1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những điều cần biết về khả năng đibiển của tàu

24 958 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 297 KB

Nội dung

Nhóm các điều kiện về thuyền bộ của tàu Tàu biển phải được định biên đầy đủ theo quy định của pháp luật về định biên an toàn tối thiểu, đảm bảo đủ số thuyền viên để đảm nhiệm các ca trự

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 3

Tranh chấp trong vận tải đường biển có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau Và một trong những nguyên nhân phổ biến là vấn đề về khả năng đi biển của tàu Đây là một vấn đề không hề đơn giản Rất nhiều vụ án liên quan đến khả năng đi biển đã không được giải quyết một cách thỏa đáng khiến nguyên đơn hoặc bị đơn phải kháng cáo lên tòa án cấp cao hơn 3

Đó cũng chính là lí do nhóm chọn đề tài “Những điều cần biết về khả năng đi biển của tàu” Với bài tiểu luận này, nhóm hy vọng sẽ giúp các bên của hợp đồng có những kiến thức cơ bản nhất để hạn chế tối đa những tranh chấp có thể xảy ra liên quan đến khả năng đi biển của tàu 3

Do sự hạn chế về kiến thức và tài liệu, bài viết còn nhiều thiếu sót Nhóm rất mong nhận được sự nhận xét, đóng góp từ cô giáo và các bạn để bài viết hoàn thiện và có chất lượng hơn Nhóm xin chân thành cảm ơn! 3

NỘI DUNG 4

I/ Khái niệm “khả năng đi biển của tàu” 4

1 Nhóm các điều kiện về trang thiết bị của con tàu 4

2 Nhóm các điều kiện về thuyền bộ của tàu 5

3 Nhóm các điều kiện đối với hàng hóa, hành lý 5

4 Nhóm các điều kiện về cung ứng thích hợp của tàu 5

5 Nhóm các điều kiện về hành khách 6

II/ Những quy định pháp luật liên quan đến khả năng đi biển của tàu 6

1 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005 6

2 Quy tắc Hague – Visby 1968 7

3 Bộ luật quản lý an toàn quốc tế ISM 8

III/ Giấy chứng nhận khả năng đi biển tại Việt Nam 9

IV/ Một số cách quy định liên quan đến khả năng đi biển trong một số mẫu hợp đồng 11

1 Mẫu hợp đồng GENCON 11

2 Mẫu hợp đồng NUVOY 12

3 Mẫu hợp đồng Cementvoy 2006 của BIMCO 12

V/ Một số án lệ về khả năng đi biển của tàu 13

1 Án lệ 1: Hong Kong Fir Shipping v Kawasaki Kisen Kaisha 13

2 Án lệ 2: Riverstone Meat Co v Lancashire Shipping Co 17

3 Án lệ 3: United States Army Corps of Engineers v Arkansas River Co 18

Trang 2

KẾT LUẬN 22 22TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

8 Cementvoy 2006

http://editor.bimco.org/~/media/Chartering/Document_Samples/Voyage_Charter_Parties/Sample_Copy_CEMENTVOY_2006.ashx 24

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Khi ký kết một hợp đồng thuê tàu hay ký nhận vận đơn, hai bên đều mong chờnhững ích lợi sẽ nhận được và không ai muốn xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp Tuynhiên, chỉ cần có một chút bất cẩn trong quá trình thực hiện nghĩa vụ khiến đốiphương bị tổn thất, tranh chấp sẽ xảy ra

Tranh chấp trong vận tải đường biển có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau

Và một trong những nguyên nhân phổ biến là vấn đề về khả năng đi biển của tàu.Đây là một vấn đề không hề đơn giản Rất nhiều vụ án liên quan đến khả năng đibiển đã không được giải quyết một cách thỏa đáng khiến nguyên đơn hoặc bị đơnphải kháng cáo lên tòa án cấp cao hơn

