Thực trạng nguồn nhân lực tại công ty In Công đoàn:

Một phần của tài liệu 82 Hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực tại Công ty In Công đoàn (Trang 32 - 36)

Với quy mô một doanh nghiệp vừa và nhỏ lại hoạt động trong ngành in ấn, do đó số lượng lao động làm việc trong công ty là rất lớn. Số lượng lao động này biến đổi qua các năm. Chúng ta có thể phân tích thông qua các chỉ tiêu khác nhau như: theo giới tính, theo độ tuổi, theo trình độ…

1. Cơ cấu lao động theo giới:

Cơ cấu lao động theo giới được thể hiện qua bảng sau:

Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ ( %)

Tổng số lao động 350 100

+ Số nam 185 53

+ Số nữ 165 47

(Nguồn: Số liệu từ phòng Tổ chức hành chính)

Qua số liệu trên ta thấy lao động trong Công ty In Công đoàn thì lao động Nam và lao động Nữ có số lượng gần nhau, không chênh lệch so với nhau là mấy. Nhìn chung toàn công ty, lượng lao động Nam lớn hơn lượng lao động nữ do công việc tại các phân xưởng Chế bản, phân xưởng in chủ yếu là những việc khá nặng nhọc như việc bốc vác, vận chuyển, sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật nên lượng lao động là nam chủ yếu tập trung nhiều ở các bộ phận này. Vì tại các phân xưởng này đòi hỏi phải có sức khỏe tốt, có hiểu biết về máy móc thiết bị và việc sử dụng các trang thiết bị để tránh gây ra các tình trạng hỏng hóc…Còn lượng lao động là nữ thì hầu như tập trung tại phân xưởng gia công. Ở phân xưởng này yêu cầu chủ yếu những công việc là những việc nhẹ nhàng cần sự cẩn thận, khéo léo… nên lao động là nữ là khá phù hợp.

Với cơ cấu lao động về giới như thế này có khá nhiều ưu điểm như có sự cân bằng trong toàn công ty tạo ra tâm lý thoải mái, tinh thần làm việc tốt. Tuy nhiên nó có nhược điểm là hàng năm đều có lao động chuyển công tác là khá nhiều là nam nghỉ do công việc khá năng nhọc, còn nữ thì cũng có một số lượng nữ lao động nghỉ việc trong những giai đoạn như nghỉ đẻ ( do môi trường làm việc cũng có những hóa chất) ..

2. Cơ cấu lao động theo độ tuổi:

Độ tuổi Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Tổng số lao động 350 100 I. Bộ phận LĐ gián tiếp 98 28 20-30 tuổi 47 13.43 31-50 tuổi 32 9.14 Trên 50 tuổi 19 5.43 II. Bộ phận LĐ trực tiếp 252 72 20-30 tuổi 131 37.43 31-50 tuổi 76 21.71 Trên 50 tuổi 45 12.86 ( Nguồn: Số liệu từ phòng Tổ chức hành chính)

Nhìn vào số liệu ta thấy số lượng lao động chủ yếu tâp trung ở độ tuổi từ 20-30 tuổi chiếm 50.86% tổng số lao động trong công ty. Tuy nhiên, đội ngũ lao động trẻ này lại chủ yếu tập trung tại các phân xưởng sản xuất như phân xưởng in offset, phân xưởng chế bản, phân xưởng gia công. Do ở những phân xưởng này cần những lao động có sức khỏe và có sự cẩn thận cũng như sự khéo léo…Còn đội ngũ những người cao tuổi chủ tập trung vào các công việc hành chính hoặc giám sát trong đó bộ phận lao động trực tiếp là 12.86%, khu vực không trực tiếp sản xuất chiếm 5.43%. Đây là đội ngũ những người có trình độ tay nghề cao, đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghể, trải qua nhiều khó khăn, thử thách, hiểu rõ về tính chất công việc. Độ tuổi này là những người đã hoặc sắp nghỉ hưu nên ít nhiều họ chịu ảnh hưởng tiêu cực do tuổi tác, sức khỏe… mang lại. Vì vậy mà họ kém năng động trong công tác đồng thời chậm đổi mới, không bắt kịp được những thay đổi trong ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại. Đây là một hạn chế, khó khăn không dễ khắc phục của công ty. Thêm nữa, Công ty đi từ chế độ bao cấp đi lên và vẫn chưa chuyển đổi xong sang cổ phần, do đó tư tưởng của các lớp đi trước cũng khác xa so với tư tưởng của những lao động trẻ, trong khi đội ngũ lãnh đạo phần lớn là những người nằm trong tổ tuổi trên 50. Do đó, công tác đổi mới cũng như thay đổi lại cách hoạt động của công ty là rất khó khăn.

Tầng lớp lao động trung niên cũng chiếm vị trí khá đông chiếm 30.58% trong tổng số lao động của công ty. Lực lượng này tạo ra cho công ty những người có thể thay thế và lên vị trí quản lý là rất phù hợp.

Nhìn tổng thể toàn bộ công ty thì lượng lao động trẻ khá nhiều. Lao động trẻ vừa là đội ngũ năng nổ, nhiệt tình… vừa là đội ngũ lao động chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác do đó đòi hỏi cán bộ quản lý nhân lực phải có phương pháp quản lý và chương trình đào tạo, bồi dưỡng hợp lý để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

3. Cơ cấu theo trình độ học vấn của Cán bộ công nhân viên chức:

Trình độ Số lượng ( người) Tỷ lệ (%) Tổng số lao động 350 100 I. Bộ phận LĐ gián tiếp 98 28 - Đại học 40 11.4 - Cao đẳng 23 6.6 - Trung cấp 35 10 II. Bộ phận LĐ trực tiếp 252 72 - Đại học 13 3.7 - Cao đẳng 13 18 - Trung cấp 63 37.4 - PTTH 45 12.9

( Nguồn: Số liệu thống kê của phòng Tổ chức hành chính)

Trình độ là một chỉ tiêu phân loại hết sức quan trọng vì nó phản ánh chất lượng nguồn nhân lực của công ty. Trong bảng số liệu và theo biểu đồ trên, nhìn chung chất lượng lao động tính trên toàn công ty là khá cao. Đội ngũ lao động ở trình độ Đại học chủ yếu tập trung ở các bộ phận không trực tiếp tham gia vào các phân xưởng sản xuất (chiếm 15% trong tổng lực lượng lao động trong đó bộ phận không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất là 11.4% và trong khu vực sản xuất trực tiếp thì chỉ có 3.7%). Trình độ cao đẳng có tổng cộng 46 người chiếm 24.6% trong tổng lực lượng lao động trong đó thì lao động gián tiếp là 6.6%, còn lao động trực tiếp là 18%). Phần lớn lượng thì công nhân tại các phân xưởng sản xuất trực tiếp chiếm tỷ lệ lớn là đều ở

trình độ trung cấp hoặc tốt nghiệp phổ thông cơ sở. Do ở các bộ phận này chủ yếu cần người đã qua đào tạo nghề và những người có sức khỏe.

Một phần của tài liệu 82 Hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực tại Công ty In Công đoàn (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w