1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chế độ phong kiến ở Việt Nam

18 4,7K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 123 KB

Nội dung

Quá trình xác lập chế độ phong kiến ở Việt Nam từ thế kỷ thế kỷ X XV. Quá trình xác lập chế độ phong kiến trong thời gian này gắn liền với quá trình phong kiến hóa làng xã, sự xác lập quan hệ địa chủ tá điền, sự phát triển chế độ tư hữu ruộng đất, sự phát triển về chính trị xã hội và pháp luật.

Trang 1

MỞ ĐẦU

Quá trình xác lập chế độ phong kiến ở Việt Nam được manh nha từ những nhà nước sơ khai thời cổ đại, tuy nhiên nó vẫn mang màu sắc ít nhiều của chế độ chiếm hữu nô lệ Quá trình này thực sự được ghi nhận bắt đầu từ thế kỷ X – thế kỷ XV Đây là thời kỳ độc lập lâu dài và phát triển phồn vinh của đất nước Trong hơn 5 thế kỷ này, nền độc lập dân tộc được giữ vững qua rất nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm oanh liệt và công cuộc xây dựng đất nước đạt được nhiều thành tựu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội

NỘI DUNG

1 Một số vấn đề lịch sử và đặc điểm của chế độ phong kiến ở Việt Nam

1.1 Khái niệm phong kiến và chế độ phong kiến

Về mặt thuật ngữ, chế độ phong kiến (phong tước, kiến địa) là một từ gốc Hán-Việt, xuất phát từ hệ tư tưởng chính trị thời Tây Chu, Trung Quốc Vào thời này, vua Chu ra chế độ đem đất đai phong cho bà con để kiến lập các nước chư hầu gọi là "phong kiến thân thích" Do chế độ này giống chế độ phong đất cho bồi thần ở Châu Âu nên người ta đã dùng chữ "phong kiến" để

dịch chữ féodalité từ tiếng Pháp Tuy vậy cả hai chữ này chỉ mới phản ánh

hình thức phân phong đất đai chứ chưa phản ánh bản chất của chế độ đó

Trong các ngôn ngữ châu Âu, féodalité bắt nguồn từ chữ feod trong tiếng

Latinh nghĩa là "lãnh địa cha truyền con nối"

1.2 Đặc điểm của chế độ phong kiến

Giai cấp địa chủ phong kiến nắm quyền sở hữu phần lớn ruộng đất (gồm cả sở hữu tư nhân và sở hữu nhà nước) và tiến hành bóc lột địa tô (dưới nhiều hình thức: tô lao dịch, tô sản phẩm, tô tiền hay những hình thức kết hợp) đối với nông dân không có hay có ít ruộng đất (dưới những hình thức và mức độ lệ thuộc khác nhau)

Xã hội phân hoá thành những giai cấp và đẳng cấp khác nhau

Trang 2

Hệ thống chính trị có thể là phân quyền cát cứ hay tập quyền theo chính thể quân chủ

Cơ sở kinh tế chủ yếu là nông nghiệp dựa trên sản xuất nhỏ của nông dân Phong kiến phản ánh hình thức truyền nối và chiếm hữu đất đai của chế

độ quân chủ thời xưa, trong thời quân chủ chuyên chế Trong nhiều trường hợp, những thời kỳ quân chủ trước kia cũng được gọi là thời kỳ phong kiến Tuy nhiên, trong thời hiện tại, thể chế về chế độ quân chủ thời nay là chế độ quân chủ lập hiến, cho nên phong kiến chỉ phản ánh một giai đoạn, một thời

kỳ của chế độ quân chủ

1.3 Sự khác nhau giữa chế độ phong kiến châu Á và châu Âu

Trong từng nước và từng khu vực, chế độ phong kiến mang những đặc điểm riêng của những loại hình khác nhau Do đó trong vài thập kỷ gần đây, các nhà sử học và các nhà nghiên cứu có những quan niệm rất khác nhau về chế độ phong kiến Chính vì vậy, đã có những cuộc tranh luận về những đặc điểm cũng như sự tồn tại của chế độ phong kiến ở nhiều nước, nhất là ở phương Đông

