LỜI MỞ ĐẦU Đất nước ta đang trong công cuộc đổi mới và phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao . Cùng với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, trong những năm gần đây đất nước ta đã đạt được một số thành tựu trong nhiều lĩnh vực như du lịch, dịch vụ, xuất khẩu… Bên cạnh những thành tựu đạt được chúng ta cũng vấp phải nhiều khó khăn như thất nghiệp, việc làm, lạm phát… Trong khuôn khổ bài viết này chỉ đi vào phân tích vấn đề thất nghiệp và tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Thất nghiệp là vấn để được cả thế giới quan tâm. Bởi nó có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân và nền kinh tế của đất nước. Thất nghiệp là vấn đề không thể tránh khỏi, bất kì một quốc gia nào có nền kinh tế phát triển hay không phát triển thì đều tồn tại vấn đề thất nghiệp, nó chỉ khác nhau về mức độ thấp hoặc cao. Thất nghiệp diễn ra còn kéo theo nhiều hệ lụy như gia tăng các tệ nạn xã hội, xói mòn nếp sống lành mạnh của người dân, phá vỡ nhiều mối quan hệ, gia tăng tình trạng đói nghèo… làm ảnh hưởng xấu đến toàn xã hội. Đề tài này nghiên cứu nhằm đưa ra nhận thức đúng đắn về tình trạng thất nghiệp hiện tại của nước ta hiện nay, đồng thời từ đó đưa ra các giải pháp, chính sách hợp lý để tạo công ăn việc làm cho người dân và những người thất nghiệp. Trong đề tài này Nhóm 5 xin trình bày những quan điểm của nhóm về thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 20122014 Đề tài gồm 3 phần: Chương I: Cơ sở lý luận chung Chương II: Thực trạng và nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay Chương III: Một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng thất nghiệp ở nước ta hiện nay Chương I: Cơ sở lý luận chung 1.1 Lý luận về thất nghiệp Để có cơ sở đầy đủ về thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp cần tìm hiểu thêm về cơ cấu lực lượng lao động qua sơ đồ sau: Những người trong độ tuổi lao động là những người có nghĩa vụ và quyền lợi lao động theo quy định đã ghi trong hiến pháp (theo luật Việt Nam: công dân được tính trong độ tuổi lao động là từ 15tuổi trở lên và có khả năng lao động) Lực lượng lao động: là số người trong độ tuổi lao động đang có việc làm hoặc chưa có vệc làm nhưng đang tìm việc làm. Người có việc làm là những người đang làm việc tại các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội… được trả lương. Những người làm các công để thu lọi nhuận cho bản thân, bao gồm sản xuất nông nghiệp trên đất do chính họ sở hữu, quản lý hay có quyền sử dụng. Hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay thu nhập gia đình không được nhận tiền công hay hiện vật. Người thất nghiệp: là những người hiện đang chưa có việc làm nhưng có nhu cầu và đang nỗ lực tìm kiếm việc làm. Ngoài những người có việc làm và thất nghiệp, những người còn lại trong độ tuổi lao động được coi là những người không thuộc lực lượng lao động bao gồm người đi học, nội trợ gia đình, những người không có khả năng lao động như ốm đau, bệnh tật… và một số bộ phận không muốn tìm việc làm với nhiều lý do khác nhau. 1.2 Phân loại các hình thức thất nghiệp 1.2.1 Phân theo đặc trưng của người thất nghiệp Thất nghiệp theo giới tính( nam nữ) Thất nghiệp theo lứa tuổi.( tuổi – nghề) Thất nghiệp chia theo vùng, lãnh thổ.( thành thị nông thôn,..) Thất nghiệp chia theo ngành nghề.