1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chăm sóc và nuôi dưỡng heo nái đẻ và nuôi con

22 1,8K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 117 KB

Nội dung

MỞ ĐẦUChăm sóc và nuôi dưỡng heo nái đẻ và nuôi con có vai trò rất quan trọngtrong việc nâng cao năng suất chăn nuôi.Để đảm bảo đàn nái sản xuất tốtchúng ta cần phải chú ý cải thiện môi

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU……….2

I.Chăm sóc và nuôi dưỡng lợn nái đẻ ……… 3

1.1.Chăm sóc và nuôi dưỡng lợn nái đẻ……… 3

1.2 Chăm sóc và nuôi dưỡng lợn nái sau đẻ……… 6

II Chăm sóc và nuôi dưỡng lợn nái nuôi con……….8

2.1 Chuồng trại……… 8

2.2 Cố định đầu vú, cho heo con bú sữa đầu ……… 8

2.3 Tiêm dextran Fe cho heo con ……… 9

2.4 Ghép ổ cho heo con……… 9

2.5 Tập và bổ sung thức ăn sớm cho heo con……… 9

2.6 Vận động ……… ……… 10

2.7 Giai đoạn cai sửa cho heo con ……… 10

2.8 Sử dụng thức ăn cho heo mẹ và heo con……… 11

2.9 Các nhân tố ảnh hưởng tới số con đẻ ra/lứa của heo con …… 15

III Những điều cần luu ý khi chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái đẻ và nuôi con ……… 15

KẾT BÀI……… 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 21

Trang 2

MỞ ĐẦU

Chăm sóc và nuôi dưỡng heo nái đẻ và nuôi con có vai trò rất quan trọngtrong việc nâng cao năng suất chăn nuôi.Để đảm bảo đàn nái sản xuất tốtchúng ta cần phải chú ý cải thiện môi trường sống cho con vật, đó là: giảmnhiệt độ chuồng nuôi, vệ sinh tốt, quản lý chặt chẽ đàn nái khô và chửa theophương thức nuôi từng ô lồng cá thể để quản lý chặt chẽ và theo dõi khảnăng động dục của từng con, phối giống kịp thời, giảm khoảng cách đậu thailại sau cai sữa để tăng lứa đẻ trong năm Vì vậy việc chăm sóc và nuôidưỡng heo nái đẻ và nuôi con là yếu tố quan trọng góp phần mang lại hiệuquả cao trong chăn nuôi.Nhằm biết được kĩ thuật chăm sóc nuôi dưỡng heonái đẻ và nuôi con như thế nào để có biện pháp tác động thích hợp sau đâynhóm mình xin trình bày đề tài : ” Chăm sóc và nuôi dưỡng heo nái đẻ vànuôi con”

Trang 3

KĨ THUẬT CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG

LỢN NÁI ĐẺ VÀ NUÔI CON

I.Chăm sóc và nuôi dưỡng lợn nái đẻ

1.1 Chăm sóc và nuôi dưỡng lợn nái đẻ

* Hiện tượng sắp đẻ

Khi thấy lợn căng bầu vú, nặn đầu vú có sữa trong tiết ra (sữa đầu), mông bịsụt là lợn sắp đẻ (khoảng sau 2-3 giờ) Trước đó khoảng 2 ngày, âm hộ lợnsưng to, lợn đi lại quanh chuồng, bỏ ăn, ỉa phân cục không vào chỗ nhấtđịnh, ủi máng ăn, máng uống kể cả rơm lót chuồng Khi lợn tìm chỗ nằm,

âm hộ chảy nước nhờn là lợn bắt đầu đẻ

- Lợn nái thường đẻ vào buổi chiều tối và đêm, ít khi đẻ ban ngày và sángsớm Cần phải trực tiếp theo dõi đến lúc đẻ xong Nếu lợn đẻ bọc cần xé bọc

Trang 4

ngay sau khỉ ra khỏi âm hộ để lợn con khỏi chết ngạt Nếu lợn con bị ngạt,

có thể hà hơi vào mồm lợn con, nâng hai chân trước lên xuống trong 5 phút,lợn sẽ sống và khỏe dần Nhau thai là một thành phần trong bào thai, nặng từ2.0-5.5kg ở lợn lai, lợn ngoại, từ 0.5-1.0kg ở lợn nội Nhau thai càng nặngthì con càng to và khỏe.Nhau ra sau cùng là lợn con khoẻ, nhau ra từng đoạn

là đàn con yếu

- Cần theo dõi để lấy hết nhau, chăm sóc nái và đàn con Nhau thường rasau khi đẻ con cuối cùng 15-20 phút Không để lợn mẹ ăn nhau ảnh hưởngđến sự tiết sữa

