BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG TIÊU HÓA Ở CHÓ VÀ GHI NHẬN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI TRẠM THÚ Y... KHẢO SÁT BỆNH
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG TIÊU HÓA Ở CHÓ
VÀ GHI NHẬN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI TRẠM THÚ Y
Trang 2KHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG TIÊU HÓA Ở CHÓ VÀ GHI NHẬN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI TRẠM THÚ Y QUẬN 4 – THÀNH PHỐ
Giáo viên hướng dẫn:
BSTY ĐẶNG THỊ XUÂN THIỆP ThS NGUYỄN VĂN PHÁT
Tháng 6/2009
Trang 3XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: VÕ THỊ KIM THẢO
Tên đề tài: “Khảo sát bệnh trên đường tiêu hoá ở chó và ghi nhận kết quả điều trị tại trạm thú y quận 4 – thành phố Hồ Chí Minh”
Đã hoàn thành khoá luận theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoá ngày 25 – 26 tháng 06 năm 2009
Giáo viên hướng dẫn
BSTY ĐẶNG THỊ XUÂN THIỆP
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Chân thành biết ơn BSTY Đặng Thị Xuân Thiệp, ThS Nguyễn Văn Phát đã tận tình chỉ dẫn truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Chân thành cảm ơn
- Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP HCM
- Ban Giám Hiệu Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Thành Phố Vĩnh Long
- Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú y và tất cả quý thầy cô đã truyền đạt những kiến thức và giúp đỡ cho tôi trong suốt thời gian học tập
Thành thật biết ơn
- BSTY Đồng Minh Hiển
- Cùng toàn thể các cô chú, anh chị tại Trạm Thú y Quận 4 - TP Hồ Chí Minh đã giúp
đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập
Cảm ơn tất cả bạn bè trong và ngoài lớp Tại chức 03 Thú y Vĩnh Long đã chia sẻ cùng tôi những vui buồn và hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như trong suốt thời gian thực hiện đề tài
Sinh viên thực hiện
VÕ THỊ KIM THẢO
Trang 5TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài được thực hiện từ ngày 25/8/2008 đến ngày 25/12/2008 tại Trạm Thú y
quận 4-Tp HCM với nội dung ‘‘Khảo sát bệnh trên đường tiêu hóa ở chó và ghi nhận hiệu quả điều trị’’ Kết quả được thực hiện như sau :
Về tình hình bệnh: nghi bệnh do Carré có 86 ca, chiếm 15%, nghi bệnh
do Parvovirus có 45 ca, chiếm 7,85%, nghi bệnh do Leptospira có 8 ca,
chiếm 1,4%, rối loạn tiêu hóa có 272 ca, chiếm 47,47%, viêm nướu răng
có 6 ca, chiếm 1,05%, ngộ độc có 9 ca, chiếm 1,57%, sa trực tràng có 4
ca, chiếm 0,7% Bệnh do ký sinh trùng có 143 ca, chiếm 25%
Hiệu quả điều trị : nghi bệnh do Carré: điều trị được 86 ca, tỷ lệ khỏi bệnh là 62,28%, nghi bệnh do Parvovirus: điều trị được 45 ca, tỷ lệ khỏi bệnh là 66,67%, nghi bệnh do Leptospira: điều trị được 8 ca, tỷ lệ khỏi
bệnh là 62,50%, rối loạn tiêu hóa: điều trị được 272 ca, tỷ lệ khỏi bệnh là 95,96%, viêm nướu răng: điều trị được 6 ca, tỷ lệ khỏi bệnh là 100%, ngộ độc: điều trị được 9 ca, tỷ lệ khỏi bệnh là 55,56%, sa trực tràng: điều trị được 4 ca, tỷ lệ khỏi bệnh 100% Bệnh do ký sinh trùng: điều trị được
143 ca, tỷ lệ khỏi bệnh là 100%
Trang 6MỤC LỤC
Trang
Trang tựa i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN iv
MỤC LỤC v
PHỤ LỤC vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG x
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ xi
Chương 1 MỞ ĐẦU 1 U 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2 MỤC ĐÍCH 1
1.3 YÊU CẦU 1 U Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
2.1 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA CHÓ 2
2.1.1 Thân nhiệt (đo ở trực tràng) 2
2.1.2 Tần số hô hấp .2
2.1.3 Tần số tim 2
2.1.4 Tuổi thành thục và thời gian mang thai .2
2.1.5 Chu kỳ lên giống .2
2.1.6 Số con trong lứa và thời gian cai sữa 2
2.1.7 Một vài chỉ tiêu sinh hóa máu chó .3
2.2 PHƯƠNG PHÁP CỐ ĐỊNH CHÓ 3
2.2.1 Buộc mõm 3
2.2.2 Banh miệng 3
2.2.3 Giữ chặt gáy 4
2.2.4 Vòng đeo cổ 4
2.3 PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN .4
2.3.1 Đăng kí và hỏi bệnh 4
Trang 72.3.3 Chẩn đoán cận lâm sàng 4
2.3.4 Chẩn đoán khác 5
2.4 MỘT SỐ BỆNH TRÊN ĐƯỜNG TIÊU HÓA Ở CHÓ .6
2.4.1 Bệnh Carré (Canine Distemper) 6
2.4.2 Bệnh do Parvovirus 13
2.4.3 Bệnh do Leptospira 17
2.4.4 Bệnh do kí sinh trùng 22
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 25
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM 25
3.2 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT 25
3.3 DỤNG CỤ KHẢO SÁT 25
3.4 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 25
3.4.1 Chẩn đoán lâm sàng 25
3.4.2 Một số thuốc sát trùng, hoá chất và các loại thuốc sử dụng trong công tác chẩn đoán và điều trị 25
3.5 ĐIỀU TRỊ BỆNH 26
3.6 NỘI DUNG KHẢO SÁT 26
Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 27
4.1 Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng đường tiêu hoá .27
4.2 Tỷ lệ bệnh trên đường tiêu hoá chó theo nhóm giống, nhóm tuổi, giới tính .28
4.2.1 Tỷ lệ bệnh trên đường tiêu hoá chó theo nhóm giống .28
4.2.2 Tỷ lệ bệnh trên đường tiêu hoá chó theo nhóm tuổi .29
4.2.3 Tỷ lệ bệnh trên đường tiêu hoá theo giới tính 31
4.3 Một số nguyên nhân gây nên triệu chứng bệnh trên đường tiêu hoá 32
4.3.1 Bệnh Carré 33
4.3.2 Bệnh do Parvovirus 34
4.3.3 Bệnh do Leptospira 36
4.3.4 Rối loạn tiêu hóa 37
4.3.5 Viêm nướu răng 39
4.3.6 Ngộ độc 40
4.3.7 Sa trực tràng 41
Trang 84.3.4 Bệnh do ký sinh trùng 42
4.4 Hiệu quả điều trị chung 43
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 45
5.1 Kết luận 45
5.2 Đề nghị 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47 PHỤ LỤC
Trang 9DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
ELISA: Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay
MAT: Microscopic Agglutination Test
Tp HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
n: số ca bệnh
Trang 10DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Hình thái virus Carré trên chó 6
Hình 2.2 Chó viêm kết mạc mắt 8
Hình 2.3 Chó bị viêm phổi chảy mũi xanh sệt trong bệnh Carré 8
Hình 2.4 Chó nổi mụn mủ vùng da bụng 9
Hình 2.5 Chó tiêu chảy phân lỏng nhiều nước 9
Hình 2.6 Chó co giật rồi chết 10
Hình 2.8 Hình thái Parvovirus trên chó 13
