1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÌM HIỂU NỀN GIÁO DỤC SINGAPORE QUAN HỆ HỢP TÁC SINGAPORE - VIỆT NAM

61 659 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

i Đề tài được chia làm 3 chương trong đó các chương có nội dung như sau: Chương 1: Tìm hiểu về nền giáo dục Singapore, bàn về những vấn đề sau đây:  Sơ lược lịch sử phát tiển của nền gi

Trang 1

i

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

- -

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN

TÌM HIỂU NỀN GIÁO DỤC SINGAPORE QUAN HỆ HỢP TÁC SINGAPORE - VIỆT NAM

GVHD: PGS TS Phạm Lan Hương

NHÓM 6:

Nguyễn Thành Được Trần Thái Vương Nguyệt

Nguyễn Thị Bích Nguyên Trần Văn Việt

Tp Hồ Chí Minh, tháng 05, năm 2013

Trang 2

i

Đề tài được chia làm 3 chương trong đó các chương có nội dung như sau:

Chương 1: Tìm hiểu về nền giáo dục Singapore, bàn về những vấn đề sau đây:

 Sơ lược lịch sử phát tiển của nền giáo dục Singapore, bao gồm những giai đoạn phát triển và những chính sách kèm theo những giai đoạn đó Những chính sách giáo dục của Singapore đã dem lại hiệu quả trong việc thúc đẩy sự phát tiển của nền kinh tế nước này, những chính sách đào tạo và thu hút nhân tài mà Việt Nam chưa làm được

 Cấu trúc nền giáo dục Singapore, nêu mô hình chung và phân tích từng cấp học

cụ thể trong mô hình, những cấp học trong giáo dục Singapore có khác chút ít

so với các cấp học tại Việt Nam Tiếp theo là các vấn đề chung của giáo dục Singapore như: Mục tiêu, phương pháp, các chính sách áp dụng trong giáo dục Singapore Tiếp theo là những kinh nghiệm trong quá trình đổi mới giáo dục tại Singapore

Chương 2: Nêu lịch sử phát triển của quan hệ Việt Nam – Singapore, bao gồm cả trong lĩnh vực hợp tác kinh tế và hợp tác giáo dục Trong quan hệ hợp tác với Singapore, ngoài những cơ hội thì những thánh thức của Việt Nam cũng được phân tích rõ trong chương này

Chương 3: Là phần kết luận đề tài và nêu ra bài học thu được trong việc phân tích những điểm mạnh của nên giáo dục Singapore cũng như những yếu kém tồn tại trong giáo dục Việt Nam để từ đó rút ra được bài học và phát triển giáo dục Việt Nam Chương 3 cũng nêu ra một số giải pháp để phát triển nền giáo dục Việt Nam

Trang 3

ii

Singapore được biết đến như là một đất nước đồng thời cũng là một thành phố với diện tích chỉ 692,7 km2, tuy vậy Singapore lại trở thành quốc gia phát triển nhất khu vực Đông Nam Á Có nhiều ý kiến cho rằng đóng góp vào sự thành công của Singapore như ngày nay phải kể đến những nguyên nhân như: Vị trí địa lí thuận lợi, khả năng lãnh đạo linh hoạt, bộ máy nhà nước trong sạch, giáo dục được đầu tư và phát triển đồng bộ… Trong đó chính sách giáo dục góp phần không nhỏ vào sự phát triển của đảo quốc này và trở thành một trong những nguồn nội lực vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của quốc gia này

Ở Việt Nam đã có rất nhiều tạp chí, bài báo đề cập tới giáo dục Singapore và chỉ ra nó là một trong những quyết sách không thể thiếu khi nói tới sự thành công của Singapore Bên cạnh đó, các phương tiện thông tin đại chúng cũng đang rất quan tâm tới giáo dục Singapore bởi hiện nay du học tại Singapore đang là một lựa chọn của rất nhiều phụ huynh và học sinh Ngoài ra, rất nhiều sinh viên và nhà nghiên cứu Việt Nam và trên thế giới luôn mong muốn có cơ hội học tập và nghiên cứu tại nước này

Ngày nay Singapore được xếp vào những nước có nền giáo dục tiên tiến nhất trên thế giới (hạng 5 theo bảng xếp hạng toàn cầu mới được công bố bởi công ty giáo dục Pearson) và nhiều trường đại học nằm trong top những trường đại học tốt nhất trên thế giới (trong bảng xếp hạng đại học toàn cầu 2012-2013 của Times Higher Education thì Singapore có NUS hạng 29 và NTU hạng 86) Việt Nam và Singapore

có nền quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp lâu đời và ngày nay khi khoa học kỹ thuật phát triển không người thì hợp tác song phương giữa hai nước càng phát triển mạnh

mẽ, đặc biệt là trong kinh tế và giáo dục

Qua phân tích những ưu điểm cũng như những nhược điểm mà mô hình giáo dục Singapore đang áp dụng, chúng ta có được cái nhìn tổng quan về hệ thống giáo dục của Singapore, từ đó chúng ta áp dụng một cách chọn lọc những ưu điểm của mô hình giáo dục nước bạn nhằm phát triển hệ thống giáo dục Việt Nam

Trang 4

iii

MỤC LỤC

Tóm tắt đề tài i

Lời nói đầu ii

MỤC LỤC iii

1 Tìm hiểu nền giáo dục Singapore 1

1.1 Sơ lược lịch sử phát triển nền giáo dục Singapore 1

1.1.1 Các giai đoạn cải cách giáo dục ở Singapore … 1

1.1.2 Giáo dục để tồn tại (1959-1978) 1

1.1.3 Giáo dục lấy hiệu quả làm động lực (1979-1996) 2

1.1.4 Giáo dục lấy năng lực làm động lực (1997-2005) .2

1.1.5 Giáo dục lấy đổi mới làm động lực (từ 2006) 2

1.2 Cấu trúc hệ thống giáo dục ở Singapore 3

1.2.1 Giáo dục lấy năng lực làm động lực (1997-2005) .2

1.2.2 Giáo dục trung học cơ sở (Secondary Education) .6

1.2.3 Dự bị đại học (Pre- University Education) 7

1.2.4.1 Đại học (Universities) .9

1.2.4.2 Học viện công lập Singapore ( Polytechinics) 10

1.3 Các vấn đề chung của giáo dục Singapore 11

Trang 5

iv

1.3.2 Phương pháp giáo dục 12

1.3.3 Chính sách giáo dục 13

1.3.4 Chính sách giáo viên 14

1.3.5 Chính sách thu hút nhân tài 15

1.3.6 Chính sách song ngữ 18

1.3.6.1 Chính sách song ngữ nhằm duy trì hòa bình sắc tộc 19

1.3.6.2 Tiếng Anh – ngôn ngữ quốc tế 20

1.3.6.3 Sự phản đối của người Hoa 21

1.3.7 Thực trạng học sinh-sinh viên 22

1.4 Kinh nghiệm đổi mới và hội nhập giáo dục ở Singapore 22

1.5 Kết luận chương 1 25

2 Quan hệ Việt Nam-Singapore và cơ hội hợp tác 27

2.1 Lịch sử phát triển quan hệ Singapore – Việt Nam 27

2.1.1 Chính trị … 27

2.1.2 Quan hệ kinh tế … 28

2.1.2.1 Chính sách thương mại đầu tư của Singapore đối với Việt Nam 30

2.1.2.2 Chính sách thương mại đầu tư của Việt Nam đối với Singapore 30

2.1.3 Quan hệ giáo dục và văn hóa … 15

Trang 6

v

2.2.1 Thành lập Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore ……… 36

2.2.2 Khai trương Trung tâm đào tạo chất lượng cao Việt Nam – Singapore ……… 36

2.2.3 Liên kết đào tạo Việt Nam – Singapore ……… 37

2.3 Cơ hội và thách thức của Việt Nam trong hợp tác giáo dục với Singapore 39

2.3.1 Cơ hội … 39

2.3.2 Thách thức … 42

2.4 Kết luận chương 2 46

3 Kết luận và bài học thu được 47

3.1 Kết luận 47

3.2 Bài học thu được 47

3.2.1 Tăng cường việc dạy và học tiếng Anh 48

3.2.2 Chú trọng đầu tư chất lượng giáo viên bằng các biện pháp thực tế 48

3.2.3 Việt Nam nên có những ngành nghề đào tạo kĩ thuật, đào tạo những công nhân lành nghề đang còn rất thiếu trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa 49

3.2.4 Phát triển và thu hút nhân tài 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

Trang 7

GVHD: PGS.TS Phạm Lan Hương Nhóm 6

1

Chương 1 TÌM HIỂU NỀN GIÁO DỤC SINGAPORE

1.1 Sơ lược lịch sử phát triển nền giáo dục Singapore

Nước Cộng hòa Singapore là quốc gia nhỏ nhất Đông Nam Á với diện tích chỉ khoảng 710 km2 và dân số khoảng trên 4,8 triệu người (theo số liệu 2008) Vốn là một làng chài cá ở phía nam quần đảo Mã Lai, Singapore trở thành thuộc địa của Anh từ thế kỷ 19, giành quyền tự trị vào năm 1959 và trở thành quốc gia độc lập thuộc Khối thịnh vượng chung từ năm 1965 Chính vì vậy tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến ở đảo quốc này Quá trình phát triển giáo dục Singapore tính từ 1959 đến nay được chia ra làm nhiều giai đoạn với những phương châm cải cách giáo dục riêng

1.1.1 Các giai đoạn cải cách giáo dục ở Singapore

Các giai đoạn cải cách giáo dục ở Singapore có thể được chia thành 4 giai đoạn như sau:

 Giáo dục để tồn tại (1959-1978)

 Giáo dục lấy hiệu quả làm động lực (1979-1996)

 Giáo dục lấy năng lực làm động lực (1997-2005)

 Giáo dục lấy đổi mới làm động lực (từ 2006)

Những giai đoạn khác nhau không tách rời mà tạo thành một chuỗi liên tục, thời điểm chỉ có ý nghĩa đánh dấu cho thuận tiện

1.1.2 Giáo dục để tồn tại (1959-1978)

Từ năm 1959 đến năm 1978, chính phủ non trẻ phải xây dựng một nền giáo dục đại chúng để đáp ứng nhu cầu cấp bách là gắn kết quốc gia và phát triển kinh tế Đây chính là giai đoạn nền giáo dục được gọi là Giáo dục để tồn tại Tiếp theo nền tự trị vào năm 1959, Chính phủ đã kế thừa một hệ thống giáo dục đa dạng trong đó các trường sử dụng các ngôn ngữ khác nhau (tiếng Anh, tiếng Mã lai, tiếng Trung và tiếng Ta-min) làm chuyên ngữ để giảng dạy nội dung chương trình rất khác nhau Để thống

Trang 8

GVHD: PGS.TS Phạm Lan Hương Nhóm 6

2

nhất chuẩn và là một phần của công cuộc xây dựng đất nước, Bộ Giáo dục đã đưa nhà trường vào một hệ thống quốc gia với chương trình học tập chung, trong khi vẫn cho phép các trường giữ các ngôn ngữ khác nhau làm phương tiện giảng dạy Trong những năm 1960 và 1970, một loạt các cải cách giáo dục được tiến hành để đảm bảo chuẩn và

sự bình đẳng tương đối giữa tất cả trường theo dòng tiếng Anh và 3 dòng trường không phải tiếng Anh (tiếng Mã-lai, tiếng Trung và Ta-min)

1.1.3 Giáo dục lấy hiệu quả làm động lực (1979-1996)

Năm 1979 chứng kiến một biến động lớn tiếp theo trong lịch sử giáo dục Singapore Một ủy ban do TS Goh Keng Swee, lúc này là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đứng đầu, tiến hành rà soát kỹ nền giáo dục Singapore Việc

rà soát của TS Goh khởi đầu cho một phong trào làm cho hệ thống giáo dục có hiệu quả bằng nhiều cách, trong đó có giảm lãng phí trong giáo dục Những thay đổi về phân luồng và chương trình học tập được đưa vào để phục vụ các nhóm học sinh có năng lực khác nhau đồng thời đề cao các giá trị giáo dục để khuyến khích sự gắn kết

xã hội qua học tập Việc này đánh dấu sự khởi đầu của kỷ nguyên Giáo dục lấy hiệu quả làm động lực Phương châm này đã thúc đẩy sự phân quyền phân cấp trong giáo dục, thay đổi về việc cấp bằng và chứng chỉ, mở rộng giáo dục kỹ thuật và dạy nghề, cải tiến giáo dục đại học để đáp ứng và phù hợp hơn với yêu cầu của nền kinh tế đang biến đổi nhanh chóng

1.1.4 Giáo dục lấy năng lực làm động lực (1997-2005)

Từ giữa những năm 1990, thế giới có những biến đổi lớn với sự phát triển mạnh

mẽ của công nghệ thông tin và xu hướng toàn cầu hóa Tầm nhìn cho học sinh ra trường là trở thành những người không những biết đọc, biết viết và biết tính toán mà còn có năng lực về công nghệ thông tin và kỹ năng giải quyết các vấn đề phức tạp của cuộc sống Triết lý giáo dục của Singapore đã chuyển sang một hướng mới là giáo dục lấy năng lực làm động lực

Trang 9

GVHD: PGS.TS Phạm Lan Hương Nhóm 6

3

1.1.5 Giáo dục lấy đổi mới làm động lực (từ 2006)

Từ 2006, Singapore đã tiến hành những thay đổi ở tất cả các bậc học trong bối cảnh nền kinh tế tri thức với phương châm hướng đến chất lượng cao trong giáo dục Những thay đổi này đã khởi đầu cho giai đoạn giáo dục lấy đổi mới làm động lực

1.2 Cấu trúc hệ thống giáo dục ở Singapore

Mục đích của nền giáo dục chính thống ở Singapore là trang bị cho thanh thiếu niên những kỹ năng kiếm sống, có giá trị đạo đức lành mạnh, và khi trưởng thành trở thành những con người có trách nhiệm và những công dân trung thành Quá trình học tập nhằm nuôi dưỡng những tố chất tốt nhất của mỗi trẻ, giúp cho từng em phát huy tối

