Điều tra được hiểu một cách chung nhất là tập hợp các phương thức, phương tiện nhằm tập hợp, thu thập thông tin cần thiết phục vụ cho việc phân tích đánh giá thực trạng của một hoạt động hoặc nguyên nhân, hiện tượng nào đó
Trang 1Chương 1: Tổng Quan về Điều Tra, Dự Báo, Đặc Thù Tham Gia Giao Thông của dân cư đô thị
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU TRA, DỰ BÁO VÀ ĐẶC THÙ THAM GIA
GIAO THÔNG CỦA DÂN CƯ ĐÔ THỊ1.1 Tổng quan về điều tra trong quy hoạch và quản lý giao thông đô thị.
1.1.1 Khái niệm về điều tra.
Điều tra được hiểu một cách chung nhất là tập hợp các phương thức, phương tiệnnhằm tập hợp, thu thập thông tin cần thiết phục vụ cho việc phân tích đánh giá thực trạng củamột hoạt động hoặc nguyên nhân, hiện tượng nào đó Nó được sử dụng để giúp các nhà hoạchđịnh chính sách, các nhà quy hoạch xây dựng kế hoạch phát triển cho từng ngành, từng lĩnhvực cụ thể hoặc giúp các nhà nghiên cứu trong công việc nghiên cứu của mình
Chẳng hạn như đối với doanh nghiệp khi cần xây dựng chiến lược phát triển cần thiếtphải nghiên cứu thị trường, trong đó phải điều tra các yếu tố về cung cũng như năng lực củacác đơn vị cạnh tranh, các yếu tố về cầu như nhu cầu hiện tại và tương lai Đối với một đô thị
để nghiên cứu phát triển GTVT, cần phải thu thập thông tin liên quan, ảnh hưởng đến GTVT
đô thị như các yếu tố về kinh tế, xã hội, dân số, về đặc tính đi lại của người dân,… và thựctrạng của hệ thống giao thông vận tải đô thị (mạng lưới đường, cầu cống…) Còn đối vớingành công an công tác điều tra nhằm tìm ra những nguyên nhân gốc khi xảy ra những sự vậthiện tượng, nào đó (tìm tội phạm, động cơ phạm tội,…)
1.1.2 Mục đích, ý nghĩa của điều tra trong quy hoạch GTVT.
Mục đích của điều tra trong quy hoạch GTVT nói chung là thu thập đầy đủ các số liệunhằm phản ánh hiện trạng của ngành, đồng thời xác định nhu cầu vận chuyển của các ngànhphục vụ nhu cầu phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng như đời sống văn hoá xãhội của nhân dân Từ đó xác định được mối quan hệ vận chuyển giữa các điểm kinh tế, vănhoá, chính trị làm căn cứ cho việc lập quy hoạch phát triển giao thông, quy hoạch vận tải vàquy hoạch phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành trong khu vực và trên toàn quốc
Trong quy hoạch và quản lý GTĐT, điều tra được thực hiện với nhiều mục đích khác nhau tuỳ theo từng trường hợp cụ thể Tuy nhiên, một cách chung nhất có thể nêu các mục đích tổng quát điều tra như sau:
Thu thập, tìm kiếm thông tin khách quan và toàn diện phục vụ cho việc hoạch địnhchiến lược phát triển bền vững hệ thống GTVT đô thị
Tạo lập hệ cơ sở dữ liệu đầu vào cho việc lập quy hoạch và lựa chọn các phương án quy hoạch cũng như đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển GTVT đô thịtrong cả trung hạn và dài hạn
Trang 2Chương 1: Tổng Quan về Điều Tra, Dự Báo, Đặc Thù Tham Gia Giao Thông của dân cư đô thị
Thu thập thông tin cần thiết phục vụ cho việc xây dựng và thẩm định các dự án đầu tư phát triển GTVT đô thị
Tạo lập hệ cơ sở thông tin cần thiết phục vụ cho việc xây dựng và đề xuất cơ chế chính sách phát triển và quản lý GTVT đô thị
1.1.3 Yêu cầu của điều tra trong quy hoạch và quản lý GTVT đô thị.
Bất kỳ một công cuộc điều tra nào muốn đạt được mục tiêu đề ra cũng đều phải thoả mãn các yêu cầu chung sau:
a/ Đảm bảo tính khách quan, tính hệ thống và độ tin cậy cần thiết của các kết quả điều tra
Đây là yêu cầu hết sức quan trọng, chi phối toàn bộ các giai đoạn của công tác điềutra Bất kỳ một cuộc điều tra nào dù ở quy mô và cấp độ nào thực hiện thì cũng đòi hỏi tínhkhách quan Điều đó có nghĩa là các thông tin và dữ liệu điều tra phải phản ánh tính trungthực thực tế khách quan cũng như quy luật vận động và phát triển của nó Muốn vậy, các vấn
đề cũng như đối tượng điều tra chọn lựa cần mang tính hiện đại và điển hình theo quy luật “sốđông” chứ hoàn toàn không phải các vấn đề hay đối tượng mang tính “cá biệt”
Mặt khác, các vấn đề và số liệu điều tra phải đảm bảo tính hệ thống Nghĩa là mốiquan hệ liên kết giữa các số liệu, dữ liệu điều tra trong từng vấn đề và giữa các vấn đề vớinhau Có như vậy thì thông tin điều tra mới thực sự có ý nghĩa.Tuy vậy, trong thực tế đòi hỏicác số liệu điều tra đảm bảo độ tin cậy và chính xác ở mức độ nhất định nào đó
b/ Đảm bảo tính kế thừa có chọn lọc và khả năng phát triển trong tương lai
Nhìn chung các công cuộc điều tra thường rất tốn kém và đòi hỏi huy động nguồnnhân lực lớn cũng như phải có thời gian Bởi vậy trong từng trường hợp cần phải có sự kếthừa các kết quả điều tra đã thực hiện trước đó Sự kế thừa hoàn toàn không đồng nghĩa vớiviệc sao chép lại kết quả mà là sự kế thừa có chọn lọc Muốn vậy khi xây dựng kế hoạch điềutra, nhất là trong giai đoạn chuẩn bị cần xem xét lựa chọn đối tượng, phương pháp cũng nhưbiểu mẫu điều tra sao cho có thể tận dụng tối đa các kết quả điều tra trước đó Đặc biệtphải đảm bảo tính “so sánh được” của kết quả điều tra từ các cuộc điều tra khác nhau
Ngoài ra các kết quả điều tra không chỉ để phục vụ cho mục tiêu sử dụng trước mắt.Trong tương lai các cuộc điều tra như vậy sẽ thường được lặp lại ở mức độ này hay mức độkhác Bởi vậy cần xem xét khả năng bổ sung và phát triển hệ dữ liệu điều tra trong tương lai.c/ Đảm bảo tính hiệu quả và phù hợp với khả năng, nguồn lực thực tế
Hiệu quả của các công cuộc điều tra khó có thể lường hoá một cách chính xác Bởi lẽ
nó được thể hiện một cách gián tiếp thông qua hiệu quả của các chính sách, các phương án quy hoạch hay dự án đầu tư được đưa ra dựa trên các kết quả điều tra Tuy vậy, một cách chung nhất thì “hiệu quả của cuộc điều tra được đánh giá theo nguyên tắc đảm bảo thực hiện
Trang 3Chương 1: Tổng Quan về Điều Tra, Dự Báo, Đặc Thù Tham Gia Giao Thông của dân cư đô thị
mục đích điều tra một cách tốt nhất với hao phí nguồn lực cho điều tra là nhỏ nhất” Nói khác
đi, chất lượng các kết quả điều tra là tốt nhất với chi phí cho điều tra là nhỏ nhất
Yêu cầu này đòi hỏi bất kỳ một cuộc điều tra nào cũng phải đảm bảo:
Quy mô điều tra phù hợp với mục đích và đặc biệt là yêu cầu về
độ tin cậy của các kết quả điều tra
Thời hạn tiến hành điều tra nằm trong giới hạn cho phép
Phương pháp điều tra phù hợp với đặc điểm của đối tượng điều
tra và trình độ của nhân viên điều tra
Yêu cầu về trang thiết bị và phương tiện điều tra phải phù hợp
với khả năng thực tế
Chi phí điều tra nằm trong giới hạn về khả năng tài chính cho
phép
1.1.4 Nội dung cơ bản của điều tra trong quy hoạch và quản lý GTVT đô thị
Một cách chung nhất có thể tóm lược nội dung điều tra trong quy hoạch và quản lý GTVT đô thị theo vấn đề như hình sau:
Điều tra trong QH&QLGTVT đô thị
Điều tra về tự nhiên,
KT- XH
Điều tra về nhu cầu vận tải đô thị
Điều tra về hệ thống GTVT đô thị
Điều tra về phát triển kinh tế
Nhu cầu đi lại
Nhu cầu vận tải hàng hoá
Mạng lưới đường
Hệ thống giao thông tĩnh
Hệ thống vận tải
đô thị
Điều tra xuất hành O-D
Số lượng phương tiện sở hữu của dân cư
Sở thích
và thói quen đi lại
Điều tra về dư luận xã hội
Trang 4Chương 1: Tổng Quan về Điều Tra, Dự Báo, Đặc Thù Tham Gia Giao Thông của dân cư đô thị
a/Điều tra về điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội của đô thị
Điều tra kinh tế- xã hội nhằm mục đích tìm ra, xem xét, đánh giá các yếu tố tự nhiênliên quan đến sự phát triển giao thông vận tải trong khu vực, đồng thời cũng thấy được mốiquan hệ về tự nhiên xã hội của đô thị với khu vực khác và mối liên hệ trong vùng
Điều kiện tự nhiên của một khu vực đô thị hay một khu nào đó cần tiến hành quyhoạch cần thu thập các số liệu như sau:
+ Vị trí địa lý: Khu vực nằm ở vị trí nào (kinh độ, vĩ độ), tiếp giáp với khu vực nào,miền nào, diện tích tự nhiên, đặc điểm về địa lý,…
+ Địa hình: Tình hình phân bổ địa hình, núi đồi, đồng bằng, sông ngòi, biển, độ cao.Đặc điểm địa hình có liên quan đến vùng kinh tế, khu dân cư đến giao thông vận tải…
+ Điạ chất: Đặc điểm địa chất, khu vực cấu tạo địa tầng, mặt cắt địa chất điển hình,đặc điểm địa chất có liên quan đến phân bổ dân cư, kinh tế và xây dựng các công trình phục
vụ GTVT
+ Thời tiết khí hậu, thuỷ văn: Các chế độ, mưa, bão, nhiệt độ, độ ẩm… chế độ nước lũ,thuỷ triều… những đặc điểm chủ yếu có liên quan đến xây dựng các công trình và quá trìnhkhai thác sử dụng các công trình phục vụ cho giao thông vận tải
+ Tình hình tài nguyên của khu vực và các vùng lân cận nhằm đánh giá khả năng khaithác của tài nguyên liên quan đến nhu cầu vận tải trong khu vực
+ Đất đai và quy hoạch sử dụng đất đai đô thị: Thành phần, tính chất sử dụng đất, quỹđất dành cho việc quy hoạch các khu chức năng đô thị… Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến
sự phân bổ nhu cầu vận tải đô thị, khi tính toán quy hoạch GTĐT nói chung và trong từng khugiao thông nói riêng
+ Dân số, mức độ tăng trưởng dân số (tự nhiên, cơ học) mật độ dân cư, phân bố dân cư
và thành phần dân cư đô thị Đây chính là yếu tố quan trọng nhất làm phát sinh nhu cầu đi lại
ở đô thị Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến việc phân bố các điểm phát sinh và thu hút hànhkhách trong tính toán dự báo cũng như quy hoạch mạng lưới GTVT đô thị
+ Phát triển kinh tế- xã hội của đô thị: Giá trị tổng sản lượng và sự phân bố theo cácngành kinh tế ở đô thị Công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ,…GDP bình quân đầungười, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân,… những nết cơ bản về văn hoá xã hội như giáodục, y tế…
b/Điều tra về hệ thống GTVT đô thị
Nội dung điều tra bao gồm các vấn đề chủ yếu như:
- Hiện trạng mạng lưới đường (Đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không)
Trang 5Chương 1: Tổng Quan về Điều Tra, Dự Báo, Đặc Thù Tham Gia Giao Thông của dân cư đô thị
- Hiện trạng hệ thống giao thông tĩnh: Nhà ga, bến cảng, bến xe, các bãi đỗ xe
- Hệ thống vận tải đô thị: Các phương thức và phương tiện vận tải hành khách (luồngtuyến, phương tiện, mức độ, chất lượng phục vụ…) cũng như các phương thức và phương tiệnvận tải hàng hoá trong đô thị
c/Điều tra về nhu cầu vận tải đô thị
Điều tra nhu cầu vận tải là quá trình thu thập các số liệu có liên quan đến nhu cầu vậntải qua đó xử lý số liệu, phân tích dữ liệu để đem lại cho ta số lượng người có nhu cầu vận tải
và các thông tin có liên quan giúp cho việc đánh giá, nhận xét và đưa ra các phương án đápứng nhu cầu một cách có hiệu quả
Việc điều tra nhu cầu vận tải giúp cho việc xác định chiến lược của ngành Sự phân bố
hệ thống loại hình vận tải và điều chỉnh quy mô, cơ cấu, số lượng cho phù hợp với trungchuyển giữa các loại hình vận tải
Đối với các đơn vị vận tải, điều tra nhu cầu đi lại để:
- Định hướng về quy mô, nhân lực, cơ sở vật chất cần thiết cho phù hợp
- Chất lượng dịch vụ cần quan tâm ở mức độ nào
- Mức độ đáp ứng của việc vận hành
Tóm lại trong nền kinh tế thị trường thì nhu cầu vận tải là cơ sở cho các doanh nghiệpvận tải có kế hoạch điều hành sản xuất và nhà nước có chiến lược phát triển ngành và quyhoạch phù hợp với phát triển của nền kinh tế Việc xác định nhu cầu vận tải một cách chínhxác thì ta có kế hoạch tổ chức vận tải, khai thác sử dụng phương tiện một cách tối ưu, xácđịnh quy mô cần thiết của doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho công việc kinh doanh hiệu quả
Điều tra nhu cầu vận tải đô thị bao gồm: Nhu cầu đi lại và nhu cầu vận chuyển hànghoá trong đó đặc biệt chú trọng đến điều tra nhu cầu đi lại
d/Nội dung điều tra nhu cầu vận tải bao gồm:
1/ Điều tra nhu cầu xuất hành O- D (Origin- Destination)
Điều tra xuất hành O- D bao gồm điều tra sự đi lại của cư dân, chính là điều tra tìmhiểu nơi xuất hành, nơi đến của dân cư và phương tiện họ sử dụng Mục đích của điều tra này
là tìm ra sự phân bổ luồng giao thông trong mạng lưới đường và sự phân bố luồng giao thôngtheo từng phương thức vận tải (xe máy, ô tô, xe buýt)
Điều tra O- D chiếm một vai trò hết sức quan trọng trong điều tra giao thông của quyhoạch giao thông thành phố Thông thường nó chiếm 70- 80% chi phí cho điều tra giao thông
2/ Điều tra lưu lượng giao thông và vận tốc của phương tiện
Trang 6Chương 1: Tổng Quan về Điều Tra, Dự Báo, Đặc Thù Tham Gia Giao Thông của dân cư đô thị
Điều tra lưu lượng giao thông trên đường là điều tra số lượng phương tiện giao thôngqua một mặt cắt trong một đơn vị thời gian Điều tra lưu lượng kết hợp với điều tra vận tốccủa phương tiện trên đường để làm cơ sở cho việc xác định năng lực thông qua của đường, từ
đó đề xuất phương án quy hoạch đường, nâng cao năng lực thông qua, đáp ứng nhu cầu đi lạicủa người dân
3/ Điều tra trên tuyến VTHKCC
Điều tra trên các tuyến VTHKCC là điều tra trên từng tuyến VTHKCC Các số liệucần điều tra bao gồm: số lượng hành khách lên xuống theo từng chặng Mục đích của việcđiều tra này là tìm hiểu tình hình hoạt động của các tuyến, để từ đó tối ưu hoá các tuyếnVTHKCC
4/ Điều tra thu nhập và sở hữu phương tiện cá nhân của dân cư
Trong cơ chế thị trường, việc lựa chọn phương tiện đi lại của người dân đô thị phụthuộc rất nhiều vào thu nhập và mức độ sở hữu phương tiện cá nhân của người dân Các kếtquả điều tra về thu nhập và mức độ trang bị phương tiện cá nhận là căn cứ quan trọng choviệc quy hoạch phát triển các phương thức và phương tiện VTHK trong thành phố Ngoài rađây cũng là căn cứ quan trọng để xây dựng giá cước của hệ thống VTHKCC cũng như chínhsách phát triển VTHKCC ở đô thị
5/ Điều tra sở thích và thói quen đi lại của người dân:
Là căn cứ quan trọng để quy hoạch phát triển mạng lưới VTHKCC ở đô thị, đặc biệt là
ở các nước có trình độ dân trí cao
6/Điều tra dư luận xã hội
- Quan điểm, sự hiểu biết của người dân về bản thân hệ thống GTVT và vai trò của hệthống GTVT trong đời sống
- Ý kiến quan điểm của cộng đồng về việc quy hoạch một công trình xây dựng haymột quy hoạch GTVT
- Dư luận xã hội với một quyết định, một chính sách hay một văn bản pháp luật điềuchỉnh hoạt động nào đó trong GTVT
1.1.5 Phân loại các phương pháp điều tra trong quy hoạch và quản lý GTVT đô thị.
Để điều tra thu nhập thông tin phục vụ công tác quy hoạch và quản lý GTVT đô thị cóthể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau Tuy nhiên, một cách chung nhất các phương phápđiều tra được phân loại theo các tiêu thức như hình sau:
Trang 7Chương 1: Tổng Quan về Điều Tra, Dự Báo, Đặc Thù Tham Gia Giao Thông của dân cư đô thị
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA
Theo quy mô Theo thời gian Theo hình thức thu
thập thông tin
Theo cách thức tiến hành
Theo công cụ điều tra
Điều tra không toàn bộ
Thường
tài liệu
Không thường xuyên
Phỏng vấn
Quan sát
Trực tiếp
Thủ công
Gián tiếp
Bán thủ công
Điều
tra cục
bộ
Điều tra chuyên đề
Điều tra chọn mẫu
Phỏng vấn trực tiếp
Phỏng vấn gián tiếp.
Trang 8Chương 1: Tổng Quan về Điều Tra, Dự Báo, Đặc Thù Tham Gia Giao Thông của dân cư đô thị
+ Phân loại theo quy mô:
1/ Điều tra toàn bộ
- Thu thập thông tin ban đầu ở toàn bộ các đơn vị nằm trong đối tượng điều tra Hình thức nàygiúp ta có đầy đủ tài liệu về đối tượng nhưng chi phí lớn, mất nhiều thời gian
2/ Điều tra không toàn bộ
- Điều tra cục bộ: Chỉ thu nhập các thông tin ở một số đơn vị thể hiện rõ nhất các đặc điểmcần nghiên cứu của đối tượng, như vậy không phải điều tra toàn bộ mà vẫn biết rõ được hiệntượng cần nghiên cứu của đối tượng
- Điều tra chọn mẫu: Dạng này rất quan trọng vì nó có thể thay thế điều tra toàn bộ, ở dạngnày người ta điều tra trên mẫu được chọn từ các đơn vị của đối tượng nghiên cứu
+ Phân loại theo yếu tố thời gian:
- Điều tra thường xuyên: Là cách tiến hành ghi chép thu thập tài liệu ban đầu của hiện tượngmột cách liên tục
- Điều tra không thường xuyên: Là cách tiến hành ghi chép thu thập tài liệu ban đầu của hiệntượng một cách không liên tục, không gắn liền với quá trình phát triển phát sinh của hiệntượng
+ Phân loại theo hình thức thu thập thông tin:
1/ Phương pháp phân tích tài liệu
Khi các tiến hành cuộc điều tra mà cần những thông tin không đòi hỏi tính thời sự caothì người ta hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp phân tích tài liệu Nhà quản lý có thể tiếnhành phân tích tài liệu sẵn có, những kết quả đã được thừa nhận và công bố của các cuộc điềutra đã thực hiện hay của những loại hình điều tra khác
2/ Quan sát:
Trong điều tra “quan sát là phương pháp thu thập thông tin sơ cấp về đối tượng nghiên cứu bằng tri giác trực tiếp và ghi chép thẳng mọi nhân tố có liên quan đến đối tượng nghiên cứu và có ý nghĩa trên quan điểm mục đích nghiên cứu ” Tính hệ thống, tính kế hoạch
và tính có mục đích là những nét đặc trưng của việc quan sát.Ngoài ra quá trình quan sát phải
đủ rộng và linh hoạt.Tuy nhiên khi nghiên cứu hơn về nhu cầu, chẳng hạn như muốn biết nhucầu sử dụng phương tiện đi lại, những ước muốn về một hệ thống GTVT của cư dân cần phảithực hiện bằng các phương pháp trưng cầu ý kiến
3/ Trưng cầu ý kiến.
Trưng cầu ý kiến là phương pháp thu thập thông tin sơ cấp bằng lời dựa trên tác độngqua lại về mặt tâm lý xã hội trực tiếp (phỏng vấn) hoặc gián tiếp thông qua bảng hỏi
Trang 9Chương 1: Tổng Quan về Điều Tra, Dự Báo, Đặc Thù Tham Gia Giao Thông của dân cư đô thị
Khi trưng cầu ý kiến, tình huống thay đổi một cách căn bản Tác động qua lại làtham số chủ yếu nói lên bản chất của phương pháp trưng cầu ý kiến Nhà nghiên cứucan thiệp vào hành vi người được hỏi, hướng người đó vào quỹ đạo cần thiết
1.1.6 Khái quát quá trình điều tra.
Hầu hết các cuộc điều tra chuyến đi (cũng như các loại điều tra khác) đều trải quanhững quy trình thực hiện chung Backstrom và Hursh – Cesar chia quá trình thực hiện điềutra ra làm 20 bước, phân nhóm thành 5 giai đoạn như sau:
Trang 10Chương 1: Tổng Quan về Điều Tra, Dự Báo, Đặc Thù Tham Gia Giao Thông của dân cư đô thị
Lập kế hoạch điều tra
Thiết kế điều tra
Thực hiện điều tra
Giai đoạn phân tích số
liệu
Sửa lỗi dữ liệu
Tổ chức Lấy mẫu điều tra
Tập huấn nhân viên điều tra và rút kinh nghiệm
Thông tin hiện có liên
Trang 11Chương I: Tổng Quan về Điều Tra,Dự Báo và Đặc Thù Tham Gia Giao Thông của dân cư đô thị
Bảng 2.1 Quy trình điều tra của Backstrom và Hursh - Cesar
Giai đoạn lập kế hoạch điều tra
1 Định nghĩa - quyết định vấn đề cần nghiên cứu
2 Các giả thuyết – xác định các mối liên hệ có liên quan tới vấn đề nghiên cứu
Giai đoạn thiết kế điều tra
3 Xác định các thông tin liên quan - kiểm tra lại các thông tin hiện có liên quan tới vấn
đề cần nghiên cứu
4 Thiết kế - thiết lập quy trình và các nguyên tắc nghiên cứu
5 Tổ chức – bố trí nhân lực, tài chính và các nguyên vật liệu cần thiết
6 Xác định mẫu điều tra - lựa chọn số lượng và cơ cấu người được điều tra
7 Phác thảo - dựng khung câu hỏi phỏng vấn
8 Hoàn chỉnh - chỉnh sửa, định dạng hoàn chỉnh bảng hỏi
Giai đoạn thực hiện điều tra
9 Điều tra thử - nhằm xác định xem phương pháp điều tra dự kiến có giúp thu được các
số liệu mong muốn không?
10 Đào tạo - tập huấn cho nhân viên điều tra những kỹ thuật nhằm thu thập số liệu chínhxác, đầy đủ
11 Tóm lược - rút kinh nghiệm từ điều tra thử và phổ biến lại cho nhân viên điều tra đểbắt đầu tiến hành điều tra
12 Tiến hành phỏng vấn và thu thập số liệu - bảo toàn dữ liệu có được từ những ngườiđược phỏng vấn
Giai đoạn chuẩn bị số liệu
13 Mã hóa và nhập số liệu – gán giá trị bằng số cho các câu trả lời và nhập kết quả vàomáy tính
14 Sửa lỗi số liệu - nhằm làm cho tất cả các số liệu đều có thể sử dụng để phân tích
15 Lập chương trình - lập hay sử dụng chương trình để máy tính xử lý các số liệu
16 Biên soạn tài liệu - sắp xếp số liệu thành những dạng có thể sử dụng dễ dàng để phântích
Giai đoạn phân tích số liệu
Trang 12Chương I: Tổng Quan về Điều Tra,Dự Báo và Đặc Thù Tham Gia Giao Thông của dân cư đô thị
17 Phân tích – dựa vào kết quả trả lời của người được phỏng vấn với hai hay nhiều biến
18 Kiểm tra - sử dụng các phương pháp đo lường độ phù hợp và mức ý nghĩa của thống
kê mẫu
19 Báo cáo – trình bày những kết quả và kết luận nghiên cứu
20 Sử dụng – áp dụng kết quả nghiên cứu để giải quyết các vấn đề đặt ra
a/ Lập kế hoạch điều tra
+ Tính toán kích thước mẫu điều tra
Mục đích chủ yếu của hầu hết các cuộc điều tra là nhằm thu thập dữ liệu để cho phép phân tích tính toán phạm vi có liên quan đến đối tượng điều tra và các tham số về kinh tế- xã hội được sử dụng để xây dựng các mô hình Việc lựa chọn tiến hành điều tra tổng thể hay điều tra chọn mẫu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Mức độ nhanh chóng của dữ liệu cần thu thập; loại điều tra sẽ được tiến hành; mức độ tin cậy và mức độ chính xác của cuộc điều tra,…
Có hai phương pháp chọn mẫu cơ bản:
Chọn mẫu với xác suất đều nghĩa là đảm mỗi đơn vị của hiện tượng nghiên cứu đều có cơ hội được chọn vào mẫu như nhau
Chọn mẫu với xác suất không đều nghĩa là không cần đảm bảo khả năng được chọn vào mẫu của các đơn vị phải bằng nhau Các đơn vị có thể được chọn theo xác suất tỷ lệ với vai trò củatừng đơn vị
Chọn mẫu với xác suất đều.
Có ba dạng phổ biến sau đây thường được sử dụng:
[1] Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản.
Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản là phương pháp chọn mẫu đảm bảo mỗi đơn vị của hiện tượng nghiên cứu có cơ hội được chọn vào mẫu như nhau:
[2] Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng.
Là phương pháp chọn mẫu bằng cách phân chia tổng thể nghiên cứu thành các nhóm
có độ thuần chất cao, sau đó chọn các đơn vị đại diện cho từng tổ theo cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản
[3] Chọn mẫu ngẫu nhiên chùm.
Chọn mẫu ngẫu nhiên chùm là phương pháp tổ chức chọn mẫu mà trong đó số đơn vị mẫu được rút ra để điều tra không phải là từng đơn vị lẻ mà từng khối (chùm) đơn vị
[4] Sai số chuẩn trong chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản.
n N
Trang 13Chương I: Tổng Quan về Điều Tra,Dự Báo và Đặc Thù Tham Gia Giao Thông của dân cư đô thị
Trong đó: N- số lượng đơn vị trong tổng thể
n- số lượng đơn vị mẫu
Phương sai trong tổng thể
Chọn mẫu với xác suất không đều.
Bao gồm: chọn mẫu hệ thống, chọn mẫu không theo chủ định, chọn mẫu có chủ định
[1] Chọn mẫu hệ thống.
Trong chọn mẫu hệ thống, các đơn vị lựa chọn từ tổng thể chung theo khoảng cáchthời gian, không gian hoặc thứ hạng bằng nhau
[2] Chọn mẫu không theo chủ đinh.
Là phương pháp chọn mẫu dựa trên khả năng sẵn sàng tham gia của các đơn vị trongtổng thể
Ví dụ: Bạn muốn điều tra xem liệu dịch vụ chăm sóc sức khoẻ dành cho sinh viên có thực sựtốt hay không Kế hoạch của bạn là phỏng vấn 50 sinh viên bằng cách đứng bên ngoài củaphòng khám dịch vụ sinh viên, mỗi khi có một SV bước ra khỏi cánh cửa bạn sẽ tiến hànhphỏng vấn cho đến khi phỏng vấn đủ 50 người Đây là phương pháp chọn mẫu không theochủ định
[3] Chọn mẫu theo chủ đinh.
Chọn mẫu theo chủ định là phương pháp chọn mẫu dựa theo sự phán đoán của ngườichọn mẫu
Lựa chọn kích thước mẫu.
z d p p
Trong đó: n- kích thước mẫu
z- thống kê Z tương ứng với độ tin cậyd- tỷ lệ sai số mẫu
p- tỷ lệ tính toánMối liên hệ giữa độ tin cậy và thống kê Z được cho ở bảng sau:
Bảng 1.1 Mối liên hệ giữa độ tin cậy và z
Trang 14Chương I: Tổng Quan về Điều Tra,Dự Báo và Đặc Thù Tham Gia Giao Thông của dân cư đô thị
Bài giảng “Điều tra và dự báo trong quy hoạch GTVT”
Ví dụ: bạn tiến hành một cuộc điều tra để tìm hiểu lý do tại sao một số gia đình gửi con mìnhđến trường công, trong khi số khác lại gửi đến trường tư Bạn giả sử rằng thu nhập gia đình cóảnh hưởng lớn đến việc chọn lựa này và giả sử rằng các bậc phụ huynh sẽ gửi con họ đếntrường tư nếu thu nhập của họ từ 40.000$ trở lên Một điều tra trước đó cho thấy rằng khoảng25% gia đình có thu nhập dưới 40.000$
Với mức độ tin cậy là 90% tương ứng z = 1.65 và với 99%, z = 2.58 Theo truyềnthống, mức độ sai số chấp nhận được là ± 0.10 (10%)
Trang 15Chương I: Tổng Quan về Điều Tra,Dự Bỏo và Đặc Thự Tham Gia Giao Thụng của dõn cư đụ thị
[3] Hệ số biến thiờn:
x
SE CV
[4] Độ chớnh xỏc tương đối: d
[5] Độ chớnh xỏc tuyệt đối:D
** Xỏc định kớch thước mẫu điều tra chuyến đi
Cỏc bước tiếp cận để xỏc định kớch thước mẫu
Bước 1: Tớnh toỏn trung bỡnh và độ lệch chuẩn hoặc hệ số biến thiờn.
Tính toán trung bình hoặc độ lệch chuẩn hoặc hệ số biến thiên
Lựa chọn độ tin cậy và tính toán giá trị
thống kê z
Tính toán mức độ chính xác
Tính toán trung bình sai số chuẩn
Tính toán kích th ớc mẫu không theo
chuẩn
Điều chỉnh kích th ớc mẫu theo chuẩn
Trang 16Chương I: Tổng Quan về Điều Tra,Dự Báo và Đặc Thù Tham Gia Giao Thông của dân cư đô thị
Đầu tiên, tính toán giá trị trung bình và độ lệch chuẩn tương ứng của nó theo thu nhập
hộ gia đình Hai chỉ tiêu này cung cấp nhanh về phân phối thu nhập và có thể được tính toándựa vào các cuộc điều tra trước đó, dữ liệu thống kê dân số,
Bước 2: Đưa ra độ tin cậy
Độ tin cậy thống kê được đặt thông qua việc lựa chọn độ tin cậy và tính toán giá trịtương ứng cho thống kê z Thông thường giá trị được sử dụng thường xuyên nhất trong thiết
kế mẫu và phân tích thống kế là độ tin cậy 95% và giá trị thống kê tương ứng là 1.96 Tuyvậy, giá trị thống kê z thay đổi theo kích thước mẫu, nếu mẫu có 1000 hoặc nhiều hơn 1000quan sát, giá trị trong bảng sau sẽ được sử dụng
Bảng 1.2: Độ tin cậy và giá trị thống kê.
Các giá trị chấp nhận được xoay quanh thu nhập trung bình của hộ gia đình phản ánh
độ chính xác mong muốn trong tính toán điều tra thu thập hộ gia đình Độ chính xác có thể là