Chương 3 VÀ HÀNG THỪA KẾ

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP VỀ PHÁP LUẬT VỀ HÀNG VÀ DIỆN TRONG THỪA KẾ. (Trang 39 - 49)

THIỆN NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ DIỆN

VÀ HÀNG THỪA KẾ

3.1. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN NGÂN SƠN

Ngân Sơn là một huyện thuộc tỉnh Bắc Kạn.

Huyện nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bắc Kạn, phía Đông giáp huyện Thạch An tỉnh Cao Bằng, phía Bắc giáp huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng. Phía Tây huyện Ngân Sơn là huyện Ba Bể, phía Nam là các huyện Bạch Thông (phía Tây Nam) và huyện Na Rì (phía Đông Nam), đều thuộc tỉnh Bắc Kạn.

Ngân Sơn là một huyện miền núi, nằm ở trung tâm dãy núi Ngân Sơn một trong 4 dãy núi hình cánh cung đặc trưng của địa hình vùng Đông Bắc Việt Nam, với các ngọn núi Khuổi Nhình (938 m), ngọn Ngân Sơn (1168 m). Ngân Sơn là đầu nguồn của ba con sông nhỏ chảy theo ba hướng khác nhau: Lên phía Bắc sang tỉnh Cao Bằng là các nhánh đầu nguồn dòng sông Bằng chảy sang Trung Quốc; Sang phía Đông Nam là dòng Ngân Sơn đổ nước vào sông Bắc Giang, chi lưu của sông Kỳ Cùng chảy qua tỉnh Lạng Sơn sang Trung Quốc. Sang phía Tây là dòng sông Năng góp nước cho hồ Ba Bể, rồi đổ vào sông Gâm một chi lưu của sông Lô.

Huyện có diện tích 644,4 km2 và dân số là 27.000 người (năm 2014). Huyện ly nằm trên địa phận xã Vân Tùng trên quốc lộ 3, cách thành phố Bắc Kạn 60 km về hướng đông bắc. Huyện cũng là nơi có cả hai đường quốc lộ chạy qua, đó là quốc lộ 3 theo hướng đông bắc đi Cao Bằng và quốc lộ

ranh giới với tỉnh Cao Bằng, trên quốc lộ 3 là đèo Cao Bắc. Huyện gồm 1 thị trấn và 10 xã: Thị trấn: Nà Phặc; Các xã: Bằng Vân, Cốc Đán, Đức Vân, Hương Nê, Lãng Ngâm, Thuần Mang, Thượng Ân, Thượng Quan, Trung Hòa, Vân Tùng.

Huyện Ngân Sơn có diện tích tự nhiên tương đối lớn, thuận lợi kết hợp nông nghiệp với lâm nghiệp trong phát triển kinh tế, hình thành các vùng cây trồng tập trung như cây ăn quả, rừng nguyên liệu. Nguồn khoáng sản phong phú về chủng loại và phân bố ở nhiều nơi là cơ sở cho phát triển các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Ngân Sơn còn có các hệ sinh thái đa dạng thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái. Cơ sở hạ tầng nông thôn như hệ thống đường giao thông được xây dựng, nâng cấp tạo điều kiện cho nhân dân đi lại, mua bán sản phẩm, hàng hoá; các công trình thuỷ lợi được đầu tư xây dựng, sửa chữa đã chủ động tưới trên 52% diện tích đất ruộng. Cơ bản diện tích đất nông nghiệp các thôn vùng thấp được cơ khí hoá.

Trong những năm vừa qua, Tòa án nhân dân huyện Ngân Sơn đã hoàn thành tốt những chỉ tiêu công tác hàng năm, có chất lượng tốt thể hiện qua các mặt công tác sau:

Trong năm 2015 vừa qua, Tòa án nhân dân huyện Ngân Sơn đã thực hiện tốt công tác xét xử và công tác khác theo sự phân công của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Kạn cũng như Hội đồng nhân dân huyện Ngân Sơn. Các kết quả công tác được thể hiện qua các mặt như sau:

Tổng thụ lý các loại án 66 vụ án các loại, đã giải quyết 66 vụ. Tỷ lệ giải quyết đạt 100 %, Số án hủy: 01 vụ, không có án sửa; không có vụ án nào quá hạn luật định. Kết quả giải quyết, xét xử đối với từng loại án cụ thể:

Đối với án hình sự: Tổng số án hình sự thụ lý là: 29 vụ, 36 bị cáo; Đã

giải quyết: 29 vụ, 36 bị cáo. (Xét xử); Còn lại: 0 vụ, 0 bị cáo; Tỷ lệ giải quyết đạt 100 %.

Về chất lượng giải quyết các vụ án đều đạt tỉ lệ, hiệu quả cao, đúng chính sách pháp luật, không có trường hợp nào làm oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm. Không có án hủy, sửa.

Mức án mà Hội đồng xét xử tuyên phạt đối với các bị cáo tương ứng với hành vi phạm tội của các bị cáo. Trong quá trình xét xử Hội đồng xét xử tạo điều kiện cho những người tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của họ đúng theo quy định của pháp luật. Các phán quyết của Hội đồng xét xử căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên toà, trên cơ sở xem xét toàn diện khách quan các chứng cứ của vụ án. Nên việc xét xử đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Tòa án nhân dân huyện đã tổ chức xét xử lưu động 11 vụ án hình sự.

Đối với án dân sự: Tổng số thụ lý: 04 vụ, việc. Trong đó: Đã giải

quyết: 04 vụ. (Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự: 02 vụ, xét xử: 01 vụ, tạm đình chỉ: 01 vụ); Còn lại: 0 vụ; Tỷ lệ giải quyết đạt: 100 %; Các vụ việc thụ lý giải quyết bao gồm: Tranh chấp quyền sử dụng đất, Tranh chấp hợp đồng vay tài sản, Bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tài sản.

Trong tổng số án dân sự giải quyết có 01 vụ án bị hủy (Vụ tranh chấp quyền sử dụng đất giữa Hoàng Văn Thụy và Ủy ban nhân dân xã Lãng Ngâm)

Đối với án Hôn nhân gia đình: Tổng số thụ lý: 33 vụ. Trong đó: Đã

giải quyết: 33 vụ (công nhận sự thỏa thuận của các đương sự: 26 vụ; xét xử: 03 vụ, đình chỉ: 04 vụ). Còn lại: 0 vụ. Tỷ lệ giải quyết đạt: 100%

Về kết quả giải quyết các tranh chấp về thừa kế, trong đó có tranh chấp về hiện và hàng thừa kế trên địa bàn huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn cho thấy, năm 2015 Tòa án nhân dân huyện Ngân Sơn đã thụ lý giải quyết 4 vụ án tranh chấp về thừa kế, chủ yếu trong đó là tranh chấp về diện người được hưởng di sản cho người chết để lại. Số tranh chấp này chủ yếu có liên quan đến các tranh chấp đất đai là di sản thừa kế. Tòa án nhân dân huyện Ngân Sơn đã tích

cực giải quyết và hoàn thành nhiệm vụ được giao liên quan đến các vụ án trên.

3.2. NGUYÊN NHÂN VÀ DỰ BÁO VỀ TRANH CHẤP THỪA KẾ

Thông qua quá trình nghiên cứu về tình hình giải quyết tranh chấp về thừa kế trong những năm gần đây, tác giả nhận thấy rằng: việc giải quyết các tranh chấp về thừa kế thường bị kéo dài. Tỷ lệ án sơ thẩm bị tòa án cấp phúc thẩm sửa án; thậm chí hủy án sơ thẩm để xét xử sơ thẩm lại hoặc hủy án và đình chỉ giải quyết vụ án còn cao. Tỷ lệ án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị tương đối lớn. Các tranh chấp thừa kế liên quan đến nhà, đất; liên quan đến nhiều người được hưởng di sản mà họ ở nhiều địa phương khác nhau, thậm chí làm ăn sinh sống ở nước ngoài, ngày càng nhiều và hết sức phức tạp. Cơ quan tòa án các cấp phải đầu tư rất nhiều thời gian và công sức nhưng vụ án vẫn không sớm được giải quyết dứt điểm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó nổi lên một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất: Trình độ hiểu biết về pháp luật của nhân dân còn thấp, đặc

biệt là trong quan hệ thừa kế tài sản nói riêng và thừa kế quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất nói riêng. Ngay ở các huyện ngoại thành Hà Nội, còn nhiều nơi chịu nhiều ảnh hưởng của các phong tục tập quán lạc hậu. Nhà cửa, đất đai (di sản của người chết) thường do người con trai trưởng quản lý. Trong suy nghĩ của mọi người, người con trưởng đương nhiên sẽ thừa kế tất cả đất đai, nhà cửa do cha mẹ để lại; những người con gái đã lập gia đình hoặc chưa lập gia đình thường không biết họ là người đứng cùng hàng thừa kế với người anh trai hoặc em trai và cùng được hưởng phần di sản như nhau.

Chưa kể đến việc người con nuôi được hưởng di sản của bố, mẹ nuôi; người con riêng có thể được hưởng di sản của cha dượng, mẹ kế. Sau một thời gian rất dài họ mới hiểu được phần nào vấn đề này và mới khởi kiện yêu cầu phân chia thừa kế. Lúc này giá trị nhà, đất đã thay đổi rất nhiều so với thời điểm mở thừa kế. Hơn nữa, trong khoảng thời gian này, rất nhiều trường hợp

người thừa kế đang sử dụng quyền sử dụng nhà, đất (thuộc di sản) đã sửa chữa, cải tạo, làm mới, thậm chí đã chuyển nhượng một phần di sản đó. Nên việc xác định giá trị di sản, phân chia di sản, đánh giá công sức, xác định người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan gặp rất nhiều khó khăn, thời gian giải quyết vụ án bị kéo dài.

Thứ hai: Trong điều kiện tác động của nền kinh tế thị trường, con người

ngày càng coi trọng giá trị của đồng tiền hơn. Điều đó tác động tới các quan hệ thừa kế liên quan đến di sản có giá trị lớn: nhà, đất; số vốn lớn dùng trong kinh doanh, đầu tư... nên khi Tòa án các cấp đưa vụ án ra xét xử, quyết định của bản án có ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của những người thừa kế, do đó không tránh khỏi hiện tượng phần lớn các đương sự tìm cách chống đối, nhằm mục đích làm thay đổi quyết định của bản án hoặc kéo dài thời gian giải quyết vụ án. Trong khi chế tài áp dụng khi giải quyết các tranh chấp dân sự còn đơn giản thì hiện tượng nêu trên cũng tạo thêm sự phức tạp, kéo dài trong việc giải quyết tranh chấp thừa kế.

Thứ ba: Thực trạng quản lý nhà, đất (nhà, đất thường là di sản có tranh

chấp) ở Việt Nam hiện nay rất phức tạp, một mặt chúng ta không có một hệ thống lưu trữ hoàn chỉnh, mặt khác do điều kiện ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh mà tài liệu lưu trữ nhà, đất bị thất lạc. Trong vòng mấy chục năm, đất nước lại trải qua phương thức quản lý khác nhau, dẫn đến các giấy tờ liên quan đến nhà, đất có nhiều trường hợp chồng chéo nhau, tính chất pháp lý hết sức phức tạp. ảnh hưởng của chiến tranh dẫn đến những người trong gia đình bị ly tán, kẻ Bắc, người Nam, người đi định cư ở nước ngoài; giấy tờ khai sinh, khai tử thất lạc hoặc cấp đi cấp lại, thay đổi tên họ thiếu sự thống nhất. Các nguyên nhân trên dẫn đến việc xác định nguồn gốc di sản cũng như xác định diện, hàng thừa kế gặp rất nhiều khó khăn.

Trình độ chuyên môn thẩm phán của ta hiện nay, đặc biệt là các Tòa án cấp quận, huyện, thị xã, thị trấn còn chưa cao, chưa đồng đều, chưa bắt kịp

với yêu cầu của thực tế lại thiếu nhiều nên việc thu thập và đánh giá chứng cứ cũng như việc áp dụng các văn bản pháp luật còn thiếu chặt chẽ, sâu sắc; việc giải quyết vụ án không đúng, thiếu tính thuyết phục, dẫn đến số lượng án xử sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị chiếm tỷ trọng lớn. Làm các vụ án trở nên phức tạp, kéo dài không đáng có.

Thứ tư: Hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ thừa kế nói chung,

diện và hàng thừa kế nói riêng còn tương đối "mỏng", tồn tại khá nhiều các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực này nhưng không có văn bản hướng dẫn kịp thời điều chỉnh, điều đó tạo cho các Tòa án gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp về thừa kế.

Ví dụ: Diện và hàng thừa kế chịu ảnh hưởng rất nhiều của Luật HN&GĐ. Trong khi luật Luật HN&GĐ đã có thay đổi cơ bản, nhưng có rất ít văn bản pháp luật đề cập tới góc độ diện, hàng thừa kế do bị chi phối của Luật HN&GĐ cũng như các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật HN&GĐ năm 2000.

Thứ năm: Do tác động của nền kinh tế thị trường, đối tượng di sản thừa

kế không chỉ dừng lại ở tài sản là nhà, đất mà sẽ mở rộng ở nhiều đối tượng tài sản có giá trị khác (trị giá vốn đầu tư, kinh doanh, cổ phiếu, trái phiếu...). cũng do sự tác động của nền kinh tế thị trường, sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình; ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ nuôi con nuôi; mối quan hệ giữa con riêng với bố dượng, mẹ kế. Làm cho các mối quan hệ này phong phú thêm, nhưng cũng sẽ nảy sinh nhiều sự phức tạp mới. Điều này cũng góp phần làm cho loại án tranh chấp về quyền thừa kế tăng thêm, phức tạp thêm.

Thứ sáu: Hiện tại còn tồn tại rất nhiều vụ án tranh chấp về quyền thừa kế,

do có đương sự đang định cư ở nước ngoài, theo qui định của NQ58/UBTVQH10 ngày 20/8/1998 tạm đình chỉ việc giải quyết. Đây phần lớn là các vụ án có tính chất phức tạp. Hiện nay đã có Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH ngày 27/7/2006 hướng dẫn giải quyết những trường hợp trên.

Trong những năm tới đây, với những nguyên nhân và dự báo trên, số lượng các vụ án tranh chấp về thừa kế sẽ ngày càng tăng, nhất là ở những vùng ven đô, vùng nông thôn sẽ tăng hơn ở thành phố vì nhận thức của những người sinh sống tại khu vực này ngày càng được phát triển và đối tượng để tranh chấp cũng rộng hơn (tỷ lệ sinh ở nông thôn cao hơn thành thị; di sản có thể là quyền sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản cũng như các loại đất nông nghiệp khác); các vụ án có nhân tố nước ngoài, có đương sự sống ở nhiều vùng, miền khác nhau cũng sẽ tăng; các vụ án có di sản thuộc nhiều thể loại tài sản có giá trị lớn cũng sẽ tăng. Đối tượng được hưởng di sản thừa kế dựa trên mối quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng cũng sẽ tăng. Tranh chấp thừa kế sẽ có chiều hướng phức tạp do thực tế phát triển nhanh, còn văn bản pháp luật cũng như nhận thức chung trong xã hội phát triển không đồng đều và không theo kịp sự phát triển của thực tế. Tỷ lệ các vụ án bị kháng cáo sẽ tăng, nhưng tỷ lệ các bản án sơ thẩm bị tòa án cấp phúc thẩm sửa toàn bộ, bị hủy để xét xử sơ thẩm lại hoặc bị hủy và đình chỉ giải quyết sẽ ngày càng giảm vì trình độ thẩm phán ngày càng được nâng cao cũng như hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế sẽ ngày càng hoàn thiện.

3.3. NHỮNG ĐỀ XUẤT VỀ HƯỚNG HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

Từ những phân tích nêu trên, dưới đây tác giả xin đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định về diện và hàng thừa kế theo pháp luật như sau:

Thứ nhất: Cần thiết đưa khái niệm "Diện những người thừa kế theo

luật" thành một điều trong chương thừa kế của BLDS. Trong thực tế, mọi người thường dùng khái niệm "Diện hưởng thừa kế theo pháp luật" song không phải ai cũng hiểu được đầy đủ, chính xác diện hưởng thừa kế theo pháp luật gồm những ai? Xác định dựa trên những mối quan hệ nào? Trên tinh thần đó, điều luật cần bổ sung xin đề xuất có nội dung như sau:

Tên của điều luật: Diện những người thừa kế theo pháp luật.

Nội dung của điều luật: Diện những người thừa kế theo pháp luật bao gồm: những người có mối quan hệ hôn nhân hợp pháp, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng với người đã chết.

Thứ hai: Cần thiết có sự đồng bộ, thống nhất khi soạn thảo các văn bản

dưới luật để hướng dẫn thực hiện luật hôn nhân gia đình năm 2014 với BLDS năm 2005 nói chung, chương thừa kế nói riêng. Do có mối liên quan chặt chẽ, nên khi soạn thảo các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật HN&GĐ năm 2014 hay văn bản hướng dẫn thực hiện nội dung liên quan đến diện người hưởng thừa kế theo pháp luật trong chương thừa kế của BLDS năm 2005 cần có sự nghiên cứu toàn diện, đồng bộ và thống nhất giữa Luật HN&GĐ năm 2014 và chương thừa kế của BLDS năm 2005.

Thứ ba: Cần có văn bản hướng dẫn về việc nuôi con nuôi theo Luật

HN&GĐ năm 2014, làm cơ sở cho việc xác định cho hưởng thừa kế theo

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP VỀ PHÁP LUẬT VỀ HÀNG VÀ DIỆN TRONG THỪA KẾ. (Trang 39 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w