ở những lĩnh vực văn chương này ông luôn bộc lộ đầy đủ cốt cách củangười đi "tiên phong" với những thể nghiệm mới mẻ trên cả bình diện nội dunglẫn hình thức để lại sự nghiệp văn học khá
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Tiểu luận tốt nghiệp có vai trò quan trọng đối với quá trình học đại học của mỗi học viên Trải qua một quá trình học tập đến nay tôi đã hoàn
thành bài tiểu luận “Tổ chức dạy học tác phẩm nhớ rừng của Thế Lữ”
trong chương trình THCS ( Văn bản: Nhớ rừng – Sách giáo khoa ngữ văn
8 – tập 2)
Để hoàn thành đươc bài tiểu luận tôt nghiệp này em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của ban giám hiệu, quý thầy cô khoa ngữ văn trường đại học sư phạm Hà nội, đặc biệt là TS Trần Văn Toàn Vì vậy em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô, đặc biệt là thầy Trần Văn Toàn.
Em xin chúc thầy cô sức khỏe, thành đạt và hạnh phúc.
Quảng Ninh, tháng 9 năm 2016
Học viên Nguyễn Văn long
Trang 2II NỘI DUNG
3.1 Thiết kế bài giảng
3.2 Kiểm tra đánh giá
5557111219191927
III KẾT LUẬN
30
I MỞ ĐẦU
Trang 31 Lý do chọn đề tài
Những đổi thay không ngừng của xã hội theo xu hướng toàn cầu hóa cùngvới sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại là thách thức lớn đối với giáodục trong việc phát triển nguồn nhân lực có tri thức cao, thông minh và sáng tạo
Vì vậy, cùng với các môn học khác, môn Ngữ Văn có một vị trí vô cùng quantrọng trong hệ thống giáo dục Môn Ngữ Văn không chỉ giúp cho con người cónhững hiểu biết phong phú, đa dạng về thế giới xung quanh mà còn có khả nănglay động con tim, thức tỉnh trí tuệ đem đến những bài học, những xúc cảm thẩm
mĩ cao đẹp, sâu lắng để từ đó mỗi người có cách ứng xử nhân văn trong cuộcsống
Tuy nhiên, vấn đề dạy học tác phẩm trong nhà trường phổ thông hiện nayvẫn còn nhiều bất cập, với khối lượng kiến thức tương đối nhiều, số lượng họcsinh thích học môn Văn rất ít, nhiều giáo viên còn dạy theo phương pháp truyềnthống đọc - chép làm cho học sinh thấy môn Văn trở nên đơn điệu, tẻ nhạt
Chúng ta biết rằng Thế Lữ thuộc số ít những nghệ sĩ đa tài của nền vănhọc nghệ thuật trước cách mạng Là "khởi điểm của những khởi điểm", ôngkhông chỉ là người mở đầu cho phong trào Thơ mới, mà còn là người khai phánền kịch nói Việt Nam, là cây bút đầu tiên của một vài thể loại văn xuôi nghệthuật như tiểu thuyết trinh thám, truyện đường rừng, truyện kinh dị, truyện khoahọc, ở những lĩnh vực văn chương này ông luôn bộc lộ đầy đủ cốt cách củangười đi "tiên phong" với những thể nghiệm mới mẻ trên cả bình diện nội dunglẫn hình thức để lại sự nghiệp văn học khá đồ sộ.Các sáng tác của Thế Lữ, trong
đó có mảng thơ của ông, đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường ở cả cấptrung học cơ sở và trung học phổ thông.Trong chương trình Ngữ văn bậc THCS,
thơ Thế Lữ được đưa vào giảng dạy với bài “Nhớ rừng” ( lớp 8) việc dạy
-học và đọc - hiểu tác phẩm còn nhiều vấn đề chưa thoả đáng Giáo viên trongquá trình giảng dạy chưa đầu tư tìm hiểu thêm về tác giả cũng như tác phẩm,phần nhiều vẫn chỉ dựa vào tư liệu do sách giáo khoa, sách giáo viên cung cấp
Vì vậy tiết dạy trở nên thiếu hấp dẫn đối với học sinh, đa số học sinh chưa chỉ ra
Trang 4cái hay, cái đẹp của tác phẩm mà chỉ biết diễn xuôi nội dung một cách cứngnhắc, gượng ép, vụng về.
Để khẳng định những nhận định trên, tôi đã thực hiện khảo sát ở học sinhkhối lớp 8 và các thầy cô giáo tại Trường THCS Đại Bình, huyện Đầm Hà, tỉnhQuảng Ninh Trong tổng số 45 học sinh được khảo sát sau khi học bài thơ chỉ có
17 em ( chiếm 37,8%), còn lại phần lớn các em không cảm nhận được cái haycủa tác phẩm ( chiếm 62,2%) Theo suy nghĩ của các em, giáo viên dạy các tácphẩm này vẫn chưa hay, chưa truyền tải được cảm xúc đến các em, phương phápdạy học chưa hiệu quả, tư liệu và hình ảnh chưa phong phú…Mặt khác các emcòn lúng túng khi tiếp cận một bài thơ trữ tình Một trong những nhược điểmcần khắc phục của học sinh là không biết bám sát các hình thức nghệ thuật đểchỉ ra cái hay, cái đẹp về nội dung tác phẩm
Về phía giáo viên, 3/5 đồng chí đều cho rằng làm thế nào để học sinh cảmthụ được cái hay trong thơ Thế Lữ là rất khó
Với thực trạng trên, bản thân tôi với lòng yêu nghề, thích sự sáng tạo
muốn làm sáng rõ hơn cách truyền thụ văn bản “Nhớ rừng” để giúp giáo viên có
thêm tài liệu khi lên lớp, tạo hứng thú cho học sinh nhằm mục đích nâng caochất lượng dạy học văn trong nhà trường Ngoài ra, cũng vì lòng yêu mến tác giả
và muốn học sinh hiểu thấu đáo hơn về nhà thơ Thế Lữ và bài thơ “Nhớ rừng”
nên tôi đã chọn đề tài: Chuẩn bị lên lớp tác phẩm “Nhớ rừng”
2 Lịch sử vấn đề
Có thể khẳng định rằng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, các bài viết
đi vào khai thác tìm hiểu tác giả Thế lữ và bài thơ "Nhớ rừng" như:
- Sách giáo viên do Nguyễn Khắc Phi làm tổng chủ biên, phần lớn chỉđịnh hướng, khai thác bài thơ để ta thấy được qua bài thơ này tác giả đã mượnlời của con hổ để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và
niềm khao khát tự do mãnh liệt tâm sự yêu nước của tác giả Bài thơ cũng khơi
dậy lòng yêu nước của người dân mất nước thời ấy thấy được giá trị nghệ thuậtđộc đáo của bài thơ
Trang 5- Sách “Thiết kế bài giảng Ngữ văn 8” do TS Nguyễn Văn Đường làmchủ biên, trên cơ sở của sách giáo viên có đưa ra những bước cơ bản nhất,những phương pháp cần sử dụng khi lên lớp để tiếp cận tác phẩm tuy nhiênnhiều chỗ vẫn chưa thật cụ thể đặc biệt là về nội dung.
