Để tìm hiểu một cách khoa học vấn đề trên và được sự phân công của Khoa Chăn Nuôi Thú Y cùng với sự hướng dẫn của Thầy Phan Quang Bá, chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát một số các bện
Trang 1MỤC LỤC
Trang
PHẦN I MỞ ĐẦU .1
1.1 Đặt Vấn Đề 1
1.2 Mục Đích 1
1.3 Yêu Cầu 1
PHẦN II TỔNG QUAN 2
2.1 Nguồn gốc chó nhà 2
2.2 Một số chỉ tiêu sinh lý trên chó 3
2.3 Phương pháp xác định tuổi trên chó 4
2.3.1 Nha thức của chó 4
2.3.2 Sự mọc răng ở chó 4
2.4 Phương pháp cầm cột chó để khám 4
2.4.1 Buộc mõm .4
2.4.2 Banh miệng 4
2.4.3 Giữ chặt gáy 5
2.4.4 Vòng đeo cổ 5
2.4.5 Cách cầm cột chó trên bàn mổ 5
2.5 Các phương pháp chẩn đoán bệnh trên chó 5
2.5.1 Đăng ký hỏi bệnh 5
2.5.2.Chẩn đoán lâm sàng 5
2.5.3 Chẩn đoán phi lâm sàng .6
2.5.4 Các chẩn đoán đặc biệt khác 6
2.6 Các liệu pháp điều trị bệnh trên chó 7
2.6.1 Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh 7
2.6.2 Điều trị theo cơ chế sinh bệnh 7
2.6.3 Điều trị theo triệu chứng 7
2.6.4 Liệu pháp hổ trợ 7
2.7 Một số bệnh truyền nhiễm thường gặp trên chó 7
v
Trang 22.7.3 Bệnh do Parvovirus 10
2.7.4 Bệnh do Leptospira 11
2.7.5 Bệnh viêm gan truyền nhiễm 12
2.7.6 Bệnh giun tim 13
2.7.7.Bệnh do Ký Sinh Trùng .14
2.7.7.1 Bệnh Ngoài da do Demodex canis 14
2.7.7.2 Bệnh do Sarcoptex .14
2.7.7.3 Bệnh do giun đũa 15
2.7.7.4 Bệnh giun móc 16
2.7.7.5 Bệnh nấm lông trên chó .16
2.7.8 Bệnh do dinh dưỡng và chăm sóc 17
2.7.8.1 Bệnh do dinh dưỡng 17
2.7.8.2 Tiêu chảy do dinh dưỡng và chăm sóc 17
2.8 Các nghiên cứu trước đây 18
PHẦN III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 19
3.1 Thời Gian - Địa Điểm 19
3.2 Điều kiện khảo sát .19
3.2.1 Thú khảo sát 19
3.2.2 Phòng khám và điều trị 19
3.2.3 Phòng phẫu thuật 19
3.3 Phương pháp thực hiện 19
3.3.1 Cách xác định tuổi trên chó 19
3.3.2 Các phương pháp chẩn đoán lâm sàng 19
3.3.3 Các dụng cụ để chẩn đoán lâm sàng .19
3.3.4 Một số thuốc sát trùng, hoá chất và các loại thuốc sử dụng trong công tác chẩn đoán và điều trị 20
3.4 Điều trị bệnh 20
3.5 Phân loại bệnh 20
vi
Trang 33.6 Phần ghi nhận số liệu 20
3.7 Chỉ tiêu theo dõi và cách tính 21
3.8 Phân tích so sánh kết quả 21
PHẦN IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 23
4.1 Bệnh truyền nhiễm trên chó .23
4.1.1 Bệnh Carré 24
4.1.2 Bệnh do Parvovirus 28
4.1.3 Bệnh Viêm Gan truyền nhiễm 30
4.1.4 Bệnh do Leptospira 32
4.2 Bệnh trên hệ thống tiêu hoá 34
4.2.1 Bệnh viêm dạ dày ruột .34
4.2.1.1 Bệnh viêm dạ dày .35
4.2.1.2 Bệnh Viêm Ruột 36
4.2.2 Bệnh do Giun Sán 37
4.2.2.1 Bệnh do Giun móc 38
4.2.2.2 Bệnh do Giun đũa 38
4.3 Bệnh ở hệ thống hô hấp 39
4.3.1 Bệnh viêm phổi 41
4.3.2 Bệnh viêm thanh khí quản 41
4.4 Bệnh ở Da 42
4.4.1 Bệnh do Demodex .43
4.4.2 Bệnh do Sarcoptex 43
4.5 Bệnh ở mắt 44
4.6 Các bệnh khác 45
4.6.1 Ngộ độc .46
4.6.2 Bệnh do dinh dưỡng 46
4.6.3 Bệnh ngoại khoa 47
4.6.4 Sốt không rõ nguyên nhân 48
vii
Trang 45.1 Kết luận 49
5.2 Đề nghị 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
PHỤ LỤC 52
viii
Trang 5DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Số lượng và tỉ lệ (%) các nhóm bệnh được khám và điều trị 22
Bảng 4.2 Tỉ lệ(%)điều trị khỏi bệnh truyền nhiễm trên chó 23
Bảng 4.3 Tỉ lệ(%)chó nhiễm bệnh Carré theo lứa tuổi, nhóm giống và phái tính 24
Bảng 4.4 Tỉ lệ(%)chó nhiễm bệnh Parvovirus theo lứa tuổi, nhóm giống và phái tính 28
Bảng 4.5 Tỉ lệ(%)chó nhiễm bệnh viêm gan theo lứa tuổi, nhóm giống và phái tính 30
Bảng 4.6 Tỉ lệ(%)chó nhiễm bệnh Lepto theo lứa tuổi, nhóm giống và phái tính 32
Bảng 4.7 Tỉ lệ(%)chó nhiễm bệnh trên đường tiêu hóa 34
Bảng 4.8 Tỉ lệ(%)chó bệnh viêm dạ dày ruột theo lứa tuổi, nhóm giống và phái tính 35
Bảng 4.9 Tỉ lệ(%)chó nhiễm bệnh giun sán theo lứa tuổi, nhóm giống và phái tính 37
Bảng 4.10 Tỉ lệ(%)chó bệnh trên đường hô hấp 39
Bảng 4.11 Tỉ lệ(%)chó nhiễm bệnh hô hấp theo lứa tuổi, phái tính và nhóm giống 40
Bảng 4.12 Tỉ lệ(%)chó bệnh ở da theo lứa tuổi, nhóm giống và phái tính 42
Bảng 4.13 Tỉ lệ(%)chó nhiễm bệnh ở da theo nhóm bệnh .43
Bảng 4.14 Tỉ lệ(%)điều trị khỏi bệnh về mắt trên chó 45
Bảng 4.15 Số lượng và tỉ lệ(%)chó nhiễm bệnh khác 45
ix
Trang 6Trang