- Khi âm hộ ♀ có nước nhờn chảy ra (vỡ bọc nước ối) thì khoảng 15-20 phútsau ♀ sẽ đẻ

Trong lúc đẻ, toàn thân ♀ co bóp, cong lưng, gò bụng, rặn từng chặp Khi ♀giơ chân phía sau lên là heo con sắp chui ra, ta chuẩn bị đở lấy; 1 tay cầmngang mình heo hoặc nắm hai chân sau trút đầu heo xuống, tay kia dùng giẻlau sạch nhớt: mũi, móc nhớt trong miệng, quanh hầu (cho heo con thởđược) và kích thích máu lưu thông toàn thân heo con

*Một số trường hợp sinh khó thường xảy ra

- Heo nái rặn nhiều mà không sinh được heo con thì có thể do thai nằmngược, thai quá lớn hay xương chậu hẹp Khi ấy người đỡ đẻ phải đưa tayvào tử cung heo nái để thăm dò, sửa vị trí của heo con hay phụ kéo heo con

ra (heo nái dễ bị nhiễm trùng đường sinh dục)

- Sau khi sinh được vài heo con, heo nái không rặn đẻ nữa Trường hợp nàythường gặp ở heo nái già vì tử cung co bóp yếu Tiêm oxytoxin: 10-20 đơnvị/lần/nái, nhưng phải thăm dò tử cung trước khi tiêm

Trang 5

- Buộc cuốn rún heo con bằng chỉ (chắc) cách bụng 3cm, cắt cách chỗ buộc1cm Dùng bông gòn thấm cồn Iot sát trùng chỗ cắt (và vòng quanh chânrốn).

- Cắt răng heo để không làm xây xát vú mẹ: dùng kềm cắt răng nanh trên vàrăng nanh dưới; sát trùng chỗ cắt

- Úm heo: cho heo vào lồng úm có đèn sưởi ấm và lót rơm, chất lót khô ởdưới

Theo dõi nhau ra (số nhau bằng số heo con); sau khi ♀ sinh xong thì nhau

sẽ ra hết, trễ lắm là vài giờ Đếm nhau qua số đầu cuốn rốn ở lá nhau

*Sự tiết sữa của lợn

- Sữa đầu: Sữa đầu là sữa lợn mẹ tiết 2-3 ngày dầu sau khi đẻ Sữa đầu có

đủ chất dinh dưỡng và kháng thể chống bệnh cho lợn con do mẹ truyền quasữa

- Lợn con phải được bú sữa đầu của chính mẹ nó Nếu muốn chuyển lợncon sơ sinh từ lợn mẹ này sang lợn mẹ khác nuôi, cần để cho đàn lợn con búsữa đầu 1-2 ngày của chính mẹ nó

- Lợn nái cho lượng sữa cao trong 21-22 ngày đầu, sau đó giảm dần Lượngsữa nhiều hay ít phụ thuộc vào tính di truyền của giống và nuôi dưỡng connái, ít phụ thuộc vào số con đẻ ra Do lượng sữa ổn định, nên số con đẻ ranhiều thì khối lượng lợn con nhỏ, đẻ ít thì con to và lớn hơn Trường hợp lợnnái ăn chưa đủ chất để sản xuất sữa nuôi con, lợn mẹ phải huy động chấtdinh dưỡng trong cơ thể để đáp ứng nhu cầu sản xuất sữa nuôi con Vì vậylợn mẹ hao mòn cơ thể, nhanh phát sinh hiện tượng liệt chân sau, nhất là náilai, động dục trở lại chậm, lứa đẻ thưa dần, lợn con chậm lớn, dễ bị loại thải

