Với mục tiêu phân tích đặc trưng cũng như một số doanh nghiệp đã gặt hái thành côngkhi áp dụng phương pháp sản xuất tinh gọn thì nhóm chúng em xin được phép trình bày tiểu luận: “Tìm hiể
Trang 1ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH MÔN QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP
- -TIỂU LUẬN:
GIỚI THIỆU VỀ SẢN XUẤT TINH GỌN
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Đào Minh Anh
Hà Nội, tháng 4 năm 2012
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
PHẦN 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT TINH GỌN TẠI XÍ NGHIỆP MAY LONG TIẾN THUỘC CÔNG TY MAY VIỆT THỊNH 11
KẾT LUẬN 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC 25
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới và những khủng hoảngkinh tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải áp dụng các phương án hợp lí để tồn tại cũng nhưgiành lấy những vị thế tạo nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hànghóa, dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình Bên cạnh đó, quản lí chi phí và năngsuất lao động hợp lí cũng là một trong các phương thức các doanh nghiệp đang chú trọng đểcạnh tranh một cách có hiệu quả với các hãng khác Do đó các phương pháp quản trị chấtlượng đang được quan tâm cũng như phát triển mạnh mẽ một trong số đó chính là quản trịtinh gọn, hay còn được gọi là Lean Manufacturing Thực tế có khoảng 36% các doanh nghiệpsản xuất ở Mỹ đã triển khai hay đang trong quá trình triển khai lean Những thành công màphương pháp này mang lại đã tạo động lực cho sản xuất tinh gọn phát triển trên toàn thế giớinói chung và Việt Nam nói riêng
Hiện nay, may mặc đang là lĩnh vực mạnh trong áp dụng sản xuất tinh gọn May mặcTiến Long là một trong các doanh nghiệp đang đứng trước nhiều thử thách và thành công khiđưa sản xuất tinh gọn vào mô hình doanh nghiệp mình
Với mục tiêu phân tích đặc trưng cũng như một số doanh nghiệp đã gặt hái thành côngkhi áp dụng phương pháp sản xuất tinh gọn thì nhóm chúng em xin được phép trình bày tiểu
luận: “Tìm hiểu về sản xuất tinh gọn”.
Mong bài tiểu luận của nhóm em sẽ mang lại thông tin bổ ích về một trong nhữngphương pháp quản trị chât lượng hiệu quả hiện nay
Trang 4PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT TINH GỌN
1. Giới thiệu về Sản Xuất Tinh Gọn
1.1 Khái niệm về sản xuất tinh gọn
Sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing), hay còn gọi là Lean/Lean Production, là một hệ thống
các công cụ và phương pháp nhằm liên tục loại bỏ tất cả những lãng phí trong quá trình sản xuất
1.2 Mục tiêu của Lean
Lợi ích chính của hệ thống này là giảm chi phí sản xuất, tăng sản lượng và rút ngắn thời gian sảnxuất Cụ thể hơn, các mục tiêu bao gồm:
Phế phẩm và sự lãng phí: giảm phế phẩm và các lãng phí hữu hình không cần thiết.
Chu kỳ sản xuất: giảm thời gian quy trình và chu kỳ sản xuất bằng cách giảm thời gian chờ đợi
giữa các công đoạn cũng như thời gian chuẩn bị cho quy trình và thời gian chuyển đổi mẫu mãhay quy cách sản phẩm
Mức tồn kho: giảm thiêu mức hàng tồn kho ở tất cả công đoạn sản xuất, nhất là sản phẩm dở
dang giữa các công đoạn
Năng suất lao động: cải thiện năng suất lao động, bằng cách vừa giảm thời gian nhàn rỗi của
công nhân, đồng thời phải đảm bảo công nhân đạt năng suất cao nhất trong thời gian làm việc
Tận dụng thiết bị và mặt bằng: sử dụng thiết bị và mặt bằng sản xuất hiệu quả hơn bằng cách
loại bỏ các trường hợp ùn tắc và gia tăng tối đa hiệu suất sản xuất trên các thiết bị hiện có, đồngthời giảm thiểu thời gian dừng máy
Tính linh động: có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau một cách linh đọng hơn
với chi phí và thời gian chuyển đổi thấp nhất
Sản lượng: nếu có thể giảm chu lỳ sản xuất, tăng năng suất lao động, giảm thiểu ùn tắc và thời
gian dừng máy, công ty có thể gia tăng sản lượng một cách đáng kể từ cơ sở vật chất hiện có.Hầu hết các lợi ích trên đây đều dẫn đến việc giảm giá thành sản xuất - ví dụ như, việc sử dụngthiết bị và mặt bằng hiệu quả hơn dẫn đến chi phí khấu hao trên đơn vị sản phẩm sẽ thấp hơn, sửdụng lao động hiệu quả hơn sẽ dẫn đến chi phí nhân công cho mỗi đơn vị sản phẩm thấp hơn vàmức phế phẩm thấp hơn sẽ làm giảm giá vốn hàng bán
2. Các khái niện trong Lean
2.1 Việc tạo ra giá trị
Các hoạt động sản xuất có thể được chia thành ba nhóm sau đây:
Các hoạt động tạo ra giá trị tăng thêm (Value-added activities) là các hoạt động chuyển hoá
Trang 5vật tư trở thành đúng sản phẩm mà khách hàng yêu cầu.
Các hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm (Non value-added activities) là các hoạt
động không cần thiết cho việc chuyển hoá vật tư thành sản phẩm mà khách hàng yêu cầu
Các hoạt động cần thiết nhưng không tạo ra giá trị tăng thêm (Necessary non added activities) là các hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm từ quan điểm của khách hàng
value-nhưng lại cần thiết trong việc sản xuất ra sản phẩm nếu không có sự thay đổi đáng kể nào từquy trình cung cấp hay sản xuất trong hiện tại
2.2 Những loại lãng phí chính
Nguyên thủy có 7 loại lãng phí chính được xác định bởi Hệ Thống Sản Xuất Toyota (ToyotaProduction System) Tuy nhiên, danh sách này đã được điều chỉnh và mở rộng bởi nhữngngười thực hành Lean, nhìn chung bao gồm các mục sau:
Sản xuất dư thừa (Over-production) – Sản xuất dư thừa tức sản xuất nhiều hơn hay quá sớm
hơn những gì được yêu cầu một cách không cần thiết
Khuyết tật (Defects) – Bên cạnh các khuyết tật về mặt vật lý trực tiếp làm tăng chi phí hàng
bán, khuyết tật cũng bao gồm các sai sót về giấy tờ, cung cấp thông tin sai lệch về sản phẩm,giao hàng trễ, sản xuất sai quy cách, sử dụng quá nhiều nguyên vật liệu hay tạo ra phế liệukhông cần thiết
Tồn kho (Inventory) – Lãng phí về tồn kho nghĩa là dự trữ quá mức cần thiết về nguyên vật
liệu, bán thành phẩm và thành phẩm
Di chuyển (Transportation) – Di chuyển ở đây nói đến bất kỳ sự chuyển động nguyên vật
liệu nào không tạo ra giá trị tăng thêm cho sản phẩm chẳng hạn như việc vận chuyển nguyênvật liệu giữa các công đoạn sản xuất
Chờ đợi (Waiting) – Chờ đợi là thời gian công nhân hay máy móc nhàn rỗi bởi sự tắc nghẽn
hay luồng sản xuất trong xưởng thiếu hiệu quả
Thao tác (Motion) – Bất kỳ các chuyển động tay chân hay việc đi lại không cần thiết của các
công nhân không gắn liền với việc gia công sản phẩm
Sửa sai (Correction) – Sửa sai hay gia công lại, khi một việc phải được làm lại bởi vì nó
không được làm đúng trong lần đầu tiên
Gia công thừa (Over-processing) – Gia công thừa tức tiến hành nhiều công việc gia công hơn
mức khách hàng yêu cầu dưới hình thức chất lượng hay công năng của sản phẩm
Kiến thức rời rạc (Knowledge Disconnection) – Đây là trường hợp khi thông tin và kiến thức
Trang 6không có sẵn tại nơi hay vào lúc được cần đến.
3. Các công cụ và phương pháp trong Lean
3.1 Các công cụ
3.1.1 Chuẩn hóa quy trình
Chuẩn hoá quy trình có nghĩa là các quy trình và hướng dẫn sản xuất được qui định và truyền đạt
rõ ràng đến mức hết sức chi tiết nhằm tránh sự thiếu nhất quán và giả định sai về cách thức thựchiện một công việc Mục tiêu của việc chuẩn hoá là để các hoạt động sản xuất luôn được thựchiện theo một cách thống nhất, ngoại trừ trường hợp quy trình sản xuất được điều chỉnh một cách
có chủ ý
3.1.2 Truyền đạt quy trình chuẩn cho nhân viên
Các hướng dẫn công việc chuẩn không nên chỉ ở dạng văn bản mà bao gồm cả hình ảnh, cácbảng hiển thị trực quan và thậm chí cả các ví dụ Thường các nhân viên rất ít chịu đọc các tài liệuhướng dẫn sản xuất bằng văn bản nhàm chán vì vậy các bảng hiển thị trực quan và ví dụ thực tế
có hình ảnh nên được sử dụng càng nhiều càng tốt
3.1.3 Quy trình chuẩn và sự linh hoạt
Mặc dù quy trình chuẩn đòi hỏi có mức độ chi tiết cao, ở Lean Manufacturing, các hướng dẫncông việc chuẩn nên được cập nhật thường xuyên càng tốt nhằm gắn kết với các cải tiến quytrình đang diễn ra Trong thực tế, các công ty được khuyến khích tối đa hoá tốc độ cải tiến quytrình đồng nghĩa với việc cập nhật liên tục các hướng dẫn công việc chuẩn
3.1.4 Quản lý bằng công cụ trực quan
Các hệ thống quản lý bằng công cụ trực quan cho phép các công nhân của xưởng được thông tinđầy đủ về các quy trình sản xuất, tiến độ và các thông tin quan trọng khác giúp họ làm việc cóhiệu quả nhất Các bảng hiển thị lớn nói chung thường là công cụ thông tin hiệu quả hơn chocông nhân trong chuyền sản xuất so với các báo cáo và chỉ thị vì vậy nên được sử dụng càngnhiều càng tốt
Trang 7Sơ đồ chuỗi giá trị là tập hợp các phương pháp giúp thể hiện trực quan luồng sản phẩm và thôngtin qua quy trình sản xuất Mục đích của phương pháp này là xác định các hoạt động làm tănggiá trị và các hoạt động không làm tăng giá trị Sơ đồ chuỗi giá trị nên phản ánh những gì đangthực sự diễn ra hơn là những gì được mong muốn xảy ra nhờ đó các cơ hội cải tiến có thể đượcxác định.
3.2 Các phương pháp
3.2.1 Phương pháp 5S
Phương pháp 5S bao gồm một số các hướng dẫn về tổ chức nơi làm việc nhằm sắp xếp khu vựclàm việc của công nhân và tối ưu hiệu quả công việc
3.2.2 Bảo trì ngăn ngừa
Bảo trì ngăn ngừa là một loạt các công việc thường nhật, thủ tục và các bước được thực hiệnnhằm xác định và giải quyết các vấn đề tiềm tàng trước khi chúng phát sinh
3.2.3 Bảo trì sản xuất tổng thể - Total Productive Maintenance
Bảo Trì Sản Xuất Tổng Thể (TPM) là phân công công việc bảo dưỡng cơ bản thiết bị bao gồmkiểm tra, vệ sinh, bôi trơn, cân chỉnh cho công nhân sản xuất là người vận hành thiết bị TPMphân nhiệm rõ ràng trách nhiệm để công nhân chủ động và có trách nhiệm trong việc xác định,giám sát và khắc phục nguyên nhân gây ra sự cố đứng máy không cần thiết
3.2.4 Thời gian chuyển đổi
Lea nhắm tới việc giảm thiểu thời gian dừng chuyền bất hợp lý do chuẩn bị máy hay chuyển đổisản phẩm vì máy dừng là nguồn lãng phí đáng kể
3.2.5 Giảm thiểu qui mô lô sản xuất
Lean nhắm tới luồng sản phẩm di chuyển trên chuyền có quy mô lô càng nhỏ càng tốt, với điềukiện lý tưởng là luồng một sản phẩm, để bán thành phẩm giữa các công đoạn là tối thiểu Quy
mô lô sản xuất càng nhỏ sẽ giúp công đoạn trước càng có nhiều khả năng sản xuất đúng những gìđược khách hàng yêu cầu và đúng lúc khách hàng cần đến
3.2.6 Qui hoạch mặt bằng xưởng và vật tư tại nơi sử dụng
Lean nhắm tới việc giảm thiểu các di chuyển và việc vận chuyển sản phẩm giữa hai công đoạnsản xuất Tương tự, bán thành phẩm nên được giữ gần kề nơi sử dụng kế tiếp Điều này giúpgiảm thiểu các yêu cầu khiêng vác vật tư, việc thất lạc vật tư, giảm thiểu việc vật tư bị hư hỏng
Trang 8do quá trình vận chuyển gây ra và đòi hỏi tôn trọng nguyên tắc sản xuất theo mô hình pull (lôikéo).
3.2.7 Kanban
“Kanban” là hệ thống cấp đầy vật tư theo mô hình pull sử dụng các dấu hiệu tượng hình, như cácthẻ treo phân biệt bằng màu sắc, để ra hiệu cho các chuyền phía trước khi chuyền sau cần thêmvật tư Về tác dụng, Kanban là một công cụ thông tin hỗ trợ sản xuất theo mô hình pull MộtKanban có thể là một thùng rỗng, một thẻ treo, bảng hiển thị điện tử hay bất kỳ hình thức gợinhắc trực quan nào thích hợp
• Cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm, dịch vụ: Nhờ giảm thiểu tình trạng phế
phẩm và các lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào, trong đó có cả việc tăngnăng suất lao động/ hiệu suất làm việc của nhân viên thông qua giảm chờ đợi (giữa người-người;giữa người-máy móc), giảm di chuyển, giảm các thao tác thừa trong quá trình làm việc/ vậnhành Chu trình sản xuất/ cung cấp dịch vụ (cycle time) nhờ hợp lý hóa các quá trình giá tạo giátrị, cùng với việc giảm thiểu các hoạt động không gia tăng giá trị, loại bỏ lãng phí do sự chờ đợigiữa các công đoạn, rút ngắn thời gian chuẩn bị cho quá trình sản xuất (set-up time) và thời gianchuyển đổi việc sản xuất các sản phẩm khác nhau (change-over time)
• Hiệu quả tài chính: Nếu bạn giảm số lượng công việc trong tiến trình (Work-In-Process)
và thành phẩm mà bạn đang nắm giữ sau đó bạn sẽ tự động giảm hoặc tiền mặt gắn trong kho đó,giảm các khoản vay từ ngân hàng Những cải tiến hiệu quả trong sản xuất giúp doanh nghiệp sảnxuất ra nhiều sản phẩm hơn cho cùng các chi phí, nâng cao lợi nhuận của bạn
Trang 9• Tiết kiệm không gian: Với mục tiêu loại bỏ chất thải, sản xuất tinh gọn được tập trung
xung quanh bố trí không gian làm việc Bằng cách tổ chức không gian làm việc và giữ các công
cụ thích hợp trong tầm tay, sản xuất tinh gọn tiết kiệm không gian Một ví dụ về sản xuất tinhgọn là "5S", mà làm việc vào các công cụ riêng biệt và đặt vào các ngăn và các vị trí riêng biệt
để nó luôn luôn là dễ dàng để tìm thấy
4.2 Nhược điểm
• Vấn đề nhà cung ứng: Do doanh nghiệp chỉ chứa lượng hàng tồn kho nhỏ nên quá trình
sản xuất phụ thuộc chủ yếu vào các nhà cung ứng Tuy nhiên, doanh nghiệp không thể tránh khỏinhững yếu tố bất ngở như công nhân đình công, chậm trễ trong giao thông vận tải và các lỗi vềchất lượng khác Khi đó các nhà cung cấp không thể không thể hoặc không sẵn sàng để cung cấpcác bộ phận hoặc các sản phẩm theo một lịch trình chặt chẽ hơn hoặc với số lượng nhỏ hơn.Những khó khăn này cơ thể khiến các nhà cung cấp đối mặt với gánh nặng với các chi phí khôngmang lại lợi nhuận và tạo ra những căng thẳng mà cuối cùng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất
và có thể gây ra những thay đổi thường xuyên của các nhà cung cấp, hoặc thậm chí khó khăntrong việc tìm các nhà cung cấp có thể cung cấp lịch trình cần thiết ở tất cả
• Chi phí thực hiện cao: Thực hiện sản xuất tinh gọn thường có nghĩa là tháo dỡ hoàn toàn
các thiết lập nhà máy trước Khi đó doanh nghiệp phải đối mặt với các khoản nợ dài do đầu tư lạimáy móc, nhà xưởng hiệu quả và phù hợp Bên cạnh đó chi phí cũng như công sức đào tạo laođộng cũng là một gánh nặng khi áp dụng sản xuất tinh gọn Đào tạo lao động tốn nhiều thời gian
và đòi hỏi quản lý có kinh nghiệm trong quá trình sản xuất tinh gọn
• Khó khăn từ nhân viên: Quy trình sản xuất tinh gọn đòi hỏi một cuộc cải tổ hoàn toàn
của hệ thống sản xuất nên có thể gây ra căng thẳng và bị từ chối bởi các nhân viên người thíchcách làm việc cũ Hơn nữa, sản xuất tinh gọn đòi hỏi đầu vào của nhân viên liên tục kiểm soátchất lượng, một số nhân viên có thể cảm thấy áp lực hoặc không đủ tiêu chuẩn để làm Nhân viênlớn tuổi có thể thích các phương pháp trước đây và có thể gây ra cản trở những người khác trongnhóm làm việc Do đó, đòi hỏi doanh nghiệp có đội ngũ lãnh đạo hiệu quả và có năng lực doanhnghiệp phải đố mặt với một số khó khăn trong việc tìm kiếm các nhà quản lý đầy đủ với lãnh đạo
và kỹ năng thuyết phục để vượt qua kháng cự này
• Uy tín đối với khách hàng: Bởi vì quy trình sản xuất nạc phụ thuộc vào hiệu quả nhà
cung cấp, bất kỳ sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng – sản xuât và do đó, sản xuất - có thể là một
Trang 10vấn đề ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm và khách hàng Khi đó làm ảnh hưởng đến hìnhảnh doanh nghiệp cũng như sự hài lòng của khách hàng.
5. Điều kiện áp dụng Lean trong doanh nghiệp
Trước khi tiến hành xem xét áp dụng mô hình, doanh nghiệp nên chuẩn bị những điều kiện dướiđây làm cơ sở để áp dụng Lean được thành công Đó là:
- Phải có một nền văn hóa mạnh, có bản sắc
- Hiểu Lean theo cách tư duy về một triết lý sản xuất dài hạn
- Lãnh đạo phải luôn luôn cam kết, luôn luôn ủng hộ (điều này vô cùng quan trọng, vô số doanhnghiệp thất bại trong cải cách vì lãnh đạo không làm được việc này)
- Truyền đạt được về mặt nhận thức cho toàn bộ hệ thống con người Nếu không nhận được sựủng hộ của toàn bộ con người trong doanh nghiệp, việc tiến hành cải cách/cải tổ/thay đổi chắcchắn thất bại
Trang 11PHẦN 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT TINH GỌN TẠI XÍ NGHIỆP MAY LONG TIẾN THUỘC CÔNG TY MAY VIỆT THỊNH
1 Giới thiệu về Công ty May Việt Thịnh
Công Ty Cổ Phần May Việt Thịnh được thành lập vào ngày 1/1/2005 theo quyết định của Bộ
Công Nghiệp trên cơ sở khu B của Tổng Công Ty May Việt Tiến
Hiện tại, Việt Thịnh có 7 xí nghiệp thành viên đang hoạt động : xí nghiệp may Tiến Thịnh, xínghiệp may Tân Tiến, xí nghiệp may Đông Tiến, xí nghiệp may Việt Tài, xí nghiệp may LongTiến, xí nghiệp may SigB và xí nghiệp thêu Thành Việt
Sản phẩm chủ đạo là các mặt hàng : Jacket, đồ thể thao, quần âu, kaki, veston và thời trang nữ.Ngoài ra Việt Thịnh đã và đang là một chuyên gia kinh nghiệm trong việc đào tạo tay nghề maycho công nhân
Công ty bắt đầu áp dụng Lean từ đầu năm 2010 Sự khảo sát áp dụng mô hình Lean 8 NOS đượcthực hiện tại xí nghiệp may Long Tiến
2 Thực trạng ứng dụng Lean tại xí nghiệp may Long Tiến
Nhóm LAYOUT:
Trang 12STT Chi tiết công việc Công cụ ứng dụng
1 Khảo sát số liệu trước Kaizen Qui hoạch mặt bằng và
vật tư nơi sử dụng
2 Khảo sát mã hàng
3 Đo thời gian tại mỗi trạm sản xuất
Trình tự công việc chuẩn,thời gian chuẩn, cân bằng
Lập qui trình bước công việc (BCV) và ghép lao động
Ghép lao động dựa vào takt- time và năng lực thực tế
của CN, tay nghề công nhân
Sử dụng các mô hình máy để thiết kế chuyền
Xác định các thiết bị máy móc, cữ gá lắp cần sử dụng
Báo cáo cho bộ phận liên quan để có sự chuẩn bị
6
Xác định công đoạn khó, các công đoạn không thể
tách rời để làm bảng công đoạn khó (Mock- up)
hướng dẫn công nhân
Hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra chất lượng tại
nguồn
Chất lượng từ gốc haylàm đúng ngay từ đầu7
Xây dựng trình tự BCV cho tất cả các công đoạn như
khu vực kiểm hóa phải có bảng hướng dẫn phương
pháp kiểm tra và bảng nhận dạng các lỗi
Hướng dẫn và kiểm tra CN thực hiện đúng qui trình
BCV đã qui định
8
Xây dựng qui trình xử lý hàng lỗi Sử dụng các công
cụ trực quan như rổ, các bảng Mock- up
Thường xuyên kiểm tra nhắc nhở quản lý và công
nhân thực hiện đúng qui trình xử lý hàng lỗi
9 Họp công nhân triển khai các bước công việc mới
Qui định cho công nhân về dòng chảy một chi tiết Truyền đạt qui chuẩn
10 Vệ sinh sạch sẽ máy móc thiết bị, sắp xếp máy theo Bảo trì ngăn ngừa và bảo