Biểu đồ 4.1: so sánh các loại bệnh thường gặp trên chó 23
Biểu đồ 4.2: Tỉ lệ các bệnh nghi truyền nhiễm trên chó 24
Biểu đồ 4.3: so sánh bệnh Carré theo lứa tuổi 25
Biểu đồ 4.4: so sánh bệnh Parvo theo lứa tuổi 28
Biểu đồ 4.5: so sánh bệnh Viêm Gan theo lứa tuổi 30
Biểu đồ 4.6: so sánh bệnh Lepto theo lứa tuổi 33
Biểu đồ 4.7: so sánh tỉ lệ bệnh trên hệ thống tiêu hoá 34
Biểu đồ 4.8: so sánh bệnh Viêm Dạ Dày ruột theo lứa tuổi 35
Biểu đồ 4.9: so sánh tỉ lệ bệnh Giun Sán theo lứa tuổi 38
Biểu đồ 4.10: so sánh tỉ lệ bệnh trên đường hô hấp 39
Biểu đồ 4.11: so sánh tỉ lệ bệnh trên đường hô hấp theo lứa tuổi 40
Biểu đồ 4.12: so sánh tỉ lệ bệnh ở da theo lứa tuổi 42
Biểu đồ 4.13: so sánh tỉ lệ các bệnh khác 46
DANH SÁCH CÁC HÌNH Trang Hình : Chó bị nhiễm trùng da do demodex 43
x
Trang 7-Về nhóm bệnh nghi truyền nhiễm thì Carré chiếm tỉ lệ cao nhất 72,55%, kế đến là
bệnh do Parvovirus 10,78% Tiếp theo là bệnh do Leptospira 9,80% Cuối cùng là
rõ nguyên nhân là 38 con chiếm tỉ lệ khá cao 52,05% trong nhóm các bệnh khác Bệnh ngoại khoa như: gãy xương, chấn thương phần mềm do xe cán là 9 ca chiếm tỉ lệ1,70%
- Tỉ lệ chữa khỏi dao động trong khoảng 34,31% cho đến 100% Bệnh có tỉ lệ chữa
khỏi cao nhất là nhóm bệnh ở da như Ghẻ do Demodex và Sarcoptex, bệnh hệ thống
tiêu hoá như: bệnh do giun sán và viêm dạ dày ruột., bệnh ở hệ thống hô hấp như bệnh viêm thanh khí quản, bệnh viêm phổi, sốt không rõ nguyên nhân Bệnh có tỉ lệ chữa
khỏi thấp nhất là bệnh do Parvovirus, Carré, ngộ độc và bệnh giun tim
xi
Trang 81.1.Đặt Vấn Đề:
PHẦN I MỞ ĐẦU
Con người đã thuần hoá loài chó từ hàng ngàn năm nay, là loài vật được đem về nuôi đầu tiên từ chó sói hoang dã và sống chung với con người Hiện nay chó được nuôi khắp nơi trên thế giới, hầu như nơi nào con người sinh sống đều có loài chó sống bên cạnh Vì loài chó có nhiều đặc tính tốt mà con người rất yêu quý, ngoài việc canh giữ nhà cửa cho chủ, chó còn phụ trách việc chăn dắt gia súc ở các nông trại, giữ hoa màu, tìm dấu vết tội phạm, tìm ma túy, vũ khí, vật liệu nổ nhờ khứu giác nhạy bén Những năm gần đây, trên đà phát triển kinh tế của đất nước, mức sống của người dân ở TP Hồ Chí Minh đã được nâng lên rất cao Vì thế nhu cầu nuôi chó phát triển Ngoài các giống chó nội có sẵn, người dân còn nhập các giống chó ngoại từ khắp nơi trên thế giới về nuôi làm cho số lượng, chủng loại giống chó ở thành phố gia tăng Đồng thời các bệnh thường gặp trên chó cũng xảy ra, gây thiệt hại cho chủ nuôi Việc nắm rõ tình hình dịch bệnh xảy ra trên chó là điều rất cần thiết nhằm giúp nhà chăn nuôi chó lẫn bác sỹ thú y
có biện pháp quản lý và phòng bệnh tốt hơn, đem lại hiệu quả cao trong công việc nuôi chó, giúp chúng khoẻ mạnh Để tìm hiểu một cách khoa học vấn đề trên và được sự phân công của Khoa Chăn Nuôi Thú Y cùng với sự hướng dẫn của Thầy Phan Quang
Bá, chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát một số các bệnh thường gặp trên chó tại
trạm thú y quận 7 thành phố Hồ Chí Minh”
1.2 Mục Đích
-Xác định số ca mắc bệnh, loại bệnh, phác đồ điều trị và tỉ lệ thành công trên chó nội
và chó ngoại ở các nhóm tuổi khác nhau Qua đó giúp chủ nuôi có biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả hơn
1.3 Yêu Cầu
-Điều tra các bệnh trên chó ở các nhóm tuổi khác nhau do chủ nuôi đem đến khám tại
Trạm Xá Thú Y Quận 7
-So sánh các bệnh thường xảy ra trên các nhóm tuổi của chó ngoại và chó nội
-Ghi nhận, theo dõi cách điều trị và hiệu quả điều trị chó
Trang 92
PHẦN II TỔNG QUAN
2.1 Nguồn gốc chó nhà (Miller, 1979)
Cách đây 70 triệu năm Canivora xuất hiện khắp nơi trên thế giới vào kỷ phấn trắng
Loài ăn thịt xuất hiện trễ hơn khoảng 40 triệu năm Tổ tiên đầu tiên của loài có răng
nanh đã hình thành 2 nhánh Canoidea và Feloidea Họ Canoidea gồm các loài chó, gấu, sư tử biển, hải mã, chồn, hải cẩu, gấu trúc Mỹ Họ Feloidea gồm loài mèo, cầy hương và linh cẩu Các giống chó nhà thuộc bộ Canivora, họ Canidae, giống Canis, loài familiaris Dựa vào đặc điểm cơ thể học cấu tạo bộ sương, hộp sọ và nha thức
người ta nhận biết có 4 giống lớn thuộc chó là chó sói, chó rừng, sói đồng cỏ và chó nhà Theo Van Gelder (1978) công nhận có 8 loài trong phân giống chó là chó sói, sói đồng cỏ, chó rừng lông vàng, chó rừng có sọc bên hông, chó rừng lông đen và chó rừng Ethiopia Chó nuôi ở nhà được thuần hoá khắp nơi trên thế giới từ 10.000-1000 năm trước công nguyên, Hagg (1948), Epstein (1971) Hiện nay ở nước ta có 3 giống chó nội có nguồn gốc từ chó sói lớn hiện còn sống ở nước ta: chó vàng, chó mèo, chó lào Những năm qua, vì các mục đích khác nhau để phục vụ nhu cầu bảo vệ an ninh quốc phòng, người ta đã nhập các giống chó Berger từ Nga, Đức Nhiều giống chó được du nhập với mục đích làm cảnh, đi săn, bảo vệ, làm xiếc như Fox, Peking, Cocker Spaniel, Rock weller…
2.2 Một số chỉ tiêu sinh lý trên chó (Nuôi dưỡng, chăm sóc chó và phòng trị bệnh chó
mèo, Nguyễn Phước Trung, 2002)
-Thân nhiệt bình thường của chó: 38,50C-390C
-Chó non thân nhiệt 35,60C-36,50C lúc sơ sinh, sau 1 tuần tăng lên 37,80C
Trang 10+Chó già 70-80/ phút
-Tuổi trưởng thành sinh dục:
+Chó đực 8-10 tháng tuổi
+Chó cái 6-15 tháng tuổi (tuỳ theo giống và cá thể)
-Chu kỳ lên giống: 2 lần/năm
-Thời gian động dục trung bình 12-21 ngày
-Thời gian phối giống có hiệu quả: ngày thứ 9 & 13 của chu kỳ động dục
-Thời gian mang thai: 58-63 ngày
-Số con trong một lứa đẻ: tùy từng giống chó, thông thường là 3-15 con/lứa
-Chó mẹ có độ tuổi từ 2-3,5 năm tuổi có số con đẻ ra và nuôi sống tốt nhất
-Tuổi cai sữa của chó con khoảng 8 tuần kể từ khi được sinh ra
* Một số chỉ tiêu về hằng số sinh lý, sinh hóa máu trên chó
4 - 8 0,2 - 0,5
Triệu / mm3 g%
Trang 114
2.3 Phương pháp xác định tuổi trên chó
2.3.1 Nha thức của chó (Phan Quang Bá, 1998)
2( Di = 3/3 – Dc = 1/1 – Dp = 3/3 ) = 28 2(I = 3/3 – C = 1/1 – P = 4/4 – M 2/3 ) = 42
2.3.2 Sự mọc răng ở chó (trích dẫn Minh Huyền, 1997)
Có thể xem răng cửa để đoán tuổi trên chó Răng cửa gồm: hai răng trung tâm, hai răng giữa và hai răng gốc Trên chó răng sữa khá nhỏ, vành răng chia làm 3 thùy khá tách biệt còn vành răng vĩnh viễn có ba thùy dính liền nhau hình hoa huệ Chó mới sinh chưa mở mắt, đôi khi đã có vài răng sữa Từ ngày sinh đến ngày thứ 12-15 chó con mở mắt Từ tuần thứ 2-3 các răng cửa sữa, răng nanh sữa hàm trên mọc Tuần thứ
tư tất cả các răng cửa sữa đều mọc hết Hai tháng tuổi các răng cửa bắt đầu mòn Đến 2,5 tháng răng sữa hàm dưới mòn Từ 3 đến 3,5 tháng răng sữa kề hàm dưới mòn bằng Tháng thứ tư các răng ngoài hàm dưới mòn bằng Trong thời kỳ này các răng khác cũng mọc hết Đến tháng thứ 5 và 6 các răng sữa đều được thay thế bằng các răng vĩnh viễn Tháng thứ 7 các răng vĩnh viễn mọc cao bằng nhau
2.4.2 Banh miệng
Dùng một dụng cụ đặc biệt để banh miệng chó, khi cần để khám kiểm tra vùng xoang miệng hay cho uống thuốc Thông thường chó kháng cự lại khi đưa dụng cụ vào miệng chó, nên việc dùng thuốc an thần hay thuốc mê là cần thiết (Lê Văn Thọ, 1998)
Trang 122.4.5 Cách cầm cột chó trên bàn mổ
Tùy vào mục đích, yêu cầu và vị trí của ca phẫu thuật mà người ta có nhiều phương pháp cầm cột khác nhau: nằm nghiêng, nằm ngửa hay nằm sấp (Lê Văn Thọ, 1998)
2.5 Các phương pháp chẩn đoán bệnh trên chó (Nguyễn Văn Phát, 1998)
Khi chẩn đoán bệnh thường kết hợp các phương pháp sau để xác định nguyên nhân gây bệnh nằm có biện pháp điều trị và chăm sóc thích hợp nhất
2.5.1 Đăng ký hỏi bệnh
-Ghi rõ tên thú, tên chủ, địa chỉ, giống, phái tính, trọng lượng, độ tuổi, thời gian xảy ra bệnh cách đó bao lâu…
-Hỏi về nguồn gốc, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, các triệu chứng đã xảy ra trước
đó, các biện pháp và thuốc đã điều trị trước đó
-Khám lông, da: kiểm tra độ đàn hồi da, quan sát đánh giá sự mất nước
-Khám hệ tim mạch: nghe nhịp tim, đánh giá tiếng tim
-Khám hệ hô hấp:
+Kiểm tra tần số hô hấp, các thể thở của thú
+Đánh giá tính chất âm của hô hấp
+Sờ nắn vùng phổi xem phản ứng đau của thú
+Quan sát đánh giá mũi, dịch mũi, gương mũi thú
Trang 136
-Khám mắt, hệ cơ xương, hệ niệu dục và các phản xạ thần kinh để biết thêm về sức khoẻ của thú
-Khám hệ tiêu hóa:
+Khám miệng, răng lưỡi, nướu răng ở miệng, các rối loạn nhai, nuốt ói…
+Quan sát, sờ nắn vùng bụng xem các phản ứng đau của thú, xem thú có bị đầy hơi, ăn không tiêu, báng nước hay táo nón không?
+Quan sát, sờ nắn vùng thực quản xem thú có phản ứng đau do sưng hay tắc thực quản
do ngoại vật
+Kiểm tra màu sắc, tính chất đặc hay lỏng, mùi phân cũng như các tính chất khác của chất nôn
2.5.3 Chẩn đoán phi lâm sàng (Nguyễn Tất Toàn, 2001)
*Kiểm tra máu:
-Lập công thức hồng cầu, bạch cầu
-Làm các phản ứng huyết thanh học, thường được áp dụng để chẩn đoán bệnh do
*Kiểm tra phân:
-Kiểm tra các tính chất màu sắc, mùi, độ đặc lỏng của phân, xác định sự hiện diện của máu, chất nhày, niêm mạc ruột…
-Kiểm tra trứng ký sinh trùng bằng phương pháp lắng gạn hay phù nổi
2.5.4 Các chẩn đoán đặc biệt khác:
Ngoài ra trong một số trường hợp đặc biệt phải sử dụng các máy móc hay dụng cụchuyên dùng để hỗ trợ cho chẩn đoán lâm sang như:
-X-Quang xác định dị vật hay gãy xương…
-Siêu âm xem nội quang, chẩn đoán có thai…
-Sử dụng các loại kính, đèn soi (kiểm tra sự co giãn của đồng tử trong các ca ngộ độc hay dùng để khám tai và miệng)
Trang 142.6 Các liệu pháp điều trị bệnh trên chó (Nguyễn Như Pho, 1995)
Sau khi chẩn đoán việc điều trị sẽ được thực hiện ngay, các liệu pháp điều trị thường
được sử dụng gồm:
2.6.1 Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh
Liệu pháp này có hiệu quả điều trị cao nhưng cần phải xác định đúng nguyên nhân gây bệnh
2.6.2 Điều trị theo cơ chế sinh bệnh (Nguyễn Như Pho, 1995)
Từ khi mầm bệnh xâm nhập cơ thể cho đến khi gây bệnh, quá trình này xảy ra nhiều giai đoạn Việc điều trị theo cơ chế sinh bệnh là dùng biện pháp cắt đứt cơn bệnh ở một khâu nào đó, nhằm ngăn chặn hậu quả kế tiếp xảy ra
2.6.3 Điều trị theo triệu chứng
Liệu pháp này áp dụng trong điều trị, nhằm ngăn chặn các triệu chứng nghiêm trọng
có khả năng đe dọa đến mạng sống của thú bệnh
2.6.4 Liệu pháp hổ trợ
Đây là liệu pháp hết sức quan trọng trong công tác điều trị bệnh, đặc biệt là bệnh do virus gây ra nhằm nâng cao sức đề kháng và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp thú lướt qua cơn bệnh Thực hiện tốt liệu pháp này là đảm bảo chăm sóc tốt, giữ thú ở nơi ẩm
áp, thông thoáng, cho ăn thức ăn dễ tiêu, đầy đủ chất dinh dưỡng, ngon miệng đồng thời bổ sung thêm vitamin để tăng sức đề kháng chi thú bệnh Theo Clarence M.Fraser
và cộng tác viên (1986) thì hầu hết các bệnh đều cần liệu pháp hỗ trợ Trên thực tế để điều trị một cách có hiệu quả các bệnh cần phải phối hợp nhiều liệu pháp cùng một lúc
2.7 Một số bệnh truyền nhiễm thường gặp trên chó
2.7.1 B ệnh Dại
Là bệnh truyền nhiễm chung cho người và thú (hầu hết các loài hữu nhũ) do
Rhadovirus hướng thần kinh; virus dại thuộc họ Rhadovirus, giống Lyssavirus
* Triệu chứng
Thời gian ủ bệnh trung bình từ 15-60 ngày, có thể vài tháng đến vài năm Người ta chia làm hai thể bệnh là: dại điên cuồng và dại bại liệt
Trang 158
- Dại điên cuồng: thú thay đổi thói quen thông thường, biến loạn cảm giác và cơ năng, biến đổi tiếng sủa, có biểu hiện kích động, tấn công vật lạ, liệt hàm dưới, liệt cơ quản, hô hấp khó khăn, suy nhược hoàn toàn và chết Sự phát triển bệnh từ hai đến 4 ngày, nhưng thường từ 4 đến 7 ngày
- Dại bại liệt: triệu chứng chủ yếu là bại liệt nhẹ, pha kích thích thì rất ngắn, đôi
khi không có Bại liệt ở vùng cơ đầu và ót Thú có biểu hiện khó nuốt, liệt tứ chi và chết Bệnh phát triển từ 1 đến 11 ngày
* Chẩn đoán
- Chẩn đoán lâm sàng thường khó và cho kết quả không chính xác
- Chẩn đoán phòng thí nghiệm bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang trực tiếp, nuôi cấy trong môi trường tế bào, test ELISA, quan sát bệnh tích mô học tìm thể Nergi
Đối với người bị chó dại cắn cần tiêm ngay huyết thanh kháng dại
2.7.2 Bệnh Carré (Canine Distemper)
Là bệnh truyền nhiễm do virus thuộc họ Paramyxoviridae, giống Morbilivirus, gây chết
với tử số cao trên chó, đặc biệt là chó con
* Triệu chứng (Trần Thanh Phong, 1996)
Thời gian ủ bệnh 3 đến 8 ngày
- Trong thể cấp tính: thường biểu hiện bằng sốt hai pha, sốt cao xảy ra vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 sau khi cảm nhiễm và kéo dài trong 2 ngày, sau đó sốt giảm và
Trang 16ngày sau xuất hiện pha sốt thứ hai kéo dài cho đến chết Một vài chó có biểu hiện xáo trộn hô hấp, một số khác có biểu hiện xáo trộn tiêu hóa hoặc những biểu hiện viêm não, nổi mụn mủ ở da
- Trong thể bán cấp tính: những biểu hiện hô hấp và tiêu hóa có thể thầm lặng, kéo dài hai ba tuần trước khi xuất hiện trên chó có sừng hóa gan bàn chân
* Chẩn đoán
Việc chẩn đoán luôn gặp khó khăn do triệu chứng luôn biến đổi Theo Trần Thanh Phong (1996) chẩn đoán cần chú ý đến sáu triệu chứng sau:
- Chảy nhiều chất tiết ở mắt và mũi (93% trường hợp)
- Xáo trộn hô hấp cùng với ho (81% trường hợp)
- Tiêu chảy máu tươi hay máu có màu chocolate (74% trường hợp)
- Xáo trộn thần kinh (45% trường hợp)
- Sừng hóa mõm và gan bàn chân (24% trường hợp)
- Bệnh kéo dài hơn ba tuần (60% trường hợp)
Chẩn đoán phân biệt với các bệnh: viêm gan truyền nhiễm, bệnh do Parvovirus, Leptospira, bệnh dại, viêm dạ dày ruột…
- Truyền dịch lactate ringer: 50ml/kg thể trọng/24 giờ
Trang 172.7.3 Bệnh do Parvovirus
Bệnh do Parvovirus là một bệnh truyền nhiễm gây ra viêm dạ dày–ruột cấp
tính ở chó Triệu chứng phổ biến nhất là ói mửa, giai đoạn đầu tiêu chảy phân có màu xám hoặc vàng, về sau có lẫn máu và có mùi hôi tanh, những trường hợp bệnh nặng có máu tươi, bệnh thường xảy ra ở chó con 2-3 tháng tuổi và gây chết rất nhanh ở chó
con Có khi bệnh kết hợp với kí sinh trùng hoặc bệnh Carré
Phân biệt với bệnh Carré: ở bệnh Carré cũng có tiêu chảy, nhưng thường kèm theo viêm phổi, có thể có những mụn mủ dưới bụng, sừng hóa gan bàn chân và có biểu hiện rối loạn thần kinh vận động
-Thể viêm cơ tim:
Thường gặp trên chó 1-2 tháng tuổi, thú có biểu hiện thở khó, rên rỉ, kiệt sức, chó
có thể chết trong vài giờ
* Chẩn đoán
Chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng: sốt, viêm dạ dày ruột xuất huyết, tiêu chảy phân xanh chết nhanh
Trang 18Chẩn đoán phòng thí nghiệm: số lượng bạch cầu giảm trong 4-6 ngày sau khi nhiễm bệnh, chẩn đoán huyết thanh học và dùng test ELISA
Chẩn đoán phân biệt với các bệnh: bệnh do Coronavirus, bệnh Carré…
* Điều trị
Do thú bị viêm dạ dày-ruột nặng, tiêu chảy nhiều và mất nước nhiều, vì thế phải cho thú nhịn ăn hoàn toàn trong 1-2 ngày và cấp dịch truyền để bù lượng nước đã bị mất Dùng dung dịch glucose 5% và lactate ringer để truyền vào tĩnh mạch với liều 50ml/kg
thể trọng/24 giờ Nếu không cấp được bằng đường tĩnh mạch thì tiêm dưới da cho chó
• Dùng kháng sinh để phòng những vi trùng thứ phát: ampicolistin, septotrim, ampicoli-D, norfloxacine, multibio: 1ml/10kg thể trọng, tiêm bắp
• Cầm máu bằng một trong những loại thuốc sau: adrenoxyl, dicynone, hoặc transamin: 1 ống/ ngày
• Kháng viêm với dexamethasone với liều 0,025-0,05/kg thể trọng/ngày
• Chống ói mửa với thuốc atropin sulfate với liều 0,1mg/kg thể trọng, tiêm dưới
da hoặc primperan với liều 0,5mg/kg thể trọng/ngày
• Chống loét niêm mạc dạ dày với phosphalugel hoặc smecta 1-2 gói/con/ngày
• Trợ sức trợ lực bằng vitamin C, B.complex
* Phòng ngừa: thời gian điều trị từ 5-7 ngày Trong thời gian điều trị chỉ cho thú ăn
thức ăn lỏng dể tiêu hóa, đặc biệt trong thức ăn không nên có mỡ Tiêm phòng bằng vaccin đa giá
2.7.4 Bệnh do Leptospira
Là bệnh truyền nhiễm chung giữa người và thú do Leptospira interrogan gây ra
* Triệu chứng
Thời gian nung bệnh 5-6 ngày thời kỳ đầu thú sốt cao, bỏ ăn
- Thể thương hàn: thân nhiệt giảm, thú mất nước, viêm kết mạc mắt, xuất huyết
đỏ niêm mạc và da, ói mửa, phân sậm màu có máu, thú thở có mùi hôi do niêm mạc miệng bị lở loét, chết trong 2-4 ngày
- Thể hoàng đản: thú bị viêm kết mạc mắt, vàng da và niêm mạc, nước tiểu sậm màu, thở khó, ăn ít, ói…giai đoạn cuối nhiệt độ tăng cao, tiêu chảy có máu Thú chết trong khoảng 5-8 ngày
Trang 1912
- Thể bán cấp tính và mãn tính: đa niệu, uống nhiều nước, ói và tiêu chảy Sau một thời gian chó hôn mê và chết do hội chứng urê huyết kết hợp với viêm gan, thận, viêm cơ (Trần Thanh Phong, 1996)
* Chẩn đoán
- Dựa vào triệu chứng, chủ yếu là dấu hiệu vàng da và niêm mạc
-Chẩn đoán phòng thí nghiệm: lấy bệnh phẩm là máu hoặc nước tiểu xem dưới kính hiển vi nền đen
-Xét nghiệm máu, xét nghiệm bằng phản ứng MAT (Miroscopi Agglutination Test), ELISA
-Chẩn đoán phân biệt với các bệnh: viêm gan truyền nhiễm, trúng độc do
aflatoxin (thể hoàng đản), bệnh do Parvovirus, Carré (thể thương hàn)
* Điều trị
- Shotapen L.A: liều lượng 1ml/10kg thể trọng, tiêm bắp Tiêm lặp lại sau 72 giờ
- Truyền dịch và bổ sung vitamin C, B-complex
- Trong trường hợp có loét ở miệng, có thể dùng các chất sát trùng như thuốc tím, blue methylen
2.7.5 Bệnh viêm gan truyền nhiễm
Là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, lây lan rất mạnh chủ yếu là ở chó con
Bệnh chỉ xảy ra trên chó do Adenovirus type 1 gây ra
* Triệu chứng
Thời gian nung bệnh 2-10 ngày gồm 3 thể:
- Quá cấp tính: chó non thường chết mà không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng 3-4 giờ trước khi chết
- Cấp tính: chó bệnh có thể bị chết, sốt, suy yếu, giảm ngon miệng, ói mửa, khát nước, tiêu chảy vấy máu, xuất huyết điểm ở lợi, niêm mạc nhợt nhạt, đôi khi vàng nhẹ Viêm hạch amydale, viêm hầu họng, đau vùng bụng Nhiễm trùng mắt, đục giác mạc
- Mãn tính: viêm gan mãn tính, viêm gan sợi huyết
* Chẩn đoán
- Dựa vào các triệu chứng lâm sàng
Trang 20- Chẩn đoán phòng thí nghiệm: tìm kháng nguyên bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang, tìm kháng thể bằng phản ứng ELISA, HI, trung hòa
- Chẩn đoán phân biệt với các bệnh: Leptospira, Carré
* Điều trị
- Dùng kháng sinh tetracycline
- Truyền dịch lactate ringer và glucose 5%
- Cung cấp vitamin nhóm B để tạo máu
- Việc truyền máu là cần thiết đối với những chó bị bệnh nặng
- Việc chữa trị đục giác mạc thường không có hiệu quả
Trang 2114
2001)
Trị ấu trùng cảm nhiễm dùng ivermectin 0,05 mg/kg P (theo Nguyễn Văn Biện,
2.7.7.Bệnh do Ký Sinh Trùng
2.7.7.1 Bệnh Ngoài da do Demodex Canis
Thuộc họ Demodicidae, Demodex ký sinh ở tuyến nhờn bao lông của chó Việc truyền lây
bệnh qua tiếp xúc
* Triệu chứng
Trên chó thường thấy những đám loang lổ nhỏ không mọc lông như xung quanh mắt hay toàn bộ cơ thể Dạng cục bộ tổn thương phân bố từng vùng nhỏ trên mặt, chân trước hay cả hai mắt, tổn thương cục bộ là trạng thái nhẹ thường không phát triển thành dạng viêm mủ kế phát Dạng tổn thương toàn thân với biểu hiện da đỏ với nhiều dịch rỉ máu và huyết thanh
* Phòng trị
Theo Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương (1997), dạng toàn thân điều trị ít kết quả Dùng kháng sinh nếu ở chó có viêm nhiễm kế phát Thoa amitraz, rotonone, benzyn, benzoate Ivermectin tiêm dưới da Theo Richard G.Harvey và Patric J.Mc Keeger,
1998, khi điều trị dứt bệnh một vài chó có thể tái nhiễm, nên tiếp tục liệu trình điều trị bằng ivermectin cho đến khi cạo da xem tươi trên kính có kết quả âm tính Khi đó nên duy trì ivermectin điều trị với liều 0,6mg/kg, uống 3 tuần một lần, chó sẽ không tái phát bệnh
do phản ứng quá mẫn với Sarcoptex và nặng thêm do thú gãi nhanh chóng tạo ra các vết
trầy xước làm cho thú hết sức khó chịu
Trang 22-Điều trị toàn thân với ivermectin 1% tiêm với liều 0,2-0,4 mg/kg, 2 lần cách nhau 15 ngày Điều trị hỗ trợ bằng thuốc chống ngứa atarax, thuốc sát trùng ngoài da
2.7.7.3 Bệnh do giun đũa
Trên chó thường nhiễm hai loại giun đũa Toxocara canis và Toxascaris leolina Cả hai
loài này đều ký sinh ở ruột non của chó và các thú ăn thịt khác, theo các tác giả Lương Văn Huấn và Trần Thanh Hằng (1990) thì tỉ lệ nhiễm của chó tại thành phố Hồ Chí
Minh đối với Toxocara canis là 11,76% cao hơn so với nhiễm Toxascaris leolina là
5,88%
* Triệu chứng
Chó mất tính thèm ăn, thiếu máu gầy còm, chậm lớn, tiêu chảy, bụng to, ói mửa có lẫn giun Những triệu chứng trên thường gặp trên chó non dưới hai tháng tuổi (Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương, 1997)
* Chẩn đoán
Cần dựa trên các triệu chứng lâm sàng như thiếu máu, gầy còm, chứng ói mửa có lẫn
hay NaCl bảo hoà
* Điều trị
-Levamisol với liều 7 mg/kg P cho uống
-Menbendazol với liều 60-100 mg/kg P hay uống
-Pyrantel với liều 14,5 mg/kg P cho ăn hay uống
-Fenbendazol liều 50mg/kg P cho uống trong 3 ngày
Trang 2316
2.7.7.4 Bệnh giun móc
Đường lây nhiễm của giun móc trên chó chủ yếu là qua da, sau khi xâm nhập 40 phút tất cả ấu trùng di chuyển vào hệ thống tuần hoàn rồi qua phổi sau đó về lại ruột phát triển thành giun trưởng thành Ở chó con khi còn bú có thể nhiễm giun móc qua sữa
mẹ (Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương, 1997)
2.7.7.5 Bệnh nấm lông trên chó (Trần Thị Bích Liên và Tô Minh Châu, 1999)
Microsporium canis làm lông bị gẫy thường ở thân và chân trên da có vảy lóc Trichophyton metagrophytes khu trú chủ yếu ở đầu, mõm và tai Trichophytonrubrum
gây bệnh hắc lào cho chó, gây rụng lông có thẩm dịch, nấm nằm bên trong lông
* Điều trị
Dùng thuốc đặc trị cho nấm Không dùng kháng sinh trị vi khuẩn để trị nấm Gồm griseofulvin, amphotericin B, nystatin, cylohecimit, piramicin, piramicin, việc sử dụng liều lượng cao với thời gian dài có khả năng gây tiêu huyết và ngộ độc thận, do vậy chỉ
sử dụng khi nhiễm nặng
* Các hoá chất trị nấm
Iod cá tác dụng kích thích những phản ứng phản vệ của cơ thể và diệt nấm Các loại thuốc KI cho uống, NaI tiêm tĩnh mạch trị nấm lông Cồn iod 2% bôi da trị cục bộ, pomade (triamicinolon acetonid 10mg và neomycin base 35mg), dùng bôi để trị ngoài
da Acid caprilic 15%, acid propyonic 5-10%, acid salicylic 10% dùng pha hỗn hợp với dung dịch acetone dùng trị nấm da, nấm lông, và bôi lên da trị cục bộ
Trang 242.7.8 Bệnh do dinh dưỡng và chăm sóc
2.7.8.1 Bệnh do dinh dưỡng (thiếu calcium, phospho)
* Nguyên nhân
Trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng chó con, nhất là trên các giống chó ngoại to vóc Nếu trong khẩu phần thiếu calci và phospho một thời gian dài, trong thời kỳ sinh trưởng dễ bị còi xương, mềm xương, sự thiếu hụt vitamin D trên động vật non cũng dẫn đến còi xương vì loại protein CaBP cần thiết cho sự hấp thu Ca đến xương (Dương Thanh Liêm, 2002)
* Chẩn đoán
Chó có biểu hiện yếu chân, khớp xương sưng to, đi bàn hay nằm liệt, có khi sụp tai nhất
là trên các giống chó lớn như Rock weller, Berger, Boxer
* Điều trị
Bổ sung ADE 1ml/10 kg P, calci sandoz 5-20 ml, calcicacbonat liều 500 mg/kg P
* Phòng ngừa nên cung cấp cho thú khẩu phần đầy đủ calci & phosphor, nên cho chó
có điều kiện tắm nắng nhất là buổi sáng để cơ thể tổng hợp lượng vitamin đầy đủ, bổ
sung thêm pet-tabs plus 1 viên cho 10kg P/ ngày
2.7.8.2 Tiêu chảy do dinh dưỡng và chăm sóc
* Triệu chứng
Không sốt, trạng thái thú bình thường đôi khi không ăn hay ăn ít, phân sệt hoặc lõng
có mùi chua
* Điều trị
Dùng một trong các loại men tiêu hoá như biosubtyl, probiotic Cho chó nhịn ăn từ 24-
48 giờ, cho chó uống nước tự do (nước oresol, hydride Nếu chó tự uống được và không ói sau khi uống) Giữ ấm và vệ sinh ngay sau khi phân được thải ra Sau khi vừa hết bệnh nên cho chó ăn nhẹ bằng thức ăn dễ tiêu rồi mới tăng dần bằng thức ăn bình thường
2.8 Các nghiên cứu trước đây
1/ Phan Minh Khôi, (2005): Khảo sát các bệnh thường gặp trên chó và ghi nhận hiệu quả điều trị tại bệnh xá thú y trường ĐH Nông Lâm TP.HCM
Trang 2518
Đề tài ghi nhận: trong tổng số 620 ca mắc bệnh thì bệnh Carré chiếm tỉ lệ cao nhất
(20%) Kế đến là bệnh viêm dạ dày ruột (17,90%) Tiếp theo là bệnh ký sinh trùng
đường ruột (14,20%), bệnh do Parvovirus (10,48%) Bệnh ngoại ký sinh trùng do
Demodex và Sarcoptes (5,16%) Ve và bọ chét (4,48%) Bệnh viêm thanh khí quản có
24 ca (3,87%) Bệnh viêm phổi có 19 ca (3,06%) Bệnh do Leptospira có 16 ca
(2,58%) Bệnh còi xương có 13 ca (2,42) Bệnh loét giác mạc, viêm kết mạc có 12 ca (1,94%) Bệnh tụ máu vành tai có 9 ca (1,45%)
2/ Nguyễn Minh Thành, (2003): “Khảo sát các bệnh thường gặp trên chó và ghi nhận hiệu quả điều trị tại Chi Cục Thú Y Thành Phố Hồ Chí Minh” Cho thấy bệnh Carré
(4,19%), Viêm phổi (6,75%), Viêm thanh khí quản (9,15%), Viêm dạ dày ruột
(19,84%), bệnh do Ký sinh trùng (8,68%), Sốt không rõ nguyên nhân (8,68%)
3/ Nguyễn Hoàng Thùy, (2001): “Khảo sát các bệnh thường gặp trên chó và ghi nhận kết quả điều trị tại Chi Cục Thú Y Thành Phố Hồ Chí Minh”
Đề tài ghi nhận: bệnh thuộc hệ thống tiêu hoá và hô hấp (41,46%) và (17,24%), bệnh truyền nhiễm (7,82%), bệnh thuộc hệ vận động chiếm (4,57%), bệnh hệ niệu dục
(7,01%), bệnh thuộc hệ thống da (16,29%), bệnh tai và mắt (1,85%), các bệnh khác (3,54%)
4/Huỳnh Kim Vui, (2005): “Khảo sát các bệnh thường gặp trên chó và ghi nhận kết quả điều trị tại bệnh xá thú y trường ĐH Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh” Cho
thấy bệnh Carré chiếm tỉ lệ cao nhất (25,07%), bệnh Viêm dạ dày ruột (19,78%) Bệnh
do Ký sinh trùng đường ruột (9,03%), bệnh do Parvovirus (6,85%)
5/ Hoàng Thảo Vy, (2005): “Khảo sát các bệnh thường gặp trên chó và ghi nhận kết quả điều trị tại bệnh xá thú y trường ĐH Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh” Cho thấy bệnh Ký sinh trùng đường ruột chiếm tỉ lệ cao nhất (31,38%), bệnh Carré
(19,38%), bệnh do Parvovirus (17,20%) Bệnh ghẻ do Demodex và Sarcoptes (5,25%)
Bệnh viêm thanh khí quản (4,17%), loét giác mạc-viêm kết mạc (3,44%), viêm dạ dày ruột (3,08%), bệnh còi xương (2,72%) và các bệnh khác (10,12%)
6/ Trần Thị Bạch Yến (2001): “Khảo sát các bệnh thường gặp trên chó, mèo và ghi nhận kết quả điều trị tại bệnh xá thú y trường ĐH Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh”
Trang 26Đề tài ghi nhận: Bệnh truyền nhiễm chiếm (37,4%), bệnh thuộc hệ thống hô hấp chiếm (5,6%), bệnh thuộc hệ thống tuần hoàn chiếm (3,2%), bệnh thuộc hệ niệu dục chiếm
(2,5%), bệnh da chiếm (11,2%), bệnh thuộc hệ thống tai và mắt chiếm 5,1%, các bệnh khác (3,6%.)
Trang 2720
PHẦN III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
TIẾN HÀNH
3.1 Thời Gian - Địa Điểm:
-Thời Gian: từ ngày 27/02/2007 đến ngày 27/05/2007
-Địa Điểm: tại trạm thú y Quận 7 TP.HCM
3.2 Điều kiện khảo sát:
3.2.1 Thú khảo sát: tất cả các giống chó đem đến khám và điều trị tại trạm thú
y quận 7 trong suốt thời gian chúng tôi thực hiện đề tài
-Xem răng đoán tuổi
3.3.2 Các phương pháp chẩn đoán lâm sàng:
-Hỏi chủ nuôi chó tất cả các triệu chứng và các vấn đề có liên quan đến thú như: độ tuổi, thời gian xảy ra bệnh, đã chủng ngừa những bệnh gì, đã điều trị những thuốc gì trước đó và kết quả như thế nào
-Quan sát thể trạng, cách đi đứng của thú bệnh, thể thở
-Đo thân nhiệt, sờ nắn hạch, sờ nắn da vùng thấp của thú và bụng thấp
-Kiểm tra niêm mạc mắt, mũi, gương mũi và miệng của thú
-Nghe nhịp tim, nghe phổi, nhịp hô hấp, sờ nắn vùng ngực cổ, kiểm tra, sự bất thường không Xem các phản xạ đau, phản xạ ho
-Khám tai, mắt, mũi, miệng và lưỡi
-Khám hệ niệu dục của thú
-Tiến hành thử các phản ứng đau, sự co của cơ và các phản xạ đầu gối của thú
Trang 283.3.3 Các dụng cụ để chẩn đoán lâm sàng:
- Ống nghe, găng tay, dây mềm cầm cột chó, khớp mõm
- Nhiệt kế, cân trọng lượng, bàn khám
- Kẹp, bông gòn, cồn, sát trùng
- Dao mổ, kéo, kẹp, chỉ may các loại, kim may các loại, bàn giải phẫu, đèn giải phẫu
3.3.4 Một số thuốc sát trùng, hoá chất và các loại thuốc sử dụng trong công tác chẩn đoán và điều trị:
-Thuốc sát trùng: javen, cồn, oxy già, povidine
-Các loại thuốc kháng sinh, thuốc bổ, thuốc cầm máu
-Các loại dung dịch truyền lactate ringer, glucose 5%
3.4 Điều trị bệnh:
Tùy theo các kết quả chẩn đoán và xét nghiệm sẽ có những liệu pháp chữa trị cho từng bệnh Tùy theo tình trạng bệnh của thú có thể điều trị theo toa ở nhà, đến trạm mỗi ngày, hoặc điều trị nội trú
-Các bệnh ngoại khoa: gãy xương, các vết thương
-Các bệnh khác: ngộ độc, thiếu Ca, sốt không rõ nguyên nhân
+Phân loại theo tính biệt: tỉ lệ mắc bệnh giữa con đực và con cái
+Phân loại theo giống: tỉ lệ mắc bệnh giữa các giống nội và ngoại
Trang 2922
3.6 Phần ghi nhận số liệu:
Ghi nhận số ca mắc bệnh xảy ra trên các giống chó Ngoại trừ các ca bệnh điều trị lâu dài
như nấm da, demodex…sẽ được tổng kết sau khi chấm dứt liệu trình điều trị
-Các trường hợp điều trị tại nhà liên hệ qua địa chỉ hay điện thoại để nắm kết quả
-Tất cả các số liệu được ghi nhận dựa trên phiếu theo dõi cho từng cá thể
-Cuối đợt thực tập chúng tôi tổng kết số chó bệnh, dựa vào kết quả chẩn đoán tại trạm
xá ghi nhận tỉ lệ mắc bệnh đã xảy ra trên các giống chó, theo dõi phác đồ điều trị, hiệu quả thành công trên phác đồ điều trị Đồng thời chúng tôi rút ra những kết luận về chẩn đoán và điều trị cùng với biện pháp phòng ngừa một số bệnh trên chó
3.7 Chỉ tiêu theo dõi và cách tính:
Trang 30PHẦN IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Qua thời gian thực hiện đề tài từ 27/02/2007 đến ngày 27/05/2007 tại Trạm Xá Thú Y Quận
7, với kiến thức chuyên môn đã học và điều kiện chẩn đoán tại trạm xá chúng tôi
ghi nhận được kết quả như sau:
Trang 314.1 Bệnh nghi truyền nhiễm trên chó
Trong 530 chó bị bệnh có 102 ca nghi mắc bệnh truyền nhiễm Bảng 4.2 cho thấy bệnh
Carré chiếm tỉ lệ 72,55(%) cao nhất, bệnh do Parvovirus chiếm tỉ lệ 10,78(%), bệnh Viêm Gan chiếm tỉ lệ 6,86(%), bệnh do Leptospira chiếm tỉ lệ 9,80(%) Kết quả này
hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Thùy (2001), Trần Thị Bạch Yến (2001)
Bảng 4.2 Tỉ lệ (%) điều trị khỏi bệnh truyền nhiễm trên chó
Trang 32Biểu đồ 4.2: Tỉ lệ các bệnh nghi truyền nhiễm trên chó
Lepto, 6.87%
Parvo,
10.78%
Viêm Gan, 9.80%
Carré, 72.55%
4.1.1 Bệnh Carré
Chúng tôi ghi nhận được 74 con bị mắc bệnh Carré chiếm tỉ lệ 72,55(%) trong 102 trường hợp nghi mắc bệnh truyền nhiễm Tỉ lệ (%) và số lượng chó mắc bệnh theo lứa tuổi, nhóm giống và phái tính được trình bày qua bảng 4.3
Bảng 4.3 Tỉ lệ (%) chó nhiễm bệnh Carré theo lứa tuổi, nhóm giống và
phái tính
(con)
Số chó bệnh (con)
Trang 33Biểu đồ 4.3: so sánh bệnh Carré theo lứa tuổi
co giật nhịp nhàng các cơ vùng cổ và chết Thú có thể bình phục nhưng di chứng thần kinh tồn tại suốt đời sẽ là nguồn bệnh nguy hiểm cho chó khác
* Điều trị
-Việc điều trị cần tiến hành sớm mới mang lại hiệu quả, chủ yếu là hạn chế sự phát triển của vi trùng phụ nhiễm
-Trong trường hợp chó ói, cầm ói bằng primperan, atropin tiêm 1ml/5-10 kg tiêm bắp
3 lần/ngày, hay cho uống dạng viên, 1 viên/20kg, ngày 3 lần