1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Bài giảng Quy hoạch vùng lãnh thổ

62 1,7K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 895 KB

Nội dung

Khái niệm môn học 2.2 Khái niệm về quy hoạch vùng lãnh thổ Quy hoạch vùng lãnh thổ là hệ thống các biện pháp tác động vào một vùng lãnh thổ nhằm xây dựng môt cơ cấu kinh tế hợp lý, gắn l

Trang 1

QUY HOẠCH VÙNG LÃNH

THỔ

Trang 2

BÀI MỞ ĐẦU

1 Lý do hình thành môn học

 Sự đa dạng về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội

 Sự tác động qua lại của các quy luật tự nhiên và kinh tế

- xã hội

 Sự phát triển không ngừng về nhu cầu sử dụng đất

trong các ngành kinh tế

 Yêucầu phát triển bền vững về kinh tế - xã hội và môi

trường sinh thái

Trang 3

BÀI MỞ ĐẦU

2 Khái niệm môn học

2.1 Khái niệm về vùng lãnh thổ

Là một tổng hợp thể các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội với những đặc điểm nhất định về tính chất, quy mô, trình

độ trên từng phần của bề mặt trái đất.

Trang 4

BÀI MỞ ĐẦU

2 Khái niệm môn học

2.2 Khái niệm về quy hoạch vùng lãnh thổ

Quy hoạch vùng lãnh thổ là hệ thống các biện pháp tác động vào một vùng lãnh thổ nhằm xây dựng môt cơ cấu kinh tế hợp lý, gắn liền với cơ cấu đất đai để sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, các công trình kinh tế, văn hoá xã hội, nguồn lao động, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển lực lượng sản xuất, góp phần phát triển KTXH

và xây dựng nông thôn mới và xã hội mới.

Nói cách khác, QHVLT là những hoạt động định hướng của con người tác động vào không gian KTXH, môi trường và cộng đồng theo những mục đích của con người.

Như vậy, QHVLT thuộc hệ thống kế hoạch hoá KTXH, thể hiện việc tổ chức KTXH của đất nước trên từng vùng lãnh thổ, làm cơ sở cho việc phát triển KTXH trên các vùng lãnh thổ và định hướng cho việc xác định cơ cấu kinh tế, sử dụng các nguồn tài nguyên, nguồn lao đông và các cơ sở vật chất của một xã hội ở cơ sở.

Trang 5

và xã hội mới.

Trang 6

3 Mục tiêu của môn học

Tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác giữa các vùng lãnh thổ và các nước lãng giềng

Trang 7

BÀI MỞ ĐẦU

4 Nội dụng môn học

Chương 1: Những vấn đề cơ bản của QHVLT Chương 2: Cơ sở khoa học của QHVLT

Chương 3: Nội dung QHVLT

Chương 4: Vấn đề QHVLT ở Việt nam

Trang 8

BÀI MỞ ĐẦU

5 Vai trò của quy hoạch vùng lãnh thổ

QHVLT là một trong những căn cứ quan trọng để thiết lập các dự án đầu tư phát triển kinh tế ngành trong từng vùng lãnh thổ,

QHVLT là một trong những cơ sở quan trọng để QHSD đất cấp tỉnh, huyện và cấp cơ sở,

QHVLT tham gia vào hệ thống quản lý đất đai nhằm:

 Định hướng SDĐ theo một cơ cấu kinh tế hợp lý trong vùng lãnh thổ,

 Bố trí cơ cấu SDĐ phù hợp với yêu cầu phát triển của các ngành kinh

tế trong vùng lãnh thổ,

 Xây dựng một hệ thống biện pháp bảo về môi trường và đất đai

Trang 9

Chương 1: Những vấn đề cơ bản của QHVLT

1 Không gian sống và con người

1.1 Khái niệm về không gian sống

Không gian sống trong lĩnh vực tổ chức và quy hoạch không gian là không gian sinh sống được con người sử dụng hợc có thể sử dụng, mang dấu ấn của con người và dấu ấn của thời gian và luôn chịu sự thay đổi Các thành phần của nó bao gồm điều kiện lập địa và những tiềm năng khác nhau được bố trí không đồng đều trên các địa bàn sinh hoạt

Các mặt biểu hiện của không gia sống bao gồm:

Trang 10

Không gian tự nhiên:

Là nền tảng của chu trình trao đổi chất tự nhiên và các mối quan hệ tương hỗ giữa các điều kiện tự nhiên

Không gian nhân văn:

- Chịu ảnh hưởng của con người, mang nội dung kinh tế, chính trị, xã hội và kỹ thuật,

- Biểu hiện qua mối quan hệ và cấu trúc của các vùng dân

cư, kinh tế, công nghiệp, hệ thống cơ sở hạ tầng,

- Được quyết định bởi mật độ dân số, ngôn ngữ, tôn giáo, tập quán, trình độ phát triển về KHKT và đầu óc kinh doanh

Trang 11

Như vậy, Không gian sống được coi như là một hệ thống

tổ chức và hoàn cảnh hiện hữu:

- Diễn ra trong các mối quan hệ chồng chéo của các hoạt động kinh tế và xã hội; mỗi bộ phận,

` - Mỗi bộ phận của hệ thống đều lệ thuộc nhau về mặt chức năng,

- Tạo thành một mạng lưới với nhiều điểm nút bao trùm lên khắp lãnh thổ Trong đó có những điểm nút trở thành

“địa điểm trung tâm” mang chức năng điều tiết sự phân bố của không gian

Sinh quyển và quần xã: là một mặt biểu hiện khác của không gian sống

Trang 12

1.2 Mối quan hệ tương hỗ giữa con người và không gian

Con người là lực lượng vô địch có khả năng cải biến thiên nhiên với những hệ quả tích cực và tiêu cực,

Con người có khả năng nhận thức hậu quả của hành động, cải thiện điều kiện sống, phát huy phúc lợi và sửa đổi sai lầm,

Sự phát triển không đồng đều về mặt KTXH và văn hoá luôn thúc đẩy con người tìm tòi hướng sử dụng thiên nhiên mới, tổ chức lại môi trường sống, điều hoà lại hành động, tìm ra những chuẩn mực sử dụng không gian một cách hợp

lý, có hiệu quả và bền vững Con người luôn vươn lên tìm tòi một triết lý, một đạo đức sống vì phúc lợi chung, vì an ninh và không tụt hậu trong cộng đồng thế giới.

Trang 13

1.3 Mâu thuẫn giữa các vùng lãnh thổ và nhiệm vụ của tổ chức không gian trong các vùng lãnh thổ

- Sức mua và năng lực tài chính đóng nộp thuế yếu

- Các công trình phúc lợi công cộng không tương xứng với số lượng dân cư,

- Thành phần thanh niên năng động, có trình độ cao thường có xu thế di cư về các vùng đô thị

Trang 14

Vùng đô thị

Cảnh quan đa phần là nhân tạo,

Mật độ dân cư cao

Lực lượng sản xuất tập trung chủ yếu vào khối kinh tế đệ nhị và

đệ tam (Công nghiệp hay Công nghiệp, xây dựng và dịch vụ).Sức mạnh kinh tế vượt xa mức trung bình toàn quốc,

Tỷ trọng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cao,

Thu nhập tính theo đầu người cao,

Sức mua và năng lực tài chính đóng nộp thuế mạnh,

Kết cấu hạ tầng phát triển,

Các công trình công cộng dày,

Có sức thu hút dân cư từ nới khác đến

Trang 15

Hệ quả

• Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn ngày càng tăng lên, đặc biệt là về cơ sở hạ tầng và sự di chuyển lao động

từ sản xuất nông, lâm nghiệp sang sản xuất công nghiệp và dịch vụ.

• Nhiều vùng nông thôn đã kém phát triển lại ngày càng tụt hậu trên tất cả mọi phương diện kinh tế, xã hội và văn hoá.

• Vì vậy, để hướng tới một xã hội công bằng và phát triển cân đối trong các vùng lãnh thổ vì sự hài hoà giữa con người với thiên nhiên, cần phải thiết lập một trật tự chung trên toàn quốc thông qua việc tổ chức các vùng lãnh thổ và tiến hành tổ chức không gian hợp lý nhằm:

• Xoá bổ sự chênh lệch về cấu trúc vùng,

• Xoá bỏ ranh giới giữa các vùng có cấu trức phát triển lành mạnh và các vùng tụt hậu

• Hiện đại hoá tất cả các cấu trúc thuộc thời đại nông nghiệp bằng kỹ thuật tiến tiến (Công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn là một ví dụ).