Hình 2.9 Chó tiêu chảy máu với nhiều nước 15
Hình 2.10 Chó ói mửa nặng 15
Hình 2.11 Hình thái Leptospira trên chó 18
Hình 4.1 Da gan bàn chân của chó bị sừng hoá trong nghi bệnh Carré 33
Hình 4.2 Chó bị tiêu chảy máu tanh trong nghi bệnh do Parvovirus 35
Hình 4.3 và hình 4.4 Chó bị vàng niêm mạc miệng và niêm mạc mắt trong nghi bệnh do Leptospira 36
Hình 4.5 Chó bị tiêu chảy có máu trong rối loạn tiêu hóa 38
Hình 4.6 Đoạn trực tràng bị hoại tử 41
Trang 11DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng đường tiêu hoá 27
Bảng 4.2 Tỷ lệ bệnh trên đường tiêu hoá chó theo nhóm giống 28
Bảng 4.3 Tỷ lệ bệnh trên đường tiêu hoá chó theo nhóm tuổi 29
Bảng4.4 Tỷ lệ bệnh trên đường tiêu hoá chó theo giới tính 31
Bảng 4.5 Tỷ lệ từng nhóm bệnh có triệu chứng tiêu hoá ở chó 32
34
Bảng 4.6 Kết quả điều trị nghi bệnh Carré Bảng 4.7 Kết quả điều trị nghi bệnh do Parvovirus 35
Bảng 4.8 Kết quả điều trị nghi bệnh do Leptospira 37
Bảng 4.9 Kết quả điều trị rối loạn tiêu hóa 38
Bảng 4.11 Kết quả điều trị ngộ độc 40
B ảng 4.12 Kết quả điều trị sa trực tràng 42
Bảng 4.13 Kết quả điều trị bệnh do ký sinh trùng 42
Bảng 4.14 Kết quả điều trị từng nhóm bệnh có triệu chứng tiêu hóa trên chó 43
Trang 12DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Sinh bệnh học của bệnh do Parvovirus trên chó 14
Sơ đồ 2.2 Cách lây lan trong bệnh do Leptospira 19
Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng đường tiêu hoá 27
Biểu đồ 4.2 So sánh tỷ lệ bệnh trên đường tiêu hóa chó theo nhóm giống 28
Biểu đồ 4.3 So sánh tỷ lệ bệnh trên đường tiêu hóa chó theo nhóm tuổi 30
Biểu đồ 4.4 So sánh tỷ lệ bệnh trên đường tiêu hóa chó theo giới tính 31
Trang 13ra hình thức nuôi chó kiểng Nhiều giống chó được du nhập vào nước ta như: chó Bulldog, chihuahua, Boxer, Chó Nhật, Chowchow, Dalmatian (Chó đốm), Đi kèm với sự đa dạng phong phú nhiều chủng loại chó là nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
như: bệnh Carré, bệnh do Parvovirus và nguy hiểm hơn là có những bệnh có thể lây sang người như: bệnh do Leptopira, đồng thời có những bệnh không nguy hiểm nhưng
cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của thú như bệnh gây rối loạn tiêu hóa,…
Do đó để có được sự hiểu biết về công tác chẩn đoán, điều trị, chăm sóc, phòng bệnh trên thú, được sự đồng ý của khoa Chăn nuôi- Thú y và Bộ môn Nội dược, dưới sự hướng dẫn của BSTY Đặng Thị Xuân Thiệp, ThS Nguyễn Văn Phát, nay tôi tiến
hành đề tài: “KHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG TIÊU HOÁ Ở CHÓ VÀ GHI NHẬN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI TRẠM THÚ Y QUẬN 4 - Tp HCM”
1.2 MỤC ĐÍCH
Nâng cao sự hiểu biết về chẩn đoán, điều trị, chăm sóc và phòng bệnh cho chó
1.3 YÊU CẦU
- Ghi nhận tỷ lệ và phân tích các trường hợp chó mắc bệnh trên đường tiêu hóa
- Theo dõi các triệu chứng lâm sàng
- Ghi nhận hiệu quả điều trị
Trang 14Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA CHÓ
2.1.1 Thân nhiệt (đo ở trực tràng)
+ Thời gian mang thai: 57- 63 ngày
2.1.5 Chu kỳ lên giống
+ Bình thường mỗi năm 2 lần