Trang 6

- Sữa mẹ là nguồn thức ăn có đầy đủ các chất dinh dưỡng, không loại thức

ăn nào có thể thay thế được Cần đảm bảo cho lợn nái tăng khả năng tiết sữa

để lợn con mau lớn, đạt khối lượng cao lúc cai sữa

- Lợn nái nuôi con ở giai đoạn này, cần được ăn tự do, ăn đủ chất Nếu 1kgthức ăn có năng lượng từ 2950 Kcal đến 3000 Kcal, có tỷ lệ đạm tiêu hoá15%, một ngày lợn nái nuôi con (số con đẻ ra nuôi từ 8-10 con/ổ) có khốilượng 180-200 kg, cần được ăn từ 5.5-6 kg Nhu cầu năng lượng một ngàycủa lợn nái nuôi con từ 15.000Kcal đến 15.500Kcal Đối với lợn nái nội:Chửa kỳ 1 khối lượng 80-85 kg, ăn 1.4kg/ngày, năng lượng cần 5426 Kcal.Chửa kỳ 2 (81-114 ngày) ăn 1.6kg/ngày, năng lượng 6170 Kacl Nái nuôicon (8-10 con/ổ) ăn 2.4kg/ngày, năng lượng 9595 Kcal

1 2.Chăm sóc và nuôi dưỡng lợn nái sau khi đẻ

- Sau khi ra nhau, dùng nước ấm rửa sạch vú và âm hộ Thay rơm ướt ẩmbằng rơm khô mới cho nái nằm Cho uống đầy đủ nước sạch có pha ít muối,

vì sau khi đẻ lợn thường khát do mất máu Để tránh bệnh sưng vú, cho lợn

mẹ ăn cháo trong 1-2 ngày đầu Cho thêm rau tươi non phòng táo bón Sau 3ngày cho lợn nái ăn thức ăn theo quy định để đảm bảo sản xuất sữa nuôi con.Hằng ngày theo dõi lợn nái có bị viêm tử cung, âm hộ có mủ chảy ra không.Nếu bị viêm vú thì vú sưng đỏ, nóng Cần đo nhiệt độ hàng ngày sau khi đẻ2-3 ngày

- Heo nái đẻ xong nên cho ăn tăng dần, từ ngày thứ 3 hoặc thứ 4 trở đi cho

ăn tự do (từ 4 – 8 kg/ngày/nái) Đảm bảo đủ nước uống cho nái vì heo tiếtsữa sẽ uống rất nhiều nước, từ 30 – 50 lít nước mát, sạch/ngày/nái

- Sau khi nái đẻ xong cần theo dõi nhiệt độ cơ thể (giai đoạn sau đẻ 7 ngày),thường thì thân nhiệt nái ở khoảng 390C, nếu thân nhiệt lên trên 400C là tìnhtrạng báo động có viêm nhiễm trùng sau đẻ Vì vậy giai đoạn này cần phải

Trang 7

có biện pháp vệ sinh sát trùng khu vực nái đẻ, theo dõi để phát hiện kịp thời

và điều trị bệnh một cách thích hợp

- Cần lưu ý nhất là tình trạng dịch hậu sản bài xuất ở bộ phận sinh dục củanái sau khi đẻ: thông thường nái đẻ tốt thì dịch hậu sản ít, trong hoặc hơinồng, nhưng nếu chất dịch hậu sản quá nhiều, màu trắng đục, hoặc vàng,hoặc xanh nhạt, hoặc đỏ hồng, lợn cợn như mủ, hôi thối xem như có sựviêm nhiễm trùng nặng trong bộ phận sinh dục của nái Các biện pháp tiêmkháng sinh phổ rộng kết hợp với bơm thụt rửa bằng thuốc tím 0,1% (ngàythụt 2 lần, mỗi lần 2 - 4 lít) chỉ có thể giúp điều trị khỏi sự viêm nhiễm

nhưng thường có thể gây di chứng tắc vòi dẫn trứng, viêm tắc cổ tử cung

không thể thụ tinh trong các lần động dục kế tiếp Nên biện pháp tốt nhất là

sử dụng kích dục tố: Oxytocin, PGF2 tiêm cho nái để kích thích co bóp tửcung giúp loại bỏ sản dịch sau khi đẻ, mặc khác có thể kích thích làm tăngtiết sữa Sau đó 1 – 2 giờ lại bơm dung dịch kháng sinh thích hợp(Oxytetracyclin, Amoxcyclin ) vào bộ phận sinh dục nái, hai biện phápluân phiên này đem lại hiệu quả hơn thụt rửa tử cung âm đạo Nhiệt độ thíchhợp cho nái nuôi con là dưới 300C, và ánh sáng phải chiếu 24/24 giờ

*Sau khi heo nái đẻ thường mắc các bệnh sau:

