1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ứng dụng chế phẩm vixura sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rơm, rạ và phụ phẩm nông nghiệp tại huyện lạng giang, tỉnh bắc giang

61 709 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

Công nghệ sinh học đã chở thành công cụ đắc lực cho phát triểnnông nghiệp trong đó việc xử lý phế thải nông nghiệp làm phân bón hữu cơ đặc biệt là việc xử lý rơm, rạ sau thu hoạch làm ph

Trang 1

Để có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em đã nhận được sựgiúp đỡ rất lớn từ nhà trường, thầy cô cũng như các cô chú anh chị trongđơn vị thực tập.

Đầu tiên cho em gửi lời cảm ơn chân thành đến ban giám hiệu nhàtrường, khoa, bộ môn trong trường đã giúp em có được những kiến thức

bổ ích về chuyên ngành Công Nghệ Sinh Học cũng như đã tạo điều kiệncho em được tiếp cận môi trường thực tế trong thời gian qua

Đặc biệt cho em gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo: ThS Nguyễn Thị Chuyên Trong thời gian viết luận văn, em đã nhận được sự

hướng dẫn tận tình của cô, cô đã giúp em bổ sung và hoàn thiện nhữngkiến thức lý thuyết còn thiếu cũng như việc áp dụng các kiến thức đó vàothực tế trong đơn vị thực tập để em có thể hoàn thiện khóa luận tốt nghiệpnày

Qua đây cho em gửi lời cảm ơn đến quý cơ quan Sở Khoa Học và Công Nghệ Bắc Giang, đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú

trong Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ Các cô chú, anhchị đã giúp em tiếp cận thực tế, thu thập các thông tin, tài liệu liên quanđến đề tài thực tập trong thời gian qua để em có tài liệu cần thiết để hoànthành được bài khóa luận này

Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian, điều kiện tiếp cận và kiến thứckinh nghiệm của bản thân, bài khóa luận này không tránh khỏi nhữngkhiếm khuyết, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và người đọc

để có thể hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Bắc Giang, ngày tháng 6 năm 2010

Sinh Viên

Thân Đức Nam

Trang 2

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ.

Trong tình hình ô nhiễm môi trường hiện nay, do nhiều yếu tốt tácđộng.Các tác nhân gây ô nhiễm không chỉ do chất thải của ngành sản xuấtcông nghiệp mà một lượng lớn chất thải là của ngành sản xuất nôngnghiệp, từ nguồn chất thải trong chăn nuôi và trồng trọt (phế phụ phẩmnông nghiệp như: rơm, rạ và các phụ phẩm nông nghiệp khác) Đòi hỏichúng ta phải thực hiện các biện pháp xử lý để bảo vệ môi trường

Nước ta là một nước nông nghiệp nên chất thải nông nghiệp chiếmmột tỉ lệ lớn trong nguồn chất thải gây ô nhiễm môi trường đặc biệt lànguồn phế thải của ngành trồng trọt

Các loại cây trồng nói chung, cây lúa nói riêng sau khi thu hoạch đãlấy đi của đất nguồn dinh dưỡng rất lớn Một phần dinh dưỡng đó làmtrong sản phẩm thu hoạch phục vụ con người, phần không nhỏ còn lại lằmtrong phế thải nông nghiệp Hiện nay các phế thải nông nghiệp mà chủyếu là rơm, rạ thường được người nông dân đốt ngay tại đồng ruộng, gây

ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến con người, gia súc, gia cầm và các câytrồng khác, làm mất đi vĩnh viễn nhiều nguyên tố quan trọng mà cây trồng

đã lấy đi từ đất, đặc biệt là cacbon Tình trạng này tiếp diễn cùng với sựlạm dụng phân bón hoá học sẽ làm cho đất ngày càng cằn cỗi và chai cứngảnh hưởng không nhỏ đến năng suất cây trồng và gây ô nhiễm môi trường

Bắc Giang là tỉnh nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao, diện tích gieo trồnglúa hàng năm rất lớn, tại các vùng thâm canh cao như huyện Lạng Giang,huyện Yên Dũng,…hàng năm đã tạo ra một lượng lớn rơm, rạ dư thừa,hiện tượng đốt rơm, rạ trên đồng ruộng sau vụ gặt ngày càng trở lên phổbiến gây ô nhiễm môi trường và bức xúc cho người dân ở các khu vực lâncận không những thế việc đốt rơm, rạ trên đồng ruộng còn tiêu diệt các visinh vật có lợi trong đất làm giảm độ phì nhiêu của đất ảnh hưởng đếnnăng suất, phẩm chất và chất lượng cây trồng

Vài năm trở lại đây việc đốt rơm, rạ trên đồng ruộng làm ô nhiễmmôi trường ngày càng nghiêm trọng

Việc đốt rơm, rạ không những lãng phí nguồn nhiên nguyên liệu màcòn gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông Theo các nhà y học,

Trang 3

khói bụi khi đốt rơm, rạ làm ô nhiễm không khí, gây tác hại lớn đối vớisức khỏe con người Trẻ em, người già, và người có bệnh hô hấp, bệnhmãn tính, dễ bị ảnh hưởng nhất.

Các nhà khoa học cho biết thành phần các chất gây ô nhiễm khôngkhí do đốt rơm, rạ, tác động đến sức khỏe con người là hydrocacbon thơm

đa vòng (viết tắt là PAH); dibenzo-p-dioxin clo hoá (PCDDs), vàdibenzofuran clo hoá (PCDFs), là các dẫn xuất của dioxin rất độc hại, cóthể là tiềm ẩn gây ung thư

Các thành phần chính của rơm, rạ là những hydratcacbon gồm:licnoxenlulozơ, 37,4%; hemixenlulozơ (44,9%); licnin 4,9% và hàmlượng tro (oxit silic) cao từ 9, đến 14% Đó là điều gây cản trở việc xửdụng rơm, rạ một cách kinh tế Thành phần licnoxenlulozơ trong rơm, rạkhó phân hủy sinh học

Việc đốt rơm, rạ trực tiếp ngay trên đồng ruộng gây bất lợi cho đồngruộng lớn hơn nhiều lần so với việc làm phân bón như ta tưởng Các chấthữu cơ trong rơm rạ và trong đất biến thành các chất vô cơ do nhiệt độ cao.Đồng ruộng bị khô, chai cứng, một lượng lớn nước bị bốc hơi do nhiệt độhun đốt trong quá trình cháy rơm, rạ Quá trình đốt rơm, rạ ngoài trời khôngkiểm soát được, lượng dioxit cacbon CO2, phát thải vào khí quyển cùng vớicacbon monoxit CO; khí metan CH4; các oxit nitơ NOx; và một ít dioxitsunfua SO2 Các nhân tố này làm ảnh hưởng xấu đến môi trường, gây ônhiễm không khí tác động trực tiếp đến đời sống của người dân

Công nghệ sinh học đã chở thành công cụ đắc lực cho phát triểnnông nghiệp trong đó việc xử lý phế thải nông nghiệp làm phân bón hữu

cơ đặc biệt là việc xử lý rơm, rạ sau thu hoạch làm phân bón ngoài tácdụng giảm thiểu ô nhiễm môi trường, còn tạo ra một lượng lớn phân hữu

cơ sản xuất tại chỗ, góp phần hạn chế việc lạm dụng phân hoá học vàthuốc hoá học trên đồng ruộng mà vẫn đảm bảo được năng suất và nângcao chất lượng nông sản, không những thế nó còn bảo vệ được nguồn visinh vật có lợi trong đất, dần lấy lại độ phì nhiêu cho đất, làm tăng hàmlượng các chất khoáng, tăng độ tơi xốp của đất , làm tăng hàm lượng visinh vật hữu hiệu trong đất, giảm tối thiểu các loại vi khuẩn có hại, các

Trang 4

loại mầm mống sâu và bệnh hại Đây là một giải pháp quan trọng trongviệc tạo nên một nền nông nghiệp sạch và bền vững.

Trước thực trạng đó, với mục tiêu giảm ô nhiễm môi trường, cảitiến công nghệ sản xuất nông nghiệp bằng cách sản xuất phân hữu cơ visinh từ rơm, rạ và các phụ phẩm nông nghiệp khác, góp phần cải tạo đất,hạn chế dịch hại đối với cây trồng, giảm chi phí sản xuất, nâng cao năngsuất và phẩm chất cây trồng Chúng tôi được trung tâm ứng dụng tiến bộKH&CN Bắc Giang phân công thực hiện mô hình ứng dụng công nghệ vi

sinh:“ ứng dụng chế phẩm Vixura sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rơm, rạ

và phụ phẩm nông nghiệp tại huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.”

1.2 Mục Đích – Yêu Cầu

1.2.1.Mục đích.

