1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích chuỗi gia trị của lúa gạo

71 1,5K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

Hằng năm, Tp Cần Thơ cùng với ĐBSCL làm ra 17-18 triệu tấn lúa, xuất khẩu trên 4,5 triệu tấn gạo, góp phần đưa Việt Nam lên vị thế của một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giớ

Trang 1

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA GẠO TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

CHƯƠNG I GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Thời gian qua, sản xuất nông sản hàng hóa của ĐBSCL cũng như của Cần Thơ

đã có nhiều đổi mới, tiến bộ nhưng nhìn chung vẫn chưa thoát ra khỏi tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, giá thành sản xuất cao, lợi nhuận thấp Hằng năm, Tp Cần Thơ cùng với ĐBSCL làm ra 17-18 triệu tấn lúa, xuất khẩu trên 4,5 triệu tấn gạo, góp phần đưa Việt Nam lên vị thế của một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nhưng điều vẫn làm cho chúng ta băn khoăn là việc quản lý chuỗi giá trị gạo của

Tp Cần Thơ cũng như của khu vực ĐBSCL còn nhiều hạn chế nên giá thành hạt gạo làm ra còn kém sức cạnh tranh, đây chính là một trong những thách thức lớn khi các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu gạo ra nước ngoài và cũng là “cơ hội” cho gạo của nước ngoài vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO

Trên chặng đường cùng với cả nước phấn đấu thực hiện thành công mục tiêu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tp Cần Thơ đã và đang sắp xếp lại cơ cấu sản xuất nhằm phấn đấu đến năm 2010 sẽ trở thành đô thị loại I và đến năm 2020 Tp Cần Thơ

sẽ trở thành thành phố công nghiệp Tuy nhiên, xét trên điều kiện thực tế của Cần Thơthì hành trang để Cần Thơ tiến vào mặt trận công nghiệp hóa, hiện đại hóa vẫn là những thế mạnh sẵn có về nông nghiệp Hay nói cách khác, dù cơ cấu kinh tế của CầnThơ cần thiết phải có sự điều chỉnh vì những mục tiêu lâu dài, nhưng trong những năm trước mắt thì lúa gạo vẫn là ngành sản xuất chủ lực của Cần Thơ, vẫn tiếp tục giữ

vị trí then chốt trong cơ cấu kinh tế của địa phương, là một trong những ngành hàng chiến lược, duy trì mức đóng góp ổn định vào sự tăng trưởng GDP của Tp Cần Thơ cũng như khu vực ĐBSCL

Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “phân tích chuỗi giá trị gạo của Tp Cần Thơ” không chỉ giúp cho các nhà quản lý có điều kiện nhìn lại vấn đề quản lý chuỗi giá trị gạo của địa phương trong thời gian vừa qua, mà nó còn là sự quan tâm, thể hiện lòng biết ơn với những người một nắng hai sương làm ra hạt gạo nuôi sống chúng ta

1.2 Sự cần thiết phải nghiên cứu

Trong nhiều năm qua, người trồng lúa của ĐBSCL nói chung và của Tp Cần Thơ nói riêng luôn đối diện với thực tế không kém phần nghịch lý là: nghề trồng lúa

Trang 2

từ bao đời nay đã góp phần không nhỏ trong việc mang lại sự no ấm cho mọi người nhưng cuộc sống của chính bản thân người trồng lúa thì không phải ai cũng đều no ấm

mà phần đông trong số họ vẫn còn luẩn quẩn trong sự đói nghèo Vì vậy, phân tích chuỗi giá trị gạo của Tp Cần Thơ để thấy được quá trình vận hành của chuỗi, đánh giá được vai trò, chức năng của từng tác nhân trong chuỗi, từ đó giúp chúng ta phát hiện

ra những nhân tố kém hiệu quả ở một khâu nào đó trên chuỗi, đã làm ảnh hưởng trực tiếp lên chính hiệu quả của khâu đó hoặc có thể tác động lên hiệu quả của các khâu khác và đưa ra những giải pháp khắc phục nhằm góp phần cải thiện giá trị gia tăng, từng bước nâng cao lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm gạo của Tp Cần Thơ

Mặt khác, những công cụ (kỹ thuật) phân tích chuỗi giá trị còn giúp cho người nghiên cứu cũng như những nhà quản trị định lượng được các yếu tố về giá trị, chi phí

và lợi ích của từng khâu qua các mối liên kết trong chuỗi, từ đó có những nhận định

về tính phù hợp của chuỗi như giá bán, cơ cấu chí phí, giá trị gia tăng thuần và việc phân bổ lợi ích của từng khâu nhằm kiểm soát tốt hơn sự vận hành của chuỗi

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

1.3.1 Mục tiêu chung

Phân tích chuỗi giá trị gạo của Tp Cần Thơ thông qua việc phân tích giá bán,chi phí, lợi nhuận (giá trị gia tăng thuần) trong từng khâu cũng như hiệu quả chungcủa các khâu trong chuỗi, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệuquả sản xuất, lợi thế cạnh tranh, giá trị gia tăng và đặc biệt là nâng cao thu nhập củangười nông dân

1.3.2 Mục tiêu cụ thể

● Phân tích các yếu tố chi phí đầu vào, giá bán và thu nhập của người trồnglúa, từ đó giúp chúng ta xác định được đâu là lợi ích của nông dân và giá trị gia tăngcủa sản phẩm được tạo ra thế nào trong khâusản xuất

● Phân tích doanh thu, cơ cấu chi phí và hiệu quả sản xuất của các tác nhâncòn lại trên chuỗi giá trị gạo (thương lái, nhà chế biến & phân phối, nhà bán lẻ) để sosánh mức độ giá trị gia tăng được tạo ra, lợi ích của các tác nhân trong chuỗi và hiệuquả hoạt động của toàn chuỗi

● Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần kiểm soát tốt hơn về các yếu tố chi phíđầu vào, giá bán, cải thiện thu nhập cho người trồng lúa để việc sản xuất lúa ngàymột hiệu quả hơn, chất lượng cao hơn và có giá thành cạnh tranh

1.4 Câu hỏi nghiên cứu

(1) Những vấn đề chính trong chuỗi giá trị gạo là gì? Giá trị tăng thêm củanhà nông và những tác nhân khác trong chuỗi được phân bố như thế nào?

(2) Cơ cấu giá thành sản xuất lúa gạo của Cần Thơ được tính toán ra sao?Hiệu quả sản xuất (lợi nhuận) của nhà nông, của thương lái, của nhà chế biến và phânphối, của nhà bán lẻ hiện nay?

Trang 3

(3) Các giải pháp nào để góp phần tiết giảm các yếu tố chi phí đầu vào, nângcao giá trị gia tăng, hiệu quả sản xuất, lợi thế cạnh tranh, thu nhập của người trồnglúa cũng như của toàn chuỗi trong tương lai.

1.5 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

1.5.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu

Phân tích chuỗi giá trị gạo là một đề tài nghiên cứu khá phức tạp, cần phảiphân tích đầy đủ các nhân tố doanh thu, chi phí và lợi ích của (i) chuỗi giá trị nhàcung cấp đầu vào, (ii) chuỗi giá trị nhà nông, (iii) chuỗi giá trị thuộc kênh thị trường

và (iv) chuỗi giá trị khách hàng Tuy nhiên, do gặp những hạn chế nhất định về mặtthời gian và điều kiện nghiên cứu nên đề tài này chỉ cố gắng tập trung phân tích cácyếu tố Doanh thu, chi phí, lợi ích (giá trị gia tăng thuần) của nhà nông trong mối liên

hệ với thương lái, nhà chế biến và phân phối, nhà bán lẻ

1.5.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

● Thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu của đề tài khảo sát dựa trên số liệu của các năm 2005,

2006, 2007 và một phần của năm 2008 Tuy nhiên, do tình hình sản xuất và phânphối từ năm 2007 trở đi có khoảng cách khá xa so với năm 2005 và 2006 do giá cácyếu tố chi phí đầu vào tăng cao, giá lúa gạo trên thị trường cũng có nhiều biến đổi…nên đề tài tập trung nghiên cứu ở mốc thời gian cuối năm 2007 và 06 tháng đầu năm

2008 Ngoài ra, đề tài cũng có quan tâm đến một số diễn biến thực tế về tình hình sảnxuất và tiêu thụ lúa gạo gần đây, nên cũng tham khảo thêm số liệu gần nhất của năm

2008 để minh hoạ thêm, nhằm giúp cho đề tài sinh động và phù hợp với thực tế hơn

Thời gian chuẩn bị và hoàn thành đề tài: 06 (sáu) tháng

Trong đó:

-Thu thập số liệu sơ cấp: 03 tháng (02 tháng chuẩn bị và thiết kế bảng câu hỏi

và tổ chức phỏng vấn; 01 tháng tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu)

-Thu thập số liệu thứ cấp: 01 tháng

-Hoàn thiện đề tài: 02 tháng

● Địa bàn nghiên cứu

Tp Cần Thơ hiện đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa để phấnđấu trở thành đô thị loại I và thành phố công nghiệp trong tương lai nên định hướngphát triển và vấn đề xác định tỉ trọng cơ cấu kinh tế giữa các địa phương trong thànhphố cũng được xét trên những thế mạnh và tiềm năng của từng địa phương Bên cạnhmột số quận có ưu thế về lĩnh vực công thương, dịch vụ và đang trên đường đô thịhóa (như các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng) thì cũng còn một số quận,huyện ngoại thành vẫn tiếp tục duy trì thế mạnh về nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa

Để kết quả nghiên cứu phù hợp với thực tế và có tính đại diện cao, nên nơi được chọn

để thực hiện đề tài nghiên cứu là địa bàn các quận, huyện Ô Môn, Cờ Đỏ, Thốt Nốt

và Vĩnh Thạnh thuộc Tp Cần Thơ

Lý do của việc lựa chọn địa bàn nghiên cứu

Trang 4

● Xét về điều kiện địa lý thì 04 quận, huyện được chọn làm địa bàn nghiêncứu có ưu thế về diện tích tự nhiên cũng như diện tích trồng lúa (Ô Môn 12.557 ha,

Cờ Đỏ 40.256 ha, Thốt Nốt 17.110 ha và Vĩnh Thạnh 41.032 ha), cao hơn nhiều sovới các quận, huyện khác của Cần Thơ

