3. Kết luận và bài học thu được
3.2.3. Việt Nam nên có những ngành nghề đào tạo kĩ thuật, đào tạo những
lành nghề đang còn rất thiếu trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Vấn đề này có thể đem ra so sánh với Singapore : Nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa và từng bước đưa đất nước hòa nhập vào hệ thống toàn cầu nên ngay từ khi giành được độc lập Chính phủ Singapore đã chú trọng phát triển nguồn nhân lực. Về mặt giáo dục, từ năm 1968 trở đi, tất cả học sinh nam và nữ ở cấp trung học bắt đầu được đào tạo hướng nghiệp , chú trọng đến các môn khoa học tự nhiên, khoa học ứng dụng, quản lí kinh tế và nghiệp vụ kinh doanh. Từ cuối những năm 70, đầu những năm 80 Singapore bước sang giai đọan cải tổ cơ cấu nền kinh tế theo hướng hiện đại hóa công nghệ và sử dụng nhiều chất xám [6 ,43] Chính vì thế nên người Singapore hầu hết đều có kĩ năng nghề nghiệp cao chủ yếu về các ngành công nghệ thông tin, sử dụng máy móc kĩ thuật cao, chế tạo vi điện tử....khả năng ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật mới trên thế giới hết sức nhạy bén vì học được đào tạo bài bản tại các trường Đại học kĩ thuật chất lượng cao hàng đầu khu vực như : Đại học Quốc gia Singapore ( NUS ), Đại học Công nghệ Nanyang, cộng thêm trình độ tiếng Anh nên khả năng tiếp thu và ứng dụng công nghệ rất tốt.
Lí do thực hiện chính sách này : Do tâm lí của người Việt Nam “thà làm thầy còn hơn làm thợ” đã tạo ra áp lực cho hệ thống giáo dục, tạo ra những con người có lí thuyết hơn là có tay nghề. Thực trạng này trở thành một gánh nặng và áp lực cho giáo dục Việt Nam và cho sinh viên sau khi ra trường vì để đáp ứng nhu cầu xã hội nhiều
GVHD: PGS. TS. Phạm Lan Hương Nhóm 6
50
sinh viên phải học thêm một bằng nữa để dễ dàng. Nhất là trong xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay và đặc biệt là từ khi Viêt Nam gia nhập WTO tháng 11 năm 2006, chúng ta đang ngày càng có điều kiện để hòa nhập hơn nữa với những nền kinh tế lớn trên thế giới, tiếp thu những văn minh tiên tiến nhất. Vì vậy, chúng ta phải có một đội ngũ công nhân lành nghề, có trình độ , chuyên môn để có thể nắm bắt kịp những công nghệ mới, hơn nữa đáp ứng được nguồn lao đọng trong các ngành nghề hiện nay ở Việt Nam mới chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo.,. Ngày 15/04/2008 Bộ chính trị ban hành kết luận về việc phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2010 . Theo đó giáo dục cần sớm khắc phục tình trạng quá tải nặng về lí thuyết, nhẹ về thực hành, không duy trì các trường đại học chất lượng kém. Đây được coi như là một giải pháp ban đầu để khắc phục tình trạng trên.
Đây cũng là một sự so sánh nhỏ để thấy được giáo dục đa đóng vai trò rất quan trọng nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao thích nghi với sự phát triển của xu thế toàn cầo hóa, nhất là trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật như hiện nay.