- sản xuất được lượng phân bón hữu cơ vi sinh tại chỗ từ rơm, rạ đểcải tạo và tăng độ phì nhiêu cho đất , giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệsức khoẻ cộng đồng, phục vụ phát triển nền nông nghiệp hữu cơ

- Giảm tỉ lệ bón phân vô cơ, giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệuquả kinh tế cho người nông dân

- Nâng cao năng suất cây trồng, tạo sản phẩm an toàn, chất lượng tốt

- Xây dựng một nền nông nghiệp sạch, bền vững

- Tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật có lợi phát triển, giảm visinh vật có hại, giảm thiểu dịch hại cây trồng

-Giảm được ô nhiễm môi trường có ý nghĩa về mặt kinh tế và xã hộirất lớn

1.2.2.Yêu cầu

- khuyến cáo chuyển giao công nghệ và nhân rộng mô hình sản xuấtphân hữu cơ vi sinh từ rơm, rạ và phế phụ phẩm nông nghiệp, tại các địaphương khác trong tỉnh

- Sản xuất một lượng lớn phân hữu cơ vi sinh tại chỗ từ nguồn rơm,

rạ trên đồng ruộng, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và giảm ô nhiễmmôi trường

- Theo dõi quá trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rơm, rạ trênđồng ruộng, sử dụng chế phẩm Vixura

Trang 5

- Đánh giá hiệu quả của phương pháp sử dụng chế phẩm Vixura để

xử lý rơm, rạ thành phân hữu cơ vi sinh

- Theo dõi hiệu quả của biện pháp sinh học trong xử lý rơm, rạ trênđồng ruộng

- Phân tích các chỉ tiêu, phân hữu cơ sản xuất từ rơm rạ sử dụng chếphẩm sinh học Vixura

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1.Phân hữu cơ vi sinh vật (Mcrobial organic fertilizer)

2.1.1 Đặc điểm phân hữu cơ vi sinh

Đó là các chế phẩm trong đó có chứa các loài vi sinh vật có ích Cónhiều nhóm vi sinh vật có ích bao gồm vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn được sửdụng để làm phân bón Trong số đó quan trọng là các nhóm vi sinh vật cốđịch đạm, hoà tan lân, phân giải chất hữu cơ, kích thích sinh trưởng câytrổng, v.v

Để chế biến phân vi sinh vật, các loài vi sinh vật được nuôi cấy và nhânlên trong phòng thí nghiệm Khi đạt đến nồng độ các tế bào vi sinh vậtkhá cao người ta trộn với các chất phụ gia rồi làm khô đóng vào bao Trong những năm gần đây, ở nhiều nước trên thế giới, người ta đã

tổ chức sản xuất công nghiệp một số loại phân vi sinh vật và đem bán ởthị trường trong nước Một số loại phân vi sinh vật được bán rộng rãi trênthị trường thế giới Tuy nhiên, các loại phân vi sinh vật còn rất ít và chỉ là

bộ phận nhỏ so với phân hoá học trên thị trường phân bón

Phân vi sinh vật cố định đạm Có nhiều loài vi sinh vật có khả

năng cố định N từ không khí Đáng chú ý có các loài: tảo lam(Cyanobacterium), vi khuẩn Azotobacter, Bradyrhizobium, Rhyzobium;

xạ khuẩn Actinomyces, Klebsiella

Phần lớn các loài vi khuẩn cố định đạm thường sống cộng sinh vớicác cây họ đậu Chúng xâm nhập vào rễ cây và sống cộng sinh trong đó,tạo thành các nốt sần ở rễ cây Chúng sử dụng chất hữu cơ của cây để sinhtrưởng đồng thời hút đạm từ không khí để cung cấp cho cây, một phầntích luỹ lại trong cơ thể chúng

Tảo lam cộng sinh với bèo hoa dâu và hút đạm tích luỹ lại làm chobèo hoa dâu có hàm lượng đạm cao, trở thành cây phân xanh rất quý

Trang 6

Thời gian gần đây, cùng với những tiến bộ của khoa học và côngnghệ, các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ gen để tạo ra các chủng visinh vật cố định đạm có nhiều đặc điểm tốt: khả năng cố định đạm cao,khả năng cộng sinh tốt Công nghệ sinh học cũng giúp tạo ra những chủng

vi sinh vật có đặc tính cạnh tranh cao với các loài vi sinh vật trong đất.Mặt khác, công nghệ sinh học đã cho phép các nhà khoa học tách đượcgen quy định đặc tính cố định đạm từ vi khuẩn và đem cấy vào nhân tếbào cây trồng, làm cho một số loài cây trồng cũng tạo được khả năng cốđịnh đạm như vi khuẩn

Hiện nay trên thị trường phân bón nước ta, phân vi sinh vật cốđịnh đạm được bán dưới các tên thương phẩm sau đây:

Phân nitragin chứa vi khuẩn nốt sần cây đậu tương

Phân rhidafo chứa vi khuẩn nốt sần cây lạc

Azotobacterin chứa vi khuẩn hút đạm tự do

Azozin chứa vi khuẩn hút đạm từ không khí sống trong ruộng lúa.Loại phân này có thể trộn với hạt giống lúa

Vi sinh vật hoà tan lân Cây chỉ có thể hút được lân từ đất dưới

dạng hoà tan trong dung dịch đất Vì vậy, cây chỉ có thể hút được lân ởdạng dễ tiêu trong đất Lân ở dạng khó tan trong đất cây không hút được

Vì vậy, có nhiều loại đất như đất đỏ bazan, đất đen, v.v hàm lượng lântrong đất khá cao, nhưng cây không hút được vì lân ở dưới dạng khó hoàtan

Trong đất thường tồn tại một nhóm vi sinh vật có khả năng hoà tanlân Nhóm vi sinh vật này được các nhà khoa học đặt tên cho là nhómHTL (hoà tan lân, các nước nói tiếng Anh đặt tên cho nhóm này là PSM –phosphate solubilizing microorganisms)

Nhóm hoà tan lân bao gồm: Aspergillus niger, một số loài thuộccác chi vi khuẩn Pseudomonas, Bacillus, Micrococens Nhóm vi sinh vậtnày dễ dàng nuôi cấy trên môi trường nhân tạo Nhiều nơi người ta đã đưatrộn sinh khối hoặc bào tử các loại vi sinh vật hoà tan lân sau khi nuôi cấy

và nhân lên trong phòng thí nghiệm, với bột phosphorit hoặc apatit rồi bóncho cây Sử dụng các chế phẩm vi sinh vật HTL đem lại hiệu quả cao ởnhững vùng đất cây bị thiếu lân

Trang 7

Một số loài vi sinh vật sống cộng sinh trên rễ cây có khả năng hútlân để cung cấp cho cây Trong số này, đáng kể là loài VA mycorrhiza.Loài này có thể hoà tan phosphat sắt trong đất để cung cấp lân cho cây.Ngoài ra loài này còn có khả năng huy động các nguyên tố Cu, Zn, Fe…cho cây trồng Nhiều nơi người ta sử dụng VA mycorrhiza đã làm tăngnăng suất cam, chanh, táo, cà phê… Nuôi cấy VA mycorrhiza trên môitrường nhân tạo rất khó Vì vậy hiện nay các chế phẩm có chưa VAmycorrhiza chỉ có bán rất hạn chế trên thị trường phân bón Mỹ

Những năm gần đây, trên thị trường phân bón ở một số nước cóbán chế phẩm Phospho – bacterin trong có chứa vi khuẩn giải phóng lân

dễ tiêu từ các chất hữu cơ

Vi sinh vật kích thích tăng trưởng cây Gồm một nhóm nhiều loài

vi sinh vật khác nhau, trong đó có vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn, v.v Nhómnày được các nhà khoa học phân lập ra từ tập đoàn vi sinh vật đất

Người ta sử dụng những chế phẩm gồm tập đoàn vi sinh vật đượcchọn lọc để phun lên cây hoặc bón vào đất làm cho cây sinh trưởng và pháttriển tốt, ít sâu bệnh, tăng năng suất Chế phẩm này còn làm tăng khả năngnảy mầm của hạt, tăng trọng lượng hạt, thúc đẩy bộ rễ cây phát triển mạnh.Như vậy, chế phẩm này có tác động tương đối tổng hợp lên cây trồng

Để sản xuất chế phẩm vi sinh vật kích thích tăng trưởng của cây,người ta sử dụng công nghệ lên men vi sinh vật Ở các nước phát triểnngười ta sử dụng các thiết bị lên men tự động, công suất lớn Ở nước ta,

đã dùng kỹ thuật lên men trên môi trường bán rắn để sản xuất chế phẩmnày, bước đầu cho kết quả khá tốt

Những năm gần đây ở nước ta đang tiến hành khảo nghiệm chếphẩm EM của giáo sư người Nhật Teruo Higa Chế phẩm này được đặt tên

là vi sinh vật hữu hiệu (Effective microorganisms – EM) Đây là chếphẩm trộn lẫn một nhóm các loài vi sinh vật có ích trong đó có vi khuẩnaxitlactic, một số nấm men, một số xạ khuẩn, vi khuẩn quang hợp, v.v Tại hội nghị đánh giá kết quả sử dụng EM tại Thái Lan tháng 11/1989, cácnhà khoa học đã đánh giá tác dụng tốt của EM như sau:

- Cải tạo lý hoá tính và đặc tính sinh học của đất

- Làm giảm mầm mống sâu bệnh trong đất

Trang 8

- Tăng hiệu quả của phân bón hữu cơ

- Cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao, phẩmchất nông sản tốt

- Hạn chế sâu bệnh hại cây trồng

- Góp phần làm sạch môi trường

Chế phẩm EM còn được sử dụng trong chăn nuôi Cho gia súc ăn,

EM làm tăng hệ vi sinh vật trong đường ruột, làm tăng sức khoẻ, giảmmùi hôi của phân

EM còn được dùng để làm sạch môi trường nước nuôi thuỷ sản

Một số điểm cần chú ý khi sử dụng phân vi sinh vật:

Phân vi sinh vật sản xuất ở nước ta thường có dạng bột màu nâu,đen, vì phần lớn các nơi sản xuất đã dùng than bùn làm chất độn, chấtmang vi khuẩn

Phân vi sinh vật sản xuất trong nước thường được sử dụng bằngcách trộn với các hạt giống đã được vảy nước để ẩm hạt trước khi gieo 10– 20 phút Nồng độ sử dụng là 100 kg hạt giống trộn với 1 kg phân vi sinhvật

Các chế phẩm vi sinh vật sản xuất trong nước thường không cất giữđược lâu Thường sau từ 1 đến 6 tháng hoạt tính của các vi sinh vật trongchế phẩm giảm mạnh Vì vậy, khi sử dụng cần xem kỹ ngày sản xuất vàthời gian sử dụng được ghi trên bao bì

