MỤC LỤC
Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các khu công nghiệp và dân cư trong TP.HCM, Biên Hòa và Thủ Dầu Một đang sử dụng lượng nước khoảng 13,5m3/s từ sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, đặc biệt là các nhà máy nước Bến Than, Bình An, Thiên Tân, và Nhà máy Quốc lộ 1 đang sử dụng 21,0m3/s. Mỗi loại sẽ có những tính chất, những đặc trưng riêng về độ lớn và cường suất biến đổi hàm lượng vật chất gây mức độ độc và nó sẽ quyết định nên tính chất cơ bản về nguồn nước của kênh NL-TN.
Cho nên ở một số kênh rạch thì khối lượng nước bẩn chưa chảy ra khỏi cửa kênh thì đã bị nước đẩy trở vào làm cho tình hình ô nhiễm càng trầm trọng thêm (vì tính chất bán nhật triều- hai lần nước lớn và hai lần nước ròng). Trên kênh NL-TN, do lòng rạch nhỏ hẹp, nông, bị bồi lấp, lấn chiếm bởi nhà dân và chất thải, bị cản trở bởi rau, bèo và do cao độ địa hình thay đổi nhanh, ảnh hưởng của thủy triều suy giảm mạnh, nước từ sông Sài Gòn theo triều lên chỉ.
Một số đáy kênh cao hơn cửa xả làm cho hệ thống cống bị ngậm nước tạo điều kiện lắng đọng đất rác như rạch Văn Thánh,…. Một số hầm ga, đường cống thoát, kênh rạch bị tắt nghẽn bởi rác, đất cát nên ngập úng xảy ra bất cứ khi nào có mưa lớn.
Quy mô và doanh thu trong các cơ sở sản xuất ngày càng được nâng cao và song song với điều này là việc đổi mới dần công nghệ đặt ra cho hầu hết các ngành sản xuất, trước tiên là các ngành như dệt nhuộm, nhựa… Tuy vậy, nhìn chung nền sản xuất TTCN ở khu vực vẫn còn đang ở trong tình trạng lạc hậu và không đồng bộ. Toàn lưu vực có khoảng 104.000 căn hộ chiếm 1.450ha đất, rất đa dạng gồm các khu biệt thự (Phường 9, Phường 7-Quận 3); các căn phố kiêm 2 chức năng thương mại và ở dọc theo trục lộ giao thông; các căn nhà lá bán kiên cố trong các ngỏ, hẻm và căn nhà tạm lấn chiếm tự xây dựng bằng vật liệu nhẹ chen chúc dọc kênh hoặc các vùng trũng chưa được san lấp.
Hiện trạng sử dụng đất trên lưu vực được cho trong bảng 2.9 là những số liệu có được qua sự thống kê của Viện Quy hoạch xây dựng và thiết kế Đô thị, quá trình điều chỉnh và kiểm kê lại tình trạng sử dụng đất đã làm thay đổi phần nào mức độ chính xác của bảng, nhất là ở khu vực quân sự. Nguồn: Quy hoạch tổng thể cấp nước TP.HCM Trên lưu vực cũng có một số thủy đài giữ nhiệm vụ điều hòa lưu lượng như thủy đài ở đường 3/2, Lê Quang Định nhưng do khả năng hạn chế của mạng lưới và áp lực, hiện nay các thủy đài này chỉ còn giữ nhiệm vụ là nguồn cấp dự phòng.
Đề tài này thực hiện chủ yếu điều tra nghiên cứu hiện trạng môi trường dân cư, sản xuất kinh tế- xã hội tại lưu vực kênh NL-TN chảy qua một số Quận của TP.HCM như Quận 1, Quận 3, Quận 10, Quận Tân Bình, Quận Gò Vấp, Quận Bình Thạnh, Quận Phú Nhuận, đánh giá chất lượng nước kênh và sau đó sẽ xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nước kênh NL-TN. Đối tượng được thu thập gồm: Điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, phạm vi hành chính, đặc điểm địa hình, đặc điểm địa chất, khí hậu, đặc điểm thủy văn và sông rạch…), đặc điểm kinh tế-xã hội (dân số và phân bố dân cư, CN-TTCN, hiện trạng xây dựng và hệ thống hạ tầng kỹ thuật…).
Do tính phân bố không đồng đều này, một phần lớn dân cư trên khu vực phía Bắc của lưu vực không được phục vụ, tình trạng ngập xảy ra ngoài các nguyên nhân chính như: cốâng không đủ diện tích, miệng thu nước mưa thiếu hoặc bị lấp, cống bị nghẹt còn có nguyên nhân là chưa có cống. Nguồn: Sở nhà đất Thành phố Việc xây cất lấn chiếm bừa bãi ven kênh gây trở ngại lớn đến dòng chảy và là nguồn gây ô nhiễm quan trọng do tình trạng thiếu các phương tiện vệ sinh, các chất thải được xả trực tiếp xuống dòng kênh, mặt khác, công tác duy tu bảo dưỡng thường kỳ cũng khó thực hiện vì không có đường công vụ cho xe máy thi coâng.
Đánh giá hiện trạng quản lý CTR tại lưu vực kênh NL-TN. Hiện nay tại lưu vực kênh NL-TN công tác thu gom CTR vẫn chưa triệt để, các loại CTR sau khi được thu gom bằng phương tiện thu gom như thùng rác, xe ba gác, hoặc xe ép rác thường làm rơi vãi rác trên đường, gây mất vẻ mỹ quan, ô nhiễm môi trường. Một số nơi, vẫn còn xảy ra tình trạng lấy cắp các thiết bị thu gom rác như: thùng chứa rác, bánh xe, nắp đậy thùng rác… Tình trạng thu gom một số khu vực còn chậm trễ, không đúng lịch trình gây ra mùi hôi thối từ các điểm hẹn lấy rác, các thùng chứa rác. Công tác quản lý của một số chợ ven lưu vực kênh NL-TN chưa tốt gây ra tình trạng chất đống, đổ dồn tại bãi rác gây khó khăn cho công tác thu gom, xử lý rác. Điều đáng nói nữa là hầu hết các hộ dân sống ven khu vực kênh ý thức còn kém, không có sự hợp tác với dịch vụ thu gom rác Nhà nước hoặc tư nhân về vấn đề thu phí rác dẫn đến tình trạng rác bị vứt thẳng xuống kênh rạch. Hiện nay, đã có các dịch vụ công ích thu gom rác trên mặt kênh NL-TN, tuy nhiên công tác thu gom này vẫn còn nhiều hạn chế, chủ yếu thu gom bằng tay. Phương tiện thu gom còn thô sơ, lực lượng thu gom, vét rác còn ít. Tuy vậy, lượng rác từ các hộ dân sống trên kênh xả thẳng xuống kênh vẫn không giảm. Tóm lại, công tác quản lý CTR trên lưu vực còn nhiều hạn chế mặc dù đã có các dịch vụ tư nhân cũng như công ích tham gia vào việc thu gom CTR trên lưu vực kênh nhưng lượng CTR vẫn không giảm đi là bao nhiêu mà ngược lại một số khu vực lượng CTR còn tăng lên. Lượng CTR phát sinh trên lưu vực là một nguyên nhân quan trọng làm ô nhiễm nước kênh NL-TN. Điểm 1: Cầu Nguyễn Hữu Cảnh- Đường Nguyễn Hữu Cảnh Quận 1 Điểm 2: Cầu Điện Biên Phủ- Đường Điện Biên Phủ Quận 1. Điểm 3: Bờ kố kờnh Thị Nghố- Đường Vaẽn Kiếp Quận Bỡnh Thạnh Điểm 4: Bờ kè kênh Thị Nghè- Đường Nguyễn Hữu Cảnh Quận 1 Điểm 5: Cầu Kiệu- Đường Phan Đình Phùng Quận Phú Nhuận Điểm 6: Cầu Nguyễn Văn Trỗi- Đường Nguyễn Văn Trỗi Quận 3 Điểm 7: Cầu Lê Văn Sỹ- Đường Lê Văn Sỹ Quận 3. Kết quả phân tích các chỉ tiêu lý hóa. Đánh giá và nhận xét bảng P4. Giá trị TSS khu vực này không cao lắm do khu vực kênh NL-TN có chế độ dòng chảy tương đối tĩnh, ít tàu bè qua lại nên ít bị xáo trộn dẫn đến hàm lượng chất rắn lơ lửng khoâng cao. ắ Giỏ trị DO tại khu vực kờnh NL-TN dao động trong khoảng từ 0 đến 6,7 mg/l, thời điểm nước lớn thường có giá trị DO cao hơn thời điểm nước ròng. Khu vực thượng lưu kênh NL-TN từ điểm Đ4 đến Đ10 có nồng độ oxy hòa tan tương đối thấp không đạt tiêu chuẩn nước mặt loại B, nhiều điểm có giá trị DO bằng 0mg/l, các điểm từ Đ1 đến Đ3 đều đạt tiêu chuẩn này. và Đ2 tương đối thấp hơn các điểm khác do khu vực này chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều từ sông Sài Gòn nên chất lượng nước được cải thiện hơn. Điểm Đ8 có nồng độ BOD5 cao nhất do lượng rác thải sinh hoạt tồn đọng tại điểm này quá nhiều. ắ Giỏ trị Tổng Nitơ, Tổng Photpho tương đối cao, đạt ở mức quỏ giàu dinh dưỡng, tuy nhiên giá trị kim loại nặng tại khu vực khảo sát kênh NL-TN rất thấp và chưa vượt tiêu chuẩn cho phép cho thấy nước ở khu vực này chủ yếu bị ô nhiễm hữu cơ và chất dinh dưỡng. Giá trị coliform khu vực này quá cao, gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép do kênh NL-TN hàng ngày tiếp nhận nước thải sinh hoạt và một phần rác thải từ các hộ dân trong khu vực. Kết quả phân tích chất lượng bùn kênh rạch. Trong vài thập niên qua, việc quản lý và xử lý rác chưa hợp lý cũng như việc phát triển dân cư bừa bãi và hệ thống thoát nước xuống cấp đã dẫn đến sự tích lũy của một lớp chất lắng đọng dày trong lòng kênh NL-TN. Bảng 4.4: Kết quả phân tích mẫu bùn đáy lưu vực kênh NL-TN. Có thể thấy các chất hữu cơ tồn tại trong nước thải sinh hoạt và chất thải rắn sinh hoạt của người dân xả xuống kênh, quá trình phân hủy các chất hữu cơ từ rác thải đã tạo nên một lượng bùn đáng kể và lắng đọng ở đáy kênh làm cho khu vực kênh NL-TN bị nhiễm bẩn hữu cơ trong thời gian dài. Kênh rạch luôn có mùi hôi thối là do lớp bùn này luôn ở trong tình trạng ngập nước, yếm khí, quá trình phân hủy kỵ khí lớp bùn này tạo thành các sản phẩm là H2S, NH3, CH4. Kết quả phân tích chất lượng nước trong 6 tháng đầu năm 2007. Đợt quan trắc chất lượng nước kênh NL-TN cũng được tiến hành lấy mẫu tại 10 vị trí như trong đợt quan trắc chất lượng nước 6 tháng cuối năm 2006. Điểm 1: Cầu Nguyễn Hữu Cảnh- Đường Nguyễn Hữu Cảnh Quận 1 Điểm 2: Cầu Điện Biên Phủ- Đường Điện Biên Phủ Quận 1. Điểm 3: Bờ kố kờnh Thị Nghố- Đường Vạẽn Kiếp Quận Bỡnh Thạnh. Điểm 4: Bờ kè kênh Thị Nghè-Đường Nguyễn Hữu Cảnh, Phường ĐaKao Quận 1 Điểm 5: Cầu Kiệu- Đường Phan Đình Phùng Quận Phú Nhuận. Điểm 8: Bờ kè kênh Nhiêu Lộc- Đường Trần Văn Đang Quận 3 Điểm 9: Cầu Sập- Đường Bùi Thị Xuân- Quận Phú Nhuận Điểm 10: Cầu Phạm Văn Hai- Đường Phạm Văn Hai Quận 3. Chỉ tiêu lý hóa:. Kết quả phân tích các chỉ tiêu hóa lý được trình bày trong bảng P5 a) Nhiệt độ. Đ1 (cầu Nguyễn Hữu Cảnh) là khu hợp lưu giữa kênh NL-TN và sông Sài Gòn có vài loài thuộc nhóm nước ngọt (loài giun đốt Annelida) là nguồn thức ăn tốt cho tôm cá mang nhiều lợi ích cho ngành nuôi trồng thủy sản, trong đó có hai loài (Polychaeta- Errantia) có thể thích nghi với môi trường ô nhiễm hữu cơ ở mức trung bình. Qua việc phân tích các loại chỉ thị cho thấy kênh NL-TN đã bị ô nhiễm hữu cơ nghiêm trọng và trong thời gian khá dài, chất lượng nước được cải thiện hơn khi ra sông Sài Gòn. b) Phiêu sinh thực vật và phiêu sinh động vật.
Các mẫu bùn kênh đã được tiến hành phân tích tìm thuốc trừ sâu, kết quả có trong bảng 4.14 cho thấy hàm lượng các thuốc trừ sâu trong bùn kênh NL-TN ở mức không đáng kể. Hiện nay, kênh NL-TN tuy đã được nạo vét một phần khai thông dòng chảy tiếp nhận pha loãng từ nước triều từ sông Sài Gòn nên mức độ ô nhiễm đã giảm so với các năm trước, nhưng các thông số ô nhiễm vẫn còn vượt tiêu chuẩn cho phép đối với nước mặt loại B.
Theo kết quả có được từ bảng 4.8- Kết quả phân tích mẫu bùn đáy lưu vực kênh NL-TN 6 tháng đầu năm 2007 và bảng 4.9- Kim loại nặng và vi khuẩn trong bùn kênh NL-TN có thể thấy toàn bộ khu vực kênh NL-TN bị nhiễm bẩn hữu cơ trong một thời gian dài, chủ yếu là các chất hữu cơ tồn tại trong nước thải sinh hoạt và chất thải rắn sinh hoạt của người dân xả xuống kênh. Tuy nhiên nhiều hầm tự hoại không được rút bùn thường xuyên do đó công suất xử lý của hầm tự hoại không cao; hơn 1/2 số hầm tự hoại không được thiết kế và xây dựng đúng tiêu chuẩn; do thiếu bảo dưỡng, hệ thống hầm tự hoại đã bị xuống cấp trầm trọng; và nhất là những dân cư sống trong nhà lụp xụp dọc kênh NL-TN đã thải thẳng chất thải ra kênh gây nên nhiều mầm mống bệnh tật cho cư dân sống trong lưu vực kênh NL-TN.
Lưu vực kênh NL-TN chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều từ biển Đông thông qua sông Sài Gòn với chế độ thủy triều trong một ngày đêm lên xuống 2 lần không bằng nhau. Với lưu lượng trung bình vào tháng 4 của sông Sài Gòn vào khoảng 17 m3/s, do đó trong giai đoạn dòng chảy sông Sài Gòn thấp, làm ảnh hưởng đến chế độ dòng chảy của kênh NL-TN và quá trình tự làm sạch và pha loãng ở lưu vực rất thấp do đó tăng mức độ ô nhiễm kênh, đặc biệt là ô nhiễm chất thải sinh hoạt và công nghiệp.
Theo quy hoạch, khu vực trung tâm Thành phố hiện nay (khu Quận 1, Quận 3) sẽ là trung tâm hành chánh, thương mại, dịch vụ, các khu vực còn lại trên lưu vực là các khu dân cư tập trung xen lẫn các khu thương mại, dịch vụ nhỏ, các ngành CN-TTCN sẽ được đầu tư chiều sâu từng bước theo hướng hiện đại hóa công nghệ, đảm bảo vệ sinh môi trường và được di chuyển đến các KCN tập trung ngoài khu dân cư. Hành lang kỹ thuật này, ngoài chức năng giao thông còn có chức năng quản lý xây dựng, bảo vệ kênh và là nơi để bố trí các công trình kỹ thuật hạ tầng như: cống bao thu nước thải dọc kênh, cống thoát nước chung dọc kênh, cấp điện, điện thoại cho khu vực dân cư hai bên kênh, chiếu sáng dọc kênh, cho công viên dọc kênh… Tuyến kênh hành lang kỹ thuật này được xây dựng đồng thời với việc cải tạo tuyến kênh, tạo thành một cảnh quan mặt nước hài hòa, sinh động.
Qua công tác kiểm tra cần có biện pháp xử lý kiên quyết đối với doanh nghiệp đã vi phạm nhiều lần như: xử lý vi phạm kèm theo yếu tố tình tiết tăng nặng và xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp vi phạm nhiều lần; đình chỉ tạm thời hoạt động của doanh nghiệp đến khi hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải. Đây là giải pháp huy động được quần chúng tham gia một cách tự giác vào công tác cải tạo ô nhiễm môi trường nước và có trách nhiệm BVMT vì lợi ích chung của toàn xã hội, vì môi trường là ngôi nhà chung của tất cả mọi người và BVMT là sự nghiệp của quần chúng.
Điều quan trọng hơn là áp dụng SXSH có liên quan với những thay đổi trong cách suy nghĩ và thái độ của con người về sản xuất và môi trường, chính vì vậy việc áp dụng SXSH đối với các nhà máy, xí nghiệp trong lưu vực kênh NL-TN là cần thiết và ảnh hưởng tới thái độ của các nhà. Ngoài các chất gây ô nhiễm hữu cơ như nước thải sinh hoạt bình thường, nước thải bệnh viện còn có một số lượng lớn các vi trùng, siêu vi trùng gây bệnh (các nguồn phát sinh chủ yếu là các khoa lây nhiễm, từ chất thải của phòng thí nghiệm, bệnh phẩm, hoạt động giải phẩu).