đa tiềm năng của mình

Hiện nay, hệ thống học tập chủ yếu là tập trung giám sát khoảng 165 trường tiểu học (trường công và trường được chính phủ hỗ trợ), 156 trường trung học, 12 trường hỗn hợp đào tạo, 7 trường độc lập, 13 trường cao đẳng và 1 trường dự bị đại học tập trung Giáo dục tiểu học là bắt buộc, với tất cả trẻ em từ 6 tuổi Các em được hưởng 10 năm giáo dục miễn phí: 6 năm ở bậc tiểu học và 4 năm ở bậc trung học Giáo dục sau trung học chuyên về học thuật được đưa vào các trường cao đẳng và một trường dự bị đại học tập trung, trong khi đào tạo trực tiếp chuẩn bị cho thế giới việc làm được giao cho các cơ sở và các trường đào tạo thuộc Viện Giáo dục Kỹ thuật và 5 trường kỹ thuật bách nghệ Hiện nay ở Singapore có 4 trường đại học Hệ thống trường học ở Singapore được xây dựng nhằm khuyến khích học sinh hoàn chỉnh ít nhất 10 năm giáo dục cơ sở trước khi bước vào thế giới việc làm

Mô hình giáo dục Singapore được tóm tắt trong sơ đồ sau trong đó phân biệt các cấp học, và đặc thù của mỗi cấp học tương ứng

Trang 10

GVHD: PGS.TS Phạm Lan Hương Nhóm 6

4 Hình 1.1: Mô hình giáo dục Singapore

Trang 11

 Các môn học: Ngôn ngữ, Toán, Khoa học, Xã hội, Nghệ thuật, Thủ công và Nhạc

 Kỹ năng: Phát triển kỹ năng tư duy, kỹ năng xử lý và kỹ năng giao tiếp

 Phát triển tính cách: Thông qua các hoạt động ngoại khóa, giáo dục đạo đức, giáo dục thể chất…

Khi hoàn thành xong 6 năm học, học sinh sẽ thi tốt nghiệp tiểu học PSLE (Primary School Leaving Examination) Học sinh quốc tế cũng có thể tham gia kỳ thi tôt nghiệp tiểu học quốc tế do cục khảo thí Singapore tổ chức ở các nước (iPSLE – International Primary School Leaving Examination) Bộ giáo dục Singapore sẽ căn cứ vào kết quả của bài thi tốt nghiệp tiểu học để xếp học sinh vào các trường trung học phù hợp Khai giảng năm học mới vào tháng 1 hằng năm

Hình 1.2: Học sinh cấp tiểu học Singapore

Trang 12

GVHD: PGS.TS Phạm Lan Hương Nhóm 6

6

1.2.2 Giáo dục trung học cơ sở (Secondary Education)

Căn cứ vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp tiểu học (PSLE), bộ giáo dục Singapore sẽ xếp học sinh vào các trường trung học cơ sở phù hợp: Integrated Programme, Special, Express, Normal (Academic) hoặc Normal (Technical) Kết thúc khóa học, học sinh sẽ thi lấy chứng chỉ “O” level (Ngoại trừ Integrated Programme) Chứng chỉ “O” level được sử dụng để xét và các trường dự bị đại học (Junior Colleges), học viện công lập (Polytechnics), viện đào tạo (Institutes), trường dạy nghề (Vocational)

Hình 1.3 Học sinh trung học cơ sở Singapore

 Integrated Programme (IP)

Những học sinh đạt kết quả xuất sắc, tốt sẽ có cơ hội được học hệ thống trường liên thông từ trung học cơ sở cho đến dự bị đại học Thời gian học là 06 năm: 04 năm trung học cơ sở và 02 năm dự bị đại học Học sinh theo học dòng trường này sẽ không phải thi “O” level Nghĩa là học sinh sẽ học liên tục cho tới khi thi chứng chỉ “A” level khi đã kết thúc chương trình học 06 năm

 Special/ Express schools

Trang 13

GVHD: PGS.TS Phạm Lan Hương Nhóm 6

7

Những học sinh đạt kết quả thi tốt sẽ được xếp vào dòng trường này Học sinh

sẽ học 04 năm từ Sec 1 đến Sec 4 (tương đương với lớp 7 đến lớp 10) Cuối cấp học sinh sẽ tham dự cuộc thi “O” level (Ordinary Level) Kết quả của kỳ thi “O” level sẽ là căn cứ để xét tuyển vào các chương trình giáo dục cao hơn

 Normal schools (Academic/ Technical)

Những học sinh kém hơn, không đủ điều kiện vào Special/ Express/ Integrated programme sẽ phải tham gia học dòng trường Normal Đối với học sinh học dòng trường này, các em phải học 05 năm Trong đó, học 04 năm đầu để lấy “N” level (Normal level) và học thêm 01 năm nữa để lấy “O” level

1.2.3 Dự bị đại học (Pre- University Education)

Hệ thống giáo dục sau trung học và đại học của Singapore gồm các trường cao đẳng, các học viện tập trung, các viện giáo dục kỹ thuật, các trường kỹ thuật bách nghệ

Học sinh có chứng chỉ GCE “A” level sẽ được sử dụng kết quả này để nộp hồ

sơ vào các trường đại học công lập ở Singapore (NUS, NTU, SMU, SUTD), hoặc các trường đại học ở các nước khác như Anh, Mỹ, Úc, Thủy Điển,… hoặc các trường học viện cộng lập,…

Trang 14

GVHD: PGS.TS Phạm Lan Hương Nhóm 6

8

Hình 1.4: Học sinh trung học phổ thông Singapore

1.2.4 Giáo dục sau trung học (Post –Secondary Education)

Giáo dục sau trung ở Singapore tương đương với các bậc giáo dục đại học, cao đẳng hay trung cấp nghề tại Việt Nam

Viện Giáo dục kỹ thuật (ITE) là một trường sau bậc trung học nằm trong hệ thống các trường cao đẳng nhằm trang bị cho học sinh tốt nghiệp trung học và người lớn các kỹ năng và kiến thức kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho các ngành ITE cung cấp nhiều chương trình đào tạo: đào tạo cơ bản toàn phần, các chương trình thực tập cho học sinh tốt nghiệp trung học, giáo dục và đào tạo thường xuyên cho công nhân

Các trường kỹ thuật bách nghệ có xu hướng đào tạo kỹ năng thực hành với các ngành học như cơ khí, kinh doanh, kế toán, hàng hải, chăm sóc sức khỏe, công nghệ sinh học, thiết kế phương tiện kỹ thuật số, khoa học ứng dụng, thiết kế sản phẩm và truyền thông Ngoài ra có các trường đại học tổng hợp có xu hướng đào tạo nghiên

Trang 15

GVHD: PGS.TS Phạm Lan Hương Nhóm 6

9

cứu Riêng việc đào tạo và bồi dưỡng giáo viên cũng như cung cấp các chương trình giáo dục khác được thực hiện tại Học viện giáo dục quốc gia thuộc Đại học Công nghệ Nanyang Sau khi có được bằng hoặc Chứng chỉ tại các trường này sinh viên mới có thể học lên các bậc sau đại học

1.2.4.1 Đại học (Universities)

Hiện nay Singapore có 04 trường đại học công lập:

 Đại học quốc gia Singapore (NUS – National University of Singapore)

 Đại học công nghệ Nanyang (NTU – Nanyang Technological University)

 Đại học quản lý Singapore (SMU – Singapore Management University)

 Đại học công nghệ và thiết kế Singapore (SUTD – Singapore University of Technology and Design)

Đại học quốc gia Singapore và Đại học công nghệ Nanyang là những trường tiên phong trong việc đào tạo các chương trình đổi mới bao gồm chương trình đào tạo

cử nhân, cử nhân kép, cao học, tiến sỹ,…

Đại học quản lý Singapore cung cấp chương trình đào tạo kinh doanh dựa trên phương pháp và nội dung giảng dạy của khoa Wharton thuộc đại học Pennsylvania –

Mỹ

Đại học công nghệ và thiết kế Singapore là đại học mới nhất của Singapore Trường được thành lập năm 2008 với mục tiêu nuôi dưỡng, phát triển và đổi mới xã hội

Trang 16

GVHD: PGS.TS Phạm Lan Hương Nhóm 6

10

Hình 1.5 Quy mô các trường đại học công lập Singapore

1.2.4.2 Học viện công lập Singapore ( Polytechinics)

Học viện công lập, Singapore, cung cấp các chương trình đào tạo 03 năm Các trường này chấp nhận học sinh dựa trên kết quả GCE “O” level, GCE “A” level or Institute of Technical Education (ITE)

 Hiện nay Singapore có 05 trường học viện công lập:

 Học viện công lập Singapore (SP – Singapore Polytechnic)

 Học viện công lập Ngee Ann ( NP – Ngee Ann Polytechnic)

 Học viện công lập Temasek (TP – Temasek Polytechnic)

 Học viện công lập Nanyang (NYP – Nanyang Polytechnic)

 Học viện công lập Republic (RP – Republic Polytechnic)

Trang 17

GVHD: PGS.TS Phạm Lan Hương Nhóm 6

11

Hình 1.6 Học viện công lập Singapore

Các trường học viện công lập ở Singapore đào tạo rất nhiều các ngành nghề trong những lĩnh vực khác nhau như: kỹ thuật, kinh doanh, khoa học, truyền thông, công nghệ thông tin, chăm sóc khách hàng…

Sau khi tốt nghiệp các trường học viện công lập, sinh viên có thể tiếp tục theo học tại các trường đại học Singapore, các trường đại học nước ngoài (Anh, Mỹ, Úc, Thụy Điển,…) hoặc học sinh có thể đi làm luôn với mức lương khởi điểm 1,800-2200 SGD/tháng trở lên

1.3 Các vấn đề chung của giáo dục Singapore

Các vấn đề chung của giáo dục Singapore được đầ cập trong đề tài bao gồm những vấn đề mục tiêu, phương pháp, cũng như những chính sách mà giáo dục Singapore đang thực hiện

Trang 18

đa tiềm năng của mình

Chính quyền Singapore luôn luôn coi dân số trong nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên duy nhất của họ và mô tả nền giáo dục như là sự phát triển nguồn lực của đất nước Mục tiêu của hệ thống giáo dục là phát triển tài năng của từng cá nhân, sao cho mỗi ngườị đều có thể đóng góp vào sự nghiệp kinh tế và vào cuộc đấu tranh liên tục nhằm biến Singapore thành một thị trường quốc tế giàu năng suất và mạnh tính cạnh tranh Kết quả của họ là một hệ thống giáo dục trong đó người ta có thể đánh giá, phát hiện và phân loại học sinh theo từng chương trình tương ứng Những người làm công tác giáo dục đã thẳng thắn xác định những học sinh mà họ cho là 'sáng giá' hơn những bạn đồng môn khác

1.3.2 Phương pháp giáo dục

Kể từ cuối những năm 1970, các trường học tại Singapore đã phân loại học sinh theo trình độ, giúp họ theo học những chương trình phù hợp với khả năng tiếp thu của mình học sinh không cần phải học và giỏi đều tất cả các môn, mà được quyền lựa chọn môn học theo sở thích và thế mạnh của mình Học tập tại Singapore, học sinh luôn được hướng đến những mục tiêu và thành tích đỉnh cao không chỉ trong khuôn khổ nhà trường mà còn vươn cao và xa hơn nữa

Bộ Giáo dục Singapore đưa ra chương trình Giáo dục về Quốc gia trong các trường nhằm bồi dưỡng nhận thức và tình cảm của các em học sinh về di sản và vận mệnh chung của đất nước Trong khuôn khổ chương trình học tập, Giáo dục về Quốc gia được kết hợp vào với các môn như Xã hội học, Sử học và Địa lý Chương trình còn được hỗ trợ thêm bởi các chương trình và hoạt động ngoại khoá mà các em tham gia Các em học sinh kỷ niệm các ngày lễ như Ngày lễ Quốc phòng toàn dân, Ngày Hữu

Trang 19

GVHD: PGS.TS Phạm Lan Hương Nhóm 6

13

nghị Quốc tế, ngày Hoà hợp giữa các sắc tộc và ngày Quốc khánh Các em còn tham gia vào các hoạt động như đi tham quan học tập đến những cơ sở giáo dục quan trọng trong nước Trong Chương trình Tham gia vào Cộng đồng, các em học sinh tham gia được trực tiếp thực hiện các dự án phục vụ cho cộng đồng Thông qua những hoạt động này, các em học được sự tôn trọng và sự đoàn kết hợp tác giữa người Singapore không phân biệt sắc tộc hay tôn giáo, có được sự hiểu biết sâu rộng và đánh giá đúng mức những thử thách, khó khăn và các điểm yếu mà Singapore đang phải đối mặt hôm nay và trong tương lai

Hệ thống giáo dục Singapore đang tiếp tục hòan thiện mình để trở nên đa dạng

và uyển chuyển hơn, tạo cho người học khả năng tối đa phát huy những thế mạnh của

cá nhân Với triết lý lấy người học làm trung tâm, giáo dục Singapore được xây dựng theo tiêu chí để người học chủ động lựa chọn ngành học, thiết kế chương trình học, linh động về thời gian, và chủ động tìm đến những nguồn tri thức mới, tiếp xúc với những thành tựu từ đa ngành, đa quốc gia, đa văn hóa

Bên cạnh kiến thức chuyên ngành, người học còn rèn luyện cả về thể thao lẫn các môn nghệ thuật Học sinh được khuyến khích để không chỉ học tập chuyên ngành

mà còn rèn luyện thể thao tùy theo năng khiếu của mình với những chương trình và điều kiện cơ sở vật chất hiện đại Sau khi xếp sách lại sau giờ học, một thế giới thể thao, giải trí cùng với những cảnh sắc và âm thanh ngoạn mục sẳn sàng giúp bạn thư giãn và đáp ứng cho các giác quan của bạn

1.3.3 Chính sách giáo dục

Trong những thập niên 1960 và 1970, với sự bùng nổ số lượng trẻ em do tỉ lệ sinh sản cao trong thập niên trước, và với ảnh hưởng của lối sống trong thời kỳ thuộc Anh trước đó, chỉ có một số ít tốt nghiệp đại học với chất lượng cao Số đông còn lại trong lớp trẻ đã được tách ra từ số học sinh đang theo học trung học, theo sự loại trừ của những chuẩn mực khất khe Những công dân trẻ tuổi này đã tham gia vào lực lượng lao động của xã hội khi trong tay không có một kỹ năng chuyên môn cụ thể nào Với cuộc cải cách lớn vào năm 1979, người ta đã theo dõi chặt chẽ quá trình học tập của học sinh để giảm thiểu tỉ lệ bỏ học và để đảm bảo số học sinh ít năng khiếu học

Trang 20

GVHD: PGS.TS Phạm Lan Hương Nhóm 6

14

chữ vẫn có được những kỹ năng nghề nghiệp hữu ích cho xã hội Trong thập niên

1980, thêm nhiều biện pháp được áp dụng cho việc giáo dục hướng nghiệp cũng như cho nỗ lực làm cho những 'sản phẩm' của hệ thống giáo dục đáp ứng đúng nhu cầu về lao động trong công nghiệp và thương mại

Năm 1987, khoảng 4% tổng sản phẩm quốc dân (GDP) đã được dành cho giáo dục Sau đó tỉ lệ này được tiếp tục nâng dần lên bằng với những quốc gia phát triển mạnh như Nhật Bản hoặc Hoa Kỳ Giáo dục ở đây không cưỡng chế, nhưng hầu như tất cả mọi người đều đi học Học sinh cấp tiểu học được miễn phí ở nhà trường, và riêng học sinh người gốc Malaya được miễn phí đến đại học Có những quỹ đặc biệt

để đảm bảo không có học sinh nào phải bỏ học vì khó khăn vê tài chính Học phí cấp đại học được thu ở mức sòng phẳng với mục đích để những gia đình khá giả phải chia

sẻ chi phí đào tạo mà kết quả của nó sẽ giúp sinh viên ra trường sẽ có việc làm với đồng lương cao Tuy nhiên, đối với những sinh viên có thành tích cao trong học tập sẽ được cho vay, được trợ cấp hoặc được hưởng học bổng, từ đó không có sinh viên giỏi nào phải bỏ dở việc học vì thiếu khả năng chi trả học phí Từ năm học 2003-2004, chế

độ cưỡng bức giáo dục đã được đưa vào chính sách giáo dục của Singapore

1.3.4 Chính sách giáo viên

Kênh dạy học nhằm xây dựng trình độ dạy học ưu việt trong khuôn khổ Dịch

vụ giáo dục và tạo các cơ hội phát triển, thăng tiến cho các cán bộ giáo dục, những người mong muốn tập trung chủ yếu vào nghề dạy học của mình Trong kênh này, cần tạo thêm các cơ hội thăng tiến cho các giáo viên xứng đáng khi bổ nhiệm chức hiệu trưởng và hầu hết các vị trí giáo viên cao cấp Với cách đó, những giáo viên xứng đáng

sẽ được thưởng và được công nhận đối với những gì họ đã làm được Công đoàn giáo viên Singapore (STU) tạo các cơ hội học tập và phát triển cho giáo viên thông qua các hội thảo, các khóa học bồi dưỡng chuyên môn do các chuyên gia của các học viên trong nước và nước ngoài thực hiện Những nét nổi bật trong chính sách giảng viên như:

 Tuyển dụng

Trang 21

GVHD: PGS.TS Phạm Lan Hương Nhóm 6

15

Bộ Giáo dục cẩn thận lựa chọn giáo viên tương lai từ các lớp tốt nghiệp trường trung học Giáo viên nhận được một khoản trợ cấp tương đương với 60% mức lương giáo viên trong khi đào tạo và cam kết giảng dạy ít nhất là ba năm Công việc giảng dạy được thực hiện sớm thông qua thực tập giảng dạy và không phải chờ đợi

 Đào tạo

Tất cả giáo viên được tập huấn về chương trình giảng dạy tại Học viện Quốc gia Singapore

 Bồi thường

Mỗi năm, Bộ Giáo dục xem xét một loạt các mức lương khởi điểm nghề nghiệp

và có thể điều chỉnh tiền lương cho giáo viên Lương giáo viên không tăng theo thời gian nhiều như một số ngành nghề khác nhưng có nhiều cơ hội cho giáo viên để đảm nhận vai trò khác

 Đánh giá hiệu quả

Giống như mọi ngành nghề khác tại Singapore, hoạt động của giáo viên được đánh giá hàng năm của một số người và nhiều biện pháp, trong đó có đóng góp của họ cho sự phát triển giảng dạy và thành tích của tất cả học sinh mình phụ trách, cộng tác với các cha mẹ và các nhóm cộng đồng, đóng góp của họ và các đồng nghiệp của họ Giáo viên làm công việc xuất sắc, nhận được tiền thưởng từ quỹ tiền thưởng trường

 Phát triển sự nghiệp

Tài năng được xác định và nuôi dưỡng chứ không phải được để lại chờ cơ hội Sau ba năm giảng dạy, giáo viên được đánh giá hàng năm để xem liệu họ có tiềm năng cho ba con đường khác nhau : sự nghiệp giảng dạy, chuyên gia trong chương trình giảng dạy, nghiên cứu, hoặc lãnh đạo nhà trường Các giáo viên có tiềm năng trở thành lãnh đạo nhà trường được chuyển đến đội ngũ quản lý và được đào tạo để chuẩn

bị cho vai trò mới của họ

Trang 22

GVHD: PGS.TS Phạm Lan Hương Nhóm 6

16

1.3.5 Chính sách thu hút nhân tài

Đối với bất kì một quốc gia nào trên thế giới nhân tài là một hạt nhân, một yếu

tố trọng yếu góp phần mang lại thành công cho đất nước vì có nhân tài sẽ là một đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của đất nước Nguyên Thủ tướng Lí Quang Diệu đã phát biểu : “ Nếu thắng trong cuộc đua giáo dục sẽ thắng trong cuộc đua kinh tế” tức là nếu lĩnh vực giáo dục được đầu tư phát triển, đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao thì

sẽ là một điều kiện thuận lợi đưa đất nước đi tới thành công

Thực trạng Singapore sau khi tách ra khỏi Liên Bang Malaisia rất khó khăn Chính phủ Singapore nhận thức rằng ngoài tiềm năng con người và vị trí địa lí tự nhiên trời cho, Singapore không có một nguồn tài nguyên nào và cách duy nhất để tồn tại và phát triển là đầu tư cho giáo dục, phát triển kĩ năng con người để họ trở thành trụ cột của đất nước Thêm vào đó, cuối những năm 70, Singapore phải đối mặt với thực trạng có 5 % người có trình độ ra đi khỏi Singapore và những khó khăn về nguồn nhân tài càng trở nên nghiêm trọng hơn khi các quốc gia phương Tây thay đổi chính sách nhập cư chấp nhận người di dân châu Á Điển hình như : Australia sửa đổi chính sách vào tháng 3 năm 1966, Canada tháng 10 năm 1967, Mĩ tháng 7 năm 1968 [16] Thủ tướng Lí Quang Diệu đã thực hiện chính sách thu hút nhân tài ở cả trong và ngoài nước

Chính phủ cho thành lập hai ủy ban phát triển nhân lực trong nước: một ủy ban

có nhiệm vụ giúp những người có năng lực làm đúng nghề và một ủy ban kết hợp họ lại thành xã hội Đối với những người thuộc loại xuất sắc ủy ban sẽ có kế hoạch sắp xếp việc làm phù hợp với trình đọ của họ ngay trước khi tốt nghiệp ( hay còn gọi là ủy ban dịch vụ tư vấn chuyên gia và chuyên nghiệp (PIPS) Kết quả là vào những năm của thập niên 90 dòng nhân tài chảy vào thông qua việc tuyển dụng đạt gấp 3 lần dòng chảy ra ) Lập hai cơ quan thu hút nhân tài từ Ấn Độ và các nước trong khu vực nhằm giữ chân người có trình độ và thu hút thêm nhân lực có khả năng ở bên ngoài vào ( có những chính sách ưu đãi nhà ở, lương bổng, phương tiện đi lại) ( hay còn gọi là ủy ban chiêu mộ nhân tài ngoại quốc CATS [16] Ủy ban này đã đưa ra vài trăm học bổng cho các sinh viên giỏi đến từ Trung Quốc, Ấn Độ và các nước khác trong khu vực với hi

Trang 23

GVHD: PGS.TS Phạm Lan Hương Nhóm 6

17

vọng một số sẽ ở lại vì những cơ hội việc làm tốt hơn Những người sau này khi trở về nước vẫn có thể giúp đỡ cho các công ty của Singapore ở nước ngoài Chính sách thu hút nhân tài ở Singapore chú trọng cả nhân tài trong và ngoài nước vì chính phủ xác định rõ ràng rằng Singapore là một quốc gia đa dân tộc và đặc điểm này vẫn còn tồn tại tới tận ngày hôm nay và người ngoại quốc tới nhập cư tại Singapore cũng chiếm một số lượng đáng kể trong tổng số dân của đảo quốc này Chính vì thế Chính phủ Singapore xác định : “Đối với người Singapore vì lợi ích của toàn thể nhân dân, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, ngôn ngữ cần phải đào tạo những tài năng trẻ ở mức độ cao nhất để phát huy hết tiềm năng của họ Đồng thời vì những người bình thường ở Singapore chúng ta cần để những người có tài được hưởng thù lao xứng đáng, thưởng cho những đóng góp của họ đối với sự phát triển về mọi mặt của đất nước Nếu mất một nhân tài có học vấn Singapore sẽ như người bị chặt mất một khúc cánh tay phải, chẳng làm nên chuyện gì được [16] Trong 30 bài phát biểu được tuyển chọn của thủ tướng Lí Quang Diệu có tới 9 bài đề cập đến vấn đề nhân tài, đào tạo nhân tài, chiêu

mộ nhân tài tới định cư, đóng góp của các nhân tài, sự đãi ngộ nhân tài…Ông Lí Quang Diệu đã vô cùng sáng suốt khi nhận định rằng “ nếu những kẻ bất tài và cơ hội nắm quyền ở nước ta thì nhân dân sẽ phải trả giá đắt” và “ không gì có thể thay thế được những bộ trưởng tài giỏi” [16] Chính phủ Singapore ngoài việcc thu hút nhân tài trong nước còn đề ra những chính sách hấp dân thu hút nhân tài từ nước ngoài đó là khuyuến khích họ định cư tại Singapore, sau này được hưởng quyền công dân, mua những căn biệt thự cao cấp của Cục nhà ở và phát triển và của công ty phát triển thành phố Cần thu hút những nhân tài lao động trí óc, nếu họ là người châu Á học càng có khả năng thích ở lại đây lâu dài, nếu họ là người ngoài châu Á (vì ở Singapore đưa ra một điều kiện sống và làm việc cao hơn và chất lượng hơn các quốc gia của họ) thì chính phủ Singapore tạo nghề nghiệp cho họ suốt đời chứ không phải là hợp đồng nhất thời Thực tế cho thấy những nhân tài từ nước ngoài tới đã đóng góp một phần không nhỏ cho thành công của Singapore tiêu biểu như: thập kỉ 80 các ngành ở Singapore phần lớn là người nước ngoài lãnh đạo : Chủ tịch Cục quản lí thị trấn Dụ Lang Đường Nghĩa Phương đến từ tỉnh An Huy Trung Quốc, Chủ tịch Cục điện tín Dung Vĩnh Thành đến từ Thượng Hải [16] Sự tập trung cao độ nhân tài từ bên ngoài vào đã tạo

Trang 24

GVHD: PGS.TS Phạm Lan Hương Nhóm 6

18

cho giới lãnh đạo Singapore có thêm nguồn nhân lực dồi dào và chất lượng cao Do đó ngành giáo dục Singapore cũng là một trọng điểm trong việc thu hút nhân tài từ nước ngoài vào đó là việc mời nhiều hơn các giảng sư có trình độ cao hơn để nâng cao chất lượng của trường Đại học đào tạo những sinh viên ưu tú hơn Thủ tướng Lí Quang Diệu đã viết trong hồi kí của mình : “Trong trường đại học thầy cô giáo là người da trắng, da đen, da vàng hay da nâu hay hỗn chủng điều đó không quan trọng Điều quan trọng là họ có năng lực, có nhiệt tình hay không Nếu muốn có thầy cô giáo tốt chúng

ta phải trả lương theo tiêu chuẩn quốc tế Đồng thời chúng ta sẽ khuyến khích để có thêm nhiều hơn nữa học giả Singapore trở thành giảng sư đại học [16] Chúng ta thấy

rõ rằng điều quan trọng trong chính sách của Singapore đó là họ đã không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, mà chú trọng việc cần đào tạo ra những tài năng ở mức độ cao nhất để phát huy hết tiềm năng của họ đối với sự phát triển về mọi mặt của đất nước

Bộ Giáo dục Singapore vừa quyết định từ tháng 4-2008 sẽ tăng lương giáo viên Theo luật mới, lương giáo viên được tăng 12% và với người giảng dạy tốt có thể tăng 18%

Để đảm bảo đợt tăng lương này, Chính phủ Singapore phải chi thêm 380 triệu đô la Singapore/ năm Ngoài ra, tuỳ vào thành tích giảng dạy, giáo viên sẽ được thưởng tương đương 1 tháng đến 2,25 tháng lương Như vậy, mức lương mới của giáo viên đứng lớp bình quân trên 3 năm sẽ tăng từ 52.000 lên 58.000 đô la Singapore, cao nhất

có thể lên đến 65.000 đô la Singapore[17] Mức lương hấp dẫn và đảm bảo cho cuộc sống của họ nên đó sẽ là một điều kiện thuận lợi để họ tập trung cho chuyên môn của mình từ đó mà chất lượng giáo dục sẽ cao lên, hơn nữa cũng là một trong những biện pháp để hạn chế tình trạng tham nhũng trong ngành giáo dục

1.3.6 Chính sách song ngữ

Năm 1959, Thủ tướng Lí Quang Diệu và cộng sự quyết định dùng tiếng Malay làm quốc ngữ song sau đó các nhà lãnh đạo đã nhận ra rằng tiếng Anh phải là ngôn ngữ nơi làm việc và là ngôn ngữ chung Bên cạnh đó tỏng dư luận xã hội có nhiều luồng phản ứng khi đề nghị chính phủ đảm bảo vị thế của người Hoa như một ngôn ngữ chung vì người Hoa chiếm một số lượng đông đảo dân số của Singapore Từ những vấn đề đó chính phủ Singapore đã đưa ra phương án song ngữ nhằm mục đích

Trang 25

GVHD: PGS.TS Phạm Lan Hương Nhóm 6

19

để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ chung ở Singapore làm cầu nối cho mọi công dân có nguồn gốc chủng tộc khác nhau Do vậy chính phủ áp dụng xây dựng Giáo trình song ngữ hay chính sách tiếng mẹ đẻ và chính sách này đã trở thành một nền tảng của hệ thống giáo dục Singapore Anh ngữ là ngôn ngữ duy nhất và là phương tiện giao tiếp trong giáo dục ở nhà trường Phần lớn học sinh sinh viên được yêu cầu học một năm tiếng mẹ đẻ Ở đây 3 ngôn ngữ chính là Hoa, Tamil, Malay Môn tiếng mẹ đẻ là một môn bắt buộc ở kì thi cuối cấp 1 và kì thi GCE( Advanced level )của các trường Singapore kết hợp cùng trường Cambridge trong chương trình dự bị đại học Sinh viên được yêu cầu đạt được một chuẩn mực thông thạo tiếng mẹ đẻ của họ như là một yếu tố tiên quyết được nhận vào các đại học địa phương

1.3.6.1 Chính sách song ngữ nhằm duy trì hòa bình sắc tộc

Chính sách song ngữ chính thức được công nhận vào năm 1966 nhằm đảm bảo

sự đa dạng văn hóa, thực hiện nguyên tắc song ngữ và bình đẳng của 4 luồng giáo dục Melayu, Trung Quốc, Anh và Tamil Theo đề nghị này các trường đều phải giảng dạy bằng 4 thứ tiếngvà học sinh tiểu học nhất thiết phải học song ngữ đó là tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ.Việc xác định chính sách song ngữ trong giáo dục Singapore là một quyết sách hoàn toàn đúng đắn vì Singapore là một cộng đồng đa dân tộc, mỗi một tộc người

có một bản sắc văn hóa ,ngôn ngữ riêng và dân tộc nào cũng muốn duy trì bản sắc dân tộc đó Singapore không có tôn giáo nào là quốc giáo Theo số liệu điều tra dân số tháng 7/ 2003 dân số Singapore là 4.608.595 người trong đó người Hoa chiếm 76,4%,

Ấn Độ chiếm 6,4%, người Singapore 14,9%, các dân tộc khác 2,3% (Phạm Mộng Hoa : “ Địa lí kinh tế xã hội các nước ASEAN ” tập 1 ) Như vậy Singapore vẫn là một quốc gia đa dân tộc cho đến ngày nay Chính sách song ngữ là chính sách nhằm mục đích tạo nên sự hòa bình giữa các sắc tộc Mỗi một thời kì ở Singapore lại có một chính sách ngôn ngữ riêng phù hợp với thời kì đó Dưới thời thuộc địa Singapore đã có một cộng đồng nói nhiều thứ tiếng Người Anh để mặc dân chúng quyết định cách giáo dục con cái Chính phủ xây dựng một số lượng giới hạn trường tiếng Anh nhằm đào tạo thư kí, thủ kho, … cũng như những trường dạy tiếng Malay cho người Malay Người Ấn điều hành các trường tiểu học hoặc các lớp dạy học bằng tiếng Ấn, Tamil

Trang 26

GVHD: PGS.TS Phạm Lan Hương Nhóm 6

20

Người Hoa xây dựng trường học nhờ vào tài chính của những người thành đạt trong cộng đồng để dạy tiếng Hoa Do các sắc tộc khác nhau được dạy dỗ bằng ngôn ngữ của chính họ cho nên họ có sự gắn bó về mặt tình cảm với tiếng mẹ đẻ rất sâu sắc Họ không dễ dàng gì từ bỏ ngôn ngữ của mình để nói một ngôn ngữ hoàn toàn khác Họ cũng giống như 5 triệu người sống ở Quebec kiên trì giữ gìn tiếng Pháp trong một đại lục có đến 300 triệu người nói tiếng Anh Hơn nữa một vấn đề cấp thiết cần được giải quyết ngay đó là phải có một ngôn ngữ chung trong lực lượng vũ trang Singapore vì

sẽ rất khó khăn để chỉ huy một tập thể mà nói nhiều thổ ngữ khác nhau cũng như phải đương đầu với một viễn cảnh bước vào trận chiến mà không hiểu nhau dù có sử dụng bất kì ngôn ngữ nào trong 4 ngôn ngữ chính thức đi chăng nữa Do đó chính sách song ngữ đã giữ nguyên tiếng mẹ đẻ trong giáo dục sẽ không làm mất đi truyền thống của

họ làm họ cảm thấy giá trị văn hóa dân tộc mình được lưu giữ giữa một quốc gia đa văn hóa đa dân tộc

1.3.6.2 Tiếng Anh –ngôn ngữ quốc tế

Trong xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay, Tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế, ngôn ngữ nơi làm việc và đặc biệt rất phù hợp với một cộng đồng giao thương như Singapore Tiếng Anh sẽ phá vỡ những rào cản ngôn ngữ và văn hóa trong giao tiếp lớp trẻ đồng thời xóa bỏ đi những bất công trong cơ hội tìm kiếm việc làm giữa các thí sinh tốt nghiệp trường tiếng Anh và các trường tốt nghiệp thứ tiếng khác Thông thạo tiếng Anh là một công cụ cho họ tiếp cận được những tri thức tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiêp hóa hiện đại hóa, mang đến cho người Singapore sự tự tin và khẳng định mình trong thế giới châu Á mà từ xa xưa con người không biết đến cái tôi của mình và tạo điều kiện cho sự tiếp xúc với văn hóa phương Tây lấy cá nhân làm trung tâm cũng thâm nhập ngày càng mạnh ở nước này Năm 1971, tiếng Anh trở thành ngôn ngữ quốc gia, ngôn ngữ hành chính thống nhất của Singapore Vì thế chính sách song ngữ được đưa ra là để nguyên giá trị vốn có của nó với 4 ngôn ngữ chính thức là tiếng Malay, tiếng Hoa (phổ thông) tiếng Tamil

và tiếng Anh Do đó chính phủ đề ra việc học 3 thứ tiếng Quan Thọai, Malay, Tamil ở các trường tiếng Anh và giới thiệu việc học tiếng Anh trong các trường dạy bằng tiếng

Trang 27

GVHD: PGS.TS Phạm Lan Hương Nhóm 6

21

Hoa, tiếng Hoa tiếng Malay và Tamil Thực tế đã chứng minh việc sử dụng đồng thời

cả tiếng Anh là một nhân tố quan trọng Năm 1966 Đại học Nanyang ( Natah) là đại học dạy bằng tiếng Hoa sau này phải đối đầu với những khó khăn Cơ hội kiếm việc làm cho những người tốt nghiệp ở trường này rất ít Số lượng sinh viên đến học ở Đại học Singapore ngày càng tăng vì Đaih học Singapore lúc đó sử dụng giảng dạy cả tiếng Anh trong trường đại học là một điều kiên jthuaanj lợi để sinh viên sau khi tốt nghiệp có cơ hội tìm liếm việc làm cao Những sinh viên giỏi hơn ở các trường tiếng Hoa thi lấy chứng chỉ Anh ngữ của trường Cambridge với tư cách là thí sinh tự do để

có thể vào học ở Đại học Singapore Đại học Nanyang phải hạ điểm chuẩn đầu vào cũng như tiêu chuẩn tốt nghiệp nhưng việc làm này đồng nghĩa với việc là giảm đi uy tín của trường và giá trị của những người tốt nghiệp [18] Do vậy càng thấy được vai trò của việc học tiếng Anh trong một cộng đồng đa sắc tộc ở Singapore là rất cần thiết 1.3.6.3 Sự phản đối của người Hoa

Khi chính sách này của chính phủ được đưa ra họ cũng phải đối mặt với một làn sóng phản đối mạnh mẽ của những người gốc Hoa Khi đề ra chính sách song ngữ thì hiệp hội nhà giáo người Hoa, các ủy ban quản lí trường tiếng Hoa, chủ bút, chủ báo và phóng viên báo tiếng Hoa đã phản đối Cuối năm 1970 tờ báo tiếng Hoa lớn nhất là Nanyang SiangPang viết nhiều bài báo buộc tội chính quyền đàn áp ngôn ngữ, nền giáo dục văn hóa của người Hoa Họ vẽ chân dung của Thủ tướng Lí Quang Diệu như một kẻ đàn áp trong một chính phủ “toàn những kẻ ngoại lai quên tổ tông” [18]

1.3.6.4 Hạn chế của chính sách này

Tuy chính sách song ngữ có những đóng góp đáng kể trong sự phát triển giáo dục, kinh tế, xã hội, con người ở Singapore nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận những mặt hạn chế của chính sách này như :

Chính sách song ngữ bằng tiếng Anh và tiếng Malay, tiếng Hoa hay tiếng Tamil đều là gánh nặng lên vai học sinh vì 3 ngôn ngữ mẹ đẻ này hoàn toàn không can hệ gì đến tiếng Anh.Tiếng Quan Thoại ( tiếng Hoa phổ thông ) thuộc ngữ hệ Hán Tạng, tiếng Malay thuộc ngữ hệ Nam Đảo, tiếng Tamil thuộc ngữ hệ Nam Á.Bản thân 3 thứ

Trang 28

đi giá trị truyền thống đạo đức trong sinh viên qua việc tăng tiếp xúc với văn hóa phương tây

Họ được giáo dục bằng tiếng Anh từ nhỏ nên rất thuần thục tiếng Anh Những người có bằng cấp ở Singapore muốn du học và làm việc tại những môi trường tốt hơn như Anh, Úc là điều rất dễ dàng vì họ có trong tay chìa khóa tiếng Anh vì thế đây cũng

là môt hạn chế do nó thúc đẩy tình trạng chảy máu chất xám ở Singapore

1.3.7 Thực trạng học sinh-sinh viên

Chương trình giáo dục ở Singapore mang tính thực hành cao, học sinh được trang bị một vốn kiến thức cơ bản vững chắc, nhưng áp lực của chương trình học cũng khá nặng, tuy nhiên khi ra trường họ có thế làm ngay những công việc mà xã hội đang cần, không cần các doanh nghiệp đào tạo lại

1.4 Kinh nghiệm đổi mới và hội nhập giáo dục ở Singapore

Toàn cầu hóa ngày nay đã trở thành câu cửa miệng và là đề tài được chú ý Sinh viên được tiếp xúc với những nền văn hóa mới cũng như những hệ thống giáo dục khác là điều rất quan trọng Nắm bắt được điều này, các trường ở Singapore đã đưa ra rất nhiều các chương trình trao đổi và giao lưu để sinh viên có cơ hội đi học ở các nước khác Các khóa học tập trao đổi thường kéo dài từ 2 tuần cho đến 1 hoặc 2 năm ở những trường nước ngoài có liên kết với những trường ở Singapore

Singapore xác định đổi mới giáo dục ĐH là tất yếu, là nhu cầu tự thân để phát triển kinh tế-xã hội Một trong những giải pháp khuyến khích đổi mới chính là Nhà nước phải luôn đặt hàng đối với các trường ĐH những yêu cầu mới về đào tạo nguồn nhân lực, phát triển khoa học công nghệ và các dịch vụ xã hội theo nguyên tắc: Nếu

Trang 29

 Chiến lược hội nhập quốc tế về giáo dục Singapore

Để đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn

2006-2020, một trong những nhiệm vụ và giải pháp được quy định trong NQ

14/2005/NQ-CP là “xây dựng chiến lược hội nhập quốc tế, nâng cao năng lực hợp tác và sức cạnh tranh của giáo dục đại học Việt Nam thực hiện các hiệp định và cam kết quốc tế”[2]

Hơn 20 năm qua, giáo dục đại học Việt Nam nói riêng, giáo dục Việt Nam nói chung, đã trong tiến trình đổi mới liên tục Tuy nhiên, như Đại hội Đảng X đã nhận định, cách đổi mới còn mang tính chắp vá, thiếu tầm nhìn tổng thể, thiếu kế hoạch đồng bộ Vì vậy, tháng 2 năm 2007, HNTW 4 (khoá X) đã ra Nghị quyết về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam

là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới, trong đó yêu cầu: “Khẩn trương xây dựng đề án tổng thể cải cách giáo dục-đào tạo nghề, từ nội dung, chương trình đến phương pháp dạy và học, chế độ thi cử; chú trọng đào tạo ngoại ngữ, tin học, luật pháp quốc tế, kiến thức và kỹ năng hành chính; đào tạo và đào tạo lại giáo viên đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu và có chất lượng cao”

Trang 30

GVHD: PGS.TS Phạm Lan Hương Nhóm 6

24

Mới đây, trong Thông báo 242/TB-TW ngày 15/4/2009, Bộ Chính trị tái khẳng định sự cần thiết thực hiện chủ trương cải cách giáo dục như đã được nêu tại các NQTW 4, 7 và 9 (khoá X)

Cải cách giáo dục là bài toán lớn của giáo dục Việt Nam trong giai đoạn mới Việc phát biểu cụ thể bài toán này có liên quan mật thiết đến chủ trương chuyển dần

mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở, xây dựng xã hội học tập, phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đẩy mạnh CNH và HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, như đã được chỉ ra trong các Nghị quyết Trung ương

Việc xây dựng chiến lược hội nhập quốc tế về giáo dục, trong đó có giáo dục đại học, phải được coi là bộ phận hợp thành của đề án cải cách giáo dục Nó phải xuất phát từ chủ trương xuyên suốt của Đảng và Nhà nước là phát huy cao độ nội lực, tranh thủ nguồn lực bên ngoài, chủ động và tích cực hội nhập để phát triển giáo dục phục vụ đắc lực việc thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội của đất nước trong giai đoạn hội nhập và phát triển Vì thế có thể bước đầu xác định mục tiêu của chiến lược hội nhập này là: Huy động mạnh mẽ các nguồn lực để phát triển giáo dục, từng bước chuyển sang mô hình giáo dục mở, với ưu tiên hàng đầu trong đào tạo nhân lực, nhân tài và nâng cao chất lượng, xây dựng nền giáo dục hiện đại, tiếp cận trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới Vấn đề đặt ra là cần có chính sách và giải pháp như thế nào để thực hiện mục tiêu trên Trong bức tranh tổng thể, như đã trình bày ở trên, về xu thế thương mại trong quốc tế hoá giáo dục và hiện trạng hội nhập quốc tế của giáo dục Việt Nam, cần lưu ý là Việt Nam đã có những cam kết khá sâu và rộng về GATS trong giáo dục Theo đó, ta mở cửa cho sự hiện diện thương mại của các nhà đầu tư nước ngoài trong giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, giáo dục người lớn và các dịch vụ giáo dục khác đối với các lĩnh vực kỹ thuật, khoa học tự nhiên và công nghệ, quản trị kinh doanh và khoa học kinh doanh, kinh tế học, kế toán, luật quốc tế và đào tạo ngôn ngữ Nói cách khác, nếu trước khi vào WTO, xu thế chủ đạo trong hội nhập quốc tế của Việt Nam là hợp tác quốc tế về giáo dục (theo cơ chế phi thương mại), thì sau khi

Ngày đăng: 13/01/2016, 06:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w