tiểu luận quy hoạch vùng lãnh thổ

18 2.3K 9
tiểu luận quy hoạch vùng lãnh thổ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế của vùng thì việc quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch vùng lãnh thổ của một vùng là rất cần thiết. Do vậy, với những áp lực và hiện trạng sử dụng đất đai như hiện nay cho thấy nguồn tài nguyên đất đang rất khan hiến, manh mún, trong khi đó dân số ngày càng tăng nhanh. Vì vậy, cần phải có một nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn tài nguyên, nguồn vốn đầu tư nhiều, khoa học công nghệ và tổ chức quản lý đạt hiệu quả và hợp lý. Chính vì vậy, để phát triển kinh tế của vùng cần phải quy hoạch vùng và nắm bắt hiện trạng của vùng đó. Trong chủ đề này, với những kiến thức đã học cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy … Chúng em đi phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế -xã hội của vùng Đồng Bằng Sông Hồng một trong sáu tiểu vùng kính tế của nước ta có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế- xã hội. Trong quá trình làm bài em đã cố gắng diễn đạt theo kiến thức đã học và ý hiểu của mình nhưng không tránh khỏi sai xót mong thầy góp ý và chỉnh sửa giúp em để em hoàn thiện bài tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy ! NỘI DUNG. 1. Khái quát về điều kiện cơ bản của vùng. 1.1 Điều kiện tự nhiên. Đồng bằng sông Hồng (hay châu thổ sông Hồng) là một vùng đất rộng lớn nằm quanh khu vực hạ lưu sông Hồng thuộc miền Bắc Việt Nam, vùng đất bao gồm 11 tỉnh và thành phố như: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh. Gần như đồng nghĩa với đồng bằng sông Hồng là vùng trung châu, khác với vùng chân núi trung du và núi cao thượng du. Không giống như vùng đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng chỉ có 2 tỉnh Thái Bình và Hưng Yên là không có núi, do đó khu vực này thường được gọi là châu thổ sông Hồng. Toàn vùng có diện tích: 23.336 km², chiếm 7,1 % diện tích của cả nước. Về vị trí địa lý: Đồng bằng sông Hồng trải rộng từ vĩ độ 21°34´B (huyện Lập Thạch) tới vùng bãi bồi khoảng 19°5´B (huyện Kim Sơn), từ 105°17´Đ (huyện Ba Vì) đến 107°7´Đ (trên đảo Cát Bà). Phía bắc và đông bắc là Vùng Đông Bắc (Việt Nam), phía tây và tây nam là vùng Tây Bắc, phía đông là vịnh Bắc Bộ và phía nam vùng Bắc Trung Bộ. Đồng bằng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ các thềm phù sa cổ 10 - 15m xuống đến các bãi bồi 2 - 4m ở trung tâm rồi các bãi triều hàng ngày còn ngập nước triều. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Địa hình: Địa hình tương đối bằng phẳng với hệ thống sông ngòi dày đặc đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống giao thông thuỷ bộ và cơ sở hạ tầng của vùng. Hệ thống sông ngòi tương đối phát triển. Tuy nhiên về mùa mưa lưu lượng dòng chảy quá lớn có thể gây ra lũ lụt, nhất là ở các vùng cửa sông khi nước lũ và triều lên gặp nhau gây ra hiện tượng dồn ứ nước trên sông. Về mùa khô (tháng 10 đến tháng 4 năm sau), dòng nước trên sông chỉ còn 20-30% lượng nước cả năm gây ra hiện tượng thiếu nước. Bởi vậy, để ổn định việc phát triển sản xuất, đặc biệt trong nông nghiệp thì phải xây dựng hệ thống thuỷ nông đảm bảo chủ động tưới tiêu . Khí hậu: Đặc trưng khí hậu của vùng là mùa đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa này cũng là mùa khô. Mùa xuân có tiết mưa phùn. Điều kiện về khí hậu của vùng tạo thuận lợi cho việc tăng vụ trong năm vụ đông với các cây ưa lạnh, vụ xuân, vụ hè thu và vụ mùa. Tài nguyên khoáng sản: Đáng kể nhất là tài nguyên đất sét, đặc biệt là đất sét trắng ở Hải Dương, phục vụ cho phát triển sản xuất các sản phẩm sành sứ. Tài nguyên đá vôi ở Thuỷ Nguyên - Hải Phòng đến Kim Môn - Hải Dương, dải đá vôi từ Hà Tây đến Ninh Bình chiếm 5,4% trữ lượng đá vôi cả nước, phục vụ cho phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng. Tài nguyên than nâu ở độ sâu 200m đến 2.000m có trữ lượng hàng chục tỷ tấn đứng hàng đầu cả nước, hiện chưa có điều kiện khai thác. Ngoài ra vùng còn có tiềm năng về khí đốt. Nhìn chung khoáng sản của vùng không nhiều chủng loại và có trữ lượng vừa và nhỏ nên việc phát triển công nghiệp phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu từ bên ngoài. Tài nguyên đất đai: Đất đai của vùng rất thích hợp cho thâm canh lúa nước, trồng màu và các cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng có diện tích trồng cây lương thực đứng thứ 2 trong cả nước với diện tích đạt 1242,9 nghìn ha. Đất đai nông nghiệp là nguồn tài nguyên cơ bản của vùng do phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Hiện có trên 103 triệu ha đất đã được sử dụng, chiếm 82,48 % diện tích đất tự nhiên của vùng và chiếm 5,5% diện tích đất sử dụng của cả nước. Như vậy mức sử dụng đất của vùng cao nhất so với các vùng trong cả nước. 1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội Vùng Đồng bằng sông Hồng là vùng phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ, nông lâm ngư nghiệp. Với 22% dân số cả nước năm 2008 vùng này đã đóng góp 52.310 tỷ đồng chiếm 22% GDP trong đó có tới 19,4% giá trị gia tăng nông nghiệp và 28,8% giá trị gia tăng dịch vụ của cả nước. Cơ cấu kinh tế ngành có xu hướng dịch chuyển tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp, tỷ trọng ngành dịch vụ đạt tới gần 50%. Cụ thể: Ngành công nghiệp: ĐBSH là vùng có nền công nghiệp phát triển vào loại sớm nhất nước ta. Trong vùng tập trung nhiều xí nghiệp công nghiệp hàng đầu của cả nước, nhất là về cơ khí chế tạo, sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến thực phẩm. Xét về tỷ trọng trong tổng GDP ngành công nghiệp toàn vùng thì công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm chiếm 20,9%, công nghiệp nhẹ (dệt, may, da) chiếm 19,3%; sản xuất vật liệu xây dựng 17,9%; cơ khí, điện, điện tử 15,2%; hoá chất, phân bón, cao su chiếm 8,1%; còn lại 18,2% là các ngành công nghiệp khác. Tỷ trọng lao động công nghiệp của vùng chiếm 32% tổng lao động công nghiệp trong toàn quốc nhưng mới chỉ sản xuất ra hơn 22% giá trị công nghiệp của cả nước .Các cụm công nghiệp có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển kinh tế xã hội của vùng như các khu công nghiệp ở Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Tuy vậy trình độ phát triển công nghiệp của vùng còn thấp nhiều so với trình độ phát triển công nghiệp của các vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Ngành nông nghiệp: Đồng bằng sông Hồng là một trong hai vựa lúa của Việt Nam, nó có nhiệm vụ hỗ trợ lương thực cho các tỉnh phía Bắc và một phần dành cho xuất khẩu. 85% sản phẩm nông nghiệp phục vụ cho nhu cầu của vùng, 5% hỗ trợ các tỉnh và 10% xuất khẩu. Diện tích đất sử dụng trong nông nghiệp chiếm tới 57,25% diện tích đất tự nhiên của toàn vùng. Cơ cấu ngành trồng trọt - chăn nuôi còn nặng về trồng trọt, tỷ trọng ngành trồng trọt trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp là 23% chủ yếu là lúa nước,còn lại là hoa màu lương thực như ngô, khoai, sắn…Cây công nghiệp chủ yếu là đay chiếm 55% diện tích đay cả nước và cói chiếm 41,28 % diện tích cói cả nước. Về Chăn nuôi thuỷ sản cũng được chú trọng phát triển để tận dụng lợi thế diện tích mặt nước đa dạng của vùng và phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Ngành dịch vụ: Là trung tâm thương mại lớn nhất của cả nước, Đồng bằng sông Hồng đã đảm nhận chức năng phân phối hàng hoá trên phạm vi các tỉnh phía Bắc và một phần cho các tỉnh ven biển miền Trung. Đồng bằng sông Hồng là một trung tâm dịch vụ lớn cho cả nước có tỷ trọng dịch vụ trong GDP của vùng đạt 45% so với cả nước là 41%. Các hoạt động tài chính, ngân hàng, xuất nhập khẩu, du lịch, thông tin, tư vấn, chuyển giao công nghệ của Đồng bằng sông Hồng mở rộng trên phạm vi các tỉnh phía Bắc và cả nước. Trong dịch vụ, thương mại chiếm vị trí quan trọng. Tuy vậy nó lại là khâu yếu kém của vùng, chỉ chiếm 18% tổng giá trị thương mại của cả nước. Về giao thông vận tải, vùng có nhiều đầu mối liên hệ với các tỉnh phía Bắc, phía Nam. Vùng được coi là cửa khẩu quốc tế hàng đầu của cả nước. Về dịch vụ bưu điện và kinh doanh tiền tệ (tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, kho bạc, xổ số) phát triển nổi trội hơn hẳn các vùng khác. Hai lĩnh vực này góp phần làm tăng GDP của ngành dịch vụ của vùng. Đồng bằng sông Hồng là trung tâm tư vấn, thông tin, chuyển giao công nghệ hàng đầu, đồng thời còn là một trong hai trung tâm tài chính - ngân hàng lớn nhất của cả nước. 2. Những lợi thế và thách thức của vùng. 2.1 Lao động Dân số: 19,4 triệu người (2009), chiếm 48% dân số đông nhất cả nước. Toàn vùng có khoảng 10,7 triệu lao động đang làm việc, 85% con số này ở trong độ tuổi khoảng 15-44. Mật độ dân số 1.238 người/km2. Khu vực ĐBSH cũng là nơi có tỷ lệ người lao động đã qua đào tạo cao nhất cả nước chiếm 18,8% (trung bình cả nước là 14,9%). Theo đó, lao động có bằng sơ cấp chiếm 3,66%, trung cấp là 926.484 người (chiếm 29 %), cao đẳng là 316.209 người (chiếm 13,78%) và lao động có bằng đại học trở lên là 967.316 người (chiếm tỷ lệ 15,4%), trên đại học là 0,66 %. Vùng ĐBSH còn tập trung số lượng các cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng cao nhất cả nước, lên tới 140 trường (36,26% cả nước), bình quân có 14 trường cao đẳng, đại học/1 tỉnh (cao gấp 2 lần mức bình quân cả nước). Vùng ĐBSH có quy mô GDP khoảng 20,2 tỷ USD (2008), chiếm 22,6% cả nước, đứng thứ 2 toàn quốc sau vùng Đông Nam bộ. Lợi thế : Dân số đông tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các hoạt động lao động,kinh tế,văn hóa, xã hội phát triển. Có nhiều kinh nghiệm,truyền thống trong lao động và sản xuất của người dân (đặc biệt là sản xuất nông nghiệp như : trồng lúa nước,trồng các cây ăn quả….) Chất lượng lao động đạt kết quả cao vì có nguồn lao động dồi dào và trình độ áp dụng các công trình kỹ thuật cao Với kết quả và chất lượng lao động cao thì sẽ tạo ra thị trường có sức mua lớn,lượng trao đổi hàng hóa giữa các vùng lớn Tiềm năng lao động của vùng rất lớn, bởi vì đây là vùng có dân số đông đúc, mật độ dân số cao nhất trong cả nước,tiềm năng phát triển về tất cả mọi mặt đều được nâng cao Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm sản xuất phong phú bởi vì đây là vùng có truyền thống thâm canh, có nhiều cơ sở sản xuất mỹ nghệ… Vùng đồng bằng sông hồng có nguồn nhân lực lớn, trình độ dân trí cao, tập trung đội ngũ trí thức giỏi, nhân dân có truyền thống lao động cần cù và sáng tạo. Vùng đồng bằng sông hồng dẫn đầu cả nước về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực vì vùng là nơi đông dân số nhất cả nước Hạn chế: Thiếu kinh nghiệm trong lao động và trình độ tay nghề hạn chế vì tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo là cao,chủ yếu là lực lượng lao động từ vùng nông thôn lên thành thị để kiếm sống Tạo áp lực cho xã hội vì còn nhiều bức xúc về như tệ nạn xã hội…… Vấn đề xã hội ,y tế , giáo dục….còn nhiều bức xúc và còn nhiều bất cập. Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao nhưng đa phần vẫn chưa được đào tạo vì nguồn nhân lực chủ yếu là từ những người dân di cư ra thành phố sinh sống và kiếm việc làm lên trình độ của họ là không cao. Phần lớn lao động vẫn chưa quen với sản xuất công nghệp, sản xuất tự động hóa vì từ xa xưa nước ta có truyền thống sản xuất nông nghiệp, lao động chân tay là chủ yếu lên họ chưa thể quen với trình độ sản xuất tiên tiến luôn. Tư tưởng ỷ lại của người dân mọi người ỷ lại việc cho nhau, tình trạng bao cấp vẫn còn tồn tại . Sử dụng không hợp lý nguồn lao động vì chưa đúng mục đích, gây hạn chế trở ngại cho việc phát triển kinh tế vùng. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao, nạn di dân tự do, nhập cư vào các đô thị lớn từ các vùng nông thôn di cư lên đô thị dẫn đến tình trạng thất nghiệp thiếu việc làm ngáy càng tăng cao. Lực lượng lao động áp dụng trình độ kĩ thuật phát triển còn chậm, đặc biệt là ở các vùng nông thôn thì cán bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế so với ở đô thị vì những người có tay nghề trình độ cao thì lại tập chung o thành phố lớn luôn Cơ hội: Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tạo điều kiện để đào tạo lực lượng lao động trẻ năng động, sáng tạo phục vụ cho sự phát triển của vùng. Có trình độ chuyên môn cao, hội nhập. Cơ hội để thu hút vốn đầu tư nước ngoài với nguồn lao động dồi dào và giá nhân công rẻ. Nguồn lao động nhập cư tăng tạo cho thị trường có sức mua lớn là cơ hội cho thị trường mua bán, dịch vụ phát triển xã hội nhu cầu được tăng về mọi mặt Thách thức: Ý thức hợp tác và làm việc tập thể kém giữa các cơ quan và tổ chức vì mỗi người một ý kiến lên chính yếu tố đó tạo sự làm việc tập thể kém. Tính thụ động của người dân còn nhiều hạn chế còn ỷ lại nhiều. Nguồn lao động còn nhiều lãng phí chưa sử dụng hết lực lượng và tiết kiệm lực lượng. Phải đưa ra được những phương án đào tạo đúng đắn để đào tạo được đội ngũ lao động trong vùng không chỉ tăng về số lượng để nâng cao được chất lượng lao động. Lao động đông gây sức ép lớn đến việc đào tạo và phân công lao động trong vùng, gây thách thức cho việc giải quyết việc làm. Việc đổi mới công tác đào tạo lao động tránh tình tạng lao động thì giỏi về lý thuyết nhưng kém về thực hành. Các chính sách phát triển ở vùng phải hướng mạnh tới đa dạng hoá ngành nghề, chuyển đổi cơ cấu lao động, di chuyển lao động ra khỏi vùng . 2.2 Tài nguyên thiên nhiên. Địa hình tương đối bằng phẳng với hệ thống sông ngòi dày đặc đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống giao thông thuỷ bộ và cơ sở hạ tầng của vùng. Hệ thống sông ngòi tương đối phát triển. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh làm cho cơ cấu cây trồng đa dạng. Chủ yếu là các nguồn tài nguyên: đất, rừng ,nước,không khí,đất,khoáng sản, Lợi thế Có nguồn tài nguyên phong phú,có đường bờ biển dài 400km. Có tiềm năng phát triển kinh tế,các ngành du lịch và dịch vụ đa ngành dưới mọi thể loại hình thức. Địa hình bằng phẳng ,khí hậu ôn đới phù hợp với phát triển nông nghiệp. Tài nguyên đất: đất nông nghiệp 51,2% diện tích đồng bằng trong đó đất phù sa màu mỡ chiếm 70% thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Tài nguyên nước phong phú, đa dạng( nước mặt nước ngầm nước nóng nước khoáng) , mạng lưới sông ngòi dày đặc tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội vùng . Tài nguyên khoáng sản: phong phú đa dạng : đá vôi sét cao lanh và còn có tiềm năng về khí đốt, vùng đã phát hiện đươc 307 mỏ và điểm quặng, đây là lợi thế cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp trong vùng. Khí hậu có mùa đông lạnh là điều kiện thuận lợi cho việc tăng vụ trong năm , lợi thế để phát triển cây trồng cận nhiệt. Biển: có một bờ biển lớn với vùng biển kéo dài từ thủy nguyên hải phòng đến kim sơn ninh bình, đây là cơ sở thuận lợi để nuôi trồng thủy sản Hạn chế. Thời tiết thất thường và thường có thiên tai bão lũ lụt gây ra thiệt hại về cả người và tài sản sau mỗi lần bị lũ quét. Sông bị lấp đầy do phù sa bồi đắp. Tuy là nguồn tài nguyên của vùng khá phong phú nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu nguyên liệu cho hoạt động sản xuất công nghiệp của vùng, nguyên liệu còn phải đi nhập từ vùng khác. Công nghệ kĩ thuật tiên tiến vẫn chưa được ứng dụng nhiều trong viêc khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên. Một số loại tài nguyên ( đất, nước ) đang bị suy thoái. Diện tích đất ngập mặn đất phèn bạc màu tăng lên. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai như: lũ lụt hạn hán. Cơ hội. Thuận lợi cho giao lưu kinh tế,có tiềm năng phát triển du lịch. Có điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp của người dân ở nông thôn, điều đó cũng tạo cho người dân cải thiện được đời sống. Tài nguyên đất phong phú lại chủ yếu là đất phù sa màu mỡ nên đây là cơ hội để phát triển trồng lúa nước, đồng bằng sông hồng là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước. Tài nguyên phong phú đa dạng đặc biệt là khoáng sản đã tạo điều kiện để phát triển các khu công nghiệp khu chế xuất chế phẩm của vùng. Có nhiều bãi biển đẹp, nhiều cảnh quan thiên nhiên kì thú tạo điều kiện để phát triển ngành du lịch thu hút mọi người ở các vùng tới Thách thức Chưa khai thác hết lợi thế và tiềm năng của vùng. Chưa khai thác hết tiềm năng của tự nhiên, khai thác nhưng chưa đúng cách chưa hợp lý chưa hiệu quả. Thách thức lớn cho vùng là tạo được các nguyên liệu để đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hóa của vùng. Cần có biện pháp để giải quyết tình trạng ngập lụt khi mưa bão, nhất là các tuyến đường ở thủ đô hà nội. Trước thực trạng biến đổi khí hậu của trái đất phải có biện pháp đối phó tích cực 2.3 Nguồn vốn đầu tư Lợi thế Thu hút vốn đầu tư FDI từ nước ngoài. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng,đường giao thông,y tế ,giáo dục ngày càng được cải thiện. Cơ sở hạ tầng trong vùng ngày càng được hoàn thiện và hiện đại hóa. Sự phát triển kinh tế xã hội lâu đời đã hình thành trên toàn lãnh thổ của vùng nhiều điểm cụm kinh tế, thị trấn thị xã thành phố. Tiềm năng lao động của vùng rất lớn, giá lao động rẻ. Có các khu kinh tế trọng điểm của cả nước: có thủ đô Hà Nội, cảng Hải Phòng, sân bay quốc tế nội bài…bộ phận chủ yếu nằm trong vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ nằm trong vùng đồng bằng sông hồng. Là trung tâm kinh tế chính trị khoa học công nghệ của cả nước. Giáp với các vùng kinh tế bắc trung bộ đông bắc tây bắc… đây là những vùng có nhiều tài nguyên khoáng sản, nông lâm nghiệp. Là vùng có mật độ dân số cao nhất trong cả nước , tạo thị trường tiêu thụ lớn và sức mua bán lớn Hạn chế. Tình trạng tham nhũng có một bộ phận không nhỏ ở các cơ quan chức năng. Chính sách phát triển không đồng bộ không ít chính sách cơ chế chưa phù hợp cho phát triển. hiệu quả và sức cạnh tranh thấp. Cơ sở hạ tầng tuy đã được đổi mới nhưng vẫn còn nhiều yếu kém, không đồng bộ. Không có nhiều chính sách hợp lý để thu hút vốn đầu tư. Khả năng phân phối vốn đầu tư không đồng đều. Nguồn lao động dồi dào nhưng trình độ còn thấp. Cơ chế khuyến khích ưu đãi đầu tư chưa hợp lý.Còn có tư duy ỷ lại vào nguồn vốn đầu tư của nước ngoài, của nhà nước Cơ hội Tận dụng nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Đẩy mạnh phát triển nền kinh tế công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Phát triển kinh tế xã hội của vùng. Tạo được nhiều việc làm cho người lao động, tăng thu nhập bình quân đầu người Để phát triển vùng thành trung tâm thương mại lớn nhất cả nước Thách thức Làm giảm sút nguồn vốn đầu tư trong nước. Lạm phát ngày càng tăng đặc biệt là nợ xấu trong mấy năm gần đây,thị trường bất động sản giảm mạnh. Đưa ra chính sách hợp lý để thu hút vốn đầu tư cho vùng. Quản lý và phân bố lượng vốn đầu tư trong vùng cần được nâng cao. Đây là thách thức lớn cần giải quyết để tăng cường hiệu quả nguồn vốn đầu tư mang lại và thu hút thêm nguồn vốn đầu tư trong vùng. Cần cải thiện môi trường đầu tư của vùng để thu hút thêm nhiều đầu tư nước [...]... biệt về kinh tế giữa các vùng Hoàn thiện công tác quy hoạch tổng thể, phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là hoàn thiện công tác quản lý đất đai của vùng Mở rộng thị trường đặc biệt là thị trường xuất khẩu, cung cấp sản phẩm đảm bảo chất lượng Giữ gìn phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, đồng thời chăm lo phát triển các hệ thống phúc lợi xã hội KẾT LUẬN Là một trong 6 tiểu vùng kinh tế trọng điểm,ĐBSH... quả, chống thật thoát lãng phí nguồn đầu tư Đẩy mạnh các lĩnh vực thu hút ngồn vốn nước ngoài Đầu tư xây dựng phát triển bền vững với các nghành trọng điểm, đồng thời quy hoạch xây dựng đầu tư đối với các vùng nông thôn, miền núi, các vùng kinh tế chưa phát triển Tạo điều kiện đối với các doanh nghiệp, có chính sách vay vốn đối với các hộ nông Giải pháp phát triển khoa học và công nghệ Tăng cường nguồn... Giải pháp về tổ chức quản lý Quy hoạch lại vùng cho cân xứng, hợp lý để phát triển Tập trung phát triển sản xuất hàng hoá và khai thác dịch vụ Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững Giảm thiểu đơn giản hóa hơn về bộ máy tổ chức quản lý Giảm thiểu đơn giản hoá về bộ máy tổ chức quản lý Thúc đẩy quan hệ giao lưu hợp tác phát triển kinh tế giữa các tỉnh, thành phố, các vùng và các nước để tiếp... nước Cơ hội Tạo ra nhiều cơ hội cho các ngành phát triển trong tương lai cụ thể là trong công nghiệp,dịch vụ Xây dựng vùng phát triển bền vững Quản lý được chặt chẽ các hoạt động kinh tế xã hội trong vùng Liên kết được với các vùng kinh tế khác trong cả nước để thúc đẩy sự phát triển của vùng Thách thức Quá nhiều bộ máy, nhiều cấp nhưng không hiệu quả Cơ chế quản lý và hệ thống chính sách còn nhiều bất... kinh tế 4 Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của vùng ĐBSH 4.1 Giải pháp về lao động Tiến hành phân bố lại dân cư và nguồn lao động trong vùng Nâng cao trình độ dân trí Đào tạo lao động có chuyên môn về các ngành nghề Có chính sách hợp lý về tuyển dụng đãi ngộ và đào thải lao đông Quản lý chặt chẽ, tạo điều kiện hợp lý cho lao động nhập cư từ các vùng lân cận Cải thiện và nân cao chất lượng giáo dục... Các nguồn tài nguyên khai thác quá , suy thoái mức đặc biệt là dầu khí và khoáng sản Do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới và gió mùa nên nền kinh tế vùng nói chung cũng phải chịu ảnh hưởng từ các rủi ro do thiên tai gây nên Ô nhiễm môi trường vẫn là vấn đề chưa có giải pháp triệt để để phát triển kinh tế của vùng Khoa học & công nghệ Các nghiên cứu chưa được đầu tư trong cuộc sống,chưa bám sát thực tiễn... trọng trong việc xây dựng cả vùng giàu mạnh trên tất cả các lĩnh vực để hoàn thiện các vùng kinh tế của cả nước trong thời kỳ công nghiệ hóa,hiện đại hóa đất nước.Đồng thời là một sinh viên còn đang ngồi trên ghế của nhà trường với những kiến thức em đã được học và tìm hiểu qua các trang mạng,điện tử ,em xin được có những ý kiến và đề xuất nhỏ của mình để phát triển kinh tế vùng đạt hieuj quả hơn nữa... nhiều bất cập,chưa hợp lý Xây dựng được hệ thống tổ chức quản lý hợp lý, khoa học Hoàn thiện hệ thống chính sách cho phù hợp với từng thời kì Đưa vùng trở thành trung tâm kinh tế chính trị xã hội và khoa học công nghệ lớn nhất cả nước 3 Những cản trở chủ yếu mà vùng ĐBSH đang phải đối mặt Lao động Dân số đông khoảng hơn 19 triệu người,tạo ra nguồn lao động dồi dào nhưng chưa được sử dụng hết.Chủ yếu là... mọi hình thức Khả năng phát triển thủy điện, mạng lưới giao thông ngày càng cao Đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất Tạo cơ hội để phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ trong vùng, đặc biệt là công nghiệp cơ khí chế tạo trong vùng công nghiệp chế biến Hợp tác quốc tế của tổ chức, cá nhân hoạt động KH&CN được mở rộng Kết tốt giữa nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ với sản xuất - kinh doanh... các khu CN, phát triển công nghiệp điện tử, sản xuất xi măng và sản xuất thép.v.v Lợi thế Các ngành kĩ thuật phát triển mạnh trong vùng Thông tin liên lạc ,giao thông phát triển mạnh Cơ sở hạ tầng được đảm bảo Công nghệ thông tin được đẩy mạnh Khoa học công nghệ trong vùng ngày càng phát triển, từng bước hiện đại hóanhư: điện tử, công nghệ thông tin, viễn thông cơ khí, chế tạo máy, sửa chữa, đóng tàu, . ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế của vùng thì việc quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch vùng lãnh thổ của một vùng là rất cần thiết. Do vậy, với những áp lực và hiện trạng. lý đạt hiệu quả và hợp lý. Chính vì vậy, để phát triển kinh tế của vùng cần phải quy hoạch vùng và nắm bắt hiện trạng của vùng đó. Trong chủ đề này, với những kiến thức đã học cùng với sự hướng. kiện cơ bản của vùng. 1.1 Điều kiện tự nhiên. Đồng bằng sông Hồng (hay châu thổ sông Hồng) là một vùng đất rộng lớn nằm quanh khu vực hạ lưu sông Hồng thuộc miền Bắc Việt Nam, vùng đất bao gồm

Ngày đăng: 11/05/2015, 02:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan