tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Bình Thuận
Trang 1CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN-KINH TẾ-VĂN
HOÁ-XÃ HỘI TỈNH BÌNH THUẬN
1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1.1 Vị trí địa lý
Tỉnh Bình Thuận nằm ở miền duyên hải cực Nam Trung bộ nay thuộc
Đông Nam Bộ cách thành phố Hồ Chí Minh 198 Km về phía Đông Bắc
¾ Phía Đông Bắc giáp tỉnh Ninh Thuận
¾ Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng
¾ Phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai, Tây Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
¾ Phía Đông và Đông Nam giáp Biển Đông
Tọa độ địa lý từ:
¾ + 10033’42" đến 11033’18" vĩ độ Bắc
¾ + 107023’41" đến 1080 52’18" kinh độ Đông
Với tổng diện tích tự nhiên 7.828,46 (km2), dân số 1.071.334 người (mật
độ 137 người/km2) Bình Thuận có 9 huyện, thành phố (111 xã, phường, thị
trấn) Trong đó có 5 huyện miền núi và 1 huyện đảo Phú Quý (cách thành phố
Phan Thiết 120 km về phía Đông Nam là một vị trí có ý nghĩa quan trọng về
an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế biển trong đề án chiến lược Biển
Đông - Trường Sa của đất nước)
Tỉnh Bình Thuận có 1 thành phố và 8 huyện bao gồm Thành phố Phan
Thiết và các huyện: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam,
Hàm Tân, Tánh Linh, Đức Linh và huyện đảo Phú Quý Thành phố Phan Thiết
Trang 2là tỉnh lỵ, trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh, cách thành
phố Hồ Chí Minh 200 km
1.1.2 Địa hình
Tỉnh Bình Thuận trải dài dọc bờ biển Đông theo hướng Đông Bắc–Tây
Nam khoảng 160 km đường chim bay, chiều rộng 95 km, nơi hẹp nhất 32 km
Phía Bắc giáp các sườn núi cuối cùng của dãy Trường Sơn, phía nam có các dải
đồi cát (động cát) chạy dài Phần lớn lãnh thổ Bình Thuận là đồi núi thấp, đồng
bằng ven biển Nhìn chung địa hình phân chia phức tạp, sông suối thường ngắn
và dốc Toàn tỉnh chia ra làm 4 loại địa hình chính sau đây:
¾ Vùng núi trung bình và cao (độ cao trên 500m): Chủ yếu tập trung ở
phía Bắc và Tây Bắc của tỉnh, chiếm 31,65% diện tích tự nhiên (248.599 ha), có độ dốc cao, địa hình phức tạp, ít có khả năng sản
xuất nông nghiệp, hiện trạng chủ yếu là đất rừng phòng hộ đầu nguồn
¾ Vùng đồi núi thấp (độ cao 200-500 m): Chủ yếu đất dùng vào lâm
nghiệp và chưa sử dụng, chiếm 40,7% diện tích tự nhiên (319.683
ha)
¾ Vùng đồng bằng phù sa (có độ cao từ 10-40 m): Chiếm 9,43% diện
tích tự nhiên (74.069 ha) được tạo thành chủ yếu do phù sa của hệ
thống sông, suối bồi đắp như đồng bằng Tuy Phong (sông Lòng Sông), Phan Rí, sông Mao (Sông Lũy), Phan Thiết (Sông Quao, sông
Cà Ty), Đức Linh, Tánh Linh (sông La Ngà)
¾ Vùng đồi cát ven biển (có độ cao 100 đến dưới 200 m): Gồm các đồi
cát đỏ, trắng, vàng, phân bố dọc theo bờ biển từ Tuy Phong đến Hàm
Trang 3Tân Địa hình dạng gò đồi lượn sóng chiếm 18,22% diện tích tự nhiên
(143.111 ha)
¾ Với đặc điểm địa hình, địa mạo trên đây tạo điều kiện cho tỉnh phát
triển một nền kinh tế phong phú đa dạng, nhưng cũng với đặc điểm
trên đây cũng gây trở ngại không ít cho sản xuất và sinh hoạt dân cư
đó là việc đầu tư khai hoang cải tạo đồng ruộng lớn, chi phí sản xuất
cao, lũ lụt vào mùa mưa
1.1.3 Khí hậu
Bình Thuận nằm ở một trong những vùng khô hạn, khí hậu nhiệt đới gió
mùa điển hình nhiều nắng, nhiều gió, không có mùa đông
1.1.3.1 Gió
Hàng năm có 2 loại gió chính có ảnh hưởng đến khí hậu của tỉnh là:
¾ Gió mùa Đông Bắc: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
¾ Gió mùa Tây Nam: Từ tháng 5 đến tháng 10
1.1.3.2 Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình trong năm 26 – 270C, trung bình năm cao nhất 30 –
320C, trung bình năm thấp nhất 22 – 230C, biên độ nhiệt ngày và đêm 8-9%
1.1.3.3 Mưa
Mùa mưa tập trung vào tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, chiếm 85%
lượng mưa cả năm Lượng mưa hàng năm thay đổi theo hướng tăng dần về phía
nam, bình quân dao động trong năm từ 800 - 1600mm
1.1.3.4 Nắng
Vùng ven biển 2900 – 3000 giờ/năm, trung du 2500 – 2600 giờ/ năm Số
giờ nắng bình quân trong ngày: 9-10 giờ vào mùa khô và 7-8 giờ vào mùa mưa
1.1.3.5 Lượng bốc hơi, độ ẩm
Trang 4¾ Lượng bốc hơi trung bình 1.250 –1.450 mm/năm, lượng bốc hơi > 4mm/ngày vào mùa khô và 1,5 – 2mm/ngày vào mùa mưa
¾ Độ ẩm trung bình 75-85%
1.1.3.6 Bão- áp thấp nhiệt đới
Theo số liệu quan trắc trong 84 năm (1910 - 1994) chỉ có khoảng 20% số
năm có bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Bình Thuận Song trong những năm
gần đây, số lượng bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ và có ảnh hưởng trực tiếp đến
Bình Thuận có xu hướng gia tăng Bão, áp thấp nhiệt đới thường có khả năng
xuất hiện vào các tháng 10 –12 trong năm Bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ
thường kéo theo mưa lớn gây lũ lụt, sạt lở đất đai
1.1.3.7 Khí hậu của tỉnh
Có thể chia thành các nhóm như sau:
¾ Nhóm thứ nhất: Là vùng khí hậu núi cao trung bình phía Tây Nam
tỉnh, là vùng nhiệt đới gió mùa có nền nhiệt độ thấp, lượng mưa cao
với thảm rừng xanh lá nhiệt đới lạnh ẩm thuận lợi cho quá trình tích
lũy sắt, nhôm trong lớp vỏ phong hóa và lớp phủ thổ nhưỡng
¾ Nhóm thứ hai: Là vùng khô hạn miền Trung và miền Bắc của tỉnh,
lượng mưa thấp, rất thiếu ẩm, nhưng dồi dào năng lượng bức xạ, chứa
đựng tiềm năng lớn về một vùng chuyên canh cây trồng và vật nuôi có
năng suất cao khi giải quyết được nguồn nước tưới
¾ Nhóm thứ ba: Là vùng khí hậu đồng bằng gò đồi và đồng bằng ven
biển phía Nam, thuận lợi cho cây công nghiệp ngắn ngày ít ưa ẩm và
cây lúa
Trang 5¾ Nhóm thứ tư: Là vùng khí hậu hải dương đảo Phú Quý, khí hậu ôn hòa
mát mẻ, thích hợp cho các loại cây trồng vật nuôi phát triển nhưng
diện tích không nhiều
Nhìn chung, với đặc điểm khí hậu trên đây rất thuận lợi cho phát triển các
loại cây trồng vật nuôi có năng suất cao, khả năng phát triển chăn nuôi đại gia
súc lớn, thuận lợi cho phơi sấy sản phẩm Nông, Lâm, Ngư, Diêm nghiệp Tuy
nhiên do lượng mưa thấp phân bố theo mùa, thiếu nước vào mùa khô, địa hình
dốc, lượng bốc hơi cao, nhiều nắng, nhiều gió cũng đă ảnh hưởng rất lớn đến
sản xuất và đời sống dân cư Vì vậy, việc nâng cấp hệ thống thủy lợi hiện có,
đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình mới, trồng rừng phủ xanh bảo vệ
môi trường và chắn gió có vai trò rất quan trọng đối với tỉnh trong hiện tại cũng
như tương lai
1.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ
Trong những năm vừa qua, cùng với sự gia tăng dân số là sự phát triển
nhiều mặt của đời sống KT-XH Trình độ dân trí tăng cao, nhu cầu của người
dân trong xã hội về vật chất cũng như tinh thần ngày càng tăng, đặc biệt trong
những năm gần đây, khi Nhà nước chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung
quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường Cùng với việc mở cửa khuyến
khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, bỏ vốn đầu tư sản xuất kinh
doanh, khai thác các nguồn tiềm năng của đất nước thì nền kinh tế thực sự có
những bước nhảy vọt mạnh mẽ Điều đó, thể hiện bằng sự tăng trưởng kinh tế,
cơ cấu các ngành thay đổi theo hướng tích cực, mọi nguồn lực của đất nước đã
và đang được tập trung khai thác triệt để Hàng hóa phong phú đa dạng, chất
lượng ngày càng cao, năng suất cây trồng vật nuôi ngày càng tăng, đời sống
nhân dân được cải thiện từng bước rõ rệt Bên cạnh những mặt được, còn
Trang 6những mặt chưa được khiến các nhà quản lý phải suy nghĩ, đó là việc đầu tư
sản xuất tràn lan, cạnh tranh thiếu lành mạnh, tạo ra những cơn sốt giả tạo kể
cả trong lĩnh vực đất đai, việc khai thác bừa bãi các nguồn tài nguyên của đất
nước, làn sóng người di cư tự do tăng cao, kèm theo là nạn chặt phá rừng, đốt
rừng làm rẫy, bao chiếm, mua bán đất đai trái phép, khai thác đất đai theo
hướng tiêu cực bóc lột đất đai, dẫn đến đất đai bị hủy hoại thoái hóa nhanh
chóng
Trong quá trình phát triển, Bình Thuận cũng không nằm ngoài quy luật
nói trên Là một trong những Tỉnh nằm trong vùng khô hạn nhất nước, gần 3/4
đất đai là đồi núi, cơ sở vật chất nghèo nàn, đời sống dân cư còn nhiều khó
khăn thì ngoài việc giữ gìn diện tích đất có giá trị sản xuất nông nghiệp cao
(đặc biệt là đất sản xuất lúa nước, cây công nghiệp, ăn trái có giá trị kinh tế
cao ) thì việc đầu tư khai thác quỹ đất có hiệu quả, nhanh chóng phủ xanh diện
tích đất trống đồi trọc đang là những thử thách rất lớn đối với Đảng, chính
quyền và nhân dân Bình Thuận trong những năm tới
1.2.1.Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.2.1.1 Tăng trưởng kinh tế
Thời kỳ 1992-2000, nền kinh tế Bình Thuận đạt được nhịp độ tăng trưởng khá và liên tục, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 10,78% Trong đó:
Giai đoạn 1992-1995 tăng trưởng bình quân 12,04%; Giai đoạn 1996 - 2000
tăng trưởng bình quân xấp xỉ 10,16% Tuy tốc độ tăng trưởng trong các năm
cuối của thời kỳ có giảm so với các năm trước, song trong điều kiện khó khăn
chung của nền kinh tế, đây là một kết quả đáng khích lệ
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm
Đơn vị tính: %
Trang 7Trong đó Chỉ tiêu 1992 - 2000
1992 -1995 1996 – 2000
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bình Thuận)
Quy mô nền kinh tế đến năm 2000 đạt gấp 2,3 lần năm 1992 và gấp 1,62
lần năm 1995 GDP bình quân đầu người năm 2000 dự kiến đạt 2,9 triệu đồng,
bằng 3,45 lần năm 1992 và 1,63 lần năm 1995 Tuy vậy, do mức xuất phát
điểm thấp nên đến năm 2000 GDP bình quân đầu người mới đạt 253 USD
(bằng 63,25% mức bình quân chung cả nước)
1.2.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo xu thế tăng dần tỷ trọng khu vực
Công nghiệp và Dịch vụ, giảm dần khu vực Nông - lâm nghiệp
¾ Nông lâm, thủy sản giảm dần từ 64,6% năm 1992 xuống 49,9% năm
1995 và 42,4% năm 2000 Trong đó: Nông - lâm nghiệp từ 49,5% năm
1992 giảm xuống 37,7% năm 1995 và 32,2% năm 2000 Thủy sản từ
15,14% năm 1992 giảm xuống 12,2% năm 1995 và 10,2% năm 2000
Trang 8¾ Khu vực Công nghiệp - xây dựng từ 11,4% năm 1992 tăng lên 20,5%
năm 1995, dự kiến 23% năm 2000 Trong đó tỷ trọng công nghiệp từ
9,23% năm 1992 tăng lên 13,8% năm 1995 và 14,7% năm 2000
¾ Khu vực Dịch vụ tăng từ 24,0% năm 1992 lên 29,6% năm 1995 và
34,6% năm 2000
¾ Ở giai đoạn 1996-2000 mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra khá
chậm, sau 5 năm tỷ trọng khu vực I giảm 7,5%, khu vực III tăng 5,0%
và đáng lưu ý là khu vực II mức chuyển dịch rất chậm, tăng 2,5%
1.2.2 Công nghiệp
Công nghiệp – Xây dựng từng bước ổn định và phát triển, tốc độ tăng
trưởng hằng năm giai đoạn 1992-2000 đạt 18,61% ; Năng lực sản công nghiệp
tiếp tục phát triển, một số cơ sở sản xuất được đầu tư đổi mới công nghệ như Xí
nghiệp nước suối Vĩnh Hảo công suất 25 triệu lít/ca, các cơ sở chế biến hạt
điều công suất 8.500 tấn/năm, các cơ sở chế biến hải sản có công suất cấp
đông 40 tấn/ngày, chế biến hải sản khô cao cấp 700 tấn/ngày, 1.000 tấn kho
lạnh ; nhà máy đường 1.000 tấn mía/ngày, 453 ha đồng muối Vĩnh Hảo, XN
may 2 triệu sản phẩm/năm, gạch Tuy nen 25 triệu viên/năm, sản xuất nước đá
công suất 800 tấn/ngày Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng trưởng
khá như nước suối, muối , hạt điều , sản phẩm dược, vật liệu xây dựng
Trọng tâm là phát triển mạnh công nghiệp chế biến và công nghiệp sản
xuất hàng tiêu dùng, xuất khẩu Cụ thể là: phát triển những ngành dựa vào
nguồn nguyên liệu sẵn có như: chế biến hải sản, nông, lâm sản, nước khoáng,
sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác và chế biến cát thuỷ tinh; chú trọng khôi
phục ngành cơ khí và ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trên cơ sở xác định hình
Trang 9thức tổ chức, quy mô, mục tiêu phục vụ để sữa chữa và trang bị máy công cụ,
máy móc cho sản xuất nông lâm ngư nghiệp
Công nghiệp chế biến hải sản ngoài các mặt hàng truyền thống cần nắm bắt nhu cầu thị hiếu của khách hàng để liên tục cải tiến đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng
; chế biến nông lâm sản gọi vốn đầu tư xây dựng cơ sở chế biến mủ cao su, cải tiến công nghệ chế biến hạt điều, đẩy mạnh chế biến gỗ và sản xuất đồ gỗ dân dụng, gỗ ván dăm, chế biến thực phẩm từ sản phẩm rau quả - thịt
Mở rộng thị trường tiêu thụ để phát huy công suất nước khoáng Vĩnh Hảo và đa dạng hóa sản phẩm ; nếu có điều kiện sẽ đầu tư phát triển thêm các cơ sở nước khoáng mới Phát triển tổ
hợp sản xuất đường - nước giải khát - rượu cồn - bánh kẹo - các sản phẩm từ bả
mía - phân vi sinh để nâng cao hiệu quả nhà máy đường Bình Thuận ; đầu tư
phát triển mới và mở rộng cơ sở may mặc xuất khẩu Phan Thiết và xây dựng
mới các cơ sở ở các thị trấn, thị tứ đông dân cư Phát triển công nghiệp vật liệu
xây dựng, khai khoáng ở Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Hàm Tân, Tuy
Phong
Nhanh chóng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và chính sách để đẩy nhanh
tiến độ thu hút đầu tư vào khu công nghiệp Phan Thiết trong giai đoạn
2001-2005 ; giai đoạn 2006-2010 tiếp tực đầu tư xây dựng khu công nghiệp Hàm
Kiệm và chuẩn bị điều kiện triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng 2 khu công
nghiệp Tuy Phong và Hàm Tân
Khuyến khích đầu tư phát triển tiểu thủ công nghiệp cả ở khu vực thành
thị và nông thôn, nhằm tận dụng mọi khả năng của nguồn nguyên liệu, thu hút
Hình 1: Đồ mộc
cao cấp
Trang 10thêm nguồn lao động ở khu vực thành thị, chuyển dần một phần lao động nông
nghiệp sang sản xuất ngành nghề TTCN Phát triển công nghiệp và tiểu thủ
công nghiệp khu vực nông thôn tập trung vào các ngành: chế biến nông, lâm,
hải sản, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, cơ khí sản xuất và sửa chữa nông,
lâm, ngư cụ, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng mộc dân dụng, vật liệu xây dựng
Với những hướng đó, trong vòng 10 năm tới công nghiệp Bình Thuận
phát triển với nhịp độ bình quân 14,7-15,8% hằng năm, trong đó : thời kỳ
2001-2005 tăng trưởng 15,5% và thời kỳ 2006-2010 là 14-16,2% Nâng tỷ trọng công
nghiệp trong GDP từ 14,7% năm 2000 tăng lên 17,2% năm 2005 và 19-20%
năm 2010
Giai đoạn 2001-2005 tập trung đầu tư chiều sâu, cải tiến công nghệ nâng
cao chất lượng sản phẩm để đủ tiêu chuẩn xâm nhập các thị trường trong nước
và quốc tế ; ưu tiên đầu tư đổi mới công nghệ ở các lĩnh vực chế biến nông lâm
thủy sản - thực phẩm xuất khẩu , may mặc, nước khoáng, vật liệu xây dựng ;
xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp tập trung
Giai đoạn 2006 - 2010 phát triển một số lĩnh vực mới như chế tạo cơ khí
nông nghiệp, lắp ráp máy động lực, đồ điện gia dụng, hàng điện tử và một số
sản phẩm cao cấp khác
1.2.2.1 Công nghiệp chế biến
Công nghiệp chế biến là hạt nhân thúc đẩy SXCN và kinh tế của tỉnh
phát triển, vừa là nguồn cung cấp hàng hóa dịch vụ, vừa là thị trường tiêu thụ
sản phẩm của các các ngành nông lâm thủy sản, các dự án hợp tác với bên
ngoài Sản xuất các mặt hàng chất lượng cao với công nghệ hiện đại, phục vụ
tiêu dùng và xuất khẩu
Trang 11a) Chế biến hải sản: Là lĩnh vực cần được phát triển nhảy vọt, chế biến
được 70% sản lượng khai thác từ biển và nuôi trồng nội địa Hướng phát triển
là: Nâng cấp hiện đại hóa các cơ sở chế biến xuất khẩu đang có thị trường và
có khả năng cạnh tranh, tiếp tục khuyến khích đầu tư xây dựng các cơ sở chế
biến mới có công nghệ hiện đại Xây dựng 1 số nhà máy chế biến bột cá cao
đạm, thức ăn cho tôm Nghiên cứu và phát triển hình thức chế biến trên các
tàu đông lạnh, công nghệ vi sinh trong sản xuất nước mắm Coi trọng chất
lượng, mẫu mã bao bì sản phẩm, phấn đấu đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực
phẩm để nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm đủ điều kiện thâm nhập, cạnh
tranh trên thị trường quốc tế
b) Chế biến nông lâm sản: Phát triển theo quy mô mở rộng vùng nguyên
liệu với các ngành chế biến lương thực, chế biến mía đường gắn với sản xuất
bánh kẹo, cồn ; chế biến điều, chế biến gỗ và có thể chế biến trái cây
Giai đoạn 2001-2005: Đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ chế biến hạt
điều ở Phan Thiết, Đức Linh, Tánh Linh để chế biến sâu các sản phẩm nâng
cao giá trị Gọi vốn đầu tư xây dựng nhà máy chế biến bột ngọt, tinh bột mỳ và
vùng nguyên liệu mỳ (7.000-8.000ha) ở Bắc Bình, hình thành các cơ sở vệ tinh
sơ chế ở Đức linh và Hàm Tân
Sau năm 2005, gọi vốn đầu tư xây dựng nhà máy chế biến và đóng hộp
thịt gia súc, gia cầm, trái cây, rau quả ; ép dầu thực vật (hạt bông vải, đậu
phộng, dừa )
Phát triển công nghiệp chế biến gỗ để chế biến được 100% sản lượng gỗ
tròn khai thác Phát triển công nghiệp sản xuất ván sợi, chế biến đồ gỗ dân
dụng theo hướng sử dụng nguyên liệu chủ yếu từ gỗ tạp và cành ngọn, từ phế
phẩm nông nghiệp Xây dựng cơ sở chế biến bột giấy kết hợp với đầu tư trồng
Trang 12rừng nguyên liệu giấy Khôi phục sản xuất hàng điêu khắc mỹ nghệ và hàng
mây, tre, lá tại Hàm Tân, Phan Thiết
c) Công nghiệp chế biến khác: Tiếp tục đầu tư mở rộng các cơ sở may
mặc xuất khẩu ở Phan Thiết và xây dựng các cơ sở ở Hàm Tân, Tuy Phong đến
năm 2005 đạt quy mô 2 triệu sản phẩm, nâng lên 5 triệu sản phẩm vào năm
2010 Gọi vốn đầu tư xây dựng các cơ sở gia công giầy, da cơ sở dệt kim xuất
khẩu ; dệt lưới cung cấp trong tỉnh và các tỉnh lân cận
1.2.2.2 Khai thác mỏ
Mở rộng thị trường tiêu thụ để khai thác tốt hơn công suất nhà máy nước
khoáng Vĩnh Hảo, mục tiêu đạt sản lượng 40 triệu lít vào năm 2005 và 75-80
triệu lít vào năm 2010, tìm kiếm thị trường xuất khẩu 10-20 triệu lít/năm Khai
thác các điểm nước khoáng Châu Cát, khu vực Vĩnh Hảo để sản xuất Tảo
Spirulina Platensis , nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các chế phẩm từ tảo,
đảm bảo đưa vào chế biến 60-70% sản lượng tảo thu hoạch; phấn đấu xuất
khẩu hàng năm 10-15 tấn
Gọi vốn đầu tư để khai thác các mỏ ở Dinh Thầy (Hàm Tân), Chí Công
(Tuy Phong), Cây Táo (Hàm Thuận Bắc) đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất
nguyên liệu thuỷ tinh khối , thủy tinh bao bì
Ổn định và duy trì khai thác đá xây dựng tại các mỏ đá hiện có với sản
lượng 500.000 m3 năm 2005 ; 700.000 m3 năm 2010
Đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất gạch nung Tuy nen ở Tân lập (Hàm
Thuận Nam) Khuyến khích phát triển các lò nung tuy nen với quy mô thích
hợp ở Đức Linh, Tánh linh và các nơi khác để nâng cao chất lượng sản phẩm
1.2.2.3 Công nghiệp hóa chất và một số ngành khác
Trang 13Sản xuất muối: Đối với các đồng muối Vĩnh Hảo, Chí Công (Tuy Phong), Thanh Phong (Hàm Thuận Nam) nếu sản xuất kém hiệu quả có thể
chuyển đổi sang phát triển nuôi tôm công nghiệp
Đầu tư xây dựng một số cơ sở sản xuất phân hữu cơ vi sinh có quy mô
2.500 tấn/năm dưới dạng viên để phục vụ sản xuất nông nghiệp
Gọi vốn đầu tư xây dựng cơ sở khai thác và chế biến sét Bentônít Phát
triển công nghiệp đóng tàu thuyền bằng vật liệu mới, công nghiệp sửa chữa
tàu thuyền
Phát triển cơ khí sửa chữa, lắp ráp đáp ứng yêu cầu tại chỗ, nhất là ở
khu vực nông thôn
Xây dựng tại Phan Thiết cơ sở cơ khí có quy mô vừa với trang bị máy
móc tương đối hiện đại, đảm nhận việc sản xuất một số sản phẩm phụ tùng
thay thế, đồng thời thực hiện một số công đoạn gia công chính xác cho các cơ
sở dịch vụ cơ khí trong vùng lân cận
1.2.2.4 Định hướng quy hoạch các khu, cụm công nghiệp
Nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng để thúc đẩy công nghiệp phát triển trong thời
gian tới, đồng thời để quản lý vấn đề ô nhiễm môi trường, đào tạo lực lượng
công nhân lành nghề dự kiến quy hoạch các khu , cụm công nghiệp sau đây:
a) Về khu công nghiệp
Từ nay đến 2010 dự kiến phát triển và chuẩn bị điều kiện để phát triển một
số khu công nghiệp sau đây:
¾ Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng và kêu gọi đầu tư lấp đầy Khu công
nghiệp Phan Thiết