● Những địa phương trên có điều kiện về thổ nhưỡng và điều kiện sản xuất,canh tác khá tương đồng so với những địa phương khác của Tp Cần Thơ; là nhữngnơi có thành tích sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh trong nhiều năm qua, đónggóp đáng kể vào sản lượng gạo phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu của

Tp Cần Thơ

1.5.3 Đối tượng nghiên cứu

● Người trồng lúa (nông dân) trên địa bàn Tp Cần Thơ Trong đó, nông dânđược chọn để tiến hành khảo sát, lấy mẫu là nông dân đang cư ngụ và sản xuất cácquận, huyện Ô Môn, Cờ Đỏ, Thốt Nốt và Vĩnh Thạnh

● Các cơ sở thu mua lúa (thương lái); các doanh nghiệp xay xát, chế biến vàphân phối gạo; các nhà bán lẻ trên địa bàn nghiên cứu

● Một số các chính sách hiện hành của Nhà nước có liên quan đến việc sảnxuất, chế biến và phân phối lúa gạo

1.6 Kết quả mong đợi

● Thấy được những nhân tố thuận lợi và khó khăn của người nông dân để làm

ra hạt lúa, đánh giá việc kiểm soát cơ cấu chi phí và hiệu quả sản xuất của nhà nôngtrong mối quan hệ với các tác nhân khác trong chuỗi giá trị

● Xác định được đâu là lợi ích mà nhà nông được thụ hưởng, lý giải nhữngnguyên nhân cơ bản vì sao nông nghiệp Việt Nam không ngừng phát triển nhưngcuộc sống của phần lớn bộ phận nông dân vẫn còn nghèo Từ đó, cho thấy cần thiếtphải có sự dung hòa lợi ích giữa người trồng lúa (sản xuất) với các hoạt động thươnglái, xay xát chế biến và phân phối, bán lẻ gạo để đảm bảo yếu tố bền vững cho việcphát triển ngành hàng lúa gạo nói chung và của Tp Cần Thơ nói riêng

● Nêu ra được những giải pháp tích cực, có tính khả thi nhằm góp phần ổnđịnh các yếu tố chi phí đầu vào, điều chỉnh hợp lý giá mua lúa cho nông dân, cảithiện thu nhập cho người trồng lúa, đảm bảo sản xuất lúa có hiệu quả, đạt chất lượngcao và có giá thành cạnh tranh

1.7 Đối tượng thụ hưởng

● Các nhà cung ứng các yếu tố chi phí đầu vào cho nông dân

● Người trồng lúa của Tp Cần Thơ và khu vực ĐBSCL

● Thương lái thu mua lúa

● Doanh nghiệp chế biến và phân phối sản phẩm gạo (nội địa và xuất khẩu)

● Các nhà tạo lập chính sách các cấp

1.8 Các nghiên cứu trong và ngoài nước

1.8.1 Nghiên cứu trong nước

Trang 5

Hiện nay có khá nhiều đề tài và công trình nghiên cứu có liên quan đến ngànhhàng gạo của ĐBSCL, của Việt Nam Tuy nhiên, phần lớn những nội dung nghiêncứu của các đề tài là nhằm mục đích hình thành và phát triển những vùng trồng lúacao sản; ứng dụng công nghệ lai tạo nhằm cho ra nhiều giống lúa mới giải quyết vấn

đề năng suất và chất lượng gạo của Việt Nam, nâng tính cạnh tranh trong xuất khẩu(như nghiên cứu về lúa gạo cao sản, gạo thơm ở Long An, gạo năng suất cao ở AnGiang và Trà Vinh…), chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về chuỗi giá trị gạo, đặc biệt

là chuỗi giá trị gạo tại Tp Cần Thơ

1.8.2 Nghiên cứu ở nước ngoài

Trong thời gian qua, Việt Nam luôn được bạn bè quốc tế đánh giá cao về thành tựu phát triển kinh tế nói chung và lĩnh vực nông nghiệp nói riêng Trước sự kiện ViệtNam vượt qua Mỹ trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 trên thế giới (sau Thái Lan); đứng thứ 1 về xuất khẩu hồ tiêu; đứng thứ 2 về xuất khẩu cà phê (sau Brazil)… ngày càng có nhiều đề tài nghiên cứu quốc tế liên quan đến nông sản Việt Nam, trong đó có

đề tài “Kết nối người nghèo với chuỗi giá trị gạo” của nhóm nghiên cứu thuộc công ty

tư vấn nông phẩm quốc tế (ACI) và một số đề tài khác có liên quan đến lúa gạo do tổ chức nông lương liên hiệp quốc (FAO) tài trợ như: Nghiên cứu về bộ gien trong cây lúa và triển vọng của tác giả Nguyễn Văn Tuấn; nghiên cứu tìm hiểu cơ cấu tổ chức của hệ thống di truyền trong cây lúa của hai nhóm nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu

di truyền Bắc Kinh (Beijing genomic institute, viết tắt BGI) và Công ty sinh học Syngenta (San Diego – Mỹ)

Trang 6

CHƯƠNG II CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở phương pháp luận

2.1.1 Khái niệm về phân tích chuỗi giá trị

Ý tưởng về chuỗi giá trị hoàn toàn mang tính trực giác Chuỗi giá trị của mộtsản phẩm là hàng loạt những hoạt động cần thiết để tạo ra một sản phẩm (hoặc mộtdịch vụ) bắt đầu từ việc hình thành ý tưởng, thông qua những giai đoạn sản xuấtkhác nhau, cho tới khâu phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏsau khi đã sử dụng (Kaplinsky 1999, trang 121; Kaplinsky và Morris 2001, trang 4)

● Theo nghĩa hẹp, một chuỗi giá trị gồm một loạt các hoạt động thực hiệntrong một Công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định Các hoạt động này có thểgồm có: Giai đoạn xây dựng khái niệm và thiết kế, quá trình mua vật tư đầu vào, sảnxuất, tiếp thị và phân phối, thực hiện các dịch vụ hậu mãi… Tất cả những hoạt độngnày tạo thành một “chuỗi” kết nối người sản xuất với người tiêu dùng Mặt khác, mỗihoạt động trên chuỗi còn có khả năng bổ sung giá trị cho thành phẩm cuối cùng

● Theo nghĩa rộng, chuỗi giá trị là một phức hợp những hoạt động do nhiềungười tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến, thươngnhân, người cung cấp dịch vụ…) để biến từ một nguyên liệu thô trải qua các quá trìnhsản xuất trở thành một thành phẩm đem bán được và tổ chức đưa nó (phân phối) đếntận tay người tiêu dùng

Chuỗi giá trị rộng bắt đầu từ quá trình sản xuất nguyên liệu thô, sau đó chuyểndịch theo các mối liên kết với các doanh nghiệp khác nhau (trong kinh doanh, lắp ráp,chế biến…) Đặc biệt, cách tiếp cận theo nghĩa rộng, không xem xét các hoạt động domột doanh nghiệp duy nhất tiến hành, mà nó phải được xem xét cả các mối liên kếtngược và xuôi cho đến khi nguyên liệu thô được sản xuất, được kết nối với người tiêudùng cuối cùng

Khái niệm chuỗi giá trị còn bao hàm cả các vấn đề về tổ chức và điều phối,các chiến lược và quan hệ quyền lực của những người tham gia khác nhau trongchuỗi Việc tiến hành phân tích chuỗi giá trị đòi hỏi phải có một phương pháp tiếpcận thấu đáo về những gì đang diễn ra giữa những người tham gia trong chuỗi, những

gì liên kết họ với nhau, những thông tin nào được chia sẻ, quan hệ giữa họ hình thành

và phát triển như thế nào…

Ngoài ra, chuỗi giá trị còn gắn liền với khái niệm về quản trị vô cùng quantrọng, nhất là đối với những nhà nghiên cứu quan tâm đến các khía cạnh xã hội vàmôi trường trong phân tích chuỗi giá trị Việc thiết lập hoặc hình thành các chuỗi giátrị có thể gây sức ép đến nguồn tài nguyên thiên nhiên (nước, đất đai), có thể làmthoái hóa đất, mất đa dạng sinh học hoặc gây ô nhiễm Thêm vào đó, sự phát triểncủa chuỗi giá trị có thể ảnh hưởng đến các mối ràng buộc xã hội và tiêu chuẩn truyềnthống Những vấn đề này liên quan nhiều đến các chuỗi giá trị nông nghiệp, vì cácchuỗi giá trị nông nghiệp thường phụ thuộc chủ yếu vào việc sử dụng các nguồn tàinguyên

Trang 7

Có nhiều định nghĩa về chuỗi giá trị theo từng cách tiếp cận khác nhau, nhưngnhìn chung chuỗi giá trị có 03 luồng khái niệm và nghiên cứu chính như sau:

● Phương pháp Filière (chuỗi, mạch)

Phương pháp filière gồm có nhiều trường phái tư duy và truyền thống nghiêncứu khác nhau Khởi đầu, phương pháp này được dùng để phân tích hệ thống nôngnghiệp của các nước đang phát triển trong hệ thống thuộc địa của Pháp Phân tíchchuỗi, chủ yếu là làm công cụ để nghiên cứu cách thức mà các hệ thống sản xuấtnông nghiệp (cao su, bông , cà phê, dừa…) được tổ chức trong bối cảnh của các nướcđang phát triển Trong bối cảnh này, khung filière chú trọng đặc biệt đến cách các hệthống sản xuất địa phương được kết nối với công nghiệp chế biến, thương mại, xuấtkhẩu và khâu tiêu dùng cuối cùng

Do đó, khái niệm chuỗi (filière) được nhận thức chủ yếu bằng kinh nghiệmthực tế và được sử dụng để lập sơ đồ dòng chuyển động của hàng hóa và xác địnhnhững người tham gia vào các hoạt động Tính hợp lý của chuỗi (filière) cũng tương

tự như khái niệm rộng về chuỗi giá trị (đã trình bày ở trên) Tuy nhiên, khái niệmchuỗi chủ yếu tập trung vào các vấn đề của các mối quan hệ vật chất và kỹ thuật đượctóm tắt trong sơ đồ dòng chảy của các hàng hóa và sơ đồ mối quan hệ chuyển đổi

Phương pháp chuỗi có 02 luồng và có một số điểm chung so với phân tíchchuỗi giá trị:

-Việc đánh giá chuỗi về mặt kinh tế và tài chính (được trình bày trong Duruflé,Fabre và Yung, 1988 và được sử dụng trong một số dự án phát triển do Pháp tài trợtrong thập niên 80 & 90) chú trọng vào vấn đề tạo thu nhập và phân phối trong chuỗihàng hóa và phân tách các khoản chi phí, thu nhập giữa kinh doanh nội địa và quốc tếnhằm phân tích sự ảnh hưởng của chuỗi đến nền kinh tế quốc dân và sự đóng góp của

nó vào GDP theo “phương pháp ảnh hưởng” (“Methode des effets”)

-Phân tích có tính chất chú trọng vào chiến lược của phương pháp chuỗi, được

sử dụng nhiều nhất ở trường Đại học Paris – Nanterre, một số viện nghiên cứu nhưCIRAD và INRA, các tổ chức phi chính phủ như IRAM (về phát triển nông nghiệp),nghiên cứu một cách có hệ thống sự tác động lẫn nhau của các mục tiêu, các cản trở

và kết quả của mỗi bên có liên quan trong chuỗi; các chiến lược cá nhân và tập thểcũng như các hình thái qui định mà Hugon (1985) đã xác định là có 04 loại liên quanđến chuỗi hàng hóa ở Châu Phi được phân tích gồm qui định trong nước, qui định vềthị trường, qui định của nhà nước và qui định kinh doanh nông nghiệp quốc tế.Moustier và Leplaideur (1989) đã đưa ra một khung phân tích về tổ chức chuỗi hànghóa (lập sơ đồ, các chiến lược cá nhân và tập thể, hiệu suất về mặt giá cả và tạo thunhập, vấn đề chuyên môn hóa của nông dân, thương nhân ngành thực phẩm so vớichiến lược đa dạng hóa

● Khung phân tích của Porter

Luồng nghiên cứu thứ 2 có liên quan đến công trình của Porter (1985) về cáclợi thế cạnh tranh Michael Porter đã dùng khung phân tích chuỗi giá trị để đánh giáxem một công ty nên tự định vị mình như thế nào trên thị trường và trong mối quan

hệ với các nhà cung cấp, khách hàng và các đối thủ cạnh tranh khác Trong đó, ýtưởng về lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp được ông tóm tắt như sau: Một

Trang 8

Công ty có thể cung cấp cho khách hàng một mặt hàng (hoặc dịch vụ) có giá trị tươngđương với đối thủ cạnh tranh của mình nhưng với chi phí thấp hơn (chiến lược giảmchi phí) Hoặc, làm thế nào để một doanh nghiệp có thể sản xuất một mặt hàng màkhách hàng chấp nhận mua với giá cao hơn (chiến lược tạo sự khác biệt)…

Trong bối cảnh này, khái niệm chuỗi giá trị được sử dụng như một khung kháiniệm mà các doanh nghiệp có thể dùng để tìm ra các nguồn lợi thế cạnh tranh (thực tế

và tiềm năng) của mình Đặc biệt, Porter còn lập luận rằng các nguồn lợi thế cạnhtranh không thể tìm ra nếu nhìn vào Công ty như một tổng thể Một Công ty cần đượcphân tách thành một loạt các hoạt động và có thể tìm thấy lợi thế cạnh tranh trongmột (hoặc nhiều hơn) ở các hoạt động đó Porter phân biệt giữa các hoạt động sơ cấp,trực tiếp góp phần tăng thêm cho giá trị sản xuất hàng hoá (dịch vụ) và các hoạt động

hỗ trợ có ảnh hưởng gián tiếp đến giá trị cuối cùng của sản phẩm

Trong khung phân tích của Porter, khái niệm chuỗi giá trị không trùng với ýtưởng về chuyển đổi vật chất Porter giới thiệu ý tưởng, theo đó tính cạnh tranh củamột công ty không chỉ liên quan đến qui trình sản xuất Tính cạnh tranh của doanhnghiệp có thể phân tích bằng cách xem xét chuỗi giá trị bao gồm thiết kế sản phẩm,mua vật tư đầu vào, hậu cần (bên trong & bên ngoài), tiếp thị, bán hàng, các dịch vụhậu mãi và dịch vụ hỗ trợ (lập chiến lược, quản lý nguồn nhân lực, hoạt động nghiêncứu…)

Do vậy trong khung phân tích của Porter, khái niệm chuỗi giá trị chỉ áp dụngtrong kinh doanh Phân tích chuỗi giá trị chủ yếu nhằm hỗ trợ các hoạt động quản lý,điều hành đưa ra các quyết định mang tính chiến lược

Sơ đồ 01: Mô tả chuỗi cung ứng sản phẩm (M Porter, 1985)

Organizations Value Chain

Supplier Value Chains

Channel Value Chains CustomerValue Chains

Sơ đồ 02: Mô tả chuỗi giá trị (M Porter, 1985)

Nhà cung ứng

đầu vào

dùng

Trang 9

● Phương pháp tiếp cận toàn cầu

Gần đây, khái niệm chuỗi giá trị còn được áp dụng để phân tích vấn đề toàncầu hóa (Gereffi and Kozeniewicz 1994; Kaplinsky 1999) Theo đó, các nhà nghiêncứu dùng khung phân tích chuỗi giá trị để tìm hiểu cách thức mà các Công ty, cácquốc gia hội nhập toàn cầu đánh giá về các yếu tố quyết định liên quan đến việc phânphối và thu nhập toàn cầu Phân tích chuỗi giá trị còn giúp làm sáng tỏ việc các Công

ty, quốc gia và vùng lãnh thổ được kết nối với nền kinh tế toàn cầu như thế nào

Tương tự, theo cách tiếp cận liên kết chuỗi giá trị (ValueLinks) của GTZ(Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit – Đức) chuỗi giá trị là mộtloạt các hoạt động kinh doanh (hay chức năng) có quan hệ với nhau, từ việc cung cấpcác giá trị đầu vào cụ thể cho một sản phẩm nào đó, đến sơ chế, chuyển đổi,marketing, cuối cùng là bán sản phẩm đó cho người tiêu dùng Hay chuỗi giá trị làmột loạt quá trình mà các doanh nghiệp (nhà vận hành) thực hiện các chức năng chủyếu của mình để sản xuất, chế biến, và phân phối một sản phẩm cụ thể nào đó Cácdoanh nghiệp kết nối với nhau bằng một loạt các giao dịch sản xuất và kinh doanh,trong đó sản phẩm được chuyển từ tay nhà sản xuất, sơ chế ban đầu đến tay người tiêudùng cuối cùng Theo thứ tự các chức năng và các nhà vận hành, chuỗi giá trị sẽ baogồm một loạt các đường dẫn trong chuỗi (hay còn gọi là khâu)

Sơ đồ 03: Sơ đồ chuỗi giá trị (ValueLinks-GTZ, 2007)

Kết hợp với cách tiếp cận ValueLinks của GTZ, ngân hàng Phát Triển Châu Ácòn giới thiệu cuốn sổ tay thực hành phân tích chuỗi giá trị với tựa đề “Để chuỗi giátrị hiệu quả hơn cho người nghèo“ hay “ Nâng cao hiệu quả thị trường cho ngườinghèo“ (M4P) Đây là cách tiếp cận rất phù hợp để nghiên cứu các sản phẩm nôngnghiệp, nhất là những sản phẩm có liên quan đến người nghèo

Trang 10

2.1.2 Tại sao phải xem xét chuỗi giá trị?

Trong vài năm gần đây, việc phân tích chuỗi giá trị của một sản phẩm, mộtngành hàng đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Có nhiều lý do để xem xétchuỗi giá trị nhưng có thể tóm lược một vài lý do sau:

● Phân tích chuỗi giá trị được xem như là công cụ đắc lực giúp cho những nhàquản trị, người giữ vai trò quản lý trong tổ chức, doanh nghiệp xác định đâu là nhữnghoạt động chính của một Công ty, một ngành hàng, và xác định xem mỗi hoạt động

đã góp phần vào chiến lược cạnh tranh cũng như sự phát triển của Công ty, của ngànhhàng như thế nào

● Phương pháp phân tích chuỗi giá trị là một công cụ mô tả nhằm giúp chonhà quản trị kiểm soát được sự tương tác giữa những người tham gia khác nhau trongchuỗi Là một công cụ có tính mô tả nên nó có lợi thế ở chỗ buộc người phân tíchphải xem xét cả các khía cạnh vi mô và vĩ mô trong các hoạt động sản xuất và traođổi, nhằm chỉ ra được năng lực cạnh tranh của một Công ty, một ngành hàng… cóthể bị ảnh hưởng do tính không hiệu quả ở một khâu nào đó trong chuỗi giá trị

● Giúp cho nhà quản trị đo lường được hiệu quả chung của sản phẩm, củangành hàng và xác định được mức đóng góp cụ thể của từng nhân tố nằm trong chuỗi

để có cơ sở đưa ra những quyết định phù hợp

● Phân tích chuỗi giá trị có vai trò trung tâm trong việc xác định sự phân phốilợi ích của những người tham gia trong chuỗi, từ đó khuyến khích sự hợp tác giữa cácyếu tố trong chuỗi để việc phân phối lợi ích vươn tới sự công bằng, tạo ra nhiều hơngiá trị tăng thêm và nâng cao lợi thế cạnh tranh

● Giúp cho các nhà tạo lập chính sách có nguồn thông tin cần thiết để cónhững giải pháp phù hợp và không ngừng hoàn thiện chính sách vĩ mô

2.1.3 Công cụ phân tích chuỗi giá trị

Phân tích chuỗi giá trị (theo cách tiếp cận của GTZ) gồm ba bước chính:

(1) Lập sơ đồ chuỗi giá trị

Mục tiêu cơ bản của việc lập sơ đồ chuỗi giá trị:

● Giúp hình dung được các mạng lưới để hiểu hơn về sự kết nối giữa các tácnhân và các qui trình vận hành trong một chuỗi giá trị

● Thể hiện tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các tác nhân và qui trình kết nối trongchuỗi giá trị

● Cung cấp cho các bên có liên quan những hiểu biết ngoài phạm vi tham giacủa riêng họ trong chuỗi giá trị

Về mặt hình thức, lập sơ đồ chuỗi giá trị có nghĩa là xây dựng một sơ đồ có thểquan sát bằng mắt thường về hệ thống chuỗi giá trị Sơ đồ này có nhiệm vụ định dạngcác hoạt động kinh doanh (hoặc chức năng), thứ tự các nhà vận hành chuỗi, nhữngmối liên kết của họ và các nhà hỗ trợ (nếu có) nằm trong chuỗi giá trị

Trang 11

Bước đầu tiên trong việc lập sơ đồ chuỗi là xác định thị trường mà sản phẩm sẽphục vụ, nó là nơi đến cuối cùng của sản phẩm và là điểm kết thúc của sơ đồ chuỗi giátrị.

Trọng tâm của sơ đồ chuỗi giá trị là mô tả qui trình sản xuất, chế biến và phânphối sản phẩm, hoặc mô tả các hoạt động kinh doanh (chức năng) dưới dạng có thể dễdàng nhìn thấy thông qua hướng đi của các mũi tên rỗng (sơ đồ 03)

Mặt khác, sơ đồ cũng có thể mô tả chức năng của các nhóm doanh nghiệp, cácnhà vận hành chuỗi Trong đó, các nhà vận hành chuỗi được đặt chính xác dưới cácchức năng để chỉ rõ mối quan hệ tương thích giữa các giai đoạn của chuỗi và cácnhóm nhà vận hành chuỗi khác nhau Tuy nhiên, không phải lúc nào nó cũng đúng vớithực tế, bởi đôi khi các nhà vận hành giống nhau nhưng lại chịu trách nhiệm trong cảhai, thậm chí trong nhiều hơn hai giai đoạn

Quá trình xây dựng một sơ đồ chuỗi giá trị tổng thể

(a) Đầu tiên là việc xác định sản phẩm cuối cùng nhằm chỉ ra đâu là sản phẩm haydòng sản phẩm mà chuỗi giá trị đang hướng tới

(b) Xác định thị trường cuối cùng/nhóm khách hàng cuối cùng

(c) Lập danh sách các hoạt động (chức năng) đang được thực hiện để đưa sảnphẩm cuối cùng ra thị trường Danh sách các hoạt động/chức năng cần tập hợp để xâydựng nên một chuỗi bao gồm từ 4 đến không nhiều hơn 7 hoặc 8 đường liên kết chuỗi(từ giai đoạn cung cấp các yếu tố đầu vào đến hoạt động bán hàng cuối cùng)

(d) Sau khi xác lập chuỗi chức năng, chuỗi/kênh chính sẽ được xây dựng bằngcách chỉ rõ các nhà vận hành tham gia thực hiện những chức năng này Nó tạo nênmột tiến trình thực hiện được trình bày theo dạng tuyến tính từ giai đoạn này sang giaiđoạn khác (không có mũi tên rẽ trái hay rẽ phải) Các kênh thứ cấp (nếu có) sẽ đượcthiết kế sau đó và cũng phải được dựa trên kênh chính này

(e) Cần lưu ý rằng sơ đồ chuỗi giá trị chỉ bao gồm các nhà vận hành sẽ trở thànhchủ sở hữu của sản phầm Nếu họ chuyển giao hoặc ký hợp đồng thầu phụ để cáccông ty khác đảm nhiệm những chức năng này thì họ lại trở thành “các nhà cung cấpdịch vụ vận hành” Trong trường hợp này, họ có thể xuất hiện hoặc không xuất hiệntrên sơ đồ

(f) Nếu các nhà vận hành đảm nhiệm nhiều hơn một chức năng thì chuỗi giá trị sẽ

mô tả cả hai hoặc nhiều hơn hai giai đoạn chức năng mà họ đảm nhiệm

(g) Trong trường hợp các sản phẩm xuất khấu, đường biên giới được phân đinh rõràng giữa các nhà vận hành nội địa và các nhà vận hành ở nước ngoài (GTZ trang 66,67)

Những câu hỏi thường được áp dụng trong việc lựa chọn những vấn để đưa vào

sơ đồ:

-Có những qui trình khác nhau (căn bản) nào trong chuỗi giá trị?

-Ai tham gia vào những qui trình này và họ thực tế làm những gì?

-Có những dòng sản phẩm, thông tin tri thức nào trong chuỗi giá trị?

Trang 12

-Khối lượng của sản phẩm, số lượng người tham gia, số công việc tạo ra nhưthế nào?

-Sản phẩm (dịch vụ) có xuất xứ từ đâu và quá trình dịch chuyển trong chuỗinhư thế nào?

-Giá trị có sự thay đổi như thế nào trong toàn chuỗi?

-Có những hình thức quan hệ và liên kết nào tồn tại?

-Những loại dịch vụ (kinh doanh) nào cung cấp cho chuỗi giá trị?

(2) Lượng hóa và mô tả chi tiết chuỗi giá trị

Lượng hóa và mô tả chi tiết chuỗi giá trị là xác định các con số kèm theo sơ đồ

chuỗi giá trị Đó là những con số cụ thể xác định về các chỉ tiêu chi phí, doanh thu, lợinhuận, giá trị tăng thêm của từng phân đoạn trong chuỗi Tùy theo mục đích tiếp cận

mà việc phân tích chuỗi sẽ tập trung vào những vấn đề nào là chính

Theo lý thuyết, lượng hóa sơ đồ chuỗi giá trị là một tiến trình tương đối đơn giản,

có nghĩa là thu thập số liệu và bổ sung các con số cần thiết vào các nhân tố của sơ đồchuỗi Tuy nhiên, trong thực tế việc lượng hóa sơ đồ chuỗi giá trị không đơn giản chútnào, nó phụ thuộc rất nhiều vào mức độ sẵn sàng và độ tin cậy của dữ liệu thứ cấp Do

đó, để kết quả khảo sát sử dụng được dữ liệu cần được kiểm tra chéo từ nhiều nguồnkhác nhau trước khi đưa ra các quyết định

Khi lượng hóa được các chỉ tiêu cần thiết trong chuỗi giá trị thì việc mô tả chi tiếtchuỗi giá trị sẽ đầy đủ và sinh động hơn Lúc này, đi kèm với sơ đồ liên kết là nhữngcon số, những giá trị cụ thể nên giúp cho các nhà quản trị nhìn vào sơ đồ chuỗi cũng

có thể hình dung và kiểm soát được quá trình vận hành, phát triển của chuỗi như thếnào

(3) Phân tích kinh tế chuỗi giá trị

Phân tích kinh tế đối với chuỗi giá trị là phân tích các mối quan hệ giữa các tác

nhân tham gia trong chuỗi dưới góc độ kinh tế nhằm đánh giá năng lực, hiệu suất vậnhành của chuỗi Nó bao gồm việc xác định sản lượng, chi phí, giá bán, lợi nhuận vàgiá trị gia tăng của các nhà vận hành tại các giai đoạn trong chuỗi và đưa ra nhận xétphù hợp Các thông tin phân tích kinh tế của chuỗi giá trị là một yếu tố “đầu vào”quan trọng của tiến trình quyết định các mục tiêu phát triển và chiến lược nâng cấp.Trong đó, việc kiểm soát các chi phí sản xuất là yếu tố quan trọng nhất để khẳng địnhnăng lực cạnh tranh

Phân tích kinh tế chuỗi giá trị bao gồm:

-Phân tích tình hình chi phí, cấu trúc chi phí tại mỗi giai đoạn khác nhau trongchuỗi

-Phân tích giá trị đạt được của từng nhân tố tham gia vận hành trong chuỗi giátrị

-Phân tích toàn bộ giá trị tăng thêm được tạo ra trên toàn chuỗi giá trị và tỷtrọng của giá trị tăng thêm tại các giai đoạn khác nhau trong chuỗi

Trang 13

-Phân tích năng lực của các nhà vận hành chuỗi (về qui mô, năng lực sản xuất,lợi nhuận…).

(4) Tính giá trị tăng thêm

Giá trị tăng thêm được hiểu theo nghĩa rộng là cách đo lường mức độ thịnhvượng đã được tạo ra trong nền kinh tế Theo định nghĩa được sử dụng trong hệ thống

kế toán quốc gia thì tổng giá trị gia tăng bằng với tổng giá trị thuần của tất cả các dịch

vụ và sản phẩm được sản xuất ra trong nền kinh tế phục vụ cho tiêu dùng và đầu tư(tổng sản phẩm quốc nội GDP), sau lạm phát Để tính được giá trị tăng thêm trongmột chuỗi giá trị cụ thể thì các khoản yếu tố chi phí đầu vào (nguyên vật liệu, các dịch

vụ được cung cấp…) phải được khấu trừ qua giá bán hay doanh thu của từng tác nhântrong chuỗi

Trong thực tế, để việc tính toán giá trị tăng thêm có độ chính xác cao, đảm bảođược ý nghĩa của nó thật không đơn giản chút nào bởi tính minh bạch của số liệu Đaphần các tác nhân tham gia vận hành chuỗi thường xem chi phí sản xuất và lợi nhuậncủa sản phẩm, của doanh nghiệp là “bí mật công nghệ” rất khó để các nhà nghiên cứutiếp cận Trong khi đó, việc tính toán giá trị tăng thêm phải gắn liền với chi phí sảnxuất và lợi nhuận

Thí dụ: Xét giá trị gia tăng/01 tấn lúa (qui đổi thành 625 kg gạo) của Công ty Atrên 02 tác nhân liền kề của chuỗi giá trị (thương lái => doanh nghiệp xuất khẩu)

-Giá trị đạt được của thương lái (giá bán cho DN xuất khẩu):

1.000 kg x 5.000/kg = 5.000.000 đ

-Giá trị đạt được của doanh nghiệp A (giá xuất khẩu):

01tấn lúa sau khi xay xát, chế biến cho ra 625 kg gạo Thông thường hệ số lúaqui gạo là 1,6 (tức 1,6 kg lúa sẽ cho ra 01 kg gạo trắng)

600 USD/tấn x tỷ giá 16.700 đ/USD x 0,625 = 6.262.500 đ

-Giá trị tăng thêm/01 kg gạo sẽ là: (6.262.500 đ - 5.000.000 đ)/625 kg = 2.020đ/kg (số tuyệt đối)

-Tỉ lệ giá trị tăng thêm: 125,25% (số tương đối)

Trên thực tế, doanh nghiệp xuất khẩu còn phải bỏ ra một số khoản chi phí trongquá trình tiếp nhận lúa của thương lái cho đến khi xuất được gạo cho nhà nhập khẩutheo giá FOB qua mạn tàu (chi phí bốc vác, vận chuyển, hao hụt, vô bao, thuế, phí…)gọi là chi phí gia tăng Giá trị gia tăng sẽ không còn ý nghĩa nếu như kết quả kinhdoanh cuối cùng của doanh nghiệp A bị lỗ Hay nói khác hơn là chi phí gia tăng > giátrị gia tăng mà doanh nghiệp tạo ra, dẫn đến lợi nhuận (hay giá trị gia tăng thuần)bằng 0 hoặc một số âm

