Vòng quay khép kín Tất cả những hộ tham gia mô hình chăn nuôi này đều được Còng ty C.P đầu tư con giống, thức ăn, kỹ thuật và có bác sĩ thú y theo dõi, tư vấn quá trình nuôi.. Trong điều
Trang 1Nuôi Gà khép kín, an toàn dịch bệnh
Trong khi dịch cúm gia cầm tràn lan khắp nơi thì ngay khu vực ĐBSCL, nhiều hộ nuôi gà quy mô lớn chẳng hề hấn gì Gà được nuôi trong chuồng kín và được làm mát rất bài bản Với hình thức nuôi khép kín từ đầu vào đến đầu ra, người nuôi chẳng phải lo lắng về giá cả, dịch bệnh
Làm mát cho gà
Mô hình làm mát cho gà được Công ty TNHH Chăn nuôi C.P Việt Nam hợp tác với nông dân các tỉnh ĐBSCL (Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang, Kiên Giang ) nuôi gia công gà theo một vòng quay khép kín Mỗi tỉnh có từ 100.000 - 450.000 con Cao nhất khu vực là TP Cần Thơ với 400.000 con Anh Dương Văn Phần - Giám đốc chi nhánh Công ty tại Vĩnh Long cho biết: Năm 2007, Công
ty đã hợp tác nuôi gia công 170.000 con gà siêu thịt với 10 nông dân dọc tuyến sông Cổ Chiên thuộc các xã Mỹ An, Mỹ Phước, An Phước (huyện Mang Thít) và bây giờ mô hình đang lan rộng trung khu vực Kế hoạch năm 2008 này là 14 hộ với 280.000 gà thịt và 4 họ nuôi 170.000 gà đẻ Điều đặc biệt là gà được nuôi trong chuồng kín, có hệ thống làm mát tự động theo độ tuổi của gà, hạn chế được mùi hôi, dịch bệnh Kết quả đáng mừng là khi dịch cúm gia cầm bùng phát nhiều nơi, nhưng nhiều hộ chăn nuôi gia cầm quy mô lớn ở đây chẳng hề hấn gì
Gà được nuôi trong chuồng kín, nhiệt độ ổn định theo từng độ tuổi Chuồng được thiết kế kín, cách
ly với bên ngoài hoàn toàn, một đầu có hệ thống nhiều quạt hút lớn đường kính 1,4- 1,5m, một đầu
hệ thống làm mát từ nước Khi hệ thống quạt hút giảm nhiệt độ bên trong không theo yêu cầu, bộ cảm ứng bên trong tự động bật hệ thống làm mát cho gà sẽ hoạt động Nhiệt độ trong chuồng nuôi được điều chỉnh giảm dần theo độ tuổi của gà Lúc gà mới thả vào chuồng thì nhiệt độ 34-350C, khi
gà lớn dần thì nhiệt độ cũng được điều chỉnh giảm dần còn 25-260C Người đầu tư một cách bài bản nhất là ông Võ Văn Thạch ở xã An Phước Mỗi trang trại có kích thước ngang 13m, dài 130m, kinh phí lên đến 1,2 tỷ đồng Cả khu vực có 3 trại gà, mỗi trại có thể nuôi đến 15.000 con Ông đang đầu tư tiếp 7 trại nữa
Vòng quay khép kín
Tất cả những hộ tham gia mô hình chăn nuôi này đều được Còng ty C.P đầu tư con giống, thức ăn,
kỹ thuật và có bác sĩ thú y theo dõi, tư vấn quá trình nuôi Sau khoảng 45 ngày nuôi, khi gà đạt trọng lượng 2,7kg sẽ được Công ty thu sản phẩm Người nuôi được Công ty trả khoảng 5.500 đồng/con Ông Tư Thạch phấn khởi: "Đợt đầu tiên mỗi trại tôi nuôi 15.000 con Công ty trả công 72 triệu đồng Tôi đang xây dựng tiếp thêm một số trại nữa" Anh Tống Hữu Hạnh (An Phước) thì được trả công từ 4.500-5.000 đồng/con" Đây là lứa gà thứ 6, anh hợp tác với Công ty C.P, với 3 trại nuôi, mỗi trại 12.000 con, tiền thu về cũng không thua mấy so với nguồn thu của ông Tư Thạch Sau 8 năm hợp tác nuôi gà, từ một điểm ban đầu, nay anh Trần Thanh Đại (TP Sóc Trăng) đã mở 3 điểm nuôi với trên 100.000 con Anh Đại lạc quan: "Nuôi vậy không phải lo lắng đầu vào đầu ra, dịch bệnh gì hết" Bởi hầu hết gà nuôi của các trại này sẽ được Công ty C.P đưa vào dây chuyền giết mổ hiện đại của Cơ sở Năm Thắng ở Thanh Đức (Vĩnh Long) để cung cấp cho khu vực ĐBSCL
Trong điều kiện dịch cúm gia cầm đang bùng phát khắp nơi như hiện nay, phương thức kết hợp bền vững giữa người nuôi và doanh nghiệp trong mô hình liên kết chăn nuôi khép kín từ đầu vào đến đầu ra như trên, sẽ hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh
Đặc điểm sinh học của Gà Sao
Gà Sao bắt nguồn từ gà rừng, theo cách phân loại gà sao thuộc lớp Aves, bộ Gallformes,
họ Phasiani, giống Numidiae, loài Helmeted
1 Đặc điểm ngoại hình
Trang 2Cả 3 dòng gà Sao đều có ngoại hình đồng nhất Ở 1 ngày tuổi gà Sao có bộ lông màu cánh sẻ, có những đường kẻ sọc chạy dài từ đầu đến cuối thân Mỏ và chân màu hồng, chân có 4 ngón và có 2 hàng vảy.
Giai đoạn trưởng thành gà Sao có bộ lông màu xám đen, trên phiến lông điểm nhiều những nốt chấm trắng tròn nhỏ Thân hình thoi, lưng hơi gù, đuôi cúp Đầu không có mào
mà thay vào đó là mấu sừng, mấu sừng này tăng sinh qua các tuần tuổi, ở giai đoạn trưởng thành, mấu sừng cao khoảng 1,5-2cm Mào tích của gà Sao màu trắng hồng và có
2 loại: một loại hình lá dẹt áp sát vào cổ, còn một loại hình lá hoa đá rủ xuống Da mặt và
cổ gà Sao không có lông, lớp da trần này có màu xanh da trời, dưới cổ có yếm thịt mỏng Chân khô, đặc biệt con trống không có cựa
2 Phân biệt trống mái
Việc phân biệt trống mái đối với gà Sao rất khó khăn Ở 1 ngày tuổi phân biệt trống mái qua lỗ huyệt không chính xác như các giống gà bình thường Đến giai đoạn trưởng thành con trống và con mái cũng hoàn toàn giống nhau Tuy nhiên, người ta cũng phân biệt được giới tính của gà Sao căn cứ vào sự khác nhau trong tiếng kêu của từng cá thể Con mái kêu 2 tiếng còn con trống kêu 1 tiếng, nhưng khi hoảng loạn hay vì một lý do nào đó thì cả con trống và con mái đều kêu 1 tiếng nhưng không bao giờ con trống kêu được 2 tiếng như con mái Ta có thể nghe thấy tiếng kêu của gà khi được 6 tuần tuổi Ngoài ra sự phân biệt trống mái còn căn cứ mũ sừng, mào tích, nhưng để chính xác khi chọn giống người ta phân biệt qua lỗ huyệt khi gà đến giai đoạn trưởng thành
3 Tập tính của gà Sao
Trong hoang dã gà Sao tìm kiếm thức ăn trên mặt đất, chủ yếu là côn trùng và những mẩu thực vật Thông thường chúng di chuyển theo đàn khoảng 20 con Về mùa đông, chúng sống từng đôi trống mái trong tổ trước khi nhập đàn vào những tháng ấm năm sau Gà Sao mái có thể đẻ 20-30 trứng và làm ổ đẻ trên mặt đất, sau đó tự ấp trứng Gà Sao mái nuôi con không giỏi và thường bỏ lạc đàn con khi dẫn con đi vào những đám cỏ cao Vì vậy trong tự nhiên, gà Sao mẹ thường đánh mất 75% đàn ocn của nó
Trong chăn nuôi tập trung, gà Sao vẫn còn giữ lại một số bản năng hoang dã Chúng nhút nhát, dễ sợ hãi, hay cảnh giác và bay giỏi như chim, khi bay luôn phát ra tiếng kêu khác biệt Chúng sống ồn ào và hiếm khi ngừng tiếng kêu
Gà Sao có tính bầy đàn cao và rất nhạy cảm với những tiếng động như: mưa, gió, sấm, chớp, tiếng cành cây gãy, tiếng rơi vỡ của đồ vật Đặc biệt gà Sao khi còn nhỏ rất sợ bóng tối, những lúc mất điện chúng thường chồng đống lên nhau đến khi có điện gà mới trở lại hoạt động bình thường Vì vậy cần hết sức chú ý khi nuôi gà Sao để tránh stress có thể xảy ra
Gà Sao thuộc loài ưa hoạt động, ban ngày hầu như chúng không ngủ, trừ giai đoạn gà con Ban đêm, chúng ngủ thành từng bầy
4 Hiện tượng mổ cắn
Do quá linh hoạt mà gà Sao rất ít mổ cắn nhau Tuy nhiên chúng lại rất thích mổ những vật lạ Những sợi dây tải, hay những chiếc que nhỏ trong chuồng, thậm chí cả nền chuồng, tường chuồng Do vậy thường làm tổn thương đến niêm mạc miệng của chúng,
vì vậy trong chuồng ta không nên để bất cứ vật gì ngoài máng ăn, máng uống, nền, tường chuồng phải làm chắc chắn
5 Tập tính tắm, bay và kêu
Gà Sao bay giỏi như chim Chúng biết bay từ sáng sớm, 2 tuần tuổi gà Sao đã có thể bay
Trang 3Chúng có thể bay lên cao cách mặt đất từ 6-12m Chúng bay rất khoẻ nhất là khi hoảng loạn.
Gà Sao cũng có nhu cầu tắm nắng, gà thường tập trung tắm nắng vào lúc 9-11h sáng và 3-4 giờ chiều Khi tắm nắng gà thường bới một hố cát thật sâu rồi rúc mình xuống hố, cọ lông vào cát và nằm phơi dưới nắng
6 Tập tính sinh dục
Các giống gà khác khi giao phối thường bắt đầu bằng hành vi ghẹ gà mái của con trống,
đó chính là sự khoe mẽ Ngoài ra, chúng còn thể hiện sức mạnh thông qua tiếng gáy dài nhưng ở gà Sao lại không như vậy, chúng không bộc lộ tập tính sinh dục rõ ràng ngay cả người chăn nuôi hàng ngày cũng khó phát hiện thấy Gà Sao mái thì đẻ trứng tập trung, khi đẻ trứng xong không cục tác mà lặng lẽ đi ra khỏi ổ
KỸ THUẬT NUÔI GÀ VÀ ĐẺ TRỨNG THƯƠNG PHẨM
I.Công tác chuẩn bị trước khi nuôi:
a Chuẩn bị thiết bị - dụng cụ chăn nuôi:
- Rèm che: Cóthể dùng rèm che dài để có thể che kín hoàn toàn chuồng nuôi hoặc loại rèm che lửng chỉ che kín phần có lồng
- Lồng gà: Chuẩn bị đủ số lượng, căn cứ trên quy định 1 2 gà/1ồng/1 ,2m2 (4 con trong một ngăn của lồng)
- Máng ăn và máng uống: máng dài bằng kim loại hay bằng nhựa Máng được đặt dọc theo chiều dọc chuồng ở phía trước (máng uống ởtrên, máng ăn ởdưới) Định mức 10
cm chiều dài máng cho 1 gà
b Vệ sinh, tiêu độc chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi:
Cần thực hiện các bước sau:
- Loại bỏ rèm che cũ, mang ra khu vực xa nơi nuôi dưỡng để xử lý
- Rửa toàn bộ chuồng, lồng, rèm che, máng ăn, máng uống sau đó để khô và phun thuốc sát trùng trần, tường của chuồng, lồng, máng ăn, máng uống, diện tích xung quanh
chuồng bằng dung dịch thuốc sát trùng Con Cò, hoặc formol 2% liều lượng 1lít/m2 Sau
đó, để trống chuồng trong vòng từ 7 đến 14 ngày
Thao tác vệ sinh chuồng phải theotrình tự sau:
- Đưa tất cả các trang thiết bị nhỏ ra ngoài và ngâm vào nước.Cọ rửa đánh sạch những chất bẩn
Trang 4Giai đoạn gà từ 1 ngày tuổi đến 18 - 20 tuần tuổi: Đây là giai đoạn quan trọng, có tính quyết định tới năng suất đẻ trứng Nuôi gà đúng phương pháp đẻ đúng thời điểm, trứng
sẽ to, năng suất đẻ cao
Bà con chăn nuôi phải hết sức chú ý đến hai yêu cầu kỹ thuật sau:
- Chế độ cho ăn đạt thể trọng quy định (luôn kiểm tra thể trọng gà)
- Chế độ chiếu sáng thích hợp tạo cho gà đẻ đúng thời điểm
Chế độ ăn:
Gà phải được ăn thức ăn có chất lượng tốt khẩu phần ăn chính xác theo từng giai đoạn phát triển của gà Để đáp ứng được yêu cầu đó, bà con chăn nuôi hãy dùng thức ăn đậm đặc Con CòC25 hoặc thức ăn hỗn hợp Con CòC26, Con CòC27 của CTy Thức ăn gia súc Con - Cò dùng cho gà hậu bị
Cách sử dụng như sau.
Gà từ 1 tuần tuổi đến 9 tuần tuổi:
Thức ăn được sử dụng ởgiai đoạn này là cám hỗn hợp Con CòC26 hoặc Con? Cò
C21 Cám đậm đặc Con CòC25 được pha tròn'theo tỷ lệ như sau: Trong 100kg cám trộn
có 32% cám Con CòC25, 53% ngô, 10% tấm, 5% cám gạo Trong giai đoạn này gà ăn tự
do và không cần theo dõi thể trọng, nhưng ởtuần thứ 9 gà phải ăn đạt? 52g/con/ngày cám trộn hoặc cám hỗn hợp và gà phải đạt trọng lượng quy định là 730 g/con
Gà từ 10 tuần tuổi đến 19 tuần tuổi:
Trong giai đoạn này phải lưu ý tới sự đồng đều của thể trọng gà.Vì vậy thức ăn phải được phân phối đều cho toàn đàn ăn khẩu phần quy định tránh hiện tượng gà ăn quá nhiều, hay quá ít Thức ăn dùng cho gà giai đoạn này là cấm hỗn hợp Con CòC27 hoặc cám đậm đặc Con CòC25 Cám Con Còsử dụng trong giai đoạn này được pha trộn như sau: Trong 100kg cám hỗn hợp có 26% C25 , 34% là ngô, 25o/o là thóc xay, 1 5% cám gạo Gà trong giai đoạn này cho ăn khẩu phần đi nh lượng tuỳ tuần Định lượng này tăng dần và đạt 85g/con/ ngày cám hỗn hợp Con CòC25 được pha trộn theo tỷ lệ trên Thể trọng tiêu chuẩn đặt ra ởgà 1 g tuần tuổi phải đạt 1 620/ con
Kiểm tra mức độ tăng trọng của gà hậu bị:
Kỹ th quật cơ bản nuôi gà hậu bị là không quá mập cũng như gà quá gầy Cần? phải theo sát định mức thể trọng từng giai đoạn tuổi
Trang 5gà nhẹ bằng 95% trọng lượng chuẩn thì phải dùng định mức thức ăn của tuần trên kế tiếp.
Ví dụ: Trọng lượng chuẩn gà là 670g ởtuần thứ 8 mà chỉ cân được 630g thì phải dùng định? mức thức ăn ởtuần thứ 10 là 55g/con/ngày thay cho khẩu phần định mức ởtuần 9 là 52g/con/ngày Nếu trọng lượng gà nặng hơn trọng lượng chuẩn 5% thì tiếp tục sử dụng khẩu phần định mức ở tuần đó thay cho tuần kế tiếp
Để có một đàn gà hậu bị tốt khi trọng lượng gà ở1 9 tuần tuổi bằng trọng lượng
chuẩn = 5% và đạt tỷ lệ đồng đều là 80% so với tổng đàn
Chế độ chiếu sáng:
Chế độ chiếu sáng giúp cho gà thuần thục giới tính đúng ngày giờ, đẻ sai và duy
trì năng suất đẻ Thời gian chiếu sáng một ngày đối với gà hậu bị:
- Gà 1 - 2 tuần tuổi: Thời gian chiếu 24/24 giờ
- Gà 3 -7 ngày tuổi: Thời gian chiếu 23/24 giờ
- Gà từ đến tuần 11 : Thời gian chiếu giảm từ 22/24 xuống 13/24 giờ
- Gà từ 12 - 18 tuần tuổi: sử dụng ánh sáng tự nhiên
- Gà từ 19 - 22 tuần tuổi : Thời gian chiếu sáng từ 13/24 giờ đến 16/24 giờ và duy trì thời gian chiếu sáng này suốt thời kỳ gà đẻ Cường độ ánh sáng sử dụng là 4w/m2
III.Kỹ thuật nuôi dưỡng gà đẻ
* Các loại thức ăn
-Gà từ tuần thứ 20, đẻ trứng bói đến loại thải (74 tuần) Thức ăn giai đoạn này gà ăn thức
ăn của gầ đẻ và khẩu phần định mức của gà đẻ Định mức tăng dần đến 26 tuần định lượng thức ăn đạt 120g/con/ngày Thức ăn dùng cho gà đẻ tốt nhất hiện nay là hỗn hợp Con Cò C24 hoặc cám đậm đặc Con Cò C21 hoặc cám đậm đặc Con Cò 210 (của CTY Thức ăn gia súc Con Cò),
- Gà từ 20 tuần tuổi: Sử dụng cám Con Cò C210, pha trộn theo tỷ lệ sau: Cứ 100g cám hỗn hợp trộn có 37% C210, 23% ngô, 40% cám gạo hoặc trộn theo tỷ lệ 33% C210, ngô 40%, cám gạo 25%
-Gà trên 40 tuần tuổi: Sử dụng cám Con Cò C210 và pha trộn như sau: Cứ 100kg? cám hỗn hợp trộn có 33% cám Con CòC21 0, 27% ngô, 40% cám gạo
Cách cho gà ăn; Đốthức ăn hỗn hợp hoặc cám hỗn hợp trộn đồng đều ắ máng,? đảo đều
thức ăn ít nhất là 2 - 3 lần/ ngày để thức ăn được phân bố đều trong máng kích thích gà
ăn được nhiều hơn
Không được giảm khẩu l'hần thức ăn khi tỷ lệ đẻ của đàn gà con cao, chỉ giảm khi? tỷ lệ
đẻ tụt xuống Cho gà ăn 2 lần trong ngày: Lần 1: 75% thức ăn vào buổi sáng, lần 2-3 lần 25% vào buổi chiều
Trang 6Nước uống phải luôn đảm bảo số lượng 250ml/con, luôn sạch và mát 26oc.
Duy trì chế độ chiếu sáng 16 giờ/ ngày.
Sáng 4 - 6 giờ thắp đèn
16 - 1 8 giờ ánh sáng tự nhiên
18 - 20 giờ ánh sáng đèn
Cường độ ánh sáng duy trì 4w/m2 cho suốt thời kỳ đẻ.
Tiếp tục theo dõi thể trọng gà, trong giai đoạn này, phải tăng trọng chậm đặc biệt? trong 5
- 6 tháng đầu thời kỳ đẻ Ngược lại sự giảm trọng lượng trong thời kỳ này thường? dẫn tới
sự sụt đẻ và thay lông Loại bỏ những gà không đủ tiêu chuẩn như đầu to hay quá? dài, mào kém phát triển và có vảy trắng
Trang 7Tiêm phòng dịch tả, phù đầu, hội chứng giảm đẻ.
(Sau 4 tháng tiêm lại vacxin dịch tả gà)
Kinh nghiệm nuôi gà tần ở Bắc Giang
Gà tần, loại gà mà người chăn nuôi đặt tên cho gà choai là con lai giữa gà ri với các giống
gà nội như: Gà Hồ, gà Đông Tảo, gà Mía… Sau khi nuôi 45 – 50 ngày tuổi, trọng lượng
500 – 700 gam/con, đang được tiêu thụ mạnh trong các nhà hàng, khách sạn Theo tính toán của các hộ nông dân có nhiều kinh nghiệm nuôi gà tần lâu năm cho biết: Nuôi gà từ 1 – 50 ngày tuổi tiêu tốn thức ăn thấp, lớn nhanh, tăng thêm được nhiều lứa/năm hơn là nuôi gà thương phẩm Trung bình một con gà 50 ngày tuổi ăn hết 1,5 – 1,6kg thức ăn tổng hợp, cộng với các chi phí khác (con giống, điện sưởi ấm, thuốc thú y) giá thành 13 – 14.000 đ/con, bán buôn với giá 16 – 18.000 đ/con, lãi ròng khoảng 3.000 đ/con/50 ngày Nhiều hộ nông dân ở các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên, Việt Yên (Bắc Giang) đã trở nên khá giả nhờ nuôi gà tần
Về giống:
Nên chọn con lai với mái là gà ri lai với trống là các giống gà Hồ, Đông Tảo hoặc gà Mía Chọn những con khỏe mạnh (bụng gọn, mềm, rốn khô, lông tơi xốp, không vẹo mỏ, khèo chân) Có màu lông đặc trưng trắng, vàng hoặc nâu
Chuồng trại:
Chuồng trại: Làm cao ráo, hướng đông nam, ấm hè, mát đông, nên lợp ngói mũi, mái chồng lưu thông không khí tốt hơn Có hệ thống cửa sổ, quạt thông gió, hệ thống bóng điện tròn chiếu sáng, sưởi ấm Mái hiên cách nền chuồng ít nhất 2m
Giai đoạn úm gà con 1 – 22 ngày tuổi:
Yêu cầu về nhiệt độ, mật độ: Trong điều kiện nông thôn bà con đều úm gà bằng cách quây cót tre Mỗi cót tre dài 4m, cao 0,5 – 0,6m quây tròn được diện tích trong quây khoảng 1,3m2 Chất độn rải nền chuồng bằng trấu (vỏ hạt lúa), khoảng 5 – 7 ngày thay chất độn chuồng 1 lần, đảm bảo nền chuồng luôn khô ráo Dùng nhiệt kế đo độ treo cách bóng điện sưởi khoảng 50cm để theo dõi nhiệt độ vùng chụp sưởi Cũng có thể quan sát bằng mắt xem gà có đủ nhiệt hay chưa: Nếu thấy gà tụm lại, chồng chất lên nhau là thiếu nhiệt, đàn gà dạt ra xa nguồn sưởi há mồm thở là thừa nhiệt, gà tụm lại một góc chen chúc nhau là bị gió lùa
Chăm sóc: Gà 1 ngày tuổi không cần cho ăn, cho uống kháng sinh đa giá + B Complex +
đường Glucô + chất điện giải (liều lượng xem hướng dẫn trên bao bì gói thuốc) trong 3
Trang 8ngày liền Ngày thứ 2 cho gà tập ăn gạo lức (gạo xay) hoặc ngô tốt nghiền nhỏ rắc trên mẹt bằng tre Ngày thứ 3 trở đi cho gà ăn thức ăn tổng hợp chế biến sẵn của các hãng thức ăn lớn có uy tín như: Proconco, Guyomach, AFC, CP Grup… chuyên dùng cho gà 1 đến 22 ngày tuổi Ngày thứ 8 trở đi cho gà ăn, uống bằng máng tròn nhựa hay tôn chuyên dùng Ngày thứ 4 trở đi cho gà uống nước sạch không hạn chế
Giai đoạn gà choai 22 – 50 ngày tuổi:
- Cho gà ăn loại cám chế biến sẵn từ 22 ngày đến xuất chuồng, những ngày ấm trên 15
độ C thả gà ra vườn (vườn có diện tích gấp 10 – 15 lần chuồng nuôi, có cây xanh che mát), cho gà ăn thêm sỏi nhỏ, rau xanh
- Chống rét cho gà: Những ngày giá rét 10 – 15 độ C, ban ngày chỉ thả 2 – 3 giờ khi có ánh nắng mặt trời Giá rét dưới 10 độ C nhốt hoàn toàn trong chuồng, cho sưởi ấm bằng bóng điện tròn
- Chống nóng cho gà: Nếu nhiệt độ ngoài trời lớn hơn 35 độ C, cần bật quạt thông gió, mở hết cửa sổ cho thoát nhiệt, cho gà uống nước có hòa thêm B.complex và chất điện giải để giải nhiệt cho cơ thể tăng sức đề kháng chống lại bệnh dịch xâm nhập, giảm mật độ nuôi, thả gà ra vườn có bóng cây xanh che mát - Về liều lượng và các loại thuốc kháng sinh dùng chữa bệnh, nhiều hộ nuôi gà đều cho hay, đối với thuốc uống, thuốc tiêm chữa bệnh nên dùng sản phẩm của các hãng thuốc thú y lớn có uy tín nhiều năm như: Bi-O, Thú y xanh Việt Nam, NaFa, Vimedim… Với thuốc uống nên tăng gấp 3 lần, thuốc tiêm tăng 1,5 lần so với hướng dẫn trên bao bì gói thuốc thì mới nhanh khỏi bệnh Còn các loại vacxin nội nên dùng tăng 1,5 lần so với hướng dẫn Còn vacxin ngoại của Indonesia, Hà Lan, Mỹ… chỉ cần dùng đúng hướng dẫn thì hiệu quả phòng, trị bệnh mới cao
cả trại gà công nghiệp đều áp dụng mô hình này và thị trường ổn định, không chỉ người chăn nuôi có thể "sống chung với dịch cúm", mà người tiêu dùng cũng an tâm do sản phẩm hoàn toàn sạch bệnh "
Dù đã được anh Ngọc giới thiệu trước về mô hình chăn nuôi này, nhưng chúng tôi cũng bất ngờ khi bước vào khu vực chăn nuôi Xung quanh trại nuôi là một không gian trong lành và yên tĩnh, không tìm thấy bóng dáng của các đàn ruồi, không khí cũng chẳng
"đậm đặc" mùi phân gà như ở những trại chăn nuôi gà công nghiệp qui mô lớn từng được biết đến Anh Ngọc cười, nói đó là đặc trưng của nuôi gà trong phòng lạnh
Theo giải thích của anh Ngọc, "khí hậu" trong trại chăn nuôi được vận hành bằng cảm ứng nhiệt "Tùy theo từng độ tuổi của con gà, người quản lý trại sẽ nhập nhiệt độ thích hợp vào hệ thống Dù nhiệt độ bên ngoài có thay đổi, tăng hay giảm, hệ thống cảm ứng sẽ
tự động điều chỉnh máy để đảm bảo nhiệt độ bên trong không thay đổi " - anh nói
Khi bắt đầu đầu tư vốn để xây dựng khu chăn nuôi này, rất nhiều người quen của anh đã trố mắt ngạc nhiên, thậm chí nghi ngờ anh "đẻ" ra dự án để vay vốn Tuy nhiên, sau hơn mười năm nuôi gà, anh Ngọc cho biết đây là quãng thời gian mà anh có thể "ăn ngon, ngủ yên" nhất, không còn phải "đau đầu" với nạn ô nhiễm mùi hôi hay ruồi nhặng cũng như đối phó với những đơn kiện của dân cư trong khu vực như trước đây
Gần đó là trang trại chăn nuôi của anh Long cũng được xây dựng không kém phần hiện đại Theo anh Long, trong bối cảnh ngành chăn nuôi phải "sống chung với dịch cúm",
mô hình chăn nuôi chuồng kín là chọn lựa bắt buộc nếu muốn tránh nguy cơ trắng tay khi dịch cúm gia cầm bùng phát
"Sống trong phòng lạnh, đàn gà hầu như không bị lây nhiễm bệnh do được cách ly với
Trang 9chim trời có thể mang dịch bệnh" - anh khẳng định Theo anh Long, hàng loạt hộ chăn nuôi gia cầm lớn ở Đồng Nai đã và đang bắt đầu chuyển sang mô hình chăn nuôi gà trong phòng lạnh, với khoảng 40-50 khu trại chuồng kín
Đầu tư cao nhưng chi phí thấp
Được bắt đầu xây dựng từ giữa năm 2006, khu trang trại chăn nuôi gà trong phòng lạnh rộng đến 5ha của gia đình chị Võ Thị Ánh Tuyết (ở xã Phú Thanh, Tân Phú, Đồng Nai) đến nay vẫn còn là công trường ngổn ngang "Vốn đầu tư ban đầu rất cao, tui chỉ xây dựng trước ba trại và đưa vào chăn nuôi, thấy hiệu quả nên tiếp tục đầu tư Hai trại đang xây dựng sẽ hoàn tất trong 2-3 tháng tới " - chị Tuyết nói
Mô hình chăn nuôi lớn nhất và hiện đại nhất VN hiện nay là trang trại chăn nuôi gà An Thịnh Phát (Long Thành, Đồng Nai), do một nhóm doanh nghiệp đầu tư, với sự hậu thuẫn của Tập đoàn chăn nuôi CP VN Với tổng vốn đầu tư lên tới 30 tỉ đồng, qui mô đàn gần 1 triệu con mỗi năm, trang trại này không chỉ nuôi gà trong phòng lạnh mà hệ thống chăn nuôi từ quản lý trại đến cho gà ăn đều hoàn toàn tự động
Tương tự, ông Lê Văn Quyết (xã Tam Phước, Long Thành) - một trong những người tiên phong đầu tư mô hình chăn nuôi gà trong phòng lạnh - cho biết hiện đang triển khai một khu trại chăn nuôi thứ hai với qui mô 50.000 con và sẽ tiếp tục xây dựng khu thứ ba cũng với qui mô này vào cuối năm nay
Theo các hộ chăn nuôi, vốn đầu tư chuồng trại khi áp dụng mô hình chăn nuôi khép kín rất cao, thấp nhất cũng vào khoảng 500 triệu đồng và cao nhất lên đến 1 tỉ đồng cho mỗi trại qui mô 10.000 con Anh Long cho biết với năm dãy trại nuôi có qui mô tổng đàn 90.000 con/lứa, anh đã đầu tư hơn 5 tỉ đồng
Trường hợp của anh Ngọc, dù thiết kế trại theo mô hình hai tầng để tiết kiệm chi phí đầu
tư nhưng cũng phải đổ hơn 7 tỉ đồng vào khu chăn nuôi qui mô 120.000 con "Nếu không yêu nghề và không có gan, chẳng ai dám đầu tư nuôi gà theo mô hình này do vốn đầu
tư ban đầu quá lớn, chủ yếu phải vay ngân hàng Thế nhưng, nếu tính toán một cách đầy
đủ và dài hạn, chi phí nuôi gà trong phòng lạnh lại thấp hơn nhiều so với mô hình nuôi chuồng hở " - anh Long khẳng định
Cũng một qui mô đàn 10.000 con gà, theo tính toán của anh Long, vốn đầu tư ban đầu đối với loại chuồng hở vào khoảng 200 triệu đồng, nhưng thời gian sử dụng chỉ ba năm, hết thời hạn này phải xây lại trại Trong khi đó, thời gian sử dụng của chuồng kín lên đến 10 năm, tính ra chi phí chuồng trại bình quân mỗi năm cũng xấp xỉ nhau
Việc giữ môi trường xung quanh không bị ô nhiễm của trại kín cũng giúp người nuôi loại
bỏ rủi ro phải bỏ trại chạy lấy người như đối với loại chuồng hở, do gây ô nhiễm môi trường bị dân cư xung quanh phản ứng Theo các hộ chăn nuôi, hiệu quả chăn nuôi gà trong chuồng kín cao hơn nhiều so với mô hình chuồng hở mới là yếu tố quan trọng để chấp nhận đầu tư vốn lớn
"Cùng qui mô đàn, số lượng thức ăn và thời gian nuôi như nhau, nhưng số tiền gia công thu được đối với gà nuôi phòng lạnh cao gấp 2-3 lần so với nuôi chuồng hở " - chị Tuyết khẳng định
Kỹ thuật nuôi chim cút
Lồng úm: Quy cách 1,5 x 1,0 x 0,5m, cách mặt đất 0,5m Xung quanh làm bằng lưới ô
vuông 1cm Những ngày đầu mới úm, đáy lồng và xung quanh phải lót giấy, che kín, yên tĩnh và không bị lọt chân
Chuồng nuôi: Có thể nuôi lồng hay quây nuôi nền Quy cách lồng 1,0 x 0,5 x 0,2m, nuôi
được 20-25 cút mái Nóc lồng làm bằng vật liệu mềm, vì cút hay nhảy dựng đứng làm bể đầu Đáy lồng dốc 2-3o để trứng lăn ra, làm bằng lưới ô vuông 1-1,5cm, để cút đi đứng thoải mái và phân lọt xuống vì hứng phân Khi nuôi nhiều thì chồng các lồng lên nhau, cách nhau 10-12cm để đặt vỉ hứng phân Quy cách quây nuôi nền, đường kính 1-1,5m, cao 0,4m, trên có bóng đèn và chụp sưởi, nuôi được 200-250 cút 1 tuần, 150-200 cút 2 tuần, 100-150 cút 3 tuần
Trang 10Máng ăn, máng uống: Có thể làm bằng nhôm hay nhựa treo xung quanh chuồng, quy
cách dài 0,5 hoặc 1,0m, rộng 6-7cm, cao 5-6cm Máng để úm có thể làm nhỏ và thấp hơn đặt trong chuồng
Thức ăn: Mỗi ngày cút ăn 20-25gr thức ăn hỗn hợp và đẻ 1 quả trứng nặng 10-11gr (bằng 10% cơ thể), cho nên thức ăn của cút phải bảo đảm yêu cầu dinh dưỡng cao, nhất là đạm, khoáng và sinh tố
Nước uống: Mỗi ngày cút uống 50-100ml nước, nhưng phải cung cấp đầy đủ nước sạch
và mát cho cút uống tự do
Chăm sóc nuôi dưỡng:
Cút con 1-25 ngày: Cút con nở ra phải úm ngay Có thể úm lồng hoặc úm nền, nhưng phải sưởi nóng lồng hoặc chuồng trước khi cho cút con vào úm
- Nhiệt độ úm: Tuần thứ nhất 34-35oC, sau đó giảm dần mỗi tuần 3oC, đến tuần thứ 4 không phải úm nữa
- Thoáng khí: ấm áp nhưng phải thoáng khí
- Mật độ úm: Tuần 1: 200-250 con/m2, tuần 2: 150-200 con/m2, tuần 3: 100-150 con/m2; tuần 4: 50-100 con/m2
- Thức ăn, nước uống: Giai đoạn úm nên đặt máng ăn, uống trong lồng, chuồng Thức ăn giàu dinh dưỡng, nhất là đạm (26-28%), sinh tố cho ăn nhiều trong ngày Nên bổ sung sinh tố vào nước cho cút uống thường xuyên
Cút thịt 25-30 ngày: Từ ngày 25 chuyển sang chế độ nuôi thịt Khẩu phần thức ăn vỗ béo, nhiều tinh bột, ít đạm (22-24%) cho ăn, uống tự do cả ngày lẫn đêm Mật độ trung bình 50-70 con/m2 Cút thịt xuất bán 40-50 ngày tuổi
Chọn giống và phối giống:
Chọn giống: Chọn mua cút ở những cơ sở sản xuất giống bố mẹ Cút giống phải khỏe mạnh, không dịch bệnh, dị tật, nhanh nhẹn, háu ăn Tỷ lệ đẻ, ấp nở, nuôi sống cao, tăng trọng nhanh, ổn định và đồng đều Tránh đồng huyết, dòng bố, dòng mẹ nuôi tách riêng
để chọn lọc và ghép đôi giao phối Từ ngày 25 chọn lọc những con đủ tiêu chuẩn làm giống nuôi riêng Cút trống, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lông da bóng mượt, thân hình gọn, nhỏ hơn con cái, đầu nhỏ, mỏ ngắn, cổ dài, ngực nở, lông ngực vàng, 25 ngày tuổi nặng 70-90gr Cút mái, đầu thanh, cổ nhỏ, lông da bóng mượt, lông ngực có đốm trắng đen, xương chậu rộng, hậu môn nở, đỏ hồng và mềm mại Trọng lượng lớn hơn cút trống
- Phối giống: Phải trên 3 tháng mới cho phối giống, phối giống sớm quá sẽ làm cho bầy cút mau tàn
Nuôi gà thịt CN lông trắng
Gà thịt Broiler là giống gà tổ hợp lai giữa 2, 4 hoặc 6 dòng gà thịt cao sản Gà Broiler có
ưu thế lai về mọi mặt: cường độ sinh trưởng và trao đổi chất nhanh, sức sống cao, hiệu quả kinh tế lớn
Hiện nay thường áp dụng công thức lai 4 máu (4 dòng gà lai với nhau) để tạo ra gà Broiler nhanh và hiệu quả nhất
1 Chất lượng gà thịt Broiler:
Muốn gà Broiler có chất lượng cao cần xác định sức khoẻ của từng cá thể trong đàn bố
mẹ của chúng Đàn bố mẹ không bị mắc các bệnh như bạch lỵ, CRD, Gumboro, Marek, Newcastle Gà Broiler cần có mức độ kháng thể quan trọng để chống lại các bệnh do virus
Gà Broiler được ấp từ những trứng có khối lượng 50g/quả trở lên và không quá 75g Nếu trứng nhỏ hơn, gà con nở ra phải nuôi tách riêng với chế độ chăm sóc tốt nhất
Gà con không có khuyết tật, phải đồng đều về hình dạng, đi đứng nhanh nhẹn, tỉnh táo, mắt sáng, chân khoẻ mập và bóng Phải loại bỏ những con gà con không đạt tiêu chuẩn
từ trạm ấp Trường hợp phải giao gà xa trong thời tiết xấu, gà chưa được ăn uống thì chưa nên vận chuyển, để gà trong phòng hoặc máy nở có nhiệt độ và độ ẩm phù hợp, chỉ xuất gà khỏi trạm ấp khi thời tiết tốt Khi nuôi quy mô lớn, tất cả gà con trong đàn nên lấy
Trang 11cùng nguồn gốc một số đàn gà bố mẹ Không nhốt lẫn gà con với gà nghi nhiễm bệnh bạch lỵ và CRD
Hầu hết gà mắc bệnh là do các tác nhân gây bệnh lan truyền từ đàn nhiễm bệnh sang đàn
gà sạch bệnh Có thể ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh bằng biện pháp nuôi cách ly hợp
lý, không tốn kém, thực hiện chương trình an toàn dịch bệnh Những đàn gà nuôi mật độ dày, nên bố trí cùng một lứa tuổi, trường hợp đặc biệt cho phép gà cách nhau 2-3 ngày tuổi, nhưng phải cùng một giống
2 Vệ sinh chăn nuôi
Việc đi lại, tham quan các trại gà nên hạn chế để tránh nguồn mang bệnh từ người Khách tham quan và người chăn nuôi khi vào trại gà phải tắm rửa và dùng quần áo, mũ, giày dép trang bị riêng và được sát trùng của từng nhà gà Người chăn nuôi được chuyên môn hoá cao độ, mỗi người chịu trách nhiệm chăm sóc một đàn gà cùng tuổi, không nuôi
gà khác đàn, khác tuổi, hạn chế qua lại các chuồng nuôi Trại gà phải tuân thủ các quy trình vệ sinh sát trùng chuồng nuôi, nhà kho, dụng cụ, thức ăn, môi trường quanh trại Ngoài ra cần chú ý các điểm sau:
- Thường xuyên kiểm tra và diệt trừ các loại côn trùng, gặm nhấm là nguồn gây bệnh chủ yếu như ruồi, bọ, chim, chuột
- Kho thức ăn, chất độn (dăm bào), thuốc thú y, dụng cụ chăn nuôi cần đặt xa chuồng nuôi (tuỳ diện tích trại mà đặt khoảng cách phù hợp)
- Tác nhân gây bệnh luôn tồn tại đe doạ đàn gà, do đó phải tiến hành phòng trị tổng hợp kịp thời, nghiêm ngặt theo quy trình vệ sinh chăn nuôi để bảo vệ đàn gà
- Đàn gà sạch bệnh là yếu tố quan trọng giúp chúng lớn nhanh, năng suất cao và giảm được tối đa chi phí thuốc chữa trị, tăng hiệu quả chăn nuôi
Kỹ thuật nuôi gà Kabir lấy thịt
Trong chăn nuôi gia cầm chăn thả lấy thịt việc chăm sóc, nuôi dưỡng thoả mãn đầy đủ các nhu cầu sinh lý đòi hỏi phát triển cơ thể ở mỗi giai đoạn sẽ khai thác tối đa tiềm năng di truyền của giống, đạt khối lượng giết thịt càng sớm càng tốt
1 Giai đoạn khởi động 0-3 tuần tuổi
- Chuẩn bị: Chuẩn bị điều kiện nuôi, chọn giống gà con, giữ ấm cho gà, máng uống, máng
ăn, độ thông thoáng, mật độ nuôi, vệ sinh phòng bệnh
- Ánh sáng: Thời gian chiếu sáng 24/24 giờ (tính cả ánh sáng tự nhiên)
- Chế độ dinh dưỡng giai đoạn gà con (0-3 tuần tuổi)
Khẩu phần được cân đối đủ các chất dinh dưỡng đáp ứng cho nhu cầu phát triển trong giai đoạn nuôi Thức ăn phối chế đa nguyên liệu, sử dụng đạm nguồn gốc từ động vật, thực vật, premix vitamin, khoáng vi lượng Không dùng nguyên liệu bị nấm mốc, nhiễm độc tố aflatoxin, hoặc bột cá có hàm lượng muối cao Dùng đỗ tương phải được rang chín Gà cho ăn tự do suốt ngày đêm (ăn càng nhiều càng tốt)
2 Giai đoạn vỗ béo (4 tuần tuổi đến giết thịt)
Giai đoạn 4 tuần tuổi đến giết thịt cần duy trì sức khoẻ tốt, mức độ đồng đều cao Gà được ăn tự do cả ngày đêm để có tăng trọng nhanh, rút ngắn thời gian nuôi Trong điều kiện thời tiết và nhiệt độ của môi trường thuận lợi (ấm áp, khô ráo) sau 3-4 tuần tuổi, nếu thời tiết lạnh dưới 20 độ C sau 5-6 tuần, có thể thả cho gà vận động, cơ săn chắc, khi giết
mổ không bị nhão
- Ánh sáng: chiếu sáng 24/24 giờ (ban ngày dùng ánh sáng tự nhiên, đêm thắp sáng bằng bóng điện)
- Mật độ: 5-7 con/m2 nền chuồng
- Nước uống: Dùng nước sạch, tuyệt đối không để gà thiếu nước uống Nếu thiếu nước
gà sẽ ăn ít và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, đặt máng uống ở vị trí thích hợp
Kỹ thuật nuôi Gà thả vườn
1 Một số giống gà thả vườn
- Gà rốt-ri
- BT1, BT2,
Trang 12- TL98, M98, H98
- Gà Tam Hoàng (Trung Quốc)
- Gà Lương Phượng (Trung quốc)
- Gà Kabir (Israel)
2 Chuồng nuôi gà
- Chuồng làm đơn giản bằng vật liệu rẻ tiền như: Tre, nứa, luồng, lá cọ, tranh, rạ hoặc xây chuồng với mái lợp bằng tôn lá hoặc ngói Nuôi 100 gà thả vườn cần diện tích khoảng 15-20 m2
- Nên làm chuồng sàn bằng tre, gỗ, cao 40-50 cm so với nền chuồng (nền láng xi măng)
để phân gà rơi xuống dưới, tránh bẩn, ẩm ướt và dễ dàng hót phân
- Làm chuồng nơi cao ráo, hướng Đông Nam, tận dụng càng nhiều ánh sáng tự nhiên càng tốt
- Chuồng gà mái đẻ làm hơi dốc để trứng lăn về trước, tránh giập vỡ trứng và gà mổ trứng
3 Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng
3.1.1 Giai đoạn úm gà con: từ 1 ngày đến 4 tuần tuổi
* úm trên lồng
Kích cỡ lồng: 1 m x 2m x 0,9m (kể cả chân đáy 0,4m) để úm 100 gà con
Đáy lồng làm bằng sắt ô vuông 1 x 1cm, xung quanh chuồng dùng lưới sắt mắt cáo và nẹp tre, gỗ để bao
* úm trên nền :
Chất độn chuồng (trấu, dăm bào phải dày 7-10cm và phun thuốc sát trùng (Forcmol 2%) Dùng cót cao 50-70cm để quây gà (15-20 con/m2) và nới rộng cót theo thời gian sinh trưởng của gà
* Sưởi ấm cho gà:
Dùng bóng diện, đèn dầu, than củi để sưởi ấm cho gà
Đảm bảo nhiệt độ : Tuần 1: 31 - 340c
Tuần 2: 29 - 310c
Tuần 3: 26 - 290c
Tuần 4: 22 - 260c
- Quan sát phản ứng của gà đối với nhiệt độ để điều chỉnh cho phù hợp
Nhiệt độ vừa phải: gà nằm rải rác đều khắp chuồng, đi lại, ăn, uống bình thường
Nhiệt độ thấp: gà tập trung lại gần nguồn nhiệt, đứng co ro run rẩy hoặc nằm chồng lên nhau
Nhiệt độ cao: gà tản xa nguồn nhiệt, nằm há mỏ thở mạnh, uống nhiều nước
Gió lùa: gà? nằm tụm lại ở góc kín trong chuồng
Chiếu sáng suốt đêm cho gà trong 2-3 tuần đầu để đam bảo ánh sáng, điều chỉnh nhiệt
độ, chống chuột, mèo và gà con sẽ ăn uống được nhiều để đảm bảo nhu cầu phát triển cơ thể
* Thức ăn cho gà:
Ngày đầu tiên chỉ cho gà ăn tấm hoặc ngô nghiền nhuyễn
Từ ngày thứ hai trở đi cho gà ăn bàng thức ăn công nghiệp, loại cám hỗn hợp hoặc cám viên đùng ho gà con, tỷ lệ protein thô từ 19 -21 % và năng lượng 2800-2900kcal
Cho gà ăn nhiều lần trong ngày, mỗi lần một ít để thức ăn luôn được mới, thơm ngon? kích thích tính thèm ăn của gà
Có thể sử dụng thức ăn đậm đặc hoặc thức ăn hỗn hợp trộn với thức ăn địa phương cho
Trang 13nước
Nước uống phải sạch và ấm ở nhiệt độ 16-200C
Sử dụng máng uống bằng hộp nhựa, chai đựng đầy nước úp ngược (phía dưới là đĩa có
gờ để nước rỉ dần ra đĩa cho gà uống) hoặc các chụp ống bằng nhựa hoặc ống bương các chụp ống bằng nhựa 3, 5-4 1ít cho 100 gà
Có thể sử dụng máng uống cho gà bằng ống nhựa hoặc ống bương bỏ 3 diện tích phía trên
3.1.2 Nuôi gà từ 4 tuần tuổi đến khi giết thịt
Sau 4 tuần tuổi bắt đầu thả gà ra vườn, thả khi mặt trời đã mọc từ 1 -2 giờ Ngày đầu thả
gà ra khoảnh 2 tiếng và tăng dần vào những ngày sau để gà quen dần trong vòng một tuần
Đảm bảo dinh dưỡng cho gà với tỷ lệ protein thô 15-16%, năng lượng 2800 kcal
Cần bổ sung thêm thức ăn cho gà vào buổi chiều trước khi gà lên chuồng bằng lúa, tấm, cám, giun đất
Trước khi bán 10-15 ngày, vỗ béo cho gà bằng cách cho gà ăn tự do thức ăn hỗn hợp tấm hoặc ngô vàng
3.1.3 Nuôi gà mái đẻ:
Từ 1-6 tuần tuổi: Nuôi như gà thịt thương phẩm
Từ 7-20 tuần tuổi: Cho gà ăn hạn chế với lượng thức ăn ít hoặc thức ăn có năng lượng thấp dưới 2.750kcal để tránh gà quá béo (vì gà béo quá sẽ đẻ muộn, đẻ thưa, năng suất trứng thấp)
Đảm bảo thức ăn cho gà trong thời gian đẻ với tỷ lệ protein thô 16-18% và năng lượng 2.750 Kcal Bổ sung thêm canxi bằng bột vỏ ốc, bột vỏ s ò, bột đá vôi nghiền cho gà ăn
Tỷ lệ đẻ của gà tăng thì cũng tăng lượng thức ăn cho gà
Mật độ nuôi gà đẻ : 4-5con/m2 chuồng
* Lượng thức ăn cho gà:
tuần tuổi gr/con/ngày
Kỹ thuật nuôi gà chọi
Mục đích chính của việc nuôi gà chọi là sử dụng con trống vào việc huấn luyện và thi đấu
Đa phần gà mái và những con trống không thành công trong quá trình tập luyện cũng như thi đấu thường được giết thịt
Đối với gà mái, từ khi nở ra, lớn lên con nào có ngoại hình "ngố" thể chất khoẻ mạnh, tính khí hung dữ và có một số đặc điểm ngoại hình qui định phẩm chất tốt sẽ được giữ lại làm
gà mái sinh sản Chúng được kiểm định qua vài lứa, nếu sản xuất ra được nhiều gà trống đạt thành tích cao thì tiếp tục sử dụng nhân giống, nếu không đạt thì bị loại bỏ, chuyến sang giết thịt Đối với gà trống, con nào có ngoại hình tốt, thể chất tốt, tính tình hung hăng thì được đưa vào huấn luyện, trong quá trình này người ta tiếp tục chọn theo các tiêu chí:
Trang 14- Có thể chất tốt (có khả năng chịu đòn, gan lì, luyện tập và thi đấu bền bỉ)
Gà chọi được nuôi từ xa xưa ở nhiều địa phương thuộc tỉnh Bình Định Đến nay, ước tính
cả tỉnh có khoảng 1000 gà trống được tuyển chọn, huấn luyện và sử dụng làm gà thi đấu
ở các cấp độ khác nhau Tất cả các huyện và thành phố đều có nuôi và tổ chức trường đấu gà, song tập trung nhất là thành phố Qui Nhơn, Tây Sơn và Hoài Nhơn
Chơi gà chọi cũng là hoạt động giao lưu văn hoá, cho nên giống gà chọi Bình Định hiện nay không chỉ tồn tại riêng ở Bình Định mà còn phát tán ra các tỉnh lân cận như Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hoà, Gia Lai, ĐakLak
Gà trống thi đấu đạt thành tích cao thường được bán đi nhiều nơi trong và ngoài nước Phương thúc nuôi gà chọi và tổ chức chọi gà ở Bình Định
Người chơi gà chọi ở Bình Định Khá đông, song phần lớn là người nuôi gà trống với số lượng ít (1 - 3 con), có một số gia đình nuôi gà mái để tạo giống Nếu có dòng mái tốt thì
họ thường giữ độc quyền, không bán con mái ra ngoài mà chỉ bán con trống
Chọn và nhân giống
- Chọn dòng mái tốt theo ngoại hình, thể chất (thường là những con mái dữ) và đời trước cũng như đời sau của nó có nhiều con trống đạt thành tích cao Gà mái chọn nhân giống thường là đã đẻ một vài lứa và tuổi không quá già (<6 năm tuổi)
- Chọn gà trống có ngoại hình tốt và có thành tích cao, tuổi từ 1.5 - 4.0 năm, không đồng huyết với mái đã chọn
- Bổ sung dinh dưỡng cho gà trống và gà mái đã chọn trong suốt một tháng trước khi giao phối
- Tiến hành ghép phối (thường là vào cuối tháng chạp và đầu tháng riêng)
- Ấp nở: theo truyền thống, người ta thường cho gà nở vào mùa xuân bằng phương thức
ấp tự nhiên do bản thân gà mẹ thực hiện với một vài động tác hỗ trợ của con người Đã
có một số thử nghiệm ấp bằng máy, song lại được đánh giá là chưa thành công, thể hiện
ở nhược điểm là gà lớn lên có khả năng thi
Kỹ thuật chăn nuôi gà sinh sản hướng thịt
Nuôi gà sinh sản hướng thịt (giống BE, AA, ISa, ROSS, SASSO ) được chia thành 5 giai đoạn : Gà con, gà dò (hậu bị đẻ), gà đẻ khởi động, gà đẻ pha I và gà đẻ pha II Ứng với mỗi giai đoạn nuôi có tiêu chuẩn khẩu phần thức ăn (TCKPTA) kèm theo
Tiêu chuẩn khẩu phần thức ăn gà con 0 – 6 tuần tuổi (TT)
Gà con sinh trưởng nhanh, trao đổi chất mạnh, vì vậy thức ăn cho gà con phải đầy đủ về
số lượng và chất lượng Các nguyên liệu đã SX thức ăn phải tốt (ưu tiên số 1) Trong 3 tuần đầu cho gà ăn tự do cả ngày lẫn đêm Sau 3 tuần tuổi cho ăn hạn chế theo khối lượng cơ thể gà ở các tuần tuổi (đối với gà trống 4 – 6 tuần tuổi cho ăn từ 44 – 54g thức ăn/ngày tương đương với khối lượng cơ thể (KLCT) 605 – 860gr; gà mái cho ăn từ 40 – 50g thức ăn/ngày tương đương với KLCT 410 – 600g
Thức ăn cho gà dò 7-20 TT
Đặc điểm gà giai đoạn này tiếp tục tăng trưởng nhanh, nhưng tích lũy mỡ nhiều (chóng béo), đối với gà hậu bị lại phải kìm hãm tăng KLCT và chống béo, để khi lên đẻ cho sản lượng trứng cao và ấp nở tốt Vì vậy phải hạn chế số lượng, kể cả chất lượng thức ăn Số lượng thức ăn giảm còn khoảng 50 – 70% so với mức ăn tự do ban đầu Còn prôtêin và năng lượng thấp hơn gà đẻ Gà trống cho ăn tăng dần từ 58–108gr thức ăn/con/ngày tương đương với KLCT từ 1 – 2,8kg, gà mái từ 54–105gr thức ăn/con/ngày tương đương với KLCT từ 0,7–2kg
– Ưu điểm của cho ăn hạn chế là chống béo sớm, tạo ngoại hình thon, kéo dài thời kỳ đẻ
Trang 15trứng đến 2 tuần, tăng sản lượng trứng giống, đặc biệt là kéo dài thời kỳ đẻ đỉnh cao, tăng
số gà con/mái
– Thực hiện nghiêm ngặt cho ăn hạn chế đối với gà hậu bị hướng thịt là yếu tố quyết định
để đạt hiệu quả cao khi gà đi vào SX con giống 1 ngày tuổi
Tiêu chuẩn khẩu phần cho gà đẻ 21 – 64 TT
– Đẻ khởi động 21 – 24TT: Đặc điểm của giai đoạn này là gà vừa ăn hạn chế xong nên số lượng thức ăn cho gà phải tăng từ từ Nhưng chất lượng thức ăn như prôtêin, năng lượng lại cao hơn gà hậu bị và gà đẻ ở giai đoạn sau để đáp ứng cho gà con đang tăng trọng, phát triển và hoàn thiện chức năng sinh sản chuẩn bị cho giai đoạn đẻ cao
– Đẻ pha I từ 25 – 40 TT: Giai đoạn này gà đẻ cao nhất, gà hầu như đã thành thục hoàn toàn, tăng trọng không đáng kể cho nên thức ăn phải đảm bảo cho SX trứng cao Số lượng thức ăn cho gà ở giai đoạn này là cao nhất, nhưng chất lượng có thấp hơn giai đoạn đẻ khởi động Nhưng tính ra thì lượng vật chất khô và dinh dưỡng của thức ăn cung cấp cho gà ở giai đoạn này là cao nhất do gà ăn lượng thức ăn trên dưới 160gr/con/ngày – Đẻ pha II từ 41–64 TT: Giai đoạn này có thể kéo dài hoặc rút ngắn tùy theo giá cả thị trường Đặc điểm của giai đoạn này là gà đẻ giảm dần, tích lũy mỡ bụng nhiều cho nên phải giảm cả số lượng và chất lượng thức ăn cung cấp cho gà Thức ăn giảm dần từ 160gr xuống 145gr/con/ngày
+ Thức ăn cho gà trống ở thời kỳ đạp mái thấp hơn so với gà mái cả lượng và chất Hiện nay ở nước ta, áp dụng phương pháp cho ăn tách riêng trống mái với số lượng thức ăn cho gà trống 125 – 130gr/con/ngày trong suốt thời kỳ SX
+ Giảm sinh sản thời kỳ đẻ trứng giống cần bổ sung Vitamin A, D, E vào thức ăn định kỳ 3 ngày/lần (có thể ngâm thóc mầm cho gà ăn) Mùa nóng cho gà uống nước điện giải và Vitamin C
Nuôi gà mái đẻ
Chọn giống
- Ngoại hình: Gà mái đẻ tốt có đầu rộng và sâu, mắt to, mỏ ngắn, chân có vẩy chắc, mặt, móng ngắn, lông mềm mại sáng bóng Màu sắc lông và màu lông mang đặc điểm của giống
- Sinh trưởng và phát dục: Cần chú ý tới sự phát triển của khung xương chậu, khoảng cách giữa xương háng và cuối xương lườn càng rộng càng tốt
- Trọng lượng: Đây là chỉ tiêu quan trọng Với gà giống hướng trứng trọng lượng đạt 1,5kg/con, với gà giống hướng thịt trọng lượng đạt 1,8-2kg/con Bộ lông phải đầy đủ, lỗ huyệt to, nhờn ướt, cử động, nhạt màu
1,4-Nuôi dưỡng
- Thức ăn: Cung cấp đầy đủ thức ăn để gà mái đẻ duy trì sự sống và sản xuất ra trứng, phải đảm bảo yêu cầu về số lượng và chất lượng Gà đẻ năng suất cao đòi hỏi càng cao Không nên cho ăn quá mức làm gà béo sẽ giảm sản xuất trứng
- Nước uống: Gà mái đẻ nhu cầu về nước uống rất quan trọng, không những duy trì sống
mà còn đảm bảo sự sản xuất trứng Gà đẻ sản lượng trứng càng cao, nhu cầu về nước uống càng lớn Phải cung cấp nước sạch cho gà thường xuyên
Chăm sóc
- Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp 20-25oC
- Độ ẩm không khí tốt nhất là 60-70%, mùa đông không quá 80%
- Chiếu sáng: Gà rất nhạy cảm với ánh sáng, bởi ánh sáng quyết định mức độ đẻ thông qua sự hoạt động của các tuyến tiết hormon sinh dục Gà mái đẻ cần 14-16 giờ chiếu sáng/ngày
- Mật độ: tuỳ thuộc điều kiện nuôi, mật độ nuôi càng cao, sức đẻ càng giảm, trung bình khoảng 3-4 con/m2 nuôi trên nền và 8 con/m2 nuôi lồng
Quy trình kỹ thuật chăn nuôi Gà thả vườn
Chương I: Chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của gà thả vườn
Trang 161 Đối với gà thả vườn nuôi thịt theo phương thức nhốt thả
- Diện tích chuồng nuôi:
Gà từ 1 - 30 ngày tuổi : 25 con/m2
Gà từ 30 - 60 ngày tuổi : 10 con/m2
- Tỷ lệ nuôi sống : 95%
- Máng ăn:
Khay ăn 1 tuần đầu : 50 - 80 con/khay (50x60x2cm)
Máng ăn những tuần tiếp : máng ăn tròn 50 con/máng
- Máng uống : 1 - 2 tuần đầu dùng loại 1 lít, những tuần tiếp theo dùng máng 3,8 - 4 lít/25 con gà
- Điện chiếu sáng : 3w/m2; chiếu sáng: trong 20 ngày đầu
- Điện sưởi ấm giai đoạn úm gà con, tuỳ thời tiết, 2 - 3 tuần đầu dùng bóng điện 75 –100
W
- Thuốc và thức ăn bổ sung:
+ Thuốc phòng bệnh chính cho gà: Gumboro - Lasota - Đậu gà - Niucatxơn H1
(1.000đ/con)
+ Đường Gluco: 0,5kg/100 con gà (15.000 đ/kg)
+ Strees Brand: 1 gói/ 100 con gà (8.000 đ/gói)
+ Kháng sinh dự phòng: 100 đ/con
- Tiêu tốn thức ăn/1kg tăng trọng: 2,8 – 3 kg thức ăn
- Thời gian xuất chuồng là 60 - 90 ngày tuổi
- Trọng lượng xuất chuồng: 1,5 - 2kg
2 Đối với gà đẻ thả vuờn theo phương thức nhốt thả - Trong 1 tháng đầu tiên tất cả
các định mức như nuôi gà thịt
- Định mức thức ăn để có 1 gà mái thả vườn đẻ được lúc 21 - 22 tuần tuổi là 10kg/con
- Chỉ tiêu 1,7 - 1,9 kg thức ăn cho 10 quả trứng
- 5- 10 con có 1 ổ đẻ (30x30x30 cm)
- Sào đậu cách nhau 30 - 40 cm