Cuộc vận động cách mạng trên mặt trận văn hoá tư tưởng

Một phần của tài liệu Mặt trận Việt Minh và những phong trào đấu tranh giải phong dân tộc từ 1941- 1945 (Trang 29 - 32)

4. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam và cuộc đấu tranh để mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật Pháp

4.3 Cuộc vận động cách mạng trên mặt trận văn hoá tư tưởng

Cuộc CTTGII bùng nổ và với nhiều hệ quả của chính sách kinh tế của Nhật- Pháp đã làm cho đa số văn nghệ sĩ nước ta lúc bấy giờ vô cùng khó khăn. Cho nên hầu hết văn nghệ sĩ Việt Nam hoạt động hợp pháp lúc bấy giờ thấy mình bất lực, bế tắc. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nhiều cây bút trẻ xuất hiện như : Nam Cao, Tô Hoài, Bùi Hiển, Nguyên Hồng…Họ đã biết nói đến đời sống, sự phá sản của người nông dân, người tiểu chủ nhưng vẫn chưa tìm được ánh sáng của tương lai.

Trong cuộc đấu tranh cách mạng sôi nổi của dân tộc, một vấn đề lớn cần phải đặt ra là phải giác ngộ những văn nghệ sĩ lầm đường, đánh thức tinh thần dân tộc vốn có của họ, chỉ cho họ con đường đi đúng đắn, đưa họ vào con đường đấu tranh cách mạng vĩ đại của dân tộc, đưa văn học nghệ thuật vào mặt trận đấu tranh cách mạng. Do đó, để thu hút lực lượng văn hoá yêu nước và tiến bộ vào con đường cách mạng, Đảng đã đề ra cho những người công tác văn hoá Việt Nam một phương hướng cách mạng rõ rệt. Bản đề cương về văn hoá của Đảng ra đời. Giữa lúc lớp văn nghệ sĩ trẻ tuổi đã nhìn thấy cơ ngơi phá sản của cả một thế hệ “ đàn anh” đang chờ đợi một ngọn đèn, một ánh sáng mới thì Đảng đã tới với họ, chỉ cho họ một đường đi, một lối thoát.

KẾT LUẬN

Nhờ sự tích luỹ được kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo cách mạng, trước sự thay đổi của tình hình thế giới và trong nước cho đến giai đoạn năm 1939- 1945, Đảng ta đã có những định hướng hoàn chỉnh về chính sách mặt trận dân tộc thống nhất. Trong hội nghi Trung Ương Đảng tháng 5/1941, Đảng chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh thay cho Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương là một mặt trận rộng rãi nhất từ trước đến bấy giờ. Đảng ta đã vận dụng tài tình chủ nghĩa Mac- Lê nin về đấu tranh giai cấp cách mạng vào nước ta một cách sáng tạo. Đặc biệt trong giai đoạn 1941- 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân Việt Nam đã đoàn kết, trên dưới một lòng đánh đuổi được ách đế quốc, phong kiến giành độc lập dân tộc, xây dựng một chế độ dân chủ nhân dân từ đó về sau. Địa vị nước ta tưởng chừng bị xoá tên trên bản đồ thế giới thì được trở lại địa vị một nước độc lập, có uy tín trên trường quốc tế. Và cũng từ đó, nước ta góp phần đẩy mạnh sự tan rã của hệ thống thuộc địa của thực dân, góp phần bảo vệ hoà bình thế giơí.

Chú thích:

Một phần của tài liệu Mặt trận Việt Minh và những phong trào đấu tranh giải phong dân tộc từ 1941- 1945 (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w