Đó cũng chính là lí do nhóm chọn đề tài “Những điều cần biết về khả năng đi

biển của tàu” Với bài tiểu luận này, nhóm hy vọng sẽ giúp các bên của hợp đồng

có những kiến thức cơ bản nhất để hạn chế tối đa những tranh chấp có thể xảy raliên quan đến khả năng đi biển của tàu

Do sự hạn chế về kiến thức và tài liệu, bài viết còn nhiều thiếu sót Nhóm rấtmong nhận được sự nhận xét, đóng góp từ cô giáo và các bạn để bài viết hoàn thiện

và có chất lượng hơn Nhóm xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

NỘI DUNG I/ Khái niệm “khả năng đi biển của tàu”

Khả năng đi biển của tàu biển (seaworthiness), được hiểu một cách đơn giảnnhất là khả năng có thể đi biển được, khả năng có thể chịu được sóng giócủa tàu biển Một con tàu có đủ khả năng đi biển là một con tàu khi bắt đầu chuyến

đi phải đủ khả năng thích hợp vượt qua được những tai biến, sóng gió thông thườngtrên biển cả mà những con tàu khác cùng cỡ, cùng loại, chở cùng loại hàng tương

tự có thể gặp phải và vượt qua được Vấn đề đặt ra ở đây là, để có khả năng đibiển, tàu biển cần thỏa mãn những điều kiện gì? Hay nói cách khác, chủ tàu phảitrang bị những gì để tàu biển có đủ khả năng đi biển?

Từ thực tiễn của ngành Vận tải biển (bao gồm cả vận chuyển hàng hóa, hànhkhách và hành lý bằng đường biển), chúng ta nhận thấy rằng, để một tàu biển có đủkhả năng đi biển thì con tàu đó phải thỏa mãn cùng lúc nhiều điều kiện khác nhau

Đó là 5 nhóm điều kiện sau:

1 Nhóm các điều kiện về trang thiết bị của con tàu

Từ quan sát phía bên ngoài cũng như tình trạng bên trong của tôn vỏ tàu,con tàu phải bảo đảm độ kín nước, không bị lồi lõm bất thường (do tác động củangoại lực) Con tàu phải được lắp đặt đầy đủ trang thiết bị máy móc, phương tiện

kỹ thuật theo quy định của pháp luật, đặc biệt trang thiết bị về cứu hỏa, cứu sinh,cứu thủng, phòng ngừa ô nhiễm môi trường Tình trạng kỹ thuật của toàn bộ hệthống máy móc, trang thiết bị trên tàu luôn ở trạng thái hoạt động tốt, đã được cơquan có thẩm quyền của Nhà nước kiểm tra, giám định, chứng nhận và cấp giấychứng nhận an toàn trang thiết bị tương ứng, các giấy chứng nhận này đang cònhiệu lực sử dụng Các giấy tờ, hồ sơ và tài liệu theo quy định của pháp luật phảiluôn luôn được giữ gìn, bảo quản cẩn thận ở trên tàu để phục vụ cho công tác kiểm

Trang 5

tra của các cơ quan chức năng Tàu biển Việt Nam chỉ hoạt động tuyến nội địa phảituân theo các quy định hiện hành của Quy phạm về phân cấp và đóng tàu biển vỏthép của Việt Nam Tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến quốc tế còn phải tuân theocác quy định của điều ước quốc tế có liên quan mà nước ta là thành viên, như:Công ước SOLAS 74/88, MARPOL 73/78, LOADLINE 66, TONNAGE 69,COREG 72, ISM Code, ISPS Code,…

2 Nhóm các điều kiện về thuyền bộ của tàu

Tàu biển phải được định biên đầy đủ theo quy định của pháp luật về định biên

an toàn tối thiểu, đảm bảo đủ số thuyền viên để đảm nhiệm các ca trực liên quanđến việc vận hành, khai thác tàu biển Thuyền viên phải đáp ứng tiêu chuẩn về sứckhỏe để làm việc trên biển, có đủ các loại chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chứcdanh đảm nhiệm trên tàu, phù hợp với loại tàu theo quy định của pháp luật Thuyềnviên phải được bố trí trực ca phù hợp với quy định của pháp luật về thời gian làmviệc, thời gian nghỉ ngơi Thuyền viên, trước khi được bố trí làm việc chính thứctrên tàu biển, phải được huấn luyện làm quen với các trang thiết bị máy móc,phương tiện kỹ thuật, quen với công việc trên tàu đó (Điều này là tuân theo các quyđịnh của Bộ luật Lao động, của Công ước STCW 78/95 mà Việt Nam là thànhviên)