( ngành kinh tế, ngành hàng, nghề nghiệp) Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc… 1.2.2 Phân loại theo lý do thất nghiệp Trong khái niệm thất nghiệp, cần phải phân biệt rõ thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện. Nói khác đi là những người lao động tự nguyện xin thôi việc và những người lao động buộc phải thôi việc.Trong nền kinh tế thị trường năng động, lao động ở các nhóm, các ngành, các công ty được trả tiền công lao động khác nhau (mức lương không thống nhất trong các ngành nghề , cấp bậc). Việc đi làm hay nghỉ việc là quyền của mỗi người, vì vậy người lao động có sự so sánh, chỗ nào lương cao thì làm, chỗ nào lương thấp (không phù hợp) thì nghỉ. Vì thế xảy ra hiện tượng: thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp trá hình. Thất nghiệp tự nguyện: là loại thất nghiệp mà ở một mức tiền công nào đó người lao động không muốn làm việc hoặc vì lý do cá nhân nào đó như di chuyển, sinh con… thất nghiệp loại này thường tạm thời. Thất nghiệp không tự nguyện: là thất nghiệp ở mức tiền công nào đó người lao động chấp nhận nhưng vẫn không được làm việc do kinh tế suy thoái, cung lớn hơn cầu về lao động… Thất nghiệp trá hình là dạng thất nghiệp của những ngời lao động không được sử dụng đúng hoặc được sử dụng dưới mức khả năng làm việc. Nó bao gồm cả những người là nghề nông trong thời điểm nông nhàn (đôi khi những người này được tách riêng thành những người thất nghiệp theo thời vụ) Kết cục của những người thất nghiệp không phải là vĩnh viễn . Có những người ( bỏ việc, mất việc…) sau một thời gian nào đó sẽ được trở lại làm việc . Nhưng cũng có một số người không có khả năng đó và họ phải ra khỏi lực lượng lao động do không có điều kiện bản thân phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động hoặc do mất khả năng hứng thú làm việc ( hay còn có thể có những nguyên nhân khác). Như vậy, con số thất nghiệp là con số mang tính thời điểm . Nó luôn biến động theo thời gian. Thất nghiệp xuất phát từ nhu cầu cần việc làm, có việc rồi lại mất việc, từ không thất nghiệp trở lên thất nghiệp rồi ra khỏi trạng thái đó. Vì thế việc nghiên cứu dòng lưu chuyển thất nghiệp là rất có ý nghĩa. Nếu ta coi thất nghiệp như một bể chứa những người không có việc làm thì đầu vào của dòng thất nghiệp là những người ra nhập quân đội này và đầu ra là người rời khỏi thất nghiệp.Trong cùng thời kì khi dòng vào lớn hơn dòng ra thì quy mô thất nghiệp và tăng lên và ngược lại, quy mô thất nghiệp giảm xuống. Khi dòng thất nghiệp cân bằng thì quy mô thất nghiệp sẽ không đổi, tỷ lệ thất nghiệp tương đối ổn định. Dòng thất nghiệp nói trên cũng đồng thời phản ánh sự vận động hoặc những biến động của các thị trường lao động. Quy mô thất nghiệp còn gắn với khoảng thời gian thất nghiệp trung bình. Trong một đợt thất nghiệp, mỗi người có khoảng thời gian thất nghiệp lien tục nhất định. Độ dài thời gian này có sự khác nhau giữa các cá nhân. Khoảng thời gian thất nghiệp trung bình là độ dài bình quân thời gian thất nghiệp của toàn bộ số người thất nghiệp trong cùng 1 thời kỳ. 1.2.3:Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp. Trong khi tìm hiểu nguồn gốc thất nghiệp hiện nay thì nó được chia làm 4 loại: Thất nghiệp tạm thời là loại thất nghiệp phát sinh do sự di chuyển không ngừng của người lao động giữa các vùng, các loại công việc hoặc giữa các giai đoạn khác nhau của cuộc sống.Thậm chí trong một nền kinh tế có đủ việc làm vẫn luôn có sự chuyển động nào đó như một số người tìm việc làm sau khi tốt nghiệp hoặc di chuyển chỗ ở từ nơi này đến nơi khác ; phụ nữ có thể quay lại lực lượng lao động sau khi sinh con… Thất nghiệp có tính cơ cấu : Xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung – cầu lao động ( giữa các ngành nghề , khu vực…). Loại này gắn liền với sự biến động cơ cấu kinh tế và gây ra do sự suy thoái của một ngành nào đó hoặc là sự thay đổi công nghệ dẫn đến đòi hỏi lao động có chất lượng cao hơn, ai không đáp