+Viêm tử cung: do ♀ đẻ khó, do người can thiệp, ♀ sót nhau hoặcchuồng đẻ không vệ sinh Heo sốt, bỏ ăn, âm hộ ra mủ, sữa có độc tố Cầnđiều trị tích cực trong 3-4 ngày (cổ tử cung sẽ đóng lại) bằng kháng sinh,bơm rửa bằng thuốc tím 3-5‰ hoặc dầu thực vật

+Viêm vú: do ♀ nhiều sữa, heo con làm trầy vú mẹ, vi trùng xâm nhập,

♀ bị sốt, vú sưng đỏ, vú nào bị viêm vắt không ra sữa Heo con bị đói, ốm

và chết Điều trị bệnh bằng kháng sinh Thoa pomade kháng sinh vào vú,chọc mủ và rắc sulfamide

Trang 8

+Sốt sữa: ♀ ăn ít và bị sốt; hai hàng vú đều sưng cứng không sữa Do ♀

bị thiếu đường glucose trong lúc đẻ hoặc do nguyên nhân kích thích tố (ồn

ào, nóng bức, ♀ sợ sệt…) Tiêm serum Glucose (100-200 ml), vit C vàThyroxin

II Chăm sóc và nuôi dưỡng lợn nái nuôi con

2.1 Chuồng trại

Chuồng nuôi đảm bảo yên tĩnh, khô, sạch, ấm áp mùa đông, thoáng mátmùa hè, có rác khô độn chuồng (nhất là mùa đông) và rác khô thay hàngngày Sưởi ấm cho heo con trong tuần đầu mới đẻ Nhiệt độ chuồng nuôiđảm bảo: tuần tuổi đầu là 32 - 34 oC, tuần thứ 2 là 30 - 32 oC, tuần 3 là 28 -

30 oC; Độ ẩm thích hợp là 65 - 70% Heo ngoại tốt nhất nên dùng chuồnglồng để nuôi

2.2 Cố định đầu vú cho heo con bú sữa đầu

Vì những vú vùng ngực thường có sản lượng và chất lượng sữa tốt hơn các

vú vùng bụng, nên khi cho bú lần đầu sau khi đỡ đẻ, ta chọn con nhỏ, conyếu cho bú các vú vùng ngực, con lớn, con khỏe cho bú vùng sau bụng đểsau này đàn con đồng đều Phải cho heo con bú sữa đầu càng sớm càng tốt,

vì sữa đầu có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn sữa thường, đặc biệt trong sữađầu còn có chất kháng thể γ globulin mà trong sữa thường không có hoặchàm lượng không đáng kể Vì vậy khi cho heo con bú sữa đầu sớm, sớm tiếpnhận được kháng thể γ globulin để sớm chống được bệnh trong đời sống cá

thể heo con, tẩy rửa "cứt su", đồng thời sớm tiếp nhận được dinh dưỡng,

chống giảm đường huyết ở heo con Do đó quy trình quy định cho bú sữađầu chậm nhất 1 giờ sau khi đẻ hay càng sớm càng tốt

Trang 9

2.3 Tiêm dextran Fe cho heo con

Hàm lượng Fe trong máu heo con giảm nhanh sau khi đẻ, trong khi hàm ượng Fe cung cấp từ sữa heo mẹ quá thấp so với nhu cầu sinh trưởng củaheo con và chỉ đáp ứng từ 30 - 40% Do vậy việc cung cấp thêm sắt cho heocon thông qua tiêm Dextran Fe cho heo con lúc 3 và 10 ngày tuổi là cần thiết(tiêm 1 ml/con/lần tiêm) trong qui trình nuôi dưỡng heo con theo mẹ Đốivới heo ngoại có thể tiêm 1 lần vào lúc 3 ngày tuổi với liều cao (200mg/con) Tuy nhiên lợn vẫn thường dễ mắc các bệnh về tiêu hóa mà điểnhình trong giai đoạn này là bệnh heo con ỉa phân trắng Chính vì vậy ngoàiviệc tiêm sắt, người chăn nuôi cần phải có chuồng trại tốt và đảm bảo nhiệt

l-độ chuồng nuôi thích hợp, ấm áp và khô ráo

2.4 Ghép ổ cho heo con

Ở những ổ đẻ quá ít con để không lãng phí ổ đẻ của heo Khi ghép ổ chú ý:không cho heo mẹ phát hiện được con lạ trong đàn, nên ghép vào buổi tối,

có thể dùng nước mùi phun lên tất cả đàn con mới và cũ Đồng thời nhữngcon đi ghép phải được bú sữa đầu của mẹ nó đã trước khi ghép và chú ýghép heo con ở các ổ có tuổi tương tự

2.5 Tập và bổ sung thức ăn sớm cho heo con

Đây là một tiến bộ kỹ thuật có ý nghĩa thành bại đến chăn nuôi heo nái vàheo con Tập và bổ sung thức ăn sớm có tác dụng bổ sung được phần dinhdưỡng mà sữa mẹ thiếu kể từ sau 3 tuần tiết sữa trở đi để heo con sinh tr-ưởng bình thường Tuy nhiên, đến nay nhiều trang trại chăn nuôi đã cai sữaheo con lúc 21 ngày tuổi, từ đó việc tập ăn sớm cho heo con bú sữa có ýnghĩa rất quan trọng.Bổ sung thức ăn sớm có nhiều tác dụng cho cả lợn mẹ

và cả heo con trong quá trình nuôi dưỡng Vừa có tác dụng bù đắp phần dinhdưỡng thiếu hụt theo qui luật tiết sữa của heo mẹ làm giảm sự khai thác sữa

Trang 10

mẹ, heo mẹ ít bị hao mòn trong giai đoạn nuôi con, sớm động dục lại sau caicon, tăng số lứa đẻ trong năm, vừa có tác dụng rèn luyện bộ máy tiêu hoácủa heo con sớm hoàn thiện, sớm quen với thức ăn nhân tạo, nên khi cai sữaheo con sinh trưởng phát triênt bình thường, ít bị ỉa chảy, rối loạn tiêu hoá.

Từ đó, người chăn nuôi có thể giảm chí phí thức ăn, nâng cao hiệu quả kinh

tế

2.6 Vận động

Vận động có tác dụng làm cho heo khoẻ mạnh, trao đổi chất tăng, tăng tiêuhoá thức ăn, tránh bệnh bại liệt sau khi đẻ Bên cạnh đó, vận động giúp heocon khoẻ mạnh hơn, tránh hiện tượng thiếu vitamin D Thông thường saukhi đẻ 3 - 5 ngày, chúng ta nên cho heo con vận động tự do, tránh cho chúngvận động vào lúc thời tiết xấu Cần chuẩn bị tốt sân bãi bằng phẳng, khô ráo

và sạch sẽ Trong sân bãi có các bể nước sạch hay vòi nước cho heo uống tự

do

2.7 Giai đoạn cai sửa cho heo con

- Gần ngày cai sữa nên giảm lần bú của heo con và tăng lượng thức ăn đểchuẩn bị cho giai đoạn sống tự lập Đồng thời giảm thức ăn của heo mẹ đểgiảm tiết sữa

- Ngày cai sữa cho heo mẹ nhịn ăn, sau đó cho ăn tăng lên để sớm động dụclại Sau cai sữa chừng 4-7 ngày, heo nái động dục lại là tốt Với heo con, nêngiảm ½ khẩu phần trong 1 ngày, rồi sau đó tăng lên từ từ trong 2-3 ngày tớikhi cho ăn theo đủ nhu cầu

- Heo con sau cai sữa cần được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt, nên nuôi heotrên lồng sắt sau cai sữa là tốt nhất

Trang 11

2.8 Sử dụng thức ăn cho heo mẹ và heo con.

- Khi cho heo nái nuôi con ăn nên sử dụng thức ăn hỗn hợp của các xínghiệp thức ăn gia súc có uy tín, mới sản xuất

- Với heo con đang tập ăn đến khi nặng 20 kg, nên sử dụng thức ăn hỗn hợpcủa các xí nghiệp thức ăn gia súc có uy tín, mới sản xuất

- Khi dùng thức ăn đậm đặc trộn với nguyên liệu địa phương thì phải trộntheo tỷ lệ của nhà sản xuất Yêu cầu dùng nguyên liệu thật tốt, không bị ẩmmốc, sâu mọt

- Thức ăn cho heo nái nuôi con phải đủ và cân bằng dưỡng chất, máng phảisạch sẽ, không để thức ăn mốc, thừa, không nên thay đổi thức ăn của heonái Vì trong thời gian nuôi con, lớp mỡ bọc thân cảu nái bị mất đi do phảirút lượng Ca, Phospho, chất béo dự trữ trong cơ thể để hỗ trợ cho sự tiết sữa,

do đó sau khi đẻ nái nhanh gầy, xương trở nên xốp và chân dễ bại liệt

- Nếu cung cấp dư thừa sắt trong khẩu phần ăn của nái nuôi con cũng khôngđảm bảo đủ lượng sắt mà heo con nhận được, mà còn dẫn đến tình trạng heocon thiếu sắt ở tuần tuổi thứ 2, thứ 3 trở đi Vì vậy cần bổ sung đầy đủ sắttrong khẩu phần ăn của heo nái từ giai đoạn mang thai để đảm bảo cung cấp