- Sách “Bình giảng Ngữ văn 8” của 2 tác giả Vũ Dương Quỹ - Lê Bảochủ yếu đi vào thẩm bình tác phẩm
Cần khẳng định rằng các nhà nghiên cứu, các nhà phương pháp đã đưa rarất nhiều ý kiến có giá trị nhưng chưa đủ để làm sáng tỏ vấn đề này Vì vậy tôithực hiện bài tập này mong góp một tiếng nói riêng của mình để làm cho vấn đềđược sáng tỏ hơn
3 Mục đích và nhiệm vụ
Khi thực hiện bài tiểu luận này, tôi muốn làm sáng tỏ vấn đề: đọc - hiểu
và dạy - học thơ Thế Lữ theo chương trình THCS mới qua tác phẩm “Nhớ rừng” Đánh giá những mặt được và hạn chế của giáo viên và học sinh trong
việc giảng dạy và tiếp nhận tác phẩm Tìm ra nguyên nhân và đề xuất phươngpháp dạy học tích cực nhằm nâng cao năng lực cảm thụ tác phẩm của học sinh
và hoàn thiện phương pháp trong những giờ dạy tiếp theo
Để thực hiện được mục đích trên, tôi đề ra những nhiệm vụ cụ thể sau:+ Xác định cơ sở lí thuyết cho vấn đề
+ Định hướng đọc hiểu bài thơ “Nhớ rừng”.
+ Định hướng dạy học bài thơ “Nhớ rừng”.
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tiếp cận đối tượng nghiên cứu của tôi chủ yếu là: tiếp cận
hệ thống kết hợp tri thức lịch sử văn hoá với việc nghiên cứu cấu trúc văn bản.Đồng thời trong việc dạy học, chúng tôi chủ trương tích hợp Ngữ văn
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện tiểu luận khoa học này, tôi còn sửdụng những phương pháp cụ thể như:
- Phương pháp tổng hợp, phân loại
- Phương pháp phân tích
Trang 6- Phương pháp thống kê.
II NỘI DUNG
1 Cơ sở lý thuyết
1.1 Thời kỳ văn học
Bài thơ “Nhớ rừng” được viết vào năm 1934, in trong tập “mấy vần thơ”
xuất bản năm 1935, nằm trong thời kỳ văn học từ đầu thế kỷ XX đến 1945 Thời
kỳ này nền văn học được hiện đại hóa Quá trình hiện đại hóa trải qua các giaiđoạn:
- Giai đoạn thứ nhất ( từ đầu thế kỷ XX đến 1920)
- Giai đoạn thứ hai ( 1920 - 1939)
- Giai đoạn thứ ba ( 1930 - 1945)
Bài thơ “Nhớ rừng” nằm trong giai đoạn thứ ba Giai đoạn này nền vănhọc Việt Nam đã thực sự trở thành hiện đại Nở rộ truyện ngắn và tiểu thuyếtviết theo lối mới: tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn, truyện ngắn của NguyễnCông Hoan, Ngô Tất Tố, Nguyễn Tuân, Cuộc cách mạng trong thơ ca cả về nộidung và hình thức của phong trào thơ mới: Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn MặcTử Các thể loại khác cũng đạt được thành tựu lớn: Kịch nói ( Nguyễn HuyTưởng), phóng sự ( Vũ Trọng Phụng ), phê bình văn học (Hoài Thanh) Nhịp độphát triển đặc biệt mau lẹ Văn học có sự phân hóa phức tạp thành nhiều xuhướng đã đem đến cho những truyền thống lớn của dân tộc một tinh thần mới:Tinh thần dân chủ
Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng 8 - 1945 đãkhép lại 10 thế kỉ của văn học trung đại để mở ra một thời kì mới với nhữngthành tựu và kinh nghiệm còn ảnh hưởng lâu dài trong tương lai: Thời kì vănhọc hiện đại trong quan hệ rộng rãi với nhiều nền văn hóa trên thế giới
1.2 Phong cách tác giả
Là một nghệ sĩ đa tài, Thế Lữ hoạt động rộng rãi trên nhiều lĩnh vực nghệthuật, từ thơ, văn xuôi nghệ thuật (kinh dị, trinh thám, lãng mạn) cho đến báochí, phê bình, dịch thuật và sân khấu Trong tất cả các lĩnh vực, Thế Lữ đòi hỏi
sự nghiêm túc, phong cách làm việc khoa học, cặn kẽ, tỷ mỷ, luôn muốn tìm ra
Trang 7sự hoàn mỹ Đó là biểu hiện cho khát vọng của Thế Lữ: luôn săn đuổi và phụngthờ cái Đẹp đến suốt đời, như ông từng nêu tuyên ngôn trong bài thơ Cây đànmuôn điệu:
Tôi chỉ là một khách tình si
Ham vẻ Đẹp có muôn hình, muôn thể
Mượn lấy bút nàng Ly Tao, tôi vẽ,
Và mượn cây đàn ngàn phím, tôi ca
Thơ
Thế Lữ đã ra mắt khoảng hơn 50 bài thơ, chủ yếu được sáng tác trước năm 1945
và in trên hai tờ Phong hóa và Ngày nay, sau tập hợp vào hai tập thơ: Mấy vầnthơ (1935) và Mấy vần thơ, tập mới (1941, gồm tập thơ cũ được bổ sung thêmmột số bài mới) Tập thơ đầu, Mấy vần thơ được xem là tác phẩm tiêu biểu nhấtcủa phong trào Thơ mới thời kỳ 1932-1935, với những bài được phổ biến rộngrãi thời kỳ đó Bảy bài trong tập thơ đã được đưa vào hợp tuyển thơ Thi nhânViệt Nam (1942) của Hoài Thanh - Hoài Chân, gồm có Nhớ rừng, Tiếng trúctuyệt vời, Tiếng sáo Thiên Thai, Vẻ đẹp thoáng qua, Bên sông đưa khách, Câyđàn muôn điệu và Giây phút chạnh lòng
"những bức tranh lộng lẫy và huyền ảo, có khi hùng vĩ uy nghi, có khi thơ mộng
bí ẩn" Nhiều bài thơ của Thế Lữ thể hiện hình ảnh cõi tiên, với tiên nga, ngọc
nữ, tiếng sáo Thiên Thai, hạc trắng hoa đào Hoài Thanh nhận định: "Ở xứ ta từ
Trang 8giới tiên có nhiều vẻ đẹp đến thế"; tuy nhiên ông cũng cho rằng Thế Lữ đã đinhầm đường, bởi "thi nhân tưởng quê mình là tiên giới và quên rằng đặc sắc củangười chính ở chỗ tả những vẻ đẹp của trần gian" Vũ Ngọc Phan không tánthành với Hoài Thanh, ông cho rằng cái đẹp tưởng tượng kia của Thế Lữ mộtngày nào đó có thể trở thành cái đẹp có thực nơi trần thế Thơ Thế Lữ cũng thểhiện cảm hứng dồi dào với nghệ thuật và với nàng Thơ, mà theo Uyên Thao,nghệ thuật đã là "một phần cuộc sống", "một người bạn tâm giao" hay được ôngcoi như "một người yêu" của chính mình.