Chế phẩm vi sinh vật là một vật liệu sống, vì vậy nếu cất giữ trongđiều kiện nhiệt độ cao hơn 30oC hoặc ở nơi có ánh nắng trực tiếp chiếuvào, thì một số vi sinh vật bị chết Do đó hiệu quả của chế phẩm bị giảmsút Cần cất giữ phân vi sinh vật ở nơi mát và không bị ánh nắng chiếuvào

Phân vi sinh vật thường chỉ phát huy tác dụng trong những điềukiện đất đai và khí hậu thích hợp Thường chúng phát huy tốt ở các chânđất cao, đối với các loại cây trồng cạn

 Yêu cầu kỹ thuật của phân hữu cơ vi sinh

Các chỉ tiêu kỹ thuật đối với phân hữu cơ vi sinh được quy định trongbảng sau:

Trang 9

11 Hàm lượng chì,mg/kg khối lượng

khô, không lớn hơn

200 TCVN6496:1999

12 Hàm lượng Cadimi, mg/kg khối

lượng khô, không lớn hơn

2,5 TCVN6496:1999

13 Hàm lượng Crom, mg/kg khối

lượng khô, không lớn hơn

200 TCVN6496:1999

14 Hàm lượng niken, mg/kg khối

lượng khô, không lớn hơn

100 TCVN6496:1999

15 Hàm lượng thuỷ ngân, mg/kg khối

lượng khô, không lớn hơn

2 TCVN5989:1995

Chú thích – CFU (colony forming unit): đơn vị hình thành khuẩn lạc

2.1.2 Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh

Phân vi sinh là chế phẩm chứa các vi sinh vật (VSV) sống có hoạt lựccao đã được tuyển chọn, thông qua các hoạt động của nó tạo ra các chấtdinh dưỡng cho đất và cây trồng làm cho cây trồng phát triển tốt hơn

Ở Việt Nam, phân VSV cố định đạm cây họ đậu và phân VSV phângiải lân đã được nghiên cứu từ năm 1960 và đến năm 1987 phân Nitragintrên nền chất mang than bùn mới được hoàn thiện và đến năm 1991 đã có

Trang 10

hơn 10 đơn vị trong cả nước tập trung nghiên cứu phân vi sinh vật Cácnhà khoa học đã phân lập được nhiều chủng vi sinh vật cố định đạm vàmột số VSV phân giải lân

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại phân VSV khác nhau, nhưngtheo mật độ VSV hữu ích có thể chia làm 2 loại như sau:

- Phân VSV có mật độ VSV hữu ích cao (trên 108 tế bào/gam) và dochất mang được thanh trùng nên VSV tạp thấp Liều lượng bón từ 0,3-3kg/ha

- Phân VSV có mật độ VSV hữu ích thấp (106-107 tế bào/gam) vàVSV tạp cao do nền chất mang không được thanh trùng Liều lượng bón

có thể từ 100-1.000kg/ha

Quá trình sản xuất phân vi sinh theo 2 giai đoạn chủ yếu

Giai đoạn 1: Tạo nguyên liệu cho sản xuất còn gọi là chất mang Chấtmang được dùng là các hợp chất vô cơ (bột photphorit, bột apatit, bộtxương, bột vỏ sò, ) hay các chất hữu cơ (than bùn, bã nấm, phế thải nôngnghiệp, rác thải, ) Chất mang được ủ yếm khí hoặc hiếu khí nhằm tiêudiệt một phần VSV tạp và trứng sâu bọ, bay hơi các hợp chất dễ bay hơi

và phân giải phần nhỏ các chất hữu cơ khó tan

Giai đoạn 2: Cấy vào nguyên liệu trên các chủng vi sinh vật thuầnkhiết trong điều kiện nhất định để đạt được hiệu suất cao Mặc dù VSVnhỏ bé nhưng trong điều kiện thuận lợi: đủ chất dinh dưỡng, có độ pHthích hợp, CO2 và nhiệt độ môi trường tối ưu chúng sẽ phát triển cực kỳnhanh chóng (hệ số nhân đôi chỉ 2-3giờ); Ngược lại trong điều kiện bất lợichúng sẽ không phát triển hoặc bị tiêu diệt, dẫn đến hiệu quả của phân bịgiảm sút Để cho phân vi sinh được sử dụng rộng rãi, người ta thườngchọn các chủng vi sinh có khả năng thích nghi rộng hoặc dùng nhiềuchủng trong cùng một loại phân

Như vậy, qui trình sản xuất phân vi sinh trước tiên là tạo thành phânmùn hữu cơ cao cấp Tùy từng địa phương và cơ sở sản xuất cụ thể mà lựachọn nguyên liệu để sản xuất phân hữu cơ cao cấp khác nhau như thanbùn, mùn rác thành phố (phân rác lên men), phân bắc (hầm cầu), phân gàcông nghiệp, phân heo, trâu, bò, dê, hoặc phân từ nguồn phế thải của quátrình chế biến của các nhà máy như mía, mụn dừa, vỏ trái cây, Nói

Trang 11

chung là đi từ nguyên liệu nào có thể biến thành mùn Sau đó là quá trìnhphối trộn, cấy các chủng vi sinh vào mùn.

Phân phức hợp hữu cơ vi sinh được sản xuất từ phế thải của nhà máyđường theo công nghệ của FITOHOOCMON được Bộ Khoa học và côngnghệ cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích về “Quy trình sản xuất phânphức hợp hữu cơ vi sinh”, như sau:

- Giai đoạn lên men nguyên liệu: Nguyên liệu là bùn mía, tro lò, thanbùn được lên men tạo thành mùn hữu cơ cao cấp

- Giai đoạn phối trộn và cấy vi sinh vật hữu ích: Phối trộn theo côngthức định sẵn tùy theo yêu cầu chất lượng phân và cấy VSV thuần khiếtvào môi trường mùn hữu cơ

Các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu sản xuất phân bón hữu cơ visinh từ nguồn nguyên liệu mụn dừa rất phong phú ở Bến Tre là phế thảicủa các cơ sở sản xuất chỉ xơ dừa Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh

từ mụn dừa được mô tả như sau:

- Giai đoạn sản xuất giá thể (đất sạch): Nguyên liệu mụn dừa được xử

lý để giảm hàm lượng muối (giảm EC) và giảm hàm lượng Tanin Sấyhoặc phơi khô, sau đó được phối trộn với chất dinh dưỡng chậm tan vàchất phụ gia Ép đóng thành bánh hoặc đóng bao để dễ dàng vận chuyển

- Sản xuất phân bón: Chế phẩm vi sinh gốc được nhân sinh khối, sau

đó được tưới đều vào nguyên liệu mụn dừa Ủ hảo khí để có nguyên liệubán thành phẩm

- Từ mụn dừa bán thành phẩm sẽ phối trộn các vi sinh vật hữu ích để

có được sản phẩm phân hữu cơ vi sinh

2.2 Lợi ích của phân hữu cơ vi sinh

Phân hữu cơ sinh học hay hữu cơ truyền thống là loại phân toàn diện

có đầy đủ đa, trung, vi lượng và các amino acid như: acid Aspartic, acidGlutamic, Lysine, Serine, Leucine, Histidine, Tryptophan, Alanine,Glycine các thành phần dinh dưỡng này rất cần thjiết cho cây trồng màphân vô cơ không thể thay thế được

* Phân hữu cơ sinh học hoặc hữu cơ truyền thống còn làm các chức năng:

- Cải tạo hóa tính đất: trong quá trình phân giải phân hữu cơ có khả

năng hòa tan, làm giảm khả năng di động của một số nguyên tố khoáng,

Trang 12

hạn chế khả năng đồng hóa kim loại của cây, do đó sản phẩm nông nghiệptrở nên sạch hơn Việc hình thành các phức hữu cơ – vô cơ làm tăng tínhđệm của đất, điều này rất quan trọng đối với đất có thành phần cơ giớinhẹ

- Cải tạo lý tính đất: tác dụng ổn định cấu trúc đất phụ thuộc vào

bản chất của chất hữu cơ làm tăng khả năng kết dính của hạt đất để tạothành đoàn lạp và làm giảm khả năng thám ướt khiến cho kết cấu đượcbền trong nước

Bón phân hữu cơ sinh học hoặc hữu cơ truyền thống, tạo điều kiệnthuận lợi cho vi sinh vật có ích trong đất phát triển và hoạt động mạnh lênnhiều, giải phóng nhiều đạm hòa tan, độ ổn định của kết cấu đất tăng

Chất hữu cơ giúp cho nước ngấm vào đất thuận lợi hơn, khả nănggiữ nước của đất cao hơn, việc bốc hơi của mặt đất ít đi, do đó tiết kiệmđược nước tưới, đồng thời khi mưa nhiều, đất thoát nước nhanh hơn, ít bịúng hơn

- Phân hữu cơ sinh học tác động đến sinh tính của đất Trong quá

trình phân giải, phân hữu cơ cung cấp thêm thức ăn cho vi sinh vật có ích

cả thức ăn khoáng và thức ăn hữu cơ, nên khi bón phân vào đất tập đoàn

vi sinh vật (VSV) có ích phát triển nhanh, kể cả giun đất cũng phát triển.Một số chất có hoạt tính sinh học (phytohormone) được hình thành lại tácđộng đến việc tăng trưởng và trao đổi chất của cây

Bón phân hữu cơ có giảm được nấm bệnh gây hại không ?

Đây là vấn đề không đơn giản, cần phải có thêm nhiều nghiên cứucủa các nhà khoa học nông nghiệp

Đối chứng thực tế ở những vường cây ăn quả lâu năm, hoặc cácvùng trồn rau màu, người nông dân bón lâu dài, phân hữu cơ truyền thốnghoặc hữu cơ sinh học cho kết quả cây cối phát triển tốt và bền vững hơnnhững nơi chỉ bón đơn thuần phân vô cơ liên tục nhiều năm thì thấy câycối bị sâu bệnh nhiều hơn, năng suất không ổn định Chất lượng nông sảnkém hơn so với bón phân hữu cơ sinh học hoặc hữu cơ truyền thống

Các tài liệu khoa học nông nghiệp đã dẫn chứng: Bón phân hữu cơsinh học hoặc hữu cơ truyền thống, ngoài việc cung cấp dinh dưỡng chocây trồng còn giúp cho các chất hữu cơ khó tiêu trong đất được phân hủy

Trang 13

nhiều và nhanh chóng nhờ các tác động của vi sinh vật đất, đặc biệt là córất nhiều nấm đất hữu ích phát triển sẽ làm cho đất đai tơi xốp và hạn chếmầm bệnh Sự phân giải các chất hữu cơ sẽ giải phóng các chất gây độccho các loài tuyến trùng phá rễ Đồng thời trong phân hữu cơ sinh họchoặc hữu cơ ủ hoai còn có loài nấm chuyên ăn tuyến trùng như monochuschẳng hạn, loài nấm này thường phát triển tỷ lệ thuận với chất hữu cơđược phân giải trong đất, đặc biệt một số loài thuộc Actinomycetes là vậtgây hại đối với tuyến trùng thực vật trong đất

Để tăng thêm tính hiệu quả trong việc bón phân hữu cơ sinh họchoặc hữu cơ truyền thống, ta nên bón bổ sung thêm nấm đối khángTrichoderma sp là tác nhân phòng trừ một số nấm gây bệnh trong đất như:Fusarium sp, Pythium sp, Rhizoctonia solani, sclerotium, rolfsii, nhữngnấm này làm cho cây trồng bị thối rể, lở cổ rể, thối trắng gốc làm chocây trồng như: cà chua, bầu bí, thuốc lá, tiêu bị chết hàng loạt, gây rathiệt hại lớn cho người nông dân

Các nhà chuyên môn còn nghiên cứu và đã cho ra nhiều sản phẩmhữu cơ sinh học có nguồn gốc từ động và thực vật để bổ sung dinh dưỡngcho cây trồng qua lá (thay thế phân vô cơ) nhằm góp thêm phần tăng năngsuất và chất lượng nông sản

Với tầm quan trọng của phân hữu cơ sinh học, cộng thêm với thuốctrừ sâu sinh học hoặc vi sinh Hy vọng những sản phẩm nông nghiệp cóđược từ công nghệ sinh học này sẽ thu hút được sự tin tưởng sử dụng của

bà con nông dân cùng sự quan tâm của các nhà khoa học, chắc chắn sẽ cónhiều sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, năng suất tăng, giá thành đầu

tư hạ, giúp tăng được khả năng cạnh tranh trên thị trường nông sản trongnước cũng như xuất khẩu

2.3.Nghiên cứu, sử dụng phân hữu cơ trong sản xuất, hướng tới sản xuất nền nông nghiệp bền vững

Trong thực tế sản xuất hiện nay, nhiều nông dân thường lạm dụngphân hóa học và các loại nông dược nên tốn nhiều chi phí sản xuất và gâyảnh hưởng không nhỏ đến môi trường Thời gian qua, Trường Đại họcCần Thơ đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về sử dụng các chếphẩm sinh học, phân sinh học, phân hữu cơ để giảm bớt lượng phân hóa

Trang 14

học mà năng suất và chất lượng nông sản vẫn ổn định Trong đó, nghiên cứu,

sử dụng phân hữu cơ trong nông nghiệp là những đề tài tiêu biểu, đạt hiệuquả cao

Dự án “Kết hợp cải cách giáo dục và Phát triển cộng đồng” doTrường Đại học Cần Thơ hợp tác với Trường Đại học Michigan State thựchiện từ năm 2006 đến năm 2007

Chương trình đang được thực hiện tại 3 điểm: thị trấn Kinh Cùng,

xã Hòa An và xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang Mỗi xãchọn 2 hộ nông dân để làm điểm trình diễn Tiến sĩ Phùng Thị NguyệtHồng, điều phối viên của dự án, cho biết: “Mỗi hộ dân trồng 1 loại rau:dưa leo hoặc rau muống với 4 công thức phân: 100% phân hóa học, 100%phân hữu cơ, 50% phân hóa học + 50% phân hữu cơ, 100% phân hữu cơ +50% phân hóa học Kết quả cho thấy, công thức 100% phân hữu cơ + 50%phân hóa học cho năng suất và hiệu quả tốt nhất Do đó, nông dân pháttriển sản xuất theo công thức này”

Điều quan trọng của dự án là hướng dẫn nông dân cách ủ phân hữu

cơ với thời gian 8 tuần theo phương pháp mới, giúp giảm chi phí sản xuất,tăng thu nhập cho nông dân Cách ủ phân hữu cơ này khá đơn giản, dễthực hiện Bà con có thể chọn nền đất bằng phẳng, trải bạt hoặc vật dụngkhông thấm khác để lót nền, rải một lớp nguyên liệu để làm phân như cácloại rơm rạ, lá cây, lục bình với chiều cao từ một tấc đến vài tấc Sau đó,tưới một lớp mỏng dung dịch chế phẩm sinh học TRICO-ĐHCT (đã đượchòa tan với lượng nước thích hợp), rồi trải lên trên một lớp nguyên liệulàm phân Cứ một lớp nguyên liệu lại tưới một lớp dung dịch, làm khoảng1m3 Sau đó, đậy kín đống ủ bằng bạt và đảo đều trong thời gian 6 tuần.Cuối cùng, tưới dung dịch có chứa các vi khuẩn cố định đạm, hòa tan lânvào, đảo đều và tiếp tục ủ khoảng 2 tuần là sử dụng được So với cách ủtheo tập quán của nông dân, phương pháp này giúp phân trong thời gian ủkhông có mùi hôi khó chịu, không mất chất dinh dưỡng và có thời gian ủngắn hơn

Anh Phạm Văn Liêm, con trai ông Phạm Văn Mum, người trực tiếpthực hiện theo sự hướng dẫn của các nhà khoa học, phấn khởi nói: “Nhờ

sử dụng phân hữu cơ ủ theo phương pháp mới nên rau màu ít bị sâu bệnh,

Trang 15

chi phí sản xuất giảm một nửa so với dùng phân hóa học nên lợi nhuậncũng cao hơn” Từ thành công của mô hình trình diễn, nhiều hộ dân trong

và ngoài ấp đã áp dụng mô hình sử dụng phân hữu cơ trong sản xuất raumàu Đồng chí Nguyễn Quốc Khải, Bí thư Chi bộ ấp Hòa Bình, thị trấnKinh Cùng, cho biết: “Khoảng 30 hộ dân trong ấp đã áp dụng bón phânhữu cơ trong sản xuất rau màu, trong đó, có khoảng 10 hộ sản xuất với qui

mô lớn để kinh doanh Mô hình này đang được khuyến khích nhân rộng”

Để tạo ra phân hữu cơ, nguồn nguyên liệu chính là các loại phếphẩm, rác thải hữu cơ nên sử dụng phân hữu cơ sẽ tiết kiệm chi phí sảnxuất và giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường Các loại phế phẩmcủa mía như bã bùn mía, xác mía thường được các nhà máy mía đường

đổ ra các bãi rác thải, để chúng tự phân hủy, gây ô nhiễm môi trường vàchiếm nhiều diện tích đất trống Từ thực tế đó, năm 2004, Công ty Míađường Cần Thơ hợp tác với Bộ môn Khoa học đất và Quản lý đất đai,Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơnghiên cứu cách xử lý các loại phế phẩm của mía thành phân hữu cơ trongthời gian ngắn

Đến năm 2005, nghiên cứu được phát triển thêm một bước mới.Với nguồn kinh phí hỗ trợ của Dự án Vườn ươm công nghệ (Bộ Giáo dục

và Đào tạo) và Công ty Phân bón Hóa chất Cần Thơ, Tiến sĩ Dương MinhViễn và Tiến sĩ Võ Thị Gương hợp tác với một số nhà khoa học ở Bộ mônBảo vệ Thực vật, Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học thựchiện đề tài “Nghiên cứu, sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bã bùn mía” Từ

bã bùn mía, xác mía nhóm nghiên cứu xử lý thành phân hữu cơ và cấymột số vi sinh vật có ích tạo thành phân hữu cơ vi sinh, có khả năngphòng trừ bệnh sinh học và hỗ trợ dinh dưỡng cho cây trồng, cải tạo độphì nhiêu của đất

Tiến sĩ Dương Minh Viễn cho biết: “Vi sinh vật có ích mà chúngtôi cấy vào là nấm Trichoderma, có tác dụng phòng chống một số bệnhtrên cây ăn trái, rau màu do nấm và vi khuẩn có hại gây ra Bên cạnh đó,chúng tôi sử dụng một số vi khuẩn có khả năng cố định đạm, hòa tan lân,giúp tăng cường độ dinh dưỡng cho đất Phân hữu cơ vi sinh đã và đangđược thử nghiệm trong quá trình sản xuất rau màu, cây ăn trái ở tỉnh Lâm

Trang 16

Đồng và một số tỉnh ĐBSCL Một số kết quả sơ bộ cho thấy: Phân hữu cơ

bã bùn mía có hiệu quả cao, giúp tăng năng suất và giảm phân hóa học.Đặc biệt, phân hữu cơ vi sinh giúp cải thiện đất bị bạc màu, thoái hóa”.Đến nay, nhóm nghiên cứu đã hoàn thành cơ bản qui trình sản xuất phânhữu cơ vi sinh từ bã bùn mía với thời gian 45 ngày Qui trình đã đượcchuyển giao cho Công ty Phân bón Hóa chất Cần Thơ ứng dụng, sản xuấtthử nghiệm, chuẩn bị bán sản phẩm ra thị trường

Thực tế cho thấy, những công trình nghiên cứu về phân hữu cơ, cácloại chế phẩm sinh học không chỉ giúp nông dân phòng trị bệnh trên câytrồng, giảm chi phí sản xuất mà còn góp phần hướng tới xây dựng, pháttriển một nền nông nghiệp an toàn và bền vững

2.4.Tình hình triển khai mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh tại một

số tỉnh.