• Tại phương Tây (châu Âu), đặc điểm cơ bản của chế độ phong kiến là kinh tế lãnh địa, giai cấp lãnh chúa và nông nô, hệ thống đẳng cấp dựa trên quan hệ lãnh chúa - chư hầu, tình trạng cát cứ kéo dài Việc phân phong đất đai cũng gắn liền với phương thức bóc lột dựa trên địa tô của chủ đất: những người được phong đất sẽ trở thành những chủ đất, những vùng đất được phong sẽ trở thành lãnh địa của riêng người đó (lãnh chúa) Nông dân trồng trọt, chăn nuôi trên mảnh đất phải đóng thuế đất (địa tô) cho lãnh chúa

• Tại phương Đông, kinh tế lãnh địa và quan hệ lãnh chúa - nông nô không phát triển, chế độ quân chủ tập quyền ra đời sớm và tồn tại lâu dài, bên cạnh sở hữu tư nhân còn có sở hữu nhà nước về ruộng đất, kinh tế địa chủ với quan hệ địa chủ - tá điền chiếm ưu thế Vua chúa hiếm khi phong đất cho các quan lại mà chỉ phong chức tước, thưởng bổng lộc, nếu có phong đất thường phong trong một đời hoặc với diện tích nhỏ Việc làm này nhằm giúp vua

Trang 3

luôn "giữ chân" các quan lại bên mình và duy trì được sự kiểm soát đối với các quan, hạn chế sự hình thành các ông "vua con" trong lãnh địa được phân phong

Sự khác biệt giữa phương Tây và phương Đông nhiều đến mức độ làm cho một số nhà sử học tỏ ý nghi ngờ hoặc phủ nhận sự tồn tại của chế độ phong kiến ở phương Đông

1.4 Đặc điểm của chế độ phong kiến ở Việt Nam

Ngoài mang những đặc điểm chế độ phong kiến giống như các nước trên thế giới thì ở phương Đông đặc biệt là chế độ phong kiến ở Việt Nam còn mang những đặc điểm riêng:

Chế độ công hữu về ruộng đất tồn tại lâu dài song song với chế độ tư hữu về ruộng đất trên phạm vi toàn quốc Đây là một điều dễ nhận thấy ở Việt Nam Ta thấy Việt Nam là một đất nước có nhiều giai cấp, tầng lớp Trong quá trình công hữu về tư liệu sản xuất mà đặc trưng của Việt Nam là công hữu ruộng đất (Việt Nam chủ yếu làm nông nghiệp) của nhà nước phong kiến thì đồng hành cùng với nó là sự tư hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến và bản thân những quý tộc của nhà vua Họ có tiền và đầy đủ điều kiện vật chất

để có thể chiếm hữu phần ruộng đất đó về tay mình nhờ những chính sách bán đất, khai hoang ruộng đất của nhà vua Điều này đã hình thành nên quá trình song hành giữa tư hữu ruộng đất cùng với công hữu ruộng đất ở Việt Nam

Một đặc trưng của chế độ phong kiến Việt Nam là quyền lực của nhà vua tồn tại đồng hành cùng tính tự trị văn hóa làng Văn hóa làng là văn hóa của tinh thần cộng đồng, sự đúc kết những giá trị truyền thống với sự quy chặt trong những quy ước luật lề cộng đồng mà thành viên trong làng đặt ra Một làng là tập hợp một số lượng thành viên nhỏ, họ sống với nhau bằng tình nghĩa và theo “hương ước”, những nguyên tắc chung “ Phép vua thua lệ làng” Tính tự trị của làng xã khá cao Do vậy việc quyền lực của nhà vua, chính quyền trung ương với tay xuống tận làng xã là một điều không hề đơn giản Thay vì nhà nước tìm cách xóa bỏ nó thì phải học cách

Trang 4

chung sống với văn hóa làng Đó là một đặc điểm khá riêng biệt của chế độ phong kiến Việt Nam

Chế độ tư hữu ruộng đất phát triển chậm chạp vì nhà nước ra sức bảo

vệ chế độ công hữu để bóc lột nhân dân và giữ vững địa vị mình đang có Nhà nước phong kiến luôn muốn bảo vệ quyền lợi cho giai cấp của mình nên luôn muốn bảo vệ những của cải vật chất của đất nước đều thuộc quyền sở hữu của nhà nước từ ruộng đất, hoa màu… điều đó đã làm cho sự tư hữu ruộng đất trở nên chậm chạp do nhà nước luôn kìm hãm, không cho nó phát triển, ngưng trệ

sự tư hữu về ruộng đất đồng nghĩa với việc quá trình phong kiến hóa trở nên khó khăn Đây là một nguyên nhân lí giải sự xác lập của chế độ phong kiến Việt Nam diễn ra một cách chậm chạp

Kinh tế hàng hóa kém phát triển do chính sách ức thương, không chú trọng thương nghiệp, điều đó dẫn tới chế độ phong kiến ngày càng tồn tại lâu dài và mang đặc điểm là bảo thủ và trì trệ Trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh giữ vững nền độc lập của dân tộc Những nhà vua nhận ra nguyên nhân chính

là do sự mật thám của nước ngoài thông qua những nhà truyền đạo, thương nhân Điều đó làm cho trong một thời gian dài nước ta ức thương, không cho

sự buôn bán trao đổi sản phẩm với nước ngoài mặc dù nước ta rất thuận lợi về đường biển Kinh tế hàng hóa kém phát triển Điều đó gói gọn Việt Nam trong sự bảo thủ, trì trệ, không đổi mới, những chính sách phát triển kinh tế-

xã hội của đất nước còn mang tính chủ quan, phiến diện

2 Quá trình hình thành và xác lập của chế độ phong kiến ở Việt Nam

2.1 Các quan điểm

Về các giai đoạn hình thành và phát triển của chế độ phong kiến trong lịch sử Việt Nam đã có rất nhiều quan điểm khác nhau Việc phân định này xuất hiện những quan điểm khác nhau

* Vào những năm 60, 70: Các nhà nghiên cứu đã phân các giai đoạn hình thành và phát triển của chế độ phong kiến như sau:

- Từ năm 179 TCN – 938 (Thời kỳ Bắc thuộc): Là giai đoạn hình thành

Trang 5

- Từ năm 938 – 1428 (Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ): Giai đoạn phát triển bước đầu

- Từ 1428 – 1527 (Lê Sơ): Giai đoạn phát triển đỉnh cao

- Từ 1527 – 1858 (Mạc, Lê Trung Hưng, Nguyễn): Giai đoạn khủng hoảng, trong đó thế kỷ XVI – XVII là giai đoạn suy vong, thế kỷ XVIII – XIX là giai đoạn suy vong trầm trọng

Quan điểm này có phần chưa có nhận thức đúng đắn vì phần nào phủ nhận nhà Mạc, Lê – Trịnh và nhà Nguyễn

* Bước sang cuối những năm 70, vấn đề này được xem xét lại Nhưng đến nay vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm:

- Quan điểm thứ 1: Cho rằng giai đoạn sơ kỳ kéo dài từ thế kỷ VI – thế

kỷ X; giai đoạn trung kỳ từ thế kỷ X đến hết nhà Tây Sơn (cuối thế kỷ XVIII); giai đoạn hậu kỳ phong kiến: được xác định ở nửa đầu thế kỷ XIX

- Quan điểm thứ 2: Cho rằng giai đoạn xác lập được tính từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV; giai đoạn phát triển tính từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII; giai đoạn suy vong: từ đầu thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX

- Quan điểm thứ 3: Là quan điểm đúng đắn nhất khi cho rằng: Giai đoạn xác lập kéo dài từ thế kỷ X – thế kỷ XV; giai đoạn phát triển từ thế kỷ XVI – đầu thế kỷ XVIII; giai đoạn suy vong: được tính từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX

2.2 Quá trình xác lập (từ thế kỷ X – thế kỷ XV)

Đây là thời kì tiếp tục đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của quá trình phong kiến hóa với những đặc điểm nổi bật đáng được ghi nhận Dần dần trong quá trình phát triển, những dấu hiệu manh nha của thời kì trước đã phát triển nên thành những dấu hiệu đặc trưng để khẳng định sự xác lập của chế độ phong kiến Việt Nam dần dần từ thời Ngô – Đinh Tiền Lê đến nhà Hồ

2.2.1 Quá trình phong kiến hóa làng xã

Đến đầu thế kỷ X, một mặt chính quyền tự chủ của họ Khúc bước đầu xác lập quyền sở hữu trên danh nghĩa của Nhà nước đối với ruộng đất công

xã, mặt khác, tích cực thi hành chính sách cải cách hành chính, biến làng

thành đơn vị hành chính cấp cơ sở của Nhà nước, gọi là “xã” Khái niệm

Trang 6

”làng xã” như một đơn vị tụ cư, đơn vị kinh tế, đơn vị tín ngưỡng và sinh hoạt

văn hoá cộng đồng, đơn vị hành chính cấp cơ sở như ta hằng quan niệm xưa nay được hình thành trong thời điểm lịch sử này Đây cũng chính là bước chuyển biến rất quan trọng của nông thôn Việt Nam truyền thống

Tuy nhiên suốt trong thế kỷ X và thậm chí sang cả thế kỷ XI, XII công

xã nông thôn vẫn còn tồn tại phổ biến và giữ vai trò hạ tầng cơ sở bền vững của xã hội với quyền sở hữu trên thực tế đại bộ phận ruộng đất và quyền tự trị khá lớn Nhà nước trung ương tập quyền với tư cách là người chủ sở hữu tối cao về ruộng đất bóc lột tô thuế và lao dịch đối với làng xã Lúc này chế độ tư hữu ruộng đất mới phôi thai và chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, tuy nhiên nó càng ngày càng phát triển nhanh

Vào đầu đời Trần, năm 1242 Trần Thái Tông tiến hành phân chia ra các

xã lớn, xã nhỏ mà đặt các chức đại tư xã, tiểu tư xã là các xã quan thay mặt Nhà nước trực tiếp quản lý từ 1 đến 2, 3, 4 xã

Ngay sau khi chiến thắng quân Minh, vào tháng 11 năm 1428, Lê Lợi tiến hành tổ chức lại làng xã Ông phân ra làm 3 loại xã theo số đinh: loại nhỏ

từ 10 đến 49 đinh, loại trung bình từ 50 đến 99 đinh và loại lớn từ 100 đinh trở lên Theo cách phân loại này, những xã loại vừa và nhỏ trong thực tế chỉ là thôn Thôn cũng được chia ra thành nhiều loại, trong đó có những thôn phụ thuộc xã và những thôn độc lập Trên cơ sở phân loại như vậy, ông lại đặt các

xã quan tuỳ theo từng loại xã: Xã nhỏ chỉ đặt 1 viên, xã trung bình đặt 2 viên

và xã lớn đặt 3 viên xã quan Các xã quan trên nguyên tắc vẫn là các viên chức của Nhà nước, do Nhà nước cử ra để quản lý làng xã, nhưng thực tế vào đầu thời Lê sơ họ đã là người quản lý trực tiếp từng làng xã, thậm chí là từng thôn xóm nhỏ Với cách tổ chức này, việc quản lý xã thôn được quy định cụ thể hơn trên cơ sở quản lý dân đinh chứ không phải là quản lý hộ như dưới thời Minh thuộc

Đến năm 1466 Lê Thánh Tông tiến hành cải cách lại bộ máy quản lý

hành chính, đổi chức xã quan thành xã trưởng, quy định việc bầu xã trưởng

Trang 7

cũng như tư cách, đạo đức, năng lực của xã trưởng rất chặt chẽ Về số lượng

xã trưởng, luật quy định các xã cứ trên 500 hộ thì bầu 5 xã trưởng, từ 300 đến

500 hộ thì bầu 4 xã trưởng, từ 100 đến 300 hộ thì bầu 2 xã trưởng và không đến 60 hộ thì bầu 1 xã trưởng Như vậy rõ ràng Lê Thánh Tông đã khéo biết khai thác và lợi dụng tục bầu cử người đứng đầu trong các công xã nông thôn trước đây để tuyển chọn người đứng đầu làng xã, bảo đảm họ vừa là đại diện của dân làng, vừa phục vụ một cách có hiệu quả cho yêu cầu quản lý làng xã của Nhà nước trung ương Xã dưới thời Lê Thánh Tông được tổ chức theo hộ (chứ không theo số đinh như dưới thời Lê Thái Tổ) Gia đình là tế bào của xã hội, là đơn vị sản xuất cơ bản nhất trong nền kinh tế tiểu nông Tổ chức và quản lý làng xã theo đơn vị hộ gia đình, Lê Thánh Tông đã đưa làng quê trở

về với truyền thống, đạo lý, lối sống lâu đời

Vào giữa năm 1490 Lê Thánh Tông lại ban hành thể lệ tách xã cũ, lập

xã mới: nếu tiểu xã dân số tăng lên trên 500 hộ thì gọi là đại xã, nếu đại xã mà dân số tăng lên trên 600 hộ thì tách số hộ này ra lập thành tiểu xã mới và chia tài sản công cộng (chủ yếu là ruộng đất công) dựa theo tỷ lệ số hộ Lúc này trong xã hội tồn tại phổ biến loại hình một xã có nhiều thôn phụ thuộc và bên

cạnh chức danh xã trưởng cũng đã thấy xuất hiện chức danh thôn trưởng.

Như vậy, quá trình hành chính hóa làng xã đã được hình thành, làng xã

từ thiết chế chính trị - xã hội tự quản trở thành đơn vị hành chính trong hệ thống quản lý hành chính nhà nước, chịu sự chi phối sâu sắc của nhà nước

2.2.2 Sự phát triển của chế độ tư hữu hóa ruộng đất

- Thời Ngô – Đinh – Tiền Lê ruộng đất công nhiều, nhà nước muốn chiếm hữu ruộng đất công để có thể dễ dàng bóc lột sức lao động của nông dân, phong ruộng đất cho những họ hàng thân thích

- Nhà nước quan tâm nhiều đến nông nghiệp, khuyến khích người nông dân sản xuất

Trang 8

- Ruộng đất trong nước cũng một phần được sở hữu giành cho làng xã Nhân dân trong làng được chia ruộng đất cùng nhau sử dụng tư liệu sản xuất

là ruộng đất để nộp thuế cho nhà nước

- Tuy nhiên, rải rác ở quanh làng xã đã bắt đầu xuất hiện dấu hiệu của

sự tư hữu ruộng đất làm một đặc điểm nổi bật để tiếp tục phát triển quá trình phong kiến hóa của Việt Nam

2.2.3 Xác lập quan hệ địa chủ - tá điền

Đồng thời với việc cải tổ bộ máy quản lý hành chính là việc thi hành chính sách mới về ruộng đất, thâu tóm toàn bộ ruộng đất của các làng xã trong tay Nhà nước và tiến hành phân chia theo thể lệ, thời gian cũng như quy định mức tô thuế chung cho cả nước, biến làng xã thành người quản lý ruộng đất công cho nhà vua và nông dân cày ruộng đất công làng xã thành tá điền của Nhà nước Những làng xã tương đối tự trị trước đây bây giờ trở thành một đơn vị kinh tế phụ thuộc Nhà nước, vừa cung cấp lương thực, thực phẩm, lao dịch, binh dịch cho Nhà nước, vừa cung cấp đất đai để Nhà nước ban cho những viên chức của mình

Vào thời Lê Sơ, đòn tấn công quyết định vào sở hữu ruộng đất công làng xã là việc ban hành chính sách quân điền:

Chính sách "quân điền" bắt đầu từ thời Lê Thái Tổ Sau khi kháng chiến thắng lợi, tình hình ruộng đất xáo trộn, nhà vua đã có ý định

chia ruộng công cho nhân dân, qua lời phủ dụ : "chiến sĩ thì nghèo, du sĩ thì

giàu, người chiến sĩ phải chiến đấu thì không có tấc đất để ở, kẻ du thực

vô ích cho nước thì lại có ruộng đất quá nhiều Do đó, không có nhười tận tâm với nước mà chỉ lo việc phú quý Phép quân điền được thực hiện

hoàn chỉnh dưới thời Lê Thánh Tông

Theo đó, ruộng đất công làng xã cứ 6 nam một lần được phân phối lại, dưới sự chỉ đạo của Nhà nước Quỹ đất theo đơn vị làng xã, có thể điều chỉnh chút ít giữa các xã lân cận Đối tượng được chia ruộng kể từ các quan tam phẩm (nếu chưa có hoặc có ít lộc điền) được chia 11 phần tới các

Trang 9

loại cô nhi, quả phụ được 3 phần Người cày ruộng phải nộp tô cho Nhà nước (các quan tam, tứ phẩm thì được miễn) Loại công điền quân phân này trên danh nghĩa thuộc quyền sở hữu Nhà nước, do làng xã quản lý và các hộ gia đình sử dụng

Chính sách quân điền" thời Lê sơ là một bớc trong quá trình phong kiến hóa làng xã, chuyển từ nền kinh tế điền trang quý tộc sang nền kinh tế tiểu nông Qua đó, Nhà nước đã nắm được làng xã và dân chúng tăng nguồn thu nhập (qua nghĩa vụ tô thuế, lao dịch, binh dịch) mặt khác, phát triển được sản xuất và ổn định được đời sống nhân dân Đó là một biện pháp tích cực trong chính sách ruộng đất thời Lê sơ, nhưng sau đã dần dần mất tác đụng do nạn chấp chiếm ruộng đất

Bên cạnh ruộng công, ruộng tư thời Lê sơ cũng đã phát triển, một số

là của địa chủ quan liêu và đại bộ phận là của địa chủ bình dân Ruộng

tư không phải nộp tô cho Nhà nước Nhà nước thừa nhận nhưng không khuyến khích loại ruộng này Bộ luật nhà Lê, nhất là chương Điền sản đã nói đến các thủ tục làm văn tự khế ước trong vấn đề bán nhượng, tranh chấp kiện tụng hoặc thừa kế về ruộng đất

Sự phát triển của ruộng tư thời Lê sơ phản ánh xu thế phát triển khách quan về ruộng đất trong lịch sử Việt Nam, xác lập quan hệ sản xuất phong kiến phổ biến địa chủ - tá điền trong xã hội

2.2.4 Về tổ chức chính trị - xã hội

Bộ máy nhà nước trung ương được kiện toàn dưới cải cách của Khúc Hạo Các hương được thay đổi tổ chức lại gọi là “giáp” Lãnh thổ thuộc quyền cai quản của chính quyền được mở rộng hơn trước Bộ máy nhà nước tuy còn

sơ giản nhưng bước đầu đã đặt nền móng cho những bộ máy nhà nước tiếp theo được kiện toàn Chính quyền họ Khúc là một chính quyền độc lập, tự chủ còn mang tính phôi thai

Đến thời chiến thắng Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng đã ghi dấu mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Sau chiến thắng vẻ

Trang 10

vang đó Ngô Quyền tiếp tục đưa đất nước đi lên bằng những chính sách tiến

bộ Về cơ bản bộ máy chính quyền vẫn được tiếp tục củng cố và giữ nguyên

so với thời kì trước thể hiện sự tiếp tục phát triển những đặc trưng cơ bản để dẫn tới hình thành chế độ phong kiến Việt Nam

Nhà Đinh - Tiền Lê: thời Lê dưới vua là các quan văn, quan võ Lê Hoàn đặt thêm các chức quan đô hộ phủ sĩ sư, chi-hậu… đặc biệt ở thời Đinh – Tiền Lê còn có một bộ phận tăng quan với các chức năng tăng thống, tăng lục… Lê Hoàn đã dùng một vị đại sư làm quốc sư Điều đó khẳng định sự linh hoạt trong bộ máy nhà nước, sự sáng tạo và tập quyền trong tay vua Chính quyền vì thế mà ngày càng được củng cố, mở rộng

Cho đến thời Lý- Trần: Bộ máy nhà nước tiếp tục được kiện toàn với

sự xác lập của chế độ chuyên chế trung ương tập quyền thân dân

Ở Trung ương:

Sơ đồ bộ máy nhà nước trung ương nhà Lý

Vua

Quan đại thần

Quan thành khiển

Cơ quan giúp việc

Ngày đăng: 14/01/2016, 20:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Phong Nam (1997), Những vấn đề lịch sử và văn chương triều Nguyễn, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề lịch sử và văn chương triều Nguyễn
Tác giả: Nguyễn Phong Nam
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
2. Phan Huy Lê (1999), Tìm về cội nguồn tập 2, Nxb Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm về cội nguồn tập 2
Tác giả: Phan Huy Lê
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 1999
3. Vũ Thị Phụng (2007), Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam
Tác giả: Vũ Thị Phụng
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2007
4. Nguyễn Quang Ngọc (2005), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiến trình lịch sử Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Quang Ngọc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005
5. Phan Huy Lê (1959), Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam tập 2, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: sử chế độ phong kiến Việt Nam tập 2
Tác giả: Phan Huy Lê
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1959
6. Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng (1960), Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam tập 1, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam tập 1
Tác giả: Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1960
8. Viện sử học (1981), Sử học Việt Nam trên đường phát triển , Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử học Việt Nam trên đường phát triển
Tác giả: Viện sử học
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1981
7. Đào Duy Anh (1957), Lịch sử cổ đại Việt Nam – giai đoạn quá độ sang chế độ phong kiến Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w