1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá tác động các nguồn thải và xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng nước

107 741 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

trình bày đánh giá tác động các nguồn thải và xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng nước

Trang 1

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam đang trong giai đoạn Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đất nước Cùng với sự phát triển của đất nước, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện Các nhu cầu về vật chất và tinh thần cũng tăng theo, yêu cầu về cơ sở vật chất, hạ tầng cũng luôn được nâng cao Tạo nên một số vấn đề nhất là suy thoái môi trường

Tại Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nói riêng, vấn đề môi trường chưa được quan tâm nhiều Mặc dù môi trường chúng ta đang sống ngày càng bị suy thoái trầm trọng Các kênh rạch trên địa bàn Thành phố hiện nay hầu hết đều ô nhiễm nặng nề Theo kết quả quan trắc nửa đầu năm

2004 của Chi cục Bảo vệ Môi trường TP.HCM cho thấy chỉ số ô nhiễm tại các kênh rạch tăng đột biến, trong đó chỉ số ô nhiễm vi sinh cao gấp 100 lần so với năm 2003 Đây là dạng ô nhiễm rất quan trọng, gây hại trực tiếp đến con người và hệ động thực vật sống quanh nó Nguyên nhân sinh ra ô nhiễm vi sinh chính là

do tiếp nhận nguồn chất thải không được xử lý Nguồn chất thải này rất đa dạng

Trong những năm gần đây, cùng với tốc độ phát triển kinh tế ở mức độ khá cao, vấn đề ô nhiễm môi trường tại các kênh rạch trên địa bàn Thành phố đã và đang là sự quan tâm của cộng đồng dân cư và các cấp quản lý Một trong số đó là kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè (NL-TN) Ngày nay, ít ai biết được kênh NL-TN từng một thời là con kênh đẹp nhất nhì của Thành phố Người Pháp, ấn tượng trước vẻ đẹp và sự trong sạch của kênh, đã đặt cho nó cái tên “Arroyo de l’Avalanche- Kênh Tuyết đổ” Trong quá trình phát triển của đô thị Sài Gòn-TP.Hồ Chí Minh, kênh NL-TN luôn đóng vai trò quan trọng hình thành nên bộ mặt cảnh quan của Thành phố Tuy nhiên, hiện nay kênh NL-TN là nơi hứng chịu tất cả chất thải

Trang 2

trên lưu vực của con người trong quá trình sinh hoạt, hoạt động sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN), hoạt động xây dựng, buôn bán… gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của người dân Đây là hệ quả tất yếu của quá trình đô thị hóa và gia tăng dân số quá nhanh trong khi cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chưa hoàn thiện, cộâng thêm ý thức tự giác bảo vệ môi trường của người dân chưa cao, cũng như cơ chế, chính sách quản lý môi trường của Thành phố còn lỏng lẻo

Để góp phần bảo vệ nguồn nước kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè chúng tôi tiến

hành đề tài: “Đánh giá tác động các nguồn thải và xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng nước kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè” nhằm cung cấp cho các

nhà quản lý một số các giải pháp cải thiện chất lượng nước kênh

1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

¾ Nghiên cứu hiện trạng kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè

¾ Đánh giá các nguồn thải tác động lên chất lượng nước kênh

¾ Xây dựng các giải pháp khống chế các nguồn thải vào kênh nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước kênh

Trang 3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN-KINH TẾ-XÃ HỘI

- CƠ SỞ HẠ TẦNG TRÊN LƯU VỰC KÊNH NHIÊU LỘC-

THỊ NGHÈ 2.1 TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC KÊNH NL-TN

2.1.1 Vị trí địa lý và lưu vực

Kênh NL-TN nằm trong khu trung tâm của nội thành TP.HCM, chảy qua địa bàn 5 quận: Tân Bình, Phú Nhuận, Quận 1, Quận 3 và Bình Thạnh

Kênh NL-TN bắt đầu từ Quận Tân Bình chảy đến Quận Phú Nhuận (bờ Bắc), Quận 3 (bờ Nam và một phần bờ Bắc), Quận 1 (bờ Nam), Q.Bình Thạnh (bờ Bắc) và kết thúc ở sông Sài Gòn (cạnh xưởng sửa chữa tàu Ba-son)

Lưu vực kênh NL-TN có diện tích 3.324 ha nằm trên địa bàn 7 Quận nội thành (Quận 1, Quận 3, Quận 10, Quận Phú Nhuận, Quận Bình Thạnh, Quận Gò Vấp và Quận Tân Bình) tập trung dân cư với mật độ cao vì bao gồm 2 khu vực chính: khu Thành phố cũ (Quận 1, Quận 3 và 1 phần Quận Phú Nhuận, Quận Tân Bình, Quận Bình Thạnh sát dọc kênh) có dáng dấp đô thị với các đặc trưng: mật độ đường giao thông cao, tương đối có quy hoạch và khu Thành phố mới phát triển được hình thành do làn sóng dân cư từ nông thôn đổ về, do có tính chất tự phát nên hạ tầng kỹ thuật rất kém, không đáp ứng các tiêu chuẩn đô thị Quá trình phát triển của Thành phố đã mở rộng trung tâm ra đến gần như toàn bộ lưu vực kênh Vai trò của lưu vực kênh vì thế ngày càng trở nên nghiêm trọng đối với bộ mặt Thành phố

2.1.2 Phạm vi hành chính và quản lý hành chính trong lưu vực

Ranh giới lưu vực được giới hạn bởi các tuyến đường:

¾ Phía Bắc: đường băng giữa sân bay Tân Sơn Nhất, ngã năm Gò Vấp

¾ Phía Đông: đường Nơ Trang Long, Lê Quang Định, Xô Viết Nghệ Tĩnh

Trang 4

¾ Phía Nam: Nguyễn Thị Minh Khai, Cao Thắng, 3 Tháng 2, Nguyễn Tri Phương, Tô Hiến Thành

¾ Phía Tây: Lý Thường Kiệt, Lạc Long Quân, Cách Mạng Tháng 8

Phường nằm dọc theo tuyến kênh chính:

Ranh giới hành chính lưu vực kênh NL-TN được thể hiện trong hình 2.1

2.1.3 Vị trí, vai trò của tuyến kênh và lưu vực trong tổng thể Thành phố hiệân nay

Với nhiệm vụ thoát nước cho một diện tích 3.324 ha, lại nằm trong khu vực tập trung cao dân cư, đây là lưu vực quan trọng bậc nhất về mặt thoát nước của Thành phố ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động chính yếu của Thành phố

Là 1 trong 5 lưu vực thoát nước của nội thành TP.HCM nhưng lưu vực này chiếm đến 18,1% diện tích (3.324/18.372ha) và 30,7% dân số (1.200.000/3.913.000 dân) của cả Thành phố và có mật độ dân số rất cao 361 người/ha

Tình trạng ô nhiễm và bồi lấp của kênh hiện nay đã gây ảnh hưởng trầm trọng đến việc thoát nước của lưu vực, cụ thể các lưu vực dọc kênh từ đường Phạm Văn Hai kéo dài xuống cầu Lê Văn Sỹ thường xuyên bị ngập khi mưa, các khu vực ngã tư Bảy Hiền, Lý Thường Kiệt, Tô Hiến Thành, 3 Tháng 2, khu rạch Miếu Nổi-Quận Bình Thạnh cũng thường ngập lụt và rút rất chậm sau khi mưa do các chi lưu của kênh bị lấn chiếm, bồi lấp

Trang 6

Bảng 2.1: Diện tích và dân số các lưu vực thoát nước của TP.HCM

Lưu vực Diện tích (ha) Dân số (người) Mật độ dân số

(người/ha)

Nhiêu Lộc-Thị Nghè 3.324 1.200.000 361 Tàu Hủ-Bến Nghé-Đôi-

Tây Sài Gòn I và II 1.315 100.000 76 Tham Lương- Bến Cát 1.500 190.000 127

Bắc Sài Gòn II 1.152 63.000 55

Đông Sài Gòn 1.690 70.000 41

Nguồn: Công ty thoát nước Đô thị

2.2 ĐẶC ĐIỂM- ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA TUYẾN KÊNH VÀ LƯU VỰC

2.2.1 Đặc điểm khí hậu

Lưu vực kênh NL-TN nằm trong TP.HCM vì vậy khí hậu tại lưu vực kênh

mang đặc điểm khí hậu TP.HCM TP.HCM bị ảnh hưởng bởi khí hậu vùng nhiệt

đới gió mùa cận xích đạo nên có nhiệt độ cao, độ ẩm cao, có nhiều mây, có tính

ổn định cao, thay đổi khí hậu giữa các năm nhỏ, không có thiên tai, hầu như

không có bão lụt, chỉ bị ảnh hưởng nhẹ nhưng không đáng kể Các mùa tương tự

với khí hậu của miền Nam và có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô Mùa khô

kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng

10 Mùa hè chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và vào mùa đông chịu ảnh

hưởng của gió mùa Tây Bắc Gió mùa vào mùa hè thường diễn ra từ tháng 5 đến

tháng 12, 90% lượng nước mưa bình quân đều diễn ra vào mùa này với mức trung

bình là 300mm/m2 tháng, mưa hầu như ngày nào cũng có Nhiệt độ và độ ẩm cao

(nhiệt độ trung bình 320C, độ ẩm 79,7%) Gió mùa vào mùa đông diễn ra từ tháng

1 đến tháng 3, nhiệt độ thấp (210C vào tháng 1), độ ẩm thấp hơn và có mưa nhỏ

Trang 7

2.2.1.1 Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ không khí ít thay đổi giữa các tháng trong năm, biên độ dao động trong khoảng 5-70C, nhiệt độ trung bình năm là 270C Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm lại tương đối lớn (khoảng 7-100C vào mùa khô và 5-90C vào mùa mưa)

Bảng 2.2: Thống kê về nhiệt độ tại TP.HCM

Nhiệt độ trung bình năm 27,0

Nhiệt độ cao nhất đã từng được ghi nhận (vào năm

Nhiệt độ thấp nhất đã từng được ghi nhận (vào năm

1937)

13,8

Dao động nhiệt độ trong tháng nóng nhất (tháng 4) 24-35

Dao động nhiệt độ trong tháng lạnh nhất (tháng 11) 22-31

Nhiệt độ trung bình trong tháng nóng nhất 28,8

Nhiệt độ trung bình trong tháng lạnh nhất 25,7

Nguồn: số liệu do Viện Môi trường và Tài nguyên (CEFINEA) tổng hợp

2.2.1.2 Lượng mưa

Lượng mưa về mùa mưa chiếm 95% cả năm, lượng mưa trong mùa khô chỉ chiếm 5% cả năm

Bảng 2.3: Lượng mưa bình quân

Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên (CEFINEA) tổng hợp

Mưa thường xảy ra 120-140 ngày một năm, trung bình 10-12 ngày mỗi tháng Những trận mưa lớn gây ngập úng rộng thường xảy ra từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 Mùa mưa bắt đầu với gió mùa Tây-Nam vào khoảng ngày10/5 và kết thúc vào khoảng 30/10, lượng mưa trong tháng lớn nhất là 308mm vào tháng