+ Thời gian động dục trung bình: 12- 20 ngày
+ Thời gian phối tốt nhất: 9- 13 ngày kể từ khi có biểu hiện động dục đầu tiên
2.1.6 Số con trong lứa và thời gian cai sữa
+ Tùy theo giống chó và tuổi chó mẹ, thông thường là 3- 15 con/ lứa
+ Tuổi cai sữa từ 8- 9 tuần kể từ lúc sanh
Trang 152.1.7 Một vài chỉ tiêu sinh hóa máu chó
- Đối với chó mõm ngắn, để giảm bớt sự chèn ép của vòng cột đi ngang qua mũi, người ta thực hiện như sau: sau khi đã buộc mõm xong như vừa mô tả ở trên, chúng ta dùng phần cuối của sợi dây đưa xuống vòng dây trên mũi rồi cột nút với sợi dây còn lại (Lê Văn Thọ, 2006)
Trang 162.3 PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN (Nguyễn Văn Phát, 2006)
2.3.1 Đăng kí và hỏi bệnh
- Ghi rõ tên thú, tên chủ, địa chỉ, giống, phái tính, trọng lượng, độ tuổi,…
- Hỏi về nguồn gốc, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, triệu chứng đã thấy, thuốc
đã sử dụng điều trị, để có hướng chẩn đoán và đưa ra liệu pháp điều trị thích hợp
2.3.2 Chẩn đoán lâm sàng
2.3.2.1 Khám chung
Đo nhiệt độ, kiểm tra thể trạng, niêm mạc, lông da, khám hệ bạch huyết, mắt, tai, hệ cơ xương, hệ niệu dục, hệ tim mạch, hệ hô hấp và các phản xạ thần kinh để biết thêm về sức khoẻ của thú
2.3.2.2 Khám hệ tiêu hoá
- Khám miệng: răng, lưỡi, lợi, mùi ở miệng, các rối loạn về nhai, nuốt
- Quan sát, sờ nắn vùng bụng để xem các phản ứng của thú, xem xét thú có bị đầy hơi, ăn không tiêu hay táo bón không
- Quan sát, sờ nắn vùng thực quản để xem thú có phản ứng đau hay tắc thực quản không
- Kiểm tra màu sắc, tính chất đặc lỏng, mùi phân cũng như tính chất khác của chất nôn
2.3.3 Chẩn đoán cận lâm sàng
- Kiểm tra lý tính, hóa tính: máu, nước tiểu, dịch vị…
- Kiểm tra bằng kính hiển vi: hình thái và số lượng hồng cầu, thành phần hữu hình và chất chứa ở dạ dày- ruột, ký sinh trùng, vi trùng…
Trang 172.3.4 Chẩn đoán khác
Chọc dò xoang ngực, xoang bụng, X- quang, siêu âm hay sử dụng các loại đèn soi…
2.4 Điều trị
Theo Nguyễn Như Pho (1995),các liệu pháp sau đây thường được áp dụng
2.4 Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh
Được áp dụng khi đã nắm chắc được nguyên nhân gây bệnh
+ Ưu điểm: diệt trừ nhanh chóng căn bệnh, hiệu quả điều trị cao, rất hiếm khi
có hiện tượng tái phát
+ Nhược điểm: phải xác định được nguyên nhân thật chính xác
2.3.4.2 Điều trị theo cách sinh bệnh
Từ khi mầm bệnh xâm nhập đến khi gây thành bệnh, cơ thể thú bệnh sẽ trải qua các thời kỳ sau: ủ bệnh, thời kỳ phát bệnh, thời kỳ toàn phát, thời kỳ lành bệnh và thời
kỳ phục hồi lại sức khỏe
Điều trị theo cách sinh bệnh là dùng các biện pháp điều trị để cắt đứt bệnh ở một khâu nào đó, ngăn chặn hậu quả sẽ xảy ra tiếp theo
Ví dụ: cấp nước và chất điện giải đầy đủ cho thú trong trường hợp tiêu chảy nặng nhằm chống lại hậu quả do mất nước và chất điện giải khi các triệu chứng này chưa xảy ra
2.3.4.3 Điều trị theo triệu chứng
Nhằm mục đích kịp thời ngăn chặn các triệu chứng nguy kịch, có khả năng đe dọa tính mạng thú
Ví dụ:
Sốt cao: phải dùng các biện pháp hạ sốt và sử dụng thuốc hạ sốt
