Mục tiêu của nhà trường Tiểu học là : Đặt nền móng cho việccung cấp tri thức cho học sinh , là cơ sở hình thành con người mới với đầy đủcác kĩ năng: nghe, đọc, nói, viết thì phải thông q
Trang 1Lời cảm ơn
Lời đầu tiên, tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Phan PhươngDung Tiến sỹ - cán bộ khoa giáo dục tiểu học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành việc nghiên cứu đề tài này
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và tạo mọi điều kiện thuậnlợi của ban giam hiệu, các đồng nghiệp, các em học sinh lớp 2 B trường tiểu họcMường Nhé số 2 huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên đã giúp tôi rất nhiều trongquá trình nghiên cứu đề tài này
Do khả năng nghiên cứu của bản thân còn hạn chế nên chắc chắn đề tài nàykhông thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định Cá nhân tôi rất mong nhận được
ý kiến đóng góp, bổ sung của các thầy giáo cô giáo và các bạn đồng nghiệp để
đề tài này được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn
Thành phố Điện Biên Phủ, tháng 10 năm 2010
Sinh viên
Đoàn Vinh Quang
Trang 2MỤC LỤC
I PHẦN MỞ ĐẦU.
I.1 Lí do chọn đề tài.
I.2 Mục đích nghiên cứu
I.3 Thời gian- địa điểm.
I.4 Đóng góp mới về mặt lí luận, thực tiễn.
II PHẦN NỘI DUNG.
II.1.Chương 1:Tổng quan.
II.2.Chương 2:Nội dung vấn đề nghiên cứu
II.2.1.Cơ sở lí luận- Cơ sở thực tiễn
II.2.2.Cơ sở khoa học của việc rèn kỹ năng viết chính tả cho học sinh lớp 2
II.2.3 Nguyên tắc dạy chính tả
II.2.4 Hình thức chính tả
II.3 Chương III:Nghiên cứu chương trình SGK môn chính tả lớp 2
II.4.Chương IV: Nghiên cứu thực trạng
II.4.1 Đặc điểm của đối tượng điều tra
II.4 2.Phiếu dự giờ
II.4.3.Đề xuất biện pháp khắc phục tình trạng viết sai chính tả cho học sinh II.4.4 Dạy thực nghiệm
II.5 ChươngV Phương pháp nghiên cứu- Kết quả nghiên cứu
II.5.1.Phương pháp nghiên cứu
II.5 2.Kết qủa nghiên cứu
III/ PHẦN KẾT LUẬN
Trang 3
I PHẦN MỞ ĐẦU
I.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
1.Vị trí của môn Tiếng Việt ở Tiểu học:
Hiện nay đất nước ta đang trên đà phát triển đi lên đòi hỏi con người phải có
năng lực trí tuệ cao.Vì mục tiêu của nhà trường XHCN là đào tạo và rèn luyệnnhững con người mới phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ
Trong nhà trường Tiểu học mỗi môn học đều góp phần vào việc hình thành vàphát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách con người ViệtNam
Cùng với các môn học khác như Toán , Tự nhiên xã hội, Khoa học , Lịch sử ,nhạc , hoạ , Môn Tiếng Việt có một vị trí vô cùng quan trọng nó là tổng hợpcủa nhiều phân môn : Chính tả , luyện từ và câu , tập làm văn , tập viết , kểchuyện Tất cả các phân môn này có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qualại lẫn nhau cùng với môn học khác góp phần tạo nên những con người pháttriển toàn diện Mục tiêu của nhà trường Tiểu học là : Đặt nền móng cho việccung cấp tri thức cho học sinh , là cơ sở hình thành con người mới với đầy đủcác kĩ năng: nghe, đọc, nói, viết thì phải thông qua các môn học ở Tiểu học vàmôn Tiếng Việt chính là cái nôi cung cấp cho các em những kĩ năng trên Trong
đó kĩ năng viết là một trong 4 kĩ năng mà mỗi con người chúng ta cần phải có
mà kĩ năng viết chính là sự thể hiện trong phân môn chính tả
2 Nhiệm vụ phân môn chính tả lớp 2 ở Tiểu học :
Trong nhà trường Tiểu học nói chung ở lớp 2 nói riêng môn chính tả đảm bảođạt được những nhiệm vụ sau:
+Phối hợp với tập viết để củng cố và hoàn thiện tri thức cơ bản về hệ thốngchữ viết và hệ thống ngữ âm Tiếng việt Mối liên hệ âm – chữ cái, cấu tạo vàcách viết chữ
+ Cung cấp tri thức cơ bản về hệ thống quy tắc chuẩn, thống nhất chính tảtiếng việt, quy tắc liên kết và khu biệt khi viết các chữ, quy tắc nhận biết và thểhiện chức năng chữ viết
Trang 4+ Trang bị cho học sinh một công cụ quan trọng để học sinh học tập và giaotiếp
+ Phát triển ngôn ngữ và tư duy khoa học cho học sinh , quan hệ với tập viết,tập đọc với từ ngữ, ngữ pháp và tập làm văn góp phần bồi dưỡng tình cảm vàphẩm chất tốt đẹp qua sử dụng ngôn ngữ, tính khoa học, tính chính xác, tính cẩnthận, tính thẩm mĩ
3 Vị trí của phân môn chính tả ở lớp 2 :
Với mục tiêu cung cấp cho học sinh những hiểu biết cách thức sử dụng sửdụng Tiếng Việt như một công cụ giao tiếp và tư duy Theo mục tiêu này , họcsinh được rèn luyện các kỹ năng nghe, đọc, nói, viết, Với mục tiêu cơ bản trên,khi dạy phân môn chính tả thực chất là dạy chữ song song với phân môn tập viếtKhông phải lên lớp 2 mới rèn chính tả cho học sinh mà ngay từ lớp một học sinh
đã cần phải viết đúng chính tả cũng như phát âm đúng Học sinh phải nhận biếtcác con chữ để ghép các âm, vần , tiếng , từ với nhau Lên lớp 2, việc rèn chính
tả cho học sinh càng được trú trọng hơn vì trẻ em tiếp tục được hoàn thiện nănglực nói tiếng phổ thông cho các em là học sinh là người dân tộc vùng cao Trẻ
có biết chữ mới có phương tiện để học Tiếng Việt và các môn khoa học tựnhiên, khoa học xã hội khác Mà muốn đọc thông, viết thạo học sinh phải đượchọc chính tả nó có tính chất công cụ và có một vị trí quan trọng trong giai đoạnhọc tập đầu tiên của trẻ em
Xuất phát từ vị trí và tầm quan trọng của phân môn chính tả chính là lý do
tôi chọn đề tài : “ Rèn kỹ năng viết chính tả cho học sinh lớp 2”
I 2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :
Thông qua việc tìm hiểu nguyên nhân của việc viết sai lỗi chính tả của họcsinh để từ đó đề ra các biện pháp thích hợp để sửa chữa cho học sinh góp phầnnâng cao chất lượng hiệu quả của việc rèn luyện kĩ năng viết cho học sinh lớp
2
I 3 THỜI GIAN ,ĐỊA ĐIỂM :
Trang 5Để có biện pháp rèn kỹ năng viết chính tả cho học sinh trong lớp, ngay từ đầunăm học, tôi đã nghiên cứu và tìm hiểu làm thế nào để học sinh khắc phục đượcnhững lỗi sai trong quá trình viết để học sinh có ý thức đọc đúng, viếtđúng.Chính vì thế tôi đã dự kiến thời gian, địa điểm để nghiên cứu Cụ thể :
1 Thời gian: Từ đầu tháng 9 năm 2010
2 Địa điểm: Tại trường tiểu học Mường Nhé số 2
I.4.ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN :
I.4.1 Về mặt lí luận :
-Thực hiện đề tài vấn đề cần nghiên cứu là : Rèn kỹ năng viết chính tả cho học
sinh lớp 2
-Thông qua đề tài này, tôi muốn đóng góp những ý kiến đề xuất nhỏ về việc sửa
lỗi rèn kỹ năng viết cho học sinh.
-Đó là : Đưa ra những quy tắc chính tả hợp với chuẩn quy định
-Đưa ra những nguyên tắc kết hợp ghi nhớ hình thức chữ viết của từ và nghĩacủa từ
-Luyện tập phát âm đúng và tri giác chữ viết tự phân tích cấu tạo tiếng khó
I.4.2 Về mặt thực tiễn :
-Phù hợp với đặc điểm, lứa tuổi của học sinh tiểu học
-Phù hợp với sự nhận thức của học sinh lớp 2
-Phù hợp với sự nhận thức của học sinh người dân tộc vùng cao
-Phát triển tư duy của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong quá trìnhdạy học chính tả nhằm đảm bảo tiếp thu và vận dụng lý thuyết vào hoạt độngthực tiễn
II.PHẦN NỘI DUNG
II.1.CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
Trang 6Theo tôi hiểu tổng quan chính là những công việc cần làm thể hiện trong phầnnội dung hay là khái quát tổng thể những phần việc trong quá trình nghiên cứu
đề ra những biện pháp rèn chính tả và những ý kiến đề xuất cho đề tài mình
nghiên cứu Mục tiêu đặt ra : Cần làm gì để có biện pháp rèn kỹ năng viết chính
tả cho học sinh
Thứ nhất: Nghiên cứu kĩ nội dung chương trình sách giáo khoa
Thứ hai: Lựa chọn các dạng bài hay các hình thức chính tả ở lớp 2
Thứ ba: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc viết sai lỗi chính tả
Thứ tư : Đề ra biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh phù hợp với từng dạngbài
Thứ năm: Đưa ra những đề xuất thiết thực mang tính quy tắc để sửa lỗi chính
tả cho học sinh
*Tóm lại: Việc rèn kỹ năng viết chính tả cho học sinh giúp học sinh có kiến
thức về các quy tắc chính tả để từ đó học sinh có ý thức viết đúng
II.2 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
II.2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN – CƠ SỞ THỰC TIỄN :
II.2.1.1.Cơ sở lí luận:
Chính tả là một trong những phân môn Tiếng Việt ở Tiểu học.Theo định nghĩatrong một số từ điển, chính tả là viết đúng, hợp với chuẩn và định nghĩa quy tắc
về cách viết chuyển lời sang dạng thức viết Phân môn chính tả dạy cho học sinhtri thức và kĩ năng chính tả Nếu tập viết dạy cho học sinh cách viết, tức là hoạtđộng tạo ra chữ thì chính tả dạy cách tổ chức, kết hợp các chữ viết đúng quy ướccủa xã hội để làm thành chất liệu thực hiện hóa ngôn ngữ
Chính tả thực hiện những quy ước của xã hội đối với chữ viết đề phòng ngănngừa sự vận dụng tùy tiện vi phạm các quy ước làm trở ngại cho việc tri giácngôn ngữ trong quá trình giao tiếp chữ viết là một phát minh quan trọng củaloài người Sáng tạo ra chữ viết loài người có thêm phương tiện vật chất có tácdụng phát huy hiệu quả các chức năng của ngôn ngữ Lời nói chuyển thành vănbản viết có khả năng chuyển tải và bảo lưu mọi tư tưởng của loài người qua mọi
Trang 7thời gian và không gian trong mọi hoàn cảnh và mục đích giao tiếp Không cóchữ viết, không biết chữ và không thể hiểu chữ viết đúng chuẩn dẫn đến conngười tự hạn chế các hoạt động giao tiếp của mình Trẻ em đến tuổi đi họcthường bắt đầu quá trình học tập của mình bằng việc học chữ ở giai đoạn đầu(bậc Tiểu học), trẻ em tiếp tục được hoàn thiện năng lực nói tiếng phổ thông.Như vậy biết chữ là biết “đọc thông, viết thạo” tiếng mẹ đẻ hoặc đọc thông viếtthạo một ngôn ngữ, mà muốn đọc thông viết thạo thì trẻ em phải được học chính
tả Chính tả là một phân môn có tính chất công cụ, cung cấp cho trẻ những quytắc sử dụng hệ thống chữ viết, làm cho trẻ nắm vững quy tắc đó là hình thành kĩnăng viết( đọc và hiểu chữ viết ) thông thạo Tiếng Việt
II.2.1.2.Cơ sở thực tiễn:
-Hiện nay việc viết sai chính tả là một hiện tượng phổ biến không chỉ đối vớihọc sinh Tiểu học mà ngay cả học sinh Trung học cơ sở và Trung học phổ thôngcũng mắc phải Hầu như càng lên lớp cao thì ý thức viết đúng chính tả mất dần
đi không còn coi trọng về viết đúng hay viết đẹp nữa
- Ở Tiểu học hiện tượng học sinh viết sai lỗi chính tả rất nhiều không chỉ hẹptrong một lớp mà còn rộng ra trong một trường hay một địa phương
- Đối với lớp 2, học sinh đã được viết ở lớp một nhưng mới chỉ là những bướckhởi đầu, học sinh chưa ý thức được việc viết thế nào là đúng? thế nào là sai?Chính vì vậy mà lên lớp 2 người giáo viên cần phải lưu tâm hơn, có trách nhiệmhơn đối với chữ viết của học sinh
- Căn cứ vào tình hình thực tế ở lớp, ở trường của học sinh
- Căn cứ vào yêu cầu đổi mới về chữ viết trong nhà trường Tiểu học quy định
- Căn cứ vào mục tiêu giáo dục của nhà trường Tiểu học nhằm nâng cao chấtlượng dạy và học trong nhà trường
Như chúng ta đã biết, học sinh không viết đúng làm ảnh hưởng rất lớn đếnquá trình giao tiếp, tư duy Học sinh không thể chuyển lời nói dưới dạng văn bảnviết- vốn là một loại văn bản có khả năng chuyển đạt và bảo lưu mọi tư tưởng
Trang 8của loài người qua mọi thời gian và không gian trong mọi hoàn cảnh để đến vớimọi đối tượng sử dụng.
Vậy đối với người giáo viên Tiểu học phải biết được nguyên nhân viết sai lỗichính tả của học sinh để đề ra các biện pháp thích hợp để sửa lỗi chính tả chohọc sinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và thực hiện mục tiêucủa nhà trường Tiểu học đề ra là chỉ trên cơ sở học sinh viết đúng mới hiểu đúng
và cảm thụ bài văn, bài thơ mới hoàn thành nhiệm vụ của các môn học khác
II.2.2.CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC RÈN KỸ NĂNG VIẾT CHÍNH TẢ
CHO HỌC SINH LỚP 2
Đi tìm cơ sở khoa học của việc hướng dẫn rèn kỹ năng viết chính tả cho học
sinh lớp 2 Trước tiên phải giải đáp một câu hỏi đặt ra là: làm thế nào để có biệnpháp sửa lỗi rèn kỹ năng viết chính tả cho học sinh lớp 2 được tốt
Ngay từ lớp 1, học sinh đã bắt đầu làm quen với chữ viết song khả năng nhậnthức về quy tắc chính tả mới chỉ là bước đầu Học sinh chỉ nhận biết mặt chữ đểghép các âm thành vần, thành tiếng
-Lên lớp 2, chính tả trở thành một phân môn do đó cũng là lúc hình thành quytắc chính tả cho học sinh Viết đúng chính tả không chỉ là sự vận động của cơbắp như sự phối hợp thuần thục các ngón tay, bàn tay, cổ tay,cánh tay mà còn làthao tác trí óc của người viết
-Việc hình thành kĩ năng chính tả, khẳng định vai trò của ý thức Kĩ năng chính
tả phải có ý thức đạt tới mức độ tự động hóa một cach tự giác
-Để viết đúng chính tả cần phải cần phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân:
+Một là: do ảnh hưởng của phương ngữ, thổ ngữ
Trang 9Ở lứa tuổi này, các em phát triển theo hướng hình thành nhân cách định hình
và hoàn thiện dần con người theo hướng mục tiêu giáo dục chính vì vậy những
gì ta mang đến cho trẻ phải được chọn lọc bảo đảm sự đúng đắn và lành mạnh
có phương pháp dạy học chính tả phù hợp với tâm lý của trẻ Từ đó học sinh cóvốn kiến thức về chính tả làm cơ sở cho việc tiếp tục học tốt các lớp tiếp theo
II.2.3 NGUYÊN TẮC DẠY CHÍNH TẢ:
Chính tả Tiếng Việt là chính tả ngữ âm, sử dụng hệ thống chữ viết để ghi
âm( chữ cái La tinh) Phương tiện của chính tả ngữ âm là bộ chữ cái và các quytắc tổ hợp chữ cái- các quy tắc chính tả được lĩnh hội và vận dụng một cách tựgiác, tự động hóa và có ý thức thành kỹ năng chính tả
Các nhà ngôn ngữ và dạy ngôn ngữ thường xây dựng những hệ thống nguyêntắc chỉ đạo sự lựa chọn và áp dụng các phương pháp dạy chính tả thích hợp
Ví dụ: Các tác giả nêu 3 nguyên tắc dạy chính tả Tiếng Việt là:
a Nguyên tắc dạy chính tả theo khu vực
b Nguyên tắc kết hợp chính tả có ý thức với chính tả không có ý thức
c Nguyên tắc phối hợp giữa phương pháp tích cực với phương pháp tiêucực( xây dựng cái đúng và loai bỏ cái sai)
Nội dung của từng nguyên tắc nói trên được xác định trong một số phươngpháp cụ thể : Phương pháp dạy sát hợp với đặc điểm phát âm của các phươngngữ ; phương pháp có ý thức ; phương pháp không có ý thức ; phương pháptích cực ; phương pháp tiêu cực
Theo đó mỗi nguyên tắc trên là sự tập hợp, khái quát hóa một nhóm phươngpháp cụ thể, nhằm dạy cái đúng và ngăn ngừa viết sai chính tả về ký âm, trình
tự và biểu hiện chữ, âm tiết
Dưới đây là một số nguyên tắc( nội dung của nguyên tắc không đồng nhấtvới phương pháp) dạy chính tả:
1 Nguyên tắc dạy chính tả gắn với sự phát triển tư duy
Trang 10Phát triển tư duy học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong quá trìnhdạy học chính tả nhằm đảm bảo kết quả của việc tiếp thu và vận dụng lý thuyếtvào hoạt động thực tiễn.
Trong quá trình dạy chính tả, giáo viên thường xuyên dẫn dắt học sinh chiếmlĩnh các quy tắc chính tả và ghi nhớ để áp dụng vào việc viết văn bản bằng hệthống theo thao tác tư duy hợp lý
a Phân chia nhiệm vụ thực hiện quy tắc theo các bước cụ thể
b Lần lượt giải quyết các bước cụ thể đó theo một trình tự logíc
c.Vận dụng các kinh nghiệm thực tế vào việc giải quyết từng bước cụ thể vàgiải quyết nhiệm vụ chung
Ngoài ra, luyện tập thực hành các hình thức chính tả để củng cố kỹ năng viết
là kỹ năng thao tác tư duy khoa học cho học sinh
2 Nguyên tắc dạy chính tả hướng về dạng thức viết của hoạt động lời nói Ngôn ngữ được hiện thực hóa trong quá trình giao tiếp ở dạng thức nói và dạngthức viết Chữ viết và chính tả có liên hệ với hình thức ngữ âm và với nội dungngữ văn của văn bản
Học chữ và học viết chính tả là viết thạo tiếng nói, để có công cụ học tập, giaotiếp và để phát triển ngôn ngữ Hướng về dạng thức viết của hoạt động giao tiếpbằng ngôn ngữ sẽ kích thích hứng thú và hình thành động cơ học tập đúng đắncủa học sinh và đem lại hiệu quả thiết thực và vững chắc cho phân môn chính tả
3 Nguyên tắc dạy chính tả chú ý đến trình độ phát triển ngôn ngữ của họcsinh
4 Nguyên tắc phát triển song song dạng thức nói và dạng thức viết của ngônngữ
II.2.4 HÌNH THỨC CHÍNH TẢ
Các phương pháp dạy chính tả thường sử dụng một số hình thức chính tả, chủ
yếu là những kiểu loại bài tập và bài thực hành chính tả
Ở tiểu học có các hình thức chính tả dưới đây:
-Kiểu bài tập chép(nhìn - viết)
Trang 11-Kiểu bài chính tả nghe - ghi (nghe viết)
-Kiểu bài chính tả trí nhớ(nhớ - viết)
-Kiểu bài chính tả so sánh ( so sánh viết )
-Kiểu bài tập chính tả tổng hợp (kiểm tra- đánh giá)
Nhưng ở lớp 2 là chính tả tập chép và chính tả nghe viết
II.3 CHƯƠNG III : NGHIÊN CỨU CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA MÔN CHÍNH TẢ LỚP 2
Môn chính tả ở lớp hai mỗi tuần có 2 bài chính tả, mỗi bài học trong môt tiết Tổng hợp lại trong 2 học kì, học sinh được học 62 tiết chính tả
Ở lớp 2, phân môn chính tả gồm 62 tiết, mỗi tuần có 2 bài chính tả
* Phân biệt l/n- Bảng chữ cái
2 * Phần thưởng ( Tập chép)
* Làm việc thật là vui
* Phân biệt l/n - Bảng chữ cái
* Phân biệt ng/ ngh - ôn bảng chữ cái
3
* bạn của nai nhỏ( Tập chép)
* Gọi bạn ( Nghe viết)
* Phân biệt ng/ngh, tr /ch dấu ?/~
* Phân biệt ng/ ngh dấu ?/~
4 * Bím tóc đuôi sam( Tập chép)
* Trên chiếc bè( nghe viết)
* Phân biệt iê/yê, r /gi/d, ân /âng
* Phân biệt iê/yê,r/gi/d,ân /âng
5 * Chiếc bút mực(Tập chép) * Phân biệt ia/ya, l/n, en/eng
Trang 12* Cái trống trường em( tập chép) * Phân biệt ia/ya, l/n,en/eng
6
* Mẩu giấy vụn (tập chép)
* Ngôi trường mới (nghe viết )
* Phân biệt ai/ ay, dấu
* Phân biệt ai /ay,
uôn/uông
8
* Người mẹ hiền (tập chép)
*Bàn tay mẹ (nghe viết )
* Phân biệt ao/au, r/d/gi, uôn/ uông
* Phân biệt ao/au, r/d/gi, uôn/ uông
9 * Cân voi (nghe viết)
* Dậy sớm
10
* Ngày lễ (tập chép)
Ông và cháu (nghe viết)
* Phân biệt c/k, l/n, dấu ?/~
* Phân biệt c/k, l/n, dấu ?/~
11
* Bà và cháu (tập chép)
* Cây xoài của ông em (nghe viết)
* Phân biệt g/gh, s/x,ươn/ương
* Phân biệt g/gh, s/x,ươn/ương
12
* Sự tích cây vú sữa (nghe viết)
* Quà của bố (nghe viết )
* Phân biệt iê / yê , r / d/ gi , dấu ?/~
* Phân biệt iee / yê , r /d/gi , dấu ?/~
Trang 13* Bé Hoa (nghe viết)
* Phân biệt ai/ay, s/x, ât/ âc
* Phân biệt ai/ay, s/x ,ât /âc
16 * Con chó nhà hàng xóm (tập chép) * Phân biệt ui/uy, r/d/gi, et/ec
17 * Tìm ngọc (nghe viết )
* Gà “ tỉ tê’’ với gà
* Phân biệt ui/uy, tr/ch, et/ec
* Phân biệt ao/ au, r/d/gi, et/ec
18 * Ôn tập cuối kỳ I
19
* Chuyện bốn mùa ( tập chép)
* Thư trung thu (nhe viết)
* Phân biệt n/l , dấu ?/~
20
* Gió (nghe viết)
* Mưa bóng mây ( nghe viết)
* Phân biệt s/x , iêc/iêc
* Phân biệt s/x , iêc/ iêc
21
* Chim sơn ca và bông cúc trắng
(Tập chép)
* Sân chim (nghe viết)
* Phân biệt tr/ch, ươt/ươc
22 * Một trí khôn hơn trăm trí khôn( nghe viết)
* Cò và cuốc(nghe viết)
*Phân biệt r/d/gi, dấu ?/~
* Phân biệt r,d/gi, dấu ?/~
* Quả tim khỉ (nghe viết)
* Voi nhà (nghe viết)
* Phân biệt l/n, ươc/ươt
* Phân biệt l/n, ươc/ ươt
* Phân biệt s/x, uc/ut
* Phân biệ s/x, uc/ut
Trang 1425 * Sơn Tinh , Thuỷ Tinh (tập chép)* Bé nhìn biển (nghe viết) * Phân biệt ch/tr, dấu ?/~* Phân biệt s/x, uc/ut
26
* Vì sao cá không biết nói?
(tập chép)
*Sông hương
* phaân bieät r/d /gi, ut/ uc
* phaân bieät r/d/gi, uc/ öc
27 * Ôn tập giữa học kỳ
28
* Kho báu ( nghe viết)
* Cây dừa(nghe viết)
* Phân biệt ủa/ươ , ên/ênh
* Phân biệt s/x , in/inh,viết ho tên riêng
29 * Những quả đào* Cháu nhớ Bác Hồ * Phân biệt ch/tr, êt/ êch* Phân biệt ch/tr, êt/êch
30 * Ai ngoan sẽ được thưởng*Cháu nhớ Bác Hồ *Phân biệt ch/tr, êt/êch* Phân biệtch/tr, êt/êch
31
*Việt Nam có Bác Hồ (nghe viết)
* Cây và hoa bên lăng Bác
*Phân biệt r/d,gi dấu ?/~
*Phân biệt r/d, gi dấu ?/~
32 * Chuyện quả bầu (tập chép)* Tiếng chổi tre(nghe viết) *Phân biệt l/n, v/d*Phân biệt l/n, it/ich
33 * Bóp nát quả cam (nghe viết) * Phân biệt s /x, i/ iê
34
* Người làm đồ chơi (nghe viết)
* Đàn bê của anh Hồ Giáo (nghe viết)
*Phân biệt tr/ch, o/ô, dấu?/~
* Phân biệt tr/ch dấu?/~
35 * Ôn tập cuối kỳ II
II.4 CHƯƠNG IV: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG
II.4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA:
1 Đặc điểm của trường tiểu học Mường Nhé số 2
Trang 15- Tổng số giáo viên : gồm 40 đồng chí
+ Chữ viết của giáo viên rất đúng mẫu, một số giáo viên viết chữ rất đẹp
+ Các phương tiện đồ dùng dạy học phục vụ các dạng bài chính tả còn hạn chế.Một số giáo viên còn chưa tìm được giải pháp tích cực trong việc sửa lỗi chính
tả cho học sinh Việc chấm chữa bài cho học sinh đôi khi chưa triệt để, mặt khác
do phương pháp giảng dạy bộ môn chưa thống nhất, giáo viên chủ yếu dựa vàosách hướng dẫn, sử dụng lời nói, gợi ý đặt câu hỏi, học sinh ít hoạt động Một
số giáo viên nói còn ngọng giữa n/l hoặc khi phát âm trọng âm rơi không đúng.Giáo viễn cũng coi trọng phương pháp “lấy học sinh làm trung tâm”nhưng cònhạn chế đẫn đến tình trạng trên
2 Điều tra đối tượng cụ thể:
Tập thể học sinh lớp 2 B – Trường Tiểu học Mường Nhé số 2
- Địa bàn cư trú: Đa số học sinh cư trú tại địa bàn vùng cao
Điều tra khả năng của học sinh lớp 2B về khả năng viết qua bài: “ Bé
Hoa”SGK tiếng việt tập I
+ Tổng số 16 bài
+ Trong đó có 8 bài viết sai phụ âm đầu l/n,s/x,vần ai/ay, ât/âc
+ Với phụ âm khác: 3 em
+ Với dấu thanh có: 3 em
VD: “ đen láy” một số học sinh viết đen lái – hay “em Nụ” viết thành “em lụ” Bên cạnh đó còn một số em viết hoa tùy tiện, không theo đúng một nguyên tắcnào cả
Qua việc điều tra một số bài chính tả của học sinh qua quá trình giảng dạy
ở lớp 2B, và khi dự giờ thăm lớp tôi thấy học sinh còn sai lỗi chính tả rất nhiều
Trang 16Tôi thiết nghĩ nếu các em viết sai sẽ dẫn đến hiểu sai nội dung bài và không làmđược bài tập chính tả, vì vậy để học sinh viết đúng chính tả cần có sự quan tâmcủa giáo viên và cha mẹ học sinh
3 Thực trạng dạy chính tả cho học sinh lớp 2
Thường chính tả ở học sinh lớp 2 bài viết khoảng 60 chữ viết trong 15phút + Hình thức và kiểu bài:
- Chính tả tập chép: Nhìn bảng viết
- Chính tả nghe viết
Đối với học sinh lớp 2 thì 2 dạng bài chính tả này được theo các em xuốtnăm học Bởi dạng bài nghe viết học sinh mới được làm quen ở cuối lớp 1 lênđến khi lên lớp 2 các em chưa có kĩ năng, kĩ sảo thuần thục , học sinh còn viếtchậm do luận chữ
4 Trao đổi với đồng nghiệp về vấn đề học sinh mắc lỗi chính tả.
Bên cạnh học sinh viết rất tốt còn có nhiều học sinh mắc lỗ chính tả, phầnđông các em tập trung ở những học sinh có lực học yếu vốn tiếng phổ thông còn
ít và những học sinh trong lớp còn mất trật tự trong lớp khi giáo viên giảngnhững từ khó bên cạnh đó còn một số học sinh trí nhớ không tốt các em còn hayquên dẫn đến các em viết sai chính tả
•Biện pháp giúp các em viết đúng chính tả trong giờ chính tả:
+ Cần cho học sinh đọc ở nhà nhiều lần bài tập đọc có đoạn chính tả cần viết + Khi đọc chính tả cho học sinh viết cần đọc đúng tốc độ: đọc chậm, đọc to,đọc đúng tốc độ nhấn mạnh các trọng âm
+Học sinh được luyện viết các từ khó trước khi viết bài bằng bảng con
+ Khi viết song giáo viên đọc lại bài cho học sinh soát nếu học sinh có từ saicần để thời gian cho học sinh sửa từ sai ra lề rồi mới chuyển sang làm bài tậpvận dụng
+ trao đổi cách sửa lỗi chính tả với chị em trong khối lớp dạy, để tìm ra cáchkhắc phục cho học sinh lớp mình
II.4 2 PHIẾU DỰ GIỜ
Trang 17-DỰ GIỜ LỚP 2C – MễN CHÍNH TẢ
Bài: Trên chiếc bè
I.
Mục đích yêu cầu :
- Nghe - viết lại chính xác, trình bày đúng bài chính tả
- Làm đợc BT2; BT3 (a/b)
II Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung BT3
III Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv Hoạt động của hs
1 Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài cũ mời 2 em lên bảng
viết các từ thờng hay viết sai
- Nhận xét đánh giá phần kiểm tra bài
cũ
2 Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hớng dẫn nghe viết :
*Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết
- Treo bảng phụ đọc đoạn cần viết
- Đoạn trích này trong bài tập đọc nào?
- Đoạn trích kể về ai?
- Dế Mèn và Dế Trũi rủ nhau đi đâu?
- Hai bạn đi chơi bằng gì ?
*H ớng dẫn cách trình bày :
- Đoạn trích có mấy câu?
- Chữ đầu câu viết nh thế nào?
- Bài viết có mấy đoạn?
- Chữ đầu đoạn viết nh thế nào?
- Ngoài những chữ đầu câu, đầu đoạn
ta còn phải viết hoa những chữ nào? Vì
sao?
*H ớng dẫn viết từ khó :
- Đọc và tìm các chữ có âm cuối n / t /
c có thanh hỏi, thanh ngã trong bài?
- Yêu cầu viết các từ đó
- Yêu cầu lên bảng viết các từ vừa tìm
- Hai em lên bảng viết mỗi em viết các từ : Yên ổn, cô tiên, kiên cờng, yên xe, vâng lời, bạn thân, nhà tầng, bàn chân
- Lắng nghe, nhắc lại tên bài
- 1 em đọc đoạn cần viết
- Trong bài trên chiếc bè
- Nói về Dế Mèn và Dế Trũi
- Đi ngao du thiên hạ
- Đi bằng bè kết từ các lá bèo sen
- Lớp thực hiện đọc và viết vào bảng con các từ khó : Dế Trũi, rủ nhau, say ngắm, bèo sen, trong vắt…
Trang 18- Chỉnh sửa lỗi cho học sinh
* Đọc cho HS viết bài
*Soát lỗi chấm bài:
- Thu vở học sinh chấm điểm và nhận
xét
c Hớng dẫn làm bài tập
* Trò chơi tìm chữ có iê / yê
- Yêu cầu lớp chia thành 4 đội
- Yêu cầu các đội viết các từ tìm đợc
lên bảng trong 3 phút
- Đội nào viết đợc nhiều hơn là thắng
cuộc
- Yêu cầu lớp nhận xét bài làm của bạn
- Giáo viên nhận xét đánh giá
- Yêu cầu ba em lên bảng viết
- Yêu cầu lớp thực hiện vào vở
- Nhận xét chốt ý đúng
d) Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học
- Nhắc nhớ t thế ngồi viết và trình bày
đã mất
- dỗ dành, dỗ ngọt ; giỗ tổ, ngày giỗ
- dòng sông, dòng nớc ; ròng ròng, vàng ròng
- Ba em lên bảng thực hiện
- Nhận xét bài bạn , đọc đồng thanh các từ và ghi vào vở
- Ba em nhắc lại các yêu cầu khi viết chính tả