Trang 8

8 Những cơn mưa lớn thường xảy ra trong thời gian ngắn Lượng mưa giảm dần

từ thượng nguồn đến hạ nguồn các con sông trong khu vực

Vào mùa khô, TP.HCM chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông-Bắc, trong đó

tháng 2 là tháng khô nhất Cường độ mưa theo tần suất 5 năm và 10 năm được

ước tính lần lượt là 80 và 91mm/giờ Lượng mưa theo tần suất 5 năm và 10 năm

được ước tính lần lượt là 114 và 128mm

Lượng mưa phân bố không đồng đều giữa các vùng:

¾ Vùng Bắc và Đông Bắc: 1900-2000mm/năm

¾ Vùng trung tâm Thành phố: 1600-1900mm/năm

¾ Vùng Nam và Đông Nam: 1200-1300mm/năm

Bảng 2.4: Các đặc trưng chế độ mưa (Trạm đo mưa Tân Sơn Nhất)

Các yếu tố đặc trưng chế độ mưa Trị số

Lượng mưa trung bình năm 1.979 (mm)

Số ngày mưa trung bình năm 154 (ngày)

Lượng mưa trung bình tháng lớn nhất 338 (mm) (tháng 9)

Số ngày mưa trung bình tháng lớn nhất 22 (ngày) (tháng 9)

Lượng mưa trung bình tháng nhỏ nhất 3 (mm)

Lượng mưa cực đại 177 (mm)

Lượng mưa tháng cực đại 603 (mm)

Nguồn: Công ty thoát nước đô thị

2.2.1.3 Lượng nắng - mây

Lượng nắng hàng năm trung bình 6,2 giờ mỗi ngày, với lượng nắng tối đa

là 8 giờ trong tháng 2 và 3 tối thiểu là 5 giờ vào tháng 10 Lượng mây thay đổi

trung bình từ 65-80% vào tháng 7, 8, 9 và 40% vào tháng 2 Sấm sét, giông gió

thường xảy ra vào mùa mưa, khoảng 6, 7 ngày/tháng nhưng hiếm xảy ra trong

những tháng còn lại

Trang 9

2.2.1.4 Độ ẩm không khí

Độ ẩm trung bình năm là 78%, vào mùa mưa là 85%, mùa khô là 75% Độ ẩm tối đa có thể lên đến 99%, tối thiểu là 30% Vào các tháng mùa khô, độ ẩm

giảm, độ ẩm không khí tương đối cho bởi bảng 2.5

2.2.1.5 Độ bay hơi

Độ bay hơi trung bình hàng năm ghi nhận bằng ống Piche ước tính khoảng 1.300mm Độ bay hơi hàng tháng có thể lên đến 130-160mm/tháng vào mùa khô, 70-90mm/tháng vào mùa mưa Sự bay hơi dưới ánh nắng cao hơn 1,3 lần so với giá trị đo bằng ống Piche (1600-1800mm) Sự bay hơi từ mặt nước theo ước tính

vào khoảng 600mm ở vùng ven biển và 500mm sâu trong đất liền

Bảng 2.5: Độ ẩm tương đối trong các tháng tại TP.HCM (Trạm khí tượng thủy văn)

Độ ẩm tương đối (%)

Trang 10

2.2.1.6 Tốc độ gió

Bảng 2.6: Tốc độ gió (m/s) trung binh tháng (Trạm đo Tân Sơn Nhất)

Tháng trong năm

Đặc

Cả năm Tốc

Nguồn: Đài khí tượng thủy văn TP.HCM

Nhìn chung, gió trong khu vực cũng có quy luật tuân theo hai mùa chính là mùa mưa và mùa khô

Vào các tháng mùa mưa (tháng 5 đến tháng 10) chủ yếu là gió Tây Nam, Tây-Tây Nam với vận tốc trung bình khoảng 15m/s, mang theo nhiều hơi nước và gây mưa nhiều Tốc độ gió lớn nhất có thể đạt 25-30m/s

Gió Đông, Đông Bắc xuất hiện chủ yếu trong các tháng mùa khô (tháng 11 đến tháng 4) với vận tốc trung bình khoảng 10-12,/s, mang ít hơi nước

Hướng gió chuyển tiếp giữa 2 mùa là hướng Đông- Đông Nam

2.2.2 Đặc điểm địa hình

Về địa hình, lưu vực kênh NL-TN có hai phần chính ở hai bên bờ kênh Nhìn chung, cao trình của mỗi vùng từ 10m ở phía ngoài (Quận Tân Bình, Gò Vấp và Quận 1) xuống đến 1.5m ở trung tâm (dọc theo hai bờ kênh) Điều kiện địa hình này rất thích hợp cho việc tập trung nước mưa xuống kênh

Nhìn chung, lưu vực kênh NL-TN nằm trên hai vùng địa hình đã phân chia bên trên: vùng đồi và vùng thấp Vùng đồi có cao độ địa hình lớn hơn +2,500m, bao gồm các khu vực:

¾ Quận 1, Quận 3 từ đường Nguyễn Thị Minh Khai đến đường Lý Chính Thắng (khu vực phía Nam lưu vực) cao độ giảm từ 9,7m-3,0m, độ dốc địa hình lớn, thoát nước khá tốt

Trang 11

¾ Quận 10, một phần Quận Tân Bình (khu vựa phía Tây Bắc đến đường Hoàng Văn Thụ; Tây và Tây Nam lưu vực đến đường Cách Mạng Tháng 8), cao độ địa hình từ 5,0m đến 3,0m Tuy nhiên khu vực Quận Tân Bình thuộc thượng lưu kênh và khoảng cách đến nguồn thoát khá xa nên độ dốc cống không thể đảm bảo yêu cầu kỹ thuật

¾ Vùng phía Đông Bắc lưu vực, thuộc Quận Gò Vấp và một phần Quận Phú Nhuận, cao độ địa hình từ 10,0m-2,5m, độ dốc địa hình lớn, nguồn thoát là đoạn giữa kênh nên có thể xây dựng các tuyến thoát nước với độ dốc lớn, thoát nước tốt

¾ Vùng thấp nằm dọc theo tuyến kênh, có cao độ địa hình nhỏ hơn 2,5m, các tuyến kênh thoát nước chịu ảnh hưởng nặng của thủy triều, gần như là vùng chứa của toàn bộ lưu vực khi mưa do kênh thoát nước không kịp Vì vậy, thường bị ngập và 1 thời gian dài sau mưa vẫn trong tình trạng rút chậm

(Nguồn: Công ty Thoát nước Đô thị)

2.2.3 Đặc điểm về địa chất công trình

Lưu vực kênh NL-TN được phủ bởi lớp trầm tích Pleitoxen có nguồn gốc sông, thành phần cấu tạo chủ yếu là cát và sét… Ở những vùng thấp dọc kênh, do quá trình đô thị hóa một cách tự phát, trên bề mặt có thêm các lớp phủ rất đa dạng bao gồm: cát, rác, xà bần hoặc đất, đất đỏ đắp thêm nhằm mục đích tôn nền

Có nhiều hố khoan thăm dò địa chất trên toàn lưu vực cũng như dọc kênh ở các độ sâu khác nhau vào mùa khô cũng như mùa mưa cho thấy phân bố địa tầng từ trên xuống dưới như sau:

¾ Lớp đất đắp có độ dày từ 1,0-2,0m gồm: đất sét, cát, đất bột lẫn nhiều đá vụn, rác và xác thực vật Nguồn gốc hình thành lớp đất này do quá trình dân cư lấn kênh tạo thành, chỉ xuất hiện ở các vùng thấp, trũng dọc kênh

Trang 12

¾ Lớp đất sét lẫn cát bột, nhiều cát, màu xám, ở trạng thái mềm, dẻo (CL) bề dày trung bình từ 2-3m, ở độ sâu từ 2-7m Cường độ chịu tải RCT=0,7-1,0 kg/cm2

¾ Lớp cát có độ lớn hạt từ trung bình đến nhuyễn lẫn đất sét màu xám trạng thái bở rời (SC) có bề dày trung bình 2m, ở độ sâu từ 5-37m Cường độ chịu tải RCT=3,4 kg/cm2 (các cống xả, thiết bị tách dòng thường nằm trên lớp (CL) hoặc lớp này)

¾ Lớp cát hạt to đến nhuyễn, lẫn đất bột ở trạng thái chặt vừa, có khả năng chịu tải cao (SM) phân bố từ lớp (SC) đến hết đáy lỗ khoan (các tuyến thoát nước thải, hầm bơm được đặt ở độ sâu của lớp (SC) hay lớp này)

2.2.4 Đặc điểm thủy văn và sông rạch nguồn tiếp nhận của kênh NL-TN 2.2.4.1 Hệ thống sông, rạch

Hệ thống kênh rạch của Thành phố có 2 hệ thống chính Hệ thống các kênh rạch đổ vào sông Sài Gòn với hai nhánh chính là: rạch Bến Cát và kênh NL-TN Hệ thống các kênh rạch đổ vào sông Bến Lức và Kênh Đôi- Kênh Tẻ như: rạch Tân Kiên, rạch Bà Hom, rạch Tân Hóa- Lò Gốm… Đặc điểm của các kênh rạch này là chúng đều độc lập, có một phần chảy trọng lực và bắt nguồn từ vùng đất cao Gò Vấp TP.HCM có hai sông chính tiếp nhận nước mưa và nước thải

¾ Sông Đồng Nai: lớn nhất vùng Đông Nam Bộ, cung cấp và tiêu thoát nước cho một lưu vực rộng lớn của Đông Nam Bộ vào khoảng 23.000 km2, trong đó có TP.HCM, lưu lượng vào mùa kiệt từ 75m3/s đến 200m3/s

¾ Sông Sài Gòn: bắt nguồn từ Campuchia, chảy qua vùng đồi núi phía Tây Bắc huyện Lộc Ninh (Bình Phước) ở cao độ 200-250m Sông Sài Gòn dài 256km, diện tích lưu vực 5.560km2 Đoạn chảy qua địa bàn tỉnh từ Dầu Tiếng đến Lái Thiêu dài 143km Ở thượng lưu sông hẹp, nhưng đến Dầu Tiếng, sông mở rộng 100m và đến thị xã Thủ Dầu Một là 200m Đoạn

Trang 13

chảy qua Thành phố có bề rộng từ 225-370m, chiều sâu đến 20m Sông

này hợp lưu với sông Đồng Nai ở cửa Cát Lái, đoạn sông hợp lưu này gọi

là sông Nhà Bè chảy thẳng ra biển Lưu lượng bình quân 85m3/s, độ dốc

của sông nhỏ chỉ 0,7% Hệ thống các chi lưu của sông Sài Gòn rất nhiều và

có lưu lượng trung bình vào khoảng 54m3/s Sông Sài Gòn là sông có độ

dốc nhỏ, lòng vẫn hẹp nhưng sâu, ít khu chứa do vậy thủy triều truyền vào

rất sâu và mạnh Vào mùa khô, triều lan truyền lên trên cầu Bưng Bàn (khi

chưa có hồ Dầu Tiếng) Do vậy, chế độ thuỷ văn, thuỷ lực của kênh rạch

trong Thành phố chịu ảnh hưởng chủ yếu của sông Sài Gòn

Kênh NL-TN có chiều dài rạch chính là 9.470m và các chi lưu:

Rạch cống Bà Xếp 300

Rạch Bùng Binh 652

Rạch Oâng Tiêu 740

Rạch Miếu Nổi (P.3-Q.Bình Thạnh) 640

Rạch Bùi Hữu Nghĩa 620

Rạch Cầu Bông 1.480

Rạch Phan Văn Hân (P.17-Q.Bình Thạnh) 1.020

Rạch Văn Thánh 1.465

Kênh NL-TN bao gồm hai phần chính: kênh Nhiêu Lộc (đoạn thượng

nguồn) và kênh Thị Nghè (đoạn hạ nguồn), và một số các kênh nhỏ khác, trong

đó rạch Cầu Bông và rạch Văn Thánh là lớn nhất Lưu vực kênh NL-TN có diện

tích khoảng 33km2 nằm trong 7 quận của TP.HCM và đổ vào sông Sài Gòn gần

cầu Ba Son

Trang 14

Kênh NL-TN và các lưu chi (rạch Miễu, rạch Ông Buông, rạch Văn Thánh…) có chiều dài rạch chính: 9.470m, các chi lưu 8.716m tổng chiều dài 18.186m, chảy xuyên suốt Thành phố là nơi tiếp nhận nước thải của một lưu vực lớn bao gồm toàn bộ Quận Phú Nhuận, Quận 3, Quận Tân Bình, Quận 10, Quận

1, Quận Bình Thạnh và một phần Quận Gò Vấp với diện tích khoảng 3.324 ha, dân số khoảng 1.200.000 người Cao độ mặt đất thay đổi như sau: cao nhất là Quận Gò Vấp, Quận 1, Quận 3: 6-9m đến thấp nhất ở ven kênh từ 1,5-2m, chiều dài kênh khoảng hơn 10km, chiều rộng thay đổi từ Nhiêu Lộc đến Thị Nghè là 10-20-30m, độ sâu từ 2-3-4m Diện tích mặt nước khoảng 10ha Khối lượng nước về mùa cạn lúc chân triều khoảng 700.000m3 Rạch cũng chịu ảnh hưởng chế độ thủy triều sông Sài Gòn truyền vào nên trong ngày chiều nước chảy cũng thay đổi hai lần Nhưng do kênh ngắn, nông, nhỏ hẹp, uốn khúc, lòng rạch lại bị lấn chiếm nhiều bởi nhà dân nên ảnh hưởng của thủy triều bị suy giảm nhanh dọc theo kênh rạch Nước từ sông Sài Gòn trong quá trình triều lên chỉ vào được tới cầu Kiệu cách sông 4,5m Khi triều đã rút hết ở sông Sài Gòn thì mực nước ở đầu nguồn Nhiêu Lộc vẫn cao hơn mức bình thường

2.2.4.2 Thủy văn

Chế độ thủy văn của sông Sài Gòn chịu ảnh hưởng rõ rệt của thủy triều đến tận Bến Than, cách hợp lưu sông Sài Gòn và sông Đồng Nai 60km Lưu lượng thủy triều của sông Sài Gòn ở vàm kênh NL-TN (15km thượng nguồn của hợp lưu sông Sài Gòn và sông Đồng Nai), vào khoảng ± 3.000m3/s Ở Phú Cường (45km thượng nguồn vàm kênh NL-TN), lưu lượng thủy triều khoảng ± 1.500m3/s Lưu lượng thủy triều của kênh NL-TN ở vàm kênh vào khoảng ±75m3/s

Ở lưu vực thấp của hệ thống sông Đồng Nai, dòng chảy thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thủy triều từ cửa sông và các dòng chảy từ thượng nguồn, được điều tiết bởi các công trình thủy lợi

Trang 15

¾ Các dòng chảy vào sông Sài Gòn

Dòng chảy sông Thị Tính ước tínhvào khoảng 5m3/s Lưu lượng của lưu vực NL-TN ước tính khoảng 1,16m3/s

¾ Dòng chảy ra khỏi sông Sài Gòn

Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các khu công nghiệp và dân cư trong TP.HCM, Biên Hòa và Thủ Dầu Một đang sử dụng lượng nước khoảng 13,5m3/s từ sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, đặc biệt là các nhà máy nước Bến Than, Bình An, Thiên Tân, và Nhà máy Quốc lộ 1 đang sử dụng 21,0m3/s Lượng nước lấy từ sông Sài Gòn và sông Đồng Nai dùng cho thủy nông ước tính khoảng 20m3/s

Các loại nguồn nước từ mưa, từ nước thải, từ thủy triều hình thành nguồn nước kênh NL-TN Nguồn nước kênh gắn liền với các điều kiện cụ thể của lưu vực, phụ thuộc chặt chẽ vào thời điểm xuất hiện của từng quá trình Mỗi loại sẽ có những tính chất, những đặc trưng riêng về độ lớn và cường suất biến đổi hàm lượng vật chất gây mức độ độc và nó sẽ quyết định nên tính chất cơ bản về nguồn nước của kênh NL-TN

Hình 2.2: Mô hình sự hình thành dòng chảy trên kênh NL-TN

Ghi chú: Nguồn nước từ nước mưa

Thủy triều và dòng triều

Nguồn nước từ nước thải

Trang 16

Vào mùa mưa, nhờ lượng nước mưa lớn, kênh bớt ô nhiễm hơn do nước thải được pha loãng và đưa ngay ra sông Sài Gòn Kênh bị thu hẹp và bồi lấp nên khi mưa lớn, lượng nước mưa không thoát ngay ra sông mà kéo dài trong nhiều giờ, nhờ đó lưu lượng dòng kênh vẫn lớn hơn mùa khô giảm bớt ô nhiễm Tuy nhiên, bùn lắng đọng trên kênh vẫn phân hủy tạo mùi hôi Kết quả đo đạc lưu lượng trên kênh cho thấy:

¾ Lưu lượng mùa khô: tỉ lệ với biên độ triều (thay đổi theo ngày, tháng và vị trí mặt cắt đo đạc) Càng xa cửa rạch mực nước đỉnh triều và biên độ mực nước càng giảm Do đó, nước từ cầu Kiệu đến vàm tiêu thoát nước dễ dàng hơn đoạn bên trên

¾ Lưu lượng mùa mưa: khu vực phía Bắc của lưu vực, mạng lưới thoát nước còn thưa thớt, phần lớn nước thấm giúp điều hòa một phần lưu lượng Lượng nước mưa rất lớn so với nước thải (gấp hơn 20 lần) tạo dòng chảy mạnh trong kênh Tuy nhiên, dòng chảy này không đủ sức cuốn theo toán bộ lượng cặn lắng đọng trên kênh, vẫn có sự phân hủy chất hữu cơ ngay trên kênh gây ô nhiễm với mức độ nhẹ hơn mùa khô

2.2.4.3 Chế độ thủy triều

Thủy triều ở TP.HCM theo chế độ bán nhật triều, có 2 đỉnh triều (một cao một thấp) và 2 đáy triều (một cao một thấp) Khác biệt giữa mực nước triều cường và mực nước triều ròng thay đổi trong khoảng 2,7-3,3m ở gần TP.HCM và 2,5-4,0m tại các cửa sông Do cao trình thấp (dưới 2,5m), hầu hết các sông và kênh ở TP.HCM đều bị ảnh hưởng của thủy triều

Một chu kỳ thủy triều đầy đủ kéo dài trung bình 12-15 ngày, gồm 5-7 ngày triều cường và 3-5 ngày triều ròng

Thời gian triều lên thường vào khoảng 15-20 giờ, trong khi đó thời gian triều xuống chỉ vào khoảng 4-8 giờ Điều này không có lợi cho hệ thống thoát nước mưa

Trang 17

Có ba chu kỳ thủy triều mỗi năm:

¾ Chu kỳ triều cao: tháng 9, 10, 11, 12

¾ Chu kỳ triều thấp: tháng 4, 5, 6, 7, 8

¾ Chu kỳ triều trung bình: tháng 1, 2, 3

Hàng tháng lại có 2 kỳ triều cường theo chu kỳ mặt trăng vào các ngày 1,

2, 3, 4, 14, 15, 16, 17 (âm lịch) và 2 kỳ triều kém vào giữa các ngày nói trên

Biên độ triều khá lớn và ít biến động qua nhiều năm, tại trạm đo Phú An, biên độ triều trung bình khoảng từ 1,7-2,5m, cao nhất là 3,95m Độ chênh biên độ triều ở các tần suất khác nhau nhỏ vào khoảng 20-30cm

Mức độ ảnh hưởng của thủy triều phụ thuộc vào địa hình lòng sông, kênh, rạch (độ sâu, chiều rộng, quá trình truyền triều) đối với cửa sông Ở đây cần lưu ý là tốc độ chảy ra phần lớn đều lớn hơn tốc độ chảy vào, chỉ có một vài nơi tốc độ chảy ra bằng tốc độ chảy vào đặc biệt là thời gian nước chảy ra bằng thời gian nước chảy vao Cho nên ở một số kênh rạch thì khối lượng nước bẩn chưa chảy ra khỏi cửa kênh thì đã bị nước đẩy trở vào làm cho tình hình ô nhiễm càng trầm trọng thêm (vì tính chất bán nhật triều- hai lần nước lớn và hai lần nước ròng) Thời gian quá ngắn chỉ 6 giờ nên lượng nước không kịp chảy ra ngoài sông chính và trên kênh rạch còn tồn tại vùng giáp nước Chính vì vậy nơi đây thường bị ô nhiễm rất nặng

Ảnh hưởng của thủy triều lên khá xa trên 2 sông: sông Đồng Nai lên đến Trị An cách biển 150km; sông Sài Gòn lên đến Dầu Tiếng cách biển 180km Cùng với thủy triều là sự xâm nhập mặn, vào mùa mưa ảnh hưởng của thủy triều đối với độ mặn trên sông thấp nhưng về mùa khô, do lưu lượng sông giảm nhiều, ảnh hưởng rất lớn

Trên kênh NL-TN, do lòng rạch nhỏ hẹp, nông, bị bồi lấp, lấn chiếm bởi nhà dân và chất thải, bị cản trở bởi rau, bèo và do cao độ địa hình thay đổi nhanh, ảnh hưởng của thủy triều suy giảm mạnh, nước từ sông Sài Gòn theo triều lên chỉ

Trang 18

đến được cầu Kiệu (cách sông 2,5km), phần còn lại của kênh bị dồn ứ bởi nước thải gây ô nhiễm lòng kênh

2.2.4.4 Vùng ngập úng

Tình trạng của hệ thống bị hư hỏng nhiều năm qua là do kết quả của việc thiếu duy tu Hơn 50 vùng bị ngập cục bộ kéo dài từ 1-2 ngày vào mùa mưa trong toàn Thành phố Kiểm tra sơ bộ có 8 khu vực lớn (gồm nhiều vùng ngập nhỏ bên trong) nằm trong lưu vực kênh NL-TN

Một số nguyên nhân gây ra hiện tương ngập úng tại lưu vực kênh:

¾ Do nước triều cường: mức triều cường làm nước sông tràn ngập các vùng địa hình thấp, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình ngập Hệ thống đường cống thoát thường có các cửa ra tại các kênh rạch đặt dưới mức “0” nên vào mùa triều cường các cửa cống này bị ngập sâu đã ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tháo nước của các vùng cao Hơn nữa khi phát triển các khu dân cư mới, chủ đầu tư đã không quan tâm đúng mức đến việc thoát nước cho khu dân cư, cao độ san lấp mặt bằng thấp hơn cao độ mức nước triều cường do đó rất nhiều khu dân cư thường xuyên bị ngập ngay cả trong mùa nắng

¾ Do mưa: Trong các trận mưa cường độ cao, đỉnh mưa xuất hiện khá sớm, cường độ mưa thời đoạn ngắn thường khá cao, điều này dễ dàng gây nên các trận ngập kéo dài

¾ Địa hình thấp: các vùng trũng địa hình thấp ngập do triều và tình hình ngập càng nghiêm trọng hơn khi có sự kết hợp giữa triều với mưa có cường độ cao như khu vực đường Ung Văn Khiêm, đường Đinh Bộ Lĩnh, chợ Tân Bình… khi đó hầu hết các cửa xả đều ngập do triều

¾ Do kênh rạch bị bồi lấp: một số chi lưu được xem là hệ thống cấp 1 trong tiêu thoát nước như rạch Văn Thánh, rạch Cầu Bông, rạch Cầu Sơn… nhưng chưa được chú trọng đúng mức trong đầu tư, chưa được nạo vét, gia cố định

Trang 19

kỳ, và đã bị dân cư hai bên rạch lấn chiếm nghiêm trọng nên thường xảy ra hiện tượng sạt lỡ, bồi lấp làm giảm khả năng thoát nước của hệ thống cho dù hệ thống cống hoạt động tốt Một số đáy kênh cao hơn cửa xả làm cho hệ thống cống bị ngậm nước tạo điều kiện lắng đọng đất rác như rạch Văn Thánh,…

¾ Do hệ thống thoát nước bị hư hỏng: cống bị sụp do đã quá cũ và hư hỏng

do xe tải lưu thông nhất là đối vơi các tuyến cống vòm được xây dựng đã lâu năm và chỉ phù hợp với lưu lượng tải trọng giao thông thấp

¾ Do hệ thống cống hiện hữu bị quá tải và thiếu cống thoát nước: hệ thống thoát nước chưa hoàn chỉnh, trong khi một số đường thoát nước quá tải, bị

hư hỏng Một số hầm ga, đường cống thoát, kênh rạch bị tắt nghẽn bởi rác, đất cát nên ngập úng xảy ra bất cứ khi nào có mưa lớn

Trang 21

Bảng 2.7: Một số tuyến đường chính chịu ảnh hưởng thường xuyên của việc ngập úng (tháng 5-tháng 9- 2007)

Đánh giá mức độ

ngập Nhẹ Vừa Nặng

9 Xô Viết Nghệ Tĩnh BT 8 8

10 Nguyễn Hữu Cảnh BT 14 14

12 Phan Đình Phùng PN 6 6

13 Khu công viên Hoàng Văn Thụ TB 11 11

14 Lý Thường Kiệt TB 3 3

21 Nguyễn Hữu Cảnh 1 1

22 Trần Khắc Chân 1 1 1

23 Trần Nhật Duật 1 1 1

25 Nguyễn Thái Sơn GV 11 11

26 Tô Hiến Thành 10 8 3 5

Nguồn: Công ty Thoát nước Đô thị

Trang 22

2.3 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI TRÊN LƯU VỰC KÊNH NL-TN

2.3.1 Hiện trạng về dân số và phân bố dân cư trên lưu vực

Theo số liệu thống kê, trong lưu vực kênh NL-TN có 1.200.000 nhân khẩu

cư trú (không kể số khách vãng lai và cư trú bất hợp pháp), chiếm 30,7% dân số nội thành Mật độ dân số toàn khu bình quân là 361 người/ha, phân bố không đồng đều trên các Quận và Phường Tập trung đông dân cư nhất là các khu nhà ở thấp tầng thuộc Quận 3, Quận 10, Quận Tân Bình, Quận Phú Nhuận với mật độ lên đến 500-1000người/ha (cao nhất là phường 12-Quận Phú Nhuận với mật độ 1.016người/ha); ở mức thấp với mật độ từ 90-200người/ha (thấp nhất là phường 8-Quận Phú Nhuận với 91người/ha) là các khu vực biệt thự trung tâm Quận 3 và các khu quân sự đang chuyển đổi thành khu dân cư hoặc các khu bán nông thôn thuộc Quận Tân Bình; mức trung bình là các khu còn lại của lưu vực với mật độ

khoảng 200-500người/ha (Nguồn: Viện Quy hoạch xây dựng và thiết kế Đô thị)

Số người sống trên và ven kênh chủ yếu là tạm cư, không có hộ khẩu chính thức, có nguồn gốc là dân hồi cư từ các vùng kinh tế mới, dân từ các địa phương khác do điều kiện kinh tế khó khăn đổ về Thành phố Số dân này thường có thu nhập thấp và không ổn định từ các công việc lao động giản đơn không cần tay nghề Đây là một khía cạnh cần quan tâm khi tổ chức tái định cư

2.3.2 Hiện trạng CN-TTCN tại lưu vực kênh NL-TN

Một trong những nguyên nhân làm cho lưu vực kênh NL-TN bị ô nhiễm là

do sự tập trung của các cơ sở CN-TTCN xung quanh kênh Các cơ sở này phân tán rộng khắp trên lưu vực với quy mô vừa và nhỏ, thay đổi rất linh hoạt (về số lượng và mặt hàng sản xuất) theo nhu cầu thị trường, chủ yếu là các ngành sản xuất TTCN trong lĩnh vực tiêu dùng và thực phẩm Các cơ sở sản xuất hầu hết không có công trình xử lý Tổng lượng nước thải từ các nhà máy lớn trong lưu vực NL-TN được ước tính là 3.400m3/ngày, hay 3,6% của tổng lượng nước thải, nên

Trang 23

nước thải công nghiệp không phải là vấn đề lớn trong lưu vực NL-TN Tuy nhiên nước thải của các ngành sản xuất CN-TTCN vẫn là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm kênh

Trên toàn lưu vực có 108 nhà máy, xí nghiệp CN và trên 2000 cơ sở TTCN với đại đa số có quy mô vừa và nhỏ, thuộc các ngành:

¾ Cơ khí sửa chữa thiết bị máy móc

¾ Kỹ thuật điện và điện tử

¾ Hóa chất, cao su, nhựa

¾ Chế biến lương thực, thực phẩm

¾ Dệt da, may mặc

¾ Sành sứ, thủy tinh

Đa số các cơ sở TTCN được tận dụng từ mặt bằng nhà ở và phân bố rải rác, xen lẫn khu dân cư, diện tích dành cho sản xuất rất thiếu và hầu như không có khoảng trống dành cho các công trình xử lý chất thải cần thiết

Tính chất nước thải của các cơ sở CN-TTCN rất khác nhau Mức độ ô nhiễm phụ thuộc theo từng ngành và các yếu tố chính sau đây:

¾ Lượng nước cấp cần dùng cho quá trình sản xuất và sinh hoạt của công nhân

¾ Tính chất và công nghệ sản xuất

¾ Nguyên liệu và sản phẩm sử dụng trong sản xuất

¾ Tình trạng vệ sinh môi trường và an toàn lao động trong sản xuất

2.3.2.1 Hiện trạng sản xuất TTCN tại khu vực

TTCN là một thế mạnh sản xuất của khu vực đang xét Đặc điểm của quá trình sản xuất như quy trình công nghệ, nguyên liệu, sản phẩm,… đều mang tính đặc trưng của mỗi nền sản xuất vừa và nhỏ, quy mô gia đình và mang tính thủ công cao Hầu hết các loại hình TTCN đều có mặt trong khu vực này và tạo nên một bức tranh khá đa dạng của nền sản xuất TTCN của TP.HCM Hầu hết các cơ

Trang 24

sở sản xuất đều đã tồn tại từ lâu Đây cũng là nguồn sống chính của nhiều người dân trong khu vực, trong số này có một số ngành sản xuất mang tính chất cha truyền con nối

Quy mô và doanh thu trong các cơ sở sản xuất ngày càng được nâng cao và song song với điều này là việc đổi mới dần công nghệ đặt ra cho hầu hết các ngành sản xuất, trước tiên là các ngành như dệt nhuộm, nhựa… Tuy vậy, nhìn chung nền sản xuất TTCN ở khu vực vẫn còn đang ở trong tình trạng lạc hậu và không đồng bộ Phần lớn các hoạt động sản xuất vẫn còn là thủ công, sử dụng nhiều sức lao động của người dân trong khu vực Các cơ sở sản xuất TTCN trong khu vực vẫn còn là nguồn giải quyết công ăn việc làm chính cho phần lớn nhân dân tại đây Máy móc thiết bị đã lạc hậu, cũ kỹ Nhiều nơi sản xuất ra các sản phẩm kém chất lượng Cùng với sự phát triển chung, nhiều cơ sở sản xuất TTCN đã bắt đầu hình thành nên các xí nghiệp tư nhân vừa và nhỏ dưới dạng các công

ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) hoặc doanh nghiệp tư nhân (DNTN) có khả năng cạnh tranh với các xí nghiệp lớn của quốc doanh Tiêu biểu trong số này là một số cơ sở xí nghiệp như: xí nghiệp may Hòa Phú, công ty dệt may Gia Định, công ty TNHH song mây Đức Thành, DNTN Hiệp Lực, công ty TNHH Sơn Kha, công ty TNHH Đại Quang Nam…

2.3.2.2 Hiện trạng sản xuất CN tại khu vực

Các xí nghiệp CN trong khu vực cũng đã hình thành một khu sản xuất CN tập trung với nhiều loại hình sản xuất đa dạng và phong phú với các đặc trưng:

¾ Các loại hình công nghiệp ở khu vực rất đa dạng, có mặt đầy đủ các loại hình công nghiệp ở TP.HCM và cả nước ở nơi đây, tuy vậy các ngành sản xuất không mang tính tập trung cao

¾ Nguyên liệu, sản phẩm khá đa dạng và thay đổi theo tình hình và thị trường, thích ứng với cơ chế mới Các nhà máy xí nghiệp đã năng động hoạch định hướng sản xuất của đơn vị mình

Trang 25

¾ Trình độ công nghệ và máy móc thiết bị cũng khá đa dạng: từ rất thô sơ đến hiện đại

¾ Các nhà máy xí nghiệp có nhiều nơi nằm xen kẽ vào khu dân cư tạo ra những ảnh hưởng đến môi trường (Khu công nghiệp mang tính chất tập trung nhất là khu công nghiệp Tân Bình)

Sự phân loại các xí nghiệp gặp phải nhiều khó khăn, tuy vậy tùy thuộc vào điều kiện nước ta và theo khía cạnh ô nhiễm môi trường, các loại hình công nghiệp trong khu vực có thể phân ra các ngành như sau:

Ngành dệt nhuộm:

Các nhà máy xí nghiệp lớn trong vùng là:

ƒ Công ty TNHH sợi ASF (lô III 21 cụm 4, đường 19/5A nhóm CNIII- KCN Tân Bình)

ƒ Công ty TNHH dệt may xuất khẩu An Linh ( lô II, đường số 1- KCN Tân Bình)

ƒ Công ty dệt may Gia Định (189 Phan Văn Trị, Phường 11- Quận Bình Thạnh)

ƒ Nhà máy dệt chăn len Bình Lợi (438 Nơ Trang Long, Phường 13- Quận Bình Thạnh)

ƒ Công ty Đồng Tấn Phát (131 Lê Lợi- Quận Gò Vấp)

ƒ Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Nhật Nam (12/18C Phan Huy Ích, Phường 12- Quận Gò Vấp)

Ngành công nghiệp thực phẩm

Các nhà máy, xí nghiệp tiêu biểu trong khu vực là:

ƒ Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An (85/5 Phan Huy Ích- Quận Tân Bình)

ƒ Công ty Cổ phần Việt Phong (Lô II, cụm 1 đường số 1, nhóm CNII- KCN Tân Bình)

Trang 26

ƒ Công ty Cổ phần bánh kẹo Vinabico (436 Nơ Trang Long, Phường 13- Quận Bình Thạnh)

ƒ Công ty Cổ phần Vicco Sài Gòn (2W Ung Văn Khiêm, Phường 25- Quận Bình Thạnh)

ƒ Công ty TNHH sản xuất thương mại Việt Hương (217 Phan Văn Hân, Phường 17- Quận Bình Thạnh)

ƒ Cơ sở Thiên Hương Rồng Vàng (672/16 Lê Quang Định, Phường 1- Quận Gò Vấp)

ƒ Xưởng sản xuất bia 27/7 (73 Trần Bình Trọng, Phường 1- Quận Gò Vấp)

ƒ Công ty TNHH chế biến thực phẩm Phú Cường (2 Nguyễn Oanh- Quận Gò Vấp)

ƒ Công ty TNHH thực phẩm CNK (108/1 Thống Nhất- Quận Gò Vấp)

Ngành công nghiệp hóa học:

ƒ Nhà máy hóa chất Tân Bình (45/6 Phan Huy Ích- Phường 14- Quận Tân Bình)

ƒ Công ty Cổ phần sơn Bạch Tuyết (414 Nơ Trang Long- Quận Bình Thạnh)

ƒ Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Tân Thành (B13 Phan Văn Trị, Phường 7- Quận Gò Vấp)

ƒ DNTN nhựa Nhựt Thành (126/23 Lê Văn Thọ- Quận Gò Vấp)

Các ngành công nghiệp giấy

Các nhà máy xí nghiệp lớn trong vùng là:

ƒ Cơ sở giấy Nhật Dũng (14/32 Phan Huy Ích- Quận Tân Bình)

ƒ Công ty TNHH sản xuất thương mại Phương Thảo (52/577A Nguyễn Văn Dung, Phường 17- Quận Gò Vấp)

ƒ DNTN Sản xuất Thương mại Tân Phú Thịnh (59/9C Phạm Văn Chiêu, Phường 12- Quận Gò Vấp)

ƒ Cơ sở giấy Hưng Thịnh (49/12D Thống Nhất- Quận Gò Vấp)

Trang 27

ƒ Công ty giấy Sài Gòn (1/7C Phạm Văn Chiêu, Phường 12- Quận Gò Vấp)

ƒ DNTN giấy Dũng Tiến (139/1552B Lê Đức Thọ, Phường 13- Quận Gò Vấp)

Ngành cơ khí

Các nhà máy xí nghiệp lớn trong vùng là:

ƒ Công ty Cổ phần ô tô Phú Khang (195/10E Điện Biên Phủ, Phường 15- Quận Bình Thạnh)

ƒ Công ty TNHH Minh Sang (103 Lê Lợi, Phường 3- Quận Gò Vấp)

ƒ Công ty liên doanh Mercedes-Benz (số 19- Phường 11- Quận Gò Vấp)

ƒ Công ty TNHH Sản xuất Thương mại dịch vụ Thiết Bảo (115/865 Nguyễn Kiệm- Quận Gò Vấp)

2.3.2.3 Nhận xét đánh giá về hiện trạng sản xuất CN-TTCN trên lưu vực

Lưu vực kênh NL-TN là nơi tập trung nhiều các ngành sản xuất tiêu biểu cho nền sản xuất Thành phố Các sản phẩm của khu vực này có một ý nghĩa quan trọng và góp một phần lớn vào việc nâng cao tổng sản phẩm của nền kinh tế quốc dân

Nằm trên một địa bàn tương đối rộng do có lợi thế là các quận vùng ven gần các nguồn nguyên liệu và các nguồn tiêu thụ sản phẩm, tình hình sản xuất CN-TTCN ở khu vực đã liên tục phát triển và thích ứng với các đòi hỏi của nền kinh tế đất nước qua từng thời kỳ Việc hình thành và phát triển của nền sản xuất trong khu vực này đã có từ trước và không tuân theo nguyên tắc quy hoạch đô thị Hầu hết các cơ sở sản xuất TTCN xen lẫn vào các khu dân cư đã gây khó khăn cho công tác quản lý và quy hoạch môi trường

Tuy nhiên có một số khu vực mang tính tập trung như các khu sản xuất dệt nhuộm, KCN Tân Bình Các khu vực này bao gồm những cơ sở sản xuất phân bố trên cùng một địa bàn, thuận tiện cho việc quản lý và kiểm soát môi trường Nhưng các khu vực này cũng là nguồn tạo ra các chất thải xả vào môi trường

Trang 28

xung quanh (nước thải, khí thải, CTR) Ngoài các cụm này, các cơ sở sản xuất của các ngành như cao su, nhựa, chế biến thực phẩm… nằm xen kẽ vào các khu dân cư cũng xả ra nhiều dạng chất thải ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân

Ô nhiễm do nước xả ra kênh NL-TN là ô nhiễm chính mà các hoạt động CN-TTCN gây ra cho lưu vực Hầu hết các cơ sở sản xuất từ thô sơ thủ công mang tính gia truyền đến các nhà máy xí nghiệp lớn với các trang thiết bị hiện đại đều sử dụng nhiều nước cho quá trình sản xuất Hàng ngày, lượng nước thải ra tương đối lớn Các loại nước thải này có thành phần rất đa dạng, các chỉ tiêu về nước thải đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép và theo quy định thì không được xả

ra kênh Hầu hết các cơ sở lớn nhỏ (gần 100%) đều không có hệ thống xử lý nước thải và đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, nguồn nước kênh NL-

TN Vấn đề ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất kể trên ảnh hưởng đến dân cư trong lưu vực đã trở thành một vấn đề thời sự

2.3.3 Hiện trạng về công trình dân dụng, nhà ở

Toàn lưu vực có khoảng 104.000 căn hộ chiếm 1.450ha đất, rất đa dạng gồm các khu biệt thự (Phường 9, Phường 7-Quận 3); các căn phố kiêm 2 chức năng thương mại và ở dọc theo trục lộ giao thông; các căn nhà lá bán kiên cố trong các ngỏ, hẻm và căn nhà tạm lấn chiếm tự xây dựng bằng vật liệu nhẹ chen chúc dọc kênh hoặc các vùng trũng chưa được san lấp

Chất lượng nhà đa số rất thấp, hơn 65% là nhà cấp 3, 4, nhà tạm, phần còn lại là các biệt thự và các căn phố cấp 2 Tầng cao trung bình toàn khu là 1,4 tầng với mật độ xây dựng là 57% (do phân bố không đồng đều nên tại các khu vực đông dân cư mật độ có thể lên đến 60-65%) Bình quân diện tích nhà ở trên đầu người vào khoảng 8,2m2/người, nhưng trên thực tế có tới 25-30% diệân tích dành cho các hoạt động thương mại, dịch vụ nên chỉ tiêu bình quân sàn ở chỉ còn 5,8m2/người (Nguồn: Viện Quy hoạch xây dựng và thiết kế Đô thị)

Trang 29

2.3.4 Hiện trạng về công trình công cộng

¾ Giáo dục: trên lưu vực có 79 nhà trẻ, 114 trường mẫu giáo, 117 trường phổ thông cơ sở, 10 trường phổ thông trung học và 26 trường đào tạo Các trường mẫu giáo và nhà trẻ đa số được cải tạo từ nhà ở, có quy mô nhỏ và

phân bố đều trong lưu vực

¾ Y tế: có 11 bệnh viện trực thuộc Trung ương và Thành phố, và 79 cơ sở y

tế cấp Quận, Phường

¾ Văn hóa thông tin và thể dục thể thao: có 14 rạp hát và chiếu bóng; 18 cơ sở văn hóa khác như nhà văn hóa thiếu nhi, nhà truyền thống phụ nữ…; 35

cơ sở hoạt động tập luyện thể dục, thể thao

¾ Thương mại: có 38 chợ, khu tập trung thương mại với quy mô vừa và nhỏ

Hơn 65% là chợ tự nhóm trên các đoạn đường, hẻm, không có quầy, sạp…

(Nguồn: Viện Quy hoạch xây dựng và thiết kế Đô thị)

2.3.5 Hiện trạng về công viên cây xanh

Trong khu vực có 18 công viên, vườn hoa công cộng, tập trung hầu hết các công viên chính lớn nhất Thành phố là Thảo Cầm Viên, Công viên Gia Định, Công viên Lê Văn Tám, Công viên Kỳ Hòa… chiếm 95,3ha đất đạt 42,4% tổng diện tích đất công viên nội thành và bằng 2,9% diện tích đất tự nhiên toàn lưu vực

Diện tích đất công viên đạt bình quân 1m2/người, bằng 20-30% tiêu chuẩn (tiêu chuẩn là 3-5%/người) Ngoài ra các công viên còn bị sử dụng để kinh doanh nên diện tích lại càng bị thu hẹp

Trang 30

Bảng 2.8: Thống kê diện tích công viên trên lưu vực kênh NL-TN

Quận Số lượng công viên Diện tích công viên (m 2 )

Nguồn: Viện quy hoạch xây dựng và kiến trúc Đô thị

2.3.6 Hiện trạng về kho bãi

Có 64 kho, bãi nằm xen lẫn trong khu dân cư với tổng diện tích là 19,15 ha

Đa số là các kho cấp 2, 3 dùng cho chuyên ngành được xây dựng từ trước giải

phóng nên bị xuống cấp hoặc bị chiếm dụng một phần để sử dụng làm nhà ở

2.3.7 Hiện trạng sử dụng đất

Bảng 2.9: Thống kê hiện trạng sử dụng đất trên lưu vực kênh NL-TN

2 Đất công trình công cộng

3 Đất công viên

4 Đất giao thông

2.054,7 1.449,1 219,2 95,3 291,1

61,8 43,5 6,6 2,9 8,7

21,0 14,8 2,2 1,0 3,0

B Đất khác trong phạm vi dân

dụng

5 Đất tôn giáo

6 Đất công trình công cộng

không thuộc Thành phố

78,5 36,5 42,0

2,3 1,1 1,2

0,8 0,4 0,4

C Đất ngoài dân dụng 1.193,8 35,9 12,2

7 Đất công nghiệp, kho tàng 78,4 2,4 0,8

8 Đất giao thông đối ngoại 17 0,5 0,2

9 Đất quốc phòng, sân bay 1.013,0 30,4 10,3

10 Đất kênh, rạch, đất khác 85,4 2,6 0,9

Nguồn: Viện Quy hoạch xây dựng và thiết kế Đô thị

Trang 31

Hiện trạng sử dụng đất trên lưu vực được cho trong bảng 2.9 là những số

liệu có được qua sự thống kê của Viện Quy hoạch xây dựng và thiết kế Đô thị, quá trình điều chỉnh và kiểm kê lại tình trạng sử dụng đất đã làm thay đổi phần nào mức độ chính xác của bảng, nhất là ở khu vực quân sự Tuy nhiên sự thay đổi tiếp tục diễn ra nên không thể có những con số chính xác

2.4 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG VỀ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT TRÊN LƯU VỰC KÊNH NL-TN

2.4.1 Hiện trạng giao thông

Mạng lưới giao thông hiện đang xuống cấp và không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu: mật độ mạng lưới đường còn thấp, mặt đường hẹp và bị hư hỏng thường xuyên do nhiều nguyên nhân

Hệ thống đường hẻm chằn chịt và hình thành một cách tự phát thường không bảo đảm các tiêu chuẩn phòng hỏa, bị lấn chiếm nên càng giảm khả năng giao thông

Toàn bộ cầu bắc ngang kênh NL-TN đều có bề rộng nhỏ hơn đường, do đó tạo ra các nút thắt trên các tuyến giao thông theo trục Bắc- Nam Tải trọng cầu thấp, bình quân khoảng 20 tấn và đang trong tình trạng xuống cấp Lưu lượng thông xe không đáp ứng lưu lượng xe qua cầu vào những giờ cao điểm

Các phương tiện giao thông công cộng ít phát triển, không đáp ứng nhu cầu vận chuyển cùng với sự gia tăng quá nhiều các phương tiện giao thông cá nhân và các phương tiện vận chuyển thô sơ, nhiều thành phần xe có tốc độ khác nhau cùng di chuyển trên cùng một làn đường đã làm giảm năng lực lưu thông

Hiện nay có khoảng 30 tàu bè với trọng tải 5-10 tấn qua lại trên kênh mỗi ngày, tập trung chủ yếu ở rạch Cầu Bông, ở khu vực gần cầu Thị Nghè, cầu Trương Minh Giảng Các thuyền bè này chuyên chở phần lớn là hàng nông sản Việc cải tạo kênh cũng tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông tàu bè ra vào khu

Trang 32

vực trên Tuy nhiên, hiện nay tồn tại một số hạn chế liên quan đến giao thông thủy dành cho tàu bè lớn do các cầu hiện nay có chiều cao so với mặt kênh là quá thấp Hàng ngày các cư dân trên lưu vực vứt rác xuống kênh làm tắt nghẽn dòng chảy, ứ đọng gây ô nhiễm

Có 23 cầu và cống nằm dọc theo kênh NL-TN Trong số này có 8 cầu, cống dành cho người đi bộ và giao thông nhẹ, với bề ngang hẹp và gầm cầu cách mặt nước kênh không sâu lắm Do đó không những hạn chế dòng chảy mà còn tấp rác thải gây ách tắc giao thông đường thủy và giảm công suất xả Hầu hết các cầu có chiều rộng nhỏ hơn so với đường và có tải trọng thấp (trung bình 20 tấn) Các cầu còn lại cao và đủ rộng, không gây hạn chế đáng kể đối với dòng chảy của kênh

2.4.2 Hiện trạng cấp điện

Lưu vực kênh NL-TN được cấp điện từ lưới điện chung của Thành phố qua các trạm biến thế 110/15KV Bà Quẹo, Hỏa Xa và trạm 66/15KV Xa Lộ Các trạm phân phối trung tâm, trạm giảm áp chính đã quá tải, thiếu dự phòng nên thường xảy ra sự cố, cần xây dựng phát triển thêm để đáp ứng nhu cầu tương lai

Các tuyến cáp ngầm cao thế và trung thế đã quá cũ, thường hư hỏng, một số bị lấn chiếm cần cải tạo, nâng cấp thành cáp 15KV

Mạng lưới gồm các công trình sau:

¾ Trạm giảm áp chính: Bà Quẹo, Hỏa Xa 110/15 KV- 2 x 40 MVA; Xa Lộ 66/15 KV- (20 + 30) MVA

¾ Trạm phân phối trung tâm: Trần Quý Cáp, Võ Duy Nghi, Gia Định, Công Lý, ga Chí Hòa, Tân Sơn Nhất

¾ Trạm phát điện Diesel: Tân Sơn Nhất

¾ Trạm biến áp phân phối 15-6,6/0,2-0,4 KV: tổng cộng 1.065 trạm; 1.698 máy biến thế với tổng công suất đạt 265.500 KVA

Trang 33

¾ Đường dây cao thế: 2 loại cáp treo và cáp ngầm với chiều dài: cáp 9km; cáp 66KV-12km

110KV-¾ Đường dây trung thế: Cáp treo 15KV dài 186km, cáp ngầm 15KV dài 115km; cáp ngầm 6,6KV dài 40km

¾ Đường dây hạ thế: dài 350km

2.4.3 Hiện trạng thông tin liên lạc

Hệ thống thông tin liên lạc trên lưu vực được xây dựng trong 2 giai đoạn chính: trước năm 1990 và sau năm 1990

¾ Trước 1990, mạng lưới gồm hai bộ phận: quân sự và dân sự Bộ phận quân sự có mạng lưới cáp treo dùng liên lạc trong các cự ly gần và mạng lưới cáp ngầm thông tin liên tỉnh và toàn quốc Bộ phận dân sự chủ yếu sử dụng cáp treo và đã được thay thế khá nhiều trong chương trình cải tạo và phát triển mạng lưới thông tin liên lạc của bưu điện Thành phố từ năm

1990 đến nay

¾ Sau 1990, chương trình cải tạo và phát triển mạng lưới của bưu điện Thành phố đã tiến hành lắp đặt mạng lưới cáp quang ngầm trên toàn bộ các trục giao thông

2.4.4 Hiện trạng cấp nước

Được cấp nước từ nhà máy nước Thủ Đức theo tuyến ống chính Φ 2000 dọc tuyến đường Xa lộ Hà Nội- Điện Biên Phủ Ngoài ra, trên lưu vực còn có 2

cơ sở cấp nước ngầm được xây dựng từ thời Pháp là:

¾ Trạm cấp nước ngầm Gò Vấp: công suất 450m3/h

¾ Trạm cấp nước ngầm Tân Sơn Nhất: công suất 180m3/h

Hai trạm này còn khả năng hoạt động tuy nhiên lượng nước bổ sung vào mạng lưới không đáng kể

Nói chung, hệ thống cấp nước trong lưu vực NL-TN đã xuống cấp và không đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng cao Tỷ lệ thất thoát nước cao (hiện

Trang 34

nay khoảng 32%), chủ yếu là do mạng lưới phân phối cũ kỹ bị rò rỉ nhiều Mức nước sử dụng theo đầu người dao động từ khoảng 30lít/người/ngày ở những hộ dùng chung đường ống cấp nước với hàng xóm, đến khoảng 270/lít/người/ngày ở những hộ có mức sống cao và nhà cửa có nhiều tiện nghi sử dụng nước (như bồn cầu xả nước) Trong những vùng khả năng cấp nước còn hạn chế, dân cư sử dụng thêm nguồn nước từ giếng khoan sâu từ 30-40m, một số giếng trong số này bị ô nhiễm Công ty cấp nước cũng cho xe bồn chở nước đến những vùng còn gặp khó khăn về cấp nước mặc dù phương pháp này được xem là không phù hợp

Hiện nay, do hệ thống cấp nước của Thành phố còn nhiều hạn chế nên dân

cư và các doanh nghiệp vẫn còn sử dụng nhiều giếng khoan tư nhân (ước tính con số tổng cộng là 100.000, kể cả hợp pháp và bất hợp pháp) Việc bán nước giếng bất hợp pháp thường xảy ra ở những vùng còn khó khăn về cấp nước

Bảng 2.10: Bình quân mức tiêu thụ nước hiện nay (đơn vị tính lít/người/ngày)

Khu vực Hộ có thủy lượng

kế

Hộ dùng giếng tư Hộ mua nước từ

nguồn khác

Nguồn: Quy hoạch tổng thể cấp nước TP.HCM

Trên lưu vực cũng có một số thủy đài giữ nhiệm vụ điều hòa lưu lượng như thủy đài ở đường 3/2, Lê Quang Định nhưng do khả năng hạn chế của mạng lưới và áp lực, hiện nay các thủy đài này chỉ còn giữ nhiệm vụ là nguồn cấp dự phòng

Nhìn chung, mạng lưới cấp nước quá cũ và chưa đầy đủ, tỉ lệ thất thoát nước còn khá cao, nguồn nước thiếu hụt, toàn bộ những nguyên nhân này làm trầm trọng thêm tình hình thiếu hụt nước cấp trên lưu vực

Trang 35

2.5 MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TP.HCM (LƯU VỰC NL-TN)

Dự án Vệ sinh Môi trường TP.HCM (lưu vực NL-TN) được Ngân hàng Thế giới tài trợ cho TP.HCM nhằm mục tiêu giảm thiểu ngập úng trên lưu vực NL-

TN, cải tạo tình trạng thoát nước và vệ sinh môi trường trên lưu vực Dự án này nằm trong một chương trình lớn nhằm cải tao vệ sinh môi trường cho kênh rạch và giảm thiểu tình hình ngập úng của Thành phố

Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới đã ký kết Hiệp định Tín dụng đầu tư cho dự án với tổng số vốn là 199,96 triệu đô la Mỹ, trong đó Ngân hàng Thế giới cho vay không lãi 166,34 triệu đô la Mỹ trong thời hạn 40 năm; Ngân sách Thành phố cấp 33,62 triệu đô la Mỹ

Dự án được triển khai trên địa bàn của 7 quận có diện tích 33km2 (Quận 1,

3, 10, Phú Nhuận, Tân Bình, Bình Thạnh và Gò Vấp), là nơi cư trú của hơn 1,2 triệu dân Thành phố Dự án sẽ được hoàn thành vào khoảng năm 2008

2.5.1 Các hạng mục công trình thuộc dự án

¾ Tuyến cống bao thu gom nước thải

Xây dựng tuyến cống bao dài 8,3 km, đường kính 3m ngầm dọc theo kênh để đưa toàn bộ lượng nước thải trong mùa mưa về trạm bơm

Trên tuyến cống bao sẽ xây dựng 2 giếng thu có lắp đặt hệ thống điều khiển để rút nước chết trên kênh vào cống bao

Để tách nước thải từ hệ thống cống chung vào tuyến cống bao sẽ xây dựng khoảng 20 công trình xả tràn chính dọc kênh và một số công trình phụ để dẫn nước thải từ các cống nhỏ

Tuyến cống bao sẽ được đặt sâu dưới mặt đất từ 14-18m và thi công bằng cách khoan ngầm rồi kích ép ống vào để làm giảm các hư hao cho các công trình hiện có

Trang 36

¾ Trạm bơm nước thải

Xây dựng trạm bơm có các khung lược rác thải hợp lưu kênh NL-TN và rạch Văn Thánh, phường 19-Quận Bình Thạnh với công suất bơm 64.000 m3/giờ

Nước thải sẽ được bơm ngầm qua đáy sông Sài Gòn để kết nối vào đường ống dẫn đến Nhà máy xử lý nước thải sẽ được xây dựng trong tương lai

Ở giai đoạn này của dự án, tạm thời sẽ xả nước thải ra sông Sài Gòn bằng một đường ống ngầm dài 67m có miệng xả khuyếch tán để mau chóng pha loãng nước thải vào sông Sài Gòn

¾ Nạo vét, cải tạo kênh chính NL-TN

Dòng sông chính sẽ được nạo vét nhằm làm thông thoáng, đáp ứng nhu cầu tiêu thoát nước cho lưu vực Hai bờ kênh sẽ được xây dựng bờ kè để bảo vệ bờ kênh và làm tăng vẻ mỹ quan đô thị

Tuyến kênh chính được dự kiến trở thành 1 hành lang xanh với các chức năng chủ yếu là thoát nước, ngoài ra, còn phục vụ cho nhu cầu du lịch và thể thao, nghỉ ngơi, giải trí Việc cải tạo tuyến kênh chính nhằm nâng cao chất lượng nước kênh nhằm tạo ra một khoảng không gian thiên nhiên xanh mát trong một khu vực dân cư

¾ Mở rộng, thay thế cống thoát nước cấp 2 và cấp 3 trên lưu vực

Sẽ mở rộng, thay thế các tuyến cống thoát nước cấp 2 và 3 trên lưu vực gồm các cống hộp, cống tròn lớn dưới đường phố nhằm giảm ngập úng Mạng lưới cống cấp 2 và 3 được mở rộng chủ yếu thuộc các quận Bình Thạnh, Gò Vấp và nơi còn thiếu nhiều cống Các cống hiện có thuộc các quận 1, 3, 10, Phú Nhuận, Tân Bình tổng chiều dài khoảng 64 km sẽ được thay thế bằng cống lớn hơn nếu không đủ khả năng thoát nước

Điều tra hiện trường và thiết kế cải tạo cống thoát nước cấp 2 và cấp 3 hiện hữu trên lưu vực bằng việc sử dụng công nghệ điều tra, khảo sát bằng camera quan sát tự hành để kiểm tra tình trạng của các tuyến cống đã được xây

Trang 37

dựng quá lâu (các tuyến cống vòm xây dựng thời Pháp) Từ đó, lập kế hoạch và thiết kế sửa chữa các tuyến cống này để đáp ứng nhu cầu sử dụng và bảo đảm an toàn

¾ Mở rộng mạng lưới cống thoát nước cấp 4 trên lưu vực

Dự án sẽ tài trợ 80% kinh phí đầu tư xây dựng mới các tuyến cống cấp 4 trong hẻm cho các quận để giúp các hộ dân sống trong hẻm có thể dễ dàng nối cống thoát nước trong nhà với mạng cống công cộng, giảm thiểu tình trạng ngập trong các khu hẻm

2.5.2 Lợi ích của dự án

¾ Giảm thiểu tình trạng ngập lụt, cải thiện môi trường và tiết kiệm chi phí phòng lụt và các chi phí của người dân trong việc sửa chữa, cải tạo nhà cửa để chống ngập cũng như thời gian đi lại do ảnh hưởng của ngập úng đường xá

¾ Cải thiện về sức khỏe và phúc lợi của người dân; mở rộng mạng lưới thoát nước phục vụ cho các hộ dân sống ven trung tâm, giúp người dân cải thiện điều kiện sống vệ sinh hơn

¾ Làm tăng giá trị sử dụng đất trên hành lang kênh NL-TN, tạo ra một khoảng không gian xanh mát trong khu vực trung tâm Thành phố

¾ Cải thiện môi trường đầu tư, tạo cách nhìn thiện cảm hơn đối với Thành phố của các nhà đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch của Thành phố

¾ Tăng cường năng lực hoạt động cho ngành thoát nước Thành phố và Công

ty Thoát nước Đô thị, giúp ngành và công ty có đủ khả năng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước không những trên lưu vực NL-TN mà còn trên địa bàn Thành phố

Trang 38

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.1.1 Nghiên cứu hiện trạng môi trường kênh NL-TN

¾ Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu

¾ Đặc điểm tự nhiên tại lưu vực kênh NL-TN (khí hậu, địa hình lưu vực kênh, địa chất…)

¾ Đặc điểm về chế độ thủy văn tại khu vực kênh NL-TN

¾ Đặc điểm dân cư, cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên lưu vực kênh NL-TN

¾ Đặc điểm KT-XH của một số Quận trên lưu vực kênh NL-TN

¾ Đặc điểm về môi trường dân cư tại khu vực nghiên cứu

¾ Hiện trạng nước thải sinh hoạt, công nghiệp, chất thải rắn tại khu vực kênh NL-TN

¾ Hiện trạng thoát nước của kênh

¾ Hiện trạng ô nhiễm, phạm vi ảnh hưởng và công tác quản lý môi trường kênh NL-TN

3.1.2 Đánh giá nguồn gây ô nhiễm kênh NL-TN

¾ Nguồn gây ô nhiễm kênh

¾ Xác định tải lượng ô nhiễm (theo giờ, ngày, tháng…) và xác định sự phân bố tải lượng theo lưu vực kênh

¾ Đánh giá thông qua tính chất, thành phần hóa lý của chất thải từ các nguồn trên

Trang 39

3.1.3 Đánh giá chất lượng nước kênh NL-TN

¾ Tìm hiểu thành phần, tính chất hóa lý của nước kênh

¾ Đánh giá chất lượng nước kênh so với các chỉ tiêu cho phép về tiêu chuẩn môi trường nước

¾ Đánh giá mối liên quan giữa các kết quả hóa lý và thủy sinh

¾ Đánh giá ảnh hưởng bởi chế độ thủy văn, thủy triều đến chất lượng nước kênh (đặc trưng hình thái kênh, thủy triều- chế độ bán nhật triều)

¾ Đánh giá khả năng tự làm sạch của kênh

3.1.4 Xây dựng các giải pháp khống chế các nguồn thải vào kênh nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước kênh

Dựa trên việc nghiên cứu hiện trạng thông qua các khảo sát thực tế và tham khảo các công trình nghiên cứu, xây dựng các giải pháp cải thiện chất lượng nước kênh NL-TN:

¾ Thực hiện chương trình lồng ghép quy hoạch phát triển đô thị hóa, công nghiệp hóa và quy hoạch bảo vệ môi trường: quy hoạch dân cư, quy hoạch mạng lưới dịch vụ nhà hàng khách sạn, quy hoạch di dời các cơ sở sản xuất CN-TTCN đến các KCN tập trung, quy hoạch cơ sở hạ tầng…

¾ Xây dựng các biện pháp quản lý môi trường cũng như quản lý các nguồn thải

¾ Xây dựng các giải pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài này thực hiện chủ yếu điều tra nghiên cứu hiện trạng môi trường dân cư, sản xuất kinh tế- xã hội tại lưu vực kênh NL-TN chảy qua một số Quận của TP.HCM như Quận 1, Quận 3, Quận 10, Quận Tân Bình, Quận Gò Vấp, Quận Bình Thạnh, Quận Phú Nhuận, đánh giá chất lượng nước kênh và sau đó sẽ xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nước kênh NL-TN

Trang 40

3.2.2 Các phương pháp nghiên cứu

¾ Phương pháp thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của địa bàn nghiên cứu

Đối tượng được thu thập gồm: Điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, phạm vi hành chính, đặc điểm địa hình, đặc điểm địa chất, khí hậu, đặc điểm thủy văn và sông rạch…), đặc điểm kinh tế-xã hội (dân số và phân bố dân cư, CN-TTCN, hiện trạng xây dựng và hệ thống hạ tầng kỹ thuật…)

Các số liệu, tư liệu chủ yếu được thu thập tại các cơ quan sau: Sở Tài nguyên và Môi trường, Viện Môi trường Tài nguyên, Công ty thoát nước Đô thị

¾ Phương pháp thu thập các số liệu liên quan đến đối tượng nghiên cứu của đề tài

Thu thập các kết quả khảo sát ô nhiễm môi trường (ONMT) tại khu vực kênh NL-TN lên sức khỏe cộng đồng theo ý kiến của người dân

Thu thập các số liệu về chất lượng nước trên kênh NL-TN Các thông số được thu thập gồm có:

- Các thông số lý, hóa, sinh học của nước gồm: nhiệt độ của nước, EC,

pH TSS, DO, BOD5, COD, tổng Photpho, tổng Nitơ, dầu mỡ và Coliform

- Các thông số kim loại nặng gồm có: Ni, Hg, Cu, Cd, Pb, Cr, Zn, As

- Các thông số về hóa chất nông nghiệp gồm: Aldrin, Dieldrin, DDT, Heptachlor, TDE, Eldrin, DDE

Tất cả các thông số trên được thu thập tại Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP.HCM và Viện Môi trường Tài nguyên, Sở Y tế TP.HCM

¾ Tổng hợp số liệu, so sánh và đánh giá

Các số liệu thu thập được tổng hợp vào các bảng (trong chương 4), sau đó áp dụng các tiêu chuẩn để so sánh, đối chiếu:

- TCVN 5942-1995: Tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt

Ngày đăng: 27/04/2013, 11:34

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Diện tích và dân số các lưu vực thoát nước của TP.HCM - đánh giá tác động các nguồn thải và xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng nước
Bảng 2.1 Diện tích và dân số các lưu vực thoát nước của TP.HCM (Trang 6)
Bảng 2.3: Lượng mưa bình quân - đánh giá tác động các nguồn thải và xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng nước
Bảng 2.3 Lượng mưa bình quân (Trang 7)
Bảng 2.2: Thống kê về nhiệt độ tại TP.HCM - đánh giá tác động các nguồn thải và xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng nước
Bảng 2.2 Thống kê về nhiệt độ tại TP.HCM (Trang 7)
Bảng 2.4: Các đặc trưng chế độ mưa (Trạm đo mưa Tân Sơn Nhất) - đánh giá tác động các nguồn thải và xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng nước
Bảng 2.4 Các đặc trưng chế độ mưa (Trạm đo mưa Tân Sơn Nhất) (Trang 8)
Bảng 2.5: Độ ẩm tương đối trong các tháng tại TP.HCM (Trạm khí tượng thủy văn) - đánh giá tác động các nguồn thải và xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng nước
Bảng 2.5 Độ ẩm tương đối trong các tháng tại TP.HCM (Trạm khí tượng thủy văn) (Trang 9)
2.2.2. Ñaịc ñieơm ñòa hình - đánh giá tác động các nguồn thải và xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng nước
2.2.2. Ñaịc ñieơm ñòa hình (Trang 10)
Bảng 2.6: Tốc độ gió (m/s) trung binh tháng (Trạm đo Tân Sơn Nhất) - đánh giá tác động các nguồn thải và xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng nước
Bảng 2.6 Tốc độ gió (m/s) trung binh tháng (Trạm đo Tân Sơn Nhất) (Trang 10)
Caùc loái nguoăn nöôùc töø möa, töø nöôùc thại, töø thụy trieău hình thaønh nguoăn nöôùc keđnh NL-TN - đánh giá tác động các nguồn thải và xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng nước
a ùc loái nguoăn nöôùc töø möa, töø nöôùc thại, töø thụy trieău hình thaønh nguoăn nöôùc keđnh NL-TN (Trang 15)
Hình 2.2: Mô hình sự hình thành dòng chảy trên kênh NL-TN  Ghi chuù:   Nguồn nước từ nước mưa - đánh giá tác động các nguồn thải và xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng nước
Hình 2.2 Mô hình sự hình thành dòng chảy trên kênh NL-TN Ghi chuù: Nguồn nước từ nước mưa (Trang 15)
Bảng 2.7: Một số tuyến đường chính chịu ảnh hưởng thường xuyên của việc ngập  úng (tháng 5-tháng 9- 2007) - đánh giá tác động các nguồn thải và xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng nước
Bảng 2.7 Một số tuyến đường chính chịu ảnh hưởng thường xuyên của việc ngập úng (tháng 5-tháng 9- 2007) (Trang 21)
Bảng 2.9: Thống kê hiện trạng sử dụng đất trên lưu vực kênh NL-TN - đánh giá tác động các nguồn thải và xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng nước
Bảng 2.9 Thống kê hiện trạng sử dụng đất trên lưu vực kênh NL-TN (Trang 30)
Bảng 2.10: Bình quân mức tiêu thụ nước hiện nay (đơn vị tính lít/người/ngày) - đánh giá tác động các nguồn thải và xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng nước
Bảng 2.10 Bình quân mức tiêu thụ nước hiện nay (đơn vị tính lít/người/ngày) (Trang 34)
Bảng 4.1: Mật độ cống cấp 2, 3 hiện trạng trên địa bàn các quận thuộc lưu vực  keânh NL-TN - đánh giá tác động các nguồn thải và xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng nước
Bảng 4.1 Mật độ cống cấp 2, 3 hiện trạng trên địa bàn các quận thuộc lưu vực keânh NL-TN (Trang 43)
Keđnh NL-TN ( hình 4.1) naỉm trong khu trung tađm cụa moôi thaønh TP.HCM, chạy theo höôùng töø Tađy Baĩc xuoâng Ñođng- Ñođng Nam qua caùc Quaôn Tađn Bình,  Phuù Nhuaôn (bôø Baĩc), Quaôn 3 (bôø Nam vaø moôt phaăn bôø Baĩc), Quaôn 1 (bôø Nam) vaø  Bình Thán - đánh giá tác động các nguồn thải và xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng nước
e đnh NL-TN ( hình 4.1) naỉm trong khu trung tađm cụa moôi thaønh TP.HCM, chạy theo höôùng töø Tađy Baĩc xuoâng Ñođng- Ñođng Nam qua caùc Quaôn Tađn Bình, Phuù Nhuaôn (bôø Baĩc), Quaôn 3 (bôø Nam vaø moôt phaăn bôø Baĩc), Quaôn 1 (bôø Nam) vaø Bình Thán (Trang 47)
Bảng 4.2: Bình quân chiều rộng và chiều sâu trên từng đoạn kênh NL-TN - đánh giá tác động các nguồn thải và xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng nước
Bảng 4.2 Bình quân chiều rộng và chiều sâu trên từng đoạn kênh NL-TN (Trang 47)
Bảng 4.3: Bảng thống kê hiện trạng dân số và kiến trúc ven kênh NL-TN - đánh giá tác động các nguồn thải và xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng nước
Bảng 4.3 Bảng thống kê hiện trạng dân số và kiến trúc ven kênh NL-TN (Trang 49)
Hình 4.2: Haøm löôïng chaât raĩn lô löûng ôû keđnh NL-TN 6 thaùng ñaău naím 2007 - đánh giá tác động các nguồn thải và xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng nước
Hình 4.2 Haøm löôïng chaât raĩn lô löûng ôû keđnh NL-TN 6 thaùng ñaău naím 2007 (Trang 63)
Hình 4.2: Hàm lượng chất rắn lơ lửng ở kênh NL-TN 6 tháng đầu năm 2007 - đánh giá tác động các nguồn thải và xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng nước
Hình 4.2 Hàm lượng chất rắn lơ lửng ở kênh NL-TN 6 tháng đầu năm 2007 (Trang 63)
Hình 4.3: Oxy hoøa tan ôû keđnh NL-TN 6 thaùng ñaău naím 2007 - đánh giá tác động các nguồn thải và xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng nước
Hình 4.3 Oxy hoøa tan ôû keđnh NL-TN 6 thaùng ñaău naím 2007 (Trang 64)
Hình 4.3: Oxy hòa tan ở kênh NL-TN 6 tháng đầu năm 2007 - đánh giá tác động các nguồn thải và xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng nước
Hình 4.3 Oxy hòa tan ở kênh NL-TN 6 tháng đầu năm 2007 (Trang 64)
Hình 4.4: Nhu caău oxy sinh hóc ôû keđnh NL-TN 6 thaùng ñaău naím 2007 Xu höôùng bieân ñoơi giaù trò BOD5  ôû khu vöïc keđnh NL-TN töông ñoâi phuø hôïp  vôùi söï bieân ñoơi giaù trò oxy hoøa tan - đánh giá tác động các nguồn thải và xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng nước
Hình 4.4 Nhu caău oxy sinh hóc ôû keđnh NL-TN 6 thaùng ñaău naím 2007 Xu höôùng bieân ñoơi giaù trò BOD5 ôû khu vöïc keđnh NL-TN töông ñoâi phuø hôïp vôùi söï bieân ñoơi giaù trò oxy hoøa tan (Trang 65)
Hình 4.4: Nhu cầu oxy sinh học ở kênh NL-TN 6 tháng đầu năm 2007  Xu hướng biến đổi giá trị BOD 5   ở khu vực kênh NL-TN tương đối phù hợp  với sự biến đổi giá trị oxy hòa tan - đánh giá tác động các nguồn thải và xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng nước
Hình 4.4 Nhu cầu oxy sinh học ở kênh NL-TN 6 tháng đầu năm 2007 Xu hướng biến đổi giá trị BOD 5 ở khu vực kênh NL-TN tương đối phù hợp với sự biến đổi giá trị oxy hòa tan (Trang 65)
Hình 4.5: Nhu caău Oxy hoùa hóc ôû keđnh NL-TN 6 thaùng ñaău naím 2007 Giaù trò COD tái taât cạ caùc ñieơm ñeău khođng ñát tieđu chuaơn nöôùc maịt loái B  (TCVN 5942:1995, COD < 35 mg/l) - đánh giá tác động các nguồn thải và xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng nước
Hình 4.5 Nhu caău Oxy hoùa hóc ôû keđnh NL-TN 6 thaùng ñaău naím 2007 Giaù trò COD tái taât cạ caùc ñieơm ñeău khođng ñát tieđu chuaơn nöôùc maịt loái B (TCVN 5942:1995, COD < 35 mg/l) (Trang 66)
i) Nhu caău Oxy hoùa hóc (COD) - đánh giá tác động các nguồn thải và xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng nước
i Nhu caău Oxy hoùa hóc (COD) (Trang 66)
Hình 4.5: Nhu cầu Oxy hóa học ở kênh NL-TN 6 tháng đầu năm 2007  Giá trị COD tại tất cả các điểm đều không đạt tiêu chuẩn nước mặt loại B  (TCVN 5942:1995, COD < 35 mg/l) - đánh giá tác động các nguồn thải và xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng nước
Hình 4.5 Nhu cầu Oxy hóa học ở kênh NL-TN 6 tháng đầu năm 2007 Giá trị COD tại tất cả các điểm đều không đạt tiêu chuẩn nước mặt loại B (TCVN 5942:1995, COD < 35 mg/l) (Trang 66)
Hình 4.6: Coliform ôû keđnh NL-TN 6 thaùng ñaău naím 2007 - đánh giá tác động các nguồn thải và xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng nước
Hình 4.6 Coliform ôû keđnh NL-TN 6 thaùng ñaău naím 2007 (Trang 67)
Hình 4.6: Coliform ở kênh NL-TN 6 tháng đầu năm 2007 - đánh giá tác động các nguồn thải và xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng nước
Hình 4.6 Coliform ở kênh NL-TN 6 tháng đầu năm 2007 (Trang 67)
Hình 4.7: Giaù trò daău ôû keđnh NL-TN 6 thaùng ñaău naím 2007 - đánh giá tác động các nguồn thải và xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng nước
Hình 4.7 Giaù trò daău ôû keđnh NL-TN 6 thaùng ñaău naím 2007 (Trang 68)
Đ1 Đ2 Đ3 Đ4 Đ5 Đ6 Đ7 Đ8 Đ9 Đ10 - đánh giá tác động các nguồn thải và xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng nước
1 Đ2 Đ3 Đ4 Đ5 Đ6 Đ7 Đ8 Đ9 Đ10 (Trang 68)
Hình 4.7: Giá trị dầu ở kênh NL-TN 6 tháng đầu năm 2007 - đánh giá tác động các nguồn thải và xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng nước
Hình 4.7 Giá trị dầu ở kênh NL-TN 6 tháng đầu năm 2007 (Trang 68)
Bảng 4.6: Thành phần chủng loài động vật đáy kênh NL-TN 6 tháng đầu năm 2007 - đánh giá tác động các nguồn thải và xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng nước
Bảng 4.6 Thành phần chủng loài động vật đáy kênh NL-TN 6 tháng đầu năm 2007 (Trang 68)
Bảng 4.7: Tổng hợp số loài phiêu sinh thực vật và phiêu sinh động vật tại khu vực  keânh NL-TN - đánh giá tác động các nguồn thải và xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng nước
Bảng 4.7 Tổng hợp số loài phiêu sinh thực vật và phiêu sinh động vật tại khu vực keânh NL-TN (Trang 69)
Bảng 4.8: Kết quả phân tích mẫu bùn đáy lưu vực kênh NL-TN 6 tháng đầu năm  2007 - đánh giá tác động các nguồn thải và xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng nước
Bảng 4.8 Kết quả phân tích mẫu bùn đáy lưu vực kênh NL-TN 6 tháng đầu năm 2007 (Trang 71)
Bảng 4.9: Kim loại nặng và vi khuẩn trong bùn kênh NL-TN - đánh giá tác động các nguồn thải và xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng nước
Bảng 4.9 Kim loại nặng và vi khuẩn trong bùn kênh NL-TN (Trang 72)
Bảng 4.10: Hàm lượng thuốc trừ sâu trong bùn kênh NL-TN, 2-3/5/2000 - đánh giá tác động các nguồn thải và xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng nước
Bảng 4.10 Hàm lượng thuốc trừ sâu trong bùn kênh NL-TN, 2-3/5/2000 (Trang 73)
Hình 4.8: Sô ñoă theơ hieôn taùc ñoông cụa ođ nhieêm mođi tröôøng tái löu vöïc keđnh NL- NL-TN ñeân caùc thaønh phaăn mođi tröôøng vaø con ngöôøi  - đánh giá tác động các nguồn thải và xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng nước
Hình 4.8 Sô ñoă theơ hieôn taùc ñoông cụa ođ nhieêm mođi tröôøng tái löu vöïc keđnh NL- NL-TN ñeân caùc thaønh phaăn mođi tröôøng vaø con ngöôøi (Trang 75)
Hình 4.8: Sơ đồ thể hiện tác động của ô nhiễm môi trường tại lưu vực kênh NL- NL-TN đến các thành phần môi trường và con người - đánh giá tác động các nguồn thải và xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng nước
Hình 4.8 Sơ đồ thể hiện tác động của ô nhiễm môi trường tại lưu vực kênh NL- NL-TN đến các thành phần môi trường và con người (Trang 75)
Bảng 4.11: Số ca bệnh trong 100.000 dân - đánh giá tác động các nguồn thải và xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng nước
Bảng 4.11 Số ca bệnh trong 100.000 dân (Trang 79)
Bảng 5.1: Mức phí BVMT tính theo 1m 3  nước thải công nghiệp - đánh giá tác động các nguồn thải và xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng nước
Bảng 5.1 Mức phí BVMT tính theo 1m 3 nước thải công nghiệp (Trang 93)
Ñeơ coù theơ öùng dúng SXS vaøo caùc loái hình cođng nghieôp phại hieơu roõ khaùi nieôm vaø nguyeđn lyù - đánh giá tác động các nguồn thải và xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng nước
e ơ coù theơ öùng dúng SXS vaøo caùc loái hình cođng nghieôp phại hieơu roõ khaùi nieôm vaø nguyeđn lyù (Trang 98)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w