở công trình này, Hoàng KimNgọc đặt trọng tâm vào việc khẳng định thành tựu của cả thế hệ nhà thơ từ số lượng,chất lượng đội ngũ đến giá trị về tư tưởng và nghệ thuật trong toàn bộ sáng tác của họ.Những đóng góp về cái tôi trữ tình, thể thơ, giọng điệu, ngôn ngữ, của thơ trẻ thờichống Mỹ cũng được Hoàng Kim Ngọc tổng hợp khá đầy đủ Tuy nhiên, phần đánhgiá thì Hoàng Kim Ngọc chưa có ý mới, ý khác so với những người đã nghiên cứutrước đó Còn việc coi phản ánh hiện thực là phẩm chất cao nhất của thơ, đánh giá đó
là “hướng đi lớn của thơ trẻ chống Mỹ” (chương II), theo chúng tôi, tác giả công trình
đã lùi về trước đổi mới 1986
- Luận văn Thạc sĩ của Phạm Thị Hoan (đề tài Đặc điểm thơ nữ thế hệ chống
Mỹ, Đại học Vinh - 2008) khảo sát khá đầy đủ sáng tác của một số nữ nhà thơ tiêu
biểu: Xuân Quỳnh, Ý Nhi, Phan Thị Thanh Nhàn, Lâm Thị Mỹ Dạ, Lê Thị Mây, (dĩnhiên, thiếu Lý Phương Liên) Với chúng tôi, điểm đáng chú ý trong luận văn này là,
tác giả đã đưa ra nhận xét khá ấn tượng về giọng điệu đặc trưng của giới nữ: “Thơ nữ thế hệ chống Mỹ mang đến cho thơ hiện đại một chất giọng riêng, mang đậm dấu ấn của giới nữ (NBL nhấn mạnh), của thời đại mà các chị cảm nhận được bằng tâm hồn
của người yêu, người vợ, người mẹ ” [46, tr.90].
- Ở cấp độ bài viết về thơ trẻ thời chống Mỹ đăng trên các tờ báo và tạp chí thìkhó tính hết Tuy nhiên, trước những tranh luận trái chiều xung quanh việc thẩm định
và đánh giá lại nền văn học chống Mỹ, một số nhà thơ trẻ thời ấy đã có bài viết thểhiện chính kiến của mình Những bài viết ấy khiến người nghiên cứu không thể khôngquan tâm Bởi đó là ý kiến của những người trong cuộc, họ hiểu thế hệ họ và thời thơcủa họ hơn ai hết Ấy là Bằng Việt, Thanh Thảo, Vân Long, Vũ Quần Phương, TrầnNhuận Minh, Bế Kiến Quốc, Trong bài “Người của một thời, thơ của một người”,
nhà thơ Bằng Việt khẳng định: “Có một điểm, có lẽ là điểm mấu chốt nhất của thế hệ văn học trưởng thành trong chiến tranh chống Mỹ, đó là phạm trù cái tôi biết tự nguyện điều tiết thế nào trong cái ta, bản thể của cá nhân mình hòa nhập đến đâu với
cả thế hệ mình và biết đặt mình vào mối quan hệ tương hỗ như thế nào, để sẵn sàng đóng góp trên ý thức xây dựng chung cho tất cả cộng đồng” [198 tr.52] Nói về một
Trang 30số sáng tác chưa thể công bố trong những năm tháng chiến tranh, Bằng Việt tỏ ý cảm
thông: “Những bài thơ như “Nghĩ lại về Paustovsky” chẳng hạn, tôi để trong sổ tay hàng chục năm, trước khi được in Tuy nhiên, tôi cũng chẳng lấy đó làm lí do trách cứ
gì cơ chế hạn hẹp thời ấy” [198, tr.52] Như mang “duyên nợ” sâu nặng với một thời
thơ oanh liệt, mới đây (2014), Bằng Việt lại có bài viết về lớp nhà thơ trẻ chống Mỹ,
theo ông, đó là thế hệ nhà thơ có“số phận đặc thù trong hoàn cảnh cũng đặc thù”
[199, tr.35]
Đối với người nghiên cứu, những lời tâm sự như Bằng Việt là rất đáng để ý.Tức, khảo sát thơ trẻ thời chống Mỹ phải bao gồm cả những sáng tác trong bối cảnhchiến tranh nhưng mấy chục năm sau mới được in ấn công khai (số lượng không ít);
và cũng cần chú ý đến “số phận đặc thù” của chủ thể đã tạo sinh ra nó
Thanh Thảo trong bài “Thế hệ chúng tôi không sống bằng kỷ niệm Nhưng ”
có ý kiến rất sắc sảo: “Chiến tranh không làm nhiệm vụ sàng lọc thơ, nhưng chiến tranh đẩy sâu thơ về phía con người, dìm thơ vào số phận con người” [166, tr.3] Đến bài viết “Số phận, phần thưởng của thơ”, Thanh Thảo phát triển rõ hơn: “Chúng ta đã
có một thế hệ nhà thơ cả hai miền Nam - Bắc mà bây giờ được gọi là “thế hệ những nhà thơ chống Mỹ” Chính cuộc chiến tranh tàn khốc ấy đã khiến thơ họ có số phận, những số phận thơ rất riêng trong số phận chung của nhân dân Việt” [165, tr.13].
Nhà thơ Vân Long thì đặt lại vấn đề cần hiểu cho đúng hai chữ “đồng ca”:
“Thơ chống Mỹ có phải dàn đồng ca ?” [85, tr.55] Hay trong “Bàn tròn thơ chống Mỹ” (Tạp chí Thơ số 2 - 2003), nhà thơ Trần Nhuận Minh cảm thấy “tiếc” về việc
“đến tận ngày hôm nay, những giá trị tinh thần to lớn của một thế hệ thơ chủ lực của cuộc kháng chiến sắp đi qua vẫn không được tổng kết một cách đầy đủ và trí tuệ”
[113, tr.47]
Ngoài ra, nhận xét của Michelle Cahill về thơ Thanh Thảo cũng rất đáng chú ý
khi nghiên cứu cảm hứng và giọng điệu thơ trẻ thời chống Mỹ: “Sự trong sáng của thơ Thanh Thảo, giọng điệu lạ thường và hấp dẫn của ông có thể được gán cho nhiều khuôn mặt của chiến tranh mà ông mô tả Dù là riêng tư và mang tính cá nhân thì thơ vẫn luôn luôn ám chỉ bối cảnh lịch sử và xã hội của thế giới mà chúng đề cập đến”
[13, tr.30]
Trang 31Riêng mảng thơ trẻ yêu nước tiến bộ vùng đô thị miền Nam, sau 1986, nhất là
từ thập niên đầu thế kỷ XXI, ngày càng được nhiều người tìm hiểu, khám phá Sảnphẩm là những công trình nghiên cứu ở các tầm độ khác nhau Trong đó, Khóa luận
tốt nghiệp đại học của Trần Thị Mỹ Hiền, đề tài Thế giới siêu thực trong thơ Ngô Kha
(Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp Hồ ChíMinh, 2011) được đánh giá xuất sắc Nhìn chung, hướng tiếp cận trong các công trìnhnghiên cứu đã có nhiều đổi mới, chủ yếu tập trung sâu vào mặt nghệ thuật; đối tượngnghiên cứu có khi được mở ra ngoài khuynh hướng yêu nước tiến bộ (chẳng hạn sángtác của Nguyễn Bắc Sơn, Thanh Tâm Tuyền) Nghiên cứu thơ họ, theo chúng tôi,đánh giá cao những đóng góp về hình thức, thi pháp (rõ nhất ở Thanh Tâm Tuyền) thì
đó là bổn phận của khoa học, cần được khuyến khích Nhưng đánh giá cao nhằmhướng tới phủ nhận thơ trẻ chống Mỹ theo khuynh hướng cách mạng (thơ “ViệtCộng”) thì lại là chuyện khác Nhà thơ Bế Kiến Quốc trong một bài viết đã có ý đề
cập đến vấn đề này: “Biểu dương quá mức một vài hiện tượng (như Thanh Tâm Tuyền chẳng hạn) rõ ràng là không đúng Nhưng gạt bỏ tất cả thì cũng lại không công bằng, không khoa học” [110, tr.279] Tuy nhiên, số công trình nghiên cứu thơ trẻ vùng đô
thị miền Nam (trong đó có mảng yêu nước tiến bộ), những ý kiến đánh giá thỏa đáng,thuyết phục vẫn nhiều và nổi trội hơn Chẳng hạn, trong bài “Nghĩ về tuổi trẻ, nghĩ vềthơ, nghĩ ”, nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá khái quát chất giọng nổi bật của một số nhà
thơ tiêu biểu: “Ta dễ nhận ra giọng thơ hào sảng thấm đẫm nhiệt tình của Trần Quang Long, cách thể hiện cô đọng và hiện đại trong thơ Ngô Kha Ta dễ mến tiếng thơ hồn nhiên chân thật của Hữu Đạo, Võ Quê và lối viết mực thước, tinh tế của Đông Trình Quan trọng hơn, xét chung cả đội ngũ, sáng tác của họ thật sự có một sinh khí dồi dào và một diện mạo mới mẻ” [53, tr.20 - 21] Về phương diện tư tưởng, đánh giá
sáng tác của những cây bút viết truyện ngắn theo khuynh hướng yêu nước tiến bộ (bên
cạnh mảng thơ trẻ), trong Lời tựa Tuyển tập truyện ngắn Việt (Nhà xuất bản Trẻ, Tp
Hồ Chí Minh, 1997), nhà nghiên cứu Huỳnh Như Phương viết: “Chúng ta không chỉ đọc tuổi trẻ của họ mà còn đọc số phận nhân dân, số phận những người bị bức hại Ý thức nhập cuộc đã đưa các nhà văn đi ra ngoài cái thế giới riêng tư của mình để vươn
Trang 32tới sự cảm thông và chia sẻ thân phận bèo bọt của những người bị thiệt thòi nhất trong xã hội miền Nam trước 1975”.
Như vậy, nhìn tổng thể, cả hai giai đoạn trước và sau đổi mới (1986), dù tiếpcận theo những hướng khác nhau nhưng điểm đến của các nhà nghiên cứu là đềukhám phá thơ trẻ về tư tưởng và nghệ thuật Trong nhiều công trình nghiên cứu, ở
mức này mức khác, vấn đề cảm hứng và giọng điệu của dòng thơ này đã được tiếp
cận Với chúng tôi, tất cả những công trình ấy đều rất hữu ích, có ý nghĩa khai mở đểchúng tôi tiếp tục nghiên cứu thơ trẻ thời chống Mỹ từ cảm hứng và giọng điệu bằngmột công trình khoa học hoàn chỉnh, chuyên biệt
Đó là Thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ: Cảm hứng và giọng điệu, tức đề tài Luận án của chúng tôi.
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Là cảm hứng và giọng điệu trong thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống
Mỹ (gọi tắt “thơ trẻ thời chống Mỹ”) với tư cách là hiện tượng nghệ thuật của một thế
hệ nhà thơ; có so sánh, đối chiếu với thơ chống Mỹ của các thế hệ trước
- Ở đây, cảm hứng và giọng điệu được chúng tôi tiếp cận theo “loại hình hóa” (chữ của M Bakhtin), tức quy về từng dạng cảm hứng, từng kiểu giọng điệu của cả
thế hệ nhà thơ để nghiên cứu, không chuyên sâu một nhà thơ cụ thể nào, càng khônglàm phép cộng “cơ học” cảm hứng và giọng điệu của từng nhà thơ gộp lại Việc khảosát cảm hứng, giọng điệu của một số nhà thơ tiêu biểu cũng cốt để làm rõ sự thốngnhất trong đa dạng của dòng thơ trẻ thời chống Mỹ
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Trong thể thống nhất “Bắc - Nam một nước, văn nghệ một nhà”, chúng tôi coi
thơ trẻ thời chống Mỹ là hợp lưu ba nguồn: Thơ trẻ miền Bắc, thơ trẻ vùng giải phóng,thơ trẻ yêu nước tiến bộ vùng đô thị miền Nam Biên độ của nó tính từ khi hình thành(đầu thập niên 60) đến kết thúc chiến tranh (1975); có xem xét một số sáng tác trongthập niên đầu sau chiến tranh Với dung lượng cho phép của một Luận án (theo quy
định), để tăng chiều sâu, chúng tôi tập trung khảo sát thơ trẻ miền Bắc và thơ trẻ vùng giải phóng, còn thơ trẻ yêu nước tiến bộ vùng đô thị miền Nam thì chọn một số cây
Trang 33bút tiêu biểu như Trần Quang Long, Đông Trình, Trần Vàng Sao, Ngô Kha, Tần Hoài
Dạ Vũ, Thái Ngọc San, Lê Văn Ngăn,… để nghiên cứu Ở đây, khái niệm “yêu nướctiến bộ” được hiểu theo nghĩa chống ngoại xâm, đấu tranh cho độc lập tự do, thể hiệnlòng tự hào, tự tôn dân tộc; phân biệt với mảng thơ trẻ vùng đô thị nằm ngoài “khungyêu nước” này (và cũng ngoài phạm vi đề tài; tuy nhiên, khi cần có thể so sánh, đốichiếu)
Riêng ở nguồn 1 (thơ trẻ miền Bắc), những thi phẩm vì lí do nào đó mà thờichống Mỹ chưa công bố (hoặc đã công bố nhưng phạm vi hẹp), nay được lưu hành
rộng rãi, công khai: như Lưu Quang Vũ - Di cảo; thơ Lý Phương Liên, Lê Huy Quang, Hoàng Hưng, Lê Xuân Đố, Và cả Phạm Tiến Duật (bài Những vùng rừng không dân), Lâm Thị Mỹ Dạ (bài Những ngày không anh), Bằng Việt (bài Nghĩ lại về Pauxtôpxky), Hay một số sáng tác mới được sưu tầm (in trong Khúc tráng ca Thành
Cổ [10]): Thơ Trần Lê An, Phạm Đông Hưng, Nguyễn Trọng Định, Nguyễn Văn
Thạc, Nguyễn Hải Nghiêm, đều nằm trong phạm vi khảo sát của chúng tôi
- Về ngữ liệu: Chúng tôi khai thác thơ của nhiều thế hệ được sáng tác trongthời kì chống Mỹ cứu nước Nguồn chính là thi phẩm của thế hệ nhà thơ trẻ, có mởrộng đến thơ kháng chiến chống Pháp và thơ chặng đầu sau 1975 nhưng số lượngkhông nhiều, chỉ sử dụng khi cần thiết
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Phương pháp lịch sử
Nghiên cứu cảm hứng và giọng điệu thơ trẻ thời chống Mỹ, chúng tôi đặt toàn
bộ sáng tác của thế hệ nhà thơ này vào bối cảnh lịch sử cụ thể (cuộc chiến tranh giảiphóng dân tộc) để khảo sát; nghiên cứu trong mối liên hệ biện chứng theo một trình tựkhách quan, khoa học Đồng thời cảm hứng và giọng điệu của dòng thơ trẻ cũng đượcxem xét trong mối quan hệ gắn bó với nền thơ chống Mỹ nói riêng, diễn trình thơ cakháng chiến nói chung
4.2 Phương pháp hệ thống
Mọi yếu tố đều tồn tại trong hệ thống, bất cứ hệ thống nào cũng bao hàm trong
nó những yếu tố hợp thành Chúng tôi coi cảm hứng và giọng điệu trong thơ trẻ thờichống Mỹ là một hệ thống Nghiên cứu hệ thống này tức là đi vào khảo sát phân tích
Trang 34các dạng cảm hứng và các kiểu giọng điệu (tức các yếu tố) Mối quan hệ giữa các yếu
tố thuộc cảm hứng và các yếu tố thuộc giọng điệu là mối quan hệ biện chứng giữa tưtưởng và nghệ thuật, nội dung và hình thức
4.3 Phương pháp so sánh, đối chiếu
Từ kết quả của phương pháp hệ thống, chúng tôi so sánh, đối chiếu cảm hứng
và giọng điệu trong thơ trẻ thời chống Mỹ với cảm hứng và giọng điệu trong thơchống Mỹ của các thế hệ trước nhằm làm rõ đặc trưng của thơ trẻ thời chống Mỹ với
tư cách là một hiện tượng nghệ thuật, một thực thể thẩm mỹ Đồng thời, khi cần thiếtchúng tôi còn so sánh trên các bình diện: giai đoạn (thơ yêu nước trước và trongchống Mỹ); vùng miền (thơ trẻ chống Mỹ ở miền Bắc - thơ trẻ chống Mỹ ở miềnNam); giới tính (thơ trẻ chống Mỹ giới Nam - thơ trẻ chống Mỹ giới nữ),
4.4 Phương pháp loại hình
Nghiên cứu cảm hứng và giọng điệu thơ trẻ thời chống Mỹ, tức đối tượng của
nó thuộc loại hình trữ tình Bám sát đặc trưng loại hình, trong quá trình khảo sát, phântích từng dạng cảm hứng, từng kiểu giọng điệu, chúng tôi luôn chú ý đến các vấn đềnhư “cái tôi trữ tình”, “nhân vật trữ tình”, “xúc cảm thẩm mỹ”, “biểu tượng nghệthuật”, “thể thơ”, “nhịp thơ”, “thế giới nội cảm”,
4.5 Phương pháp phân tích, tổng hợp
Để luận án có tính thuyết phục, chúng tôi vận dụng phương pháp này vào việcphân tích các tín hiệu nghệ thuật, cấu trúc ngôn từ, ; từ đó tổng hợp, làm nổi bật cácdạng cảm hứng, các kiểu giọng điệu trong thơ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ
- Ngoài phối hợp những phương pháp trên, để khảo sát hình ảnh, màu sắc có ýnghĩa biểu tượng; khảo sát cách tổ chức lời văn nghệ thuật,… chúng tôi còn sử dụng
Trang 35● Về văn học sử: - Làm rõ biên độ thơ chống Mỹ; khái niệm “thơ trẻ”, mốc
hình thành và các chặng vận động của thơ trẻ thời chống Mỹ Đây là vấn đề hiện đang
có những ý kiến khác nhau
- Biện luận và chứng minh các dạng cảm hứng, các kiểu giọng điệu trong thơ
trẻ thời chống Mỹ; khẳng định những đóng góp của dòng thơ này vào sự nghiệp giảiphóng dân tộc và diễn trình thơ Việt Nam hiện đại; chỉ ra một số hạn chế của nó
● Về thực tiễn: Góp một phần vào việc giảng dạy, học tập thơ chống Mỹ nói
chung, dòng thơ trẻ nói riêng theo định hướng mới, phù hợp thời đất nước hội nhập
6 CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Ngoài phần Dẫn nhập (30 trang), Kết luận (5 trang), Tài liệu tham khảo (199
đề mục), Các thi phẩm được khảo sát (109 đề mục); cấu trúc Luận án gồm:
- Chương 1 Thơ chống Mỹ và thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ (43
trang): Tổng quan, khái quát thơ chống Mỹ và thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiếnchống Mỹ; giải quyết những vấn đề về biên độ thời gian, đặc điểm (thơ chống Mỹ),khái niệm, diễn trình (thơ trẻ thời chống Mỹ)
- Chương 2 Cảm hứng nghệ thuật trong thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ (58 trang): Trình bày giới thuyết khái niệm cảm hứng; phân tích các dạng
cảm hứng (lãng mạn - sử thi, dấn thân - nhập cuộc, bi tráng, đời tư thế sự) và một sốphương thức biểu đạt cảm hứng
- Chương 3 Giọng điệu thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ (56
trang): Trình bày giới thuyết khái niệm giọng điệu; phân tích các kiểu giọng điệu (hàosảng lạc quan, trữ tình thống thiết, triết lí suy tưởng, day dứt tự vấn) và một số thủpháp kiến tạo giọng điệu
Trang 36CHƯƠNG 1
THƠ CHỐNG MỸ VÀ THƠ TRẺ VIỆT NAM THỜI KHÁNG CHIẾN CHỐNG
MỸ 1.1 Thơ chống Mỹ: Biên độ thời gian, đặc điểm nổi bật
1.1.1 Biên độ thời gian
Tên gọi “Thơ chống Mỹ” được sử dụng từ thời chiến trường chưa im tiếngsúng Tuy nhiên, biên độ thời gian của nó thì không phải mọi người, mọi lúc đều đồngthuận như nhau
Chúng tôi cho rằng, biên độ cuộc kháng chiến chống Mỹ theo cách định vị củanhững nhà biên soạn lịch sử là tương hợp với tư tưởng “Nước Việt Nam là một, dântộc Việt Nam là một” (Hồ Chí Minh) Nói rõ hơn, có nghĩa là, kể từ khi Mỹ đưa quânvào miền Nam (1955) dưới vỏ bọc “cố vấn” để gây dựng thể chế chính trị, chống lạikhát vọng thống nhất nước nhà của người Việt Nam, thì Mỹ đã chính thức xâm lượcViệt Nam Đồng thời, cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam với nhiều hình thức,trên tất cả các lĩnh vực (trong đó có thơ ca) đều được coi là thái độ, hành động chống
Mỹ (không phân biệt Bắc - Nam) Còn đến khi bom đạn lan ra cả nước, đế quốc Mỹđiên cuồng đánh phá miền Bắc, ào ạt đổ quân vào miền Nam (1965) thì cục diện cuộcchiến đã chuyển sang giai đoạn vô cùng ác liệt (leo thang chiến tranh), chứ không phảicuộc kháng chiến chống Mỹ mới bắt đầu từ đây Sự thực hiển nhiên là vậy, ai cũnghiểu như vậy
Thế nhưng, xét về phương diện văn học, một số tài liệu lại xác định biên độthơ chống Mỹ bắt đầu từ 1964 (hoặc 1965) đến 1975, tức trong khoảng mười năm
Sách “Lịch sử văn học Việt Nam” tập III viết: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
để giải phóng miền Nam bảo vệ miền Bắc kéo dài hơn 10 năm…” [94, tr.120] Không
riêng gì sách Lịch sử văn học trên, mà trước đây, hầu hết các nhà văn học sử đều chiathơ Việt Nam giai đoạn 1955 - 1975 thành hai chặng Chặng thứ nhất từ 1955 đến
1964, chặng thứ hai từ 1965 đến 1975 Thực ra, các nhà văn học sử có cơ sở của họ làcăn cứ vào hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam sau cuộc kháng chiến
Trang 37chống Pháp (1954) thắng lợi: miền Bắc khôi phục kinh tế xây dựng chủ nghĩa xã hội,miền Nam đấu tranh thống nhất nước nhà (tiêu chí chính trị).
Tuy nhiên, trong văn học khó có một lát cắt rạch ròi như vậy Hơn nữa, tên gọi
“Thơ ca đấu tranh thống nhất nước nhà” (chỉ một trong hai nội dung trong thơ 1955 1964) với khái niệm “thơ chống Mỹ”, theo chúng tôi cũng chỉ là một Và càng khôngthể đợi đến khi giặc Mỹ ồ ạt tiến hành chiến tranh khắp cả nước thì khi đó mới có thơchống Mỹ Về vấn đề này, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp, trong bài “Thơ chống
-Mỹ, thành tựu và những kinh nghiệm nghệ thuật” có đoạn: “Đến nay, khi nghiên cứu
về thơ ca chống Mỹ nhiều người cho rằng thơ chống Mỹ nằm trong khoảng thời gian
từ năm 1965 đến 1975 Tuy nhiên, cần lưu ý thích đáng hơn về biên độ: Sự thực thì thơ chống Mỹ đã xuất hiện khá nhiều ngay sau khi Hiệp định Giơnevơ được kí kết Hơn nữa, mặc dù cuộc chiến tranh này khép lại vào năm 1975 nhưng những năm cuối thập kỷ 70 đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX đã xuất hiện nhiều bài thơ và nhiều tập trường ca xuất sắc ca ngợi cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc” [29, tr.11].
Cách mở rộng biên độ thơ chống Mỹ, theo Nguyễn Đăng Điệp, nên lùi về trước
1965 hơn mười năm và nên kéo dài sau chiến tranh kết thúc (1975) cũng khoảng mườinăm Tức là, trên thực tế, thập niên đầu của thời hậu chiến, theo quán tính, cảm hứng
sử thi vẫn chủ đạo, tuy khuynh hướng biểu hiện đã có khác đôi chút so với thời chiến
Ấy là chưa nói, những năm cuối thập niên 70, khi chiến tranh biên giới Tây - Nam vàchiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra, thơ ca lại tiếp tục ra trận, khí thế một thời thơ
chống Mỹ lại vọng về, giọng anh hùng ca tái hiện: “Lụt Bắc lụt Nam máu đầm biên giới / Tay chống trời, tay giữ nước căng gân” (Tố Hữu) Tuy nhiên, theo chúng tôi,
khoảng mười năm sau ngày miền Nam giải phóng, những nhà thơ viết về cuộc khángchiến ác liệt mà họ từng trải nghiệm (Hữu Thỉnh, Thanh Thảo, Nguyễn Đức Mậu,Trần Mạnh Hảo,…), thì nên coi đó là thơ viết về đề tài chiến tranh, viết về một thời đểnhớ, hơn là thơ chống Mỹ như họ đã sáng tác trong những năm tháng chiến tranh Bởivậy, không thể tách thơ chống Mỹ với cuộc kháng chiến chống Mỹ Theo chúng tôi,biên độ thơ chống Mỹ trùng với cuộc kháng chiến mà nhân dân ta tiến hành ròng rãtrong hơn hai mươi năm (1955 - 1975) Còn mười năm (1965 - 1975) được coi như
Trang 38chặng cao trào thơ chống Mỹ, hay nói như Nguyễn Hoàng Sơn, đó là chặng ra đời
“Phong trào thơ chống Mỹ” [133, tr.21].
Liên quan đến vấn đề này, nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Thành khẳng định: “Thơ chống Mỹ bắt đầu từ thơ đấu tranh thống nhất nước nhà nhưng thực sự nở rộ là từ khi cuộc chiến tranh nổ ra trong phạm vi cả nước” [160, tr.245] Tương đồng, nhà nghiên cứu Vũ Tuấn Anh viết: “Thơ chống Mỹ như một dòng sông vọt trào từ năm 1964 nhưng đã có những tiền đề từ trước… Tiếng thơ chống Mỹ đã cất lên ở miền Nam từ những năm 1955, 1956, khi những tên cố vấn quân sự Mỹ nghênh ngang nện gót trên đường phố Sài Gòn, khi âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới của chúng đã phơi bày” [3, tr.116].
Nếu quan niệm về biên độ thời gian như thế thì tất cả các sáng tác trước 1965
có nội dung thể hiện khát vọng thống nhất nước nhà, lên án tội ác Mỹ - Diệm, ngợi ca
tinh thần đấu tranh anh dũng của nhân dân miền Nam, như “Người con gái Việt Nam”, “Thù muôn đời, muôn kiếp không tan”, “Có thể nào yên” của Tố Hữu, “Mồ anh hoa nở” của Thanh Hải, “Quê Hương” của Giang Nam, “Bài ca chim chơ rao” của Thu Bồn, “Nhớ con sông quê hương”, “Tiếng sóng” của Tế Hanh, “Tiếng gà gáy”, “Những dòng sông anh hùng” của Ca Lê Hiến, Lửa sáng rừng của Thái
Giang,… đều nằm trong dòng chảy của thơ chống Mỹ cứu nước
Một vấn đề khác nảy sinh từ các công trình nghiên cứu là, hiện đang có những
ý kiến khác nhau về mốc khởi đầu của Phong trào thơ chống Mỹ, tức thơ trong những
năm chiến tranh lan ra cả nước (1965 - 1975) Trong “Văn học Việt Nam chống Mỹ
cứu nước” có đoạn: “Nền thơ chống Mỹ từ năm 1964 là một cao trào với sự phát triển
mới về lượng cũng như về chất” [195, tr.117] Hay, theo các nhà biên soạn “Lịch sử văn học Việt Nam tập III”, thì: “ 1964 - 1975 Văn học trong cao trào chống Mỹ cứu
nước” [94, tr.52] Thế nhưng đến “Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại tập II”, lại xác định: “Thơ trong thời kì kháng chiến chống Mỹ ( 1965 - 1975)” [79, tr.39] Năm
2005, trong một bài viết của mình, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp xác nhận:“Đến nay, khi nghiên cứu về thơ ca chống Mỹ nhiều người cho rằng thơ chống Mỹ nằm trong khoảng thời gian từ năm 1965 đến 1975” [29, tr.11].
Trang 39Vậy, nên lấy năm nào làm mốc khởi đầu cho phong trào thơ chống Mỹ? 1964hay 1965? Lấy mốc 1964 cũng có cơ sở của nó Đó là sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ, bomđạn của đế quốc Mỹ chính thức vượt vĩ tuyến 17, thách thức sự tồn vong của dân tộc,miền Bắc trào dâng khí thế đánh giặc; thơ ca chống Mỹ vận động mạnh, tỏ ra “riếtnóng”, khẩn thiết hơn so với trước Tuy nhiên, theo chúng tôi, biên độ chặng thứ haiphải bắt đầu từ 1965 đến kết thúc chiến tranh 1975 Tức, kể từ khi lính Mỹ tham chiếntrên chiến trường, đối đầu trực diện với quân dân ta, đồng thời ồ ạt đánh phá miền
Bắc; khi khí thế chống Mỹ được đẩy lên đến đỉnh điểm, nhất là sau Lời kêu gọi của
Chủ tịch Hồ Chí Minh Và khi thơ trên khắp mọi miền đất nước đều rừng rực cảmhứng sử thi, đều hành quân ra trận; cũng từ đó, thơ chống Mỹ dâng cao như mộtphong trào mà tiếng vang của nó vượt ra ngoài bờ cõi
Ngoài ra, riêng ý kiến của Nguyễn Trọng Tạo, biên độ thơ chống Mỹ lại bắtđầu từ 1960, kết thúc 1975 Trong bài “Chất trẻ trong thơ trẻ chống Mỹ” có đoạn:
“Điệu nhạc tâm hồn của thơ chống Mỹ (1960 - 1975) là điệu nhạc hành khúc lạc quan tràn đầy sức sống của một dân tộc dám “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” [149,
tr.117] Do đây không phải là bài nghiên cứu dưới dạng văn học sử nên Nguyễn TrọngTạo không luận giải tại sao lại lấy 1960 làm mốc mở đầu cho nền thơ chống Mỹ.Chúng tôi phỏng đoán, có thể tác giả bài viết đã căn cứ vào bước ngoặt của cuộckháng chiến chống Mỹ diễn ra vào năm 1960: Phong trào Đồng khởi Bến Tre, sự ra
đời của Mặt trận giải phóng miền Nam, để tiếp năm sau là Hội Văn nghệ giải phóng miền Nam được thành lập Những sự kiện này dội vào thơ, đẩy thơ sang một giai đoạn
chống Mỹ sôi nổi, quyết liệt hơn, không riêng gì ở miền Nam mà thơ miền Bắc cũng
tham gia đánh Mỹ: “Những năm hòa bình xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, các nhà thơ của ta vẫn tham gia đánh địch trên các đề tài về chiến trường miền Nam” [193,
Trang 40Như vậy, biên độ thơ chống Mỹ (tên gọi đầy đủ “Thơ Việt Nam thời khángchiến chống Mỹ”) bao gồm thời gian, không gian và khuynh hướng tư tưởng Chúngtôi cho rằng, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1955 - 1975), không phânbiệt miền Bắc hay miền Nam, vùng Giải phóng hay vùng do chính quyền Sài Gònkiểm soát, tất cả những sáng tác hướng về chủ đề yêu nước, chống ngoại xâm, đòi độclập, thống nhất cho dân tộc, tự do dân chủ cho nhân dân thì đều nằm trong “đườngviền” chung của nền thơ chống Mỹ (cốt lõi là thơ ca cách mạng) Nền thơ ấy có đỉnh
của nó với tư cách như một phong trào: Phong trào thơ chống Mỹ 1965 - 1975.
1.1.2 Đặc điểm nổi bật
1.1.2.1 Một số đặc điểm về tư tưởng, tình cảm
Như một hiển nhiên, không ai muốn đánh Mỹ, chống Mỹ nếu Mỹ không xâmlược Việt Nam; lại càng không ai muốn phát động cuộc chiến tranh với một siêucường đế quốc để làm thơ và tự hào Nhưng điều không muốn vẫn xảy ra Thực tế là,trên đất nước này đã xuất hiện một nền thơ chống Mỹ Nền thơ ấy tỏ ra dồi dào sứcsống, có vị trí tỏa sáng trong lịch sử thơ ca dân tộc, vang ra ngoài bờ cõi
So với những lần chống giặc của ông cha ta trước đây, cuộc kháng chiến lầnnày là cuộc đối đầu lịch sử mang tầm nhân loại, kẻ thù là một đế quốc hùng mạnh vàhung bạo nhất thế giới Để đánh bại kẻ thù như vậy, có thể nói, người Việt Nam đãhuy động tổng lực sức mạnh truyền thống và thời đại Nổi lên hàng đầu vẫn là sứcmạnh tinh thần, sức mạnh tư tưởng Sức mạnh này là cội nguồn của mọi sức mạnh, kếthợp với tiềm lực vật chất để làm nên chiến thắng
Thơ chống Mỹ đảm nhận nhiệm vụ tuyên truyền về tư tưởng tình cảm, chuyểntình cảm chính trị thành tình cảm nghệ thuật Hay nói đúng hơn, tình cảm chính trịhoà với tình cảm nghệ thuật, một sự hoà hợp hoàn toàn tự nguyện, đương nhiên Thơchống Mỹ nhìn chung là thơ chính trị nhưng chính trị đã được nghệ thuật hoá, thơ
hóa: “Ôi hôm nay lòng ta như họng súng / Diệt Mỹ là cao cả của tình yêu” (Chế Lan
Viên) Khi cả chính trị và nghệ thuật đều hướng về sự tồn vong của dân tộc, hướng vềđộc lập, thống nhất của Tổ quốc; khi nghệ thuật đủ sức làm lay động trái tim người,
thì nói như Sóng Hồng: “Thơ chính trị cũng là thơ trăm phần trăm như các thơ khác”
[82, tr.124] Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh