1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực tiễn giải quyết tranh chấp về đặt cọc tài sản

27 2,7K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 364,2 KB

Nội dung

1.Khái niệm về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự: Về mặt khách quan: Bảo đảm thực hiện NVDS là quy định của PL, cho phép các chủ thể trong giao dịch dân sự đặt các biện pháp để đảm bảo

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU - 1 -

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT - 2 -

Chương I: LÝ LUẬN VỀ ĐẢM BẢO THỰC TIỄN NGHĨA VỤ DÂN SỰ - 3 -

1.Khái niệm về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự: - 3 -

2.Đặc điểm của các biện pháp đảm bảo thực hiện NVDS: - 3 -

3.Các biện pháp bảo đảm theo quy định của PL dân sự hiện hành: - 4 -

3.1.Biện pháp cầm cố tài sản: - 4 -

3.2.Biện pháp thế chấp tài sản: - 4 -

3.3.Biện pháp bảo lãnh: - 5 -

3.4.Biện pháp đặt cọc: - 6 -

3.5.Ký cược (Đ359 BLDS): - 6 -

3.6.Ký quỹ (Đ360 BLDS): - 7 -

3.7.Tín chấp: - 7 -

Chương II: PHÁP LUẬT VỀ ĐẶT CỌC VÀ THỰC HIỆN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ ĐẶT CỌC TÀI SẢN TẠI ĐỊA PHƯƠNG - 9 -

1.Pháp luật về đặt cọc: - 9 -

2.Thực hiện áp dụng pháp luật về đặt cọc: - 10 -

2.1.Vụ việc thứ nhất: Về việc tranh chấp hợp đồng đặt cọc tài sản chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà Trần Thị Bích (Minh Tân – Kiến Thụy) và Công ty TNHH Dệt may (Minh Tân – Kiến Thụy) - 11 -

2 Vụ việc thứ 2: Về việc tranh chấp về tài sản đặt cọc trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Phạm Văn Triển (xóm Đình, thôn Tú Đôi, xã Kiến Quốc, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng) và anh Đặng Xuân Bằng (xóm 2, thôn Đại La, xã Đại hà, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng) - 14 -

Chương III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NVDS - 18 -

1.Đảm bảo nguyên tắc tự do thỏa thuận: - 18 -

2.Đảm bảo tin năng thống nhất giữa các quy định về biện pháp bảo đảm với các quy định khác trong Dự thảo: - 19 -

3 Về phân loại các biện pháp bảo đảm: - 19 -

4 Về phạm vi bảo đảm: - 20 -

5 Về điều kiện đối với tài sản bảo đảm: - 20 -

6 Về cơ sở pháp lý phát sinh nghĩa vụ của các bên trong quan hệ bảo đảm: - 21 -

7 Về biện pháp phạm vi phạm: - 22 -

KẾT LUẬN - 24 -

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - 25 -

Trang 2

lựa chọn đề tài “Thực tiễn giải quyết tranh chấp về đặt cọc tài sản tại Tòa án nhân dân

huyện Kiến Thụy – Tp Hải Phòng” cho báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình Trong báo

cáo thực tập em xin đưa ra một vụ việc có tranh chấp về đặt cọc tài sản trong quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và một số ý kiến của nhóm về vấn đề này nhằm làm rõ hơn các quy định của pháp luật về vấn đề đặt cọc

Do thời gian thực tập ngắn và kiến thức pháp luật còn hạn hẹp Báo cáo thực tập còn nhiều thiếu sót Kính mong thầy cô giúp đỡ để bài viết của em hoàn thiện Em xin chân thành cảm ơn./

Sinh viên:

Trang 3

Thực tiễn giải quyết tranh chấp về đặt cọc tài sản - 2 - TAND Huyện Kiến Thụy

Trang 4

Chương I:

LÝ LUẬN VỀ ĐẢM BẢO THỰC TIỄN NGHĨA VỤ DÂN SỰ

NVDS là một quan hệ pháp luật dân sự: Trong quan hệ NVDS có đầy đủ các yếu

tố của một quan hệ pháp luật dân sự như yếu tố chủ thể, khách thể, nội dung như bất kì một quan hệ pháp luật nào khác

1.Khái niệm về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự:

Về mặt khách quan: Bảo đảm thực hiện NVDS là quy định của PL, cho phép các chủ thể trong giao dịch dân sự đặt các biện pháp để đảm bảo cho một nghĩa vụ chính được thực hiện, đồng thời xác định và đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên trong biện pháp

đó

Về mặt chủ quan: Bảo đảm thực hiện NVDS là việc thỏa thuận giữa các bên nhằm qua đó đặt ra các biện pháp tác động mang tính chất dự phòng để đảm bảo cho việc thực hiện NVDS, đồng thời ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả xấu do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ NVDS gây ra

2.Đặc điểm của các biện pháp đảm bảo thực hiện NVDS:

- Các biện pháp đảm bảo NVDS mang tin chất bổ sung cho nghĩa vụ chính, tức law

nó sẽ phụ thuộc vào nghĩa vụ chính

- Mục đích: Nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ NVDS Cụ thể nâng cao trách nhiệm xác lập giao dịch dân sự (đặt cọc buộc các bên giao kết hợp đồng nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ được thỏa thuận trong hợp đồng)

- Đối tượng của các biện pháp bảo đảm: thường tài sản

Tài sản là đối tượng của các biện pháp bảo đảm thường phải đáp ứng các điều kiện:

+ Thuộc sở hữu của bên bảo đảm

+ Được phép giao dịch và không có tranh chấp

Trang 5

Thực tiễn giải quyết tranh chấp về đặt cọc tài sản - 4 - TAND Huyện Kiến Thụy

+ Bên bảo đảm phải mua bảo hiểm đối với tài sản theo quy định của pháp luật + Phạm vi bảo đảm của các biện pháp bảo đảm không vượt quá phạm vi nghĩa vụ

đã được xác định

3.Các biện pháp bảo đảm theo quy định của PL dân sự hiện hành:

Các biện pháp bảo đảm được quy định trong Mục 5, Chương 7, Phần thứ 3 của BLDS 2005 Theo đó, BLDS quy định bảy biện pháp bảo đảm, cụ thể: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh, đặt cọc, tín chấp, ký quỹ, ký cược

3.1.Biện pháp cầm cố tài sản:

Điều 326, BLDS 2005 quy định: “Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ dân sự” Cụ thể cầm cố là một quan hệ pháp luật theo đó bên cầm cố (là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên nhận cầm cố (bên có nghĩa vụ) nắm giữ và có quyền xử lý để khấu trừ nghĩa vụ của bên cầm cố khi nghĩa vụ bảo đảm đó bị vi phạm

Quan hệ cầm cố là quan hệ được hình thành từ rất sớm trong lịch sử pháp luật dân

sự Các quan hệ cầm cố ngày nay càng ngày càng phát triển và là một biện pháp bảo đảm phổ biến mà các chủ thể thường lựa chọn để áp dụng Quan hệ cầm cố có những đặc điểm pháp lý riêng so với các biện pháp bảo đảm khác như sau:

- Hợp đồng cầm cố là hợp đồng thực tế: cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản đó cho bên nhận cầm cố tại thời điểm này, sẽ phát sinh các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ cầm cố

3.2.Biện pháp thế chấp tài sản:

Cũng giống như cầm cố tài sản, thế chấp được hình thành từ rất sớm trong lịch sử pháp luật dân sự và giữ một vai trò quan trọng trong các giao dịch dân sự đặc biệt là trong các quan hệ tín dụng Theo Điều 342, BLDS 2005: “Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa

Trang 6

vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản

đó cho bên nhận thế chấp” Như vậy, thế chấp tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên (hoặc theo quy định của pháp luật); theo đó, bên thế chấp sẽ dùng giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản (không chuyển giao tài sản) của mình giao cho bên nhận thế chấp giữ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự Đây cũng là điểm khác biệt giữa cầm cố tài sản và thế chấp tài sản

Thế chấp tài sản có những đặc điểm pháp lý sau:

- Không có sự chuyển giao tài sản thế chấp: Trong quan hệ thế chấp, bên có nghĩa

vụ không chuyển giao tài sản mà chuyển giao những giấy tờ chứng minh tình trạng pháp

lý của tài sản thế chấp Đó có thể là giấy đăng ký quyền sở hữu tài sản, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…Các loại giấy tờ này phải là bản gốc và trao cho bên nhận thế chấp giữ

- Một tài sản bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ chỉ có thể là tài sản thế chấp: Theo quy định của pháp luật, một tài sản có thể bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ nếu tổng các nghĩa vụ không vượt quá giá trị tài sản bảo đảm Trong trường hợp muốn một tài sản bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ đối với nhiều người khác nhau, các bên chỉ có thể lựa chọn biện pháp thế chấp vì biện pháp thế chấp không đòi hỏi các bên có quyền trực tiếp giữ tài sản bảo đảm như trong cầm cố

3.3.Biện pháp bảo lãnh:

Nếu như trong các biện pháp bảo đảm khác, thông thường chỉ có hai bên là bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm thì bảo lãnh xuất hiện thêm một chủ thể thứ ba – đó là bên bảo lãnh Theo quy định tại Điều 361, BLDS 2005: “Bảo lãnh là việc người thứ 3 (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây được gọi là bên được bảo lãnh) nếu khi đến hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ…” Do vậy, biện pháp bảo lãnh làm xuất hiện các mối quan hệ sau:

Trang 7

Thực tiễn giải quyết tranh chấp về đặt cọc tài sản - 6 - TAND Huyện Kiến Thụy

- Quan hệ giữa bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh: Quan hệ này làm xuất hiện nghĩa vụ cần bảo đảm

- Quan hệ giữa bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ nếu như đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ bị vi phạm Bảo lãnh là quan hệ có tính chất đối nhân Bởi lẽ, khác với các biện pháp bảo đảm khác, tính chất bảo đảm của bảo lãnh không gắn liền với tài sản bảo đảm mà được thể hiện thông qua sự cam kết thực hiện nghĩa vụ thay của người thứ ba đối với bên có quyền

3.4.Biện pháp đặt cọc:

Khoản 1, Điều 358 BLDS 2005 quy định: “Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để đảm bảo việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự”

3.5.Ký cược (Đ359 BLDS):

- Ký cược là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng thuê tài sản có đối tượng là động sản, theo đó bên thuê giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc/và kim khí quý, đá quý, hoặc các vật khác có giá trị để đảm bảo việc trả lại tài sản thuê

- Như vậy, biện pháp ký cược không đặt ra đối với hợp đồng thuê tài sản là bất động sản (như thuê nhà ở, thuê tàu, thuyền,…)

- Mục đích của biện pháp ký cược là nhằm buộc bên thuê phải trả lại tài sản, qua

đó để bảo đảm quyền lợi cho bên cho thuê Vì vậy, nếu tài sản thuê được trả lại, thì bên cho thuê phải hoàn trả tài sản ký cược sau khi đã được bên ký cược (bên thuê tài sản) thanh toán tiền thuê Nếu bên thuê không trả lại tài sản thuê, thì tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê

- Trong quan hệ hợp đồng thuê tài sản là động sản có áp dụng biện pháp ký cược, bên cho thuê tài sản đồng thời là bên nhận ký cược, bên thuê tài sản đồng thời là bên ký cược

Trang 8

- BLDS không quy định về hình thức, biện pháp ký cược Do đó, có thể hiểu: Biện pháp ký cược có thể được các bên thỏa thuận trong HĐ thuê tài sản hoặc thỏa thuận riêng biệt, không nhất thiết phải lập thành văn bản

- Có thể nói, biện pháp ký cược vừa mang tính chất của biện pháp cầm cố, vừa mang tính chất của biện pháp đặt cọc

3.6.Ký quỹ (Đ360 BLDS):

- Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi mọi khoản tiền hoặc kim khí, đá quý hoặc giấy tờ giá trị được bằng tiền vào tài khoản phong tỏa tại một ngân hàng để bảo đảm việc thực hiện NVDS

- Tùy thuộc vào từng loại hợp đồng mà một hoặc cả hai bên phải mở một tài khoản tại Ngân hàng, nhưng không được sử dụng tài khoản đó khi hợp đồng chưa chấm dứt Nếu đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng nghĩa vụ thì Ngân hàng nơi ký quỹ dùng tài khoản đó thanh toán cho bên có quyền và thanh toán khoản bồi thường thiệt hại cho bên có quyền nếu bên có quyền bị thiệt hại do bên kia không thực hiện nghĩa vụ, thực hiện không đúng nghĩa vụ gây ra

Ngân hàng có quyền thu một khoản chi phí dịch vụ Ngân hàng từ tài khoản trước khi thực hiện việc thanh toán và bồi thường

3.7.Tín chấp:

- Theo Điều 372 BLDS năm 2005: “Tín chấp là việc tổ chức chính trị xã hội tại cơ

sở bằng uy tín của mình đảm bảo cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại

tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ theo quy định của Chính phủ”

- Cá nhân, hộ gia đình nghèo được bảo đảm bằng tín chấp phải là thành viên của một trong các tổ chức chính trị xã hội theo quy định tại điều 50 nghị định của Chính phủ

số 163/2006/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2006 về giao dịch đảm bảo đó là:

+ Hội nông dân Việt Nam

Trang 9

Thực tiễn giải quyết tranh chấp về đặt cọc tài sản - 8 - TAND Huyện Kiến Thụy

+ Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam

+ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

+ Hội Cựu chiến binh Việt Nam

+ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Hợp đồng cho vay có bảo đảm bằng tín chấp phải được lập thành văn bản, trong đó phải ghi rõ số tiền vay, mục đích vay, thời hạn vay, lãi suất, quyền và nghĩa vụ trách nhiệm của người vay cũng như của bên cho vay và người bảo đảm

Trang 10

Chương II PHÁP LUẬT VỀ ĐẶT CỌC VÀ THỰC HIỆN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ

ĐẶT CỌC TÀI SẢN TẠI ĐỊA PHƯƠNG 1.Pháp luật về đặt cọc:

Điều 358 Đặt cọc

1.Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng thực hiện dân sự

Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản

2.Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

Dựa vào nội dung Điều 358 BLDS 2005, ta có thể thấy đặt cọc là một giao dịch dân sự thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên Theo đó, một bên giao cho bên kia một tài sản trong một thời hạn nhất định nhằm xác nhận rằng các bên đã thống nhất sẽ giao kết một hợp đồng hoặc đã giao kết một hợp đồng và cũng có thể phải thực hiện cả hai nghĩa vụ

đó

Đối tượng của đặt cọc là tiền, những vật có giá trị như kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác mà bên đặt cọc sẽ giao trực tiếp cho bên nhận đặt cọc Đối tượng của đặt cọc ở đây vừa mang chức năng bảo đảm, vừa mang chức năng thanh toán, vì vậy việc đặt cọc phải được lập thành văn bản, trong đó phải xác định rõ số tiền đặt cọc, số tài sản đặt cọc…

Trang 11

Thực tiễn giải quyết tranh chấp về đặt cọc tài sản - 10 - TAND Huyện Kiến Thụy

Về hình thức của đặt cọc: Đặt cọc có thể được thực hiện bằng một văn bản riêng, nhưng cũng có thể được thể hiện bằng một điều khoản trong hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng dịch vụ với nhiệm vụ để bảo đảm cho một giao kết, thỏa thuận hoặc việc thực hiện hợp đồng dân sự

Về nội dung: Đặt cọc nhằm mục đích bảo đảm cho sự giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự nên tài sản đặt cọc không phải là tài sản để thực hiện nghĩa vụ của một bên trong hợp đồng dân sự Do đó, khi hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền khi thực hiện hợp đồng dân sự Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc Ngược lại, nếu bên nhận đặt cọc từ chối giao kết, không thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương với giá trị của tài sản đặt cọc (trừ trường hợp các bên coa thỏa thuận khác)

2.Thực hiện áp dụng pháp luật về đặt cọc:

Cùng với sự bùng nổ về kinh tế của nước ta hiện nay, các giao dịch dân sự nhất là trong lĩnh vực bất động sản diễn ra vô cùng sôi động Trong giao dịch bất động sản, bà con thường tiến hành kí kết hợp đồng đặt cọc để tham gia giao dịch mặc dù không thực sự hiểu rõ luật điều chỉnh cũng như kinh nghiệm tham gia loại giao dịch này

Tuy nhiên trong quá trình chờ đợi việc hoàn tất các thủ tục cần thiết để hoàn thiện việc sang tên sổ đỏ, vì nhiều lý do khác nhau (giá cả leo thang, nhu cầu thay đổi, không thu xếp được tài chính…) dẫn đến phát sinh nhiều bất trắc, thay đổi trong thời gian này

Từ sự phá bỏ cam kết đặt cọc dẫn đến mâu thuẫn gay gắt, kéo dài mà tự các bên tham gia giao dịch không giải quyết được, đôi khi còn xảy ra xô xát hoặc đưa ra khởi kiện tại tòa

án gây mất nhiều thời gian và cơ hội đầu tư của các bên Dưới đây em xin đưa ra hai vụ việc về nội dung tranh chấp hợp đồng đặt cọc tà sản mà em đã nghiên cứu hồ sơ trong thời gian thực tập Cụ thể:

Trang 12

2.1.Vụ việc thứ nhất: Về việc tranh chấp hợp đồng đặt cọc tài sản chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà Trần Thị Bích (Minh Tân – Kiến Thụy) và Công ty TNHH Dệt may (Minh Tân – Kiến Thụy)

2.1.1.Nội dung vụ việc:

Ngày 07/04/2010, Công ty TNHH Dệt may và bà Trần Thị Bích có kí kết hợp đồng đặt cọc nhằm đảm bảo thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản

UBND thành phố Hải Phòng cấp giấy chứng nhận số 479120, ngày 01/11/2000 Theo hợp đồng, bà Bích đã đặt cọc cho Công ty TNHH Dệt may là 3.000.000.000đ (3 tỷ đồng) và công ty giao cho bà Bích giấy chứng nhận QSDĐ Theo thỏa thuận thì thời hạn đặt cọc tối

đa là 60 ngày tính từ ngày kí hợp đồng trong thời hạn trên đến ngày thứ 16, hai bên sẽ thực hiện việc chuyển nhượng Đến ngày 04/06/2010, hai bên kí phụ lục hợp đồng với nội dung ra hạn thời gian đặt cọc thêm 30 ngày

Theo bà Bích thì trong thời hạn nêu trên, bà đã nhiều lần đôn đốc Công ty TNHH Dệt may hoàn tất thủ tục cần thiết để thực hiện hợp đồng và Công ty đều thông báo đang triển khai Đến ngày 04/07/2010, sau khi hết hạn hợp đồng bà có gửi văn bản yêu cầu nhưng phía Công ty TNHH Dệt may không trả lời tiến độ thực hiện hợp đồng đặt cọc đã

kí Do Công ty TNHH Dệt may không thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng dẫn đến mục đích đặt cọc không đạt được đã gây thiệt hại về tài chính và đầu tư của bà Nay

bà yêu cầu Công ty TNHH Dệt may phải hoàn trả bà 3 tỷ đồng tiền đặt cọc và 3 tỷ đồng tiền phạt đặt cọc do không thực hiện đúng cam kết và số lãi suất ngân hàng là 700.000.000đ hoặc công ty tiếp tục thực hiện hợp đồng đã ký, hoàn tất theo thủ tục theo quy định của pháp luật để thực hiện hợp đồng chuyển nhượng

Phía Công ty TNHH Dệt may cho rằng sau khi kí hợp đồng đặt cọc Công ty đã yêu cầu bà Bích ký hợp đồng chuyển nhượng và thanh toán tiền cho Công ty theo thỏa thuận

và các bên cùng tiến hành làm thủ tục chuyển nhượng QSDĐ và tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật nhưng bà Bích không thực hiện hợp đồng kí kết, sau đó bà

Trang 13

Thực tiễn giải quyết tranh chấp về đặt cọc tài sản - 12 - TAND Huyện Kiến Thụy

Bích cũng không yêu cầu công ty kí kết hợp đồng chuyển nhượng và không đưa cho công

ty giấy tờ cần thiết để làm thủ tục xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Do vậy, theo yêu cầu đặt cọc 07/04/2010 và phụ lục hợp đồng kí 04/06/2010 thì bà Bích đã vi phạm thỏa thuận tại Điều 2.2 của hợp đồng Bà Bích từ chối giao kết và không thục hiện nghĩa vụ dân sự thì bà Bích bị mất tài sản đặt cọc

Vụ việc đã được Tòa án nhân dân huyện Kiến Thụy giải quyết Tại bản án dân sự

sơ thẩm số 05/2011/DSST ngày 10/06/2011 Tòa án nhân dân huyện Kiến Thụy đã xử:

1.Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà Trần Thị Bích

2.Tuyên bố hợp đồng đã đặt cọc ngày 07/04/2010 giữa bà Trần Thị Bích và Công

ty TNHH Dệt may là vô hiệu

3.Buộc công ty TNHH Dệt may trả lại bà Bích số tiền 3 tỷ đồng và 158.280.500đ tiền bồi thường thiệt hại Tổng số tiền mà Công ty TNHH Dệt may phải trả cho bà Trần Thị Bích là 3.158.280.500đ

4.Bà Trần Thị Bích phải trả cho Công ty TNHH Dệt may giấy chứng nhận QSDĐ

số 479120 ngày 01/1/2000

Bác yêu cầu khác của các bên đương sự

Sau khi xử sơ thẩm, ngày 22/06/2011, bà Bích có đơn kháng cáo đề nghị xác định hợp đồng đặt cọc giữa bà và Công ty TNHH Dệt may là có hiệu lực và buộc Công ty bồi thường cho bà 3 tỷ đồng tiền phạt đặt cọc

Tại bản án dân sự phúc thẩm số 295/2001/DSPT ngày 12/11/2011 Tòa án nhân dân Thành phố Hải Phòng đã xử:

1.Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà Trần Thị Bích

2.Tuyên bố hợp đồng đã đặt cọc ngày 07/04/2010 giữa bà Trần Thị Bích và Công

ty TNHH Dệt may là vô hiệu

Ngày đăng: 13/01/2016, 12:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Thị Hải Bích (2004). Thế chấp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong bộ luật dân sự Việt Nam và cộng hòa Pháp, Luật văn Thạc sỹ Luật học Khác
2. Nguyễn Mạnh Bách, NVDS trong Luật Dân sự Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia Khác
3. Nguyễn Ngọc Điện (1999), Một số suy nghĩ về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong dự thảo Bộ luật Dân sự Việt Nam, Nxb Trẻ Hồ Chí Minh, 1999 Khác
4. Nguyễn Thúy Hiền (2005), Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), TC. Dân chủ và Pháp luật số 5/2005 Khác
5. Nguyễn Văn Mạnh (2007), Một số vấn đề về giao dịch bảo đảm theo pháp luật hiện hành, TC. Nghiên cứ Lập pháp số 9 (2007) Khác
6. Nguyễn Văn Vân (2006), Các biện pháp bảo đảm thực hiện NVDS. Tạp chí Khoa học Pháp lý 2/2005 Khác
7. Quốc Hội (2005), Bộ Luật Dân Sự Việt Nam 2005, Nxb. Chính trị quốc gia Khác
8. Quốc Hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam… Khác
9. Tòa án nhân dân tối cao, Viện khoa học xét xử (2005), So sánh Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005, Nxb. Tư pháp Khác
10. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, Nxb. nhân dân Khác
11. Ts. Lê Đình Nghị (chủ biên), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, Nxb. Giáo dục Việt Nam Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w