Nhiều sáng tác thơ của Thế Lữ cũng về đề tài tình yêu Tình yêu trong thơ Thế
Lữ thường thiên về thanh cao, mộng ảo, chứ không say đắm yêu đương haybuông tuồng như các bài thơ mới sau này Theo Nguyễn Nhược Pháp, Thế Lữkhông hề có những niềm say mê trong tình yêu Ông chỉ đi tìm người con gáitrong mộng tưởng, vẻ đẹp của người thiếu nữ ấy chợt xuất hiện, thoảng qua vàchợt biến mất "như những khoảnh khắc mê say chợt đến" Thơ Thế Lữ thiếu đicái xúc động, cái mãnh liệt của ái ân đôi lứa như trong thơ của Lưu Trọng Lư,Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử Theo Hoàng Như Mai, tình yêu trong thơ Thế Lữkhông phải để cứu cánh mà là để làm nền để vẽ nên cái Đẹp; ông đã dựng nênnhiều kiểu tình yêu "tiêu cực": mơ hồ, mộng tưởng, vô vọng, đau khổ Dù vậy,ông không ca ngợi cái đẹp của tình yêu vô vọng đau khổ, mà tìm thấy ở đónhững khoảng đẹp của niềm hy vọng, sự hy sinh
Theo Nguyễn Hoành Khung, thơ Thế Lữ thể hiện "cái tôi" muốn thoát ly với xãhội; ở một số bài thơ (Người phóng đãng, Con người vơ vẩn, Tự trào ), ông tạodựng hình ảnh một kiểu người tài tử, bất hòa với xã hội, chán ghét cuộc sốngtrưởng giả, sống ngông nghênh, cô độc và kiêu hãnh Thơ Thế Lữ nói lên khátkhao được sống tự do, thoát khỏi tù túng để đến với thế giới bao la hơn Bài thơNhớ rừng mượn lời con hổ trong vườn bách thảo, được xem là đã diễn tả tâm sựcủa một lớp người đang đau khổ trong cuộc sống "bị nhục nhằn tù hãm", chánghét thực tại tầm thường giả dối, nhưng bất lực và chỉ biết chìm đắm vào dĩvãng oai hùng, thể hiện tư tưởng giải phóng cá nhân và khát vọng tự do; bàiTiếng hát bên sông lại có hình ảnh người "khách chinh phu" dũng cảm gạt tình
Trang 9riêng ra đi trong lúc "non sông mờ cát bụi", thể hiện những ưu ái về thời thế vàđất nước của Thế Lữ Dù muốn thoát ly, nhưng cái tôi của Thế Lữ trong Mấyvần thơ vẫn buồn, chân trời thoát ly còn chưa được mở ra hết Sau này, trongMấy vần thơ, tập mới (1941), Thế Lữ đã rơi vào bế tắc, ông làm thơ Trụy lạc,
Ma túy, "biểu lộ tâm trạng chán chường, tuyệt vọng, buông mình trong trụy lạc
để tìm quên lãng, nhưng vẫn không nguôi dằn vặt, đau khổ
Đánh giá
Hà Minh Đức nhận xét: "Thơ Thế Lữ giàu chất lãng mạn, trữ tình Hình ảnh thơđẹp, giọng điệu thơ mềm mại, trau chuốt Tuy nhiên, cảm hứng thơ ít phát triển,hình tượng thơ có ít biển hóa và trong một số trường hợp rơi vào đơn điệu" LêTràng Kiểu cho rằng, thơ Thế Lữ chỉ có giá trị ở những bài "có ít nhiều vẻ tiên",còn lại có nhiều bài lại thật dở: "vần điệu lủng củng, ý tứ ngớ ngẩn trẻ con, tình
Trang 10Lữ chỉ phơn phớt ngoài tâm hồn", chứ không đi sâu vào tâm hồn người đọc nhưthơ Lưu Trọng Lư, Nguyễn Vỹ, Thái Can, và kết luận rằng: "Thế Lữ là một nhàthơ kém hoàn toàn hơn hết" Uyên Thao khi bình luận, cũng cho rằng Thế Lữchỉ hoàn toàn thành công ở một số bài như Nhớ rừng, Ý thơ, Tiếng sáo ThiênThai, Giây phút chạnh lòng, còn lại thì chỉ thành công ở từng tiếng, từng âm,trong mỗi đoạn, mỗi câu.
Dù như thế nào, ảnh hưởng và vai trò tiên phong của Thế Lữ đối với thơ mớivẫn được công nhận Vũ Ngọc Phan ghi nhận: "Phan Khôi, Lưu Trọng Lư chỉ lànhững người làm cho người ta chú ý đến thơ mới mà thôi, còn Thế Lữ mớichính là người làm cho người ta tin cậy ở tương lai của thơ mới" Và HoàiThanh hoa mỹ hơn: "Độ ấy thơ mới vừa ra đời, Thế Lữ như vầng sao đột hiệnánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam Thế Lữ không bàn về thơ mới, khôngbênh vực thơ mới, không bút chiến, không diễn thuyết, Thế Lữ chỉ lặng lẽ, chỉđiềm nhiên bước những bước vững vàng, mà trong khoảnh khắc cả hàng ngũ thơxưa phải tan vỡ"
Truyện
Bên cạnh thơ, Thế Lữ là tác giả của gần 40 truyện, gồm sáu truyện vừa, còn lại
là truyện ngắn Truyện của ông, theo cách xếp quen thuộc được chia làm 3 thểloại chính: truyện kinh dị (Vàng và máu, Bên đường Thiên Lôi), truyện trinhthám (Lê Phong và Mai Hương, Gói thuốc lá, Đòn hẹn, Tay đại bợm ) vàtruyện lãng mạn núi rừng (Gió trăng ngàn, Trại Bồ Tùng Linh) Ở thể loại huyền
bí, huyền tưởng và trinh thám, các sáng tác của Thế Lữ chịu ảnh hưởng từ vănchương duy lý phương Tây nói chung và các tác phẩm của Edgar Allan Poe nóiriêng, có truyện (Trại Bồ Tùng Linh) lại viết theo phong cách của Bồ Tùng Linhvới Liêu trai chí dị Ở nhiều tác phẩm, Thế Lữ vừa phủ lên nó sự rùng rợn,huyền bí, lại vừa lý luận để giải thích những hiện tượng trên một cách khoa học.Điều này cũng phù hợp với quan niệm của Thế Lữ và nhóm Tự Lực văn đoànthời đấy, tức đề cao khoa học, chống sự thần bí hoang đường, "đem phươngpháp khoa học Thái Tây áp dụng vào văn chương Việt Nam" Ông cũng đưa yếu
tố lãng mạn cùng chất thơ vào truyện, có nhiều trang văn khắc họa tài hoa cảnh
Trang 11trí thiên nhiên, đặc biệt có sự phân tích tâm lý nhân vật một cách tinh tế Nhiềutruyện được ông viết kỹ lưỡng, lối hành văn của ông có nhiều ưu điểm, như theoPhạm Thế Ngũ: "Trong tất cả các nhà văn Tự Lực văn đoàn, Thế Lữ có lẽ làngười có câu văn tinh vi rèn giũa hơn cả Câu văn của ông có tính cách phântích, cú pháp chặt chẽ, mạch nghĩa sáng tỏ, chữ dùng chính xác, nhiều khi khôngghét sự cao kỳ, sự kiểu cách, song nhất định không chấp nhận sự trùng điệp, sựnhàm thường".
Tập truyện đầu tiên của Thế Lữ, Vàng và máu (1934) là tác phẩm tiêu biểu vàthành công nhất của ông ở thể loại kinh dị, đã trở thành một hiện tượng mới lạngay từ khi ra đời và để lại dư âm đến nhiều năm sau Với tác phẩm này, PhanTrọng Thưởng đánh giá Thế Lữ là "tác giả đạt đến đỉnh cao nghệ thuật" của loạitruyện ly kỳ rùng rợn, Lê Huy Oanh gọi đây là "một trong những tác phẩm thuộcloại truyện rùng rợn có giá trị lớn trong kho tàng tiểu thuyết Việt Nam" Gồmmột truyện vừa (Vàng và máu) và ba truyện ngắn (Một đêm trăng, Con châuchấu tre, Ma xuống thang gác), trong đó đặc sắc nhất là Vàng và máu và Mộtđêm trăng, tập truyện này được đánh giá cao ở lối kể chuyện hấp dẫn, li kỳ, gây
tò mò và xúc động cho độc giả, xây dựng giản dị, có kết giải, lối văn gọn gàng,thanh thoát, trí tưởng tượng và khiếu phân tích phong phú, những đoạn tả cảnhvừa tỷ mỉ lại rùng rợn mà có thi vị
Ở thể loại trinh thám, Thế Lữ cùng Phạm Cao Củng được xem là hai tác gia mởđầu truyện trinh thám ở Việt Nam Vũ Ngọc Phan đánh giá ở thể loại này Thế
Lữ chưa thành công Truyện của ông ít mang màu sắc Việt Nam, như theo PhạmThế Ngũ, truyện trinh thám của Thế Lữ có nhược điểm: "Tiểu thuyết của ôngcao quá, lấy làm truyện những điều lạ quá, làm nhân vật những người hiếmquá Cao quá cả ở cách viết săn sóc chải chuốt, cách lập luận khoa học tỷ mỷ,
vì vậy không phổ biến trong độc giả trung bình " Các tác phẩm trinh thám củaông có nhiều tình tiết phi lý, không gian và thời gian truyện ngắn và hẹp mộtcách khiên cưỡng Ở thể loại lãng mạn, đáng kể là tập truyện Gió trăng ngàn(1941), gồm tám truyện ngắn, được xem như những "bài thơ bằng văn xuôi", tất
Trang 12cả đều kể về những mối tình đẹp và thơ mộng giữa những chàng trai miền xuôi
và những cô gái vùng cao, trong bối cảnh núi rừng thiên nhiên miền sơn cước
Sân khấu
Trong sân khấu, Thế Lữ được biết đến ở cả hai vai trò: diễn viên và đạo diễn.Ông là đạo diễn và đồng đạo diễn của gần 50 vở và đã đóng khoảng hai mươisáu vai diễn khác nhau Thời kỳ đầu, ông thường say mê tìm đọc các cuốn sách
về sân khấu, đặc biệt là sân khấu Pháp, trong đó có Nghệ thuật đóng kịch củaSarah Bernhardt, Những cổ động viên sân khấu của Louis Jouvet Ông ưa thích
sự bạo liệt, hình thức trau chuốt, vẻ đẹp hoàn hảo, lộng lẫy của sân khấu cổ điểnPháp, đặc biệt luôn yêu thích và học hỏi lối diễn của nữ diễn viên Pháp SarahBernhardt Dù vậy, cho đến trước Cách mạng tháng 8, ông vẫn chưa hề đọc mộtcuốn sách nước ngoài nào về công việc đạo diễn Thế Lữ đi theo lối diễn hiệnthực (réaliste) chứ không theo lối ước lệ (symbolique) như sân khấu tuồng, chèotruyền thống
Khi chưa được tiếp xúc trực tiếp với phương pháp hiện thực tâm lý củaStanislavsky, nhìn chung phong cách và quan niệm diễn xuất của Thế Lữ đãnằm trong những nguyên lý cơ bản của phương pháp này Ông đặt ra yêu cầuđối với người diễn viên là phải diễn xuất cho chân thực: "Phải căn cứ vào sựthực hoàn toàn, cố chép cho giống với sự thực một cách chi li Có như thế mớilàm khán giả tin được, vững chắc trên cái nền tả chân, rồi sau mới tô điểm, thêmbớt, mà có lẽ sẽ bớt nhiều hơn thêm" Dù vậy, Thế Lữ không chủ trương saochép đúng y nguyên sự thực, mà điều quan trọng là phải diễn tả được cái thầnbên trong, phải lột tả được nội tâm nhân vật một cách sắc sảo chứ không phải là
sự vụn vặt bên ngoài Vai diễn ông Ký Cóp, một trong những vai thành côngnhất của Thế Lữ, đã gây hiệu quả sân khấu sâu đậm với người xem qua nhữnglớp diễn kỹ càng, tỉ mỉ, mang tính tìm tòi mà ông thể hiện Theo nhà nghiên cứuTất Thắng: "Thế Lữ đã tạo ra một lối diễn kỹ về động tác, cử chỉ ngoại hình, vàbước đầu có sự phân tích hợp lý trong sự phát triển về tâm lý nhân vật Một thờingười ta đã gọi đó là diễn kịch kiểu Thế Lữ"
Trang 13Là mt đạo diễn, bên cạnh diễn xuất, ông còn quan tâm đặc biệt đến phần đài từcủa diễn viên, đòi hỏi người diễn viên phải thốt lời sao cho "tròn vành rõ chữ",mạch lạc, rành rẽ, thể hiện sự hiểu biết thấu đáo về ý nghĩa của từng câuchữ.Ông cũng chú trọng nhiều đến hóa trang, phục trang, ánh sáng, mỹ thuật vàcách bài trí sân khấu, để tìm ra hiệu quả tối đa ở mỗi vở diễn.
Về sáng tác, Thế Lữ là tác giả của hơn 20 kịch bản kịch nói, hai vở kịch thơ(Tục lụy và Dương Quý Phi), đồng tác giả vở chèo Tấm Điền và ca kịch bài chòiTiếng sấm Tây Nguyên (viết cùng Thanh Nhã) Phần lớn tác phẩm kịch của ôngđược viết nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ phục vụ cách mạng và kháng chiếnhoặc chỉ khi tập thể của ông cần Trong một bài phỏng vấn năm 1962, ông tựnhận mình "chỉ là người đạo diễn và diễn kịch" và trong bài báo năm 1971, ôngnói rằng mình đang thai nghén viết một "vở kịch đầu tiên"
Thế Lữ mong muốn tìm ra một phong cách riêng cho sân khấu Việt Nam màkhông rập khuôn theo lối kịch Châu Âu Thế Lữ cũng chủ trương đem chất thơmộng, huyền ảo vào sân khấu, vì thế những vở kịch nói của ông không chỉ là nói
mà còn xem lẫn nhiều kịch câm (như diễn xuất của Thế Lữ trong Ông Ký Cóp,Người mù, Tin chiến thắng Nghĩa Lộ ) Ông cũng thử nghiệm cải tiến lối ngâmthơ trong kịch thơ Dương Quý Phi (1942, gồm hai vở Trầm hương đình và MãNgôi Pha), chủ trương phát huy tính nhạc điệu, tính hàm súc của lời thơ trongcách nói thường chứ không ngân nga như lối diễn trước đó Những sáng tạotrên, cũng như những sáng tác chèo và ca kịch sau này, được xem như những thểnghiệm của Thế Lữ nhằm mục đích sáng tạo ra một loại kịch nói mang tính dântộc, một "cách phô diễn Việt Nam" cho sân khấu
1.3 Thể loại
Bài Nhớ rừng được Thế Lữ viết theo thể thơ tự do thuộc thể loại thơ trữ
tình hiện đại Vậy thơ trữ tình là gì? Có những đặc điểm gì?
* KHÁI NIỆM THƠ TRỮ TÌNH VÀ CÁI "TÔI" TRỮ TÌNH
- Trữ tình là phương thức phản ánh (hiện thực đời sống; hiện thực tâm trạng) bằng cách bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý thức của tác giả thông qua cái tôi trữ tình, mang đậm dấu ấn cá nhân của chủ thể
Trang 14- Thuật ngữ thơ trữ tình dùng để chỉ chung các thể thơ thuộc loại trữ tình, trong đó nhà thơ bộc lộ một cách trực tiếp những cảm xúc riêng tư, cá thể về đờisống, thể hiện tư tưởng về con người, cuộc đời và thời đại nói chung Tính chất đặc trưng cơ bản nhất của trữ tình là tính chất cá thể hoá của cảm nghĩ và chủ quan hoá của sự thể hiện tình cảm.
Thuật ngữ Thơ trữ tình được dùng để phân biệt với thơ tự sự thuộc loại tự
sự (từ điển thuật ngữ văn học)
- Cái tôi trữ tình bao gồm chủ thể trữ tình và nhân vật trữ tình, là đối
tượng trực tiếp thổ lộ những suy nghĩ, cảm xúc trong bài thơ
- Nhân vật trữ tình không có diện mạo, lời nói, quan hệ cụ thể nhưng đượcthể hiện qua giọng điệu, cảm xúc, cách cảm, cách nghĩ của nhà thơ Là sự bộc lộgián tiếp cái tôi trữ tình Nhà thơ hoá thân vào đối tượng để bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của mình
* ĐẶC ĐIỂM
- Thơ trữ tình bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống
Cội nguồn của văn bản bắt đầu từ hiện thực cuộc sống con người, thiên nhiên, xã hội, văn hoá, lịch sử… Văn học bắt nguồn từ đời sống con người Để sáng tác nên một bài thơ, người thi sĩ phải có những cảm hứng, định hướng đề tài xuất phát từ hiện thực cuộc sống Đó chính là tình cảm, những suy nghĩ của nhà thơ trước hiện thực cuộc sống đã được ý thức để bật lên thành vần thơ hài hoà, giàu nhịp điệu Phải là người sống giữa làng quê thân thuộc thì Xuân
Quỳnh mới có thể có Tiếng gà trưa với những dòng thơ chân thật, phải qua cuộc chiến đấu anh hùng và đầy gian lao vất vả thì Chính Hữu mới có tình Đồng chí
chân chất tình cảm…
Có thể nói thơ là cái nhụy của cuộc sống, phản ánh cuộc sống một cách thi vị và đầy màu sắc
- Thơ trữ tình là sự kết hợp giữa tình cảm và lí trí, giữa tình và ý.
+ Theo Trần Đình Sử: Thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã được ý thức (lý luận văn học, tập II - Tác phẩm và thể loại văn học) Nó bộc lộ trực tiếp cái
chủ quan cá nhân của người nghệ sĩ Nó không miêu tả sự vật bên ngoài, không
kể các sự vật xảy ra bên trong mà chỉ biểu hiện cái xúc động nội tâm, những tìnhcảm, cảm nhận của con người trước sự việc, giúp ta hiểu chủ thể bên trong Cái
tôi trữ tình được bộc lộ thông qua nhân vật trữ tình hoặc chủ thể trữ tình.
Tình cảm chi phối mạnh mẽ nhưng phải có sự kết hợp hoà với lý trí Thơ
là dòng chảy giữa đôi bờ lí trí và tình cảm, lý trí soi đường cho tình cảm thăng hoa
+ Thơ trữ tình có sự kết hợp hài hoà giữa ý và tình tình đọng lại thành ý, ý mang tất cả sinh động của tình, ý và tình đan xen nhau tạo nên mạch cảm xúc
tuôn dạt
- Thơ gắn với trí tưởng tượng và liên tưởng
Thơ là nghệ thuật bậc nhất của trí tưởng tượng (Sóng Hồng) Trí tưởng
tượng chắp cánh cho nhà thơ thả hồn mình xây dựng những hình tượng thơ mới
Trang 15mẻ, những điểm sáng nghệ thuật hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, sống mãi trong tâm hồn độc giả.
Nếu không có năng lực tưởng tượng, nhà thơ không thể thăng hoa những cảm xúc thẩm mĩ của bản thân Trí liên tưởng - tưởng tượng thấm đượm tình cảm chủ quan của người nghệ sĩ
Ví dụ: Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, bức tranh thiên
nhiên mùa xuân của đất nước đang sinh sôi, nảy nở, đâm chồi nảy lộc khiến cho nhà thơ dấy lên khát vọng đẹp đẽ, lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện nguyện vọng chân thành được cống hiến cho đất nước, góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân chung của dân tộc Mặc dù đây chỉ là bức tranh tưởng tượng, bởi nhà thơ lúc này đang sống những ngày tháng cuối cùng trên giường bệnh
Những bài thơ khác như Khi con tu hú của Tố Hữu, Viếng lăng Bác của Viễn Phương, Bếp lửa của Bằng Việt đều được xây dựng từ những hình ảnh liên
tưởng - tưởng tượng
Nhờ trí liên tưởng tưởng tượngmà nhà thơ có thể nhập thân vào nhân vật một cách sống động để bộc lộ những cảm xúc, những tình cảm chân thành của bản thân
Ví dụ: Nhớ rừng của Thế Lữ, nhà thơ đã nhập thân vào con hổ trong vườn
Bách thú để tưởng tượng về một thời oai phong nơi rừng xanh thuở còn tự do vẫy vùng, khi nó là chúa Sơn Lâm Từ đó, nhà thơ nêu lên nỗi buồn mất tự do của người dân Việt Nam trong thời kỳ thực dân nửa phong kiến
Trí liên tưởng, tưởng tượng giúp nhà thơ xây dựng được những hình ảnh độc đáo, sâu sắc
Nếu không có trí tưởng tượng phong phú sẽ không có bức tranh mùa hè
sôi động Khi con tu hú của Tố Hữu Không có hình ảnh thi vị Trăng vào cửa sổ đòi thơ trong Tin thắng trận (Báo tiệp) của Hồ Chí Minh, sẽ chẳng bao giờ có một chú Cuội ngông trong Muốn làm thằng cuội của Tản Đà,…
Nhờ trí tưởng tượng đã chuyển tải vào thơ những hình ảnh độc đáo,
trường tồn với thời gian
* Đặc điểm về ngôn ngữ thơ trữ tình hiện đại
- Ngôn ngữ thơ trữ tình hàm súc, cô đọng
Để có một vần thơ lắng đọng, các nhà thơ phải lao động hết mình để lựa
chọn ra những ngôn từ thơ tốt nhất diễn tả được cảm xúc tình cảm của mình Đó
là sự gọt giũa về mặt ngôn từ để tạo ra những từ ngữ thơ mà đọc lên người đọc
ấn tượng và hiểu thấu nội dung tư tưởng nhà thơ gửi gắm
-.Ngôn ngữ thơ giàu tính nhịp điệu
Trong thơ, sự phân dòng của lời thơ nhằm mục đích nhịp điệu, tạo ra nhịpđiệu thơ Cuối mỗi dòng thơ đều có chỗ ngắt nhịp.Tuỳ theo số chữ trong mỗi dòng mà nhịp thơ thể hiện khác nhau.Và theo từng cung bậc tình cảm thì nhà thơ sử dụng thể thơ 4 chữ, 5 chữ, 6 chữ, 7 chữ, 8 chữ hoặc dài hơn, hoặc ngắn hơn chen nhau…
Ví dụ: để tạo được vẻ dẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng của chú bé liên lạc vui tính và dũng cảm, tác giả đã sử dụng thể thơ bốn chữ
Trang 16…Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh
(Tố Hữu, Lượm)
Ngoài ra, trong các thể thơ Việt nam như lục bát, song thất lục bát tứ tuyệt, hát nói…là những cấu tạo nhịp điệu đặc biệt, có lưng, vần, chân, lối ngắt nhịp riêng độc đáo
- Ngôn ngữ thơ có tính nhảy vọt, gián đoạn tạo thành những khoảng lặng giàu ý nghĩa
Khác với văn xuôi, ngôn ngữ thơ không có tính liên tục, không có tính phân tích Ngôn ngữ thơ là là mạch cảm xúc, nó tạo nên những khoảng lặng để người đọc liên tưởng,tưởng tượng Để thưỏng thức được vẻ đẹp và ý nghĩa trongngôn từ, người đọc phải có vốn kiến thức nhất định để hiểu được dụng ý nghệ thuật của nhà thơ
- Ngôn ngữ thơ giàu tính nhạc, tính hoạ
+ Bằng những âm thanh luyến láy,bằng những từ ngữ trùng điệp,sự phối hợp bằng trắc và cách ngắt nhịp,nhà thơ đã xây dựng nên những câu thơ,những hình tưọng thơ có sức truyền cảm lớn, tạo nên những cung bậc tình cảm tinh tế của người nghệ sỹ
+ Thơ được xây dựng bằng những hình tượng nghệ thuật có sức gợi cảm
lớn Thi trung hữu hoạ, trong thơ thể hiện những bức tranh hoàn mỹ mà người
đọc có thể hình dung khi cảm nhận những vần thơ khắc hoạ Đó là tính hoạ trong thơ
Ví dụ: Trong bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu, người đọc có thể
hình dung ra một bức tranh đồng quê đầu hè sống động, nhiều màu sắc, âm thanh vui nhộn, giàu gợi hình và gợi cảm:
Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đương chín trái cây ngọt dần
Vườn râm dây tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đầo…
(Tố Hữu – Khi con tu hú)
1.4 Tiếp nhận văn học
Lứa tuổi học sinh THCS ( từ 11 - 15 tuổi), lứa tuổi này có một vị trí đặcbiệt và tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ Ở giai đoạn này, hoạtđộng học tập là hoạt động chủ đạo nhưng cũng có nhiều biến động Các emchuyển sang nghiên cứu có hệ thống các môn khoa học đòi hỏi tính độc lập và tựgiác cao Ở nhiều em đã có yếu tố tự học, say mê môn học Tuy nhiên tính tò
mò, hiểu biết nhiều có thể khiến hứng thú của các em bị phân tán và không bền
Trang 17vững, hình thành nên thái độ dễ dãi, không nghiêm túc đối với các lĩnh vực kháctrong cuộc sống.
Vì vậy trong quá trình giảng dạy những bài thơ ở chương trình THCS nóichung và thơ Thế Lữ nói riêng, giáo viên không nên quá khắt khe áp đặt suynghĩ đối với học sinh mà cần tôn trọng sự sáng tạo trong suy nghĩ của các em,tạo cho các em tính độc lập Hướng học sinh tới mục tiêu lớn của mỗi bài từ cảmthụ tiến tới hoàn thiện nhân cách
Thơ hiện nay đang thưa dần những kẻ tri âm, đồng điệu vì vậy dạy thơtrong trường phổ thông nói chung, dạy thơ Thế Lữ nói riêng gặp khó khăn trongviệc tìm những tâm hồn đồng điệu Tìm lại vị thế cho thơ, niềm yêu mến cho thơtrách nhiệm ấy không chỉ của nhà trường mà của toàn xã hội Khi dạy bài: “Nhớ rừng”, giáo viên cần giúp học sinh cảm nhận được “ tâm trạng của một lớp người đang đau khổ trong "nhục nhằn tù hãm", chán ghét thực tại “tầm thường giả dối”, nhưng bất lực và chỉ biết chìm đắm vào dĩ vãng oai hùng, thể hiện tư
tưởng giải phóng cá nhân và khát vọng tự do con người trong xã hội lúc bấy giờ.Bài thơ cũng khơi dậy tinh thần yêu nước của người dân thuở ấy” Từ đó, giáodục cho học sinh một lý tưởng sống cao đẹp: biết trân trọng cuộc sống hoà bình,
tự do, biết yêu quê hương, yêu nước mãnh liệt, biết trân trọng những giá trị tốtđẹp của lich sử Biết đương đầu với những khó khăn, thử thách trong cuộc sống,dám vượt lên những khó khăn, thử thách để cống hiến tài năng, sức lực cho quêhương đất nước
1.5 Phương pháp dạy học
1.5.1 Phương pháp đọc sáng tạo
Đọc diễn cảm là một phương pháp truyền thống trong nhà trường từ xưađến nay Đọc diễn cảm không phải là một thủ thuật mà là một hoạt động sángtạo nghệ thuật Nếu nhà văn đi từ tư tưởng đến ngôn từ thì người đọc lại đi từngôn ngữ đến tư tưởng Đọc diễn cảm có ý nghĩa quan trọng đến việc giảng dạyvăn học vì con đường đi vào tác phẩm nhất thiết phải từ đọc Âm vang của lờiđọc kích thích quá trình tri giác, tưởng tượng và tái hiện hình ảnh Cảm xúc bắt
Trang 18phẩm chỉ có thể bắt đầu bằng đọc diễn cảm Đọc kích thích quá trình tâm lí cảmthụ, tri giác tưởng tượng, xúc cảm Đọc đưa người đọc vào thế giới của tácphẩm Sẽ là sai lầm nếu coi đọc chỉ là một việc rèn luyện kĩ năng, tách khỏi quátrình đưa tác phẩm vào thế giới tâm hồn của học sinh Nhiều giáo viên thất bạitrong giờ giảng văn vì không biết phát huy sức mạnh của nghệ thuật đọc diễncảm, giờ văn trở nên khô khan, rời rạc, thiếu cảm xúc.
Việc đọc tác phẩm văn học khác với việc đọc các tác phẩm khoa học.Người đọc phải làm sống dậy những tình cảm, tư tưởng của tác giả gửi gắm vàotác phẩm qua sự đồng cảm của người đọc Đồng thời người đọc phải truyền cảmxúc đến cho người nghe Chính vì vậy trong quá trình đọc, người đọc phải xáclập được không khí giao hoà, giao cảm giữa người nghe và tác giả Người đọctruyền đến cho người nghe điều nhà văn định gửi gắm cho bạn đọc Nếu khônglàm được điều này thì việc đọc sẽ không có ý nghĩa
Ngữ điệu trong đọc diễn cảm thay đổi tuỳ theo giọng điệu của nhà văn màngười đọc phải thể hiện được Bằng ngữ điệu của mình, người đọc làm nổi bậttiếng nói, ngụ ý của nhà văn trong từng câu thơ, từng đoạn văn
Bằng sức mạnh riêng của đọc diễn cảm, người giáo viên dẫn dắt học sinh
đi vào thế giới của tác phẩm một cách dễ dàng, phù hợp với qui luật cảm thụ vănhọc Tuỳ theo yêu cầu, giáo viên có thể đọc dưới nhiều hình thức, mức độ khácnhau: đọc cả bài, đọc từng đoạn, đọc để gây không khí, đọc để sáng tỏ lời bình,đọc để gợi cảm xúc…
Đọc diễn cảm tuy có khả năng khơi gợi rung động thẩm mĩ, trí tưởngtượng và nhiều năng lực cần thiết của tư duy nghệ thuật ở học sinh Tuy nhiênnếu chỉ đọc diễn cảm không thì học sinh chưa thể đi sâu vào bên trong tác phẩm.Đọc diễn cảm (đọc hay) thể hiện sự cộng hưởng giữa sự cảm thụ của người đọcvới tác phẩm qua cá tính sáng tạo của người đọc (có bao nhiêu người đọc haythì có bấy nhiêu cách đọc) Đọc diễn cảm để vươn tới đọc nghệ thuật bởi nógiúp tiệm cận, vươn tới tác phẩm Nói như vậy không có nghĩa là đọc nghệ thuậtthay thế cho đọc diễn cảm bởi cũng không nên lạm dụng một cách thái quá ( hát,
Trang 19hò, ngâm thơ, ru con ) Hãy để việc đọc nghệ thuật như một chât xúc tác làmthăng hoa cho lời thơ.