3 Nhóm các điều kiện đối với hàng hóa, hành lý

Hàng hóa, hành lý phải được sắp xếp, chèn lót, chằng buộc, bảo quản cẩn thận

và thích hợp để không bị hoặc hạn chế tới mức thấp nhất hư hỏng, mất mát hànghóa, hành lý

4 Nhóm các điều kiện về cung ứng thích hợp của tàu

Tàu biển, trước khi bắt đầu chuyến đi, phải được cung ứng đầy đủ và thích hợpcho chuyến đi, tùy thuộc vào chuyến đi dài, ngắn ngày, điều kiện thời tiết, khítượng thủy văn biển Đó là việc cung ứng về nhiên liệu dầu, nhớt, nước ngọt cho hệ

Trang 6

thống máy móc hoạt động bình thường và dự trữ; cung ứng về nước sinh hoạt,lương thực, thực phẩm, thuốc y tế và tiền mặt phục vụ cho chi tiêu đột xuất củathuyền bộ.

5 Nhóm các điều kiện về hành khách

Hành khách của các tàu chở khách chuyên dụng hoặc tàu không phải là tàukhách phải được huấn luyện hoặc thông báo và chỉ dẫn về nội quy, quy định antoàn trên tàu biển Chủ tàu/người vận chuyển phải mua bảo hiểm cho hành kháchtheo quy định của pháp luật (Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005 quy định hànhkhách bao gồm cả những người được vận chuyển bằng tàu khách chuyên dụng hoặcnhững người được người vận chuyển/chủ tàu cho đi theo tàu, người áp tải hàng hóatheo tàu)

II/ Những quy định pháp luật liên quan đến khả năng đi biển của tàu

1 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005

Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2005 không có điều khoản nào quy định cụ thể

về khả năng đi biển của tàu biển Tuy nhiên, Bộ luật có quy định một số điều liênquan đến khả năng đi biển của tàu:

Trong Chương V – Hợp đồng vận chuyển hàng hóa theo chứng từ vận chuyển,khoản 1 điều 75 quy định: “Người vận chuyển phải mẫn cán để trước và khi bắtđầu chuyến đi, tàu biển có đủ khả năng đi biển, có thuyền bộ thích hợp, được cungứng đầy đủ trang thiết bị và vật phẩm dự trữ; các hầm hàng, hầm lạnh và khu vựckhác dùng để vận chuyển hàng hoá có đủ các điều kiện nhận, vận chuyển và bảoquản hàng hoá phù hợp với tính chất của hàng hoá.”

Cũng trong chương này, khoản 1 điều 78 có quy định về trường hợp miễn trách:

“Người vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với mất mát, hư

Trang 7

hỏng hàng hoá do việc tàu biển không đủ khả năng đi biển, nếu đã thực hiện đầy đủcác nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều 75 của Bộ luật này Trong trường hợp này,người vận chuyển có nghĩa vụ chứng minh đã thực hiện nhiệm vụ một cách mẫncán.”

Trong Chương VI – Hợp đồng vận chuyển hàng khách và hành lý bằng đường,khoản 1 điều 126 quy định: “Người vận chuyển có nghĩa vụ mẫn cán hợp lý để bảođảm cho tàu biển đủ khả năng đi biển, bao gồm cả định biên thuyền bộ, trang bị,cung ứng cần thiết kể từ lúc bắt đầu việc vận chuyển, trong suốt quá trình vậnchuyển cho đến cảng trả khách.”

Trong Chương VII – Hợp đồng thuê tàu, khoản 1 điều 153 quy định về trườnghợp thuê tàu trần: “Chủ tàu phải mẫn cán trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình

để giao tàu đủ khả năng đi biển và các giấy tờ của tàu cho người thuê tàu trần tạiđịa điểm và thời gian được thoả thuận trong hợp đồng thuê tàu.”

2 Quy tắc Hague – Visby 1968

Tại khoản 1 điều 3, quy tắc Hague-Visby có quy định như sau: Trước và lúc bắtđầu chuyến đi người vận chuyển phải thực hiện sự mẫn cán thích đáng để:

- Làm cho con tàu có đủ khả năng đi biển

- Biên chế, trang bị và cung ứng cho tàu một cách thích đáng, đầy đủ

- Chuẩn bị tốt và thích hợp các hầm, phòng lạnh và tất cả những bộphận khác của con tàu dùng vào việc chứa hàng, để tiếp nhận, chuyên chở vàbảo quản hàng hoá một cách an toàn

Tại khoản 1 điều IV, quy tắc này quy định: Cả người chuyên chở lẫn tàu đềukhông phải chịu trách nhiệm đối với những mất mát hoặc thiệt hại phát sinh là hệquả của việc tàu không có đủ khả năng đi biển trừ khi tình trạng này là do người

Trang 8

chuyên chở thiếu sự cần mẫn thích đáng trong việc làm cho tàu có đủ khả năng đibiển và đảm bảo cho tàu được biên chế, trang bị và cung ứng thích hợp và làm chocác hầm tàu, phòng lạnh và phát lạnh và tất cả các bộ phận khác của tàu dùng đểchở hàng thích hợp và an toàn cho việc tiếp nhận, chuyên chở và bảo quản hànghoá phù hợp với những qui định của khoản 1 điều III Khi có mất mát hoặc hư hỏnghàng hoá do tàu không đủ khả năng đi biển, người chuyên chở hoặc bất kỳ ngườinào khác muốn được miễn trách nhiệm theo quy định tại điều này có nghĩa vụchứng minh rằng đã thực hiện sự cần mẫn thích đáng

3 Bộ luật quản lý an toàn quốc tế ISM

Bộ luật quản lý an toàn quốc tế (Bộ luật ISM) là một chuẩn mực quốc tế vềcông tác quản lý tàu nhằm đảm bảo an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm, có hiệu lực bắtbuộc theo Chương IX của Công ước SOLAS 1974 từ ngày 1/7/1998

Đối với các công ty tàu biển và tàu biển Việt Nam hoạt động trên tuyến quốc tế,

Bộ luật ISM được áp dụng từ 1/7/1998 bằng Quyết định số 2922 QĐ/PC ngày 2tháng 11 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Để tuân thủ, Công typhải xây dựng và triển khai hệ thống quản lý an toàn trên công ty và dưới tàu trướckhi yêu cầu Cục Đăng kiểm Việt Nam đánh giá và chứng nhận cho công ty và tàutheo Bộ luật ISM

Gần đây không ít chuyên gia hàng hải thế giới cho rằng một khi Bộ luật quản lý

an toàn quốc tế ISM có hiệu lực đầy đủ thì khái niệm khả năng đi biển của tàu chắcchắn sẽ không còn như chúng ta vẫn hiểu xưa nay Theo tinh thần khoản 2 điều IVcủa quy tắc Hague-Visby, nếu một tai nạn đâm va xảy ra do lỗi điều khiển tàu của

sỹ quan đi ca gây ra thì chủ tàu sẽ được miễn trách Cũng tương tự, nếu cháy xảy ratrên tàu không do lỗi thuyền viên thì chủ hàng ít có khả năng đòi được chủ tàu bồithường Để được hưởng các miễn trừ này, tất nhiên, khoản 1 điều III của quy tắc

Trang 9

Hague-Visby có quy định rõ chủ tàu phải chứng minh rằng trước và lúc bắt đầuhành trình mình đã hành động mẫn cán thích đáng như pháp luật quy định.

Ngược lại, một khi bộ luật ISM có hiệu lực thì tình hình sẽ thay đổi: khi có tainạn sự cố xảy ra, chủ hàng sẽ tìm mọi cách để xem chủ tàu có làm đúng yêu cầu mà

bộ luật đề ra hay không, đã có quy trình, quy phạm gì xung quanh việc xảy ra, chế

độ trách nhiệm giữa những người trên tàu và trên bờ được xác định ra sao Rõ ràng

bộ luật sẽ giảm bớt phạm vi của chế định miễn trừ lỗi về quản lý và điều khiển tàucủa thuyền viên bằng cách quy định là liệu chủ tàu đã quy định những biện pháp gìtrong quy phạm của mình để giảm tới mức tối thiểu các sự cố tương tự nói trên.Người ta sẽ hỏi là chủ tàu đã có thiếu sót gì trong việc thực hiện các yêu cầu của bộluật ISM và thiếu sót đó có phải là nguyên nhân cơ bản dẫn tới sơ suất của thuyềnviên gây ra tai nạn sự cố Nếu câu trả lời là khẳng định thì chắc chắn chủ tàu khólòng được miễn trách như trước đây, vì thiếu sót này cho thấy quy trình quy phạmkhai thác tàu dưới góc độ bộ luật ISM có sai sót và tàu không đủ khả năng đi biển.Điều này có nghĩa là dưới quan điểm của bộ luật ISM, bất kỳ sự chểnh mảng nàocủa chủ tàu trong quy trình quản lý khai thác điều động tàu cũng sẽ là bằng chứngkhiếm khuyết về khả năng đi biển của tàu

III/ Giấy chứng nhận khả năng đi biển tại Việt Nam

Giấy chứng nhận khả năng đi biển được cấp cho tàu biển Việt Nam căn cứ theoQuyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam vàQuyết định 54/2005/QĐ-BGTVT ban hành Danh mục giấy chứng nhận và tài liệucủa tàu biển và tàu công cụ Việt Nam

Thực chất, giấy chứng nhận khả năng đi biển là giấy chứng nhận tổng hợp củatất cả các giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường mà Cục Đăngkiểm cấp cho tàu biển Nó phản ánh tính chất an toàn kỹ thuật và bảo vệ môitrường của tàu, trong đó chỉ rõ vùng hoạt động, loại hàng tàu được phép vận

Trang 10

chuyển, các khống chế về tuyến hành trình, điều kiện thời tiết nhằm đảm bảo khảnăng hoạt động an toàn của tàu

Hiện nay, Cục Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền cho giám đốc các Chi cục Đăng

nhận này được cấp theo những văn bản dưới đây: giấy chứng nhận cấp tàu, giấychứng nhận mạn khô, giấy chứng nhận an toàn trang thiết bị, giấy chứng nhận antoàn vô tuyến điện, giấy chứng nhận chở khách, giấy chứng nhận về phòng ngừa ônhiễm dầu do tàu gây ra, giấy chứng nhận tổng dung tích và giấy chứng nhận antoàn kết cấu Theo giấy chứng nhận này, cơ quan đăng kiểm tàu biển đã chứngnhận tàu biển có trạng thái kỹ thuật hoàn toàn đảm bảo cho hoạt động an toàn trongmột vùng biển nào đó hoặc không hạn chế, tùy theo từng tàubiển cụ thể

những tàu biển Việt Nam sau đây, nếu thỏa mãn tất cả những yêu cầu quy địnhtrong Quy phạm này và các quy phạm liên quan khác cũng như các yêu cầu củacông ước quốc tế mà tàubiển phải áp dụng (đối với tàu chạy tuyến quốc tế) thì tàu

sẽ được cấp Giấy chứng nhận khả năng đi biển:

Trang 11

lượng trang thiết bị, kết cấu của tàu mà còn giúp Cục Đăng kiểm Việt Nam thuậnlợi trong việc quản lý chất lượng, định kỳ kiểm tra Một số nước có ngành Hàng hảitương đối phát triển cũng có quy định cấp loại giấy này và có tên tương tự như: HàLan, Bỉ, Nga, Na Uy, Indonesia

Tuy nhiên, có nhiều y kiến cho rằng, yêu cầu cấp giấy chứng nhận khả năng đibiển cho tàu là không cần thiết, không đúng với thông lệ quốc tế và gây khó khănphiền hà cho chủ tàu thực tế hiện nay cho thấy các công ước quốc tế về hàng hải

mà Việt Nam là thành viên không quy định việc cấp giấy chứng nhận khả năng đibiển trong Danh mục chứng nhận và tài liệu của tàu biển Không ít chủ tàu chorằng nếu công ước quốc tế không yêu cầu thì chúng ta có nhất thiết phải làm khóchủ tàu bằng cách có thêm một tờ giấy chứng nhận? Quá trình cấp các loại giấychứng nhận này cũng gây ra rất nhiều sự phiền phức và tốn kém trong bối cảnhhoạt động vận tải biển đang gặp rất nhiều khó khăn hiện nay

Cục Đăng kiểm VN cũng đang nghiên cứu, đề xuất lộ trình thích hợp để bỏ việccấp giấy chứng nhận khả năng đi biển khi đội tàu Việt Nam phát triển cả về chấtlượng và số lượng, khi mà khả năng tài chính, ý thức của chủ tàu nâng cao, tỷ lệ tàu

VN bị lưu giữ ở nước ngoài giảm và đội tàu Việt Nam không nằm trong Danh sáchđen trong một khoảng thời gian nhất định

IV/ Một số cách quy định liên quan đến khả năng đi biển trong một số mẫu hợp đồng

Trang 12

việc duy trì khả năng đi biển của tàu trên mọi phương diện, thiếu mẫn cán trongvấn đề đảm bảo định biên, trang bị, cung ứng phù hợp cho tàu, hoặc bắt nguồn từhành vi, sai sót cá nhân của chủ tàu hoặc người quản lý của họ.Chủ tàu sẽ được miễn trách đối với những tổn thất, thiệt hại hay sự chậm trễ phátsinh từ bất kì lý do nào khác (ngoài nguyên nhân nêu trên), kể cả từ nguyên nhânbất cẩn hay sai sót của thuyền trưởng, thuyền viên hoặc những người làm thuê chochủ tàu trên tàu hoặc trên bờ mà chủ tàu đáng ra phải gánh trách nhiệm về nhữnghành vi của người làm thuê nếu như không có điều khoản này, đồng thời cũng miễntrách khi nguyên nhân bắt nguồn từ việc tàu thiếu khả năng đi biển vào thời điểmxếp hàng hay vào lúc bắt đầu hải trình hay vào bất kỳ thời điểm nào khác trongchuyến đi.

2 Mẫu hợp đồng NUVOY

Tại điều 18, hợp đồng quy định chủ tàu phải đảm bảo rằng:

- Hạng của tàu: Tàu phải được xếp hạng 100 A1 bởi cơ quan đăng kiểmLloyd’s hoặc tương đương và chủ tàu phải thực hiện sự cần mẫn thích đáng

để duy trì thứ hạng đó trong suốt thời gian hiệu lực của hợp đồng

- Yêu cầu kĩ thuật: Con tàu sẽ được trang bị đầy đủ để đáp ứng các yêucầu kĩ thuật được đề cập ở mục 4 của hợp đồng

- Con tàu và chủ tàu cùng toàn bộ thủy thủ đoàn sẽ tuân thủ mọi quyđịnh, luật lệ về an toàn, sức khỏe và những quy định pháp luật khác cùng vớinhững quy tắc cần thiết được quốc tế thừa nhận để đảm bảo sự an toàn,không gây trở ngại cho việc bốc, dỡ hàng cũng như hành trình của con tàu

3 Mẫu hợp đồng Cementvoy 2006 của BIMCO

Tại điều 1 phần II, hợp đồng có quy định rằng:

- Chủ tàu sẽ thực hiện sự mẫn cán thích đáng:

Ngày đăng: 14/01/2016, 18:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w