Những trường hợp như vậy thường rơi và những lý do sau:

-Doanh nghiệp không minh bạch về số liệu, che giấu lợi nhuận

-Doanh nghiệp thật sự không kiểm soát tốt chi phí giá trị gia tăng

-Năng lực vận hành hạn chế, khả năng chế biến hoặc phân phối kém, không đạtsản lượng cần thiết

Trang 14

-Có thể xác định giá bán chưa phù hợp

-Những vấn đề khác liên quan đến chính sách, kỹ thuật tính toán…

Do không có điều kiện nghiên cứu chiều sâu và không tiếp cận được nguồn dữliệu chính thức nên trong phạm vi đề tài này, tác giả phân tích và tính toán giá trị giatăng theo phương pháp đơn giản, dựa trên bộ số liệu thu thập được trong quá trìnhđiều tra, khảo sát

Giá trị gia tăng = Đơn giá mua – Đơn giá bán = Lãi gộp, lợi nhuận biên

Giá trị gia tăng thuần = Giá trị gia tăng – chi phí gia tăng = Lợi nhuận

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu của đề tài được lựa chọn và áp dụng theo từng mụctiêu cụ thể đã đề ra như sau:

● Mục tiêu cụ thể 1

Dùng phương pháp phân tích thống kê mô tả, phương pháp số tương đối, sốtuyệt đối phân tích về các yếu tố chi phí đầu vào, giá bán và lợi nhuận thu được củangười trồng lúa trên chuỗi giá trị

● Mục tiêu cụ thể 2

Dùng phương pháp số tuyệt đối, số tương đối, phương pháp Cross-tab kết hợpvới thống kê mô tả để phân tích, so sánh cơ cấu chi phí, hiệu quả sản xuất và giá trịtăng thêm của các tác nhân khác trong chuỗi Sử dụng mô hình liên kết giữa chuỗigiá trị và giá trị tăng thêm để khảo sát qui trình sản xuất gạo của Tp Cần Thơ trênchuỗi cung ứng và chuỗi giá trị

● Mục tiêu cụ thể 3

Dùng phương pháp phân tích gaps (các lỗ hỏng) từ kết quả của các phân tíchtrên để nhận diện những vấn đề còn hạn chế, đồng thời đề xuất những giải pháp nhằmgóp phần cải thiện, giúp cho sự vận hành của chuỗi giá trị gạo Cần Thơ ngày càng ổnđịnh, mang lại hiệu quả cao

Ngoài ra, đề tài cũng vận dụng thêm một số phương pháp phân tích lồng ghépnhư:

Phân tích mô hình 05 lực lượng cạnh tranh của M Poter

- Cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại trong ngành

- Sức mạnh thương lượng của người mua

- Sức mạnh thương lượng của người bán

- Nguy cơ của sản phẩm thay thế

- Nguy cơ đe doạ từ các đối thủ mới nhập cuộc

Phân tích SWOT

- Phân tích điểm mạnh

- Phân tích điểm yếu

Trang 15

- Phân tích cơ hội

- Nhận diện thách thức và đối thủ cạnh tranh

Phân tích về lợi thế cạnh tranh

- Là sự sáng tạo, độc đáo trong quá trình tạo ra giá trị gia tăng

- Lợi thế cạnh tranh là “yếu tố động” liên quan đến thể chế, môi trường đểthúc đẩy thương mại và thu hút đầu tư

- Lợi thế cạnh tranh là yếu tố quyết định sự thành công của các quốc gia trongbối cảnh cạnh tranh và hội nhập

2.3 Thu thập dữ liệu

Bộ số liệu được chuẩn bị phục vụ cho quá trình thực hiện đề tài gồm có như sau:

● Số liệu thứ cấp

Thu thập từ các nguồn sau:

- Báo cáo thống kê (2005-2007) của các Phòng nông nghiệp và phát triển nôngthôn của các quận, huyện Ô Môn, Cờ Đỏ, Thốt Nốt Vĩnh Thạnh thuộc Tp Cần Thơ

- Báo cáo 2007 và 06 tháng đầu năm 2008 của Sở Nông nghiệp & phát triểnnông thôn Tp Cần Thơ

- Niên giám của Tp Cần Thơ từ năm 2005 – 2007 lưu trữ tại Cục thống kê Tpcần Thơ

- Tài liệu, hội thảo, công trình nghiên cứu của Viện nghiên cứu phát triểnĐBSCL (Đại học Cần Thơ)

- Tài liệu tham khảo của Trung tâm học liệu trường ĐHCT

- Một số trang Web có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp trên mạnginternet…

● Số liệu sơ cấp

Thu thập thông qua việc tổ chức khảo sát trên địa bàn nghiên cứu của 04 quận,huyện Ô Môn, Cờ Đỏ, Thốt Nốt và Vĩnh Thạnh theo phương thức điều tra chọn mẫu,phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp các đối tượng nghiên cứu (nông dân; thương lái;

Trang 16

Doanh nghiệp xay xát chế biến & phân phối gạo, người bán lẻ) thông qua bảng câuhỏi cấu trúc và bán cấu trúc phù hợp với từng đối tượng.

Cỡ mẫu phỏng vấn dành cho từng đối tượng tiến hành như sau:

- Đối tượng nông dân: Chọn khảo sát 108 mẫu (phân bổ theo diện tích tựnhiên) tại 04 nơi Ô Môn, Cờ Đỏ, Thốt Nốt và Vĩnh Thạnh

- Đối tượng thương lái: Tiến hành khảo sát 08 mẫu tại 04 nơi Ô Môn, Cờ Đỏ,Thốt Nốt và Vĩnh Thạnh (bình quân mỗi nơi 02 mẫu)

- Đối tượng bán lẻ nội địa: Chọn khảo sát 08 mẫu (bình quân mỗi nơi 02 mẫu)

- Đối tượng doanh nghiệp xuất khẩu: Tiến hành khảo sát được 04 doanhnghiệp kinh doanh lương thực (có hoạt động xuất khẩu gạo) đóng trên 02 huyện Cờ

Đỏ và Thốt Nốt (đối tượng này không khảo sát được nhiều vì những lý do khác nhaurất khó tiếp cận)

Trang 17

CHƯƠNG III MÔ TẢ VÙNG NGHIÊN CỨU

VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA GẠO

CỦA CẦN THƠ TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

3.1 Mô tả vùng nghiên cứu

Vùng nghiên cứu của đề tài chủ yếu là địa bàn Tp Cần Thơ, gồm các quận,huyện Ô Môn, Cờ Đỏ, Thốt Nốt và Vĩnh Thạnh Tuy nhiên, đề tài cũng có nói đếnmột vài đặc điểm của các địa phương khác thuộc ĐBSCL nhằm mục đích so sánh,trích dẫn

Khái quát về đặc điểm sinh thái, tự nhiên, văn hóa, kinh tế, tập quán sản xuất lúa của Cần Thơ

3.1.1 Đặc điểm sinh thái

Cần Thơ là vùng đất thuộc châu thổ Sông Mekong, do phù sa Sông Hậu bồiđắp Cần Thơ có địa hình tương đối thấp, bằng phẳng, có hệ thống kênh rạch chằngchịt và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều:

- Lượng mưa trung bình 1.747 mm/năm

- Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt (mùa khô từ tháng 12 đến tháng 04; mùa mưa từtháng 05 đến tháng 11)

- Nhiệt độ trung bình 27oC

có 08 đơn vị hành chính gồm: 04 quận nội thành (Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng

và Ô Môn) và 04 huyện ngoại thành (Phong Điền, Cờ Đỏ, Thốt Nốt và Vĩnh Thạnh).Cần Thơ có diện tích tự nhiên 138.959 ha Trong đó, quận Ninh Kiều 2.922 ha; quậnBình Thủy 6.878 ha; quận Cái Răng 6.253 ha; quận Ô Môn 12.557 ha; huyện PhongĐiền 11.948 ha; huyện Cờ Đỏ 40.256 ha; huyện Thốt Nốt 17.110 ha và huyện VĩnhThạnh 41.035 ha Với 84% diện tích nói trên là đất nông nghiệp, nên Cần Thơ cũng

có được những lợi thế nhất định về tài nguyên (đất đai, nguồn nước) là yếu tố khôngkém phần quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp của Cần Thơ

● Các hướng kế cận của Cần Thơ: Cần Thơ nằm cách biển Đông 60 km vềphía Tây Bắc, cách Vịnh Thái Lan 40 km về phía Đông Phía Bắc Cần Thơ giáp AnGiang; phía Nam giáp 03 tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang và Bạc Liêu; phía Tây giápKiên Giang, Bạc Liêu; phía Đông giáp Vĩnh Long và Đồng Tháp Đặc biệt, 04 địađiểm được chọn làm nơi khảo sát thực hiện đề tài là Ô Môn, Cờ Đỏ, Thốt Nốt và

Trang 18

Vĩnh Thạnh là những địa bàn trọng điểm về nông nghiệp của Cần Thơ, có hướng tiếpcận với vùng Tứ giác Long Xuyên được mệnh danh là cái rốn của vựa lúa Miền Tây,nên với đặc điểm tự nhiên này, Cần Thơ đã có được những lợi thế nhất định để trởthành vị trí quan trọng của khu vực ĐBSCL và xứng đáng với tên gọi Tây Đô.

● Về dân số, Cần Thơ có khoảng 1,112 triệu người, mật độ dân số 819người/km2 Trong đó: nam 550.334 người, nữ 570.807 người, khu vực thành thị:559.040 người, khu vực nông thôn: 562.101 người Trong số này có khoảng có696.000 người trong độ tuổi lao động (đang làm việc trong các ngành kinh tế 484.872người, nguồn dự trữ 211.176 người…) Đây cũng là nguồn lao động dồi dào, giúpCần Thơ có những điều kiện cần thiết trong phát triển kinh tế nói chung và nôngnghiệp nói riêng, đồng thời tạo ra được lợi thế so sánh cho hạt gạo Cần Thơ so vớikhu vực ĐBSCL và một số nước như Mỹ, Thái Lan

3.1.3 Đặc điểm văn hóa

● Cần Thơ là vùng đất cực nam được khai phá sau thời kỳ Trịnh - Nguyễnphân tranh nên phần lớn chịu sự ảnh hưởng của văn hóa phương Đông Cần Thơ vốn

là đất cũ của của An Giang thời Lục Tỉnh của nhà Nguyễn Khi người Pháp chiếmMiền Tây Nam Kỳ (1867) thì tỉnh An Giang bị cắt thành 6 tỉnh nhỏ: Châu Đốc, LongXuyên, Sa Đéc, Cần Thơ, Sóc Trăng và Bạc Liêu Tuy nhiên, cũng có nhiều bằngchứng cho thấy rằng cách đây hàng ngàn năm đã có một nền văn hóa cổ hiện diệntrên vùng đất này, đó là nền văn hóa Óc Eo

● Cư dân Cần Thơ gồm có 03 dân tộc chính là Kinh, Hoa và Khmer Về tôngiáo, phần lớn theo đạo Phật và thờ cúng Tổ tiên Tuy nhiên, trong thời gian giặcPháp xâm chiếm và khai thác tài nguyên trên vùng đất Lục Tỉnh Nam Kỳ, Cần Thơcũng chịu ảnh hưởng một ít bởi nền văn hóa phương Tây Dấu ấn đó ngày nay vẫncòn được lưu giữ thể hiện qua các công trình kiến trúc và sự phát triển của một số tôngiáo như Thiên Chúa, Tin Lành

Với đặc điểm văn hóa trên, chứng tỏ rằng từ rất lâu trong đời sống cộng đồngcủa cư dân Cần Thơ đã có sự giao thoa giữa các nền văn hóa Mỗi dân tộc đều cónhững đặc điểm và bản sắc văn hóa riêng nhưng có một điểm chung là đã gắn bó vớinhau bằng nghề nông từ những ngày đầu khẩn hoang, mở đất và chọn cây lúa nướclàm cây lương thực chính để nuôi sống con người

3.1.4 Đặc điểm kinh tế

● Là một Tỉnh Miền Tây, nằm trên vựa lúa lớn nhất cả nước nên thế mạnhcủa Cần Thơ vẫn là nông nghiệp Cần Thơ có 116.992 ha là đất nông nghiệp, chiếm84% diện tích đất tự nhiên Hàng năm, Cần Thơ làm ra gần 1,2 triệu tấn lúa Năngsuất bình quân 5,34 tấn/ha

● Cơ cấu kinh tế chủ yếu của Cần Thơ hiện nay là nông nghiệp, công nghiệp

và dịch vụ Năm 2005, ngành nông nghiệp Cần Thơ chiếm tỉ trọng 17,4% trong cơcấu kinh tế Đến cuối năm 2007, thành phố Cần Thơ đã giảm tỉ trọng cơ cấu nôngnghiệp xuống còn 15,2% nhưng đảm bảo mức đóng góp giá trị GDP vẫn tăng ổn địnhhằng năm Điều này, đồng nghĩa với việc trong tương lai Cần Thơ có thể từng bước

bị thu hẹp dần diện tích sản xuất nông nghiệp nhưng phải đảm bảo không làm ảnhhưởng đến các mục tiêu chung như vấn đề an ninh lương thực, mức đóng góp

Trang 19

GDP… Hay nói cách khác, Tp Cần Thơ phải có lời giải phù hợp về bài toán năngsuất và chất lượng gạo do mình làm ra.

● Sau nhiều năm trưởng thành và phát triển, ngày nay Cần Thơ là một thànhphố đồng bằng đầy năng động, có nhiều tiềm năng về công nghiệp, nông nghiệp vàphát triển các loại hình dịch vụ Cần Thơ hiện có hai khu công nghiệp lớn là KCNTrà Nóc (300 ha) và KCN Hưng Phú (975 ha), có sân bay, có cảng biển, có hệ thốnggiao thông thủy bộ khá thuận lợi và sắp tới sẽ có cầu Cần Thơ bắc qua sông Hậu…Đây chính là những điều kiện hạ tầng quan trọng góp phần giúp Cần Thơ thu hút vốnđầu tư và trở thành một thành phố công nghiệp trong tương lai

3.1.5 Đặc điểm tập quán

Phong tục tập quán của người dân Cần Thơ nói riêng và khu vực ĐBSCL nóichung chịu sự ảnh hưởng của nền văn minh lúa nước Bên cạnh sự phát triển củakhoa học kỹ thuật vẫn còn tồn tại yếu tố tâm linh trong đời sống cộng đồng Là nơi có

sự hội tụ giữa các nền tôn giáo phương Bắc và phương Tây nên ngoài các hoạt độngtín ngưỡng diễn ra trong các chùa chiền, nhà thờ… người dân còn duy trì các tập tụcthờ cúng các vị Thần như: Thần Nông, Thần Tài, Thần Táo, Thần Đất cũng như các

vị Thần thờ trong các ngôi Đình ở các làng xã mà tục truyền là được sắc phong củaVua vì đã có công với dân, với Nước Tập quán này cũng góp phần tạo nên nét riêngcho nông nghiệp ĐBSCL, đồng hành cùng người nông dân qua nhiều bước thăngtrầm của lịch sử để chống chọi với lũ lụt, thiên tai làm ra hạt gạo nuôi sống conngười

3.2 Tình hình sản xuất lúa của Cần Thơ qua các năm (2005 -2007)

3.2.1 Tình hình sản xuất lúa của ĐBSCL qua các năm (2001-2006)

Bảng 01: Diện tích sản xuất lúa của ĐBSCL qua các năm

Trang 20

12 Bạc Liêu 178.1 169.8 150.4 137.3 141.3 145.3

Nguồn: Viện lúa ĐBSCL, 2007

Ghi chú: Số liệu năm 2001,2002,2003 của tỉnh Cần Thơ là số chung của Cần Thơ và Hậu Giang

Bảng 02: Diện tích lúa Hè Thu của ĐBSCL qua các năm

Nguồn: Viện lúa ĐBSCL, 2007

Ghi chú: Số liệu năm 2001,2002,2003 của tỉnh Cần Thơ là số chung của Cần Thơ và Hậu Giang

Bảng 03: Diện tích lúa Đông Xuân của ĐBSCL qua các năm

Nguồn: Viện lúa ĐBSCL, 2007

Ghi chú: Số liệu năm 2001,2002,2003 của tỉnh Cần Thơ là số chung của Cần Thơ và Hậu Giang

Trang 21

Bảng 04: Năng suất lúa của ĐBSCL qua các năm

Nguồn: Viện lúa ĐBSCL, 2007

Bảng 5: Năng suất lúa Đông Xuân ĐBSCL qua các năm

Trang 22

Nguồn: Viện lúa ĐBSCL, 2007

Bảng 06: Năng suất lúa Hè Thu ĐBSCL qua các năm

Trang 23

3.2.2 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Cần Thơ (2005-2007)

Bảng số 07: Tình hình sản xuất lúa của Cần Thơ (2005-2007)

Biểu đồ số 01: Diện tích trồng lúa của Tp Cần Thơ (2005-2007)

Trong 02 năm 2006 và 2007 diện tích trồng lúa của Cần Thơ đã giảm 22.095

ha (9.61%) so với năm 2005 Giải thích cho vấn đề này, có một số lý do cần lưu ý nhưsau:

-Thời điểm 2005-2006 giá lúa trên thị trường rất thấp (lúa thường 2.600 -2.700đ/kg; lúa Jasmine 3.100-3.200 đ/kg) trong khi đó nông dân luôn phải đối mặt vớinhiều rủi ro hạn hán, rầy nâu, dịch bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá… nên một số hộ thựchiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giảm diện tích trồng lúa, tăng diện tích hoamàu

-Sau đợt dịch hại năm 2006, ngành nông nghiệp Cần Thơ đã khuyến cáo bà connông dân không nên sản xuất vụ 3 vì hiệu quả sản xuất của vụ này không cao, cần cóthời gian cho “đất nghỉ” để phục hồi độ mầu mỡ của đất… nên có nhiều nơi trong TpCần Thơ không sản xuất vụ 3 mà chuyển sang xen canh trồng màu (mè, bắp lai, dưahấu…) hoặc nuôi trồng thủy sản (tôm càng xanh, cá lóc, cá tra…)

-Để đạt được mục tiêu Tp Cần Thơ sẽ trở thành thành phố công nghiệp vàonăm 2020, nên Tp Cần Thơ ngoài việc củng cố mở rộng các khu công nghiệp hiện có(Trà Nóc 1, Trà Nóc 2, Hưng Phú) còn phát triển một số khu công nghiệp, đô thị mới

Trang 24

như: khu đô thị cảng – công nghiệp Cái Răng, khu công nghiệp Bình Thủy, khu đô thị

- công nghệ Ô Môn, khu đô thị - dịch vụ Thốt Nốt, khu đô thị - sinh thái PhongĐiền… Trên thực tế, những dự án, qui hoạch này có góp phần làm giảm quỹ đất nôngnghiệp của Tp Cần Thơ, nhưng Cần Thơ cũng xác định đó chính là chi phí cơ hộinhằm giúp Cần Thơ phát triển và vươn lên sau này

● Về năng suất bình quân

Năm 2006 là năm Tp Cần Thơ bị dịch hại nặng nề trên cả 03 trà lúa ĐôngXuân, Hè Thu và Thu Đông bởi bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá nên năng suất bình quângiảm so với năm 2005 là 0.19 tấn/ha (3.53%) Nhìn chung, năng suất b/q thực tế cógiảm, nhưng đây là sự cố gắng rất lớn của ngành nông nghiệp Cần Thơ cùng với sựđóng góp của khoa nông nghiệp (trường Đại học Cần Thơ) và Viện lúa ĐBSCL đã rasức cùng với nông dân dập dịch, hạn chế tổn thất do dịch hại ở mức thấp nhất

Biểu đồ số 02: Năng suất lúa b/q của Tp Cần Thơ (2005-2007)

Bước săm 2007, do rút ra được những bài học quý báu từ năm 2006 nên TpCần Thơ đã có kinh nghiệm trong việc chủ động phòng tránh (gieo sạ đồng loạt, đúngthời vụ, dùng giống kháng, hạn chế canh tác vụ 3…) nên năng suất có cải thiện đáng

kể, tăng 0.25tấn/ha (4,82%)

● Về sản lượng

Trang 25

Biểu đồ số 03: Tình hình sản lượng lúa của Tp Cần Thơ (2005-2007)

Năm 2005 là năm Cần Thơ đạt sản lượng cao nhất từ trước đến nay (1,237 triệutấn) Tuy nhiên, bước sang năm 2006, do diện tích canh tác giảm 3.1%, năng suất bìnhquân cũng giảm 3.53% nên sản lượng chung giảm 80.935 tấn (6.54%) Năm 2007 tìnhhình có khá hơn, mặc dù diện tích giảm 6,7% nhưng nhờ áp dụng các tiến bộ khoahọc kỹ thuật vào đồng ruộng nên năng suất bình quân tăng 4.82% và sản lượng chungchỉ giảm 24.499 tấn (2.12%)

Trang 26

CHƯƠNG IV PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ GẠO

CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ

4.1 Sơ đồ chuỗi giá trị gạo của Tp Cần Thơ

4.1.1 Lập sơ đồ chuỗi

Dựa vào số liệu sơ cấp và thứ cấp về hoạt động của các tác nhân trong chuỗi,

sơ đồ chuỗi giá trị gạo của Tp Cần Thơ được mô tả như sau:

Sơ đồ 02: Bản đồ chuỗi giá trị gạo Cần Thơ

& xuất khẩu gạo

Nộ

i địa Xuấtkhẩu

Các công ty, đại lý phân bón & thuốc BVTV,

các cơ sở cung cấp lúa giống

Các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng

Các phòng NN & PTNT, Sở NN & PTNT Tp Cần Thơ Hiệp hội lương thực VN

(VFA) Mạng lưới khuyến nông, chi cục BVTV các quận, huyện

Trang 27

4.1.2 Mô tả chuỗi

● Chức năng chuỗi

Qua khảo sát, nhận thấy chuỗi giá trị gạo của Tp Cần Thơ gồm có 05 chứcnăng cơ bản sau:

(1) Chức năng đầu vào: Gồm việc cung cấp lúa giống, phân bón, thuốc bảo vệ

thực vật, nhiên liệu, công cụ lao động cho nông dân

(2) Chức năng sản xuất: Chủ yếu do nông dân đảm nhận Bao gồm các hoạt

động từ khâu làm đất, gieo sạ, chăm sóc, thu hoạch đến bảo quản

(3) Chức năng thu mua: Chủ yếu tập trung vào đối tượng thương lái Đây là

chức năng trung gian nhằm mục đích tiêu thụ lúa do nông dân làm ra và “trungchuyển” nó đến các cơ sở xay xát chế biến, các công ty kinh doanh lương thực đóngtrên địa bàn

(4) Chức năng thương mại: Là các hoạt động xay xát, chế biến và phân phối

(nội địa & xuất khẩu)

(5) Chức năng tiêu dùng: Bao gồm các hoạt động bán lẻ, đưa gạo đến người

tiêu dùng hoặc xuất khẩu

Ứng với mỗi chức năng trong chuỗi có thể có một hoặc nhiều chủ thể tham giachuỗi Các chủ thể này kết nối thành một hệ thống cung ứng nối tiếp từ sản xuất đếntiêu thụ gọi là hệ thống chuỗi Tương ứng với mỗi chức năng gồm các chủ thể sau:

(1) Cơ sở cung cấp lúa giống (nguyên chủng và xác nhận); các nhà cung cấpphân bón, thuốc bảo vệ thực vật; các cửa hàng xăng dầu; cơ sở cung cấp các loại công

cụ lao động

(2) Nông dân trồng lúa hoặc các hợp tác xã nông nghiệp

(3) Thương lái, người đi thu mua lúa của nông dân

(4) Doanh nghiệp xay xát, chế biến và kinh doanh lương thực

(5) Người tiêu dùng

● Các nhà hỗ trợ và thúc đẩy chuỗi giá trị phát triển

(1) Các cơ sở cung cấp giống lúa (nguyên chủng và xác nhận), các nhà cungcấp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… bên cạnh việc cung cấp các chức năng đầu vàocho nông dân sản xuất, họ còn có thể hướng dẫn, tư vấn cho nông dân về kỹ thuật gieotrồng, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sao cho hiệu quả

(2) Mạng lưới khuyến nông, các chi cục bảo vệ thực vật, sẽ hỗ trợ cho nôngdân về kỹ thuật canh tác, hướng dẫn các biện pháp phòng trừ sâu bệnh phá hại lúa(IBM); phổ biến các biện pháp tiết giảm chi phí đầu vào, tăng lợi nhuận, tăng chấtlượng sản phẩm (03 giảm, 03 tăng); đồng thời đưa ra những khuyến cáo giúp bà connông dân phòng tránh những rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ

(3) Các phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn các quận, huyện; Sở nôngnghiệp và phát triển nông thôn Tp Cần Thơ chủ yếu hỗ trợ về chính sách thủy lợi đảmbảo nguồn nước tưới tiêu, hỗ trợ qui hoạch và định hướng sản xuất Riêng hiệp hội

Trang 28

lương thực Việt Nam (VFA) sẽ hỗ trợ cho hoạt động điều tiết thương mại, tư vấn vềchính sách xuất khẩu, can thiệp với các bộ, ngành liên quan và Chính phủ để bảo vệlợi ích chính đáng cho các thành viên của hiệp hội.

(4) Các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng là người hỗ trợ về mặttài chính cho các chủ thể từ nhà cung cấp đầu vào, sản xuất cho đến thương mại

(5) Viện lúa ĐBSCL và trường Đại học Cần Thơ là nơi nghiên cứu, ứng dụng

và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân, cho các cơ sở cung cấplúa giống; có thể đào tạo nguồn nhân lực quản lý và kỹ thuật cho cả nông dân vàdoanh nghiệp xuất khẩu

(6) Chính quyền các cấp (TW & địa phương) đóng vai trò ban hành và triểnkhai các công cụ chính sách nhằm thúc đẩy chuỗi phát triển

4.1.3 Kênh thị trường chuỗi

Qua việc thiết lập bản đồ chuỗi giá trị (sơ đồ 02), ta nhận thấy gần như chỉ có

01 kênh thị trường chính trong chuỗi giá trị gạo của Cần Thơ:

Nông dân  Thương lái (người thu mua)  cơ sở xay xát, chế biến và xuất khẩu gạo  Tiêu dùng (nội địa và xuất khẩu)

Với kênh thị trường này, sản phẩm gạo của Cần Thơ đi qua bốn chủ thể chínhtrong chuỗi

Trên thực tế vẫn có những trường hợp nông dân không bán lúa qua thương lái

mà bán trực tiếp cho các doanh nghiệp chế biến & kinh doanh lương thực Khi đó, sẽ

hộ nông dân không đủ lớn Mặt khác, cũng do tập quán lâu nay của người nông dân làngại chở sản phẩm đi xa (khó khăn về phương tiện vận chuyển, bị ép giá…) nên muốnbán tại chỗ cho thương lái

4.2 Lượng hóa chuỗi giá trị gạo của Cần Thơ

4.2.1.Phân tích quá trình sản xuất lúa của nông dân

● Một số thông tin chung

Qua khảo sát 108 nông dân (100% là nam) ở 04 quận, huyện trong địa bàn TpCần Thơ: Ô Môn (12 mẫu) , Cờ Đỏ (39 mẫu), Thốt Nốt (17 mẫu) và Vĩnh Thạnh (40

Trang 29

mẫu) với độ tuổi của các đáp viên: trẻ nhất 23 tuổi, lớn nhất 45 tuổi và tuổi trung bình

là 34 tuổi có nhận xét như sau: Trình độ văn hoá của nông dân trên địa bàn nghiêncứu phổ biến nhất là cấp II (68,50%), kế đến là cấp I (17.35%) Người có trình độ từcấp III đến đại học rất ít (cấp III: 12,30% và đại học 1.85%) vì những người có đượctrình độ này thường họ không làm nông nghiệp mà xin vào làm ở các khu công nghiệphoặc đi làm viên chức nhà nước ở các cấp huyện, xã… Từ đó nhận thấy rằng, với mặtbằng văn hóa chung của nông dân như vậy có những ảnh hưởng nhất định đến khảnăng tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp

vụ Hè Thu nhưng năng suất thường rất cao (có nơi cao gấp đôi so với vụ Hè Thu, đạt

từ 8 -10 tấn/ha)

Vụ Hè Thu thường bắt đầu từ tháng 05 âm lịch (khi có mưa) đến tháng 08 âmlịch Vụ này được đánh giá là khó khăn nhất trong năm, vì những ngày đầu gieo sạ thìhay gặp hạn hán, sâu bệnh; đến khi thu hoạch thì vào những tháng nước lũ trên sôngMekong tràn về gây hao hụt, thất thoát Năng suất của vụ Hè Thu thường thấp hơn sovới vụ Đông Xuân nhưng chi phí bỏ ra nhiều hơn

Ngoài 02 vụ lúa kể trên, nông dân Cần Thơ (chiếm khoảng 30-40%) còn ứngdụng một số giống lúa ngắn ngày để đưa vào sản xuất vụ Xuân Hè (khoảng thời gian

từ tháng giêng, tháng hai âm lịch đến tháng 05 âm lịch) ở những vùng có thể chủ độngđược nước tưới tiêu Tuy nhiên, sản xuất ở những vụ này cũng gặp nhiều khó khăn vềthời tiết và sâu bệnh, hiệu quả thấp Hiện nay, chính quyền địa phương và mạng lướikhuyến nông tích cực tuyên truyền vận động bà con nông dân không sản xuất vụ 3,cho đất nghỉ hoặc xen canh một số cây màu ngắn ngày để có thời gian khôi phục độmầu mỡ của đất

● Chi phí sản xuất

Qua khảo sát 108 mẫu tại 04 quận, huyện ÔMôn, Cờ Đỏ, Thốt Nốt và VĩnhThạnh của Tp Cần Thơ, tác giả nhận thấy để làm ra được hạt lúa người nông dân phải

bỏ ra các khoản chi phí sản xuất như sau:

Chi phí nguyên vật liệu gồm

1 Lúa giống: Sử dụng các giống lúa xác nhận, nguyên chủng (IR, OM)

2 Phân bón: Uré, DAP, NPK, SA, Kali, Lân…

3 Thuốc bảo vệ thục vật: Thuốc trừ sâu rầy, thuốc chữa bệnh cho lúa, thuốcdiệt cỏ, thuốc tăng trưởng…

4 Nhiên liệu: Dầu Diezel, dầu nhờn

5 Thuê máy bơm nước tưới tiêu: (Những hộ không có máy bơm thì thuê)

6 Thuê máy xới làm đất

Trang 30

7 Thuê máy tuốt lúa

Chi phí nhân công gồm

1 Công chăm sóc: Bao gồm gieo sạ, dặm lúa, xịt thuốc, nhổ cỏ, bón phân…

2 Công thu hoạch: Gồm cắt, gom, vận chuyển, phơi sấy, bảo quản

Lãi suất tín dụng

Qua khảo sát nhận thấy, rất ít nông dân (6.3%) sản xuất bằng vốn củachính mình tích luỹ mà hầu hết (93.7%) đều phải vay muợn ngân hàng, các tổchức tín dụng hoặc là bên ngoài để sản xuất Đối với các hộ dân tiếp cận đượcnguồn vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôngthôn (hoặc các ngân hàng thương mại khác) thì bình quân mỗi vụ lúa được vaykhoảng 10 triệu đồng/ha với lãi suất khoảng 1.2-1.5%/tháng Tuy nhiên, thực tếmức tín dụng này chưa đáp ứng đủ nhu cầu chi phí sản xuất (còn thiếu từ 04 -07triệu đồng/ha) nên nhiều nông dân buộc phải chọn giải pháp vay bên ngoàihoặc mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trả chậm với mức lãi suất từ 5-6%/tháng

Căn cứ vào cơ cấu chi phí sản xuất/một vụ lúa của nông dân và kết quả khảosát ta có bảng tính giá thành sản xuất lúa của nông dân Cần Thơ qua 03 vụ lúagần nhất như sau:

Bảng số 08: Giá thành sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2008 của Tp Cần Thơ

BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH LÚA ĐÔNG XUÂN 2008

Diệt cỏ, diệt ốc bươu vàng Chai/ha 10 70.000 700.000

Trang 31

Cắt ha 01 1.500.000 1.500.000

Nguồn: Khảo sát (2007-2008)

Bảng số 09: Giá thành sản xuất lúa vụ Hè Thu 2007 của Tp Cần Thơ

BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH LÚA XUÂN HÈ 2008

Số

4 Nhiên liệu:

Nguồn: Khảo sát 2008

Trang 32

Bảng số 10: Giá thành sản xuất lúa vụ Xuân Hè 2008 của Tp Cần Thơ

BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH LÚA HÈ THU 2007

Số

4 Nhiện liệu:

Nguồn: Khảo sát, 2007

Qua việc tính toán giá thành của 03 vụ lúa gần nhất (Hè Thu 2007, Đông Xuân

và Xuân Hè 2008) ta nhận thấy trung bình 01ha/vụ nông dân phải bỏ ra chi phí sảnxuất từ 13-17 triệu đồng Theo quan sát và kết quả thống kê, hằng năm 02 vụ Xuân Hè

và Hè Thu ở vùng ĐBSCL có chi phí sản xuất cao hơn vụ Đông Xuân Tuy nhiên, khixem xét số liệu ở bảng số 03 thì thấy chi phí sản xuất của vụ Hè Thu 2007 là12.880.000đ/ha (thấp hơn cả vụ Đông Xuân 2008 là 14.28.000đ/ha) Có tình trạng này

là do bắt đầu từ thời điểm vụ Đông Xuân 2008 đến nay, chịu ảnh hưởng của lạm phátnên giá cả thị trường tăng mạnh Đặc biệt các mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thựcvật, nhân công… có mức tăng từ 45- 70% nên chi phí sản xuất của 02 vụ Đông Xuân

và Xuân Hè 2008 bị đẩy lên, cao hơn cả vụ Hè Thu 2007

Trang 33

Để việc tính toán giá thành và hiệu quả sản xuất lúa của Cần Thơ sát với thực

tế, gắn liền với thời điểm cụ thể, người nghiên cứu không chọn cách tính cơ cấu giáthành bình quân trong 03 vụ lúa/năm mà chọn vụ Đông Xuân 2008 để làm cơ sở quansát Lý do chọn vụ Đông Xuân vì vụ lúa này từ lâu được xem là vụ thuận lợi nhấttrong năm đối với bà con nông dân, có chi phí thấp hơn nhưng năng suất thường caohơn nhiều so với các vụ khác

Từ bảng tính giá thành sản xuất của vụ Đông Xuân 2008, ta thấy tình hình cơcấu chi phí được thể hiện như sau:

-Chi phí mua lúa giống (10.5%)

-Chi phí mua phân bón các loại để bón cho lúa (29.06%)

-Chi phí thuốc bảo vệ thực vật gồm thuốc trừ sâu rầy, thuốc chữa bệnh cho lúa,thuốc diệt cỏ, diệt ốc bươu vàng (15.41%)

-Chi phí nhân công từ khâu gieo sạ, chăm sóc cho đến khi thu hoạch (24.86%)-Chi phí thuê máy xới làm đất (6.3%)

-Chi phí thuê máy tuốt lúa (6.3%)

-Chi phí thuê máy bơm nước tưới tiêu (4.2%)

-Lãi suất tín dụng (3.36%)

Ngoài ra, mỗi vụ lúa người nông dân còn có thể gánh chịu thêm một số khoảnchi phí (không đưa vào bảng tính) như: lãi suất tín dụng bên ngoài; lãi suất domua phân bón, thuốc trừ sâu trả chậm…

● Chi phí hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân

Khác với một số nước xuất khẩu gạo như Mỹ và các nước Châu Á (Ấn Độ,Miến Điện, Thái Lan…) chính phủ các nước đó hỗ trợ cho người trồng lúa bằng cáchphát tiền trực tiếp hoặc hỗ trợ thông qua chính sách giá… ở Việt Nam nói chung vàCần Thơ nói riêng Nhà nước không hỗ trợ cho nông dân bằng các hình thức trên vìthận trọng, tránh phải đối mặt với các vụ kiện chống bán giá gạo trong bối cảnh hộinhập và tạo ra sự ỷ lại của nông dân Để tạo điều kiện cho nông dân sản xuất hiệu quả,Nhà nước (TW & địa phương) chỉ hỗ trợ gián tiếp cho nông dân một số khoản đầu tưsau:

-Chi phí đầu tư cho thủy lợi: Hằng năm Cần Thơ được Nhà nước đầu tư hàngchục tỷ đồng để thực hiện các công trình nạo vét kênh mương phục vụ tưới tiêu, đắp

đê ngăn lũ (riêng 06 tháng đầu năm 2008 huyện Vĩnh Thạnh được ngân sách đầu tư4.5 tỷ đồng phục vụ cho 38 công trình thủy lợi)

-Chi phí khuyến nông: Ngoài chương trình khuyến nông của các nhà cung cấpđầu vào (lúa giống, phân bón, thuốc trừ sâu…) ngân sách còn phải đầu tư cho mạnglưới khuyến nông từ cấp quận, huyện trở lên với kinh phí mỗi năm hàng tỉ đồng nhằmmục đích hỗ trợ kỹ thuật, thay đổi dần tập quán sản xuất cũ cho bà con nông dân, giúp

bà con sản xuất hiệu quả hơn

-Hỗ trợ các đề án, đề tài, công trình nghiên cứu liên quan đến sản xuất lúa màđối tượng hưởng lợi trước tiên là nông dân

Trang 34

-Hỗ trợ các chương trình đào tạo cho nông dân về phương pháp phòng trừ sâubệnh tổng hợp IBM, áp dụng kỹ thuật ba giảm ba tăng…

Theo thống kê, chi ngân sách cho nông nghiệp từ năm 1997-2002 là 34,911 tỉđồng, bằng 6% tổng chi ngân sách nhà nước (ĐBSCL khoảng 2%) Trong đó, 60%dành cho thủy lợi (chủ yếu cho cây lúa), gần 10% cho lâm nghiệp, gần 7% chokhuyến nông (chủ yếu cho cây lúa), khoảng 5% cho cây ăn quả, chưa tới 2% chonghiên cứu khoa học trong nông nghiệp (nguồn: VCCI, 2007)

Bảng số 11: Giá thành sản xuất 01 kg lúa

(2008)

Xuân Hè (2008)

Hè Thu (2007)

● Khảo sát tình hình tiêu thụ lúa của nông dân

Qua khảo sát tình hình tiêu thụ lúa vụ Hè Thu 2007 và vụ Đông Xuân 2008, tathấy các hộ nông dân thường chọn giải pháp bán lúa cho thương lái ngay sau khi thuhoạch (90%) Chỉ có nông dân của 02 Nông trường Sông Hậu và Cờ Đỏ là bán lúatrực tiếp cho Nông trường (10%)

Nông dân phải bán lúa theo kênh thị trường thứ 1 (Nông dân  Thương lái

(thu mua)  Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gạo  Tiêu dùng (nội địa &

xuất khẩu) bởi các lý do sau:

-Nông dân cần tiền mặt để trang trải các khoản chi phí sản xuất đã vay mượn,trả chậm trước đó

-Nông dân không có điều kiện bảo quản sau thu hoạch (sân bãi, kho chứa).-Muốn bán trực tiếp cho doanh nghiệp xay xát, chế biến cũng rất khó vì hầu hếtnông dân đều không có phương tiện vận chuyển lớn để đưa lúa đến bán cho doanhnghiệp, một phần cũng do giống lúa sản xuất ra không đồng nhất Và một lý do khôngkém phần quan trọng khác là nhu cầu bán lúa của nông dân và nhu cầu mua lúa củadoanh nghiệp thường không gặp nhau (nông dân bán lúa khi cần tiền, doanh nghiệpmua lúa (gạo) khi có hợp đồng xuất khẩu)

Trang 35

● Khảo sát về giá bán lúa của nông dân

Bảng số 12: Giá bán 01 kg lúa của nông dân cho thương lái

Đơn vị: đồng/kg

(2008)

Xuân Hè (2008)

Hè Thu (2007)

● Khảo sát về giá trị gia tăng được tạo ra

Theo lý thuyết, ở mỗi tác nhân đều tồn tại 02 khái niệm giá trị gia tăng và giátrị gia tăng thuần

01 kg lúa của người nông dân sau khi đã khấu trừ các yếu tố chi phí đầu vào (giáthành sản xuất)

Ngày đăng: 14/01/2016, 13:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w