Trang 16

2 Căn cứ, nhiệm vụ và nguyên tắc cơ bản của quy hoạch vùng lãnh thổ

2.1 Căn cứ

Nhu cầu hàng hoá và mức độ sản xuất hàng hoà trong đời sống xã hội

Đất đai và tài nguyên thiên nhiên

Lao động và tổ chức lao động

Cơ sở vật chất kỹ thuật và vốn đầu tư

Phân phối sử dụng hàng hoá trong đời sống xã hội

Hướng dẫn và hỗ trợ của Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội

Cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường.

2.2 Nhiệm vụ

Xây dựng cơ cấu kinh tế đúng đắn để chuyên môn hoá sản xuất và phát triển tổng hợp

Bố trí cơ cấu đất đai đáp ứng với cơ cấu kinh tế

Xây dựng cơ sở hạ tầng (thuỷ lợi, giao thông, cơ khí, năng lượng và dịch vụ sản xuất và đời sống),

Tổ chức lao động và xây dựng sự phát triển của các ngành phù hợp với lợi ích xã hội,

Xây dựng các biện pháp bảo vệ môi trường.

Trang 17

2.3 Nguyên tắc của quy hoạch vùng lãnh thổ

Xây dựng nền kinh tế hàng hoá phù hợp với nhu cầu xã hội và cơ chế thị trường

só sự quản lý và điều tiết của Nhà nước,

Khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên đất, rừng và lao động một cách có hiệu quả nhằm tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý, giải phóng và phát triển sức sản xuất,

Trên cơ sở phát triển kinh tế, giải quyết yêu cầu nâng cao đời sống văn hoá, vật chất và tinh thần của mọi người,

Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất và đời sống,

Xây dựng hệ thống các điểm dân cư, tạo điều kiện cho sự phát triển đồng bộ về sản xuất, văn hoá và đời sống tinh thần của nhân dân trong vùng,

áp dụng các quy trình công nghệ tiên tiến, hiện đại, các giải pháp tổ chức lãnh thổ và kinh tế kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất

xã hội,

Giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên với việc bảo vệ môi trường sống.

Trang 18

3 Quan điểm cơ bản trong quy hoạch vùng lãnh thổ

• Phát triển đa ngành và sử dụng đa mục đích

• Sử dụng tối đa các nguồn lực

• Đa dạng hoá sản xuất và ngành nghề

• Phát triển bền vững

• Bảo vệ môi trường và xã hội

Trang 19

4 Mối liên hệ giữa Quy hoạch vùng lãnh thổ với các yếu tố tự

nhiên, kinh tế, xã hội

4.1 Mối liên hệ giữa Quy hoạch vùng lãnh thổ với mục tiêu phát

triển kinh tế của đất nước,

4.2 Mối liên hệ giữa Quy hoạch vùng lãnh thổ với các điều kiện

tự nhiên, sử dụng và bảo vệ tài nguyên và môi trường

4.3 Mối liên hệ giữa Quy hoạch vùng lãnh thổ với sự phân bố

dân cư và tổ chức sử dụng lao động

4.4 Mối liên hệ giữa Quy hoạch vùng lãnh thổ với sự phát triển

và phân bố cơ sở hạ tầng

4.5 Mối liên hệ giữa Quy hoạch vùng lãnh thổ với quản lý Nhà

nước về lãnh thổ.

Trang 20

5 Các hình thái QHVLT đã tiến hành trên thế giới và ở Việt nam

5.1 Quy hoạch huyện nông nghiệp ở Liên xô:

Trên cơ sở nghiên cứu tổng hợp tất cả các đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tiến hành phân

bổ và phát triển lực lượng sản xuất theo vùng lãnh thổ Các nội dung cơ bản bao gồm:

1) Lập kế hoạch phát triển tương lai của nền kinh tế quốc dân trong vùng hành chính nông nghiệp.

2) Lập kế hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên

3) Tổ chức lãnh thổ với việc lập các sơ đồ quy hoạch vùng.

4) Phân bổ các xí nghiệp chế biến nông sản.

5) Xác định cân đối lao động trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân

6) Lập kế hoạch phân bổ nhân khẩu.

7) Phân bổ đường xá trong vùng nông thôn.

8) Phân bổ cơ sở cung cấp năng lượng, đường dây liên lạc, cung cấp nước và các công trình công cộng khác.

9) Phân bổ các nhà máy sản xuất các vật liệu xây dựng.

10) Phân bổ cơ sở sửa chữa

11) Phân bổ các cơ sở thương nghiệp phân phối

12) Phân bổ các câu lạc bộ, rạp hát, trường trung học chuyên nghiệp, các cơ sở sinh hoạt văn hoá liên xã.

13) Lập kế hoạch thực hiện tất cả các biện pháp đề ra trong sơ đồ quy hoạch vùng trong thời gian chuyển tiếp.

Trang 21

Quy hoạch vùng lãnh thổ ở Bungari nhằm mục đích sau:

Sử dụng một cách hiệu quả nhất lãnh thổ của đất nước.

Bố trí hợp lý các hoạt động của con người nhằm đảm bảo tái sản xuất mở rộng Xây dựng đồng bộ môi trường sống.

Lãnh thổ đất nước được phân thành các vùng:

1) Lãnh thổ là môi trường thiên nhiên phải bảo vệ.

2) Lãnh thổ thiên nhiên không có nông thôn, sự tác động của con người vào đây rất ít.

3) Lãnh thổ là môi trường thiên nhiên có mạng lưới nông thôn, có sự can thiệp vừa phải của con người, thuận lợi cho nghỉ mát.

4) Lãnh thổ là môi trường nông nghiệp không có màng lưới nông thôn nhưng có

sự tác động đặc biệt của con người.

5) Lãnh thổ là môi trường nông nghiệp có màng lưới nông thôn và có sự can thiệp vừa phải của con người, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

6) Lãnh thổ là môi trường công nghiệp với sự can thiệp tích cực của con người.

5.2 Quy hoạch vùng lãnh thổ ở Bungari

Trang 22

Trên cơ sở quy hoạch vùng lãnh thổ cả nước tiến hành quy hoạch lãnh thổ vùng và quy hoạch lãnh thổ địa phương Đồ án quy hoạch lãnh thổ địa phương là thể hiện quy hoạch chi tiết các liên hiệp nông công nghiệp và liên hiệp công nông nghiệp và giải quyết các vấn đề sau:

Cụ thể hoá và chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp

Phối hợp hợp lý sản xuất nông nghiệp và công nghiệp với mục đích liên kết dọc

Xây dựng các màng lưới công trình phục vụ lợi ích công cộng

và sản xuất

Phân bố dân cư để sử dụng hợp lý các nguồn lao động

Tổ chức đúng đắn mạng lưới khu dân cư và phục vụ công cộng liên hợp trong phạm vi hệ thống nông thôn

Bảo vệ môi trường thiên nhiên và tạo điều kiện tốt nhất cho nhân dân lao động ăn, ở, nghỉ ngơi

Trang 23

Trong mô hình quy hoạch vùng này, người ta đã nghiên cứu hàm mục tiêu cực đại giá trị tăng thêm xã hội với các ràng buộc trong nội vùng, có quan hệ với các vùng khác và với nước ngoài Thực chất mô hình là một bài toán quy hoạch tuyến tính có cấu trúc:

1) Các hoạt động sản xuất

Sản xuất nông nghiệp theo các phương thức trồng trọt gia đình và trồng trọt công nghiệp với các mức thâm canh cao độ, thâm canh trung bình và cổ điển (truyền thống).

Hoạt động khai thác rừng

Hoạt động đô thị: Chế biến gỗ, bột giấy, vận chuyển, dịch vụ thương mại,

2) Nhân lực phân theo các dạng thuế thời vụ, các loại lao động nông nghiệp, lâm nghiệp.

3) Cân đối xuất nhập, thu chi và các cân đối khác Vào giàng buộc về diện tích đất, về nhân lực, về tiêu thụ lượng thực,

Như vậy, quy hoạch vùng nhằm đạt mục đích khai thác lãnh thổ theo hướng tăng thêm giá

trị sản phẩm của xã hội theo phương pháp mô hình hoá trong điều kiện thực tiễn của vùng,

so sánh với vùng xung quanh và nước ngoài.

5.3 Quy hoạch vùng ở Pháp

Trang 24

5.4 Quy hoạch vùng lãnh thổ của Thái Lan

ở Thái lan, công tác quy hoạch phát triển vùng được chú ý từ những năm 1970 Về hệ thống phân vị, quy hoạch được tiến hành theo 3 cấp: Quốc gia, vùng, á vùng hay địa phương.

Vùng (Region) được coi như là một á miền (Subdivision) của đất nước Đó là điều cần thiết để phân chia quốc gia thành các á miền theo các phương diện khác nhau như phân

bố dân cư, khí hậu, địa hình, Đồng thời vì lý do quản lý hay chính trị, đất nước được chia thành các miền như đơn vị hành chính hay đơn vị bầu cử.

Quy mô diện tích của một vùng phụ thuộc vào kích thước, diện tích của đất nước Thông thường vùng nằm trên một diện tích lớn hơn đơn vị hành chính lớn nhất.

Sự phân chia các vùng theo mục đích của quy hoạch, theo đặc điểm của lãnh thổ.

Dự án phát triển của hoàng gia Thái Lan đã xác định được vùng nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng về kinh tế xã hội và chính trị ở Thái Lan và tập trung xây dựng ở 2 vùng: Trung Tâm và Đông Bắc Trong 30 năm (1961 - 1988 đến 1992 - 1996), tổng dân

cư nông thôn trong các vùng nông nghiệp từ 80% giảm xuống 66,6%, các dự án tập trung vào mấy vấn đề quan trọng: Nước, đất đai, vốn đầu tư kỹ thuật, nông nghiệp, thị trường.

Trang 25

5.5 Quy hoạch vùng chuyên canh và quy hoạch huyện ở Việt Nam

5.5.1 Quy hoạch vùng chuyên canh (Quy hoạch vùng chuyên canh cây trồng)

- Xác định phương hướng sản xuất, chỉ ra những vùng chuyên môn hoá và những vùng có khả năng hợp tác kinh tế.

- Xác định và chọn những vùng trọng điểm giúp nhà nước tập trung đầu tư vốn đúng đắn.

- Xây dựng được cơ cấu sản xuất, các chỉ tiêu sản xuất sản phẩm và sản phẩm hàng hoá của vùng, yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ sản xuất, nhu cầu lao động.

- Cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển, nghiên cứu tổ chức quản lý kd theo ngành và theo lãnh thổ.

Quy hoạch vùng chuyên canh tập trung giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau:

- Xác định quy mô, ranh giới vùng.

- Xác định phương hướng, chỉ tiêu nhiệm vụ sản xuất.

- Ước tính đầu tư và hiệu quả kinh tế.

- Dự tính tiến độ thực hiện quy hoạch.

Trang 26

5.5.2 Quy hoạch nông nghiệp huyện

Quy hoạch nông nghiệp huyện được tiến hành ở hầu hết các huyện, là một quy hoạch ngành bao gồm cả nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủ công nghiệp và công nghiệp chế biến

Nhiệm vụ chủ yếu của quy hoạch nông nghiệp huyện là:

1) Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện, căn cứ vào dự án phát triển và phân bổ lực lượng sản xuất và phân vùng nông nghiệp tỉnh (hoặc thành phố) đã được phê duyệt, xác định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển nông nghiệp và xây dựng các biện pháp nhằm thực hiện được các mục tiêu đó theo hướng chuyên môn hoá, tập trung hoá kết hợp phát triển tổng hợp nhằm thực hiện 3 mục tiêu nông nghiệp là giải quyết lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản xuất khẩu ổn định.

2) Hoàn thiện phân bổ sử dụng đất đai cho các đối tượng sử dụng đất nhằm sử dụng đất đai được hiệu quả cao, đồng thời bảo vệ và nâng cao được độ phì nhiêu của đất.

3) Tạo điều kiện để ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp 4) Tính vốn đầu tư cơ bản và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch.

Trang 27

Nội dung chủ yếu của quy hoạch nông nghiệp huyện gồm:

Xác định phương hướng và mục tiêu phát triển nông nghiệp

Bố trí sử dụng đất đai.

Xác định cơ cấu và quy mô sản xuất nông nghiệp (phân chia và tính toán quy mô các vùng sản xuất chuyên môn hoá, xác định vùng sản xuất thâm canh cao sản, các tổ chức liên kết nông - công nghiệp, các

cơ sở dịch vụ nông nghiệp, bố trí trồng trọt, bố trí chăn nuôi).

Tổ chức các cơ sở sản xuất nông nghiệp.

Tổ chức công nghiệp chế biến nông sản và tiêu thủ công nghiệp trong nông nghiệp

Giải quyết mối quan hệ giữa các ngành sản xuất có liên quan trong và ngoài ngành nông nghiệp.

Giải quyết mối quan hệ giữa các ngành sản xuất có liên quan trong và ngoài ngành nông nghiệp.

Bố trí các cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ nông nghiệp (thủy lợi, giao thông, cơ khí, điện, cơ sở dịch vụ thương nghiệp)

Tổ chức sử dụng lao động nông nghiệp, phân bố các điểm dân cư nông thôn.

Những cân đối chính trong sản xuất nông nghiệp (lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, phân bón, vật

tư kỹ thuật nông nghiệp, nguyên liệu cho các xí nghiệp chế biến).

Tổ chức các cụm kinh tế xã hội.

Bảo vệ môi trường

Vốn đầu tư cơ bản

Hiệu quả sản xuất và tiến độ thực hiện quy hoạch.

Trang 28

Chương 2: Cơ sở khoa học của quy hoạch

vùng lãnh thổ

Những yếu tố cơ bản của sản xuất xã hội

Thực trạng kinh tế - xã hội và mục tiêu phát triển của nước ta

Chiến lược phát triển KTXH giai đoạn 2010

Trang 29

2001-1 Những yếu tố cơ bản của sản xuất xã hội

1.1 Lao động

- Thập kỷ 90: 66 triệu dân với khoảng 33 triệu lao động

- Hiện tại: dân số nước ta lên tới 80 triệu với 40 triệu LĐ

ưu thế về lao động Việt nam:

- Cần cù, chịu khó

- Có khả năng nắm bắt nhanh các KH&CN

- Có đầu óc tìm tòi và sáng tạo

Hạn chế:

- Thể lực kém

- Đa phần chưa được đào tạo

- Chưa quen với sản xuất công nghiệp

- Còn tư tưởng bao cấp, ỷ lại

Trang 30

1.2 Tài nguyên

- Tài nguyên đất

- Tài nguyên rừng

- Tài nguyên nước

- Tài nguyên khoáng sản

1.3 Nguồn vốn đầu tư

- Lượng vốn trong nước

- Lượng vốn đầu tư từ nước ngoài

- Công tác quản lý sử dụng vốn đầu tư

- Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

1.4 Khoa học và công nghệ

- Tiềm năng KHKT còn thấp và chưa được khai thác có hiệu quả,

- Chưa có tiền đề vững chắc để thu hút và phát triển nhân tài phục vụ cho

Trang 31

2 Thực trạng kinh tế - xã hội của nước ta

Nước ta bước vào xây dựng Chủ nghĩa xã hội từ điểm xuất phát rất thấp, đến nay vẫn là một nước nghèo và kém phát triển.

Bước vào thế kỷ 21 nền kinh tế nước ta đang đứng trước một số thuận lợi và những khó khăn cơ bản sau:

Về thuận lợi:

Kinh tế tăng trưởng khá (7%/năm) lương thực tăng nhanh, dịch vụ và CSHT có nhiều bước phát triển,

Văn hoá xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân tiếp tục đựoc cải thiện,

Tình hình chính trị, xã hội cơ bản ổn định, quốc phòng an ninh đựoc tăng cường,

Quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng, hội nhập kinh tế quốc tế được tiến hành chủ động và có hiệu quả hơn.

Về khó khăn:

Kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp

Một số vấn đề văn hoá xã hội bức xúc và gay gắt chậm được giải quyết

Hệ thống chính sách và cơ chế không đồng bộ và chưa tạo ra được động lực mạnh cho

sự phát triển.

Ngày đăng: 31/12/2015, 15:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w