1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần, thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình

5 4,9K 24

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 21,13 KB

Nội dung

“ BẾ TINH, DƯỠNG KHÍ, TỒN THẦN, THANH TÂM, QUẢ DỤC, THỦ CHÂN, LUYỆN HÌNH” - TUỆ TĨNH Thiền sư Tuệ Tĩnh được dân tộc Việt Nam tôn vinh là Y thánh.. Cụ khuyên bảo giữ gìn sức khoẻ bằng một

Trang 1

“ BẾ TINH, DƯỠNG KHÍ, TỒN THẦN, THANH TÂM, QUẢ DỤC, THỦ CHÂN, LUYỆN HÌNH”

- TUỆ TĨNH

Thiền sư Tuệ Tĩnh được dân tộc Việt Nam tôn vinh là Y thánh Cụ để lại hai

bộ sách quý giá: Hồng Nghĩa Giá tư Y thư và Nam dược thần diệu Cụ khuyên bảo giữ gìn sức khoẻ bằng một câu thơ: “Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần, thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình” Câu thơ nhắc nhở bảy điều cốt yếu Tiếc rằng, sau này câu thơ bị hiểu sai nội dung và dùng nhầm từ ngữ Đã có những bài báo giải thích không đúng Ví dụ: giải thích “quả dục” là hạn chế giao hợp tình dục, hoặc dùng từ sai là tiết dục, đọc “tàng thần” thay cho “tồn thần”, hiểu “thủ chân” là giữ gìn chân

lý Thiết tưởng cần suy nghĩ lại

Câu đầu nêu lên ba yếu tố cần thiết và quý báu của cuộc sống (tam bảo): Tinh, Khí, Thần

Tinh là các chất tinh hoa nuôi dưỡng con người Cơ thể là một bộ máy trao đổi chất với thiên nhiên bằng cách ăn uống, hít thở Các chất ăn uống qua tiêu hóa thành cốc khí, không khí được hít thở, cung cấp tông khí qua bộ máy hô hấp, cốc khí và tông khí kết hợp, cùng trở thành tinh chất nuôi cơ thể Các cơ quan, các tạng (Tâm, can, tỳ, phế, thận) dùng các tinh chất ấy nuôi mình, đồng thời tạo thành các chất tinh tuý, tinh hoa Tạng hàm nghĩa là kho tàng, là cơ quan tàng trữ các chất tinh hoa Ở giai đoạn này, các tinh hoa là chất dự trữ để điều hòa các hoạt động của bản tạng Phần tinh hoa của mỗi tạng dư thừa chuyển vào thận Thận là “tổng kho” các thứ tinh Sách nói thận tàng tinh Sách cũng nói thận liên quan đến tủy trong cột sống, đến não Não được gọi là “tủy hải” (bể tủy) Tinh của thận chuyển hóa lên tủy, tới não để nuôi tủy não Tinh ở thận cũng tạo thành tinh sinh dục Dịch hoãn của nam giới được gọi là ngoại thận Khái niệm về thận trong y học cổ truyền (YHCT) rất rộng và rất quan trọng Tóm lại, tinh là chất tinh hoa bao gồm cả tinh sinh dục, không phải là chỉ là tinh sinh dục.Tinh chất là nguồn nuôi dưỡng cơ thể Tinh chất tạo thành Khí, khí làm cho cơ thể hoạt động Ở đây có thể hiểu khí theo nghĩa hẹp là năng lượng, năng lượng tạo thành nội lực làm cho cơ thể hoạt động Ngược lại, khí (nội lực) làm cho bộ máy tiêu hóa, bộ máy hô hấp hoạt động để

Trang 2

chuyển hóa các chất tạo thành tinh chất Tinh là thứ vật chất, nếu không có khí không chuyển hóa được Khí là sự hoạt động sinh lý (nội lực) Không có tinh chất, khí không tiếp tục hoạt động được Sự hoạt động là thứ phi vật chất Bởi vậy, theo thuyết âm dương, tinh (vật chất) là âm, khí (phi vật chất) là dương YHCT còn gọi

âm tinh và dương khí Âm tinh là cơ sở phát sinh và nuôi dưỡng dương khí Dương khí là “động cơ” làm cho âm tinh chuyển hóa Hai thứ ràng buộc nhau, không thể thiếu một thứ nào Sự yếu kém rối loạn của thứ này ảnh hưởng xấu đến thứ khác và trở nên bệnh lý

Khí (sự hoạt động của nội lực) có thứ riêng của từng bộ phận, ví dụ tỳ khi là sự hoạt động cơ năng của hệ tiêu hóa Tâm khí là sự hoạt động cơ năng của hệ tuần hoàn tim mạch… Khí cũng có thứ chung của toàn thân, do khí của từng bộ phận hợp lại, chúng phải hoạt động nhịp nhàng, cân bằng với nhau, trong đó có sự hoạt động của hệ kinh lạc, được gọi là Kinh khí Tạng làm chủ của khí chung toàn cơ thể là phế Khí của một, hai bộ phận yếu kém, rối loạn sẽ hại tới khí chung toàn thân Khí của toàn thân yếu kém, rối loạn dẫn tới cơ thể suy vong

Một dạng hoạt động đặc thù của khí là Thần Nói cách khác, thần là sự biểu hiện tổng hợp cao cấp của khí Khí nhờ tinh làm cơ sở, thì thân cũng nhờ tinh làm cơ sở Khí và thần đều thuộc dương, nhơ vào tinh thuộc âm Thần trở nên một thực thể có khả năng chi phối, luôn ảnh hưởng tới khí, tới sự hoạt động cơ năng của các cơ quan Con người là đông vật cao cấp, phần thân gồm có tư duy, tâm lý Những cảm xúc tiêu cực đều có thể ảnh hưởng xấu đến sự hoạt động cơ năng của tạng phủ, đến sức khoẻ Ví dụ giận quá hại đến can, gây chứng mặt đỏ, nhức đầu, hộc máu Tạng làm chủ, chứa thần là tâm

Muốn giữ cho tâm – thần được yên ổn, phải thanh tâm, quả dục

Thanh tâm là giữ cho tâm trong sáng, không bị vẩn đục, không làm điều đê hèn, đố

kỵ, tàn ác, cố chấp, không quá ham chuộng vật ngon của lạ, không quá lo tranh danh, đoạt lợi… Thanh tâm phải tu tâm dưỡng tính, trau dồi đạo đức cao thượng, hành vi thanh nhã thuần khiết Sống thanh cao thì tâm được thanh thản các tạng hoạt động điều hòa, sức khoẻ được duy trì, thoải mái

Quả dục là ham muốn ít thôi Làm người ai cũng có lòng ham muốn: – muốn có cơm ăn, áo mặc đầy đủ, học hành đỗ đạt, làm việc thành công, mưu cầu hạnh phúc, làm lợi cho cộng đồng Những điều nhân bản không thể thiếu được Song những

Trang 3

ham muốn cao xa, quá đáng… thúc giục tìm mọi cách giành giật, khi không được thì gây đau khổ, lo nghĩ, thất vọng, tâm trạng rối bời, mất ăn mất ngủ… thì làm sao

mà khoẻ mạnh được?!

Thanh tâm, quả dục là những biện pháp lớn để có một tâm lý lành mạnh, nhưng cũng cần phải có một thân hình vững vàng tức là phải rèn luyện cơ thể, luyện hình Luyện hình chủ yếu là vận động cơ thể Vận động thuộc bản chất tự nhiên của các

sự vật Không hoặc ít vận động là trái với quy luật tự nhiên Vận động chân tay hay vận động trí óc đều cần thiết Nhưng vận động từng mặt chưa đủ Người công nhân đứng máy suốt tám tiếng đồng hồ chỉ vận dụng tay, mắt cũng là loại hình vận động không toàn diện Muốn có sự vận động toàn diện phải tập thể dục Sự vận động làm lưu thông khí huyết, các thế vận động xoa bóp nội tạng Một số phương pháp thể dục của phương Đông trong lúc tập luyện đã cùng một lúc động viên cả bốn phần: tâm, ý, khí, hình Tập thể dục thật là cần thiết vì có tác dụng lớn cho sức khoẻ, phụ trợ cho việc chữa bệnh Trong nhiều trường hợp nó có thể thay thế cho thuốc mà thuốc không thể thay thế cho nó

Tất cả những thuật vận động cơ thể bảo dưỡng tinh, khí, thần hoạt động sinh lý đều phải phục hồi, duy trì khí chân nguyên của sức sống Chân nguyên là gì? (xem bài cuộc sống quý vô ngần)

Chân nguyên là tiềm năng tự nhiên của mỗi người Chân nguyên là một hiện tượng tổng hòa từ nhiều yếu tố tự nhiên tạo nên: khí tiên thiên (mang tính di truyền), khí hậu thiên (qua sự trao đổi chất) và nhiều điều kiện khác (môi trường)… Có cách gì thấy phần nào cái “vẻ” chân nguyên ấy không? Hãy quan sát một cháu ít tháng, ít năm (còn đỏ, xích tử như Lão Tử vẫn gọi) Cháu thở sâu bằng kiểu thở bụng, giấc ngủ của cháu thật là thần tiên, cháu sống hồn nhiên: đói thì khóc, vui thì cười Vẻ chân nguyên ấy đã mất đi ở người lớn tuổi vì những điều kiện sinh hoạt, hoàn cảnh gia đình, xã hội, nghề nghiệp Từ đó có các chứng: thở không sâu, mất ngủ, lo lắng buồn phiền… tạp niệm như ngựa lồng trong não Đạo dưỡng sinh kHuyên: cần giữ lấy chân nguyên – thủ chân Để “thủ chân” YHCT có những phép điều hòa âm dương, tư âm, bổ hòa, an bình ngũ tạng…

Thủ chân là điều cốt lõi số một của Đạo dưỡng sinh Câu thơ của cụ Tuệ Tĩnh nhắc

ta hàng ngày cần bồi dưỡng sức khoẻ, lẽ ra đã có sách dạy rõ nội dung từng thuật Tiếc rằng, cho đến nay chưa ai tìm được nguyên bản nào như vậy

Trang 4

Câu thơ được truyền tụng đã lâu đời nhưng chúng tôi nghĩ nên thêm hai thuật nữa: Kiện vị và Thừa phong.Vị nghĩa đen là dạ dày Chữ Vị (viết hoa) là một thuật ngữ của YHCT được dùng chỉ sự tiêu hóa các thức ăn uống Không nói, ai cũng biết việc ăn uống rất quan trọng Ăn uống gì, nấu nướng ra sao, liều lượng thế nào… đòi hỏi nhiều kiến thức, kỹ thuật, chế độ… phù hợp cho từng người, từng lúc Phong là gió Gió là một hiện tượng thiên nhiên do nóng lạnh biến đổi Danh từ phong đại biểu cho sáu thứ khí: nóng, lạnh, ráo, ẩm, nắng, gió

Lục khí chi phối con người từng giờ, từng phút Một năm có bồn mùa nóng lạnh thay đổi Cuộc sống của con người phải thích ứng với các biến đổi của thế giới khách quan Con người là sản phẩm của thiên nhiên, người theo Dưỡng sinh biết lợi dụng, thừa hưởng những yếu tố khách quan gọi tắt là biết “thừa phong”

Thừa phong, kiện vị cần thiết như vậy nên xếp thế nào trong một thể thơ lục bát? Thiết nghĩ thuyết thanh tâm, quả dục thuộc lĩnh vực tâm lý, có thể xếp vào phạm vi của việc tồn thần Vì vậy nên chăng gói gọn như sau:

“Bảo tinh, dưỡng khí, tồn thần,

Thừa phong, kiện vị, thủ chân, luyện hình”

Chúng tôi dùng chữ “bảo” thay chữ “bế” Nhiều người không thích chữ “bế” khi nghĩ theo nghĩa “tinh sinh dục” vì chữ này có vẻ nghiêm khắc quá, như “bế quan toả cảng” Đối với nhà tu hành thì được, nhưng đối với người đang sung sức thì có

vẻ thiếu tự nhiên Mà điều thiếu tự nhiên thì không có lợi Đổi dùng chữ “bảo” càng phù hợp hơn với các từ kép: bảo dưỡng, bảo tồn (dưỡng khí, tồn thần)

Nêu lên điều này có vẻ thất lễ với cụ Tuệ Tĩnh, mang tội dám chữa câu thơ Nhưng chúng tôi xin cụ xá cho Chúng tôi có thay đổi vài chữ vẫn là tuân thủ chủ ý của cụ: cụ muốn cho mọi người lớn nhớ tới những điều cần thiết cho sức khoẻ, chắc cụ không nỡ chấp nệ một vài từ

Câu thơ có sự liên kết giữa các phần chủ yếu:

- Bảo trì khí tiên thiên, phải “thủ chân”

- Điều lý khí hậu thiên, phải “kiện vị”

- Cân bằng, tăng cường chất lượng sống:

Trang 5

+ Về tâm phải “tồn thần”

+ Về thể phải “luyện hình”

- Muốn các phần trên hoạt động tốt, phải “dưỡng khí”

- Muốn khí được nuôi dưỡng tốt, phải “bảo tinh”

- Muốn thích ứng với thiên nhiên, cần “thừa phong”

Bảy điều trên đây là bảy thuật cơ bản, bảy “vị” công hiệu của bài thuốc bổ “thập toàn” Thập toàn vì chúng đem lại những tác dụng toàn diện cho chát lượng sống

và tuổi thọ Từ bảy điều ấy có thể mở rộng thêm những vấn đề liên quan hoặc những thuật phụ trợ khác

Từ câu thơ thần của Y thánh Việt Nam, Thiền sư Tuệ Tĩnh mà có câu thơ mới dễ nhớ, tâm niệm hàng ngày Người yêu đạo cần ra công tìm hiểu nội dung, kiên trì tu luyện để sống mạnh khoẻ, hạnh phúc, tăng thọ, hữu ích

“Bảo tinh, dưỡng khí, tồn thần,

Thừa phong, kiện vị, thủ chân, luyện hình”

Ngày đăng: 01/01/2016, 22:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w