Theo B.K Phađerin – nhà nghiên cứu dư luận xã hội người Nga, đưa ra một định ghĩa như sau: “ dư luận xã hôi là tổng thể các ý kiến, trong đó chủ yếu là các yếu tố thể hiện sự phán xét đá
Trang 1MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU……….2
B NỘI DUNG……… 2
I Định nghĩa dư luận xã hội……….2
II Chức năng cơ bản của dư luận xã hội……… 4
2.1 Chức năng điều hòa các mối quan hệ xã hội……… 4
2.2 Chức năng giáo dục………5
2.3 Chức năng giám sát tư vấn.………5
III Tác dụng của dư luận xã hội đối với lĩnh vực pháp luật……….6
C KẾT LUẬN………10
Trang 2
A MỞ ĐẦU
Từ trước đến nay vấn đề dư luận xã hội luôn thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học Bài tiểu luận của em sẽ đi sâu tìm hiểu về “ chức năng cơ bản của dư luận xã hội Tác dụng của dư luận xã hội đối với lĩnh vực pháp luật”
B NỘI DUNG
I Định nghĩa dư luận xã hội
Dư luận xã hội là một hiện tượng xã hội phức tạp, do đó, khó có thể lột tả hết được nội hàm của nó trong một số dòng định nghĩa ngắn gọn Vì vậy về mặt lí luận hầu như không có một định nghĩa nào về dư luận xã hội được tất cả mọi người đồng tình, chấp thuận Theo B.K Phađerin – nhà nghiên cứu dư luận xã hội người Nga, đưa ra một định ghĩa như sau: “ dư luận xã hôi là tổng thể các
ý kiến, trong đó chủ yếu là các yếu tố thể hiện sự phán xét đánh giá, sự nhận định( bằng lời hoặc không bằng lời) phản ánh ý nghĩa của các thực tế quá trình, hiện tượng, sự kiện đối với các thể chế, giai cấp xã hội nói chung và thái
độ công khai hoặc che đậy của các nhóm xã hội lớn nhỏ đối với các vấn đề của cuộc sống xã hội có động chạm đến các lợi ích chung của họ” Theo Trung Tâm Nghiên Cứu dư luận xã hội thuộc Ban Tư tưởng- Văn hóa Trung ương: “
Dư luận xã hội là tập hợp các luồng ý kiến cá nhân trước các vấn đề, sự kiện, hiện tượng có tính thời sự”
Có rất nhiều quan điểm về dư luận xã hội nhưng hầu hết trong các định nghĩa đều đề cập tới nội dung chính của khái niệm dư luận xã hội là:
+Thứ nhất dư luận xã hội là tập hợp những quan điểm, thái độ mang tính phán xét, đánh giá của các nhóm xã hội, các giai cấp, các cộng đồng người trước một thực tế xã hội nhất định
Trang 3+Thứ hai sự đánh giá phán xét đó chỉ nảy sinh trong xã hội có những vấn đề xã hội, những hiện tượng xã hội mang tính thời sự, đụng chạm đến lợi ích của nhóm xã hội, cộng đồng xã hội
+Thứ ba vấn đề, sự kiện mang tính thời sự đó phải thu hút được sự quan tâm, chú ý của nhiều người, của đa số các thành viên trong xã hội
Kết hợp vai trò, ý nghĩa thực tiễn của dư luận xã hội, xuất phát từ đặc trưng về đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của xã hội học, chúng ta có thể định nghĩa dư luận xã hội như sau:
Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến, thái độ có tính chất phán xét, đánh giá của các nhóm xã hội, của cộng đồng xã hội hay xã hội nói chung, nó có tính phổ biến tương đối, tính mạnh mẽ và bền vững nhất định đối với những vấn đề đụng chạm tới lợi ích chung, thu hút được sự quan tâm của nhiều người và được thể hiện trong các nhận định hoặc hành động thực tiễn của họ
Cần phân biệt được dư luận xã hội với tin đồn
Tin đồn là những thông tin, tin tức về những sự kiện, hiện tượng có thật liên quan đến lợi ích của cộng đồng xã hội Tuy giống nhau ở chỗ thông tin đều cũng xuất phát từ một nhóm người nhưng dư luận xã hội thì thông tin là có thật còn thông tin ở tin đồn thì có thể có hoặc không thể có thật Chủ thể của tin đồn không xác định Tin đồn không phải là sản phẩm của tư duy phán xét của cá nhân mang nó Tin đồn có thể chuyển thành dư luận xã hội khi trên cơ
sở của tin đồn người ta đưa ra những phán xét, đánh giá bày tỏ thái độ của mình; khi thông tin về sự kiện, hiện tượng được kiểm chứng và các nhóm xã hội có thể được tiếp cận với nguồn tin, trao đổi, bày tỏ ý kiến của mình thông qua con đường công khai
II Chức năng cơ bản của dư luận xã hội
2.1 Chức năng điều hòa các mối quan hệ xã hội
Trang 4Khi hình thành dư luận xã hội biểu thị thái độ, quan điểm, cảm xúc, ý chí tập thể của đại đa số các thành viên trong cộng đồng xã hội, do đó nó có sức mạnh to lớn Trong lịch sử xã hội loài người, dư luận xã hội đã đóng vai trò điều hòa các mối quan hệ xã hội ngay cả khi trong xã hội chưa có phân hóa giai cấp, chưa xuất hiện nhà nước và pháp luật nghĩa là trong xã hội nguyên thủy Trong xã hội này, mặc dù dư luận xã hội chỉ tồn tại với tư cách những ý kiến, quan điểm, thái độ phán xét chung của xã hội nhưng nó đã giữ vai trò vừa là phương tiện giáo dục, vừa là công cụ định hướng, điều tiết hành vi của con người Ph Ăngghen đã nói rằng, trong chế độ xã hội này “Ngoài dư luận công chúng ra nó không có một phương tiện cưỡng chế nào cả” Từ khi xã hội
có sự xuất hiện của nhà nước, nhà nước đặt ra pháp luật cùng với dư luận xã hội pháp luật là yếu tố cơ bản điều chỉnh các mối quan hệ xã hội Thực tế cho thấy pháp luật chỉ điều chỉnh những mối quan hệ chủ yếu chứ không phải tất
cả các mối quan hệ xã hội Do đó ngoài vai trò điều chỉnh của pháp luật đối với các mối quan hệ xã hội thì trong xã hội còn có những yếu tố khác tham gia điều hòa các quan hệ xã hội như đạo đức, văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng nhưng đặc biệt phải kể đến vai trò rất quan trọng của dư luận
xã hội Dư luận xã hội góp phần hình thành các chuẩn mực xã hội, chỉ ra những việc nên làm, những điều nên tránh, điều chỉnh cách cư xử của mọi người, góp phần duy trì trật tự xã hội, mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và xã hội cũng như giữa các nhóm xã hội với nhau
2.2 Chức năng giáo dục
Dư luận xã hội thực hiện chức năng giáo dục , định hướng cho cá nhân ý thức đúng đắn về sự đúng -sai, phải- trái, thiện- ác, đẹp -xấu
Một mặt, dư luận xã hội có thể tác động trực tiếp nhằm phê phán, lên án
những hành vi vi phạm pháp luật đạo đức; khuyến khích cổ vũ những hành vi phù hợp với lợi ích chung, biểu dương những tấm gương cao đẹp
Trang 5Mặt khác, dư luận xã hội có tác động lâu dài đến việc xây dựng nhân cách của
con người, tức là tác động đến quá trình xã hội hóa cá nhân “Khi thực hiện chức năng giáo dục dư luận xã hội tạo những sức ép để các cá nhân học hỏi làm theo những điều mà nó cho là đúng, đồng thời học hỏi để trành những điều mà nó cho là sai
Sự đánh giá của dư luận xã hội thường dựa trên những khuôn mẫu, chuẩn mực pháp luật, đạo đức, văn hóa, phong tục tập quán, truyền thống tôn giáo, tín ngưỡng; dựa trên các hành vi đã có sẵn và được thừa nhận rộng rãi trong cộng đồng xã hội Đại đa số mọi người trong xã hội đều quan tâm dư luận đánh giá
về ý thức hành vi của mình như thế nào Từ đó mỗi người đều có khuynh hướng giữ gìn, bảo vệ những nhận xét đánh giá tốt, khắc phục sửa chữa những sai sót nhằm đáp ứng những đòi hỏi của dư luận xã hội đối với bản thân mình
2.3 Chức năng giám sát tư vấn
Chức năng giám sát tư vấn của dư luận xã hội được thể hiện rõ nét nhất khi đối tượng của dư luận xã hôi là các hoạt động của cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp qua đó dư luận xã hội thể hiện quyền giám sát đối với các hoạt động này Dư luận xã hội thực hiện chức năng giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội gây sức ép lớn đối với các tệ nạn tham nhũng, quan liêu, tắc trách Công luận( kể cả báo chí) thường được coi là cơ quan quyền lực thứ tư sau lập pháp, hành pháp và tư pháp Để phát huy được vai trò giám sát của dư luận xã hội cần chú ý:
Thứ nhất, bảo đảm tính công khai của các công việc chung của đất nước
của xã hội
Thứ hai, xây dựng cơ chế và hành lang pháp lí phù hợp, thuận tiên cho
việc tiếp nhận và áp dụng các khuyến nghị, tư vấn đúng đắn của dư luận xã hội và công tác quản lí các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội
Trang 6Việc áp dụng các lời khuyên có tính chất tư vấn của dư luận xã hội phải được cân nhắc kĩ lưỡng tránh hai thái cực có thể xảy ra:
Một là, cán bộ lãnh đạo quản lí có thể coi thường xem nhẹ dư luận xã
hội, hành động này dễ khiến người dân bất bình tạo tâm lí ức chế khi họ thấy tiếng nói của mình không được tôn trọng
Hai là, cán bộ lãnh đạo quản lí nhất nhất mọi việc đều làm theo tư vấn
của dư luận xã hội, hành động theo cách này sẽ dẫn đến tình trạng trốn tránh trách nhiệm cá nhân, thiếu sự quyết đoán, các công việc chung sẽ không có được quyết định thực hiện và chính điều này sẽ gây thiệt hại cho lợi ích của người dân
III Tác dụng của dư luận xã hội đối với lĩnh vực pháp luật.
Dư luận xã hội có vai trò và tác động quan trọng đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, đạo đức, pháp luật, văn hóa, giáo dục , trong số đó, phải kể đến sự tác động , ảnh hưởng của dư luận đối với hành động xây dựng pháp luật Ở nước ta hiện nay sự ảnh hưởng đó thể hiện trên những phương diện sau:
Thứ nhất, dư luận xã hội là sự thể hiện lợi ích chung thông qua tiếng nói
chung của nhân dân, nên nó là điều kiện cần thiết để các tầng lớp nhân dân phát huy quyền làm chủ, mở rộng nền dân chủ xã hội, tích cực tham gia vào hoạt động xây dựng pháp luật Như đã nói ở trên, các tầng lớp nhân dân là chủ thể rộng rãi của hoạt động xây dựng pháp luật Hiến pháp của Nhà nước ta đã khẳng định nguyên tắc quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân và luôn nằm dưới sự kiểm soát của nhân dân Dưới chế độ ta, nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước thông qua hai hình thức cơ bản là dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện Dân chủ trực tiếp là hình thức nhân dân trực tiếp thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình Đây là hình thức hữu hiệu tạo cho nhân dân, với tính cách là chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực Nhà nước, khả năng tham
Trang 7gia tích cực và chủ động vào các hoạt động của Nhà nước trong đó có hoạt động xây dựng pháp luật Dân chủ đại diện là hình thức cơ bản mà thông qua
đó, nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước, vận hành bầu theo quy định của Hiến pháp Theo cơ chế này thì nhân dân bầu ra cơ quan đại diện Cơ quan đại diện trực tiếp nhận quyền lực từ nhân dân nên còn được gọi là cơ quan quyền lực Nhà nước, trong đó Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, Hội đồng nhân dân là cơ quan nhà nước ở địa phương
Thứ hai, dư luận xã hội là nguồn thông tin phản hồi có ý nghĩa rất quan
trọng và thiết thực đối với quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật
và các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật, đối với việc ban hành các quy định của các cá nhân, nhà chức trách có thẩm quyền Để có được các văn bản sát thực tế, các văn bản quyết định quản lý hành chính Nhà nước đúng đắn có tính khả thi cao, trước khi xây dựng, soạn thảo các dự án luật hay ban hành các quyết định, các cơ quan lập pháp, cơ quan quản lý phải nắm bắt được thực trạng tư tưởng, tâm lý của các đối tượng xã hội mà văn bản pháp luật, quyết định nhằm vào Mọi chủ trương, chính sách pháp luật khó có thể trở thành hiện thực nếu không hợp lòng dân, không được nhân dân ủng hộ Khi đã có được các dự án luật, các thông tin phản hồi lại càng quan trọng Mọi vướng mắc, lệch lạc trong quá trình triển khai thực hiện các văn bản pháp luật, do nhiều yếu tố khó lường trước, đều được bộc lộ qua dư luận xã hội Dư luận xã hội là một trong những cơ sở thông tin phản hồi giúp cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đưa ra các văn bản, quyết định phù hợp lòng dân Dư luận xã hội có tác dụng phát hiện những thiếu hụt, những khe hở trong các văn bản quy phạm pháp luật, giúp cho Nhà nước có biện pháp sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh một cách kịp thời các văn bản pháp luật còn khiếm khuyết, tháo gỡ các vướng mắ, khó khăn phát sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện pháp luật
Trang 8Thứ ba, dư luận xã hội không mang tính pháp lý nhưng nó lại có sức mạnh
rất to lớn trong việc định hướng và điều chỉnh hành vi, hoạt động của các thành viên trong xã hội Trong hoạt động xây dựng pháp luật, các cá nhân, nhà chức trách có thẩm quyền, với tư cách là chủ thể xây dựng pháp luật cần phải biết lắng nghe dư luận xã hội một cách nghiêm túc và phân tích nó một cách khoa học để rút ra được những kết luận chính xác về thực trạng của những lĩnh vực quan hệ xã hội đang cần có pháp luật điều chỉnh Nhờ đó, Nhà nước
có thể ban hành pháp luật một cách kịp thời, đồng bộ và hiệu quả, tác động đúng phạm vi, đúng đối tượng cần điều chỉnh; góp phần tăng cường vai trò và hiệu lực của công tác quản lý xã hội bằng pháp luật
Ngoài ra dư luận xã hội còn ảnh hưởng lớn đến ý thức pháp luật của con người:
Ý thức pháp luật là hiện tượng mang tính giai cấp, xuất hiện cùng với sự xuất hiện của pháp luật Các giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau có sự thể hiện
ý thức pháp luật khác nhau, trong đó ý thức pháp luật giữ vai trò chủ đạo là ý thức pháp luật của giai cấp thống trị cầm quyền Nhưng, trước khi có sự xuất hiện nhà nước, pháp luật và cùng với đó là ý thức pháp luật, những yếu tố tham gia định hướng và điều chỉnh ý thức, hành vi xã hội của con người lại chính là đạo đức, phong tục, tập quán, truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng… đặc biệt là dư luận xã hội
+Sự tác động của dư luận xã hội đến hệ tư tưởng pháp luật :
Hệ tư tưởng pháp luật là tổng hợp các tư tưởng, quan điểm, quan niệm có tính chất lý luận và khoa học về pháp luật, phản ánh về pháp luật và các hiện tượng pháp luật một cách sâu sắc, tự giác dưới dạng các khái niệm, các phạm trù khoa học Dư luận xã hội tác động trực tiếp và gián tiếp đến sự hình thành
và phát triển của hệ tư tưởng pháp luật Với tư cách một hiện tượng xã hội, dư luận xã hội phản ánh tồn tại xã hội nói chung, đồng thời phản ánh các sự kiện,
Trang 9hiện tượng pháp lý xảy ra trong đời sống xã hội Sự bàn luận, trao đổi ý kiến giữa các thành viên trong xã hội về các sự kiện, hiện tượng pháp lý đưa tới kết quả là, họ đạt tới sự nhận thức chung, thống nhất trong các phán xét, đánh giá
về sự việc, sự kiện pháp lý Ban đầu, “chuẩn mực” chung chi phối quá trình thảo luận, bàn bạc giữa họ là những thông tin, kiến thức, hiểu biết về pháp luật
mà mỗi thành viên có được từ những nguồn khác nhau, chủ yếu là những khái niệm cơ sở mang tính kinh nghiệm Các ý kiến bước đầu được đưa ra có thể khác nhau vì nhận thức pháp luật của mỗi thành viên xã hội cũng khác nhau Khi đã hình thành, dư luận xã hội biểu thị thái độ, quan điểm, cảm xúc, ý chí tập thể của đại đa số người trong cộng đồng xã hội trước thực tiễn đời sống pháp luật của xã hội, thể hiện trình độ nhận thức cao, có tính hệ thống về các vấn đề mang tính bản chất của pháp luật và các hiện tượng pháp luật Trên cơ
sở của sự phán xét, đánh giá về các sự kiện, hiện tượng pháp luật diễn ra trong đời sống xã hội, dư luận xã hội làm nảy sinh trong nhận thức của mọi người những khái niệm cơ sở, mang tính bề ngoài, ngẫu nhiên và sau đó là những tri thức phản ánh đúng đắn bản chất của các hiện tượng pháp lý Từ đó, hình thành nên các quan điểm, quan niệm, tư tưởng phản ánh những vấn đề có liên quan đến pháp luật và các hiện tượng pháp luật một cách sâu sắc, có tính hệ thống trong xã hội Điều đó nói lên sự tác động mạnh mẽ của dư luận xã hội đối với quá trình hình thành và phát triển của hệ tu tưởng pháp luật Đối với đại đa số quần chúng nhân dân, lợi ích quốc gia, dân tộc luôn có tầm quan trọng hàng đầu Dư luận xã hội đóng vai trò là “người lính canh giữ”, bảo vệ những quyền lợi, các giá trị phổ biến của xã hội, cũng như các giá trị, lợi ích
cá nhân chính đáng của con người Mỗi khi quyền lợi, các giá trị của quốc gia, dân tộc bị xâm hại thì du luận xã hội lập tức xuất hiện với thái độ lên án, phản đối gay gắt Mỗi khi các cá nhân hoặc nhóm xã hội nào đó có hành vi xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, dư luận xã hội cũng lập tức lên án, gây sức
Trang 10ép nhằm ngăn chặn hành vi đó Chẳng hạn, những vụ phạm pháp hình sự đặc biệt nghiêm trọng, như giết người dã man, xâm hại an ninh quốc gia… thường khiến cho dư luận xã hội hết sức công phẫn, đòi trừng phạt nghiêm khắc kẻ phạm tội Trong trường hợp này, nội dung phản ánh các sự kiện, hiện tượng pháp lý của dư luận xã hội phù hợp với hệ tư tưởng pháp luật tiến bộ, đang phổ biến trong xã hội, đáp ứng được lợi ích, nguyện vọng của đông đảo các lực lượng tiến bộ trong xã hội
Một mặt, thông qua quá trình trao đổi, thảo luận ý kiến giữa các nhóm xã hội
về những sự kiện, hiện tượng pháp luật diễn ra trong xã hội, dư luận xã hội góp phần làm nảy sinh các quan điểm, quan niệm, tư tưởng phản ánh những vấn đề có liên quan đến pháp luật và các hiện tượng pháp luật một cách sâu sắc, có tính hệ thống trong xã hội Mặt khác, dư luận xã hội có tác dụng phổ biến, tuyên truyền trong các tầng lớp xã hội những giá trị pháp luật, các tư tưởng, quan điểm pháp luật tiến bộ, nhân văn
C KẾT LUẬN
Như vậy, dư luận xã hội có một vai trò, chức năng đặc biệt quan trọng và có thể nói, dư luận xã hội với tư cách một hiện tượng thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội luôn có tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực pháp luật