Tình hình giải ngân vốn ODA

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA ở Việt Nam (Trang 43 - 49)

3. Chênh lệch tiết

2.4.3.Tình hình giải ngân vốn ODA

Kể từ khi nối lại quan hệ với các nhà tài trợ vào năm 1993, Việt Nam đã nhận được sự cam kết viện trợ vốn ODA của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, cho đến nay lượng vốn ODA được đưa vào đầu tư phát triển kinh tế xã hội trên phạm vi cả nước cịn chiếm tỷ lệ thấp so với số vốn được cam kết và ký kết.

Bảng 2-4: Tình hình cam kết, ký kết và giải ngân ODA giai đoạn 1993-2004

Đơn vị: triệu USD

Năm Cam kết Ký kết Giải ngân Tỷ lệ (%) giải ngân / ký kết

1993 1.810 2 năm là 413 1994 1.940 2.079 725 54,74 1995 2.260 1.656 737 44,50 1996 2.430 1.798 900 50,05 1997 2.400 2.276 1.000 43,94 1998 2.770 1.421 1.242 87,40 1999 2.850 1.659 1.350 81,37 2000 2.400 1.705 1.650 96,77 2001 2.400 2.130 1.495 70,19 2002 2.500 2.100 1.525 72,62 2003 2.840 2.460 2.059 83,70 2004 3.440 2.243 1.650 73,56 Tổng 30.030 21.527 14.831 68,50

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Vốn ODA ký kết qua các năm tăng mạnh giai đoạn 1995-1997, tuy nhiên tỷ lệ giải ngân cịn tương đối thấp dưới 50% giá trị ODA ký kết do chậm đưa vốn ODA vào các cơng trình, dự án. Quy chế quản lý sử dụng ODA cịn nhiều vướng

mắc đã làm chậm tốc độ giải ngân vốn ODA vào đầu tư phát triển. Năm 1998, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ khu vực, cùng với sự suy giảm ODA cam kết, giá trị ODA ký kết cũng giảm sút mạnh. Tuy nhiên, ta đã tận dụng được nguồn vốn ODA ký kết vào thực hiện các chương trình, dự án thể hiện ở việc gia tăng vốn giải ngân cả về giá trị tương đối lẫn tuyệt đối. Đặc biệt năm 2000, tỷ lệ giải ngân ODA đạt khá cao 97% giá trị ODA ký kết. Mức giải ngân trong năm 2002 tăng lên do một số nhà tài trợ chuyển sang áp dụng cơ chế giải ngân nhanh các khoản vốn ODA. Điều này đã bù lại cho mức giải ngân thấp trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng sau khi hồn thành một số dự án lớn về năng lượng trong giai đoạn 2000-2001 khiến cho mức giải ngân năm 2001 giảm đáng kể. Sự suy giảm trong năm 2001 là lần suy giảm đầu tiên kể từ năm 1993. Mức giải ngân giảm khoảng 16% sau 8 năm liên tục tăng. Nguyên nhân chủ yếu là do một số dự án, chương trình do Nhật Bản tài trợ đã hồn thành như dự án nhà máy điện Phú Mỹ, Phả Lại, Hàm Thuận – Đa Mi, cũng như sáng kiến Miyazawa hỗ trợ phát triển khu vực tư nhân, cải cách DNNN và thương mại. Năm 2003, tỷ lệ giải ngân so với ký kết tăng, đạt mức 83,70%; tuy nhiên đến năm 2004 lại giảm xuống ở mức 73,56%. Nếu so sánh với số cam kết thì giải ngân các năm chỉ đạt 50-60%, thấp hơn mức trung bình của các nước trong khu vực.

Hình 2-4: Tình hình ký kết – giải ngân vốn ODA năm 1995-2004

0 500 1000 1500 2000 2500 Tr iệ u US D 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Ký kết Giải ngân

Xét theo chiều hướng phân bổ ODA theo ngành thì tỷ trọng lớn vốn ODA vẫn tiếp tục được phân bổ cho những dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm. Các dự án cơ sở hạ tầng nhận được 847 triệu USD, vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng giải ngân vốn ODA, tức là 41% tổng vốn ODA năm 2003, mặc dù cĩ giảm nhẹ về tỷ trọng so với năm trước nhưng về giá trị đã tăng lên 34% so với năm 2002. Vốn ODA hỗ trợ thể chế và chính sách chiếm 26% tổng giải ngân ODA, tăng 533 triệu USD (tương ứng 226%) so với năm 2002. Mức giải ngân cho lĩnh vực phát

triển nơng thơn là 302 triệu USD chiếm 15% tổng vốn ODA, vẫn đứng vị trí thứ ba nhưng tăng đáng kể so với năm 2002 với mức tăng 34%. Lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực năm 2003 tăng 25% so với năm 2002 và đạt mức 278 triệu USD tương đương 14% tổng số ODA. Tiếp theo là lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên và phát triển cơng nghiệp chỉ đạt 97 triệu USD chiếm 5% tổng vốn ODA (năm 2002 chiếm tỷ trọng 9%), giảm 18% so với năm 2002. Cịn lại là lĩnh vực viện trợ khẩn cấp và hoạt động cứu trợ chỉ cĩ 10 triệu USD vào năm 2003, giảm 32% so với năm 2002 và tất cả đều là viện trợ khơng hồn lại.

Các khoản vốn vay ODA giải ngân nhanh tăng giảm khơng ổn định, chiếm 18% trong tổng số ODA, tăng từ 132 triệu USD năm 2002 lên 375 triệu USD năm 2003. Đây chủ yếu là các khoản Tín dụng hỗ trợ Xĩa đĩi giảm nghèo (PRSC) của Ngân hàng thế giới và Quỹ tăng trưởng Xĩa đĩi giảm nghèo (PRSF) của IMF. Các khoản này nhằm hỗ trợ cải cách khu vực ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước, phát triển khu vực tư nhân, phát triển xã hội, phát triển nơng thơn và quản trị quốc gia. Các khoản tín dụng hỗ trợ Xố đĩi giảm nghèo đạt 306 triệu USD, chiếm 82% trong tổng vốn ODA giải ngân nhanh và chiếm 15% trong tổng ODA giải ngân năm 2003.

Hình 2-5: 10 ngành tiếp nhận ODA nhiều nhất năm 2003

7979 79 109 116 136 136 187 283 442 442 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500

Tài nguyên thiên nhiên Sức khỏe Quản lý phát triển Nơng nghiệp Phát triển nguồn nhân lực Phát triển xã hội Phát triển vùng lãnh thổ Năng lượng Giao thơng vận tải Quản lý kinh tế

Triệu USD

Nguồn: Điều tra ODA của UNDP

Phân tích về lượng ODA giải ngân trực tiếp ở các vùng cụ thể của đất nước cho thấy miền núi phía Bắc, vùng duyên hải Bắc Trung bộ và Đồng bằng sơng Cửu Long nhận được 43% các khoản ODA giải ngân trực tiếp. Con số này thấp hơn nhiều so với 70% người nghèo cả nước sống ở các vùng này.

Bảng 2-5: Mức phân bổ ODA và ODA tính theo đầu người ở từng khu vực ODA (triệu USD) ODA trên đầu người (USD)

2001 2002 2003 2001 2002 2003

Miền núi phía Bắc 153.4 161.3 182.7 13.52 14.04 15.74 Đồng bằng sơng Hồng 151.0 164.8 195.9 8.76 9.44 11.10

Trong đĩ: Hà Nội 54.0 72.4 72.1 19.00 24.70 23.98

Duyên hải Bắc Trung bộ 75.9 84.5 87.0 7.45 8.20 8.36 Duyên hải Nam Trung bộ 74.7 121.5 159.4 11.16 17.90 23.10 Cao nguyên Trung bộ 47.9 62.3 63.7 11.06 14.14 13.94

Đơng Nam bộ 124.0 103.8 149.0 10.03 8.25 11.57

Trong đĩ: TPHCM 35.5 41.3 58.9 12.67 8.80 12.28

Đồng bằng sơng Cửu Long 81.3 106.8 159.2 4.92 6.39 9.43

Tổng cộng 708.3 805.3 997.0 9.00 10.10 12.32

Nguồn: Điều tra ODA của UNDP

Năm 2003, cĩ khoảng 48% tổng vốn ODA tương đương 997 triệu USD được dành cho các khu vực cụ thể, tăng 24% so với năm 2002. Mức giải ngân ở tất cả các vùng đều tăng ngoại trừ Hà Nội. Vùng duyên hải Nam Trung bộ, Đơng Nam bộ và Đồng bằng sơng Cửu Long đều gia tăng đáng kể lượng vốn giải ngân ODA, lần lượt là 37,9 triệu USD, 45,2 triệu USD và 52,4 triệu USD.

Về ODA tính theo đầu người, các khu vực đều cĩ mức giải ngân tăng so với năm trước trừ Hà Nội và cao nguyên Trung bộ hơi giảm nhẹ. Duyên hải Bắc Trung bộ, mức giải ngân tăng khơng đáng kể, là khu vực cĩ mức giải ngân trên đầu người thấp nhất năm 2003. Mức giải ngân trên đầu người ở Hà Nội mặc dù cĩ giảm nhưng vẫn đạt mức cao nhất cả nước và gần gấp đơi so với thành phố Hồ Chí Minh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân tích về lượng ODA giải ngân theo nhà tài trợ: Nhật Bản vẫn là nhà tài trợ lớn nhất trong năm, với tổng mức giải ngân là 599 triệu USD, tăng 90% so với năm trước; tiếp theo là Ngân hàng thế giới, ADB. Sau đĩ là Pháp, Úc, Đan Mạch, Uûy ban Châu Âu, Hà Lan, Đức và vương quốc Anh. Nhĩm các nhà tài trợ song phương cung cấp khoảng 50% trong tổng mức giải ngân ODA. Tổng mức giải ngân từ Liên minh châu Aâu (kể cả các quốc gia thành viên EU và EC) là 410 triệu USD, và nếu gộp tồn bộ, sẽ đứng thứ ba về mức giải ngân.

Hình 2-6: Giải ngân của 10 nhà tài trợ hàng đầu năm 2003 38 40 43 45 61 65 106 252 575 599 0 100 200 300 400 500 600 700 Anh Đức Hà Lan Uûy ban châu Aâu Đan Mạch Uùc Pháp NH Phát triển châu Á NH Thế giới Nhật Bản Triệu USD

Nguồn: Điều tra ODA của UNDP

Phân tích ODA theo điều kiện tài chính: Vốn ODA gồm 2 loại: viện trợ khơng hồn lại và vốn vay ưu đãi. Những năm đầu nối lại quan hệ hợp tác, nguồn vốn ODA chủ yếu dưới hình thức viện trợ khơng hồn lại, các chương trình viện trợ, cứu trợ của các tổ chức quốc tế. Hiện nay, xu hướng các khoản viện trợ khơng hồn lại giảm dần và nguồn vốn ODA được thực hiện dưới hình thức chủ yếu là cho vay ưu đãi cĩ hồn trả: các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng, giao thơng vận tải. Đĩ là xu hướng chung của nguồn vốn ODA trên thế giới hiện nay. Năm 2003, vay ưu đãi chiếm 67% tổng vốn ODA tương đương 1,4 tỷ USD. Với xu hướng như vậy, các dự án vay ưu đãi từ nguồn vốn ODA cần phải được thẩm định, tính tốn đầy đủ về hiệu quả và khả năng trả nợ.

0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004

Viện trợ khơng hồn lại Vay ưu đãi

Nguồn: Điều tra ODA của UNDP

Qua 12 năm thực hiện nguồn vốn ODA, ta thấy mức độ giải ngân ODA được cải thiện nhiều so với mức cam kết, giá trị các hiệp định ký kết và mức giải ngân cũng gia tăng đáng kể. Song so với mức kế hoạch đặt ra hàng năm chúng ta vẫn chưa đạt, với số liệu tổng hợp Việt Nam cịn khoảng 6,8 tỷ USD đã ký kết chưa được giải ngân.

Bảng 2-6: Thực trạng giải ngân theo tính chất nguồn vốn năm 2004

Chỉ tiêu Giá trị ký kết (triệu USD) giải ngânGiá trị Tỷ lệ giải ngân (%) Tỷ trọng (%)

Viện trợ khơng hồn lại 262 250 95,42 15,15

Vốn vay ưu đãi 1.981 1.400 70,67 84,85

Tổng giá trị ODA 2.243 1.650 73,56 100

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Trong nguồn vốn ODA, tỷ lệ giải ngân viện trợ khơng hồn lại khá cao, cao hơn hẳn so với những năm trước, đạt tới 95,42% so với mức ký kết, nguyên nhân chủ yếu là do khơng cĩ những ràng buộc về trả nợ nước ngồi, và là nguồn vốn chủ yếu được viện trợ dưới hình thức hỗ trợ kỹ thuật, tập trung vào các lĩnh vực y tế, xã hội, giáo dục, cải cách hành chính… Hình thức viện trợ này thường được giải ngân nhanh hơn các dự án đầu tư bằng vốn vay.

Tỷ lệ giải ngân của vốn vay ODA cĩ hồn lại đạt ở mức thấp 70,67%, cao hơn so với các năm trước. Tuy nhiên, với tỷ lệ giải ngân thấp (bình quân các năm là 68,5%) mà nguyên nhân chủ yếu là do giải ngân chậm các khoản vốn vay dẫn đến tồn tại một khoản vốn tương đối lớn khoảng 6,8 tỷ USD chưa được thực hiện gây lãng phí vốn làm cho hiệu quả sử dụng nguồn vốn này chưa cao.

Nhìn chung, lượng giải ngân ODA của Việt Nam cịn chậm, chỉ đáp ứng được 70-80% yêu cầu giải ngân bình quân 1 năm của kỳ kế hoạch 5 năm 2001-2005. Theo kế hoạch đặt ra, nguồn vốn ODA cĩ khả năng huy động trong 5 năm (thời kỳ 2001-2005) là 10-11 tỷ USD, điều này địi hỏi tốc độ giải ngân nguồn vốn này phải đạt mức trung bình hàng năm là 2 tỷ USD/năm, song so với thời gian vừa qua, tốc độ giải ngân ODA bình quân chỉ đạt 1,5 tỷ USD/năm. Tốc độ giải ngân chậm đã làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn này cho đầu tư phát triển của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA ở Việt Nam (Trang 43 - 49)