2.4.1.Mô hình tại Nam Định

Lâu nay rơm, rạ vẫn được coi là rác thải sau mỗi vụ thu hoạch, vàviệc xử lý thường được người dân thu gom và đốt trên đồng ruộng, cáchlàm này gây ảnh hưởng xấu đến đất canh tác, không những thế việc đốtrơm, rạ còn tạo ra lượng khói bụi gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đếnđời sống của người dân

Chính từ nhứng bức xúc đó phòng nông nghiệp và phát triển nôngthôn tỉnh Nam Định đã triển khai mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từnguồn rơm, rạ sau sản xuất trên đồng ruộng

Công nghệ do viện Công Nghệ Sinh Học chuyển giao:

Theo tiến sĩ Trần Đình Mấn phân hữu cơ sinh học là sản phẩm tạo

ra thông qua quá trình lên men vi sinh vật, qua đó các hợp chất giàuXenluloza được phân huỷ trở thành mùn

Cách làm: rơm, rạ sau thu hoạch được gom thành đống, dùng chếphẩm Vixura và NPK hoà vào nước, tưới đều lên rơm, rạ rồi phủ nilon chekín để giữ ẩm và nhiệt Khoảng 21 ngày có thể sử dụng làm phân bón, cóthể kéo dài thời gian ủ để rơm, rạ mủn tốt hơn Trong quá trình ủ nếu rơm,

rạ bị khô, cần bổ sung cho đủ ẩm Để xử lý 1 tấn rơm, rạ dùng từ 5-10kgchế phẩm Vixura và 2-3kg NPK

Trang 17

Theo tiến sĩ Trần Đình Mấn phó viện trưởng viện Công Nghệ SinhHọc, với khoảng 4 triệu ha đất trồng lúa, hàng năm lượng rơm, rạ thải ralên tới 76 triệu tấn, tương đương 20 triệu tấn dầu Nếu đốt bỏ sẽ gây lãngphí nguồn chất hữu cơ có thể sử dụng làm phân bón Nếu biết cách sửdụng rơm, rạ đúng mục đích, không chỉ giúp cải tạo đất, nâng cao hiệuquả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp mà còn hạn chế ô nhiễm môitrường Phân hữu cơ từ rơm, rạ góp phần ra tăng độ mùn, bổ sung chấtdinh dưỡng, nâng cao chất lượng cây trồng.

Hướng tới nền nông nghiệp hữu cơ, sử dụng nguồn phân hữu cơ từrơm, rạ sau thu hoạch trên đồng ruộng, sử dụng rơm rạ đúng mục đích,không chỉ giúp cải tạo đất ,nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nôngnghiệp mà còn góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường

2.4.2.Mô hình tại Hải Dương

Xử lý rơm, rạ thành phân hữu cơ, góp phần sản xuất nông nghiệp antoàn Đó là hiệu quả từ Đề tài “Dự án xây dựng mô hình xử lý rơm rạ làmphân ủ hữu cơ vi sinh phục vụ sản xuất lúa gạo an toàn và góp phần giảm

ô nhiễm môi trường trên địa bàn”, đã được UBND huyện Bình Giang tỉnh

Hải Dương thực hiện thành công

Với diện tích gieo cấy 12.600 ha lúa/năm của huyện Bình Giang,nếu tính trung bình khoảng 6 tấn rơm rạ/ha lúa, thì lượng rơm rạ sau khithu hoạch là rất lớn Do vậy, huyện Bình Giang đã tính đến việc dùng men

vi sinh tạo ra nguồn phân ủ, giảm được chi phí lớn đầu vào cho nông dân

và cải tạo đất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường Điều quan trọng là sẽ tạo rasản phẩm nông nghiệp an toàn cho sức khỏe cộng đồng, hướng tới thươnghiệu gạo an toàn chất lượng của Bình Giang

Để thực hiện, huyện Bình Giang đã tiến hành xây dựng mô hìnhliên kết các hộ gia đình thực hiện mô hình xử lý rơm rạ làm bằng phân ủbằng men vi sinh Vixura của viện Công nghệ sinh học (Hà Nội), triển khaitại 2 HTX nông nghiệp Nhân Quyền (xã Nhân Quyền) và HTX nôngnghiệp Nhữ Thị (xã Thái Hòa) Quy mô tổng số rơm rạ xử lý là 280 tấn,mỗi HTX xử lý 140 tấn rạ

Trước khi triển khai đề tài, huyện đã tập huấn hướng dẫn kỹ thuật

sử dụng men vi sinh (thành phần gồm vi sinh vật phân giải hữu cơ, vi sinh

Trang 18

vật tổng hợp kháng sinh, Enzym, các chất điều hòa sinh trưởng, nguyên tốkhoáng, vi lượng ), để ủ rơm rạ cho 410 hộ nông dân tham gia mô hình liêngia và các hộ nông dân tự do tổ chức ủ tại gia đình Theo đó, rơm rạ sau khithu hoạch được các hộ nông dân tập kết vào một địa điểm thuận lợi cho côngviệc ủ, hoặc gom về tại các gia đình Trước khi đưa rơm rạ vào ủ, phải tiếnhành dùng máy vò đập, có gia cố thêm phần băm chặt để tiến hành đập rơm

rạ cho nát và nhỏ Sau đó, tiến hành các thao tác đánh đống và ủ

Theo ông Nguyễn Phương Vụ, Trưởng Phòng nông nghiệp huyệnBình Giang (Hải Dương), Chủ nhiệm Đề tài: Để dùng men vi sinh xử lýrơm rạ, người nông dân phải tưới để rơm rạ đạt độ ẩm 80-90%, sau đó rảirơm, rạ theo từng lớp, mỗi lớp dầy khoảng 30-40 cm và tưới men vi sinhđều khắp mặt đống rơm rạ

Cứ như vậy cho đến khi đạt độ cao mỗi đống khoảng 1,5 - 1,6 m.Tiếp đó, tiến hành cho phủ nilon để giữ độ ẩm và nhiệt Sau 10 ngày sẽkiểm tra và tiến hành đảo trộn, để cho rơm rạ vụn thêm do tác động cơ học

và các vi sinh vật phân bố đều hơn Ngoài ra, nếu phát hiện chỗ nào chưabảo đảm độ ẩm thì tưới nước bổ sung thêm Đến khi, cầm nắm rơm rạ vắtđều thấy nước rỉ ra theo kẽ tay là được Sau khoảng 30 ngày rơm rạ phânhuỷ thành phân ủ hữu cơ, được đem bón cho cây trồng

Việc sử dụng chế phẩn sinh học Vixura xử lý rơm ra làm phân hữu

cơ phục vụ cho sản xuất lúa gạo an toàn ở huyện Bình Giang đã tận dụnglượng rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch lúa, dùng với chế phẩm sinh học tạo ranguồn phân ủ bón cho cây trồng, cải tạo đất, đảm bảo năng suất cây trồng,tạo ra sản phẩm lúa an toàn, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏecộng đồng

2.4.3 Mô hình tại Quảng Nam

Ứng dụng công nghệ vi sinh phân hủy rơm rạ để làm phân bón ở Hội An.Phế thải trong sản xuất nông nghiệp thường được nông dân đốt gâylãng phí và làm ô nhiễm môi trường Nếu bình quân 1 sào ruộng thu được

300 kg rơm thì lượng rơm của toàn thành phố trong 1 năm sẽ vào khoảngtrên dưới 5.000 tấn Ngoài một phần rất nhỏ để trồng nấm, làm thức ăncho trâu bò; phần lớn lượng rơm còn lại người nông dân đốt tại ruộng.Việc đốt rơm không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn tiêu diệt các vi

Trang 19

sinh vật có lợi trong đất, từ đó làm giảm độ phì của đất Nếu tình trạngnày tiếp diễn, cùng với sự lạm dụng phân hóa học, đất sẽ ngày càng cằncỗi và chai cứng, hậu quả lâu dài sẽ không lường trước được

Với mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cải tiến công nghệtrong sản xuất nông nghiệp bằng cách sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phếthải nông nghiệp, góp phần hạn chế địch hại đối với cây trồng; vừa quangành nông nghiệp Hội An đã xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ visinh phân hủy rơm rạ để làm phân bón hữu cơ vi sinh tại thôn Trà Quế vàthôn Trảng Kèo, xã Cẩm Hà

Để sản xuất 1 tấn phân cần 5-10kg chế phẩm Vixura, trộn đều chếphẩm với 1tấn nguyên liệu ủ, cách làm như sau: Chia đều chế phẩm vànguyên liệu thành 6 phần Cho 1 phần chế phẩm vào bình phun nướckhuấy đều Cứ 1 lớp (phần) nguyên liệu (rơm, rạ) thì tưới 1 phần chếphẩm rồi cào đều Cứ tiếp tục từng lớp như thế cho đến khi hoàn thành cả

6 phần Nếu nguyên liệu khô có thể tưới thêm nước, lượng nước tuỳ thuộcvào nguyên liệu ướt hay khô, bảo đảm độ ẩm cần thiết

Sau khi ủ xong, che đậy đống ủ bằng bạt, bao tải hoặc nilon, tránhánh sáng chiếu trực tiếp vào đống ủ, bảo đảm nhiệt độ đống ủ được duy trì

ở mức 40-50 độ C Khoảng 7-10 ngày tiến hành kiểm tra, đảo trộn và nếunguyên liệu khô thì bổ sung nước Sau 20 - 25 ngày ủ, nguyên liệu đãphân hủy thành phần có thể dùng để bón cho cây trồng

Để đánh giá hiệu quả, chất lượng của phân bón được tạo ra bằngcông nghệ vi sinh, những người thực hiện mô hình đã thí nghiệm bónphân cho hai loại cây trồng là xà lách và hành hương tại làng rau Trà Quế.Kết quả thử nghiệm cho thấy cây phát triển tốt hơn so với mẫu đối chứng

về mật độ gieo trồng, bộ lá xanh, mượt, cây cao, chắc khoẻ và đặc biệt là

đã hạn chế được nấm bệnh cho cây trồng (Xem ảnh) Theo anh Lê Ngọc,cán bộ Trạm Khuyến nông khuyến lâm Hội An, việc sử dụng phân hữu cơ

vi sinh trên cây trồng cũng sẽ góp phần hạn chế bệnh thối nhũn trên câycon

Ông Nguyễn Văn Giỏi, xã Cẩm Hà cho biết: "Từ trước đến nayngười nông dân chỉ quen sử dụng phân hóa học để bón cho lúa, vừa ít tốncông lại vừa ít tốn thời gian Tuy nhiên việc sử dụng phân hóa học cũng sẽ

Trang 20

làm xấu đất Hiện nay phân chuồng được người nông dân mua để bón chohoa cây cảnh với giá từ 500 - 600.000 đồng cho 1 xe công nông Việc ápdụng mô hình xử lý phế thải nông nghiệp làm phân hữu cơ vi sinh sẽ gópphần làm giảm chi phí sản xuất, giảm ô nhiễm môi trường do việc đốtrơm" Ông cũng đề nghị cần nghiên cứu xử lý rác thải là lá cây ở Cẩm Hànói riêng và các vùng nông thôn của thành phốnói chung làm phân bónthay vì vận chuyển lên bãi rác của thành phố.

Để áp dụng có hiệu quả mô hình này, nhiều nông dân cũng đề nghịngành nông nghiệp nên tiến hành việc xử lý rơm rạ làm phân bón ngay tạiruộng, ngay sau vụ Đông Xuân để tạo nguồn phân bón lót cho lúa trong

vụ Hè Thu; đồng thời cung ứng chế phẩm sinh học để nông dân chủ độngtrong việc xử lý Theo ông Lê Hữu Hùng, Phó phòng Kinh tế Hội An, việcứng dụng phân bón vi sinh từ việc xử lý sản phẩm phế thải nông nghiệpkhông chỉ đối với cây lúa; ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục nghiên cứu sửdụng loại phân bón này đối với nghề trồng hoa cây cảnh của thành phố Việc ứng dụng công nghệ vi sinh để xử lý phế thải trong nôngnghiệp là vấn đề cần được quan tâm trong bối cảnh thành phố đang hướngđến một nền nông nghiệp đô thị sinh thái Trong thời gian đến, ngànhnông nghiệp thành phố cần quan tâm xây dựng nhiều mô hình phát triểnnông nghiệp bền vững, không gây ô nhiễm môi trường hơn nữa, nhằmnâng cao hiệu quả sản xuât nông nghiệp, góp phần thực hiện thắng lợi đề

án xây dựng thành phố sinh thái trong tương lai

2.4.4.Mô hình tại Thái Bình

Các loại cây trồng nói chung, cây lúa nói riêng sau khi thu hoạch đãlấy đi của đất nguồn dinh dưỡng rất lớn Một phần dinh dưỡng đó nằmtrong sản phẩm thu hoạch phục vụ con người, phần không nhỏ còn lại ởtrong phế thải nông nghiệp Hiện nay những phế thải nông nghiệp nàythường được nông dân đốt ngay trên đồng ruộng Biện pháp này đã gây ônhiễm môi trường, ảnh hưởng đến người , gia súc, gia cầm và các loại câytrồng khác, làm mất đi vĩnh viễn nhiều nguyên tố quan trọng mà cây trồng

đã lấy đi từ đất, đặc biệt là Các bon Nếu tình trạng này cứ tiếp tục tiếpdiễn thì cùng với sự lạm dụng phân hoá học, đất sẽ càng ngày càng cằncỗi và chai cứng, hậu quả lâu dài sẽ không lường trước được Trả lại cho

Trang 21

đất những gì đã lấy đi của đất là việc làm cần thiết, cấp bách của conngười

Làm được việc đó, chúng ta sẽ hạn chế được việc lạm dụng phânhoá học và thuốc hoá học trên đồng ruộng mà vẫn đảm bảo được năngsuất và ngày nâng cao chất lượng nông sản; dần dần lấy lại được độ phìnhiêu cho đất, làm tăng hàm lượng các chất khoáng, tăng độ tơi xốp củađất, tăng hàm lượng vi sinh vật hữu hiệu trong đất (vi sinh vật là yếu tố vôcùng quan trọng trong việc chuyển hoá phân bón thành thức ăn cho câytrồng), giảm tối thiểu các loại vi khuẩn có hại, các loại mầm mốmg sâu vànấm bệnh gây hại cho cây Đây cũng là giải pháp quan trọng tạo nên mộtnền nông nghiệp sạch, an toàn và bền vững

Vì vậy phòng nông nghiệp tỉnh Thái Bình đã khuyến cáo nông dânsản xuất phân hữu cơ vi sinh từ nguồn rơm, rạ sau thu hoạch trên đồngruộng

Nguyên vật liệu dùng cho sử lý rơm, rạ:

- Chế phẩm sinh học Vixura 5-10kg/1 tấn rơm, rạ

- Phân NPK 2-3kg/1 tấn rơm, rạ, hoặc phân chuồng

- Nilon, bạt… dùng để che đậy

- Cuốc, xẻng, ozoa dùng để tưới chế phẩm

Các bước xử lý:

Sau khi thu hoạch, thu gom rơm rạ thành đống để xử lý

Rải rơm, rạ theo từng lớp dày 30-40 cm và tưới đều dung dịch chếphẩm lên khắp bề mặt ngưyên liệu Cứ như vậy cho đến khi độ cao đống ủđạt 1,5-1,6 m thì dừng lại, tiếp đó tiến hành che phủ nilon để giữ ẩm vànhiệt Trong quá trình ủ thường xuyên kiểm tra độ ẩm của đống ủ, đảmbảo đống ủ đạt độ ẩm cần thiết

Sau 10 ngày tiến hành kiểm tra và đảo trộn, công việc này có ýnghĩa quan trọng: đảo trộn giúp rơm, rạ thêm vụ do tác động cơ học, làmcho các loại vi sinh vật phân bố đều hơn, phát hiện chỗ nào chưa đảm bảo

độ ẩm thì bổ sung thêm Cách kiểm tra độ ẩm: cầm nắm rơm, rạ vắt nếuthấy nước rỉ ra theo kẽ tay là được Sau 20-25 ngày nguyên liệu đã phânhuỷ thành phân có thể dùng để bón cho cây trồng

Trang 22

2.4.5 Mô hình tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Dự án:“ ứng dụng chế phẩm sinh học để sản xuất phân bón hữu cơ

vi sinh từ rơm, rạ và phụ phẩm nông nghiệp khác góp phần phát triển kinhtế- xã hội và bảo vệ môi trường tại huyện Hương Thuỷ tỉnh Thừa ThiênHuế”, là rất cần thiết bởi nó tận dụng được nguồn rơm, rạ hàng năm đểsản xuất phân hữu cơ vi sinh, phục vụ sản xuất nông nghiệp, đồng thờilàm giảm ô nhiễm môi trường do chất thải nông nghiệp

Th.s Trần Tuấn , giám đốc trung tâm chuyển giao công nghệ vàkiểm định, kiểm nghiệm Thừa Thiên Huế khẳng định

Với 2 mục tiêu cụ thể là xây dựng được mô hình sản xuất phân hữu

cơ vi sinh từ rơm, rạ và phụ phẩm nông nghiệp khác làm phân bón hữu cơ

vi sinh phù hợp với điều kiện địa phương, dự án được triển khai tại 20 hộgia đình thuộc 4 xã: Thuỷ Thanh, Thuỷ Vân, Thuỷ Lương, Thuỷ Châu( huyện Hương Thuỷ tỉnh Thừa Thiên Huế )

Sau khi tập huấn và chuyển giao công nghệ, cấp chế phẩm sinh họcVixura cho các hộ gia đình triển khai mô hình theo quy trình:

Cứ 2kg chế phẩm Vixura hoà với 1kg NPK để xử lý rơm, rạ thuđược từ 1 sào ( bắc bộ) Để xử lý 1 tấn rơm, rạ cần sử dụng 5-10kg chếphẩm, tuỳ thộc vào thời gian nông dân muốn rơm mủn nhanh hay chậm

Cách làm: Rải rơm, rạ thành từng lớp cao 20-30 cm rồi tưới dungdịnh chế phẩm đều lên nguyên liệu, cứ làm như vậy cho đến khi chiều caođống ủ đạt 1,5- 2,0 m thì dừng lại, lượng nước tưới phải đảm bảo độ ẩmnguyên liệu đạt 60- 70%, sau đó che phủ đống ủ bằng nilon để giữ ẩm vànhiệt cho đống ủ

Với chế phẩm này sau 20-25 ngày, rơm rạ sẽ mủn ra và trở thànhloại phân bón rất tốt cho cây trồng, hệ vi sinh vật tại ruộng sử dụng phânhữu cơ được cải thiện theo hướng có lợi cho cây trồng, giảm các nhóm visinh vật có hại cho cây trồng

2.4.6 Mô hình tại tỉnh Bắc Ninh

Áp dụng kỹ thuật xử lý rơm, rạ sản xuất phân bón hữu cơ bằngphương pháp lên men vi sinh

Từ vụ xuân năm 2009, Phòng Nông nghiệp và PTNT Gia Bình phốihợp với Viện Công nghệ sinh học và Viện KH và CN Việt Nam triển khai

Trang 23

thực hiện dự án “áp dụng kỹ thuật xử lý rơm, rạ sản xuất phân bón hữu cơbằng phương pháp lên men vi sinh từ chế phẩm Vixura” tại HTX HươngVinh (thị trấn Gia Bình tỉnh Bắc Ninh).

Kỹ thuật xử lý rơm, rạ sản xuất phân bón hữu cơ bằng phương pháplên men vi sinh đã được ứng dụng thành công ở nhiều tỉnh trong cả nước,qua thực tiễn cho thấy đây là công nghệ dễ thực hiện, phù hợp với nhiềuvùng có trình độ sản xuất, thâm canh khác nhau Rơm, rạ sau khi thuhoạch được thu gom vào góc ruộng, hoà với chế phẩm cùng với nước vàphân NPK tưới lên rơm, rạ, rồi phủ nilon lên để giữ ẩm hoặc trát bùn Cứ

1 kg chế phẩm Vixura cần hoà với 1 kg NPK và tưới vào rơm của 1 sàoruộng Bắc Bộ 1 tấn rơm cần khoảng 10 kg chế phẩm tuỳ thuộc thời giannông dân muốn rơm mùn nhanh hay chậm Nhưng thông thường nên ủthành từng đống trong thời gian từ 17- 25 ngày sẽ tạo thành phân hữu cơ

để bón cho cây trồng Qua 2 vụ thực hiện là vụ xuân và vụ mùa năm 2007trên quy mô 30 ha lúa tại HTX Hương Vinh (thị trấn Gia Bình) cho thấy,các chỉ tiêu phát triển và năng suất lúa ở các ruộng được bón bằng rơm, rạsau xử lý phát triển tốt hơn các ruộng bón bằng phân chuồng, năng suấtlúa tăng tương ứng từ 5- 7% và từ 10- 12% ở cả 2 vụ thí nghiệm Chi phísản xuất cũng giảm đáng kể, có điểm giảm được lượng phân bón hoá học

từ 1,5 - 2 kg/sào, tăng thu nhập từ 50 - 80 nghìn đồng/sào Ruộng đượcbón bằng rơm, rạ xử lý chế phẩm Vixura được cải thiện về tính chất cơ lýcũng như độ phì của đất Khu hệ vi sinh vật tại ruộng thí nghiệm được cảithiện theo hướng có lợi cho cây trồng Mặt khác hệ sinh vật trong đất ởcác ruộng bón rơm, rạ đã xử lý có xu hướng tăng các nhóm có ích, giảmcác nhóm sinh vật có hại cho cây trồng

Ngoài lợi ích về hiệu quả kinh tế, tăng độ phì cho đất và chống bạcmàu, việc sử dụng phân bón từ rơm, rạ bằng phương pháp lên men vi sinhnhờ chế phẩm Vixura còn góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường do đốtrơm, rạ gây ra, hạn chế tình trạng đổ rơm, rạ bừa bãi gây ách tắc kênhmương Đồng thời còn có tác dụng giảm sử dụng phân hoá học nâng caochất lượng gạo, giảm đáng kể lượng phân hoá học phải nhập khẩu hàng năm

2.5 Tình hình triển khai mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh trong tỉnh

Mô hình triển khai thí điểm năm 2009:

Trang 24

Bắc Giang là tỉnh nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao, nông dân thường sửdụng phân bón vô cơ là chủ yếu, nhiều năm như vậy nguồn dinh dưỡngcủa đất cạn kiệt và trở thành bạc màu về lâu dài chúng ta phải kết hợp bổsung nguồn phân hữu cơ để phục hồi và tăng độ phì nhiêu cho đất.

Khác với phân hoá học, phân hữu cơ có chứa rất nhiều nguyên tốdinh dưỡng, từ các nguyên tố cơ bản N, P, K …đến các nguyên tố vilượng B, Mn, Cu, Mo, …phân hữu cơ không chỉ có tác dụng tăng năngsuất cây trồng mà còn có khả năng làm tăng hiệu lực cho các loại phânhoá học và góp phần cải tạo đất

Theo khảo sát trên địa bàn tỉnh cho thấy lượng rơm, rạ và phụ phẩmnông nghiệp rất lớn không được xử lý và sử dụng an toàn cho môi trường,gây ô nhiễm môi trường và bức xúc cho người dân xung quanh Mặt khácsau khi gạt lúa rơm, rạ được thu gom rồi đem đốt gây ô nhiễm môi trường,lãng phí không tận dụng làm phân hữu cơ phục vụ cho sản xuất

Trước thực trạng đó, trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN Bắc

Giang đã đề xuất và xây dựng mô hình thử nghiệm “ sản xuất phân hữu

cơ vi sinh từ rơm, rạ và phụ phẩm nông nghiệp sử dụng chế phẩm Vixura tại huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang”

Trang 25

Bảng 02: sản xuất phân hữu cơ từ rơm, rạ quy mô một sào bắc bộ sử dụng chế

*Mô tả quy trình công nghệ

Sau khi thu hoạch, rơm rạ được thu gom vào góc ruộng và đánh đốngrơm, rạ vào khoảng 1-2 m3 hoà chế phẩm Vixura và phân NPK vào nướckhuấy đều Rải từng lớp rơm, rạ 20-30 cm rồi tưới dung dịch chế phẩm đãpha lên rơm, rạ sao cho chiều cao của đống ủ đạt 1,5-1,6 m thì dừng lại, sau

đó phủ nilon che kín đống rơm để giữ ẩm và nhiệt Cứ 2kg chế phẩm hoà với1kg phân NPK và tưới vào rơm, rạ từ 1 sào ruộng, 1 tấn rơm, rạ cần 5-10kgchế phẩm, tuỳ thuộc vào thời gian nông dân muốn rơm mủn nhanh haychậm

Với chế phẩm này sau 17-25 ngày, rơm sẽ mủn thành một loại phânbón rất tốt cho ruộng Khu hệ vi sinh vật tại ruộng sử dụng phân hữu cơđược cải thiện theo hướng có lợi cho cây trồng, giảm các nhóm vi sinh vật

có hại cho cây trồng Loại phân bón trên giúp giảm 20-30% lượng phânhoá học và tăng năng suất cây trồng 5-7%

Công nghệ sản xuất phân hữu cơ có sử dụng chế phẩm Vixura với phụphẩm của ngành nông nghiệp sản xuất ra phân hữu cơ cung cấp phân bóncho ngành trồng trọt thúc đẩy ngành trồng trọt phát triển tạo sản phẩmnông sản sạch bệnh, chất lượng tốt

Xử lý được nguồn phế thải của ngành trồng trọt gây ô nhiễm môitrường và tăng thêm thu nhập cho người trồng trọt Việc xử lý rơm, rạ sauthu hoạch làm phân bón ngoài tác dụng giảm thiểu ô nhiễm môi trường dokhói bụi đốt rơm, rạ còn góp phần hạn chế việc lạm dụng phân hoá học vàthuốc hoá học trên đồng ruộng mà vẫn đảm bảo được năng suất và nângcao chất lượng nông sản, dần lấy lại độ phì nhiêu cho đất, làm tăng hàmlượng các chất khoáng, tăng độ tơi xốp cho đất, tăng hàm lượng vi sinhvật hữu hiệu trong đất, giảm tối thiểu vi khuẩn có hại, các loại mầm mốngsâu và bệnh hại Đây là một giải pháp quan trọng trong việc tao nên mộtnền nông nghiệp sạch và bền vững

Trang 26

Vì vậy mô hình sản xuất phân hữu cơ từ rơm, rạ sử dụng chế phẩmsinh học Vixura mang lại lợi ích to lớn cho người dân, nó không chỉ cungcấp nguồn phân bón mà còn góp phần giảm ô nhiễm môi trường do phếthải của ngành nông nghiệp.

Căn cứ vào tình hình thực tế và những kết quả đạt được từ mô hình

trên chung ta cần triển khai thực hiện mô hình nhân rộng:“ ứng dụng chế phẩm Vixura sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rơm, rạ và phụ phẩm nông nghiệp tại huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.”

PHẦN 3: VẬT LIỆU - NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1.Vật liệu

3.1.1.Nguyên liệu.

- Nguồn rơm, rạ tại các địa điểm triển khai mô hình ở 2 xã Phi Mô

và Tân Dĩnh huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

3.2.Nội dung mô hình.

- Triển khai sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rơm, rạ trên đồngruộng với quy mô 12 ha trong vụ xuân năm 2010, tại 2 xã Phi

Mô và Tân Dĩnh huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

- Xử lý rơm, rạ sau thu hoạch và phụ phẩm nông nghiệp tại địabàn 2 xã Phi Mô và Tân Dinh làm nguồn phân bón tại chỗ

- Theo dõi đánh giá chỉ tiêu mô hình sản xuất

- Đánh giá hiệu quả của phương pháp sử dụng chế phẩm sinh họcVixura để xử lý rơm, rạ thành phân hữu cơ vi sinh

- Phân tích các chỉ tiêu, phân hữu cơ vi sinh sản xuất từ rơm rạ sửdụng chế phẩm sinh học Vixura

- Theo dõi đánh giá thực trạng cơ sở

Trang 27

3.3.Phương pháp tiến hành.

3.3.1.Khảo sát địa điểm triển khai mô hình.

- Phối hợp với phòng Nông Nghiệp, phòng Công Thương huyệnLạng Giang khảo sát lựa chọn địa điểm thực hiện mô hình tại 2

xã Phi Mô và Tân Dĩnh của huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

- Nguyên liêu rơm, rạ sau sản xuất được thu gom, đánh đống tạicác góc ruộng để sản xuất phân hữu cơ vi sinh

3.3.2.Quy mô.

-Sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rơm, rạ trên đồng ruộng với quy

mô 12 ha, tại 2 xã Phi Mô và Tân Dĩnh huyện Lạng Giang, tỉnh BắcGiang

- Đã xây dựng được 11 mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh tạihuyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang danh sách cụ thể ở bảng sau:

Bảng 03: Danh sách mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh.

(ha)

A Mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rơm, rạ

tại hộ gia đình

08

1 Nguyễn Văn Long Tân Dĩnh - Lạng Giang 01

2 Nguyễn Thị Quế Tân Dĩnh - Lạng Giang 01

3 Nguyễn Thị Hiếu Tân Dĩnh - Lạng Giang 01

4 Đỗ Mạnh Hùng Tân Dĩnh - Lạng Giang 01

5 Nguyễn Văn Tý Tân Dĩnh - Lạng Giang 01

6 Nguyễn Văn Đạt Tân Dĩnh - Lạng Giang 0,5

7 Nguyễn Văn Trung Tân Dĩnh - Lạng Giang 0,5

8 Thân Xuân Bộ Tân Dĩnh - Lạng Giang 0,5

9 Thân Văn Thành Tân Dĩnh - Lạng Giang 0,5

10 Thân Mạnh Nghiêm Tân Dĩnh - Lạng Giang 01

B Mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rơm, rạ

Trang 28

3.3.3.Tổ chức thực hiện sản xuất.

3.3.3.1.Tổ chức sản xuất.

- Hợp tác với UBNN xã Phi Mô, xã Tân Dĩnh huyện Lạng Giang

Hỗ trợ chế phẩm sinh học Vixura và nilon che phủ cho các đốitượng tham gia mô hình để tổ chức triển khai thực hiện

- Tuyển chọn thu gom nguồn cơ chất hữu cơ: rơm, rạ và phụphẩm nông nghiệp khác để triển khai mô hình sản xuất phân hữu

cơ vi sinh

*Tiến độ thực hiện:

Bảng 04: Tiến độ thực hiện

TT Nội dung công việc Thời gian Dự kiến kết quả

1 Khảo sát lựa chọn địa điểm triển

khai mô hinh

tuần 1(29/3-4/4)

Thu thập số liệu

2 Xây dựng mô hình sản xuất phân

hữu cơ vi sinh

tuần 2(5/4-11/4)

Thu thập tài liệu

3 Hoàn thiện mô hình sản xuất phân

hữu cơ vi sinh

tuần 3(12/4-18/4)

Đề cương mô hình

4 Sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ

rơm, rạ vụ xuân

tuần 4(19/4-25/4)

Phân hữu cơ vi sinh

5 Theo dõi quá trình sản xuất phân

hữu cơ vi sinh từ rơm, rạ vụ xuân

tuần 5(26/4-2/5)

Tổng hợp số liệu

6 Phân tích các chỉ tiêu cơ bản của

phân hữu cơ vi sinh

tuần 6(3/5-9/5)

kết quả phân tích

7 Phân tích chỉ tiêu đầu ra của sản

phẩm phân hữu cơ vi sinh

tuần 7(10/5-16/5)

kết quả phân tích

8 Thu thập kết quả thực hiện mô

hình

tuần 8(17/5-23/5)

Tổng hợp số liệu

9 Báo cáo kết quả thực hiện mô

hình

tuần 9(24/5-30/5)

Trang 29

- Chế phẩm Vixura: là chế phẩm dạng bột chứa 12-15 loại vi sinhvật được phân lập, tuyển chọn tại Viện Công Nghệ Sinh Học, trong đó có

các chủng Bacillus, xạ khuẩn có khả năng sinh ra các Enzyme khác nhau

để phân huỷ chất hữu cơ trong rác và rơm, rạ Ngoài ra, còn có một số visinh vật chức năng như các vi sinh vật đối kháng với một số bệnh của câytrồng, vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân huỷ phốt phát khó tan…giúp cho cây trồng dễ dàng hơn trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng

-Quy trình công nghệ: Quy trình công nghệ sản xuất phân hữu cơ visinh từ rơm, rạ sử dụng chế phẩm sinh học Vixura được thực hiện theo sơ

đồ dưới đây:

Quy trình công nghệ sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rơm rạ

- Mô tả quy trình công nghệ:

+ Sau vụ gặt rơm, rạ được thu gom, đánh đống vào góc ruộng, hoàphân NPK cùng với nước và chế phẩm Vixura khuấy đều Rải từng lớp

60-Che phủ nilon hoặc chát bùn ủ hoạt hoá (25-30 ngày)

Rơm, rạ thu gom đánh

đống

Phân hữu cơ

Nước sạch

Trang 30

rơm, rạ 20-30 cm rồi tưới dung dịch chế phẩm đã pha lên rơm, rạ sao chochiều cao của đống ủ đạt 1,5-1,6 m thì dừng lại, sau đó phủ nilon che kínđống rơm để giữ ẩm và nhiệt Cứ 2kg chế phẩm hoà với 1kg phân NPK vàtưới vào rơm, rạ từ 1 sào ruộng, 1 tấn rơm, rạ cần 5-10kg chế phẩm, tuỳthuộc vào thời gian nông dân muốn rơm mủn nhanh hay chậm.

Với chế phẩm này sau 17-25 ngày, rơm sẽ mủn thành một loại phânbón rất tốt cho ruộng

Bảng 05: sản xuất phân hữu cơ từ rơm, rạ quy mô một sào bắc bộ

3.3.2.1.Sản xuất phân hữu cơ vi sinh.

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu (làm 1 tấn phân).

- Phụ phẩm nông nghiệp có nguồn gốc từ cây xanh khoảng 5 - 6m3

ẩm quá Có thể ủ trong nhà kho, chuồng nuôi không còn sử dụng Diệntích nền khoảng 3 m2/1 tấn nguyên liệu ủ

Ngày đăng: 15/01/2016, 22:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
9. Thuyết minh mô hình thử nghiệm 2009:“sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rơm, rạ và phụ phẩm nông nghiệp tại huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.” Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Sở Khoa Học Công Nghệ Bắc Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: “sản xuất phân hữu cơ visinh từ rơm, rạ và phụ phẩm nông nghiệp tại huyện Lạng Giang,tỉnh Bắc Giang.”
2. Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Thừa Thiên Huế:http://www.husta.org/News/?ReqId=201 cập nhật -13/01/2010 Link
3. Cổng thương mại điện tử Bắc Ninh:http://xuanlaigbbamboo.com/?page=news_detail&id=3986&category_id=75&portal=bacninhcập nhật –20/06/2007 Link
4. Phân bón từ rơm, rạ nông nghiệp hữu cơ:http://vea.gov.vn/VN/khoahoccongnghe/congnghemt/sanxuatvatieuthubenvung/Pages/Ph%C3%A2nb%C3%B3nt%E1%BB%ABr%C6%A1m,r%E1%BA%A1v%C3%A0n%C3%B4ngnghi%E1%BB%87ph%E1%BB%AFuc%C6%A1.aspx cập nhật -02/03/2010 Link
5. Quảng Nam: Ứng dụng công nghệ vi sinh phân huỷ rơm, rạ làm phân bón ở Hội An: http://www.khuyennongvn.gov.vn/e-khcn/quang-nam-ung-dung-cong-nghe-vi-sinh-phan-huy-rom-ra-111e-lam-phan-bon-o-hoi-an cập nhật -02/03/2010 Link
6. Chi cục bảo vệ thực vật phú thọ - tự sản xuất phấn bón chất lượngcao, rẻ tiền, hiệu quả:http://www.bvtvphutho.vn/Home/nhanongcanbiet/2009/81/TU-SAN-XUAT-PHAN-BON-CHAT-LUONG-CAO-RE-TIEN-HIEU-QUA.aspx cập nhật -12/03/2009 Link
7. Rơm, rạ và môi trường- khoa học-vietnamnet:http://vietnamnet.vn/khoahoc/201005/Rom-ra-va-moi-truong-908398/ cập nhật -07/05/2010 Link
8. Website UBNN tỉnh Thái Bình: http://thaibinh.gov.vn/end- user/index.asp?website_id=39&menu_id=625&parent_menu_id=625&article_id Link
10.Sản xuất nông nghiệp an toàn nhờ phân hữu cơ từ rơm, rạ tại Hải Dương: http://www.baomoi.com/Info/San-xuat-nong-nghiep-an-toan-nho-phan-huu-co-tu-rom-ra/45/3881997.epicập nhật -20/02/2010 Link
11.Phân hữu cơ vi sinh vật- phân bón&thuốc BVTV, AGRIVIET.COM: http://agriviet.com/nd/480-phan-huu-co---phan-vi-sinh-vat/ cập nhật-30/06/2008 Link
12.Phân hữu cơ dành cho cây trồng (khoa học kỹ thuật nông nghiệp):http://vndgkhktnn.vietnamgateway.org/news.php?newsid=50610085614 cập nhật -26/11/2009 Link
13.Khai thác-sử dụng hữu cơ trong nến nông nghiệp bền vững, Bộ nông nghiệp&PTNT: http://www.khuyennongvn.gov.vn/i-hoidap/van-111e-chung/khai-thac-su-dung-huu-co-trong-nen-nong-nghiep-ben-vung/?searchterm=x%C6%A1cập nhật -19/06/2008 Link
14.Sở khoa học công nghệ Thừa Thiên Huế:http://skhcn.hue.gov.vn/portal/?GiaoDien=11&ChucNang=405&NewsID=20091209080613 cập nhật -09/12/2009 Link
1. Tiêu chuẩn việt nam (TCVN 7185:2002) phân hữu cơ vi sinh vật (Microbial organic fertilizer) do tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 134/SC3 phân bón vi sinh vật biên soạn, Hà Nội 2002 Khác
15.GS.TS. Đường Hồng Dật -Sổ tay hướng dẫn sử dụng phân bón.Nhà xuất bản Hà Nội 2002 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w