1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài thi tích hợp các môn học THCS

8 555 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 603 KB

Nội dung

Tên dự án dạy học “QUAN SÁT TRÁI ĐẤT VÀ CÁC VÌ SAO TRONG HỆ MẶT TRỜI BẰNG PHẦN MỀM SOLAR SYSTEM 3D SIMULATOR” 2.. Đó là câu hỏi ở Bài 8: Quan sát trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời

Trang 1

Phòng GD&ĐT thành phố Tuyên Quang

Trường THCS Lê Quý Đôn

PHIẾU THÔNG TIN VỀ NHÓM GIÁO VIÊN SỰ THI

+ Phòng GD&ĐT TP Tuyên Quang

+ Trường THCS Lê Quý Đôn

+ Địa chỉ: Tổ 24 - P.Minh Xuân - TP Tuyên Quang - Tỉnh Tuyên Quang

- Điện thoại: 027 3822440; Email:C2lequydon.tuyenquang@edu.vn

+ Họ và tên nhóm giáo viên:

1 Trưởng nhóm: Nguyễn Trung Thành

- Điện thoại: 0936.600322 Email: tthanhtq@gmail.com.vn

2 Nguyễn Châu Ninh

- Điện thoại: 0912.334949 Email: thaychauninhlqd@yahoo.com.vn

(Bài dự thi này chưa được thẩm định, đánh giá kết quả Mong đồng nghiệp

đóng góp ý kiến gửi về hòm thư email Xin cảm ơn)

Trang 2

PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN

1 Tên dự án dạy học

“QUAN SÁT TRÁI ĐẤT VÀ CÁC VÌ SAO TRONG HỆ MẶT TRỜI

BẰNG PHẦN MỀM SOLAR SYSTEM 3D SIMULATOR”

2 Mục tiêu dạy học

Trái Đất của chúng ta quay xung quanh Mặt Trời như thế nào? Vì sao lại có hiện tượng nhật thực, nguyệt thực? Hệ Mặt Trời của chúng ta có những hành tinh nào? Sao Kim và sao Hỏa, sao nào gần mặt trời hơn? Trái đất nặng bao nhiêu …

Phần mềm mô phỏng Hệ Mặt Trời (Solar System 3D Simulator) sẽ giải đáp cho

chúng ta các câu hỏi đó

Đó là câu hỏi ở Bài 8: Quan sát trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời - môn

Tin Hoc lớp 6, khi dạy bài học này học sinh vận dụng kiến thức môn Địa Lý lớp 6:

Bài 8: Sự chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời; Bài 9: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa, để trả lời các câu hỏi trong bài học, ngoài ra học sinh biết

cách khám phá và có ý thức tự khám phá phần mềm mới dựa trên kiến thức, kĩ năng và thông tin đã có như phán đoán, quan sát hiệu ứng để tìm hiểu các chức năng các lệnh, nút lệnh, thanh trượt

3 Đối tượng dạy học của dự án

Năm học 2012-2013 trường THCS Lê Quý Đôn, khối 6 có 5 lớp (6ABCDE), với tổng số hơn 200 học sinh Là trường duy nhất trong TP được kiểm tra đầu vào lớp 6 có nhiều học sinh khá giỏi, bên cạnh đó vẫn có một số hạn chế như: Thói quen học ở trường Tiểu học, thầy đọc trò ghi chép, chưa quen với môi trường học mới

Do đặt thù của bộ môn việc dạy và học trực tiếp trên phòng máy, học sinh lớp 6 các em chưa học quen với phương pháp học này, việc dạy và học thời gian đầu còn gặp nhiều khó khăn

Với một lớp học đông học sinh như thường thấy ở các trường học, làm sao

để cuốn hút các em vào bài giảng trong vòng 45’ không phải là điều dễ Vì vậy, việc tích hợp công nghệ thông tin trong giảng dạy sẽ giúp bài giảng trở nên sinh động hơn rất nhiều, thay vì phương pháp dạy truyền thống thầy đọc - trò ghi

4 Ý nghĩa của dự án

Việc ứng dụng, tích hợp CNTT trong dạy học, nâng cao hiệu quả dạy và học đang được triển khai trong ngành GD, thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống, dạy học theo phương châm

”học đi đôi với hành”

Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau để giải quyết các câu hỏi, bài tập, tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu, say mê, tìm tòi, sáng tạo của học sinh

Đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

Trang 3

5 Thiết bị dạy học, học liệu

Phòng Tin học 1 có tất cả 30 máy tính ( 01 máy GV, 29 máy HS), phòng máy được kết nối mạng LAN, mạng Internet, phòng máy cài đặt HĐH Windows

XP Học sinh khối 6,7,9 học trực tiếp tại phòng máy, các em được ngồi học theo số máy đã phân công ngay từ đầu năm học Việc quản lý và dạy học thật vất vả đối

với giáo viên, qua một thời gian tìm tòi tôi đã cài đặt và sử dụng phần mềm Netop Shool 4.0 để quản lý và dạy học ở phòng máy Ngoài ra tôi còn sử dụng phần mềm Word 2003, PowerPoint 2003, Excel 2003, phần mềm vẽ bản đồ tư duy iMindMap v4.1, thường xuyên truy cập mạng Internet để tra cứu thông tin phục

vụ cho việc dạy và học

Đối với máy học sinh các em được cài đặt các phần mềm học tập tương ứng với khối, lớp mình học như:

* Khối 6:

Phần mềm quan sát hệ mặt trời Solar System 3D Simulator

Luyện gõ bàn phím bằng 10 ngón

Trang 4

6 Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học

Khi dạy Tiết 15;16: Bài 8: Quan sát trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời

a) Yêu cầu về kiến thức, kĩ năng

- Biết cách cài đặt, khởi động/ thoát khỏi phần mềm

- Biết sử dụng chuột điều khiển nút lệnh quan sát tìm hiểu về Hệ Mặt Trời

- Có ý thức tự khám phá phần mềm, vừa làm vừa quan sát

b) Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính

- Thực hiện được việc sử dụng chuột để điều khiển các nút lệnh của phần mềm để quan sát, khám phá Hệ Mặt Trời

- Thực hiện được việc điều khiển khung nhìn để quan sát Hệ Mặt Trời, chuyển động của Trái Đất & Mặt Trăng; hiện tượng nhật thực và nguyệt thực …

c) Tổ chức dạy học

Gv: Yêu cầu HS khởi động máy tính

Hs: Thực hiện

Gv: Tiến hành cài đặt phần mềm cho học sinh quan sát

Hs: Quan sát và thực hiện

Gv: Phần mềm này giúp em học tốt môn học nào?

Hs: Môn Địa lý lớp 6

Gv: Từ máy chủ Gv giới thiệu về phần mềm

Hs: Quan sát và ghi chép

Gv: Yêu cầu HS khởi động phần mềm và quan sát

Hs: Quan sát

Trang 5

Gv: Vậy làm thế nào để điều khiển các lệnh điều khiển quan sát trên màn hình? Các em quan sát thầy hướng dẫn

Hs: Quan sát

Gv: Yêu cầu HS thực hành nội dung SGK/36

Hs: Thực hành

Gv: Quan sát quá trình học sinh thực hành

7 Kiểm tra đánh giá kết quả học tập

Để đánh giá kết quả học tập của học sinh, tôi gửi phiếu học tập đến từng máy học sinh và yêu cầu học sinh trả lời vào phiếu học tập, sau đó tôi thu bài về máy chủ giáo viên

Phếu học tập

Với kiến thức em đã học ở môn Địa lý & sử dụng thông tin của phần mềm,

hãy trả lời câu hỏi sau ?

Họ và tên:

Lớp 6

1 Trái Đất nặng bao nhiêu?

………

2 Độ dài quỹ đạo Trái Đất quay một vòng quanh Mặt Trời?

………

3 Sao Kim có bao nhiêu vệ tinh

………

4 Nhiệt độ trung bình trên Trái Đất là bao nhiêu?

………

5 Nhiệt độ trung bình trên sao Hỏa là bao nhiêu?

………

Sử dụng phần mềm Netop Shool tôi đặt câu hỏi: Em hãy giải thích hiện

tượng ngày và đêm trên Trái Đất? Sau đó triếu toàn bộ màn hình mà em học sinh

đó giải thích cho cả lớp quan sát

Sau khi thu phiếu học tập của học sinh về máy chủ tôi chấm điểm trực tiếp

và cho cả lớp quan sát, tôi nhận xét và cho điểm 1 số học sinh

Để củng cố bài học và khắc sâu kiến thức tôi yêu cầu học sinh vẽ bản đồ tư duy với từ khóa "QUAN SÁT HỆ MẶT TRỜI"

8 Các sản phẩn của học sinh

Sau khi bài học kết thúc nhiều em đã được điểm cao như em Mạnh Hùng, Quốc Huy: 10đ (6D); Việt Dũng, Minh Đức: 9,10đ (6D) …

Điểm

Trang 6

Phếu học tập

Với kiến thức em đã học ở môn Địa lý & sử dụng thông tin của phần mềm,

hãy trả lời câu hỏi sau ?

Họ và tên: Nguyễn Mạnh Hùng

Lớp 6D

1 Trái Đất nặng bao nhiêu?

Trái Đất nặng 5.972e24kg

2 Độ dài quỹ đạo Trái Đất quay một vòng quanh Mặt Trời?

Độ dài quỹ đạo: 149.600.000km

3 Sao Kim có bao nhiêu vệ tinh?

Sao Thủy và Sao Kim hoàn toàn không có vệ tinh tự nhiên

4 Nhiệt độ trung bình trên Trái Đất là bao nhiêu?

Nhiệt độ trung bình trên Trái Đất là 20 0 C

5 Nhiệt độ trung bình trên sao Hỏa là bao nhiêu?

Nhiệt độ trung bình trên sao Hỏa là -87 0 C

Điểm 10

Trang 7

Kết quả học sinh vẽ bản đồ tư duy với từ khóa "QUAN SÁT HỆ MẶT TRỜI"

Họ và tên: Nguyễn Mạnh Hùng

Lớp 6D

Trang 8

PHIẾU THÔNG TIN VỀ NHÓM GIÁO VIÊN SỰ THI

+ Phòng GD&ĐT TP Tuyên Quang

+ Trường THCS Lê Quý Đôn

+ Địa chỉ: Tổ 24 - P.Minh Xuân - TP Tuyên Quang - Tỉnh Tuyên Quang

- Điện thoại: 027 3822440; Email:C2lequydon.tuyenquang@edu.vn

+ Họ và tên nhóm giáo viên:

1 Trưởng nhóm: Nguyễn Trung Thành

- Điện thoại: 0936600322 Email: tthanhtq@gmail.com.vn

2 Nguyễn Châu Ninh

- Điện thoại: 0912.334949 Email: thaychauninhlqd@yahoo.com.vn

Ngày đăng: 15/01/2016, 08:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w