ứng được sẽ bị sa thải. Chính vì vậy , thất nghiệp loại này còn gọi là thất nghiệp công nghệ. Trong nền kinh tế hiện đại, thất nghiệp loại này thường xuyên xảy ra. Khi sự biến động này là mạnh và kéo dài , nạn thất nghiệp trở nên nghiêm trọng và chuyển sang thất nghiệp dài hạn. Nếu tiền lương rất linh hoạt thì sự mất cân đối trong thị trường lao động sẽ mất đi khi tiền lương trong những khu vực có nguồn cung lao động hạ xuống, và ở trong khu vực có mức cầu lao động cao tăng lên. Thất nghiệp do thiếu cầu : Loại thất nghiệp này xảy ra khi mức cầu chung về lao động giảm xuống . Nguồn gốc chính là sự suy giảm tổng cầu . Loại này còn được gọi là thất nghiệp chu kỳ bởi ở các nền kinh tế thị trường nó gắn liền với thời kỳ suy thoái của chu kỳ kinh doanh. Dấu hiệu chứng tỏ sự xuất hiện của loại này là tình trạng thất nghiệp xảy ra tràn lan ở khắp mọi nơi, mọi nghề. Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường: Loại thất nghiệp này còn được gọi theo lý thuyết cổ điển. Nó xảy ra khi tiền lương được ấn định không bởi các lực lượng thị trường và cao hơn mức lương cân bằng thực tế của thị trường lao động. Vì tiền lương không chỉ quan hệ đến sự phân phối thu nhập gắn với kết quả lao động mà còn quan hệ với mức sống tối thiểu nên nhiều quốc gia ( Chính phủ hoặc công đoàn ) có quy định cứng nhắc về mức lương tối thiểu, sự không linh hoạt của tiền lương (ngược với sự năng động của thị trường lao động), dẫn đến một bộ phận mất việc làm hoặc khó tìm việc làm. Tóm lại, thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ cấu xảy ra trong một bộ phận riêng biệt của thị trường lao động ( có thể diễn ra ngay cả khi thị trường lao động đang cân bằng). Thất nghiệp do thiếu cầu xảy ra khi nền kinh tế đi xuống, toàn bộ thi trường lao động bị mất cân bằng. Còn thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển do các yếu tố xã hội, chính trị tác động. Sự phân biệt đó là then chốt để nắm bắt tình hình chung của thị trường lao động. Thất nghiệp tự nhiên và nhân tố ảnh hưởng : Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ thất nghiệp khi thị trường lao động cân bằng. Tại mức đó , tiền lương và giá cả là hợp lý bới các thị trường đều đạt cân bằng dài hạn. Số người thất nghiệp tự nhiên sẽ là tổng số thất nghiệp tự nguyện, những người chưa có những điều kiện mong muốn để tham gia vào thị trường lao động. Tai mức W, số việc làm đạt mức cao nhất có thể có mà không phá vỡ sự cân bằng nên tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên còn được gọi là tỷ lệ thất nghiệp khi đạt được sự toàn dụng nhân công. Tổng số người làm việc được xác định tại điểm N khi có qui định mức lương tối thiểu cao hơn mức lương cân bằng. Ở mức N tiền lương được ổn định bởi sự cân bằng của thị trường lao động , không có những cú sốc đối với tổng cầu và tổng cung ngắn hạn, thi trường hàng hóa đạt cân bằng và giá cả ở trạng thái ổn định.Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên được gọi là tỷ lệ thất nghiệp mà ở mức đó không có sự gia tăng lạm phát. ở các nước phát triển, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là 310%( Nhật gần 3%; Mỹ 6%...).tỷ lệ này có xu hướng gia tăng theo thời gian. Mức thất nghiệp thực tế có thể cao hơn hoặc bằng hoặc thấp hơn mức thất nghiệp tự nhiên. Các nhân tố ảnh hưởng đến thất nghiệp tự nhiên Khoảng thời gian thất nghiệp Tần số thất nghiệp 1.3 Tác động của thất nghiệp đối với nền kinh tế xã hội Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế xã hội, do tác động của nhiều yếu tố kinh tế –xã hội, trong đó có những yếu tố vừa là nguyên nhân vừa là kết quả. Ngược lại, thất nghiệp có ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Vì vậy , cần phân tích rõ tác động qua lại giữa các yếu tố kinh tế –xã hội đối với thất nghiệp và ngược lại, ảnh hưởng của thất nghiệp đến sự phát triển kinh tế –xã hội; hạn chế những tác động đến gia tăng tỷ lệ thất nghiệp. 