1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Tình huống và cách giải quyết trong đấu thầu

29 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 309,31 KB

Nội dung

Các tình huống trong đấu thầu (Sưu tầm: Nguyễn Đức Tặng. CBKT BQLDA công trình thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG TRONG ĐẤU THẦU Tình huống: HSMT có nhất thiết phải thẩm định Hỏi: HSMT có nhất thiết phải thẩm định không? Trả lời: Tại khoản 4 Điều 4 của Luật Đấu thầu định nghĩa “HSMT là toàn bộ tài liệu sử dụng cho đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế gồm các yêu cầu cho một gói thầu làm căn cứ pháp lý để nhà thầu chuẩn bị HSDT và để bên mời thầu đánh giá HSDT nhằm lựa chọn nhà thầu trúng thầu; làm căn cứ cho việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng”. Do tầm quan trọng nhưu vậy nên căn cứ Luật số 38, Nghị định 85/CP (Điều 15 khoản 3; Điều 23 khoản 3) quy định “Chủ đầu tư phê duyệt HSMT trên cơ sở báo cáo thẩm định của cơ quan, tổ chức thẩm định”. Tại Điều 59 Nghị định 85/CP còn quy định “Chủ đầu tư giao cho tổ chức, cá nhân thuộc cơ quan mình tổ chức thẩm định HSMT, còn trường hợp nhân sự thuộc Chủ đầu tư không đủ năng lực thì Chủ đầu tư tiến hành lựa chọn 1 tổ chức tư vấn có đủ năng lực và kinh nghiệm để thẩm định. Tất nhiên việc lựa chọn đó phải tuân thủ Luật đấu thầu thông qua hình thức lựa chọn nhà thầu như đấu thầu, chỉ định thầu và phải có hợp đồng để ràng buộc trách nhiệm. Như vậy, việc thẩm định HSMT là bắt buộc trước khi Chủ đầu tư phê duyệt HSMT. Tình huống: Bổ sung tài liệu trong quá trình đánh giá HSDT Hỏi: Trong HSMT có nêu nhà thầu dự thầu là nhà sản xuất thì phải có Giấy chứng nhận ISO 9001:2000. Tuy nhiên đến thời điểm xét thầu thì nhà sản xuất đó chưa gia hạn xong giấy chứng nhận hoặc chưa có giấy chứng nhận thì hồ sơ dự thầu có bị coi là vi phạm và bị loại mặc dù hàng hóa do nhà thầu chào được đánh giá là đáp ứng yêu cầu của HSMT? Trả lời: Câu hỏi của bạn liên quan tới quá trình xét thầu (đánh giá HSDT). Việc đánh giá này cần tuân thủ Điều 28 và Điều 35 Luật Đấu thầu, đồng thời phải tuân thủ trình tự mà trong HSMT đã nêu. Tuy nhiên, ngoài quy định tại Điều 36 Luật Đấu thầu cho phép nhà thầu được làm ró HSDT thì trong ND85/CP (Điều 18 và Điều 29) có bổ sung quy định là sau khi mở thầu (tức trong quá trình đánh giá HSDT) Bên mời thầu được quyền yêu cầu nhà thầu làm rõ HSDT dưới dạng bổ sung tài liệu chứng minh “tư cách hợp lệ, năng lực kinh nghiệm”. Như vậy, yêu cầu trong HSMT là nhà thầu phải có Giấy chứng nhận ISO 9001:2000 thì yêu cầu này thuộc về năng lực kỹ thuật của nhà thầu. Do đó, trường hợp nhà thầu chưa có tài liệu hoặc đã nộp mà không đủ rõ, chưa hợp lệ… thì Bên mời thầu yêu cầu nhà thầu nộp bổ sung để có cơ sở xét thầu. Chừng nào yêu cầu rồi mà nhà thầu vẫn không đáp ứng yêu cầu của HSMT thì HSDT mới bị loại. Tình huống: Bảo đảm thực hiện hợp đồng Hỏi: Nhiều hợp đồng (HĐ) có giá trị lớn nhưng không có điều khoản bảo đảm thực hiện HĐ (<10% giá HĐ). Vậy khi xảy ra rủi ro, tranh chấp HĐ (Giữa nhà thầu và chủ đầu tư) thì dựa vào đâu? Trả lời: Bảo đảm thực hiện HĐ là một biện pháp ràng buộc trách nhiệm đối với việc thực hiện HĐ đã ký của nhà thầu trúng thầu (theo định nghĩa tại Điều 4 Luật Đấu thầu). Theo đó, trong HSMT có thể yêu cầu nhà thầu thực hiện một trong các biện pháp như đặt cọc, kỹ quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh. Trong Luật Đấu thầu (Điều 55) trị giá bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong HSMT tối đa bằng 10% giá HĐ, trong trường hợp rủi ro cao thì quy định cao hơn nhưng không quá 30% giá HĐ. Đồng thời không quy định áp dụng bảo đảm thực hiện Các tình huống trong đấu thầu (Sưu tầm: Nguyễn Đức Tặng. CBKT BQLDA công trình thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) hợp đồng cho lĩnh vực DVTV, cho hình thức tự thực hiện và quy định thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng phải kéo dài cho đến khi nhà thầu chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành. Như vậy, trong Luật Đấu thầu chỉ quy định mức tối đa về trị giá bảo đảm thực hiện hợp đồng thì có nghĩa là không có hạn mức tối thiểu. Tuy nhiên, trong NĐ85/CP, trong các mẫu HSMT ban hành kèm theo các Thông tư của Bộ KH&ĐT đều đề cập đến nội dung bảo đảm thực hiện hợp đồng. Tại Điều 33 ND85/CP quy định đối với gói thầu quy mô nhỏ thì trị giá bảo đảm thực hiện hợp đồng là 3% giá HĐ. Trở lại tình huống mà Bạn nêu ra, thấy rằng nếu trong HĐ (có trị giá lớn, kéo dài, phụ thuộc vào nhiều yếu tố…) mà không có điều khoản bảo đảm thực hiện hợp đồng thì sẽ không có chế tài để xử lý đối với các tình huống xảy ra trong quá trình thực hiện HĐ như khi nhà thầu bỏ cuộc, gây thiệt hại… Trường hợp vì không yêu cầu nhà thầu nộp bảo đảm thực hiện HĐ mà việc thực hiện HĐ gây ra thiệt hại cho Nhà nước thì Chủ đầu tư là người ký HĐ sẽ phải đền bù cho Nhà nước (Điều 75 Luật Đấu thầu). Trong ND85/CP hình thức phạt tiền (để đền bù) được quy định tại Điều 64 căn cứ theo quy định của pháp luật về xử vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, đó là ND53/CP ngày 04/4/2007 và điều chỉnh, bổ sung bởi ND62/CP ngày 4/6/2010 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Tóm lại, việc yêu cầu nhà thầu trúng thầu nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng là cần thiết không nên bỏ qua. Hỏi: Trong một cuộc đấu thầu đối với gói thầu xây lắp có 5 nhà thầu tham gia. Tại bước đánh giá sơ bộ chỉ có 2 nhà thầu M và N vượt qua để đánh giá chi tiết. Đánh giá về mặt kỹ thuật thì cả 2 nhà thầu đều đạt mức yêu cầu tối thiểu căn cứ TCĐG sử dụng thang điểm nêu trong HSMT. HSDT của nhà thầu M và N đều được sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch nhưng đều nằm trong phạm vi cho phép. Giá đánh giá nêu trong TCĐG là giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch. Căn cứ kết quả đánh giá về mặt tài chính thì nhà thầu M có giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch thấp hơn nên được xếp thứ nhất, đồng thời giá này không vượt giá gói thầu nên được BMT đề nghị trúng thầu. Nhà thầu còn lại (N) có giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch cao hơn giá tương ứng của nhà thầu M, song lại cao hơn cả giá gói thầu. Do vậy, BMT không xếp hạng nhà thầu N. Cách xử lý của BMT có phù hợp với quy định trong đấu thầu không? Trả lời: Theo LĐT (Điều 4 khoản 2), đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu, đáp ứng các yêu cầu của BMT. Có trường hợp kết quả đấu thầu chỉ có 1 nhà thầu, có khi có vài nhà thầu (nếu gói thầu gồm nhiều phần độc lập, riêng biệt và trong HSMT cho phép nhà thầu chào theo từng phần) và hãn hữu qua đấu thầu không chọn được nhà thầu trúng thầu. Việc quyết định về kết quả đấu thầu được chuyển từ Người có thẩm quyền (quy định trong LĐT năm 2005) sang Chủ đầu tư (Luật số 38 năm 2009) nhưng phải dựa trên Báo cáo đánh giá HSDT của BMT và báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu của đơn vị, tổ chức được giao nhiệm vụ thẩm định. Tuy nhiên, bên cạnh quyết định nhà thầu trúng thầu thì Chủ đầu tư còn phải phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu (quy định tại Điều 61 khoản 4 LĐT). Chính vì vậy, trong Mẫu HSMT, chẳng hạn Mẫu HSMT Xây lắp ban hành kèm theo Thông tư số 01/BKH, ngày 6/1/2010 tại Mục 28 quy định: việc so sánh, xếp hạng HSDT là căn cứ vào giá đánh giá, cụ thể quy định “giá đánh giá được xác định trên cùng một mặt bằng các yếu tố kỹ thuật, tài chính/thương mại và các yếu tố khác để so sánh, xếp hạng HSDT”. Một nhà thầu đã được xác định giá đánh giá thì phải được xếp hạng bởi lẽ HSDT của họ đã vượt qua mọi bước đánh giá (đánh giá sơ bộ, đánh giá về mặt kỹ thuật, sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch). Nói khác đi, nhà thầu được xác định giá đánh giá là nhà thầu thuộc 1 trong các ứng cử viên để được đề nghị trúng thầu. Ngược lại, nhà thầu không được xác định giá đánh giá là nhà thầu không còn cơ hội để được đề nghị trúng thầu. Đây là thước đo về chất lượng đối với 1 HSDT. Việc xếp hạng nhà thầu (trên cơ sở giá đánh giá trong trường hợp này) còn liên quan tới 1 tình huống có thể xảy ra trong trường hợp Các tình huống trong đấu thầu (Sưu tầm: Nguyễn Đức Tặng. CBKT BQLDA công trình thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) không thành công trong quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng đối với nhà thầu xếp thứ 1 thì mới có cơ sở để Chủ đầu tư xem xét, lựa chọn nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào thương thảo, hoàn thiện hợp đồng như quy định tại khoản 3 Điều 42 LĐT. Có điều cần lưu ý rằng, việc xếp hạng nhà thầu và điều kiện đề nghị trúng thầu là khác nhau. Nhà thầu được xếp hạng thứ nhất mới là điều kiện cần, còn nếu nhà thầu này có giá đề nghị trúng thầu (giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch) không vượt giá gói thầu mới là điều kiện đủ để được đề nghị trúng thầu. Do vậy, nhà thầu N được xếp hạng chứ không phải được đề nghị trúng thầu nên việc giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch của nhà thầu này vượt giá gói thầu sẽ không ảnh hưởng tới việc xếp hạng nhà thầu. Như vậy, kết quả đấu thầu cần được hiểu là gồm 2 nội dung: - Nhà thầu được đề nghị trúng thầu; - Danh sách xếp hạng nhà thầu. Nhưng trong thực tế, ở khá nhiều trường hợp BMT thường bỏ sót nội dung danh sách xếp hạng nhà thầu khi trình Chủ đầu tư phê duyệt về kết quả đấu thầu./. Hỏi: Chúng tôi có một gói thầu mua sắm tài sản, Sở Tài chính đã phê duyệt dự toán và kế hoạch đấu thầu (giá dự toán thấp hơn do chúng tôi đề nghị). Đơn vị phụ trách mua sắm đã đăng báo 2 kỳ nhưng không có nhà thầu nào tham gia đấu thầu để cung cấp (theo báo cáo của đơn vị mua sắm) và đề nghị Sở Tài chính xử lý. Sở Tài chính đã làm việc với đơn vị báo giá cho Sở Tài chính trước đây và đơn vị này đảm bảo cung cấp theo giá mà Sở Tài chính đã phê duyệt trong KHĐT. Tuy nhiên, đơn vị này không muốn tham gia đấu thầu và đề nghị đơn vị mua sắm liên hệ trực tiếp để mua hàng. Còn đơn vị mua sắm giữ quan điểm rằng: đã làm đầy đủ các thủ tục mua sắm theo quy định mà không nhà thầu nào tham gia do vậy đề nghị Sở Tài chính xử lý. Chúng tôi đã đọc nhiều tài liệu liên quan nhưng chưa có quy định nào xử lý trường hợp này. Vậy, xin hỏi Sở Tài chính có thể ra văn bản chỉ định đơn vị mua sắm đến liên hệ đơn vị bán hàng để trực tiếp mua sắm được không? Trả lời: Theo quy định, trước khi tiến hành mua sắm cần có KHĐT được duyệt, trong đó nói rõ các nội dung cho từng gói thầu như giá gói thầu, hình thức lựa chọn nhà thầu, thời gian lựa chọn nhà thầu, hình thức và thời gian thực hiện hợp đồng. Theo thông tin của Bạn đã nêu thì hiểu rằng trong KHĐT ghi hình thức lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu này là đấu thầu rộng rãi. Do đó, đơn vị mua sắm đã tiến hành đăng tải thông báo mời thầu trên Báo Đấu thầu. Nhưng qua 2 lần đăng tải mà vẫn không có nhà thầu nào đến mua HSMT. Trong khi đó, 1 đơn vị cung cấp báo giá (thực chất là nhà cung cấp) cho biết họ có thể cung cấp sản phẩm theo giá gói thầu (dự toán) đã duyệt trong KHĐT nhưng lại đề nghị đơn vị mua sắm liên hệ trực tiếp để mua bởi vì nhà cung cấp không muốn tham gia đấu thầu. Với tình huống này có thể xử lý theo một số phương án sau: * Phương án 1: Bạn cần phân tích gói thầu kỹ hơn để xác định gói thầu có thuộc trường hợp được phép Chỉ định thầu như quy định tại Điều 20 LĐT, Điều 40 NĐ85/CP không?Nếu đủ điều kiện thì đơn vị mua sắm cần báo cáo về tình hình cuộc thầu là không có nhà thầu nào tham gia đấu thầu và đề nghị Người duyệt KHĐT điều chỉnh KHĐT cho phép áp dụng hình thức Chỉ định thầu (thay cho hình thức đấu thầu rộng rãi như đã duyệt). Đây là giải pháp tích cực nhất và cũng thỏa mãn yêu cầu của nhà cung cấp. * Phương án 2: Bạn cần kiểm tra lại việc đăng tải thông báo mời thầu đã đảm bảo rằng các nhà thầu (bao gồm nhà thầu cung cấp báo giá) đã nhận được thông báo mời thầu. Trong một số trường hợp, bên mời thầu nên liên hệ với nhà cung cấp báo giá để thuyết phục nhà cung cấp tham gia dự thầu. Hy vọng rằng dù chỉ có 1 HSDT của nhà cung cấp thì vẫn được Chủ đầu tư cho phép Các tình huống trong đấu thầu (Sưu tầm: Nguyễn Đức Tặng. CBKT BQLDA công trình thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) mở để đánh giá (theo Điều 70 NĐ85/CP) nhằm chọn được nhà thầu trúng thầu và ký hợp đồng. Thực tế, ít có trường hợp nhà thầu có đủ khả năng cung cấp sản phẩm lại từ chối tham gia đấu thầu đối với cuộc thầu mà nhà thầu đã nắm chắc phần thắng. Theo lẽ thông thường nhà thầu phải tìm thị trường để bán sản phẩm nhằm mục tiêu tồn tại và phát triển. Còn người mua (đơn vị mua sắm) là “thượng đế” theo đúng nghĩa. Do vậy, việc nhà cung cấp không muốn tham gia đấu thầu là điều khó hiểu, không bình thường. * Phương án 3: Nghiên cứu để đề xuất áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt (quy định tại Điều 24 LĐT). Nhưng có vẻ hình thức này là không phù hợp với tình huống của Bạn. Bởi lẽ, gói thầu của Bạn không phức tạp tới mức phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cách lựa chọn nhà thầu (trên cơ sở trình của Chủ đầu tư, ý kiến của Bộ KH&ĐT và ý kiến của Bộ quản lý ngành). Hỏi: Theo Nghị định 85/CP đối với gói thầu quy mô nhỏ trong HSMT không cần nêu tiêu chuẩn đưa về cùng một mặt bằng để xác định giá đánh giá nhưng bên mời thầu vẫn đưa ra tiêu chuẩn để đưa về cùng một mặt bằng trong HSMT thì có phạm luật không? Trả lời: Tình huống của Bạn liên quan tới gói thầu quy mô nhỏ, theo Nghị định 85/CP , gói thầu quy mô nhỏ là gói thầu MSHH có giá gói thầu không vượt 5 tỷ đồng, gói thầu xây lắp có giá gói thầu không vượt 8 tỷ đồng (không có quy định gói thầu quy mô nhỏ đối với dịch vụ tư vấn). Đồng thời, tại Điều 33 Nghị định 85/CP quy định trong HSMT “không cần tiêu chuẩn đưa về cùng một mặt bằng để xác định giá đánh giá, không cần xác định giá đánh giá trong quá trình đánh giá HSDT và không cần phê duyệt danh sách nhà thầu đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật”. Quy định như trên là phù hợp với các gói thầu quy mô nhỏ do sản phẩm được cung cấp (trong MSHH) hoặc công việc thuộc công trình xây dựng (trong xây lắp) về cơ bản tương đương nhau, không khác nhau nhiều về đặc tính kỹ thuật, thông số kỹ thuật, công suất, hiệu suất, tiến độ…Nghĩa là có thể coi như tương đương nhau trên cùng một mặt bằng về các yếu tố kỹ thuật, tài chính/thương mại. Tuy nhiên, trong thực tế ở một số gói thầu quy mô nhỏ vẫn có sự khác nhau về bản chất giữa các HSDT. Do vậy, trong Mẫu HSMT XL quy mô nhỏ (ban hành kèm theo Thông tư số 02/BKH, ngày 19/1/2010) tại khoản 5 Mục 24 có quy định “Trường hợp gói thầu phức tạp phải xác định giá đánh giá thì giải trình bằng văn bản với Chủ đầu tư. Chủ đầu tư xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật”. Như vậy, trong tình huống của Bạn, nếu đã được phép của Chủ đầu tư thì trong TCĐG thuộc HSMT có sử dụng giá đánh giá để đánh giá HSDT thì việc đó là hợp lệ, hợp pháp. Vậy thì để hiểu rõ các quy định của pháp luật về đấu thầu, Bạn phải nghiên cứu không chỉ Luật, Nghị định rồi tiếp đó còn phải nghiên cứu các Thông tư (ban hành kèm theo các Mẫu HSMT) để hiểu đầy đủ các quy định. Hỏi: Công ty chúng tôi được giao làm tổng thầu xây lắp (tổng thầu EPC) 1 dự án dưới hình thức Chỉ định thầu. Dự án sử dụng 100% vốn Nhà Nước, việc Chỉ định thầu đã được phê duyệt trong KHĐT theo đúng quy định. Trong gói thầu EPC đã được Chỉ định thầu cho chúng tôi, giá trị phần công việc mua sắm vật tư, thiết bị cho dự án được thực hiện theo hình thức trọn gói (Lump sum scope). Như vậy, chúng tôi có bắt buộc phải áp dụng Luật Đấu thầu trong quá trình lựa chọn nhà thầu/nhà cung cấp vật tư, thiết bị không? Trả lời: Công ty của Bạn đã được phép Chỉ định thầu (theo Luật Đấu thầu) là nhà thầu (tổng thầu xây lắp) để thực hiện gói thầu EPC (bao gồm: thiết kế; cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp). Khi thực hiện Chỉ định thầu, có 2 trường hợp xảy ra: Trường hợp 1: Các tình huống trong đấu thầu (Sưu tầm: Nguyễn Đức Tặng. CBKT BQLDA công trình thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) Do Dự án là đặc biệt nên đủ điều kiện để được phê duyệt trong KHĐT là áp dụng Chỉ định thầu đối với gói tổng thầu EPC. Nhưng có thể trong KHĐT yêu cầu nhà thầu được Chỉ định thầu làm tổng thầu EPC khi lựa chọn nhà thầu cung cấp vật tư, thiết bị quan trọng phải theo Luật Đấu thầu với sự giám sát của Chủ đầu tư. Nếu như vậy thì nhà thầu được Chỉ định thầu (là Công ty của Bạn) phải thực hiện theo Luật Đấu thầu. Khi đó, Chủ đầu tư hoặc trong HSYC sẽ khẳng định rõ nội dung này. Việc này cũng xảy ra trong một số gói thầu đặc biệt được Nhà Nước cho phép Chỉ định thầu trước đây. Như vậy, Bạn cần làm rõ nội dung này đối với Chủ đầu tư khi chuẩn bị HSĐX. Trường hợp 2: Trong HSYC của Bên mời thầu không có bất kỳ yêu cầu nào về việc nhà thầu phải thực hiện theo Luật Đấu thầu để có được vật tư, thiết bị cung cấp cho gói thầu thì việc lựa chọn nhà thầu/nhà cung cấp vật tư, thiết bị của Công ty Bạn (với tư cách là tổng thầu EPC) là thuộc quyền của Công ty, miễn là phải đảm bảo theo các điều khoản của hợp đồng (đảm bảo về chất lượng, về số lượng, tiến độ…). Đây là các hoạt động kinh doanh của nhà thầu (là Công ty của Bạn) với mục tiêu đơn thuần để đáp ứng các yêu cầu đã ký trong hợp đồng nên không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu. Tuy nhiên, nếu Công ty của Bạn – với tư cách là nhà thầu lại phải mua sắm các thiết bị để nâng cao năng lực xây lắp của mình và sử dụng vốn Nhà Nước từ 30% trở lên thì Công ty của Bạn lại phải thực hiện theo Luật Đấu thầu vì đây lại là những hoạt động chi tiêu nhằm mục tiêu đầu tư, phát triển và thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu. Như vậy, việc xem xét để xử lý cho phù hợp là phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể./. Tình huống 3. Thay đổi thành viên trong liên danh Hỏi: Trường hợp khi đàm phán ký hợp đồng, nhà thầu liên danh đề nghị đưa nhà thầu khác vào thay thế 1 thành viên rút khỏi liên danh. Chủ Đầu tư chấp thuận đề nghị đó thì có đúng Luật không? Trả lời: Câu hỏi của Bạn liên quan đến thuật ngữ “nhà thầu liên danh” và trách nhiệm của nhà thầu này. 1. Về nhà thầu liên danh và trách nhiệm Nói đến nhà thầu liên danh thì trước tiên cần hiểu thế nào là một nhà thầu. Theo Điều 4, Luật Đấu thầu thì “nhà thầu là tổ chức, cá nhân có đủ tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Luật Đấu thầu”. Theo Điều 7, trường hợp nhà thầu là 1 tổ chức được coi là có đủ tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ 3 điều kiện. Một cách đơn giản đó là một pháp nhân (theo Bộ Luật Dân sự) và tình hình tài chính là bình thường. Một nhà thầu có đủ tư cách hợp lệ thì họ được quyền tham gia đấu thầu với tư cách là nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh (Điều 64 Luật Đấu thầu). Khi nhà thầu tự thấy đủ khả năng cạnh tranh, nhà thầu thường tham dự thầu một cách độc lập. Trong Luật Đấu thầu, gọi đây là “nhà thầu độc lập”. Đây là hình thức được nhà thầu ưa thích vì nhà thầu có thể tự quyết định mọi vấn đề liên quan tới đấu thầu mà không cần bàn bạc, thống nhất với ai. Nhà thầu độc lập chịu trách nhiệm tham gia đấu thầu, đứng tên dự thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Trong Luật Đấu thầu gọi đây là “nhà thầu chính” và được gọi là “nhà thầu tham gia đấu thầu” (theo định nghĩa tại Điều 4 Luật Đấu thầu). Các quy định trong Luật, Nghị định, Mẫu HSMT đều nhằm vào nhà thầu tham gia đấu thầu tức là nhà thầu chính. Đã là nhà thầu chính thì có quyền và nghĩa vụ nêu ở Điều 64 Luật Đấu thầu, trong đó có nghĩa vụ ký hợp đồng với Chủ Đầu tư. Đối với nhà thầu phụ, hiện tại không có quy định trách nhiệm của nhà thầu này với Chủ Đầu tư. Bởi lẽ, Luật Đấu thầu quy định nhà thầu phụ không chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu, có thể thực hiện 1 phần công việc của gói thầu thông qua thỏa thuận hoặc hợp đồng ký với nhà thầu chính. Do vậy, trong Luật Đấu thầu mới quy định rằng “nhà thầu chính” chỉ được tham gia trong 1 HSDT đối Các tình huống trong đấu thầu (Sưu tầm: Nguyễn Đức Tặng. CBKT BQLDA công trình thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) với 1 gói thầu (Điều 10), còn “nhà thầu phụ” thì có thể quan hệ, hợp tác với tất cả các “nhà thầu chính” trong 1 gói thầu. Gần đây, tham khảo quy định tại một số nước và xuất phát từ thực tế, trong Mẫu HSMT MSHH (TT05/BKH, ngày 10/2/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư) có đề cập tới thuật ngữ “nhà thầu phụ quan trọng” tức là nhà thầu phụ cung cấp các thiết bị, vật tư chính quan trọng cho nhà thầu chính. Khi đó nhà thầu phụ quan trọng phải kê khai về năng lực, kinh nghiệm trong HSDT tương tự như nhà thầu chính. Tuy nhiên, có những gói thầu có trị giá lớn, phức tạp mà một nhà thầu (có tư cách hợp lệ) không đủ sức tham gia hoặc giá chào không cạnh tranh thì nhà thầu này sẽ liên kết với 1 hoặc 1 số nhà thầu khác (cũng có tư cách hợp lệ) để cùng tham gia đấu thầu bằng cách phân chia với nhau về trách nhiệm thực hiện các công việc của gói thầu. Cách tham gia đấu thầu như vậy (gồm vài nhà thầu riêng lẻ A+B) thì Luật Đấu thầu gọi đấy là nhà thầu liên danh (cũng là nhà thầu chính). Gọi là nhà thầu liên danh (A+B) để thể hiện rằng họ tham gia đấu thầu với tư cách là một nhà thầu (không khác gì một nhà thầu độc lập). Do vậy, nhà thầu liên danh (nhà thầu chính) chịu trách nhiệm tham gia đấu thầu, đứng tên dự thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng. Trong Nghị định 85/CP cho phép trong Liên danh có thể cử người đại diện (người đứng đầu liên danh) thay mặt liên danh chịu trách nhiệm đứng tên mua HSMT, đại diện liên danh ký đơn dự thầu, nộp bảo đảm dự thầu, thương thảo, hoàn thiện hợp đồng với điều kiện trong thỏa thuận liên danh (theo Mẫu nêu trong HSMT) đề cập tới nội dung này. Nhưng việc ký hợp đồng trong trường hợp nhà thầu liên danh trúng thầu thì Luật Đấu thầu yêu cầu phải có chữ ký của tất cả các thành viên trong liên danh (Điều 46). Trường hợp ký rồi (với tư cách nhà thầu chính) mà sau đó không thực hiện là không được. Tại Điều 12 (khoản 14) Luật Đấu thầu, tiếp đó tại Điều 65 Nghị định 85/CP nói rõ về việc xử phạt nhà thầu chính chuyển nhượng hợp đồng sau khi trúng thầu. 2. Trở lại tình huống của Bạn là trong quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng thì nhà thầu liên danh đề xuất thay thế thành viên này bởi thành viên khác. Có thể minh họa cho tình huống của Bạn như sau: nhà thầu liên danh dự thầu gồm A+B đã được trúng thầu. Khi thương thảo, hoàn thiện hợp đồng thì họ muốn thay thành viên B bằng C. Theo cách trình bày ở trên với liên danh A+B thì A cũng là nhà thầu chính và B cũng là nhà thầu chính. Nhà thầu liên danh A+B khác về bản chất với nhà thầu liên danh A+C. Thay “A+B” bằng “A+C” tức là thay đổi tư cách dự thầu của HSDT. Do vậy, tại Điều 12 của Luật Đấu thầu quy định viề việc nhà thầu cho nhà thầu khác sử dụng tư cách của mình để tham gia đấu thầu sẽ bị xử lý cấm tham gia hoạt động đấu thầu. Tại Điều 65 Nghị định 85/CP quy định chi tiết như sau về vấn đề vừa nêu ở Điều 12 LĐT “Nhà thầu cho nhà thầu khác sử dụng tên, chữ ký, con dấu của mình; nhà thầu sử dụng đúng tên, chữ ký, con dấu của nhà thầu khác để tạo thành 1 liên danh tham gia đấu thầu, sau khi trúng thầu thì không thực hiện theo văn bản thỏa thuận liên danh…”. Như vậy, trong trường hợp của Bạn, nếu không có lý do chính đáng thì việc B chuyển cho C, tức vi phạm Điều 12 LĐT. Do vậy, không thể chấp nhận sự thay đổi này. Tuy nhiên, trong thực tế, mọi sự việc đều có nguồn gốc nên việc xử lý không thể máy móc. Trường hợp, tại thời điểm thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, chẳng hạn B không còn đủ năng lực như khi đi dự thầu thì đây là một lý do chính đáng để Chủ Đầu tư xem xét, chấp nhận một giải pháp hợp lý, thỏa đáng. Một trong các giải pháp là cho phép thay C vào vị trí của B nhưng phải đảm bảo: - Năng lực, kinh nghiệm của C đáp ứng trách nhiệm tương ứng của B đã thỏa thuận trong liên danh; - Các giải pháp kỹ thuật của C phải được đánh giá là đáp ứng yêu cầu của HSMT; - C phải thực hiện phần việc của B trong thỏa thuận liên danh ký với A và với chi phí không đổi. Tất nhiên, thỏa thuận liên danh ban đầu phải được điều chỉnh, bổ sung theo cơ cấu mới. Tóm lại, nếu không có lý do chính đáng thì việc rút lui của B khỏi liên danh là vi phạm pháp luật về đấu thầu (Điều 12 LĐT) và sẽ không được nhận lại bảo đảm dự thầu. Trong các Mẫu HSMT MSH, XL đều có quy định rằng “trường hợp 1 thành viên trong liên danh vi phạm dẫn đến nhà thầu không được nhận lại bảo đảm dự thầu thì tất cả các thành viên trong Các tình huống trong đấu thầu (Sưu tầm: Nguyễn Đức Tặng. CBKT BQLDA công trình thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) liên danh đều bị tịch thu bảo đảm dự thầu. Bởi lẽ đã là nhà thầu liên danh thì Luật quy định ngoài trách nhiệm riêng còn phải có trách nhiệm chung. Làm như thế là để trước khi hình thành liên danh dự thầu, các nhà thầu phải cẩn trọng, chọn những bạn đồng hành đáng tin cậy. Hỏi: Chúng tôi có 01 gói thầu về MSHH gồm nhiều phần độc lập, riêng biệt. Do vậy, ngay trong KHĐT được duyệt cho phép chia gói thầu thành nhiều phần (lô). Căn cứ KHĐT đã duyệt, chúng tôi đang tiến hành lập HSMT theo Mẫu HSMT MSHH (ban hành kèm theo Thông tư số 05/BKH, ngày 10/2/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Theo đó, 1 trong các điều kiện tiên quyết để loại bỏ HSDT là “nhà thầu có tên trong 2 hoặc nhiều HSDT với tư cách là nhà thầu chính”. Giả sử trong HSMT, chúng tôi chia gói thầu thành 5 phần (lô), cho phép nhà thầu tùy theo năng lực của mình có thể chào cho 1 hoặc nhiều phần. Chẳng hạn, 1 nhà thầu A chào theo 1 lô với tư cách là nhà thầu độc lập (nhà thầu nộp 1 HSDT). Đối với 1 phần khác của gói thầu, nhà thầu này lại liên danh với 1 nhà thầu B để chào (đương nhiên là với 1 HSDT riêng biệt). Như vậy, có thể coi nhà thầu A đã có tên trong 2 HSDT cho 1 gói thầu gồm 5 phần như trong trường hợp của chúng tôi, tức là nhà thầu A đã vi phạm điều kiện tiên quyết của HSMT? Trả lời: Việc lập HSMT MSHH căn cứ vào Mẫu HSMT MSHH ban hành kèm theo Thông tư số 05/BKH là hoàn toàn đúng. Theo đó, tại khoản 2 Mục 24 Chương II của HSMT (cũng nhắc lại nội dung ghi ở Điều 23 Nghị định 85/CP) quy định về các điều kiện tiên quyết để loại bỏ HSDT. Quy định này phù hợp với thông lệ quốc tế về tính cạnh tranh, nghĩa là quy định mỗi nhà thầu chỉ được có tên trong 1 HSDT dù với tư cách là nhà thầu độc lập hay liên danh. Nói 1 cách khác, với vai trò là nhà thầu chính thì nhà thầu chỉ được có tên trong 1 HSDT đối với 1 gói thầu. Đối với gói thầu gồm nhiều phần độc lập và HSMT cho phép nhà thầu chào theo 1 hoặc nhiều phần thì thực chất là tiến hành lựa chọn nhà thầu theo từng phần của gói thầu. Do vậy, tại khoản 4 Điều 70 Nghị định 85/CP quy định “trường hợp gói thầu được chia thành nhiều phần thì trong HSMT cần nêu rõ điều kiện chào thầu, biện pháp và giá trị bảo đảm dự thầu cho từng phần hoặc nhiều phần và phương pháp đánh giá đối với từng phần hoặc nhiều phần đề các nhà thầu tính toán phương án chào thầu theo khả năng của mình”. Trên cơ sở các quy định nêu trên (trong Nghị định 85/CP cũng như trong HSMT) thì đối với tình huống của Bạn cần chia thành 2 trường hợp: * Trường hợp 1: Dựa trên khoản 4 Điều 70 Nghị định 85/CP, trong HSMT ghi rõ nhà thầu được chào cho 1 hoặc nhiều phần dưới hình thức là nhà thầu độc lập hoặc liên danh. Với HSMT như vậy thì đối với phần 1 của gói thầu, nhà thầu A chào thầu với tư cách là nhà thầu độc lập, đối với phần 2 của gói thầu, nhà thầu A liên danh với nhà thầu khác để dự thầu thì đều được coi là hợp lệ, đáp ưng yêu cầu của HSMT. Tất nhiên, khi đó theo Mục 24 Chương II của HSMT khi nói về điều kiện tiên quyết cần quy định như sau: Nhà thầu có tên trong 2 hoặc nhiều HSDT với tư cách là nhà thầu chính (nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh) cho toàn bộ gói thầu hay trong 1 phần của gói thầu. * Trường hợp 2: Trong HSMT ghi điều kiện tiên quyết là: nhà thầu có tên trong 2 hoặc nhiều HSDT với tư cách là nhà thầu chính (nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh) nghĩa là ghi đúng như trong Nghị định 85/CP, trong Mẫu HSMT MSHH. Với HSMT này thì nhà thầu A bị loại do có tên trong 2 HSDT, không đáp ứng yêu cầu của HSMT về điều kiện tiên quyết. Như vậy, nếu Bạn hiểu thấu đáo hình thức chia gói thầu thành nhiều phần và khoản 4 Điều 70 Nghị định 85/CP rồi mạnh dạn khi viết HSMT theo trường hợp 1 nêu trên thì rất thuận tiện trong việc đánh giá HSDT vẫn đảm bảo tính cạnh tranh với đầy đủ căn cứ pháp lý. Còn nếu bạn cứng nhắc viết HSMT theo Trường hợp 2 thì vô tình bạn đã hạn chế sự cạnh Các tình huống trong đấu thầu (Sưu tầm: Nguyễn Đức Tặng. CBKT BQLDA công trình thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) tranh của nhà thầu. Nhưng HSMT đã ban hành thì phải thực hiện theo vì đó là căn cứ pháp lý cho cuộc thầu Tình huống 1. Xử lý dự toán cao hơn giá gói thầu Hỏi: Tại khoản 2 Điều 70 Nghị định 85/CP có quy định “trường hợp dự toán cao hơn giá gói thầu dẫn đến hình thức lựa chọn nhà thầu được phê duyệt trong KHĐT không còn phù hợp theo quy định của Luật Đấu thầu, Luật sửa đổi thì Chủ Đầu tư xem xét, quyết định chuyển đổi hình thức lựa chọn nhà thầu cho phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu”. Xin hỏi: Như vậy, theo quy định trên, Chủ Đầu tư có phải trình Người quyết định đầu tư xin phê duyệt điều chỉnh hình thức lựa chọn nhà thầu không? Hay Chủ đầu tư tự ra quyết định điều chỉnh (do KHĐT trước đây đã được Người quyết định đầu tư phê duyệt). Trả lời: Câu hỏi của Bạn liên quan đến giá gói thầu và dự toán và cũng liên quan tới hình thức lựa chọn nhà thầu. 1. Về giá gói thầu Giá gói thầu được xác định trong KHĐT, là chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu với các nội dung đề cập trong dự án được duyệt. Trong Nghị định 85/CP đề cập đến các căn cứ để xác định giá gói thầu. Theo đó, giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc tổng vốn đầu tư, dự toán được duyệt (nếu có) và các quy định liên quan. Khi giá gói thầu được xác định trước so với dự toán thì giá gói thầu không chính xác bằng dự toán. Chẳng hạn, đối với gói thầu xây lắp thì dự toán được xác định dựa trên Thiết kế kỹ thuật, thiết kế BVTC nên khá chính xác, còn giá gói thầu được xác định căn cứ vào Tổng mức đầu tư (thiết kế cơ sở) nên không chính xác bằng. Chính vì dự toán chính xác hơn giá gói thầu nên khi có giá gói thầu trước rồi, sau đó mới xác định dự toán thì dự toán sẽ thay thế giá gói thầu đó (dù dự toán cao hay thấp hơn giá gói thầu). Điều này dẫn đến điều kiện cuối cùng (điều kiện đủ) để nhà thầu được đề nghị trúng thầu (đối với gói thầu MHSS, XL) là giá đề nghị trúng thầu của nhà thầu không vượt giá gói thầu (quy định tại Điều 38 Luật Đấu thầu) cần được hiểu là giá đề nghị trúng thầu không vượt dự toán được duyệt. 2. Về hình thức lựa chọn nhà thầu Trong Luật Đấu thầu quy định có 7 hình thức lựa chọn nhà thầu (từ Điều 18 đến Điều 24), trong đó có 2 hình thức với điều kiện áp dụng liên quan tới giá gói thầu đó là hình thức Chỉ định thầu (trường hợp thông thường) và hình thức chào hàng cạnh tranh trong MSHH. Như vậy, câu hỏi của Bạn nêu ra là “khi dự toán cao hơn giá gói thầu dẫn đến hình thức lựa chọn nhà thầu đã duyệt trong KHĐT thay đổi (khoản 2 Điều 70 Nghị định 85/CP” thì trường hợp này chỉ xảy ra khi trong KHĐT cho phép áp dụng Chỉ định thầu do giá gói thầu nằm trong hạn mức quy định ở Điểu 40 Nghị định 85/CP. Bởi lẽ, đối với các hình thức lựa chọn nhà thầu khác, việc dự toán cao hơn giá gói thầu không ảnh hưởng tới hình thức lựa chọn nhà thầu. Chẳng hạn, trong trường hợp của Bạn, giá gói thầu là 1,9 tỷ đồng thuộc 1 trong các điều kiện để được phê duyệt áp dụng hình thức Chỉ định thầu trong KHĐT (căn cứ Điều 40 Nghị định 85/CP). Sau đó, dự toán được duyệt là 2,1 tỷ đồng (mức này nằm ngoài điều kiện Chỉ định thầu quy định tại Điều 40 Nghị định 85/CP) thì theo khoản 2 Điều 70 Nghị định 85/CP, Chủ Đầu tư có quyền quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu là đấu thầu rộng rãi hoặc hạn chế (thay cho hình thức Chỉ Định thầu) mà không cần báo cáo Người có thẩm quyền. Nhưng tại khoản 2 Điều 70 Nghị định 85/CP cũng lưu ý rằng việc xử lý như vừa đề cập của Chủ Đầu tư phải đảm bảo điều kiện là tổng mức đầu tư của dự án không bị vượt. Còn nếu dự toán được duyệt cao hơn giá gói thầu mà dẫn đến vượt tổng mức đầu tư đã duyệt thì phải tiến hành thủ tục điều chỉnh tổng mức đầu tư theo quy định. Hỏi: Các tình huống trong đấu thầu (Sưu tầm: Nguyễn Đức Tặng. CBKT BQLDA công trình thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) Trong quá trình lựa chọn nhà thầu có rất nhiều tình huống phát sinh. Có tình huống thì đơn giản thường xảy ra nhưng có tình huống để xử lý là không đơn giản. Vậy đề nghị cho biết ai là người có thẩm quyền giải quyết các tình huống trong đấu thầu Trả lời Đúng như ý kiến của bạn nêu ra là trong công tác đấu thầu nói chung và trong quá trình lựa chọn nhà thầu nói riêng các tình huống rất đa dạng, đôi khi rất phức tạp. Việc xử lý tình huống đòi hỏi không chỉ nắm chắc các quy định trong Luật trong Nghị định mà còn đòi hỏi phải hiểu được cặn kẽ các nội dung liên quan tới cuộc thầu (như HSMT, TCĐG, HSDT, các giải thích, làm rõ của nhà thầu…) như vậy để giải quyết tình huống thì người trong cuộc (trực tiếp tham gia lựa chọn nhà thầu) có nhiều lợi nhuận hơn người không trực tiếp tham gia. Đây có lẽ cũng là lý do để Luật số 38 điều chinh trách nhiện xử lý tình huống trong đấu thầu. Trước đây trong Luật Đấu thầu ban hành năm 2005 (có hiệu lực thi hành từ 01/4/2006) tại Điều 60 quy định: Người có thẩm quyền (tức người quyết định đầu tư) “quyết định xử lý tình huống trng đấu thầu”. Nhưng trong Luật sô 38 (Điều 2) lại chuyển nhiệm vụ này từ Người có thẩm quyền sang chủ đầu tư. Theo đó, từ ngày 01/8/2009 (khi Luật số 38 có hiện lực thi hành) thì “chủ đầu tư là người quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu” và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Trong NĐ 85/CP (hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2009) đưa ra 14 tình huống cùng với cách xử lý (Điều 70). Đây được coi là các tình huống cơ bản. Do vậy, ở cuối Điều 70 NĐ85/CP quy định ngoài 14 trường hợp (tình huống) đã nêu, khi phát sinh tình huống thì bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định. Tóm lại, đối với các tình huống trong đấu thầu thì theo các quy định hiện hành Chủ đầu tư có trách nhiệm đưa ra quyết định để xử lý, Tuy nhiên việc xử lý đó cần dựa vào Luật đấu thầu và các quy định liên quan nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu của Luật đấu thầu, tức là làm sao để việc xử lý đó được mọi người liên quan thừa nhận là công bằng, minh bạch, cạnh tranh và có hiệu quả. Hỏi: Xin giải đáp về 1 tình huống trong đấu thầu rộng rãi mua sắm hàng hóa (MSHH). Có 2 nhà thầu A và B tham gia đấu thầu và đều được đánh giá là vượt qua yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm. Tiếp đó việc đánh giá cho kết quả như sau: - Xét về mặt kỹ thuật: mức điểm yêu cầu tối thiểu quy định trong TCĐG là 80/100 thì nhà thầu A đạt 96/100, còn nhà thầu B đạt 90/100; - Xét về giá: nhà thầu A có giá dự thầu 3100 tr. Đồng, còn nhà thầu B có giá dự thầu 3050 tr.đồng Cả 2 nhà thầu đều không có lỗi cần sửa và không có sai lệch cần hiệu chỉnh - Căn cứ TCĐG nêu trong HSMT để xác định đánh giá thì kết quả như sau: + Nhà thầu A = 3229 tr. Đồng + Nhà thầu B = 3389 tr. Đồng - Tổ chuyên gia đấu thầu đề nghị Nhà thầu A xếp hạng thứ 1 với giá đề nghị trúng thầu 3100 tr.đồng Nhà thầu B xếp hạng thứ 2 với giá đề nghị trúng thầu 3050tr.đồng Tuy nhiên cơ quan thẩm định không thống nhất với kết quả xếp hạng của tổ chuyên gia đấu thầu? Vậy đúng hay sai? Phương pháp đưa về mặt bằng để xác định đánh giá dựa trên điểm về kỹ thuật như vậy có hợp lý và đúng luật không? Trả lời: 1. Việc đánh giá HSDT để làm cơ sở cho việc so sánh, xếp hạng HSDT là phải dựa trên TCĐG và các yêu cầu bên trong HSMT (Điều 28 Luật Đấu thầu). Trong Luật Đấu thầu Các tình huống trong đấu thầu (Sưu tầm: Nguyễn Đức Tặng. CBKT BQLDA công trình thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) (Điều 4 khoản 4) quy định “HSMT … là căn cứ pháp lý để BMT đánh giá HSDT nhằm lựa chọn nhà thầu trúng thầu…” Theo Luật Đấu thầu được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 38 thì Chủ đầu tư là người phê duyệt HSMT trên cơ sở báo cáo thẩm định. Do vậy việc xác định đánh giá đối với nhà thầu A và nhà thầu B như trong tình huống nêu ra đã căn cứ vào TCĐG trong HSMT nên kết quả đánh giá là có đủ cơ sở pháp lý. Việc cơ quan thẩm định không muốn thống nhất kết quả xếp hạng là thiếu cơ sở pháp lý, nhưng cơ quan thẩm định có thể nhận xét về TCĐG nói riêng và về HSMT nói chung. Gần đây trong Luật số 38 có bổ sung trách nhiệm của người có thẩm quyền là “Hủy, đình chỉ cuộc thầu hoặc không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu ”. Nội dung này được quy định cụ thể tại Điều 66 NĐ 85/CP là người có thẩm quyền có thể “Hủy đấu thầu” khi có cơ sở rằng HSMT, HSYC không tuân thủ theo quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc pháo luật khác có liên quan dẫn đến không lựa chọn được nhà thầu trúng thầu hoặc nhà thầu trúng thầu không đáp ứng yêu cầu của gói thầu Với quy định mới này, thì ý kiến nhận xét của cơ quan thẩm định về kết quả đánh giá HSDT có thể sẽ là cơ sở cho người có thẩm quyền xem xét, đưa ra quyết định cho phù hợp 2. Phương pháp xác định giá đánh giá (đưa về 1 mặt bằng) nằm trong TCĐG thuộc HSMT là trách nhiệm, thẩm quyền phê duyệt của Chủ đầu tư (luật số 38). Tuy nhiên, dễ dàng nhận thấy cách xác định giá đánh giá như trong tình huống nêu ra thiếu tính khoa học. Bởi lẽ sử dụng thang điểm đánh giá về mặt kỹ thuật của HSDT đã là mang tính chủ quan, phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của từng người. Với cơ cấu của thang điểm này thì điểm kỹ thuật của nhà thầu A cao hơn điểm kỹ thuật của nhà thầu B, với cơ cấu khác chưa biết chừng lại ngược lại. Giờ đây lại căn cứ vào điểm kỹ thuật để xác định giá đánh giá thì lại làm cho sự chủ quan được nhân lên, làm sao đảm bảo được sự công bằng, Chính vì vậy, trong các mẫu HSMT được ban hành kèm theo TT01/BKH (mẫu HSMT xây lắp), TT 05/BKH (mẫu HSMT MSHH) do Bộ KH&ĐT ban hành có yêu cầu khi đánh giá sự khác nhau của các HSDT về mặt kỹ thuật để xác định giá đánh giá (sự khác nhau về công suất, hiệu suất, mức tiêu hao điện năng ) về điều kiện tài chính – thương mại, về các yếu tố khác đều phải quy định thành tiền. Chẳng hạn trở thành tình huống nêu ra thì cần làm rõ: Nhà thầu A đạt 96 điểm (về mặt kỹ thuật) thì việc cao hơn 6 điểm của nhà thầu A mang lại những lợi thế tính bằng tiền là bao nhiêu? Ví dụ: Do hiệu suất máy của nhà thầu A cao hơn hiệu suất máy của nhà thầu B là 1% nên mang lại 1 trị giá 20tr.đồng để so sánh với giá đánh giá của nhà thầu B Việc xác định giá đánh giá như trong tình huống nêu ra theo cách quy kết quả chấm điểm (dựa trên chủ quan) thành tiền (giá trị thực tế) là thiếu khoa học, thiếu tính thuyết phục, không nên và không thể chấp nhận. Việc chuyển điểm thành tiền trong đấu thầu hiện chỉ được dung trong đánh giá các gói thầu DVTV khi xác định điểm tổng hợp đói với gói thầu tư vấn không yêu cầu kỹ thuật cao. Hỏi: Trong đấu thầu hạn chế, khi tất cả các nhà thầu tham dự đã nộp đầy đủ HSDT trước thời điểm đóng thầu. Bên mời thầu (BMT) có thể mở thầu sớm hơn quy định so với thời điểm đóng thầu được không? (vì có nhu cầu và lý do cần thiết phải mở sớm hơn HSDT). Trường hợp muốn mở thầu sớm thì cần làm thủ tục gì? Trả lời: Tình huống do bạn nêu ra có lẽ ít xảy ra, bởi lé trong hầu hết các cuộc đấu thầu, thời gian mà BMT dành cho nhà thầu chuẩn bị HSDT thường rất hạn hẹp do phải đảm bảo tiến độ công trình (cũng tương tự như nhu cầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện đối với tình huống của bạn) Trong Luật đấu thầu (Điều 31) quy định thời gian tối thiểu dành chô nhà thầu chuẩn bị HSDT là 15 ngày (đối với đấu thầu trong nước) và là 30 ngày (đối với gói thầu quốc tế). Trong NĐ 85/CP (Điều 33) quy định thời gian tối thiểu dành cho nhà thầu chuẩn bị HSDT đối [...]... hạng nhà thầu N Cách xử lý của BMT có phù hợp với quy định trong đấu thầu không? Trả lời: Theo luật đấu thầu (Điều 4 khoản 2), đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu, đáp ứng yêu cầu của bên mời thầu Có trường hợp kết quả đấu thầu chỉ có 1 nhà thầu, có khi có vài nhà thầu (nếu gói thầu gồm nhiều phần độc lập, riêng biệt và trong HSMT cho phép nhà thầu chào theo từng phần) và hãn hữu qua đấu thầu không... nhà thầu, Mục 2 Khoản 2 lại yêu cầu phải có, đề nghị giải thích? Trả lời: Câu hỏi của bạn liên quan tới nhà thầu liên danh và thỏa thuận liên danh của nhà thầu khi tham gia đấu thầu Khi dự thầu, nhà thầu phải đảm bảo tư cách hợp lệ theo Điều 7 (nếu nhà thầu là 1 tổ chức) theo điều 8 (nếu nhà thầu là cá nhân) của Luật đấu thầu Nhà thầu có tư cách hợp lệ được quyền tham gia đấu thầu với tư cách là nhà thầu. .. 3 nhà thầu tham gia đấu thầu đề được đánh giá không đáp ứng yêu cầu của HSMT (được hiểu là căn cứ yêu cầu của HSMT và TCĐG) Đây không còn là một tình huống để xử lý Căn cứ Điều 45 Luật đấu thầu thì HSDT của các nhà thầu A,B, C đều bị loại bỏ Các quy định trong Luật Đấu thầu, trong NĐ 85/CP và cả trong mẫu HSMT là “cứng nhắc” với mục đích tránh sự lạm dụng (cần coi HSMT là Luật Đấu thầu thu nhỏ trong. .. của thư giảm giá trong thực tế đấu thầu là như thế nào giùm em? Xin được trả lời thắc mắc của bạn như sau: Đấu thầu là một cuộc đấu trí (chủ yếu về giá) giữa các nhà thầu dựa vào đề bài là Hồ sơ mời thầu Nếu như trong quá trình xác định giá của hồ sơ dự thầu, người lập giá dự thầu cho các công việc một cách chính tắc và sau đó sẽ cho ra đáp số về giá dự thầu dựa trên khối lượng mời thầu và đơn giá khả... nhiệm và thẩm quyền của chủ đầu tư Trong NDD85/CP có đưa ra 14 tình huống cơ bản và quy định ngoài các tình huống đã nêu thì BMT báo cáo chủ đầu tư xem xét quyết định Điều này cần hiểu rằng chủ đầu tư có trách nhiệm xử lý tình huống nhưng phải dựa trên các quy định hiện hành về đấu thầu và phải đảm bảo đạt được các mục tiêu minh bạch, công bằng, cạnh tranh và hiệu quả Bởi lẽ căn cứ Điều 2 Luật Đấu thầu. .. mang tính quyết định để giúp nhà thầu thắng thầu Hỏi: Xin cho biết cơ sở xác định quyền và nghĩa vụ từng thành viên trong liên danh dự thầu? Hợp đồng đã ký với liên danh nhưng có đơn đề nghị hủy hợp đồng từ một thành viên liên danh thì cách xử lý thế nào? Trả lời: Khi nhà thầu liên danh tham dự đấu thầu, trúng thầu và ký kết hợp đồng với bên giao thầu thì quyền và nghĩa vụ của từng nhà thầu trong liên... Quảng Ninh) Các tình huống trong đấu thầu Kết luận của Chủ đầu tư trong việc đánh giá HSDT như trên có phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu Trả lời: Theo quy định của Luật Đấu thầu Điều 28 việc đánh giá HSDT phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá HSDT và các yêu cầu khác trong HSMT để đảm bảo lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu Ngoài ra,... được quyền quyết định chuyển đổi sang hình thức lựa chọn nhà thầu khác cho phù hợp ví dụ như áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế Hỏi: Chúng tôi tổ chức đồng thời 2 gói thầu MSHH (gói 1 và gói 2) Theo đó HSMT được phát hành cùng 1 ngày, mở thầu cả 2 gói thầu ngay sau thời điểm đóng thầu vào buổi sáng, chênh nhau 1 giờ Có 1 nhà thầu tham dự nộp HSDT cho cả 2 gói thầu Khi mở thầu gói... nghị trúng thầu - Danh sách xếp hạng nhà thầu Nhưng trong thực tế, ở khá nhiều trường hợp BMT thường bỏ sót nội dung danh sách xếp hạng nhà thầu khi trình chủ đầu tư về kết quả đấu thầu Em không thấy trong Luật Đấu thầu và Nghị định hướng dẫn nói về khái niệm ”Thư giảm giá” Em không hiểu về thư giảm giá trong HSMT và trong HSDT như thế nào cho hợp lý? Mong anh( chị ) giải thích về khái niệm và tác dụng... định nêu trên Trở lại tình huống do bạn nêu ra, trong hợp đồng đã ký trước đó qua đấu thầu rộng rãi hặc hạn chế là nhà thầu độc lập ví dụ tên là A thì nhà thầu được mời để áp dụng MSTT phải là A Bởi lẽ, thông qua đấu thầu, qua đánh giá, thẩm định, phê duyệt kết quả đấu thầu thì nhà thầu A đã được đánh giá đầy đủ Còn trường hợp một nhà thầu mới (ví dụ nhà thầu liên danh giữa A và B) thì thành viên mới . thẩm quyền giải quyết các tình huống trong đấu thầu Trả lời Đúng như ý kiến của bạn nêu ra là trong công tác đấu thầu nói chung và trong quá trình lựa chọn nhà thầu nói riêng các tình huống rất. kết quả đấu thầu chỉ có 1 nhà thầu, có khi có vài nhà thầu (nếu gói thầu gồm nhiều phần độc lập, riêng biệt và trong HSMT cho phép nhà thầu chào theo từng phần) và hãn hữu qua đấu thầu không. gói thầu thông qua thỏa thuận hoặc hợp đồng ký với nhà thầu chính. Do vậy, trong Luật Đấu thầu mới quy định rằng “nhà thầu chính” chỉ được tham gia trong 1 HSDT đối Các tình huống trong đấu thầu

Ngày đăng: 22/04/2015, 14:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w