Tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA ở Việt Nam (Trang 33 - 38)

3. Chênh lệch tiết

2.3.5. Tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA

Việc thu hút và sử dụng ODA phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội thời kỳ 1993-2004, được tiến hành trên cơ sở Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ VII, VIII và IX, các Nghị quyết của Hội nghị Trung ương, chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2001-2010; các kế hoạch 5 năm 1991- 1995; 1996-2000; 2001-2005 và 2006-2010; Quy hoạch nguồn vốn ODA thời kỳ 1996-2000 và 2001-2005; các Nghị định của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quản lý và sử dụng ODA; các quy hoạch phát triển các ngành, các địa phương…

Thơng qua 12 Hội nghị CG, các nhà tài trợ đã cam kết ODA cho nước ta với tổng giá trị đạt 30,03 tỷ USD. Mức cam kết năm sau cao hơn năm trước và đạt đỉnh điểm trong năm 2004 là 3,44 tỷ USD.

Bảng 2-2: Tình hình cam kết ODA giai đoạn 1993 – 2004

Đơn vị tính: tỷ USD

Năm 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004

30,03 1,81 1,94 2,26 2,43 2,40 2,77* 2,85** 2,40 2,20 2,50 2,84 3,44

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Ghi chú: (*) bao gồm 0,5 tỷ hỗ trợ cải cách kinh tế, (**) bao gồm 0,7 tỷ hỗ trợ cải cách kinh tế

Tình hình cam kết ODA tăng nhanh kể từ khi các nhà tài trợ nối lại quan hệ với Việt Nam giai đoạn 1993-1999, giảm trong hai năm 2000-2001, sau đĩ khơi phục lại và tăng dần từ năm 2001. Từ năm 2002 cho đến nay, đã đạt và vượt mức cam kết thời gian trước.

Hình 2-1: Tình hình cam kết ODA giai đoạn 1993-2004

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 - Phân tích cơ cấu vốn ODA cung cấp cho Việt Nam:

Tỷ USD

Tính đến hết năm 2004, tổng giá trị các điều ước quốc tế về ODA đã được ký kết ước đạt khoảng 21 tỷ USD, tương đương 72% tổng vốn ODA đã được cam kết. Trong đĩ tính từ năm 1993 đến năm 2002, tổng giá trị ký kết là 16,6 tỷ USD với cơ cấu vốn ODA như sau:

+ Vốn vay ưu đãi: 13,6 tỷ USD tương đương 81,93% + Viện trợ khơng hồn lại: 3 tỷ USD tương đương 18,07%

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng vốn ODA được ký kết trong 9 tháng đầu năm 2005 đạt gần 2 tỷ USD, trong đĩ vốn vay đạt 1,7 tỷ USD và vốn viện trợ khơng hồn lại khoảng gần 300 triệu USD.

Hình 2-2: Cơ cấu vốn ODA cung cấp cho Việt Nam 9 tháng đầu năm 2005

Viện trợ khơng hồn

lại 15%

Vay ưu đãi 85%

Viện trợ khơng hồn lại của Việt Nam đạt từ 18-21% trong tổng số tài trợ. Nhìn chung, tỷ lệ viện trợ khơng hồn lại trên tổng số vốn cam kết mà Việt Nam nhận được tương đối thấp (mức bình quân của thế giới là 25%, cĩ những trường hợp đặc biệt như ở Malaysia tỷ lệ này đạt 30%) và cĩ chiều hướng giảm trong những năm gần đây. Theo đánh giá của các nhà tài trợ, ngồi nguyên nhân khách quan là do xu hướng chung của thế giới thì nguyên nhân chủ yếu là việc chủ động đưa ra những chương trình, dự án để được hỗ trợ theo phương thức viện trợ khơng hồn lại của phía Việt Nam thiếu sức thuyết phục, thậm chí cịn khơng đưa ra được nội dung để được nhận viện trợ khơng hồn lại, các nhà tài trợ gọi đĩ là tính “chủ động miễn cưỡng” của Việt Nam.

- Phân tích cơ cấu ngành:

Căn cứ vào chính sách ưu tiên sử dụng ODA của Chính phủ, định hướng nguồn vốn vay ưu tiên cho các lĩnh vực giao thơng vận tải; phát triển hệ thống điện, mạng lưới chuyền tải và phân phối điện; phát triển nơng nghiệp và nơng thơn bao gồm thủy lợi, thủy sản, lâm nghiệp; cấp thốt nước và bảo vệ mội trường; y tế; giáo dục và đào tạo; khoa học và cơng nghệ…

Ngồi ra, nguồn vốn ODA cũng hỗ trợ đáng kể cho ngân sách của Chính phủ để thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế và thực hiện chính sách cải cách kinh tế (các khoản tín dụng điều chỉnh cơ cấu kinh tế, điều chỉnh cơ cấu kinh tế mở rơng, Quỹ Miyazawa, PRGF & PRSC).

Bảng 2-3: Cơ cấu giá trị các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết từ 1993 đến 2002

Ngành Tỷ trọng (%)

Giao thơng vận tải 25,70

Nguồn, đường dây chuyển tải điện và lưới điện phân phối 22,40

Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn 16,30

Giáo dục, đào tạo, khoa học và cơng nghệ 7,90

Y tế, xã hội 5,80

Các lĩnh vực khác 13,10

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Việc bố trí ODA theo ngành trong thời kỳ 1993-2002 cho thấy chủ trương đúng đắn trong việc sử dụng nguồn vốn này cho cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội.

Tuy mỗi nhà tài trợ cĩ những ưu tiên khác nhau về ngành, nhưng nhìn chung các nhà tài trợ đều chú ý đến cơ sở hạ tầng như xây dựng các nhà máy điện, đầu tư vào giao thơng vận tải… vì các lĩnh vực thuộc cơ sở hạ tầng gián tiếp kích thích đầu tư trực tiếp nước ngồi.

Hình 2-3: Cơ cấu ODA theo ngành giai đoạn 1993-2002 26% 22% 16% 9% 8% 6% 13%

Giao thơng vận tải

Nguồn, đường dây truyền tải điện và lưới điện phân phối Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn

Cấp thốt nước

Giáo dục, đào tạo, khoa học và cơng nghệ Y tế, xã hội

Các lĩnh vực khác

- Phân tích cơ cấu các nhà tài trợ:

Nguồn cung cấp ODA cho Việt Nam từ các nhà tài trợ song phương và đa phương:

+ Về song phương: hiện cĩ 25 nhà tài trợ song phương, trong đĩ cĩ 21 nhà tài rợ cam kết ODA thường niên (Uùc, Bỉ, Canada, Séc, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Hàn quốc, Lucxambua, Hà Lan, New Zealand, Na Uy, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Thái Lan, Anh, Hoa Kỳ); 4 nhà tài trợ khơng cam kết ODA thường niên (Aùo, Trung Quốc, Nga, Singapore) mà cam kết theo từng dự án cụ thể.

Một số nhà tài trợ song phương chủ yếu xếp theo giá trị cam kết ODA năm 2002:

ƒ Châu Á: Nhật Bản (747 triệu USD), Uùc (40 triệu USD), Hàn Quốc (40 triệu USD). Trong đĩ, Nhật Bản và Hàn Quốc cung cấp cả viện trợ khơng hồn lại lẫn vốn vay ưu đãi. Uùc chỉ cung cấp viện trợ khơng hồn lại.

ƒ Châu Aâu: Pháp (103 triệu USD), Đức (50 triệu USD), Đan Mạch (50 triệu USD), Italy (43 triệu USD), Anh (40 triệu USD). Trừ Anh, tất cả các nước trên đều cung cấp cả viện trợ khơng hồn lại và vốn vay ưu đãi.

ƒ Châu Mỹ: Hoa Kỳ (33 triệu USD), Canada (18 triệu USD). Hai nước này chỉ cĩ viện trợ khơng hồn lại. ODA của Mỹ chủ yếu là các dự án nhân đạo quy mơ nhỏ và hỗ trợ kỹ thuật liên quan trực tiếp đến các mục tiêu thương mại.

+ Về đa phương: hiện cĩ 15 tổ chức gồm Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng thế giới (WB), Uûy ban Châu Aâu (EC), Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), Quỹ Kuwait, Cơng ty Tài chính quốc tế (IFC), chương trình Phát triển của liên hiệp quốc (UNCP), Quỹ Dân số thế giới (UNFPA), Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), Tổ chức y tế thế giới (WHO), Quỹ Phát triển nơng nghiệp quốc tế (IFAD), Chương trình Lương thực thế giới (WFP), Quỹ mơi trường tồn cầu (GEF) và Quỹ Đầu tư phát triển của Liên hiệp quốc (UNCDF). Trong số đĩ, OPEC và IFC khơng cam kết ODA thường niên mà cam kết theo từng dự án cụ thể.

Một số nhà tài trợ đa phương chủ yếu xếp theo khối lượng ODA cam kết năm 2002: WB (720 triệu USD), ADB (321 triệu USD), EC (60 triệu USD), các tổ chức Liên hiệp quốc (61 triệu USD). Các tổ chức Liên hiệp quốc và EC chỉ cung cấp viện trợ khơng hồn lại, WB và ADB cung cấp cả viện trợ khơng hồn lại và vay ưu đãi.

+ Ngồi ra, cịn cĩ khoảng 350 tổ chức phi chính phủ nước ngồi (NGO) hoạt động tại Việt Nam, cung cấp bình quân một năm khoảng 80 triệu USD viện trợ khơng hồn lại. Đặc biệt năm 2004, các tổ chức này đã cam kết đạt mức 100 triệu USD, thể hiện sự đĩng gĩp ngày càng lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam.

Trong hội nghị CG 12 năm 2004, cĩ ba nhà tài trợ với mức cam kết ODA cao nhất là Nhật Bản (902 triệu USD), WB (750 triệu USD) và Pháp (444 triệu USD). Tuy nhiên, nếu đánh giá trong suốt thời kỳ 1993-2004 thì ba nhà tài trợ cĩ quy mơ cung cấp ODA lớn nhất là Nhật Bản, WB và ADB, chiếm 70% - 80% tổng giá trị các điều ước quốc tế về ODA được ký kết, trong đĩ Nhật Bản chiếm gần 40%.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA ở Việt Nam (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)