Tiêu chảy nặng: dùng thuốc cầm tiêu chảy
Co giật: dùng thuốc an thần
2.3.4.4 Liệu pháp hỗ trợ
Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể
Thức ăn phải ngon miệng và dễ tiêu hoá
Bổ sung kịp thời các chất cơ thể đang thiếu như: vitamin, khoáng
Có chế độ ăn uống thích hợp cho từng loại bệnh
Trang 182.4 MỘT SỐ BỆNH TRÊN ĐƯỜNG TIÊU HÓA Ở CHÓ
2.4.1 Bệnh Carré (Canine Distemper) (Trần Thanh Phong, 1996)
∗ Đặc điểm của bệnh Carré
Bệnh Carré là một bệnh truyền nhiễm do virus thuộc họ Paramyxoviridae gây
nên với đặc điểm gây chết với tử số cao trên thú ăn thịt, đặc biệt trên loài chó
Trên chó con, bệnh thường lây lan rất mạnh với các biểu hiện sốt, viêm phổi, viêm ruột, nổi những mụn mủ ở vùng da ít lông, ở giai đoạn cuối, thường có triệu chứng thần kinh
Trang 19- Chất chứa căn bệnh
+ Nguồn bệnh chính là những chó mắc bệnh, chúng bài virus qua dịch tiết ở mũi, nước mắt, nước bọt, nước tiểu, phân…
+ Bệnh phẩm dùng để chẩn đoán là lách, hạch lâm ba, não, tuỷ xương
+ Thông thường, chó bệnh bài thải virus vào ngày thứ bảy sau cảm nhiễm
- Đường xâm nhập: chủ yếu qua đường hô hấp dưới dạng những giọt khí dung hay
giọt nước nhỏ
- Cách lây lan
+ Trực tiếp: thường xảy ra qua đường khí dung
+ Gián tiếp: qua thức ăn, nước tiểu… thì rất hiếm hoi
Cần lưu ý việc truyền bệnh qua đường nhau thai (Trần Thanh Phong, 1996)
Nếu kháng thể trung hoà được tổng hợp trong 10 ngày sau khi cảm nhiễm, biểu hiện lâm sàng sẽ không rõ ràng và virus sẽ ít phân tán trong cơ quan thú Nếu không
có kháng thể, virus sẽ xâm lấn tất cả các cơ quan, nhất là ở não, tạo những biểu hiện lâm sàng và gây chết
∗ Triệu chứng
- Thời kỳ nung bệnh từ 3- 8 ngày có thể xuất hiện các triệu chứng như: viêm kết mạc mắt, viêm xoang mũi, chảy nhiều dịch lỏng lúc đầu sau đặc dần rồi có mủ… (Ở thời kỳ này thấy bạch cầu giảm đặc biệt là bạch cầu lympho)
Trang 21(đi phân lỏng, tanh, có thể lẫn máu hoặc lẫn niêm mạc ruột bị bong tróc) hoặc những biểu hiện viêm não (co giật, bại liệt), nổi những mụn mủ ở da
Trang 22+ Những biểu hiện thần kinh bao gồm: co giật cơ vùng chân, mặt, ngực và đau
cơ, liệt nhất là phần sau, chó mất thăng bằng, co giật, chảy nước bọt,… hôn mê, sau thời gian ngắn thì chết
Trang 23∗ Bệnh tích
- Bệnh tích đại thể: không có bệnh tích đại thể mang tinh chất chỉ thị bệnh Người ta lưu ý có sự teo hung tuyến (giảm kích thước) thường thấy khi khám tử Có thể gặp sừng hóa ở mõm và gan bàn chân Tùy theo mức độ phụ nhiễm vi trùng, có thể thấy viêm phế quản - phổi, viêm ruột, mụn mủ ở da…
- Bệnh tích vi thể
+ Hoại tử mô bạch huyết
+ Viêm não tủy không mủ với thoái hoá nơron, tăng sinh tế bào thần kinh đệm, hủy myelin và thể vùi trong nhân thường gặp trong tế bào thần kinh đệm
∗ Chẩn đoán
Chủ yếu dựa vào sáu triệu chứng sau:
- Chảy nhiều chất tiết ở mắt và mũi (93% trường hợp)
- Xáo trộn hô hấp cùng với ho (81% trường hợp)
- Tiêu chảy (74% trường hợp)
- Sừng hóa ở mõm và gan bàn chân (24% trường hợp)
- Xáo trộn thần kinh (45% trường hợp)
- Bệnh kéo dài hơn 3 tuần (60% trường hợp)
(Trần Thanh Phong, 1996)
+ Chẩn đoán lâm sàng: cần phân biệt với các bệnh sau
Bệnh viêm gan truyền nhiễm: sốt, tiêu chảy, ói mửa, sung huyết màng niêm, đặc biệt ở vùng miệng, vàng da, gan sưng dễ vở, đục giác mạc
Bệnh do Leptospira: sốt, ói mửa, viêm kết mạc mắt Sau vài ngày có biểu hiện viêm
phổi khó thở, viêm loét miệng và có biểu hiện xuất huyết ở chó lớn, vàng da, số lượng bạch cầu tăng
Viêm ruột do Coronavirus: chó có những biểu hiện viêm dạ dày ruột nhưng mức
độ thấp hơn, phân hơi xanh, bệnh phát triển chậm, và tỷ lệ chết rất thấp
Bệnh do Parvovirus: tiêu chảy, ói mửa dữ dội, ít khi kèm theo triệu chứng hô
hấp
+ Chẩn đoán phòng thí nghiệm
Dựa vào kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang trực tiếp
Trang 24* Điều trị
Theo Trần Thanh Phong (1996), bệnh Carré không có thuốc đặc trị Việc điều
trị chỉ nhằm giới hạn sự phát triển của vi trùng phụ nhiễm, cung cấp chất điện giải, kiểm soát những biểu hiện thần kinh bao gồm:
- Chống phụ nhiễm bằng kháng sinh: gentamicin, ampicillin…
- Cung cấp chất điện giải: Lactate ringer’s, glucose 5 %
- Chóng ói: Primperan (metaclopramide)
- Cầm tiêu chảy: Imodium (loperamide clohydrate)
- Hạ sốt giảm đau: Bio-Anazin (dipyron)
Dùng kháng huyết thanh (Homoserum), truyền tĩnh mạch dung dịch glucose
ưu trương, trợ lực bằng B-Complex, vitamin C
Bệnh Carré không có cách chữa trị chuyên biệt nào thành công hoàn toàn
Việc chăm sóc tốt và cẩn thận là tốt nhất (Trần Thanh Phong, 1996)
Trang 252.4.2 Bệnh do Parvovirus
* Đặc điễm của bệnh Parvovirus
Đây là bệnh lây lan rất mạnh với đặc điểm tiêu chảy phân lẫn máu (do gây viêm
dạ dày ruột cấp tính), giảm thiểu số lượng bạch cầu (dẫn đến suy giảm miễn dịch), tử
số cao trên chó con còn bú
*Căn bệnh học
Họ Parvoviridae
Giống Parvovirus
+ Type 2 gây bệnh cho chó
+ Type 1 không gây bệnh
Hình 2.8 Hình thái Parvovirus trên chó
(http://marvistavet.com/html/canine_parvovirus.html)
* Dịch tễ học
- Nguồn virus: thú bệnh và phân là nguồn virus căn bản nhất
- Loài nhạy cảm: chỉ gây nhiễm họ chó (chó nhà, chó sói, chó ăn cua,…)
- Đường xâm nhập: phổ biến qua đường miệng
- Phương thức lây lan
+Trực tiếp: từ chó này đến chó khác
+ Gián tiếp: tiếp xúc với môi trường vấy nhiễm phân thú bệnh
- Tính cảm thụ: bệnh thường biểu hiện trên chó con 6 tuần - 6 tháng
Trang 26* Sinh bệnh học
Qua đường miệng
Virus vào máu
Khỏi bệnh Tuỷ xương
Sơ đồ 2.1 Sinh bệnh học của bệnh do Parvovirus trên chó
(Trần Thanh Phong, 1996)
*Triệu chứng
- Thể đường ruột: thời gian nung bệnh 3- 5 ngày Ói mửa, tiêu chảy, phân lúc đầu xám hay vàng, sau đó chứa một lượng nhất định máu, mất nước cực nhanh trên chó con còn bú, suy nhược, đôi khi sốt, giảm bạch cầu cùng với sốt, liên quan tới giảm bạch cầu trung tính và tế bào lympho Trong những ca trầm trọng có khi người ta chỉ thấy ít hơn 500 hay 400 bạch cầu/ mm3 máu (Trần Thanh Phong, 1996)
Trang 27- Thể viêm cơ tim: Thường gặp trên chó 1- 2 tháng tuổi (từ 3 tuần đến 7 tháng),
có thể dẫn đến chết một cách đột ngột Nhiều chó con còn bú trong một lứa có biểu hiện khó thở, rên rỉ và kiệt sức Sự chết có thể đến trong vài giờ hoặc vài phút
Hình 2.9 Chó tiêu chảy máu với nhiều nước
(http://www.anova.com.vn)
Hình 2.10 Chó ói mửa nặng
(http://www.anova.com.vn)
Trang 28* Bệnh tích
- Bệnh tích đại thể
+ Lách có dạng không đồng nhất
+ Hạch màng treo ruột: triển dưỡng, thuỷ thũng và xuất huyết
+ Ruột nở rộng, sung huyết hay xuất huyết thường trống rỗng
+ Thành ruột mỏng (do có sự bào mòn những nhung mao ruột, bong tróc niêm mạc ruột), có thể chứa đầy máu và mảnh vở (tróc) của niêm mạc ruột
+ Niêm mạc dạ dày bị sung huyết toàn bộ
+ Gan có thể sưng và túi mật căng
- Bệnh tích vi thể
+ Hoại tử và tiêu huỷ những tế bào lympho trong những mãng Peyer, trong trung tâm mầm, trong hạch bạch huyết màng treo ruột và những hạch bạch huyết ở lách
- Ở thể tối cấp: hoại tử những tế bào biểu mô của tuyến Lieberkiihn và sự bào mòn hoàn toàn những nhung mao ruột
- Ở thể cấp tính: có sự tái thiết biểu mô và nang tuyến khá rõ nét
- Trên chó con còn bú: viêm, thuỷ thũng, hoại tử, hoá sợi và sự có mặt hay không lượng lớn những thể vùi ái base trong nhân của sợi cơ tim
* Chẩn đoán
- Chẩn đoán lâm sàng:
Cần lưu ý những đặc điểm sau: viêm dạ dày ruột rất lây, thường có xuất huyết trên chó tuổi từ 6 tuần đến 6 tháng, phát triển cấp tính đi kèm với sốt (không cao), giảm bạch cầu và kết thúc bằng cái chết hay khỏi bệnh sau 5 ngày mắc phải
Có thể phân biệt với:
- Viêm ruột do Coronavirus: bệnh lây lan nhanh nhưng thường phát triển chậm,
ít khi gây chết, chó không sốt, số lượng bạch cầu giảm, chó tiêu chảy nhiều nước phân hơi xanh, có thể có nhiều chất nhầy hoặc máu
- Viêm ruột do virus Carré: sốt cao, kèm theo triệu chứng viêm phổi tiêu chảy
ra máu, xuất hiện triệu chứng nổi mụn mủ ở vùng da mỏng, vùng gương mũi bị sừng hoá Triệu chứng thần kinh xuất hiện trước khi chết
Trang 29- Chẩn đoán phòng thí nghiệm
+ Hoạt động trước tiên của Parvovirus ở chó là ngăn cản sự phát triển của tế
bào bạch cầu ở tuỷ xương, vì vậy cần xét nghiệm các chỉ tiêu sinh lý máu (Số lượng hồng cầu, bạch cầu, công thức bạch cầu) (trích dẫn Nguyễn Khắc Trí, 2006)
+ Dùng test ELISA để chẩn đoán nhanh Parvovirus
* Điều trị
Việc điều trị nhằm tăng cường sức chống chọi với bệnh, chữa triệu chứng và chống những vi trùng kế phát Chưa có thuốc đặc trị Trong thực tế có thể áp dụng các biện pháp:
+ Cung cấp khẩu phần thức ăn lỏng trong 40 giờ thì cần thiết cũng như người ta không cho uống nếu thú ói mửa, dùng thức ăn dễ tiêu hoá (cháo, ít mỡ) Chỉ trở lại khẩu phần bình thường sau khi biến mất triệu chứng tiêu chảy
+ Bù đắp nước theo đường miệng (nếu chó không ói), đường dưới da hay tĩnh mạch, khuyến cáo dùng dung dịch lactate ringer’s
+ Dùng kháng sinh phổ rộng chống phụ nhiễm
+ Có thể dùng atropin sulfate chống nôn
+ Trợ lực bằng vitamin C, vitamin B1, vitamin K để cầm máu
Bệnh Léptô là bệnh truyền nhiễm chung giữa người, gia súc và dã thú do
Leptospira interrogans gây nên Nhưng ở nước ta, theo kết quả nghiên cứu của Lê
Thanh Hải, Nguyễn Thị Dật, Phạm Quân trên chó, cho thấy tỷ lệ nhiễm Léptô khá cao
với các chủng phổ biến là L bataviae, L canicola, L icterhaemorrhagiae,
L hebdomadis và L pomona (Trần thanh Phong, 1996)
Trang 30Trong thể cấp tính, chó bệnh thường có biểu hiện viêm dạ dày ruột xuất huyết thường ói ra máu và phân sậm màu (thể thương hàn) hoặc gây hoàng đản, nước tiểu vàng sậm (thể hoàng đản), tỷ lệ chết có thể đến 60-90 %
* Căn bệnh học
Bộ Spirochaetales
gồm hai họ:
Spirochaeceae gồm 2 giống: Borrelia và Treponema
Leptospiraceae, tiêu biểu là giống Leptospira
Trong giống Leptospira gồm hai loài:
Leptospira interrogans, gây bệnh
Leptospira biflexa, không gây bệnh (hoại sinh)
Hình 2.11 Hình thái Leptospira trên chó
Trang 31- Chất chứa căn bệnh: máu, dịch não tuỷ, nước tiểu, gan, thận…
- Đường xâm nhập: qua niêm mạc (đường tiêu hoá, mắt) hay vết thương
- Cách lây lan
(Chuột)
NƯỚC TIỂU LEPTOSPIRA
BỆNH NGHỀ NGHIỆP CON NGƯỜI
ĐẤT, NƯỚC NHIỄM
LEPTOSPIRA
Sơ đồ 2.2 Cách lây lan trong bệnh do Leptospira
(Trần Thanh Phong, 1996)
* Sinh bệnh học
Sau khi xâm nhiễm Letospira vào trong máu, nhân lên mạnh mẽ và gây bại
huyết Sau đó chúng đến định vị ở những cơ quan yêu thích nhất là gan, thận… Chính
sự định vị ở những cơ quan này giải thích cho những biểu hiện bệnh học khác nhau
Leptospira, trong giai đoạn bại huyết, có thể đến những cơ quan khác như: cơ quan
sinh dục (gây xáo trộn sinh sản), hệ thần kinh trung ương (gây viêm não)…
Ở gan, nó sẽ gây viêm gan, phá huỷ chức năng gan gây thiểu năng gan, lượng đường huyết giảm, bilirubin huyết tăng, hoàng đản…
Ở thận cũng có biểu hiện tương tự viêm thận, thiểu năng thận (urê huyết, albumine niệu)
Ngoài ra, trong quá trình theo máu, Leptospira còn sinh độc tố phá huỷ hồng
cầu, phá huỷ thành mao mạch gây vở hoặc tắc nghẽn mao mạch, hậu quả là gây hoại
tử, xuất huyết ở niêm mạc
Cần lưu ý: Cách sinh bệnh biến đổi tuỳ theo chủng nhiễm và tình trạng chó nhiễm (Trần Thanh Phong, 1996)
Trang 32+ Thể thương hàn (còn gọi là bệnh stuttgart)
Thú bệnh có biểu hiện xuất huyết trầm trọng, viêm kết mạc mắt với những điểm xuất huyết ở niêm mạc và da, ói ra máu và phân sậm màu (có máu), do niêm mạc bị lở thú thở ra mùi hôi, thú bị mất nước rất nhanh và chết trong 2- 4 ngày cùng với giảm thấp thân nhiệt, thường thấp hơn bình thường
+ Thể hoàng đản
Thú bệnh có biểu hiện viêm kết mạc mắt, hoàng đản (vàng da và niêm mạc) nước tiểu sậm màu (giàu sắc tố mật và albumin), thở khó tăng dần cùng với kém ăn, ói mửa,…nếu không chữa trị trong giai đoạn cuối chó có sự tăng cao nhiệt độ, khó thở, hơi thở hôi, tiêu chảy, đôi khi xuất huyết và biểu hiện những dấu hiệu viêm não trước khi hấp hối Thú chết trong khoảng 5- 6 ngày mắc bệnh
- Thể bán cấp tính và mãn tính
Thể này tương ứng với sự phát triển hội chứng sinh urê huyết hậu quả của viêm thận là một trong những biểu hiện chứng đái nhiều, chứng khát nước nhiều cùng với ói mửa và tiêu chảy Sau một thời gian hôn mê, chó sẽ chết
* Bệnh tích
-Thể cấp tính
+ Thể thương hàn
Viêm dạ dày- ruột xuất huyết, các chất tiết có thể lẫn máu
Xuất huyết dưới da và niêm mạc
Có thể gặp gan sưng, hạch bạch huyết xuất huyết