1.3.1 Thất nghiệp tác động đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Thất nghiệp tăng có nghĩa lực lượng lao động xã hội không được huy động vào hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên; là sự lãng phí lao động xã hội nhân tố cơ bản để phát triển kinh tế – xã hội. Thất nghiệp tăng lên cũng có nghĩa là nền kinh tế đang suy thoái suy thoái do tổng thu nhập quốc gia thực tế thấp hơn tiềm năng; suy thoái do thiếu vốn đầu tư ( vì vốn ngân sách vị thu hẹp do thất thu thuế, do phải hỗ trợ người lao động mất việc làm…) Thất nghiệp tăng lên cũng là nguyên nhân đẩy nền kinh tế đến ( bờ vực) của lạm phát. Mối quan hệ nghịch lý 3 chiều giữa tăng trưởng kinh tế – thất nghiệp và lạm phát luôn luôn tồn tại trong nền kinh tế thị trường Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) mà giảm thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm, kéo theo tỷ lệ lạm phát phát cũng giảm. Mối quan hệ này cần được quan tâm khi tác động vào các nhân tố kích thích phát triển kinh tế – xã hội.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG NGUYÊN
NHÂN VÀ GIẢI PHÁP
Giáo viên hướng dẫn: Đỗ Thanh Huyền
Lớp : k11CQ02 Nhóm thực hiện: nhóm 5
Nguyễn Thị Ngọc Đậu Thị Mỹ Nguyễn Bá Nam Quản Bích Phương Nguyễn Thanh Phong Nguyễn Xuân Quang
Vũ Thành Nhu Nguyễn Thành Nam
Ngọc Nhất Minh Nguyệt Hoàng Phương
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang trong công cuộc đổi mới và phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao Cùng với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, trong những năm gần đây đất nước ta đã đạt được một số thành tựu trong nhiều lĩnh vực như du lịch, dịch vụ, xuất khẩu… Bên cạnh những thành tựu đạt được chúng ta cũng vấp phải nhiều khó khăn như thất nghiệp, việc làm, lạm phát…
Trong khuôn khổ bài viết này chỉ đi vào phân tích vấn đề thất nghiệp và tình trạng thất nghiệp
ở Việt Nam hiện nay
Thất nghiệp là vấn để được cả thế giới quan tâm Bởi nó có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân và nền kinh tế của đất nước Thất nghiệp là vấn đề không thể tránh khỏi, bất
kì một quốc gia nào có nền kinh tế phát triển hay không phát triển thì đều tồn tại vấn đề thất nghiệp, nó chỉ khác nhau về mức độ thấp hoặc cao Thất nghiệp diễn ra còn kéo theo nhiều hệ lụy như gia tăng các tệ nạn xã hội, xói mòn nếp sống lành mạnh của người dân, phá vỡ nhiều mối quan hệ, gia tăng tình trạng đói nghèo… làm ảnh hưởng xấu đến toàn xã hội
Đề tài này nghiên cứu nhằm đưa ra nhận thức đúng đắn về tình trạng thất nghiệp hiện tại của nước ta hiện nay, đồng thời từ đó đưa ra các giải pháp, chính sách hợp lý để tạo công ăn việc làm cho người dân và những người thất nghiệp Trong đề tài này Nhóm 5 xin trình bày những quan điểm của nhóm về thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2012-2014
Đề tài gồm 3 phần:
Chương I: Cơ sở lý luận chung
Chương II: Thực trạng và nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay
Chương III: Một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng thất nghiệp ở nước ta hiện nay
Trang 3Chương I: Cơ sở lý luận chung
1.1 Lý luận về thất nghiệp
Để có cơ sở đầy đủ về thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp cần tìm hiểu thêm về
cơ cấu lực lượng lao động qua sơ đồ sau:
Những người trong độ tuổi lao động là những người có nghĩa vụ và quyền lợi lao động theo quy định đã ghi trong hiến pháp (theo luật Việt Nam: công dân được tính trong độ tuổi lao động là từ 15tuổi trở lên và có khả năng lao động) Lực lượng lao động: là số người trong độ tuổi lao động đang có việc làm hoặc chưa có vệc làm nhưng đang tìm việc làm
Muốn làm việc Không muốn làm việc
Chủ động tìm việc Sẵn sàng tìm việc
Không chủ động tìm việc
Lực lượng lao động Không thuộc lực lượng lao động
Dân số trong độ tuổi lao động quy định
Trang 4Người có việc làm là những người đang làm việc tại các cơ sở kinh tế, văn hóa
xã hội… được trả lương Những người làm các công để thu lọi nhuận cho bản thân, bao gồm sản xuất nông nghiệp trên đất do chính họ sở hữu, quản lý hay có quyền sử dụng Hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay thu nhập gia đình không được nhận tiền công hay hiện vật
Người thất nghiệp: là những người hiện đang chưa có việc làm nhưng có nhu cầu và đang nỗ lực tìm kiếm việc làm
Ngoài những người có việc làm và thất nghiệp, những người còn lại trong độ tuổi lao động được coi là những người không thuộc lực lượng lao động bao gồm người đi học, nội trợ gia đình, những người không có khả năng lao động như ốm đau, bệnh tật… và một số bộ phận không muốn tìm việc làm với nhiều lý do khác nhau
1.2 Phân loại các hình thức thất nghiệp
1.2.1 Phân theo đặc trưng của người thất nghiệp
Thất nghiệp theo giới tính( nam- nữ)
Thất nghiệp theo lứa tuổi.( tuổi – nghề)
Thất nghiệp chia theo vùng, lãnh thổ.( thành thị- nông thôn, )
Thất nghiệp chia theo ngành nghề.( ngành kinh tế, ngành hàng, nghề nghiệp) Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc…
1.2.2 Phân loại theo lý do thất nghiệp
Trong khái niệm thất nghiệp, cần phải phân biệt rõ thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện Nói khác đi là những người lao động tự nguyện xin thôi việc và những người lao động buộc phải thôi việc.Trong nền kinh tế thị trường năng động, lao động ở các nhóm, các ngành, các công ty được trả tiền công lao động khác nhau (mức lương không thống nhất trong các ngành nghề , cấp bậc) Việc đi làm hay nghỉ việc là quyền của mỗi người, vì vậy người lao động có sự so sánh, chỗ nào lương cao thì làm, chỗ nào lương thấp (không phù hợp) thì nghỉ Vì thế xảy ra hiện tượng: thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp trá hình
Trang 5Thất nghiệp tự nguyện: là loại thất nghiệp mà ở một mức tiền công nào đó người lao động không muốn làm việc hoặc vì lý do cá nhân nào đó như di chuyển, sinh con… thất nghiệp loại này thường tạm thời
Thất nghiệp không tự nguyện: là thất nghiệp ở mức tiền công nào đó người lao động chấp nhận nhưng vẫn không được làm việc do kinh tế suy thoái, cung lớn hơn cầu về lao động…
Thất nghiệp trá hình là dạng thất nghiệp của những ngời lao động không được
sử dụng đúng hoặc được sử dụng dưới mức khả năng làm việc Nó bao gồm cả những người là nghề nông trong thời điểm nông nhàn (đôi khi những người này được tách riêng thành những người thất nghiệp theo thời vụ)
Kết cục của những người thất nghiệp không phải là vĩnh viễn Có những người ( bỏ việc, mất việc…) sau một thời gian nào đó sẽ được trở lại làm việc Nhưng cũng có một số người không có khả năng đó và họ phải ra khỏi lực lượng lao động do không có điều kiện bản thân phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động hoặc do mất khả năng hứng thú làm việc ( hay còn có thể có những nguyên nhân khác)
Như vậy, con số thất nghiệp là con số mang tính thời điểm Nó luôn biến động theo thời gian Thất nghiệp xuất phát từ nhu cầu cần việc làm, có việc rồi lại mất việc, từ không thất nghiệp trở lên thất nghiệp rồi ra khỏi trạng thái đó Vì thế việc nghiên cứu dòng lưu chuyển thất nghiệp là rất có ý nghĩa