¾ Quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp:
Trang 14¾ Khu công nghiệp Hàm Kiệm : Diện tích 100 ha, các ngành công nghiệp
chủ yếu dự kiến thu hút là công nghiệp là chế biến nông sản, thực phẩm,
dệt may, điện tử, cơ khí, các mặt hàng tiêu dùng khác
¾ Khu công nghiệp Tuy Phong: Diện tích 60-100 ha: Dự kiến thu hút các
ngành sản xuất nước suối, sản xuất các chế phẩm từ tảo, các hoá chất
sau muối, các chế phẩm từ sét Bentônít, chế biến thủy sản, nông sản
¾ Khu công nghiệp Hàm Tân
b) Các cụm, điểm công nghiệp
¾ Đầu tư xây dựng khu chế biến và dịch vụ hải sản cảng cá Phan Thiết:
Quy mô 20 ha, dự kiến phát triển các dịch vụ phục vụ đánh bắt và chế
biến hải sản như sản xuất ngư lưới cụ, sửa chữa tàu thuyền, các dịch vụ
cung cấp xăng dầu, nước đá, chợ đầu mối mua bán thủy sản các loại ,
các cơ sở chế biến nội địa và xuất khẩu
¾ Khu dịch vụ và chế biến hải sản Phú Quý: Quy mô 20 ha, dự kiến phát
triển các xí nghiệp tương tự như khu cảng Phan Thiết
¾ Khu chế biến nước mắm Phú Hải, chế hiến hải sản Hàm Tân, một số
cụm, điểm công nghiệp của các địa phương được quy hoạch
¾ Ngoài ra nếu có cơ hội được Chính Phủ đồng ý cho khai thác cảng nước
sâu Mũi Né có thể hình thành khu công nghiệp quy mô vài trăm ha trên
tuyến từ Cảng đến QL IA ở Hàm Thuận Bắc và Phan Thiết (PA II)
1.2.3 Nông nghiệp
Đây là khu vực còn nhiều tiềm năng của Tỉnh, từ đây có thể khai thác và
phát huy tối đa nội lực của Tỉnh về tiềm năng đất đai, lao động và vốn của
dân Thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng - vật nuôi, áp dụng rộng rãi tiến
bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ sinh học theo mô hình kinh tế trang trại để
Trang 15tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả là khâu đột phá để thực hiện công
nghiệp hóa nông nghiệp, hiện đại hóa kinh tế nông thôn
1.2.3.1 Phương hướng
Nhiệm vụ trọng tâm ngành nông nghiệp trong 10 năm đến là đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, phát triển nền nông
nghiệp có tỷ suất hàng hóa cao trên cơ sở đi vào chuyên canh một số cây trồng
và vật nuôi có lợi thế của địa phương mà nòng cốt là kinh tế trang trại Quản
lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả đất nông nghiệp, áp dụng rộng rãi các
thành tựu khoa học và công nghệ sinh học trong sản xuất mà trọng tâm là khâu
giống và thủy lợi, cơ giới hóa để tăng năng suất lao động chuyển dịch lao động
nông nghiệp sang hoạt động dịch vụ, ngành nghề TTCN Tăng cường đầu tư cơ
sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các trạm trại khoa học phục vụ nông
nghiệp
1.2.3.2 Mục tiêu
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, kể cả chuyển diện tích đất lúa và đất màu sang phát triển các cây trồng có giá trị và nuôi tôm để nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất trên 1 đơn vị diện tích ; hình thành vùng sản xuất tập trung, chuyên canh tạo vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến ; tập trung phát triển một số loại cây trồng như : Thanh long, điều, bông vải, nho, cao su, tiêu, mía đường, và một số cây ăn quả khác Phấn
đấu đến năm 2010 đạt 10.000-15.000 ha thanh long, 30.000 ha điều (trồng mới
16.000 ha), 10.000-15.000 ha bông vải, 20.000 ha cao su (trồng mới 10.000
ha), 2.000 ha tiêu, 1.000 ha nho
Hình 2: Vườn điều mùa
ra quả
Trang 16Mục tiêu sản lượng một số sản phẩm nông sản chủ yếu đến 2010 là: 150.000-225.000 tấn thanh long, 20.000 tấn hạt điều, 20.000-30.000 tấn bông hạt, 10.000 tấn mủ cao su, 3.000-4.000 tấn tiêu, 15.000 tấn nho
Lương thực : ổn định diện tích canh tác lúa khoảng 4 vạn ha đảm bảo an ninh lương thực, tăng cường sử dụng các loại giống năng suất cao, phẩm chất tốt ; tăng nhanh cơ cấu
diện tích cây bắp lai, đảm bảo sản lượng lương thực năm 2005 là 400 nghìn tấn
và đạt 500 nghìn tấn vào năm 2010
Các cây trồng khác như mía, mè, đậu, hạt dưa, rau các loại Ứng dụng
các tiến bộ công nghệ sinh học về giống để tăng năng suất và hiệu quả trên
từng đơn vị diện tích
Chăn nuôi : Sử dụng và phổ biến rộng rãi các giống gia súc và gia cầm
tốt, các dịch vụ thú y để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư chăn nuôi
có quy mô đàn lớn hoặc chăn nuôi trang trại theo quy mô hợp lý và chăn nuôi
hộ gia đình Mục tiêu đến năm 2010 ổn định quy mô tổng đàn bò 200.000 con,
đàn heo 400.000 con, đàn gia cầm 6 triệu con ; nâng tỷ trọng chăn nuôi trong
sản xuất nông nghiệp lên 19-20% vào năm 2010
Lâm nghiệp: Trọng tâm là giao đất và ban hành các chính sách khuyến
khích các tổ chức, cá nhân đầu tư trồng rừng, khoanh nuôi, tái sinh rừng tự
nhiên kết hợp trồng bổ sung các loại cây có giá trị đồng thời tăng cường công
tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng Mục tiêu đến 2010 nâng độ che phủ của
rừng lên 62% (trong đó độ tàn che rừng tự nhiên 52%, các loại cây công nghiệp
- cây ăn quả 10%) ; trong 10 năm đến trồng mới mỗi năm bình quân 5.000 ha,
Hình 3: Nuôi cá mè lồng
trên biển Phú Quý
Trang 17khai thác rừng tự nhiên ở mức độ 8.000 m3 - 10.000 m3 cung cấp lượng gỗ cho
XDCB và đóng tàu thuyền, tăng cường khai thác rừng trồng phục vụ cho công
nghiệp chế biến Đẩy mạnh công nghiệp chế biến và sơ chế nông lâm sản, thực
phẩm đưa tỷ trọng sản phẩm qua chế biến và sơ chế đạt từ 70-80% sản lượng
Mục tiêu năm 2010 đạt giá trị xuất khẩu nông sản đạt 140 triệu USD
Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong nông
thôn, đến năm 2010 đạt được những mục tiêu chủ yếu sau đây:
¾ Cơ bản các công trình thủy lợi vừa và lớn trong Tỉnh được thực hiện đầu
tư và từng bước đưa vào sử dụng như : hồ Sông Lòng Sông, đập dâng Tà
Pao, dự án Phan Rí - Phan Thiết, và hồ Sông Dinh (nếu có điều kiện),
vận động nhà nước và nhân dân cùng làm các hồ đập nhỏ, các trạm bơm
để nâng diện tích canh tác được tưới từ 25.000 ha (năm 2000) tăng lên
29.000 ha (2005) và 40.000 ha (năm 2010), nâng diện tích gieo trồng
được tưới từ 60.400 ha (năm 2000) tăng lên 138.500 ha (năm 2010) ,
tăng gấp 2,3 lần, nâng mức chủ động tưới lên khoảng 60% diện tích canh
tác cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày
¾ Nước sạch và vệ sinh môi trường đến năm 2010 giải quyết trên 95% dân
số nông thôn được sử dụng nước đảm bảo chất lượng trên cơ sở xây dựng
các hệ thống nước tập trung cho các cụm dân cư có quy mô 2.000 hộ trở
lên và các hình thức giếng khoan, giếng đào, bể nước đảm bảo lượng
nước tối thiểu 50 lít/người/ngày
¾ Công tác định canh định cư, di giãn dân cư sẽ tiếp tục sắp xếp ổn định
cho hơn 20.000 hộ (80.000 nhân khẩu) di dân tự do đến trước năm 1998,
thực hiện xây dựng hoàn chỉnh 10 Trung tâm cụm xã miền núi vùng cao;
thông qua việc lồng ghép các dự án chương trình mục tiêu như : định
Trang 18canh định cư, ổn định di dân tự do, chương trình 773, chương trình 135
tiến hành đầu tư hoàn chỉnh theo quy hoạch các trục đường giao thông
chính, điện thắp sáng, công trình thủy lợi, đảm bảo nước sinh hoạt nhằm
ổn định và cải thiện đời sống của dân cư các vùng kinh tế mới và đồng
bào dân tộc miền núi, vùng cao
1.2.4 Ngư nghiệp
Phát triển mạnh kinh tế biển đi đôi với bảo vệ môi trường và an ninh
vùng biển Coi trọng các khâu khai thác, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ và bảo
vệ nguồn lợi; trọng tâm là khâu nuôi trồng và chế biến xuất khẩu
1.2.4.1 Nuôi trồng thủy sản
Đẩy mạnh nuôi trồng, nhất là nuôi tôm thịt, khuyến khích chuyển dịch
các vùng đất gần biển có điều kiện phù hợp cho nuôi tôm thịt, kể cả chuyển
diện tích ruộng lúa, màu sang nuôi tôm Bên cạnh đó cũng có các chính sách
hỗ trợ nhà đầu tư, nhân dân xây dựng hạ tầng, vay vốn để nuôi tôm Mục tiêu
năm 2005 diện tích nuôi tôm đạt 3.000 ha và 2010 đạt 4.000 ha, áp dụng rộng
rói các tiến bộ kỹ thuật nuôi trồng và giống, phấn đấu đạt sản lượng tôm nuôi
9.000 tấn vào 2005 và 20.000 tấn vào 2010
Bảng 2: Phân bổ diện tích nuôi tôm trên các địa bàn đến 2010
3 Hàm Thuận Bắc 15 15
Trang 194 Phan Thiết 50 50
5 Hàm Thuận Nam 80 180 180
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bình Thuận)
Ngoài nuôi tôm thịt, khuyến khích phát triển mạnh nuôi tôm giống, nuôi
cá nước ngọt, nuôi trồng một số loại nhuyễn thể giá trị cao.Xây dựng đồng bộ
hệ thống giống, thức ăn, thuốc trị bệnh, dịch vụ kỹ thuật và công tác kiểm dịch
giống thủy sản
Bảng 3: Mục tiêu nuôi trồng đến năm 2010
Sản phẩm nuôi
Đơn vị tính
Mở rộng ngư trường, tiếp tục thực hiện chương trình đánh bắt xa bờ trên
cơ sở chuyển đổi ngành nghề phù hợp đi đôi nâng cao trình độ áp dụng thành
tựu khoa học kỹ thuật trong khai thác để trên cùng một sản lượng khai thác
nhưng giá trị tăng lên đáng kể, đầu tư dịch vụ hậu cần, tổ chức chế biến tiêu
Trang 20thụ có hiệu quả; khai thác vùng ven bờ phù hợp để bảo vệ tài nguyên, môi
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bình Thuận)
Chuyển dịch cơ cấu tàu thuyền: Đi đôi với phát triển các loại tàu thuyền
công suất lớn, cần trang bị nghề giả đôi, mành chà, vây rút chì đánh khơi
Chuyển dần các nghề giả đơn, mành mực, chụp mực sang nghề lưới cản, câu
khơi Nâng dần tỷ trọng khai thác hải sản đáy
Giai đoạn 2001-2005 tiếp tục phát triển tàu thuyền công suất lớn với đầy
đủ trang thiết bị đáp ứng hoạt động dài ngày trên biển, đến năm 2005 mục tiêu
năng lực đánh bắt toàn tỉnh có 4.000 thuyền/185.000 CV, bình quân công suất
46 CV/chiếc, trong đó tàu thuyền công suất 90 Cv trở lên 285 chiếc , chiếm tỷ
lệ 7,1% số lượng tàu thuyền của Tỉnh Giai đoạn 2006-2010 : Dự kiến năng lực
Trang 21đánh bắt toàn Tỉnh vào năm 2010 có 3.600 chiếc/215.000 CV, bình quân 60
CV/chiếc, cơ cấu tàu thuyền 90CV trở lên chiếm 12,1%; tàu có công suất 45
CV trở lên chiếm 80% số lượng tàu thuyền toàn Tỉnh
Cơ cấu nghề: ổn định nghề cá ven bờ bằng cách phát triển vừa phải các
loại nghề khai thác hoạt động ven bờ, hạn chế phát triển số lượng tàu thuyền
(dưới 45CV) nhằm ổn định sản lượng khai thác Các nghề được hoạt động tại
ngư trường ven bờ gồm: câu mực, vây rút chì ánh sáng, mành đèn, mành chà,
rê lộng, nghề lặn Chuyển đổi các nghề giả đơn sang hoạt động một số nghề
như mành mực, chụp mục khơi, lưới cản, câu khơi ; đến 2002 không cho phép
thuyền công suất dưới 45CV hành nghề giả cào, nghề giả cào chỉ được phép
hoạt động ở vùng biển có độ sâu trên 30 mét nước Khuyến khích hoạt động
khai thác khơi theo định hướng nghề nghiệp như: vây rút chì khơi, câu khơi, câu
cá ngừ đại dương, rê khơi, cản khơi, câu mực, giả cào đôi hoặc đơn công suất
lớn
1.2.4.3 Dịch vụ thủy sản:
Tiếp tục xây dựng hoàn thiện hệ thống cảng cá Phan Thiết, cảng cá
Phan Rí Cửa, cảng cá LaGi ; đầu tư nạo vét luồng lạch và xây dựng các bến
neo đậu tàu thuyền tránh bão lũ ở cửa sông Liên Hương (Tuy Phong), Ba Đăng,
Hà Lãng (Hàm Tân), Phú Hải (Phan Thiết) gắn với xây dựng hệ thống các cơ
sở dịch vụ nghề cá ở cảng Tiếp tục đầu tư xây dựng cảng Phú Quý giai đoạn
II Xây dựng Phú Quý và Phan Thiết trở thành 2 đầu mối dịch vụ hậu cần nghề
cá quan trọng của tỉnh phục vụ chương trình đánh bắt xa bờ
1.2.5 Du lịch
Về điều kiện tự nhiên của Bình Thuận khá thuận lợi cho việc tổ chức
các hoạt động du lịch bởi nay là khu vực có nắng dồi dào cả về lượng và chất,
Trang 22cùng với nhiệt độ ôn hòa (trung bình từ 26,05 – 27,050C ), lượng mưa thấp và
tập trung, đã tạo ưu thế về mặt khí hậu rất có giá trị đối với việc tổ chức các
hoạt động du lịch quanh năm Ngoài ra, tại Bình Thuận còn có hệ sinh thái
động thực vật phong phú về chủng loại có giá trị cao trong việc thu hút khách
tham quan, nghiên cứu và nhiều mỏ nước khoáng có giá trị phục vụ tiêu dùng
và chữa bệnh, trong đó đặc biệt là nguồn nước nóng với trữ lượng lớn tại chân
núi Tà Kóu thuộc huyện Hàm Thuận Nam chưa được khai thác, có nhiều điều
kiện tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng, chữa bệnh,…
Ngoài các tiềm năng vừa nêu trên, nổi bật hơn hẳn vẫn là các tài nguyên du lịch biển, các danh thắng, cảnh quan núi, rừng, cát, sông suối, thác,
đèo hùng vĩ và thơ mộng trên địa bàn tỉnh Với 192 km chiều dài bờ biển, ven
biển Bình Thuận có nhiều đảo, cù lao, vũng, vịnh và bãi biển có cảnh quan
đẹp, môi trường hoang dã và trong sạch như: Cà Ná, Cù Lao Câu, Bình Thạnh
(huyện Tuy Phong), bãi biển Đồi Dương – Thương Chánh, Rạng, Mũi Né –
Hòn Rơm (thành phố Phan Thiết), Mũi Điện Khe Gà (huyện Hàm Thuận Nam), Đồi Dương, Hòn Bà, Ngảnh Tam Tân (huyện Hàm Tân) … trong đó có
số cảnh quan thu hút nhiều du khách như: Động Cát bay, Hòn Rơm (Mũi Né),
Suối Tiên (Hàm Tiến), Bình Thạnh (Tuy Phong), Đá Ông Địa, Lầu Ông Hoàng
(Phan Thiết), … Ngoài khu vực ven biển, cũng có các hồ thiên nhiên và nhân
tạo cùng núi rừng tạo nên những quan cảnh đẹp như hồ Biển Lạc (rộng 280
ha), hồ Bàu Trắng (Bắc Bình), hồ Hàm Thuận – Đa Mi, núi Ông (cao 1.302 m),
Thác Bà, Thác Reo ở Đức Linh – Tánh Linh … Kết hợp cùng với các di tích văn
hóa lịch sử, nghệ thuật độc đáo như: khu di tích Dục Thanh, các Đình Làng Đức
Nghĩa, Đình Vạn Thủy Tú – Đức Thắng, Tháp Chàm Posanư, chùa Cổ Thạch,
chùa núi Tà Kóu … tất cả tạo nên những điều kiện thuận lợi để tổ chức các hoạt
Trang 23động du lịch phong phú, đa dạng đồng thời là yếu tố quan trọng kết hợp nâng
cao vị trí du lịch Bình Thuận hiện tại và trong tương lai
Xuất phát từ những lợi thế do thiên nhiên ưu đãi và điều kiện địa lý
mang lại, được sự quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về
đầu tư, phát triển Du lịch Bình Thuận hiện đã trở thành một nghành kinh tế
quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế – xã hội của Tỉnh, có sự chuyển
biến nhanh trên nhiều mặt
Năng lực đầu tư của các tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài vào
nghành du lịch Bình Thuận trong thời gian qua đạt khoảng 2.500 tỉ đồng Lượng
khách du lịch đến Bình Thuận ngày càng tăng Hoạt động du lịch từng bước
được xã hội hóa và được các thành phần kinh tế hưởng ứng, tham gia mạnh mẽ
với nhiều hình thức đầu tư đa dạng, được sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp
nhân dân trong tỉnh
Cơ sở vật chất, kỹ thuật của du lịch Bình Thuận tăng nhanh Cơ sở hạ
tầng trực tiếp phục vụ hoạt động du lịch như: đường xá, điện, nước, thông tin
liên lạc, … cũng đã được tỉnh quan tâm đầu tư một bước, tập trung ở các khu du
lịch đã và đang quy hoạch Các vấn đề an ninh, trật tự xã hội đặc biệt là vệ
sinh môi trường trong hoạt động du lịch được coi trọng và quan tâm thực hiện
Hiện nay, với chủ trương khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia
đầu tư phát triển du lịch của tỉnh và sự hấp dẫn về tiềm năng cũng như hiệu
quả của kinh doanh du lịch, do vậy đến nay Bình Thuận đã thu hút được 365 dự
án đầu tư vào lĩnh vực du lịch với tổng số vốn đầu tư đăng ký khoảng 8.500 tỉ
đồng, trong đó lĩnh vực đầu tư chủ yếu là cơ sở lưu trú du lịch và một số dự án
giải trí, thể thao (gofl, cáp treo, du lịch lặn biển, khu công viên cá heo …)
Trang 24Để tiếp tục phát triển, du lịch Bình Thuận đang triển khai nhiều giải
pháp đồng bộ, trong đó đặc biệt là việc khuyến khích, thu hút đầu tư trong nước
và nước ngoài vào việc khai thác ngày càng có hiệu quả và bền vững hơn các
tiềm năng du lịch của địa phương Trong đó tập trung vào các vấn đê sau:
¾ Tăng cường sự chỉ đạo, điều hành, quản lý của Nhà nước về du lịch trên
địa bàn Hoàn thiện hành lang pháp lý, xây dựng các chính sách cụ thể,
tạo môi trường ổn định cho các hoạt động đầu tư và kinh doanh du lịch
Kiểm soát chặt chẽ vệ sinh môi trường, bảo đảm kinh tế du lịch phát
triển bền vững
¾ Tập trung triển khai thực hiện một cách có kế hoạch và đồng bộ giai
đoạn cuối theo Quyết định số 60/ 2002/ QĐ – UBBT ngày 27/9/2002 của
UBND Tỉnh về việc Ban hành chương trình phát triển du lịch Bình Thuận giai đoạn 2002 – 2005 và văn bản số 1001/UBBT – PPLT ngày
15/3/2005 của UBND Tỉnh về kế hoạch thực hiện chương trình phát triển
du lịch Bình Thuận năm 2005, trong đó trọng tâm là các chương trình:
đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, phát triển nâng cấp các khu, điểm du lịch,
bảo vệ môi trường, đào tạo nguồn nhân lực và tuyên truyền, quảng bá
du lịch …
¾ Tiếp tục triển khai hoàn thành các quy hoạch chi tiết phát triển các khu
du lịch để mở rộng địa bàn hoạt động và đa dạng hoá kinh doanh du lịch,
tập trung đầu tư khu du lịch Phan Thiết – Mũi Né, Tiến Thành – Hàm
Thuận Nam, khuyến khích, thu hút đầu tư khu du lịch sinh thái, các vùng
hồ, thác, khu căn cứ kháng chiến cũ … tạo mối liên kết phát triển du lịch
giữa các vùng, các tuyến Ưu tiên cho một số dự án đầu tư nhằm đa dạng
Trang 25hóa sản phẩm du lịch, nhất là các dự án đầu tư vào lĩnh vực vui chơi, giải
trí
¾ Mở rộng đầu tư cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển du
lịch Triển khai các chương trình trồng rừng phòng hộ, phủ xanh đất trống đồi trọc, tạo cảnh quan sinh thái phát triển du lịch Có kế hoạch
trùng tu, tôn tạo các di tích văn hóa – lịch sử và nâng cao chất lượng
hoạt động văn hóa văn nghệ truyền thống để thu hút và lưu giữ du khách
¾ Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, thu hút du khách và các nguồn đầu tư Tăng cường hợp tác, liên doanh, liên kết với các đơn vị du
lịch trong nước và quốc tế để mở rộng phạm vi kinh doanh du lịch Tổ
chức tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cán
bộ và lao động trong nghành du lịch; có kế hoạch quản lý, sử dụng và
phát triển phù hợp yêu cầu của tình hình mới
¾ Phối hợp với các nghành có liên quan thực hiện vấn đề chuyển dịch cơ
cấu nghành nghề, trong đó trọng tâm là việc có kế hoạch chuyển dịch
một bộ phận dân cư ở những khu vực phát triển du lịch sang làm nghề
dịch vụ
1.2.6 Thương mại và dịch vụ
Phát huy ưu thế liền kề Địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam và các tỉnh
miền đông Nam bộ, tạo mọi điều kiện để mở mang kinh tế dịch vụ thành một
ngành quan trọng nhằm tạo việc làm và tăng tích lũy cho ngân sách Song song
với việc nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ: thương mại, du lịch, dịch
vụ công cộng , phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ cho những ngành mũi
nhọn của tỉnh như dịch vụ nghề cá, dịch vụ sản xuất nông lâm nghiệp v.v
Trang 26Đầu tư xây dựng trung tâm Thương mại tổng hợp Phan Thiết và nâng
cấp xây dựng các trung tâm thương mại ở các huyện để đáp ứng yêu cầu giao
lưu hàng hóa trong và ngoài tỉnh Quy hoạch lại hệ thống chợ, nâng cấp, sửa
chữa các chợ hiện có ở Phan Thiết và các huyện, tổ chức các chợ nông thôn
liên xã Quy hoạch và đầu tư một số chợ đầu mối chuyên ngành, như chợ cá ở
các khu vực trọng điểm nghề cá: Phan Thiết, Phan Rí Cửa, Hàm Tân và Phú
Quý Riêng tại Phan Thiết đầu tư xây dựng chợ cá quốc gia, tại Phú Quý đầu
tư xây dựng chợ cá khu vực, kho chứa nhiên liệu phục vụ đánh bắt khơi
Phấn đấu trong 10 năm đến kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân
20-21,5% Đến năm 2005 kim ngạch xuất khẩu đạt 190 triệu USD, đến 2010 xuất
khẩu 305-350 triệu USD Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực là: hải sản đông
lạnh, các mặt hàng hạt điều nhân, cao su, rau quả, sản phẩm từ lâm sản, gỗ và
song mây; mặt hàng thủ công mỹ nghệ, hàng may xuất khẩu, khoáng sản,
muối, nước khoáng, tảo
Tiếp tục đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành du lịch , mục tiêu đến năm
2005 ngành du lịch đạt tỷ trọng 10% GDP của tỉnh, thu hút 1,2-1,5 triệu lượt
khách (khách quốc tế 120-150 nghìn lượt) Đến 2010 tỷ trọng ngành du lịch
chiếm 15% GDP của Tỉnh, thu hút 1,8-2 triệu lượt khách (khách quốc tế
200-250 nghìn lượt)
* Đối với cụm du lịch Phan Thiết - Mũi né: Mục tiêu đến năm 2005 lấp đầy
các khu vực quy hoạch du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái Đầu tư một số
trục giao thông chủ yếu và nghiên cứu đề án cấp nước cho cả tuyến Phan Thiết
- Mũi né để thu hút các dự án vui chơi giải trí kéo dài thời gian lưu trú của du
khách
Trang 27* Đối với cụm du lịch Tuy Phong và Hàm Tân:
Trong giai đoạn 2001-2005 triển khai việc đầu tư tuyến trục giao thông Chí Công - Bình Thạnh - Chùa Hang, tuyến trục giao thông Phan Thiết - Tiến Thành -Kê Gà- Tân Hải - LaGi để tạo điều kiện thu hút nhanh các dự án đầu tư xây dựng Trước mắt kêu gọi đầu tư một số dự án vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng như : Dự án cáp treo Tà Kóu, dự án tắm khoáng - bùn
chữa bệnh tại Bưng Thị, Vĩnh hảo, dự án các loại hình thể thao trên biển, lặn
tham quan dưới nước
Phát triển các dịch vụ cây giống, con giống, dịch vụ thú y, bảo vệ thực
vật, làm đất, thu hoạch; dịch vụ hậu cần nghề cá, cung cấp ngư lưới cụ, cá
giống, tôm giống v.v phục vụ sản xuất nông ngư lâm nghiệp
Phát triển nhanh và rộng khắp các dịch vụ sửa chữa, lắp ráp và gia công
cơ khí, điện tử, may mặc, các dịch vụ về thông tin, bưu điện, vận tải, các dịch
vụ đầu tư và tăng cường sức khỏe, học tập v.v để đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của toàn xã hội
Đẩy mạnh các hoạt động và các loại hình tín dụng, huy động vốn với
nhiều hình thức đáp ứng yêu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh của các thành
phần kinh tế
1.3 ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI
1.3.1 Dân số
Với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 2,04% năm 2000 dân số trung bình của
Bình Thuận là 1.071.334 người, trong đó khu vực đô thị 325.105 người, khu vực
nông thôn 746.229 người, với số lao động 484.255 người Trong điều kiện thu
Hình 4: Làng du lịch Sài
Gòn - Mũi Né
Trang 28nhập quốc dân thấp, bình quân GDP/ người mới đạt 253 USD Hiện tại có khoảng 35.000 - 40.000 lao động chưa có việc làm Theo dự báo từ nay đến
năm 2010, hàng năm phải giải quyết việc làm cho 20.000 lao động
Mức gia tăng dân số còn khá cao, đời sống dân cư có cải thiện nhưng
vẫn còn thấp, từ đó kéo theo hàng loạt vấn đề về kinh tế - xã hội, đặc biệt liên
quan đến đất đai, môi trường, bình quân đất canh tác trên đầu người từ 10 năm
qua mặc dù diện tích đất canh tác có tăng lên nhưng hiệu quả sử dụng đất chưa
cao
Sự gia tăng dân số còn kéo theo hàng loạt các nhu cầu về phúc lợi công
cộng, y tế, giáo dục, vui chơi, giải trí gây sức ép mọi mặt đối với xã hội
Bảng 5: Tỷ lệ sinh, tử, tăng tự nhiên dân số o/oo
Tỉ lệ sinh Fertility rate
Tỷ lệ tử Mortality rate
Tỷ lệ tăng tự nhiên
Natural growth rate
Trang 29Được chú ý đầu tư phát triển cả về cơ sở vật chất ,trang thiết bị và đội
ngũ cán bộ y tế Mạng lưới cơ sở y tế hiện nay của tỉnh: 3 bệnh viên tỉnh, 7
bệnh viên viện, 17 trung tâm KHHGĐ liên xã, 13 phòng khám đa khoa khu
Trang 30vực; 100% xã có trạm y tế được kiên cố hóa; tỷ lệ giường bệnh trên 1 vạn dân
là 18,6 giường (năm 2000)
Đội ngũ cán bộ y tế được nâng lên cả về số lượng và chất lượng, hiện
toàn tỉnh có 2.624 cán bộ y tế, tăng 27,8% so với năm 1992, trong đó có 450
bác sĩ , gấp 2,15 lần với năm 1992 Số cán bộ y tế phục vụ cho 1 vạn dân từ
23,87 (1992) tăng lên 24,6 cán bộ (năm 2000) Trong đó số bác sỹ trên 1 vạn
dân từ 2,4 (1992) tăng lên 4,5 (năm 2000) Tóm lại, mạng lưới y tế và cơ sở
vật chất kỹ thuật ngành y tế được chú ý đầu tư tăng thêm, chất lượng điều trị
được nâng cao hơn, đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân
Các chương trình y tế quốc gia, phòng chống các bệnh xã hội, công tác
giám sát dịch tễ, phòng trừ và ứng phó dịch bệnh được chú trọng, hoạt động có
hiệu quả Tỷ lệ các cặp vợ chồng thực hiện các biện pháp tránh thai tăng từ
43,3% năm 1992 tăng lên 75% năm 2000 ; tỷ lệ giảm sinh bình quân hàng năm
đạt 0,11% Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong độ tuổi giảm từ 50% năm 1992
xuống 30% năm 2000 ; tỷ lệ các cháu trong độ tuổi được tiêm chủng đủ 6 bệnh
bình quân 85-86% ở giai đoạn 1992-1995, và đạt trên 95% trong giai đoạn
1996-2000 ; tuổi thọ bình quân từ 65 tuổi tăng lên 68 tuổi năm 2000
Bảng 6: Cơ sở y tế và giường bệnh trên địa bàn năm 2005 phân theo huyện,
Bệnh viện
đa khoa Hospital
Phòng khám khu vực Clinics
Trạm điều dưỡng Sanatorium
Trạm y tế
X.phườngHealth Units
Trang 31A 1 2 3 4 5
Number of
Bán công - Semi -
Thành phố Phan
Number of
Bán công - Semi -
Thị xã La Gi
Number of
Bán công - Semi -
Trang 32Nhà nước - State 165 120 45
Huyện Tuy Phong
Number of
Bán công - Semi -
Huyện Bắc Bình
Number of
Bán công - Semi -
Huyện Hàm Thuận
Number of
Bán công - Semi -
Trang 33Dân lập - Private
Huyện Hàm Thuận
Number of
Bán công - Semi -
Huyện Tánh linh
Number of
Bán công - Semi -
Huyện Đức Linh
Number of
Trang 34Nhà nước - State 12 1 2 9
Bán công - Semi -
Huyện Hàm Tân
Number of
Bán công - Semi -
Huyện Phú Quý
Number of
Bán công - Semi -
Dân lập - Private
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bình Thuận)
Trang 351.3.3 Giáo dục
Hệ thống giáo dục được củng cố và phát triển, điều kiện cơ sở vật chất
được nâng lên, chất lượng dạy và học có chuyển biến
Huy động học sinh các cấp học tăng đều qua các năm học Bình quân
trong cả thời kỳ 1992-2000 số học sinh mỗi năm tăng thêm 13.700 em, trong
đó giai đoạn 1992-1995 tăng 11.400 em, giai đoạn 1996-1999 tăng 15.440 em,
riêng năm 2000 tăng 19.400 em so năm 1999 Tỷ lệ huy động học sinh so độ
tuổi trong thời kỳ 1992-2000 đều tăng: Mẫu giáo từ 27,0% tăng lên 33,6%;
Tiểu học từ 87,5% tăng lên 109%; Trung học cơ sở từ 44,5% tăng lên 75,2% ;
Phổ thông trung học từ 16,71% tăng lên 33,3%
Công tác phổ cập tiểu học và xóa mù chữ được duy trì tốt trong suốt cả
thời kỳ Trong giai đoạn 1992-1995 huy động học viên đến lớp xóa mù bình
quân mỗi năm 4.500 học viên; giai đoạn 1996-2000 tăng lên 10.000 học viên;
học sinh tham gia các lớp phổ cập giáo dục duy trì bình quân hàng năm khoảng 8.000 em Do đó tỷ lệ số người mù chữ trong độ tuổi giảm từ 20,1%
(năm1991) xuống 18,5% (năm1995) và 8,3% năm 2000; đến năm 2000 đó cú
9/9 huyện, thành phố và 103/111 xã, phường đạt chuẩn quốc gia về phổ cập
GDTH và xóa mù
Công tác xây dựng phát triển trường lớp mới được chú ý Đến năm 2000
toàn tỉnh có 4.685 phòng học: hệ nhà trẻ mẫu giáo 777 phòng, tiểu học 2.605
phòng, trung học cơ sở 958 phòng và phổ thông trung học 345 phòng học Tuy
không còn tình trạng học ca 3, nhưng tình trạng dồn lớp tăng sĩ số học sinh còn
cao hơn so quy chuẩn của ngành
Trang 36Tỷ lệ giáo viên cho một lớp học ở hệ tiểu học là 0,86 năm 1992; 0,91
năm 1995 và 1,03 năm 2000 Hệ trung học cơ sở là 1,61 năm 1992 ; 1,34 năm
1995 và 1,3 năm 2000 Hệ phổ trung học là 2,3 năm 1992 ; 1,43 năm 1995 và
1,1 năm 2000 Như vậy đến năm 2000 tỷ lệ giáo viên đứng lớp còn thấp so
định mức quy định (tiểu học :1,1; trung cơ sở: 1,8; phổ thụng trung học 2,01)
Đào tạo hướng nghiệp và dạy nghề : hiện có 2 trường Trung học chuyên
nghiệp (Y tế và Sư phạm), 1 Trung tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ, 2 Trung tâm
dạy nghề Cùng với công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông và các
cơ sở dạy nghề tư nhân đó góp phần đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ thuật tay
nghề cho cán bộ CNV và người lao động
Trang 37CHƯƠNG II
CƠ SỞ KHOA HỌC NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH DU LỊCH
SINH THÁI
2.1 KHÁI NIỆM DU LỊCH SINH THÁI
Ngày nay, con người với cuộc sống hiện đại thay đổi không ngừng đã
ngày càng trở nên mệt mỏi và áp lực nên xu hướng chung của toàn thế giới là
quay trở về với thiên nhiên Mức sống ngày càng cao và nhu cầu nghỉ ngơi
giải trí đã thúc đẩy người ta đi du lịch và du lịch sinh thái được coi là chọn lựa
toàn vẹn nhất Du lịch sinh thái đã và đang trên đà trở mình và đã trở nên phổ
biến đối với những người yêu thiên nhiên, nó xuất phát từ các trăn trở môi
trường, kinh tế và xã hội – một trong những thách thức để trả nợ môi trường tự
nhiên và làm gia tăng giá trị của các khu bảo tồn thiên nhiên còn lại
Du lịch sinh thái là một khái niệm tương đối mới và cho tới nay chưa
được chuẩn hoá mặc dù nó đang được ứng dụng nhiều vào các hoạt động có
thể không đúng với ý nghĩa của nó Hiện nay du lịch sinh thái đã nhanh chóng
thu hút được sự quan tâm của nhiều người hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác
nhau Có thể nói du lịch sinh thái là một dạng du lịch tự nhiên có mục đích hỗ
trợ cho việc bảo vệ thiên nhiên Du lịch sinh thái là một khái niệm rộng, được
hiểu theo những cách khác nhau từ những góc độ tiếp cận khác nhau Đối với
một số người, du lịch sinh thái chỉ đơn giản là sự ghép nối ý nghĩa của hai khái
niệm Du lịch và Sinh thái vốn đã quen thuộc từ lâu Tuy nhiên, đứng ở góc
Trang 38nhìn nhận rộng hơn, tổng quát hơn thành một số quan niệm rằng du lịch sinh
thái là một loại hình du lịch thiên nhiên Như vậy, với cách tiếp cận này mọi
hoạt động có liên quan tới thiên nhiên như: tắm biển, leo núi đều được hiểu
là du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái còn được biết đến bởi nhiều tên gọi khác nhau:
¾ Du lịch thiên nhiên (Nature Tourism)
¾ Du lịch dựa vào thiên nhiên (Nature_ Based Tourism)
¾ Du lịch môi trường (Environmental Tourism)
¾ Du lịch đặc thù (Particular Tourism)
¾ Du lịch xanh (Green Tourism)
¾ Du lịch thám hiểm (Adventure Tourism)
¾ Du lịch bản xứ (Indigenous Tourism)
¾ Du lịch có trách nhiệm (Responsible Tourism)
¾ Du lịch nhạy cảm (Sensitized Tourism)
¾ Du lịch nhà tranh (Cottage Tourism)
¾ Du lịch bền vững (Sustainable Tourism)
Du lịch sinh thái bắt nguồn từ thiên nhiên và du lịch ngoài trời Có người
quan niệm du lịch sinh thái là loại hình du lịch có lợi cho sinh thái, ít có những
tác động tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của hệ sinh thái, nơi diễn ra các
hoạt động du lịch, cũng có ý kiến cho rằng du lịch sinh thái đồng nghĩa với du
lịch đạo lý, du lịch có trách nhiệm, du lịch xanh, du lịch có lợi cho môi trường
hay có tính bền vững
Ở Việt Nam, trong lần hội thảo về "Xây dựng chiến lược phát triển sinh
thái ở Việt Nam" từ ngày 7 đến ngày 9/9/1999 đã đưa ra định nghĩa về du lịch
sinh thái là "Loại hình du lịch thiên nhiên và văn hoá bản địa, gắn với giáo
Trang 39dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự
tham gia tích cực của cộng đồng địa phương" Ngoài những khái niệm và định
nghĩa trên còn có một số định nghĩa mở rộng hơn về nội dung của du lịch sinh
thái:
¾ Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù,
tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên
nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về hệ
sinh thái Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa phát
triển kinh tế du lịch với giới thiệu về cảnh đẹp quốc gia cũng như giáo
dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triển môi trường và tài nguyên thiên
nhiên một cách bền vững (Lê Huy Bá_2000)
¾ Du lịch sinh thái là sự tạo nên và thoả mãn sự khao khát thiên nhiên,
là sự khai thác các tiềm năng du lịch cho bảo tồn và là sự ngăn ngừa
các tác động tiêu cực lên hệ sinh thái, văn hoá và thẩm mỹ
¾ Du lịch sinh thái là du lịch vào những khu tự nhiên hầu như không bị ô
nhiễm, hoặc ít bị xáo trộn với mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, thưởng
ngoạn, trân trọng khung cảnh và muông thú hoang dã và các biểu thị
văn hoá được khám phá trong các khu vực này (Cebllos_Lascurain,
1987)
¾ Du lịch sinh thái là du lịch tại các vùng còn chưa bị con người làm biến
đổi Nó phải đóng góp vào bảo tồn tự nhiên và phúc lợi của dân địa
phương (L.Hens, 1998)
¾ Du lịch sinh thái là du lịch có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết
về lịch sử văn hoá và lịch sử tự nhiên, tự nhiên của môi trường, không
làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội đối với
Trang 40phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài
chính cho cộng đồng địa phương (Hiệp hội du lịch sinh thái Hoa Kỳ,
1998)
¾ Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và định
hướng về môi trường tự nhiên và nhân văn, được quản lý một cách
bền vững và có lợi cho sinh thái (Hiệp hội du lịch sinh thái Autraylia)
¾ Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá
bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho bảo tồn và phát
triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương
(Định nghĩa về du lịch sinh thái ở Việt Nam)
Cho đến nay, khái niệm du lịch sinh thái vẫn còn được hiểu dưới nhiều
góc độ khác nhau, với những tên gọi khác nhau Mặc dù, những tranh luận vẫn
còn đang tiến diễn nhằm tìm ra một định nghĩa chung nhất về du lịch sinh thái
nhưng đa số các ý kiến của các chuyên gia hàng đầu về du lịch sinh thái đều
cho rằng du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho
các hoạt động bảo tồn và được nuôi dưỡng, quản lý theo hướng bền vững về
mặt sinh thái Du khách sẽ được hướng dẫn tham quan với những diễn giải cần
thiết về môi trường để nâng cao hiểu biết, cảm nhận được giá trị thiên nhiên
và văn hoá mà không gây ra những tác động không thể chấp nhận đối với các
hệ sinh thái và văn hoá bản địa Du lịch sinh thái nói theo một định nghĩa nào
đi chăng nữa thì nó phải hội đủ các yếu tố cần:
¾ Sự quan tâm tới thiên nhiên và môi trường
¾ Trách nhiệm với xã hội trong cộng đồng
Các loại hình du lịch sinh thái được phân loại chủ yếu dựa trên các loại tài
nguyên du lịch sinh thái cơ bản: