1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP VỀ PHÁP LUẬT VỀ HÀNG VÀ DIỆN TRONG THỪA KẾ.

56 1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 260,5 KB

Nội dung

VẤN ĐỀ VỀ THỪA KẾ TRONG DÂN SỰ.Thừa kế là hưởng của người khác để lại cho. . Với tính chất là một chế định pháp luật dân sự, quyền thừa kế bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước đặt ra nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình dịch chuyển tài sản từ người chết sang cho người khác còn sống theo di chúc hoặc theo một trình tự nhất định do pháp luật quy định. Đồng thời, quy định quyền và nghĩa vụ cũng như các phương thức bảo vệ các quyền và nghĩa vụ đó của những chủ thể trong quan hệ thừa kế. Theo Từ điển tiếng Việt: Di sản là của cải, tài sản của người chết để lại 51. Điều 634 BLDS năm 2005 quy định: Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác 9. Quyền để lại thừa kế là một quyền cơ bản của cá nhân được pháp luật Việt Nam ghi nhận và bảo hộ. BLDS năm 2005 quy định rõ: Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật (Điều 631) và Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác (Điều 632) 9.

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 5

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỪA KẾ TRONG LUẬT DÂN SỰ 5

1.1 NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG 5

1.1.1 Thừa kế và quyền thừa kế 5

1.1.2 Di sản thừa kế 6

1.1.3 Người để lại di sản thừa kế 8

1.1.4 Người thừa kế 9

1.2 DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ 14

1.2.1 Khái quát chung về diện và hàng thừa kế 14

1.2.2 Cơ sở của việc xác định diện và hàng thừa kế theo pháp luật 16

Chương 2 19

DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM 19

2.1 QUY ĐỊNH VỀ DIỆN THỪA KẾ 19

2.1.1 Diện thừa kế xét theo quan hệ huyết thống 19

2.1.2 Diện thừa kế xét theo quan hệ hôn nhân 22

2.1.3 Diện thừa kế xét theo quan hệ nuôi dưỡng 25

2.2 QUY ĐỊNH VỀ HÀNG THỪA KẾ 32

2.2.1 Hàng thừa kế thứ nhất 32

2.2.2 Hàng thừa kế thứ hai 34

2.2.3 Hàng thừa kế thứ ba 36

Chương 3 38

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ 38

3.1 THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN NGÂN SƠN 38

3.2 NGUYÊN NHÂN VÀ DỰ BÁO VỀ TRANH CHẤP THỪA KẾ 41

3.3 NHỮNG ĐỀ XUẤT VỀ HƯỚNG HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT 44

KẾT LUẬN 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Về mặt tâm lý cá nhân không chỉ muốn mình có quyền năng đối vớikhối tài sản của mình khi còn sống, mà còn muốn chi phối nó ngay cả khi đãchết Vì vậy, Nhà nước đã công nhận quyền thừa kế của cá nhân đối với tàisản, coi thừa kế là một trong những căn cứ xác lập quyền sở hữu Trong hệthống pháp luật Việt Nam, sau Hiến pháp 1992, Bộ luật dân sự (BLDS) chiếm

vị trí đặc biệt quan trọng, tạo lập hành lang pháp lý cho các cá nhân khi thựchiện quyền thừa kế Được quy định tại phần thứ tư, bao gồm 4 chương, 56điều, từ Điều 631 đến Điều 687 của BLDS năm 2005 chế định thừa kế đã tạochuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các chủ thể khi tham gia quan hệthừa kế, góp phần làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội

Tuy nhiên, hiện nay các tranh chấp về thừa kế có xu hướng ngày cànggia tăng và trở nên phức tạp hơn Sự nhận thức không đầy đủ về pháp luật của

cá nhân, sự áp dụng pháp luật không thống nhất giữa các cấp Tòa án là nhữngyếu tố làm cho các vụ kiện gặp nhiều khó khăn, thời gian giải quyết kéo dài,ảnh hưởng không tốt đến truyền thống đạo đức tốt đẹp vốn có từ lâu đời củadân tộc Việt Nam Đặc biệt, một trong những khó khăn vướng mắc lớn khi ápdụng các quy định của pháp luật để giải quyết tranh chấp thừa kế chính là vấn

đề xác định sao cho đúng về diện và hàng thừa kế

Trước tình hình đó, việc nghiên cứu, phân tích, kiến nghị để làm sáng

tỏ một số vấn đề lý luận về diện và hàng thừa kế trong chế định thừa kế theopháp luật là một đòi hỏi tất yếu, khách quan cả về mặt lý luận cũng như thựctiễn giải quyết các tranh chấp thừa kế

2 Tình hình nghiên cứu

Do tầm quan trọng của vấn đề thừa kế nên nội dung này đã được rấtnhiều nhà khoa học pháp lý quan tâm, nghiên cứu Có thể kể đến như Tiến sĩ

Trang 3

Phùng Trung Tập đã giới thiệu với bạn đọc tác phẩm "Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 từ trước đến nay"; Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện là tác giả của cuốn "Bình luận khoa học về thừa kế trong Bộ luật dân sự Việt Nam"; Phó giáo sư, Tiến sĩ Đinh Văn Thanh - Trần Hữu Biền có tác phẩm "Hỏi đáp về pháp luật thừa kế" Ngoài ra, còn có nhiều bài viết về đề

tài này được đăng tải trên các sách báo, tạp chí Đặc biệt hơn, còn có rất nhiềucác cử nhân, học viên chọn nội dung này làm đề tài cho các tiểu luận tốtnghiệp của mình

Tất cả các công trình nghiên cứu trên có phạm vi rộng, mang tính toàndiện, bao quát cả chế định pháp luật về thừa kế, và đưa ra những kiến nghị đểngày càng hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật về thừa kế Riêng với đề tài

"Diện và hàng thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam", tác giả tập trung đi

sâu nghiên cứu, làm sáng tỏ nội dung, bản chất của diện và hàng thừa kế đượcquy định trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra một sốkiến nghị mang tính giải pháp để ngày càng hoàn thiện hơn những quy định

về nội dung này trong luật

3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận, nội dung, bản chất quyđịnh của pháp luật về quyền thừa kế nhằm làm sáng tỏ diện và hàng thừa kế.Khi nghiên cứu đề tài, tác giả đã tham khảo toàn bộ các quy định của nước ta

về diện và hàng thừa kế gắn với từng giai đoạn lịch sử phát triển của đấtnước, đồng thời nghiên cứu pháp luật của một số nước trên thế giới cũng nhưcác sách chuyên khảo và những tài liệu liên quan đến vấn đề này

4 Phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận dựa trên cơ sở lý luận về nhận thức của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, sử dụng phươngpháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử Bên cạnh đó còn có sự phối hợp với

Trang 4

-một số phương pháp khác như: phương pháp thống kê, phương pháp phântích, phương pháp so sánh và phương pháp tổng hợp.

5 Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

Việc nghiên cứu đề tài nhằm làm sáng tỏ nội dung và bản chất của diện

và hàng thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam qua từng giai đoạnlịch sử phát triển của đất nước Trên cơ sở đó, xác định đúng, chính xácnhững người thuộc diện thừa kế và thứ tự hưởng ưu tiên theo quy định củaBLDS năm 2005

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả rút ra những vướng mắc còn tồn tạikhi áp dụng quy định của pháp luật về diện và hàng thừa kế Từ đó đưa ranhững đề xuất, kiến nghị mang tính giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế,tồn tại, góp phần hoàn thiện hơn các quy định về thừa kế

6 Những kết quả nghiên cứu mới của tiểu luận

Từ trước đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đếnlĩnh vực thừa kế Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu chi tiết, cụ thể

về diện và hàng thừa kế gắn với từng giai đoạn lịch sử phát triển của đấtnước Trên cơ sở đó, tác giả nghiên cứu làm sáng tỏ những quy định của phápluật hiện hành và tìm ra những vướng mắc còn tồn tại trên thực tế và đề xuấtmột số kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về diện và hàng thừa kế trongBLDS

7 Kết cấu của tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dungcủa tiểu luận gồm 3 chương:

Chương 1: Khái quát chung về thừa kế.

Chương 2: Diện và hàng thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam.

Trang 5

Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật và phương hướng hoàn thiện

những quy định của pháp luật Việt Nam về diện và hàng thừa kế

Trang 6

Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỪA KẾ TRONG LUẬT DÂN SỰ

1.1 NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG

1.1.1 Thừa kế và quyền thừa kế

Để hiểu và nhận thức sâu sắc về khái niệm quyền thừa kế trước hết phải

làm sáng tỏ nội dung khái niệm thừa kế Theo Từ điển tiếng Việt: "Thừa kế là hưởng của người khác để lại cho" Theo các tác giả của Giáo trình Luật dân sự

- Trường Đại học Luật Hà Nội, thừa kế được hiểu là: "Việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho những người còn sống" Khái niệm này đã phản ánh

chính xác bản chất cũng như nội dung thừa kế

Quyền thừa kế được xem xét rất nhiều góc độ Với tính chất là một chếđịnh pháp luật dân sự, quyền thừa kế bao gồm tổng thể các quy phạm phápluật do nhà nước đặt ra nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trongquá trình dịch chuyển tài sản từ người chết sang cho người khác còn sốngtheo di chúc hoặc theo một trình tự nhất định do pháp luật quy định Đồngthời, quy định quyền và nghĩa vụ cũng như các phương thức bảo vệ các quyền

và nghĩa vụ đó của những chủ thể trong quan hệ thừa kế

Với tính chất là một quyền năng dân sự, quyền thừa kế là những quyềnnăng cụ thể của chủ thể trong việc để lại di sản thừa kế và nhận di sản thừa

kế Đó là những khả năng mà các chủ thể được phép xử sự theo quy định củapháp luật: Được để lại di sản thừa kế như thế nào, việc lập di chúc phải tuân thủnhững yêu cầu gì, ai là người được nhận di sản thừa kế, khi nào thì bị tướcquyền hưởng di sản thừa kế Trong các quan hệ về thừa kế, các chủ thể chủđộng hiện thực hóa những quyền năng đó để biến nó thành những quyền dân

sự cụ thể qua đó đáp ứng được nhu cầu và thực hiện được lợi ích cho bản thânmình

Trang 7

Pháp luật thừa kế ở nước ta trước hết nhằm đảm bảo quyền lợi chongười lao động, tôn trọng thành quả lao động do họ làm ra cũng như chuyểnthành kết quả đó cho những người thừa kế sau khi họ chết Mặt khác, quyềnthừa kế ở nước ta là một trong những phương tiện để củng cố và phát triểncác quan hệ hôn nhân gia đình, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các chủ thểtrong quan hệ thừa kế, đặc biệt bảo vệ lợi ích của người chưa thành niên hoặc

đã thành niên nhưng không có khả năng lao động Qua đó góp phần bảo đảmquyền sở hữu cho mọi cá nhân trong xã hội

Tóm lại, thừa kế là sự dịch chuyển tài sản của một người đã chết sangcho người còn sống theo những trình tự luật định Quyền thừa kế của một cánhân gắn bó chặt chẽ với quyền sở hữu của cá nhân đó Quyền sở hữu là tiền

đề, là cơ sở của quyền thừa kế và ngược lại, quyền thừa kế là căn cứ thiết lậpquyền sở hữu mới Vì vậy, hệ thống pháp luật dân sự của tất cả các nước trênthế giới bao giờ cũng qui định về vấn đề thừa kế như là một phương thức bảođảm quyền sở hữu của chủ sở hữu

1.1.2 Di sản thừa kế

Theo Từ điển tiếng Việt: "Di sản là của cải, tài sản của người chết để lại" [51] Điều 634 BLDS năm 2005 quy định: "Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác" [9].

Có thể thấy di sản được Điều 634 BLDS quy định một cách ngắn gọnnhưng khá đầy đủ và có tầm khái quát cao, không dùng phương pháp liệt kêbao gồm những tài sản gì như những quy định trước đây Như vậy, di sản làtoàn bộ những tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đã chết cũngnhư các quyền về tài sản của người đó bao gồm:

- Tư liệu sinh hoạt

Trang 8

- Tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý được dùng làm đồ trang sứchoặc dùng làm của cải để dành, tiền tiết kiệm ngân hàng, tiền lương, tiềnthưởng chưa lĩnh.

- Nhà ở thuộc sở hữu của người chết

- Vốn, cổ phần, vật tư, tư liệu sản xuất của người chết

- Tài liệu, dụng cụ máy móc của người làm công tác nghiên cứu

- Cây cối mà người được giao sử dụng đất trồng và hưởng lợi trên đất đó

- Các quyền về tài sản đó là quyền đòi nợ đồ vật đã cho mượn, chothuê, chuộc lại tài sản đã cầm cố, quyền đối với tài sản đã thế chấp, đã bồithường thiệt hại về tài sản, hưởng những quyền lợi của tác giả hoặc chủ sởhữu văn bằng, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả đối với tácphẩm Tuy nhiên, quyền tài sản gắn với nhân thân của người chết như tiền cấpdưỡng, tiền lương hưu không được coi là di sản thừa kế

- Theo quy định của pháp luật, để khắc phục những rủi ro xảy ra cánhân có thể mua bảo hiểm cho bản thân mình Trên cơ sở đóng phí bảo hiểm

và khi có sự kiện bảo hiểm thì cơ quan bảo hiểm sẽ chi trả số tiền bảo hiểmdựa trên mức đóng phí bảo hiểm ở loại hình bảo hiểm nhân thọ là loại hìnhbảo hiểm tuổi thọ của con người và khi người đó chết sẽ được hưởng số tiềnbảo hiểm đó Và lúc này số tiền bảo hiểm trở thành một phần trong tổng tàisản của người chết để lại cũng là di sản thừa kế

- Phần tài sản của người chết trong khối tài sản với người khác: Ngoàitài sản riêng có được do thu nhập hợp pháp, của để dành hoặc do được thừa

kế thì một loại tài sản nữa của người chết là một phần tài sản của người nàytrong khối tài sản chung với người khác, có thể do vợ chồng cùng tạo lập hoặc

nhiều người cùng góp vốn để sản xuất kinh doanh Thứ nhất, khối tài sản

được cả vợ và chồng cùng nhau tạo lập, phát triển bằng công sức của mỗingười nên khó có thể phân định được phần của mỗi người là bao nhiêu Do

Trang 9

đó, cả hai vợ chồng đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếmhữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung Khi một bên chết trước nếu cần chia tàisản chung của vợ chồng thì chia làm đôi, một nửa khối tài sản chung đó là tàisản của người chết được chuyển thành di sản thừa kế và được chia cho người

thừa kế theo quy định của pháp luật về thừa kế Thứ hai, hình thức sở hữu

chung theo phần được hình thành khi có nhiều người cùng góp vốn để cùngsản xuất kinh doanh Khi đó tài sản có được thuộc quyền sở hữu chung củanhiều người, nếu một trong số những người đó chết thì di sản của người chết cònbao gồm cả phần tài sản thuộc sở hữu của người đó đã đóng góp trong khối tàisản chung

Ngoài ra, thừa kế quyền sử dụng đất là một vấn đề mới được đưa vàochương VI phần 4 BLDS 1995 và tiếp tục được ghi nhận và mở rộng tạichương XXXIII phần 5 BLDS năm 2005 Qui định thừa kế quyền sử dụng tại

chương XXXIII phần 5 BLDS năm 2005 đáp ứng các qui định quyền của

người sử dụng đất được qui định tại Luật Đất đai năm 2013, đã tạo điều kiệnthuận lợi cho những người có nhu cầu trực tiếp sử dụng đất và có quyền thừa

kế quyền sử dụng đất

Tóm lại, di sản được Điều 634 BLDS quy định một cách ngắn gọnnhưng đầy đủ và có tính khái quát cao Điều này thể hiện trình độ và kỹ thuậtlập pháp của nước ta đã đạt được một kết quả nhất định Tuy nhiên, đây là mộtvấn đề phức tạp và có liên quan đến nhiều vấn đề khác trong quan hệ thừa kế màchỉ được quy định trong một điều luật nên khi nghiên cứu cũng như khi xét xửphải đặt nó trong mối liên hệ biện chứng với các quy phạm pháp luật khác liênquan trực tiếp đến việc xác định và phân chia di sản Bởi vậy, việc xác địnhquyền sở hữu của một người để từ đó xác định di sản khi người đó chết còngặp nhiều vướng mắc về mặt lý luận cũng như thực tiễn

Trang 10

1.1.3 Người để lại di sản thừa kế

Quyền để lại thừa kế là một quyền cơ bản của cá nhân được pháp luật

Việt Nam ghi nhận và bảo hộ BLDS năm 2005 quy định rõ: "Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho

người thừa kế theo pháp luật" (Điều 631) và "Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác" (Điều 632) [9].

Pháp luật bảo hộ quyền sở hữu của mọi công dân đối với những thu nhậphợp pháp của mình Theo đó bất kỳ ai cũng có quyền quyết định đối với số phậncủa các loại tài sản thuộc quyền sở hữu riêng của mình Vì thế cá nhân có quyềnlập di chúc cho người khác hưởng tài sản thuộc quyền sở hữu riêng của mìnhsau khi mình chết, nếu không có di chúc tài sản này thì chia theo pháp luật

Cần lưu ý rằng, người để lại di sản chỉ có thể là cá nhân, không thể làcác pháp nhân hay tổ chức Các pháp nhân hay tổ chức được thành lập vớinhững mục đích và nhiệm vụ khác nhau và tài sản của các pháp nhân, tổ chức

đó nhằm để phục vụ cho các hoạt động của chính mình Khi các pháp nhân, tổchức đó đình chỉ hoạt động của mình (phá sản, giải thể ) tài sản của các phápnhân, tổ chức được giải quyết theo các quy định của pháp luật Các phápnhân, tổ chức chỉ tham gia quan hệ thừa kế với tư cách là người được hưởng

di sản theo di chúc

1.1.4 Người thừa kế

Người thừa kế là người hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theoquy định của pháp luật Người thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân, tổ chứcnhưng người thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân và phải có quan hệhôn nhân, gia đình hoặc nuôi dưỡng đối với người để lại di sản Giữa người

để lại di sản và người thừa kế có các quyền và nghĩa vụ pháp lý với nhau.Người thừa kế có quyền sở hữu đối với phần di sản thừa kế, đồng thời họ phảigánh vác những nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản

Trang 11

Điều 635 BLDS năm 2005 quy định:

Người thừa kế phải là cá nhân còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết

Trong trường hợp người thừa kế là cơ quan tổ chức thì phải là cơ quan

tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế [9].

Như vậy, pháp luật quy định chỉ những người còn sống mới có nănglực hưởng thừa kế Tuy nhiên, đối với những người sắp sinh ra pháp luật cũngquy định họ cũng có thể là người thừa kế nếu vào thời điểm mở thừa kế (lúc

người để lại di sản chết) họ đã thành thai Pháp luật quy định: "Người thừa kế đang là thai nhi nếu sinh ra sau khi mở thừa kế và phải còn sống" Nếu một

người chưa thành thai vào thời điểm mở thừa kế hoặc thành thai trước thờiđiểm mở thừa kế nhưng sinh ra không sống thì không được hưởng di sản thừa

kế

Người hưởng thừa kế theo di chúc còn có thể là các cơ quan, tổ chức có

tư cách pháp nhân vào thời điểm mở thừa kế

Bên cạnh việc quy định cụ thể về người thừa kế, pháp luật còn ghi nhậnmột số trường hợp người không được quyền nhận di sản, người thừa kế từchối nhận di sản, người thừa kế bị truất quyền hưởng di sản và trường hợpngười thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc

* Trường hợp người không được quyền nhận di sản

Là những trường hợp người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật bịtước quyền hưởng di sản vì họ không xứng đáng được hưởng quyền đó Khoản 1Điều 643 BLDS năm 2005 quy định những trường hợp sau đây không đượcquyền hưởng di sản [9]:

Trang 12

- "Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc

về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó".

Những hành vi nói trên phải do Tòa án xét xử, kết án và có bản án có hiệulực pháp luật, không phụ thuộc vào loại hình phạt và dù rằng đã được xóa án

- "Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi người để lại di sản".

Theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2000, cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng con chưa thành niên và con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình (Điều 36 khoản 1); Anh, chị em có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha, mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện nuôi dưỡng con (Điều 48); Ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình và không có

ai nuôi dưỡng (Điều 47); người vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng là người có khả

năng mà không nuôi dưỡng, làm cho người thân thích và hàng xóm xungquanh bất bình Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng chứng minhđược họ không có thu nhập để thực hiện nghĩa vụ thì không bị coi là vi phạmnghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng

- "Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó

có quyền hưởng"

Trường hợp này cũng cần phải có bản án kết tội đã có hiệu lực phápluật của Tòa án Nếu giết người thừa kế khác không nhằm mục đích hưởng disản thì không rơi vào trường hợp này

Trang 13

- "Người đã có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc, giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái vớí ý chí của người để lại di sản".

Mặc dù những trường hợp nói trên là những trường hợp không đượcquyền hưởng di sản nhưng khoản 2 Điều 643 BLDS quy định những người đó

vẫn được hưởng di sản"nếu người để lại di sản biết những hành vi của những người đó nhưng vẫn cho họ hưởng thừa kế theo di chúc".

Việc không cho hưởng quyền nhận di sản được thực hiện sau khi mởthừa kế Trong thực tế xảy ra trường hợp làm giả mạo giấy tờ về người thừa

kế khác từ chối nhận di sản thừa kế để cho người đó được hưởng nhiều hơn.Giấy tờ này không có giá trị pháp lý nhưng pháp luật không quy định trườnghợp này là trường hợp không được hưởng quyền nhận di sản Đây là một vấn

đề mà các nhà lập pháp cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật hơnnữa

* Trường hợp người thừa kế từ chối nhận di sản

Điều 642 BLDS năm 2005 quy định về việc người thừa kế có quyền từchối nhận di sản từ thời điểm mở thừa kế Nếu người thừa kế theo pháp luậtđược thừa kế theo di chúc mà từ chối nhận di sản theo di chúc thì họ vẫn cóquyền thừa kế theo pháp luật Pháp luật quy định người thừa kế không bắt

buộc phải nhận thừa kế Vì vậy khoản 1 Điều 642 BLDS quy định: "Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác" [9].

Tuy nhiên, người thừa kế phải thể hiện rõ ý chí của mình bằng văn bản,báo cho những người thừa kế khác biết, người phân chia di sản, cơ quan côngchứng nhà nước hoặc ủy ban nhân dân (UBND) xã, phường, thị trấn nơi mởthừa kế Pháp luật cũng không quy định người thừa kế nào có quyên từ chốinhận di sản Vậy trường hợp người dưới mười tám tuổi có quyền từ chối nhận

Trang 14

cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý mới hợp lý vì thực tế những người dướimười tám tuổi chưa đủ năng lực hành vi để quyết định mọi việc.

Thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng kể từ thời điểm mở thừa kế.Việc quy định này cũng là điều bất hợp lý vì có trường hợp người được thừa

kế không biết thời điểm mở thừa kế ảnh hưởng đến quyền lợi của họ, kể từthời điểm mở thừa kế người hưởng thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ đối vớingười chết Do vậy, pháp luật quy định thời hạn sáu tháng là chưa hợp lý

Người thừa kế không được từ chối nhận di sản nếu việc từ chối nhằmtrốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ của mình đối với người khác

Việc nhận hay không nhận di sản thừa kế là quyền của người thừa kế.Tuy nhiên, khi thực hiện quyền này người thừa kế phải tuân theo những quyđịnh của pháp luật

* Trường hợp người thừa kế bị truất quyền hưởng di sản

Người bị truất quyền hưởng di sản khác với người không được quyềnhưởng di sản ở chỗ: Các trường hợp không có quyền hưởng di sản là do phápluật quy định và dự liệu trước, còn người bị truất quyền hưởng di sản là do ýchí của người để lại di sản không muốn cho hưởng

Tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người để lại di sản thừa kếthì họ có quyền định đoạt đối với tài sản đó nghĩa là họ có quyền quyết địnhcho ai? Cho cái gì? Và họ cũng có quyền truất quyền thừa kế của nhữngngười thừa kế mà không cần phải có lý do

Theo quy định tại Điều 648 BLDS năm 2005, người để lại di sản cóquyền lập di chúc truất quyền hưởng di sản của những người mà theo quyđịnh của pháp luật họ sẽ được hưởng thừa kế khi người để lại di sản chết.Pháp luật tôn trọng quyền tự định đoạt của người để lại di sản thừa kế Họ cóquyền để lại di chúc để cho một người hưởng một phần hay toàn bộ di sản,hoặc cho hưởng ít hơn phần lẽ ra người thừa kế được hưởng Đặc biệt hơn họ

Trang 15

còn có thể truất bỏ quyền thừa kế của người thừa kế Có quan điểm cho rằng,những người không được chỉ định trong di chúc cũng gián tiếp bị truất quyền.Quan điểm này là không chính xác vì truất quyền hưởng di sản là sự trừngphạt của người có di sản để lại đối với người thừa kế khi người này có nhữnghành vi bất kính với người để lại di sản hoặc giữa người để lại di sản và ngườithừa kế đã tồn tại những mâu thuẫn Việc không chỉ định trong di chúc cũng

có thể do người không được chỉ định trong di chúc đã có cuộc sống ổn địnhkhông cần đến di sản nữa Hai trường hợp này về bản chất là khác biệt nhauhoàn toàn và nếu hiểu như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nhữngngười không được chỉ định trong di chúc Thực tế người không được chỉ địnhtrong di chúc vẫn có quyền thừa kế tài sản của người chết theo pháp luật đốivới những phần tài sản chưa được định đoạt trong di chúc hoặc người thừa kếtheo di chúc không nhận phần di sản theo di chúc thì phần tài sản này đượccho những người thừa kế khác không có tên trong di chúc

* Trường hợp người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc

Nhằm đảm bảo lợi ích của một số các thành viên trong gia đình pháp luậtcòn quy định một số trường hợp thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.Điều 669 BLDS năm 2005, quy định rõ con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồnghoặc con đã thành niên mà không có khả năng lao động vẫn được hưởng di sảnbằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo luật nếu họ không thuộctrường hợp từ chối nhận di sản hoặc không có quyền hưởng di sản Quy định nàyphù hợp với phong tục tập quán, truyền thống đạo đức của người Việt Nam

1.2 DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ

1.2.1 Khái quát chung về diện và hàng thừa kế

* Diện thừa kế

Theo các tác giả của giáo trình Luật dân sự - Đại học Luật Hà Nội khái

niệm diện thừa kế được hiểu là "phạm vi những người có quyền hưởng di sản

Trang 16

của người chết theo quy định của pháp luật" [54, tr 266] Nhìn chung, khái

niệm nêu trên đã phản ánh đầy đủ nội dung cũng như bản chất của diện thừakế

Diện thừa kế chỉ được đặt ra trong trình tự thừa kế theo pháp luật Màpháp luật phụ thuộc rất nhiều vào quan hệ sản xuất của từng giai đoạn phát triển

xã hội Vì thế ở mỗi một chế độ xã hội nhất định mà phạm vi những người thuộcdiện thừa kế theo pháp luật lại được quy định ở diện rộng hẹp khác nhau

Theo BLDS hiện hành thì những người thuộc diện thừa kế gồm: Vợ,chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, mẹ nuôi, cha nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột của người chết; cháuruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; cụnội, cụ ngoại của người chết, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột chắtruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại

Tóm lại, diện thừa kế bao gồm các cá nhân còn sống có quan hệ hônnhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản đượctính đến thời điểm mở thừa kế của người đó và những cá nhân sinh ra và cònsống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại disản chết Phạm vi những cá nhân thuộc diện thừa kế được xác định theo sốngười được pháp luật chỉ định trong các hàng thừa kế theo pháp luật củangười để lại di sản

* Hàng thừa kế

Khác với thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật phải xác định đượcngười thuộc diện thừa kế là ai? Nhưng không phải tất cả những người thuộcdiện thừa kế đều được hưởng di sản thừa kế như nhau, mà theo mức độ quan

hệ với người để lại di sản thừa kế, pháp luật phân những người thuộc diệnthừa kế thành các hàng thừa kế

Trang 17

Hàng thừa kế là những nhóm, người thừa kế được pháp luật xếp trongcùng một hàng Việc chia hàng thừa kế có ý nghĩa thiết thực, đảm bảo để nhữngngười thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau Những người ởhàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kếtrước đó đã chết, hoặc do không có quyền hưởng di sản; hoặc bị truất quyềnhưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản

Điều 676 BLDS năm 2005 quy định những người thừa kế theo phápluật được sắp xếp theo ba hàng thừa kế sau đây:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹnuôi, con đẻ, con nuôi của người chết

Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anhruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết

là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại

Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết, bác ruột,chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là

cụ nội, cụ ngoại [9]

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, hàng thừa kế cũng đượcsắp xếp dựa trên cơ sở mức độ thân thích với người để lại di sản Những ngườithừa kế ở hàng thứ nhất và hàng thứ hai đều có mối quan hệ huyết thống, hônnhân, nuôi dưỡng với người để lại di sản, giữa họ đều có nghĩa vụ nuôidưỡng, giám hộ và đại diện đương nhiên của nhau khi thỏa mãn các điều kiệnphải giám hộ cho nhau nhất định Những người thừa kế ở hàng thứ ba được

cơ cấu gồm nhiều thế hệ và nhiều bậc trên dưới khác nhau theo quan hệ huyếtthống nhưng giữa họ không có sự ràng buộc về nghĩa vụ chăm sóc, nuôidưỡng nhau

Trang 18

1.2.2 Cơ sở của việc xác định diện và hàng thừa kế theo pháp luật

BLDS Việt Nam hiện hành cũng quy định diện và hàng thừa kế dựatrên ba cơ sở: quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân và quan hệ nuôi dưỡng

* Quan hệ huyết thống

Quan hệ huyết thống là quan hệ do sự kiện sinh ra cùng chung một gốc,

Ví dụ: như quan hệ giữa cụ và ông bà, giữa ông bà và bố mẹ, giữa bố mẹ đẻ

và con, giữa anh, chị, em cùng bố cùng mẹ, cùng bố khác mẹ, cùng mẹ khác

bố Những người có quan hệ huyết thống luôn có trách nhiệm thương yêu,đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau Theo mức độ quan hệ với người để lại di sản,BLDS năm 2005 phân những người thuộc diện thừa kế theo huyết thống vào cáchàng thừa kế khác nhau

* Quan hệ hôn nhân

Kết hôn là việc nam nữ lấy nhau thành vợ chồng theo những quy địnhcủa pháp luật, đặc biệt là Luật HN&GĐ Theo Luật HN&GĐ năm 2014, nam

nữ kết hôn phải tuân theo các quy định về điều kiện kết hôn, không vi phạmnhững điều cấm, và tiến hành đúng trình tự, thủ tục luật định.Khi kết hôn,quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng phát sinh và được pháp luật bảo vệ Việckết hôn không chỉ gắn bó giữa hai người với nhau về tình cảm mà còn làmphát sinh quyền và nghĩa vụ giữa hai người, ngoài ra hai bên còn có quan hệtài sản, vợ chồng là hàng thừa kế thứ nhất của nhau theo qui định tại khoản 1Điều 676 BLDS năm 2005

* Quan hệ nuôi dưỡng

Quan hệ nuôi dưỡng là quan hệ được xác lập dựa trên cơ sở nuôi connuôi được pháp luật thừa nhận Mối quan hệ này nhằm đảm bảo cho trẻ emquyền được chăm sóc, nuôi dưỡng; tránh những điều bất hạnh thiệt thòi chonhững đứa trẻ vốn đã không được hưởng điều kiện và sự quan tâm từ chínhcha mẹ mình Trong quan hệ nuôi dưỡng điều kiện để cha, mẹ nuôi và con

Trang 19

nuôi được thừa kế tài sản của nhau là việc con nuôi được pháp luật thừa nhận.Pháp luật chỉ thừa nhận và xác định quan hệ nuôi dưỡng giữa cha, mẹ nuôi vàcon nuôi trong trường hợp nhận con nuôi không trái với luân thường đạo lý,mục đích xã hội như bóc lột sức lao động dùng con nuôi vào mục đích xấu xaphạm pháp Điều kiện quan trọng để việc nhận con nuôi là hợp pháp là phảituân theo các nguyên tắc của Luật HN&GĐ và phải được UBND công nhận

và ghi vào sổ hộ tịch

Ngoài ra, giữa con riêng với cha dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chămsóc nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì cũng được thừa kế di sản củanhau Mối quan hệ giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi và mối quan hệ giữa conriêng với cha dượng, mẹ kế nếu được pháp luật thừa nhận thì họ sẽ là hàngthừa kế thứ nhất của nhau

Các quan hệ huyết thống, hôn nhân, nuôi dưỡng là những quan hệ tìnhcảm có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau Pháp luật nước ta dựa vào baquan hệ này để xác định diện và hàng thừa kế theo pháp luật

Trang 20

Chương 2 DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

DÂN SỰ VIỆT NAM 2.1 QUY ĐỊNH VỀ DIỆN THỪA KẾ

2.1.1 Diện thừa kế xét theo quan hệ huyết thống

Trên cơ sở quan hệ huyết thống, diện thừa kế cho đến nay đã được mởrộng ra rất nhiều so với trước đây Từ chỗ diện thừa kế chỉ được xác định dựatrên cơ sở huyết thống xuôi con thuộc diện thừa kế của bố mẹ sau đó mở rộngđến bố mẹ thuộc diện thừa kế theo pháp luật của con, ông bà nội ngoại thuộcdiện thừa kế của các cháu và ngược lại, cụ nội, cụ ngoại thuộc diện thừa kếcủa các chắt và ngược lại, anh chị em ruột thuộc diện thừa kế của nhau, cô, dì,chú bác, cậu ruột thuộc diện thừa kế của cháu ruột và ngược lại Việc quyđịnh mở rộng diện thừa kế theo quan hệ huyết thống phản ánh tính chất củaquan hệ thừa kế là loại quan hệ tài sản đặc biệt có mối liên hệ chặt chẽ vớinghĩa vụ yêu thương, chăm sóc nuôi dưỡng nhau giữa những người thânthuộc trong gia đình Việt Nam Mặt khác, nó phù hợp với nguyện vọng củangười dân muốn tài sản của mình để lại sau khi chết sẽ dành cho những ngườithương yêu, gần gũi với mình nhất được hưởng

a/ Quan hệ cha, mẹ - con

Theo quy định của Luật HN&GĐ con trai, con gái đều có quyền thừa

kế như nhau trong việc nhận di sản của bố mẹ để lại Con đẻ gồm có conchung và con riêng Con riêng lại gồm có con trong giá thú và con ngoài giá thú

"Con chung" trước đây pháp luật nước ta gọi bằng thuật ngữ "con chính

thức" là người con được sinh ra từ hôn nhân hợp pháp Về mặt nguyên tắc,các trường hợp sau đây được coi là con chung của vợ chồng: (1) Con sinh rasau khi đã tổ chức đăng ký kết hôn cho đến khi chấm dứt quan hệ hôn nhân

do Tòa án công nhận và quyết định theo yêu cầu của vợ chồng hoặc cả hai

Trang 21

bên vợ chồng; (2) Con sinh ra sau khi chấm dứt quan hệ hôn nhân do tòa áncông nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai bên

vợ chồng nhưng người vợ đã có thai trong thời kỳ hôn nhân; (3) Con sinh ratrước ngày đăng ký kết hôn nhưng được cả vợ và chồng thừa nhận Vềnguyên tắc con chung đương nhiên là người thừa kế theo pháp luật của bố mẹkhi bố mẹ qua đời

"Con ngoài giá thú" là thuật ngữ để chỉ những người con được sinh ra

không phải từ hôn nhân hợp pháp và là đứa trẻ không được người cha thừa nhận.Nói cách khác, con ngoài giá thú là con mà cha mẹ không phải là vợ chồnghoặc cha mẹ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng việc đăng ký kết hônchưa được UBND xã, phường, thị trấn công nhận và ghi vào sổ đăng ký kết hôn.Luật HN&GĐ 2014 quy định cho con ngoài giá thú được cha mẹ nhận hoặcđược Tòa án nhân dân (TAND) cho nhận cha, mẹ có quyền và nghĩa vụ nhưcon trong giá thú Vì vậy, con trong giá thú và con ngoài giá thú đều đượcthừa kế của cha mẹ đẻ, và cha mẹ đẻ đều được thừa kế của con Quy định nàyphù hợp với quan niệm hiện đại về quyền con người và quyền trẻ em và cũngmang lại sự bình đẳng, không có sự phân biệt đối xử với các con Nhưng thực

tế hiện nay còn tồn tại vấn đề con được thụ tinh trong ống nghiệm Đây là vấn

đề mới phát sinh và tồn tại trong một vài năm gần đây nên đến BLDS năm

2005 vấn đề này cũng chưa được đề cập tới Đây là một vấn đề mà các nhàlàm luật cần quan tâm nghiên cứu và bổ sung kịp thời, đáp ứng được yêu cầuthực tế đặt ra

b/ Quan hệ cụ - chắt

Trường hợp các cụ thuộc diện thừa kế theo pháp luật của chắt và ngượclại BLDS năm 2005 quy định cụ nội, cụ ngoại thuộc diện thừa kế của chắt vàngược lại Cụ nội là người đã sinh ra ông nội hoặc bà nội Cụ ngoại là ngườisinh ra ông ngoại hoặc bà ngoại Như vậy, các cụ của một người gồm có cha

đẻ, mẹ đẻ của ông bà nội, ông bà ngoại; người đó là chắt của các cụ Việc quy

Trang 22

định các cụ thuộc diện thừa kế theo pháp luật của chắt và ngược lại nhằmcủng cố truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, gắn kết các thế hệ vớinhau bằng tình yêu thương nhân ái và nghĩa vụ, trách nhiệm của con cháu.

c/ Quan hệ ông, bà - cháu

Theo quy định của Điều 676 BLDS 2005 ông bà nội ngoại thuộc diệnthừa kế theo pháp luật của cháu và ngược lại Ông nội, bà nội, ông ngoại, bàngoại là những người có mối quan hệ huyết thống thuộc bề trên Việc quyđịnh ông bà nội ngoại thuộc diện thừa kế theo pháp luật của cháu và ngược lại

là phù hợp với đạo lý của người Việt Nam, phát huy truyền thống văn hóa giađình Trước đây, thời kỳ phong kiến còn có sự phân biệt giữa ông bà nội vớiông bà ngoại Ông bà nội thuộc nội tộc nên đứng trong thứ tự ưu tiên, còn ông

bà ngoại chỉ thuộc diện thừa kế của các cháu trong trường hợp bên nội tộckhông còn ai Pháp luật hiện nay không còn có sự phân biệt hạn hẹp này nữa

mà đã quy định cụ thể, rõ ràng ông bà nội hay ông bà ngoại đều thuộc diệntheo pháp luật của cháu và ngược lại

Ngoài ra, tại Điều 677 BLDS 2005 còn quy định trường hợp thừa kế thế

vị của cháu, chắt đối với di sản của ông bà hoặc các cụ với nội dung:

Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống [9]

d/ Quan hệ giữa anh, chị, em ruột

Theo quy định tại Điều 676 BLDS năm 2005 anh chị em ruột thuộcdiện thừa kế theo pháp luật của nhau còn anh chị em nuôi không thuộc diệnthừa kế theo pháp luật của nhau Các nhà làm luật căn cứ vào quan hệ huyếtthống để quy định trường hợp anh chị em ruột được thừa kế di sản của nhau

Trang 23

Giữa anh chị em nuôi không có quan hệ huyết thống gì nên không thuộc trườnghợp điều chỉnh của quy định này.

e/ Quan hệ chú, bác - cháu

Ngoài ra, bác ruột, cô ruột, chú ruột, dì ruột, cậu ruột hoặc cháu ruộtcủa người chết mà người chết là bác ruột, cô ruột, chú ruột, dì ruột, cậu ruộtcũng được pháp luật quy định là những người thuộc diện thừa kế theo pháp luậtdựa trên quan hệ huyết thống Nhưng họ chỉ được nhận di sản trong trườnghợp người để lại di sản không có con, cháu trực hệ, cha mẹ, ông bà Pháp luậtquy định như vậy cũng phù hợp với đạo đức truyền thống của dân tộc ta và là

cơ sở pháp lý để giúp anh chị em trong gia đình luôn yêu thương, đùm bọc lẫnnhau, giúp đỡ nhau để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn

Tóm lại, nhằm củng cố hơn nữa sự ổn định và bền vững trong quan hệcủa các thành viên trong gia đình, dòng tộc và để bảo vệ hiệu quả hơn quyềnthừa kế của công dân nên quan hệ huyết thống luôn luôn là căn cứ quan trọng

để xác định diện thừa kế theo quy định của pháp luật Để tạo điều kiện thắtchặt mối quan hệ của những người ruột thịt, tạo sợi dây tình cảm giữa nhữngngười thân trong gia đình đồng thời khuyến khích mọi người thực hiện tốt cácquy định của pháp luật nên các nhà làm luật đã xây dựng diện thừa kế dựatrên cơ sở huyết thống Mặt khác, pháp luật nước ta coi gia đình là tế bào của xãhội, việc tạo cho gia đình đầm ấm hạnh phúc sẽ góp phần làm xã hội ổn định vàviệc bảo vệ các mối quan hệ trong gia đình cũng là củng cố nền móng của xãhội

2.1.2 Diện thừa kế xét theo quan hệ hôn nhân

Quan hệ hôn nhân là quan hệ xuất phát từ việc kết hôn giữa một nam vàmột nữ để thành vợ chồng Khi kết hôn, quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồngphát sinh và được pháp luật bảo hộ Vợ chồng có quyền thừa kế tài sản củanhau theo qui định của pháp luật

Trang 24

Thời kỳ trước năm 1945 diện thừa kế theo pháp luật được quy định chủyếu dựa vào quan hệ huyết thống nội tộc mà không quan tâm đến quan hệ hônnhân Quan hệ hôn nhân chỉ mang lại lợi ích về quyền thừa kế cho người đànông nhưng không phải là cơ sở xác lập quyền thừa kế cho người đàn bà Tuynhiên, từ sau năm 1945 vợ chồng được xác định là thuộc diện thừa kế theo phápluật của nhau Cho đến nay, quan điểm này tiếp tục được kế thừa và phát triển.Hiện nay cơ sở pháp lý của quyền thừa kế tài sản giữa vợ và chồng được ghinhận tại Điều 676 BLDS năm 2005 Việc thừa nhận quyền thừa kế của vợchồng là hoàn toàn phù hợp với đạo đức, phong tục tập quán và truyền thốngdân tộc Việt Nam Tuy nhiên, vợ chồng được hưởng thừa kế của nhau phải dựatrên sự tồn tại của quan hệ hôn nhân hợp pháp cho đến thời điểm mở thừa kế.Căn cứ vào quan hệ hôn nhân hợp pháp, quyền thừa kế của vợ, chồng trongviệc nhận di sản của nhau mới được pháp luật bảo vệ

Luật HN&GĐ năm 1959, Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm

2000, Luật HN&GĐ năm 2014 đều quy định về việc nam, nữ khi kết hôn phảiđảm bảo một số điều kiện Tại Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định cụ thể

về điều kiện kết hôn như sau:

- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này [30].

Ngoài việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên, để được pháp luậtcông nhận là vợ chồng, nam nữ phải có đăng ký kết hôn Việc đăng ký kếthôn phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành, thực hiện theo đúngnghi thức tổ chức đăng ký kết hôn Giấy chứng nhận kết hôn được coi là bằngchứng của cuộc hôn nhân hợp pháp, là chứng cứ xác nhận sự tồn tại của quan

Trang 25

hệ vợ chồng Từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhậncác bên có quyền và nghĩa vụ đối với nhau Nhưng trường hợp giấy chứngnhận đăng ký kết hôn được cấp không đúng thẩm quyền sẽ không làm phátsinh giá trị pháp lý, đôi nam nữ đó vẫn không được coi là vợ chồng, và khôngthuộc diện thừa kế của nhau.

Để giải quyết triệt để tình trạng hôn nhân thực tế ở Việt Nam, Điều 14

Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định: " Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng "

Một vấn đề cần quan tâm, xem xét khi nghiên cứu diện thừa kế xét theoquan hệ hôn nhân đó là trường hợp vợ chồng đã chia tài sản chung, đang xin

ly hôn, đã kết hôn với người khác

Khoản 1 điều 680 BLDS 2005 quy định: "Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản" [9] Quy định này hoàn toàn phù hợp với thực tế

đời sống và đạo đức xã hội Việc chia tài sản chung giữa vợ chồng không làm ảnhhưởng đến quan hệ hôn nhân hợp pháp đang tồn tại giữa họ, vì vậy quyền thừa

kế của vợ, chồng trong việc nhận di sản của nhau vẫn cần được bảo vệ bằng phápluật

Trong trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa

án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu mộtngười chết thì người thừa kế vẫn được thừa kế di sản Nội dung này được quyđịnh tại khoản 2 Điều 683 BLDS năm 1995 và tiếp tục được ghi nhận tại khoản

2 Điều 680 BLDS năm 2005 Quan hệ vợ chồng chỉ chấm dứt khi đã có bản ánhoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án Vì vậy, khi vợ hoặc chồnghoặc cả hai đang xin ly hôn mà một bên chết, mà Tòa án mới thụ lý, đang giảiquyết, hoặc mới xét xử sơ thẩm mà còn bị kháng cáo hoặc kháng nghị của Việnkiểm sát, Tòa án cấp phúc thẩm chưa xét xử thì chưa thể có bản án hoặc quyết

Trang 26

định đã có hiệu lực pháp luật Như vậy, về mặt pháp lý quan hệ hôn nhân của họvẫn đang tồn tại Do đó, nếu vợ hoặc chồng chết trước thì người còn sống vẫnđược thừa kế của bên kia Quy định này phù hợp với thực tế và pháp luật, vì vềmặt pháp lý khi chưa có bản án hoặc quyết định của Tòa, trên danh nghĩa họ vẫn

là vợ chồng nên hoàn toàn có quyền được hưởng di sản của nhau Trong trườnghợp đã có bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án cho ly hôn hoặc công nhận sựthuận tình ly hôn, giữa hai bên không còn tồn tại quan hệ vợ chồng nữa lúc đónếu một bên chết trước bên còn sống cũng không được quyền thừa kế nữa vì

cơ sở làm xuất hiện quyền thừa kế giữa họ là quan hệ hôn nhân đã không còn

2.1.3 Diện thừa kế xét theo quan hệ nuôi dưỡng

Theo quy định của pháp luật con nuôi thuộc diện thừa thừa kế theo phápluật của bố mẹ nuôi và ngược lại Bên cạnh đó, con riêng của vợ, của chồngvới cha kế, mẹ kế trong một số trường hợp cũng thuộc diện thừa kế theo phápluật của nhau Những trường hợp nêu trên không bị ràng buộc với nhau bởiquan hệ hôn nhân hay quan hệ huyết thống Vậy các nhà làm luật căn cứ vàođâu để đưa ra những quy định như vậy? Cơ sở để xác lập quan hệ thừa kếtheo pháp luật giữa họ với nhau là quan hệ nuôi dưỡng Những quyền lợi vànghĩa vụ trong quan hệ thừa kế giữa con nuôi với cha mẹ nuôi lại được xácđịnh như giữa cha mẹ đẻ với con đẻ Con nuôi thuộc diện thừa kế theo phápluật của cha mẹ nuôi Người con nuôi không chỉ có quyền thừa kế theo luậtcủa cha mẹ nuôi mà còn có quyền thừa kế theo pháp luật của cha mẹ đẻ vàcủa những người khác cùng huyết thống Giữa những người nuôi con nuôi vàcon nuôi có những quyền và nghĩa vụ như cha con, mẹ con Vì vậy, Điều 678BLDS 2005 quy định: "Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sảncủa nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 676 và 677 của

Bộ luật này" [9] Nội dung này so với quy định của BLDS năm 1995 được giữnguyên, không có sự thay đổi, bổ sung gì

Trang 27

Nhưng pháp luật quy định người con nuôi được thừa kế di sản của cha

mẹ nuôi để lại phải là người con nuôi hợp pháp Điều đó có nghĩa là việc nhậnnuôi con phải theo quy định của pháp luật Pháp luật Việt Nam quy định kháchặt chẽ về việc nhận con nuôi nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ củangười con nuôi Luật HN&GĐ năm 1959, Luật HN&GĐ năm 1986, LuậtHN&GĐ năm 2000 đều có những quy định về điều kiện nhận nuôi con nuôi,thủ tục nhận nuôi con nuôi như:

Người được nhận làm con nuôi phải là người từ 15 tuổi trở xuống, ngườitrên 15 tuổi có thể được nhận làm con nuôi nếu là thương binh, người tàn tật,người mất năng lực hành vi dân sự hoặc là con nuôi của người già yếu cô đơn

Người nhận con nuôi phải đủ điều kiện:

Việc nhận con nuôi phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng

ký và ghi vào sổ hộ tịch Cơ quan có thẩm quyền đăng ký cụ thể là UBND xã,phường, thị trấn nơi thường trú của người nhận nuôi hoặc nơi thường trú củangười con nuôi Trường hợp có liên quan đến yếu tố nước ngoài sẽ được đăng

ký tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài,hoặc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Kể từ thời điểm đăng kýnhận con nuôi thì cha mẹ nuôi và con nuôi phải coi nhau cha mẹ đẻ và con đẻ,lúc này con nuôi có đầy đủ mọi quyền như con đẻ và được coi là người thừa

kế ở hàng thứ nhất đối với di sản của cha mẹ nuôi

Trang 28

Như vậy, pháp luật chỉ thừa nhận và xác định quan hệ nuôi dưỡng giữacha, mẹ nuôi và con nuôi trong trường hợp nhận con nuôi không trái với luânthường đạo lý, đạo đức xã hội Nếu việc nhận nuôi con nuôi nhằm mục đíchbóc lột sức lao động dùng con nuôi vào mục đích xấu xa phạm pháp sẽ khôngđược chấp nhận Điều kiện quan trọng để việc nhận con nuôi là hợp pháp làphải tuân thủ các quy định của pháp luật Nhưng trên thực tế, xảy ra nhiềutrường hợp do trình độ hiểu biết pháp luật của nhân dân còn hạn chế nên mặc

dù đã xác lập quan hệ cha mẹ nuôi với con nuôi rất gắn bó nhưng lại không điđăng ký tại UBND có thẩm quyền Vậy những trường hợp này giải quyết thếnào?

Giải quyết vấn đề hôn nhân thực tế được Nhà nước ban hành nhữngvăn bản pháp luật điều chỉnh theo sát với từng giai đoạn phát triển của đấtnước Nhưng vấn đề con nuôi thực tế chưa được các nhà làm luật quan tâmđiều chỉnh cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển và hoàn thiện hệ thốngpháp Luật HN&GĐ của Việt Nam Chỉ đến khi TANDTC ban hành Thông tư

số 81 mới có những quy phạm điều chỉnh vấn đề con nuôi thực tế Nội dungcủa Thông tư này quy định:

Con nuôi được thừa kế phải là con nuôi hợp pháp, tức là việc nuôi con nuôi phải được ủy ban nhân dân cơ sở nơi trú quán của người nuôi hoặc đứa trẻ công nhận và ghi vào sổ hộ tịch Tuy nhiên trong thực tế có những trường hợp nhân dân chưa hiểu pháp luật cho nên chưa xin chính quyền công nhận

và đăng ký vào sổ hộ tịch việc nuôi con nuôi Trong trường hợp này, việc nuôi con nuôi là ngay thẳng, cha mẹ đẻ của đứa trẻ hoàn toàn tự nguyện, việc nuôi dưỡng đứa trẻ được đảm bảo, thì coi là con nuôi thực tế [46]

Về nguyên tắc một người có thể nhận một hoặc nhiều người làm connuôi nhưng một người chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc của haingười là vợ chồng Trong trường hợp người nhận con nuôi là người chưa có

vợ, có chồng hoặc góa vợ, góa chồng việc xác lập quan hệ cha mẹ nuôi không

Ngày đăng: 11/01/2016, 22:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w