Nếu ta coi thất nghiệp như một bể chứa những người không có việc làm thì đầu vào của dòng thất nghiệp là những người ra nhập quân đội này và đầu ra là người rời khỏi thất nghiệp.Trong cùng thời kì khi dòng vào lớn hơn dòng ra thì quy mô thất nghiệp và tăng lên và ngược lại, quy mô thất nghiệp giảm xuống Khi dòng thất nghiệp cân bằng thì quy mô thất nghiệp sẽ không đổi, tỷ lệ thất nghiệp tương đối ổn định Dòng thất nghiệp nói trên cũng đồng thời phản ánh sự vận động hoặc những biến động của các thị trường lao động Quy mô thất nghiệp còn gắn với khoảng thời gian thất nghiệp trung bình Trong một đợt thất nghiệp, mỗi người có khoảng thời gian thất nghiệp lien tục nhất định Độ dài thời gian này có sự khác nhau giữa các cá nhân Khoảng thời gian thất nghiệp trung bình là độ dài bình quân thời gian thất nghiệp của toàn bộ số người thất nghiệp trong cùng 1 thời kỳ
1.2.3: Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp
Trong khi tìm hiểu nguồn gốc thất nghiệp hiện nay thì nó được chia làm 4 loại:
Thất nghiệp tạm thời là loại thất nghiệp phát sinh do sự di chuyển không ngừng
của người lao động giữa các vùng, các loại công việc hoặc giữa các giai đoạn khác nhau của cuộc sống.Thậm chí trong một nền kinh tế có đủ việc làm vẫn luôn có sự chuyển động nào đó như một số người tìm việc làm sau khi tốt
Trang 6nghiệp hoặc di chuyển chỗ ở từ nơi này đến nơi khác ; phụ nữ có thể quay lại lực lượng lao động sau khi sinh con…
Thất nghiệp có tính cơ cấu : Xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung – cầu lao
động ( giữa các ngành nghề , khu vực…) Loại này gắn liền với sự biến động cơ cấu kinh tế và gây ra do sự suy thoái của một ngành nào đó hoặc là sự thay đổi công nghệ dẫn đến đòi hỏi lao động có chất lượng cao hơn, ai không đáp ứng được sẽ bị sa thải Chính vì vậy , thất nghiệp loại này còn gọi là thất nghiệp công nghệ Trong nền kinh tế hiện đại, thất nghiệp loại này thường xuyên xảy
ra Khi sự biến động này là mạnh và kéo dài , nạn thất nghiệp trở nên nghiêm trọng và chuyển sang thất nghiệp dài hạn Nếu tiền lương rất linh hoạt thì sự mất cân đối trong thị trường lao động sẽ mất đi khi tiền lương trong những khu vực
có nguồn cung lao động hạ xuống, và ở trong khu vực có mức cầu lao động cao tăng lên
Thất nghiệp do thiếu cầu : Loại thất nghiệp này xảy ra khi mức cầu chung về lao
động giảm xuống Nguồn gốc chính là sự suy giảm tổng cầu Loại này còn được gọi là thất nghiệp chu kỳ bởi ở các nền kinh tế thị trường nó gắn liền với thời kỳ suy thoái của chu kỳ kinh doanh Dấu hiệu chứng tỏ sự xuất hiện của loại này là tình trạng thất nghiệp xảy ra tràn lan ở khắp mọi nơi, mọi nghề
Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường: Loại thất nghiệp này còn được gọi theo
lý thuyết cổ điển Nó xảy ra khi tiền lương được ấn định không bởi các lực lượng thị trường và cao hơn mức lương cân bằng thực tế của thị trường lao động Vì tiền lương không chỉ quan hệ đến sự phân phối thu nhập gắn với kết quả lao động mà còn quan hệ với mức sống tối thiểu nên nhiều quốc gia ( Chính phủ hoặc công đoàn ) có quy định cứng nhắc về mức lương tối thiểu, sự không linh hoạt của tiền lương (ngược với sự năng động của thị trường lao động), dẫn đến một bộ phận mất việc làm hoặc khó tìm việc làm
Tóm lại, thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ cấu xảy ra trong một bộ phận
riêng biệt của thị trường lao động ( có thể diễn ra ngay cả khi thị trường lao động đang cân bằng) Thất nghiệp do thiếu cầu xảy ra khi nền kinh tế đi xuống, toàn bộ thi trường lao động bị mất cân bằng Còn thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển do các yếu tố xã hội, chính trị tác động Sự phân biệt đó là then chốt để nắm bắt tình hình chung của thị trường lao động
*** Thất nghiệp tự nhiên và nhân tố ảnh hưởng
*: Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
- Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ thất nghiệp khi thị trường lao động cân bằng Tại mức đó , tiền lương và giá cả là hợp lý bới các thị trường đều đạt cân bằng dài hạn Số người thất nghiệp tự nhiên sẽ là tổng số thất nghiệp tự nguyện, những người chưa có những điều kiện mong muốn để tham gia vào thị trường lao động
Trang 7- Tai mức W*, số việc làm đạt mức cao nhất có thể có mà không phá vỡ sự cân bằng nên tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên còn được gọi là tỷ lệ thất nghiệp khi đạt được sự toàn dụng nhân công Tổng số người làm việc được xác định tại điểm N* khi có qui định mức lương tối thiểu cao hơn mức lương cân bằng Ở mức N* tiền lương được ổn định bởi sự cân bằng của thị trường lao động , không có những cú sốc đối với tổng cầu và tổng cung ngắn hạn, thi trường hàng hóa đạt cân bằng và giá cả ở trạng thái ổn định.Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên được gọi là tỷ lệ thất nghiệp mà ở mức đó không có sự gia tăng lạm phát ở các nước phát triển, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là 3-10%( Nhật gần 3%; Mỹ 6% ).tỷ lệ này có xu hướng gia tăng theo thời gian Mức thất nghiệp thực tế có thể cao hơn hoặc bằng hoặc thấp hơn mức thất nghiệp tự nhiên
*Các nhân tố ảnh hưởng đến thất nghiệp tự nhiên
- Khoảng thời gian thất nghiệp
- Tần số thất nghiệp
1.3 Tác động của thất nghiệp đối với nền kinh tế - xã hội
Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế xã hội, do tác động của nhiều yếu tố kinh
tế –xã hội, trong đó có những yếu tố vừa là nguyên nhân vừa là kết quả Ngược lại, thất nghiệp có ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước Vì vậy , cần phân tích rõ tác động qua lại giữa các yếu tố kinh tế –xã hội đối với thất nghiệp và ngược lại, ảnh hưởng của thất nghiệp đến sự phát triển kinh tế –xã hội; hạn chế những tác động đến gia tăng tỷ lệ thất nghiệp
1.3.1 Thất nghiệp tác động đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát
Thất nghiệp tăng có nghĩa lực lượng lao động xã hội không được huy động vào hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên; là sự lãng phí lao động xã hội- nhân tố
cơ bản để phát triển kinh tế – xã hội Thất nghiệp tăng lên cũng có nghĩa là nền kinh tế đang suy thoái- suy thoái do tổng thu nhập quốc gia thực tế thấp hơn tiềm năng; suy thoái do thiếu vốn đầu tư ( vì vốn ngân sách vị thu hẹp do thất thu thuế, do phải hỗ trợ người lao động mất việc làm…) Thất nghiệp tăng lên cũng là nguyên nhân đẩy nền kinh tế đến ( bờ vực) của lạm phát
Mối quan hệ nghịch lý 3 chiều giữa tăng trưởng kinh tế – thất nghiệp và lạm phát luôn luôn tồn tại trong nền kinh tế thị trường- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) mà giảm thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm, kéo theo tỷ lệ lạm phát phát cũng giảm Mối quan hệ này cần được quan tâm khi tác động vào các nhân tố kích thích phát triển kinh tế – xã hội
1.3.2Thất nghiệp ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người lao động
Trang 8Người lao động bị thất nghiệp, tức mất việc làm, sẽ mất nguồn thu nhập Do đó, đời sống bản thân người lao động và gia đình họ se khó khăn Điều đó ảnh hưởng đến khả năng tự đào tạo lại để chuyển đổi nghề nghiệp, trở lại thị trường lao động; con cái họ sẽ gặp khó khăn khi đến trường; sức khỏe họ sẽ giảm sút do thiếu kinh tế để bồi dưỡng, chăm sóc y tế…Có thể nói, thất nghiệp “đẩy” người lao động đến bần cùng, đến chán nản với cuộc sống, với xã hội; dẫn họ đến những sai phạm đáng tiếc…
1.3.3Thất nghiệp ảnh hưởng đến trật tự xã hội, an toàn xã hội
Thất nghiệp gia tăng làm trật tự xã hội không ổn định; hiện tượng bãi công, biểu tình đòi quyền làm việc, quyền sống…tăng lên; hiện tượng tiêu cực xã hội cũng phát sinh nhiều lên như trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm…Sự ủng hộ của người lao động đối với nhà cầm quyền cũng bị suy giảm…Từ đó, có thể có những xáo trộn về xã hội, thậm chí dẫn đến biến động về chính trị
Thất nghiệp là hiện tượng kinh tế – xã hội khó khăn và nan giải của quốc gia, có ảnh hưởng và tác động đến nhiều mặt đời sống kinh tế – xã hội
Giải quyết tình trạng thất nghiệp không phải “một sớm, một chiều”, không chỉ bằng một chính sách hay một biện pháp mà phải là một hệ thống các chính sách đồng bộ, phải luôn coi trọng trong suốt quá trình phát triển kinh tế – xã hội Bởi
lẽ, thất nghiệp luôn tồn tại trong nền kinh tế thị trường và tăng (giảm) theo chu
kỳ phát triển của nền kinh tế thị trường
Trong hàng loạt các chính sách và biện pháp để khắc phục tình trạng thất nghiệp, Bảo hiểm thất nghiệp có vị trí quan trọng
Trang 9Chương II: Thực trạng và nguyên nhân thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2011-2014
1: Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm của Việt Nam (2012-2014)
- Tính đên thời điểm ngày 31- 12-2014, dân số cả nước là 90,7 triệu người, trong
đó có 54,48 triệu người thuộc lực lượng lao động tăng 782 nghìn người so với năm 2013.Trong đó lao động Nam chiếm 51,3%, Nữ chiếm 48,7%
+ Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2014 ước tính là 53 triệu người tăng 1,56% so với năm 2013
+ Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 46,6% tổng sô; khu vực dịch vụ chiếm 32%; khu vực công
nghiệp và xây dựng chiếm 21,4%
- Tại thời điểm 1/7/2014 có tới 86,3% số người thiếu việc làm sống ở nông thôn
và 55% số người thiếu việc làm là Nam giới, tỷ lệ thiếu việc làm của Lao động nông thôn là 2,78% cao gấp 1,24 lần so với tỷ lệ chung cả nước ; của nhóm ngành’’ Nông- lâm- ngư nghiệp” là 3,61% của nhóm “ lao động hộ gia đình’ ;à 3,08% và’ lao động tự làm’ là 2,55%; số giờ làm việc thực tế bình quân của nhóm’’ lao động thiếu việc làm’’ là 23,3 h/ tuần chỉ bằng 52% so với thời gian làm viêc thực tế bình quân chung(45h/ tuần)
Bảng 1: Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của lực lượng lao động phân theo vùng và nhóm tuổi năm 2014
Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thiếu việc làm Chung 15-24 25-49 50+ Chung 15-14 25-49 50+
Đồng bằng
sông Hồng
Trung du
miền núi phía
Bắc
Bắc Trung Bộ
và duyên hải
Trang 10miền Trung
Đồng bằng
sông Cửa
Long
Nguồn: Tổng cục Thống Kê
Qua bảng 1:
- Tỉ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2014 là 2,1%( gần 1 triệu người) lần lượt ở các nhóm tuổi: 15-24: 6,26% ; 25-49: 1.18% ; 50+: 3.52%
- Tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên từ 15-24 là 6,26% cao hơn mức 6.17% năm 2013, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp tăng cao gấp 3 lần so với tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nước
- Trung du miền núi phía Bắc có tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất là 0,76% và Đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất là 2,82%
- Tỷ lệ thiếu việc làm chung của cả nước là 2.35% thấp nhất ở Đông Nam
Bộ 0.61% và cao nhất ở Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 2,58%
Bảng 2:Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2014 phân theo vùng và phân theo giới tính
Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thiếu việc làm
Trung du và miền núi
phía Bắc