đủ sắt cho heo con sau khi sinh

- Việc bổ sung chế phẩm Iod cho nái để tăng hoạt động của tuyến giáp cũnggiúp cho nái tiết sữa nhiều, nhưng cần phải thận trọng vì nếu dùng quá liều

sẽ dẫn đến các triệu chứng viêm vú, sốt sữa, tắt sữa, tuyến sữa bị teo Có thểtiêm thêm vitamin ADE cho nái sau đẻ đối với người nuôi bằng thức ăn tựchế biến vì có trường hợp heo con bị sốc sắt khi tiêm lúc 3 – 4 ngày do thiếuvitamin E

Trang 12

- Thức ăn nái nuôi con cần có Crom hữu cơ giúp nái hấp thu tối đa lượngđường, bảo toàn thể trạng khi nuôi con.

2.8.1 Dinh dưỡng cho lợn nái nuôi con

-Thời kỳ heo nái nuôi con là một giai đoạn quan trọng ảnh hưởng đến chấtlượng của đàn heo con sau này.Do vậy, bên cạnh việc vệ sinh sạch chuồngtrại, đảm bảo nhiệt độ thích hợp hay tăng sự vận động cho heo con thì kỹthuật chăm sóc heo nái nuôi con cần được vận dụng đúng quy trình.Nhu cầudinh dưỡng đối với heo nái nuôi con rất cao, vì vậy cần cho ăn thật đầy đủdưỡng chất 3-4 lần/ngày theo đúng giờ quy định

2.8.2 Thức ăn của lợn nái nuôi con

-Về chế độ chăm sóc nái đẻ, ngày heo sinh nở, nên cho heo nái ăn ít hoặckhông cho ăn, nhưng nước phải cung cấp đầy đủ Trường hợp nái khó đẻ cóthể tiêm hoóc môn kích đẻ Oxytoxin nhưng với điều kiện nái đã đẻ ít nhấtmột con.Sau khi nhau thai ra xong thì tiêm Tetracylin LA để phòng MMA.Tiếp đến theo dõi và kiểm tra thân nhiệt của heo nái từ 12-24 giờ sau đẻ, nếunhiệt độ trên 400C là heo nái bị sốt, phải xử lý kịp thời Cần chú ý lau rửabầu vú heo nái bằng nước ấm, sạch và thay dọn chất độn chuồng để phòngtránh các mầm bệnh

- Heo nái sinh xong, phải căn cứ vào trọng lượng của heo mẹ và mức tăngtrọng của heo con để áp dụng mức ăn phù hợp Cho ăn tăng và cung cấp đầy

đủ chất dinh dưỡng nhất là Protein, Lyzin để tránh hao mòn cơ thể, ảnhhưởng đến các lứa sau Đảm bảo đủ chất khoáng, vitamin tăng khẩu phần đểgiúp sự tạo sữa Kiểm tra tình trạng vú, dịch nhờn âm đạo, tử cung để canthiệp kịp thời khi có sự cố Can thiệp kịp thời khi vú ít sữa hoặc heo khôngcho con bú Cố định vú bú cho heo con trong 24 giờ sau khi sinh, tập choheo con quen chỗ ăn, uống, chích Fe khi heo 3 ngày và 10 ngày tuổi

Ngày đăng: 15/01/2016, 22:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hà Huỳnh Hồng Vũ, giáo trình chăn nuôi heo Khác
2. Lê Thị Mến, giáo trình chăn nuôi heo, NXB ĐH Cần Thơ, năm 2008 Khác
3. Nguyễn Đức Hưng, Nguyễn Xuân Bả, Phùng Thăng Long, Chăn nuôi đại cương, NXB ĐH Huế, năm 2006 Khác
4.Vũ Đình Tôn, giáo trình chăn nuôi lợn NXB ĐH Nông Lâm Hà Nội, năm 2005 Khác
7.ex.php?option=com_content&view=article&id=47:k-thut-chm-soc-heo-nai-&catid=47:k-thut&Itemid=55 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w