Tóm lại, việc đọc diễn cảm không phải là đọc một bản nhạc có sẵn mà cầnđảm bảo các yêu cầu sau:
- Giản dị, tự nhiên
- Thâm nhậo vào nội dung tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm ở mức độ dễhiểu với học sinh ở các lứa tuổi
- Truyền đạt rõ ràng tư tưởng của tác giả
- Thể hiện trình độ tiếp nhận của mình với tác phẩm được đọc
- Thái độ tiếp xúc nhiệt tình với người nghe
- Phát âm rõ ràng và chính xác
- Truyền đạt được đặc điểm laọi thể và phong cách tác phẩm
- Kĩ năng sử dụng đúng giọng nói của mình
Đây là một phương pháp chủ công của dạy học văn, nó huy động tất cảcác hoạt động liên ngành, liên môn, các phương tiện, kỹ thuật hiện đại để làmcho việc đọc đạt kết quả cao nhất
1.5.2 Phương pháp gợi tìm
Là phương pháp mà người giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập đểhọc trò tự tìm tòi để chiếm lĩnh lấy chân lý
Phương pháp này giúp người đọc lĩnh hội dung lượng vừa phải và đặc biệt
là phát triển đầu óc phê phán của các em, dạy cho học sinh tự mình tìm lấy trithức hoàn thiện từ các kỹ năng phân tích, phê bình Học sinh tìm, lựa chọnnhững tư liệu trong các tài liệu có liên quan, trong giáo khoa phù hợp với câuhỏi chủ đề hoặc vấn đề thầy đưa ra, kể lại có kèm theo những đoạn phân tích chitiết dựa theo câu hỏi hay đề bài của thầy
Phương pháp gợi tìm đòi hỏi thầy giáo phải chuẩn bị biện pháp câu hỏi,bài tập cho học sinh hết sức công phu nhưng phải phù hợp tâm lý lứa tuổi và đặctrưng loại thể văn học
1.5.3 Phương pháp nghiên cứu
Trang 20Là phương pháp bằng một hệ thống câu hỏi, bài tập có tính chất nghiêncứu, người học sinh đưa ra được những tiêu chuẩn để khẳng định cái mới và biếtphê phán, phản biện, bảo vệ dược ý kiến của mình.
Các biện pháp cụ thể là: thầy nêu vấn đề cho cả lớp, từng nhóm, từng cánhân nhận vấn đề mình thích để giải quyết Có thể giáo viên đưa vấn đề ra rồihọc sinh là người phản biện
1.5.4 Phương pháp tái tạo
Thực chất đây là phương pháp nhớ một cách sáng tạo Phương pháp nàyhướng hoạt động của học sinh vào những tri thức có sẵn trong ngôn ngữ hoặcbài giảng của giáo viên, sách giáo khoa đã được chọn lọc Học sinh khônghoàn toàn ghi nhớ máy móc mà chiếm lĩnh tri thức một cách có ý thức Tức làtăng cường hoạt động của tư duy để thuộc nhớ bài một cách tối đa
Biện pháp có thể là giáo viên kể về cuộc đời và tác phẩm của nhà văn, đọcbài giảng về con đường sáng tạo và tác phẩm của nhà văn hoặc bài giảng tổngquan có dàn ý tóm tắt trên bảng vào vở học sinh, có thể kết hợp với giáo khoa vàphương tiện kỹ thuật
Phương pháp này có một ưu điểm là học sinh nắm vững tri thức và tựmình làm việc một cách sáng tạo với những tài liệu vừa sức lại có được kỹ năngkiểm tra lại nhận thức của mình, tránh được bệnh công thức giáo viên Đây làphương pháp thích hợp nhất ở những lớp lớn và dễ phát hiện những học sinhnăng khiếu
Ngoài việc sử dụng kết hợp các phương pháp chung kể trên, còn cần lưu ýđến một số những nguyên tắc chung khi dạy học thơ trữ tình:
- Cần thâm nhập phân tích tác phẩm bằng tất cả tâm hồn tình cảm củamình
- Phải đảm bảo tính thống nhất hữu cơ giữa nội dung và hình thức của tácphẩm
- Phải đảm bảo tính chỉnh thể, toàn vẹn của tác phẩm
Trong thực tế dạy học tác phẩm văn chương sẽ không có một phươngpháp chuyên nêu vấn đề riêng biệt, mà việc tạo ra các tình huống có vấn đề như
Trang 21là một biểu hiện của nguyên tắc về tính tích cực, tính tự lực, tính tự giác, tínhchủ động trong dạy và học.
Đối với văn bản “Nhớ rừng”, ngoài việc sử dụng phối hợp bốn phương
pháp trên, bản thân tôi xin được mạnh dạn đưa ra một số biện pháp cụ thể nhưsau:
* Biện pháp giảng và bình
Giảng giúp học sinh hiểu từ ngữ, câu rồi từ việc hiểu để có cảm xúc tràodâng, thăng hoa (bình) Bình là sự xuất hiện của những ngôn từ và hình ảnhthích hợp với sự thăng hoa của cảm xúc Bình và giảng là hai hoạt động thườngxuyên hỗ trợ nhau Giảng có sâu thì bình mới thấu
* Biện pháp so sánh
So sánh trong thực tế giảng dạy văn học đã trở thành một phương pháp cóhiệu lực và khá quen thuộc Tuy nhiên trên thực tế giảng dạy văn học khôngphỉa thiếu những hiện tượng lạm dụng so sánh Chính vì vậy việc so sánh luônđược xác định trên cơ sở nguyên tắc chặt chẽ:
- So sánh văn học không được lấy nội dung so sánh thay thế cho việckhám phá, phân tích tác phẩm So sánh chỉ là phương tiện, là con đường đi vàotác phẩm Những liên hệ so sánh ngoài tác phẩm không được làm “đứt mối” vớiđường dây chủ thể của tác phẩm, nếu không rất dễ đưa ra những bình luậnkhông có căn cứ
- Khi so sánh phải tôn trọng chỉnh thể của bài văn Người phân tích khôngđược tách, chọn một từ ngữ, một hình ảnh ra khỏi chỉnh thể để so sánh vớinhữngyếu tố ít nhiều có liên quan với tác phẩm rồi bình luận một cách chủ quan,