Ôn thi quy hoạch vùng lãnh thổ, đề cương quy hoạch vùng lãnh thổ gồm 21 câu hỏi bám sát vào chương trình học. 1. Trình bày khái niệm không gian và không gian sống? Mối quan hệ giữa con người với không gian? 2. Các yếu tố cơ bản của nền sản xuất xã hội? Mối quan hệ của quy hoạch vùng lãnh thổ với các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội? 3. Mâu thuân giữa các vùng lãnh thổ và nhiệm vụ của tổ chức không gian trong các vùng lãnh thổ? 4. Khái niệm quy hoạch vùng lãnh thổ? 5. Mục đích vai trò của quy hoạch vùng lãnh thổ? 6. Các căn cứ nhiệm vụ của quy hoạch vùng lãnh thổ? 7. Các nguyên tắc quan điểm trong QHVLT? 8. Thực trạng kinh tế xã hội và định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội nước ta tới năm 2020. 9. Phân tích những lợi thế và thách thức của các yếu tố trong sản xuất xã hội nước ta. 10. Các hình thức phân vị các vùng kinh tế nước ta dựa trên những cơ sở nào? Trình bày hệ thống phân vùng kinh tế của Việt Nam. Hiện nay nước ta có những vùng kinh tế trọng điểm nào? Mỗi vùng gồm những tỉnh nào? 11. Hệ thống phân vùng nông nghiệp ở Việt Nam, những thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển chính của mỗi vùng? 12. Liệt kê những nội dung cơ bản của QHVLT? 13. Nội dung điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trong công tác QHVLT? 14. Nội dung phân tích các đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng trong công tác QHVLT? 15. Nội dung công tác xđ phương hướng và mục tiêu cơ bản trong QHVLT? 16. Nội dung công tác xác định phương hướng quy mô phát triển các ngành các khu vực trong QHVLT? 17. Nội dung bố trí cơ cấu sử dụng đất đai, tổ chức sử dụng lao động, tổ chức các khu dân cư trong QHVLT? 18. Khái niệm, vai trò của hệ thống cơ sở hạ tầng và nội dung bố trí hệ thống cơ sở hạ tầng trong QHVLT? 19. Vấn đề bảo vệ môi trường trong QHVLT? 20. Những vấn đề cơ bản của việc xác định vốn đầu tư và hiệu quả phương án QHVLT (tóm tắt) ? 21. Trình tự các bước công việc trong công tác QHVLT? Những thành quả cơ bản của công tác QHVLT? Nêu tóm tắt nội dung bản thuyết minh phương án QHVLT?
1. Trình bày khái niệm không gian và không gian sống? Mối quan hệ giữa con người với không gian? 2. Các yếu tố cơ bản của nền sản xuất xã hội? Mối quan hệ của quy hoạch vùng lãnh thổ với các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội? 3. Mâu thuân giữa các vùng lãnh thổ và nhiệm vụ của tổ chức không gian trong các vùng lãnh thổ? 4. Khái niệm quy hoạch vùng lãnh thổ? 5. Mục đích vai trò của quy hoạch vùng lãnh thổ? 6. Các căn cứ nhiệm vụ của quy hoạch vùng lãnh thổ? 7. Các nguyên tắc quan điểm trong QHVLT? 8. Thực trạng kinh tế xã hội và định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội nước ta tới năm 2020. 9. Phân tích những lợi thế và thách thức của các yếu tố trong sản xuất xã hội nước ta. 10. Các hình thức phân vị các vùng kinh tế nước ta dựa trên những cơ sở nào? Trình bày hệ thống phân vùng kinh tế của Việt Nam. Hiện nay nước ta có những vùng kinh tế trọng điểm nào? Mỗi vùng gồm những tỉnh nào? 11. Hệ thống phân vùng nông nghiệp ở Việt Nam, những thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển chính của mỗi vùng? 12. Liệt kê những nội dung cơ bản của QHVLT? 13. Nội dung điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trong công tác QHVLT? 14. Nội dung phân tích các đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng trong công tác QHVLT? 15. Nội dung công tác xđ phương hướng và mục tiêu cơ bản trong QHVLT? 16. Nội dung công tác xác định phương hướng quy mô phát triển các ngành các khu vực trong QHVLT? 17. Nội dung bố trí cơ cấu sử dụng đất đai, tổ chức sử dụng lao động, tổ chức các khu dân cư trong QHVLT? 18. Khái niệm, vai trò của hệ thống cơ sở hạ tầng và nội dung bố trí hệ thống cơ sở hạ tầng trong QHVLT? 19. Vấn đề bảo vệ môi trường trong QHVLT? 20. Những vấn đề cơ bản của việc xác định vốn đầu tư và hiệu quả phương án QHVLT (tóm tắt) ? 21. Trình tự các bước công việc trong công tác QHVLT? Những thành quả cơ bản của công tác QHVLT? Nêu tóm tắt nội dung bản thuyết minh phương án QHVLT? 1. Trình bày khái niệm không gian và không gian sống? Mối quan hệ giữa con người với không gian? - Không gian trong toán học và vật lý là khái niệm chỉ tập hợp những điều kiện để các sự vật và hiện tượng diễn ra. - Không gian sống trong lĩnh vực tổ chức và quy hoạch không gian là không gian sinh sống được con người sử dụng hoặc có thể sử dụng, mang dấu ấn của con người và dấu ấn của thời gian và luôn chịu sự thay đổi. - Mối quan hệ giữa con người và không gian: + Con người là lực lượng vô địch có khả năng cải biến thiên nhiên với những hệ quả tích cực và tiêu cực. + Con người có khả năng nhận thức hậu quả của hành động, cải thiện điều kiện sống, phát huy phúc lợi và sửa đổi sai lầm. + Sự phát triển không đồng đều về mặt KTXH và văn hóa luôn thúc đẩy con người tìm tòi hướng sử dụng thiên nhiên mới, tổ chức lại môi trường sống, điều hòa lại hành động, tìm ra những chuẩn mực sử dụng không gian một cách hợp lý, có hiệu quả và bền vững. + Con người luôn vươn lên tìm tòi một triết lý, một đạo đức sống vì phúc lợi chung, vì an ninh và không tụt hậu. 2. Các yếu tố cơ bản của nền sản xuất xã hội? Mối quan hệ của quy hoạch vùng lãnh thổ với các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội * Các yếu tố cơ bản của nền sản xuất xã hội: - Lao động + Lợi thế: dồi dao, cần cù, chịu khó; thông minh và sang tạo; Có khả năng nắm bắt nhanh các KH&CN. + Hạn chế: thể lực kém; đa phần chưa được đào tạo; Chưa quen với sản xuất công nghiệp; Còn tư tưởng bao cấp, ỷ lại. + Cơ hội: CNH& HĐH; Đào tạo; Hội nhâp. + Thách thức: Ý thức hợp tác và làm việc tập thể; Tính thụ động. - Tài nguyên thiên nhiên: đất, rừng, nước, không khí, khoáng sản, - Nguồn vốn đầu tư: Lượng vốn trong nước, từ nước ngoài; công tác quản lý sử dụng vốn đầu tư; hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. - Khoa học công nghệ: Tiềm năng KHKT còn thấp và chưa được khai thác có hiệu quả; Chưa có tiền đề vững chắc để thu hút và phát triển nhân tài phúc vụ cho các hoạt động kinh tế. _ Tổ chức và quản lý: Hệ thống tổ chức quản lý còn cồng kềnh, nhiều chỗ bất hợp lý; Cơ chế quản lý và hệ thống chính sách còn nhiều bất cập. * MQH của QHVLT với các yếu tố tự nhiên kinh tế xã hội: - Mối quan hệ giữa QHVLT với các điều kiện tự nhiên, sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường. + Mọi hoạt động sản xuất và đời sống đều diễn ra trong những điều kiện tự nhiên nhất định + Các hoạt động sản xuất và đời sống chỉ có thể duy trì được khi các nguồn tài nguyên được khai thác hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả, môi trường sống được bảo vệ. - Mối liên hệ giữa QHVLT vs mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước. + Mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước là cơ sở để xác định mục tiêu phát triển cho các vùng lãnh thổ. + Mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước thay đổi theo từng thời kỳ và mục tiêu phát triển các vùng lãnh thổ cũng phải được xác định phù hợp cho từng thời kỳ. - Mối liên hệ giữa QHVLT với sự phân bố dân cư và tổ chức sử dụng lao động: + Lao động là yếu tố quan trọng nhất quyết định quá trình phát triển sản xuất của vùng lãnh thổ. + Đặc điểm về phân bố dân cư và lực lượng lao động là căn cứ quan trọng khi tiến hành quy hoạch các vùng lãnh thổ. + Khi phương án quy hoạch vùng có sự thay đổi cần tiến hành phân bố lại dân cư và tổ chức lại lực lượng lao động cho phù hợp. - Mối liên hệ giữa QHVLT vs sự phát triển và phân bố cơ sở hạ tầng: + Hệ CSHT đóng vai trò quyết định trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và đời sống nhân dân nói riêng + Hệ thống CSHT đồng bộ và chất lượng tốt sẽ tạo động lực cho phát triển sản xuất và ngược lại. + Cần đáng giá chính xác CSHT và có biện pháp bổ sung hoàn thiện. - Mối liên hệ giữa QHVLT với quản lý nhà nước về lãnh thổ. + Vai trò quản lý và điều tiết của Nhà nước trong phát triển các vùng lãnh thổ + Sự hỗ trợ của Nhà nước đối với các vùng lãnh thổ. 3. Mâu thuân giữa các vùng lãnh thổ và nhiệm vụ của tổ chức không gian trong các vùng lãnh thổ? Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn ngày càng tăng lên, đặc biệt là về cơ sở hạ tầng và sự di chuyển lao động từ sản xuất nông, lâm nghiệp sang sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Nhiều vùng nông thôn đã kém phát triển lại ngày càng tụt hậu trên tất cả mọi phương tiện kinh tế, xã hội và văn hóa. Vì vậy, để hướng tới một xã hội công bằng và phát triển cân đối trong các vùng lãnh thổ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên, cần phải thiết lập một trật tự chung trên toàn quốc thông qua việc tổ chức các vùng lãnh thổ và tiến hành tổ chức không gian hợp lý nhằm: 1. Xóa bỏ sự chênh lệch về cấu trúc vùng, 2. Xóa bỏ ranh giới giữa các vùng có cấu trúc phát triển lành mạnh và các vùng tụt hậu. 3. Hiện đại hóa tất cả các cấu trúc thuộc thời đại nông nghiệp bằng kỹ thuật tiên tiến. 4. Khái niệm quy hoạch vùng lãnh thổ? Quy hoạch vùng lãnh thổ là hệ thống các biện pháp tác động vào một vùng lãnh thổ nhằm xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí, gắn liền với cơ câu đất đai để sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, các công trình kinh tế, văn hóa xã hội, nguồn lao động, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển lực lượng sản xuất, góp phần phát triền kinh tế xã hội. QHVLT là những hoạt động định hướng của con người tác động vào không gian KTXH, môi trường và cộng đồng theo những mục đích của con người. 5. Mục đích vai trò của quy hoạch vùng lãnh thổ? * Mục đích: - Mục đích tổng quát: Tổ chức sử dụng hợp lí và hiệu quả các yếu tố sản xuất xã hội trong một vùng lãnh thổ nhằm giải phóng và phát triển sức sản xuất, sử dụng hợp lí và hiệu quả đất đai, tài nguyên thiên nhiên, lao động, tăng cường cơ sở hạ tầng, khai thác các nguồn lực của vùng để phát triển kinh tế, xã hội và cải thiện môi trường sinh thái. - Mục đích cụ thể: + Tạo lập cân bằng tối ưu trong các mối quan hệ của đời sống, ngăn chặn sự phân hóa về giàu nghèo. + Điều phối các loại hình quy hoạch và giải quyết những mâu thuẫn trong sử dụng đất. + Sử dụng tài nguyên một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả gắn với bảo tồn thiên nhiên và tính đa dạng sinh học + Tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác giữa các vùng lãnh thổ và các nước láng giềng. * Vai trò: - QHVLT là một trong những vùng căn cứ quan trọng để đầu tư phát triển kinh tế xã hội thiết lập các dự án đầu tư cho các ngành trong từng vùng. - QHVLT là 1 trong những cơ sở quan trọng việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất các cấp, QHVLT tham gia vào hệ thống quản lý đất đai. Định hướng sử dụng đất theo cơ cấu kinh tê hợp lý Bố trí cơ cấu sử dụng đất phù hợp với yêu cầu phát triển của các cấp các ngành Xây dựng một hệ thống biện pháp bảo vệ môi trường và sử dụng đất đai bền vững. 6. Các căn cứ nhiệm vụ của quy hoạch vùng lãnh thổ? * Căn cứ: 1. Nhu cầu hàng hóa và mức độ sản xuất hàng hóa trong đời sống xã hội của vùng. 2. Đất đai và tài nguyên thiên nhiên. 3. Lao động và tổ chức lao động 4. Cơ sở vật chất kĩ thuật và vốn đầu tư 5. Phân phối sử dụng hàng hóa trong đời sống xã hội. 6. Hướng dẫn và hỗ trợ của Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội. 7. Yêu cầu bảo vệ môi trường và cân băng sinh thái. * Nhiệm vụ: 8. Xây dưng cơ cấu kinh tế đúng đắn để chuyên môn hóa sản xuất và phát triển tổng hợp. 9. Bố trí cơ cấu đất đai đáp ứng với cơ cấu kinh tế. 10. Xây dựng cơ sở hạ tấng 11. Tổ chức lao động và xây dưng sự phát triển của các ngành phù hợp với lợi ích xã hội. 12. Xây dựng các biện pháp bảo về môi trường. 7. Các nguyên tắc quan điểm trong QHVLT? - Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, giữa quy hoạch vùng lãnh thổ với quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất đai: + Cụ thể hóa mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế- xã hội trong không gian lãnh thổ cả nước, vùng, làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch. + Quy hoạch vùng lãnh thổ và quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực phải đi trước một bước làm căn cứ cho lập quy hoạch xây dựng, đô thị và quy hoạch đất đai. + Quy hoạch xây dựng, đô thị và quy hoạch đất đai giai đoạn trước làm căn cứ cho lập quy hoạch vùng lãnh thổ trong giai đoạn sau. - Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa quy hoạch vùng lãnh thổ các cấp, giữa quy hoạch vùng lãnh thổ với quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực. + Quy hoạch phát triển các lãnh thổ lớn phải đi trước một bước làm căn cứ cho lập quy hoạch của lãnh thổ nhỏ hơn + Quy hoạch của lãnh thổ nhỏ hơn giai đoạn trước làm căn cứ cho lập quy hoạch lãnh thổ lớn hơn của giai đoạn sau. + Quy hoạch cả nước phải đi trước một bước làm căn cứ cho lập quy hoạch vùng và các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực. + Quy hoạch vùng và ngành, lĩnh vực giai đoạn trước làm căn cứ để lập quy hoạch cả nước cho giai đoạn sau. - Kết hợp chặt chẽ giữa hiệu quả phát triển kinh tế, xã hội với đảm bảo an ninh quốc phòng; giữa yêu cầu trước mắt với lâu dài; gắn hiệu quả bộ phận với hiệu quả tổng thể, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. - Bảo đảm tính khoa học, tính tiên tiến, liên tục và tính kế thừa; dựa trên các kết quả điều tra cơ bản, các định mức kinh tế- kĩ thuật, các tiêu chí, chỉ tiêu có liên quan để xây dựng quy hoạch. - Phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 8. Thực trạng kinh tế xã hội và định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội nước ta tới năm 2020? * Thực trạng: - Nước ta bước vào xây dựng CNXH từ điểm xuất phát rất thấp, đến nay vẫn là một nước nghèo kém phát triển. - Bước vào thế kỷ 21 nền kinh tế nước ta đang đứng trước một số thuận lợi và khó khăn: + Về thuận lợi: Kinh tế tăng trưởng khá (7%/năm) lương thực tăng nhanh, dịch vụ và CSHT có nhiều bước phát triển. Văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện, Tình hình chính trị, xã hội cơ bản ổn định, quốc phòng an ninh được tăng cường Quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng, hội nhập kinh tế quốc tế được tiến hành chủ động và có hiệu quả hơn. + Về khó khăn: Kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp Một số vấn đề văn hóa xã hội bức xúc và gay gắt chậm được giải quyết. Hệ thống chính sách và cơ chế không đồng bộ và chưa tạo ra được động lực mạnh cho sự phát triển. * Chiến lược phát triển: - Coi phát triển kinh tế, CNH-HĐH là nhiệm vụ trọng tâm. - Rút ngắn thời gian thực hiện CNH và HĐH so với các nước đi trước. - CNH, HĐH phải đảm bảo xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập với kinh tế quốc tế. - Phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng CNH và HĐH. * Định hướng phát triển các ngành kinh tế: - Ngành nông- lâm- ngư nghiệp và kinh tế nông thôn: + Đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn + Xây dựng cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợ lý. + Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn + Tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ trong nông nghiệp + Tiếp tục phát triển và hoàn thiện về cơ bản hệ thống thủy lợi + Phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. - Công nghiệp, xây dựng: + Phát huy nhanh các ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trưởng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, như chế biến nông, lâm, thủy sản, may mặc một số sản phẩm cơ khí và hàng tiêu dùng + Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng với bước đi hợp lí, phù hợp điều kiện vốn, công nghệ, thị trường, phát huy được hiệu quả. + Phát triển mạnh các ngành công nghiệp công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử, tự động hóa. Chú trọng phát triển công nghiệp sản xuất phần mềm tin học, ngành kinh tế có tốc đọ tăng trưởng vượt trội. + Phát triển các cơ sở công nghiệp quốc phòng cần thiết, kết hợp công nghiệp quốc phòng với công nghiệp dân dụng + Quy hoạch phân bố hợp lý công nghiệp trên cả nước. Phát triển có hiệu quả các khu công nghệ cao, hình thành các cụm công nghiệp lớn và khu kinh tế mở. + Phát triển ngành xây dựng đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, đáp ứng nhu cầu xây dựng trong nước và có năng lực đấu thầu công trình xây dựng ở nước ngoài. + Đến năm 2020, CN&XD chiếm 40-41% GDP và sử dụng 23-24% lao động. Giá trị xuất nhập khẩu công nghiệp chiếm 70-75% tổng kim ngạch xuất khẩu; cơ khí chế tạo đáp ứng 40% nhu cầu trong nước, tỷ lệ nội địa hóa trong sản xuất xe cơ giới, máy và thiết bị đạt 60-70%; công nghiệp điện tử trở thành ngành mũi nhọn; chế biến hầu hết nông sản sản xuất; công nghiệp hàng tiêu dùng đáp ứng được nhu cầu trong nước và tăng nhanh xuất khẩu. - Kết cấu hạ tầng: + Phát triển nguồn năng lượng Phát triển mạng lưới thông tin hiện đại và đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trong hệ thống lãnh đạo, quản lý và các dịch vụ tài chính, thương mại, giáo dục, y tế, tư vấn Mở rộng khả năng hòa mạng viễn thông với chi phí có khả năng cạnh tranh quốc tế; Về đường bộ: Hoàn thành nâng cấp quốc lộ 1 và xây dựng đường Hồ Chí Minh. Nâng cấp, xây dựng các tuyến quốc lộ khác, chú trọng các tuyến đường biên giới, các tuyến đường vành đai và tuyến đường nối các vùng tới các trung tâm phát triển lớn, các cầu vượt sông lớn, các tuyến nối với các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng. Phát triển, nâng cấp hệ thống giao thông trên từng vùng, kể cả giao thông nông thôn, bảo đảm thông suốt quanh năm. Nâng cấp hệ thống đường sắt hiện có, mở thêm tuyến mới đến các trung tâm kinh tế. Hoàn thiện hệ thống cảng biển quốc gia và mạng lưới các cảng địa phương theo quy hoạch. Phát triển vận tải thủy, tăng năng lực vận tải biển gắn với phát triển công nghiệp đóng và sửa chữa tàu. Hiện đại hóa các sân bay nội địa. [...]... thống phân vùng kinh tế của Việt Nam Hiện nay nước ta có những vùng kinh tế trọng điểm nào? Mỗi vùng gồm những tỉnh nào * Hệ thống phân vị các vùng kinh tế: - Vùng kinh tế trọng điểm: bắc- trung- nam - Đặc khu kinh tế - Vùng kinh tế lớn - Vùng kinh tế hành chính tỉnh - Vùng kinh tế hành chính huyện - Hệ thống phân vùng nông nghiệp Việt Nam * Căn cứ: - Đặc thù tự nhiên, KTXH của vùng lãnh thổ - Sự phân... tự các bước trong công tác QHVLT: - Công tác chuẩn bị: + Chuẩn bị các văn bản, tài liệu có liên quan đến việc thực hành triển khai công tác quy hoạch + Khảo sát thực + Xây dựng đề cương + Tổ chức nhân sự, trang thiết bị và kinh phí + Tập huấn - Điều tra thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin về các điều kiện cơ bản của vùng quy hoạch: + Điều tra thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin về ĐKTN, TNTN... định) 16 Nội dung công tác xác định phương hướng quy mô phát triển các ngành các khu vực trong QHVLT? Trên cơ sở phương hướng phát triển chung của vùng và dự báo phát triển các ngành các lĩnh vực trong giai đoạn quy hoạch tiến hành xác định: - Phương hướng, quy mô phát triển và cơ cấu sản xuất nông nghiệp: + Xác định quỹ đất dành cho nông nghiệp + Xác định cơ cấu sản xuất gắn với công nghiệp chế biến... Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Long An - Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, gồm 5 tỉnh: Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định 11 Hệ thống phân vùng nông nghiệp ở Việt Nam, những thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển chính của mỗi vùng? Vùng nông nghiệp là vùng kinh tế ngành, 1 bộ phận lãnh thổ của đất nước với điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tương... năng phát triển cho ngành nông nghiệp trong khu vực 12 Liệt kê những nội dung cơ bản của QHVLT? Quy hoạch vùng lãnh thổ thì cần những nội dung cơ bản: - Điều tra đánh giá điều kiện cơ bản về tự nhiên, kinh tế, xã hội - Phân tích các đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của vùng trên các mặt khó khăn, thuận lợi, tiềm năng và thách thức liên quan đến điều kiện cơ bản, kĩ thuật và công nghệ - Xác định phương... người - Điều kiện tự nhiên: + Đặc điểm địa hình + Địa chất thổ nhưỡng + Khí hậu thủy văn + Các nguồn tài nguyên (Động thực vật, khoáng sản, nước, không khí) + Cảnh quan môi trường - Hiện trạng KTXH: - Cơ cấu kinh tế của vùng - Hiện trạng quản lý sử dụng đất trong vùng - Tình hình sản xuất kinh doanh (nông, lâm nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, các ngành dịch vụ ) - Tình hình xây dựng cơ sở... khoa học và công nghệ - Năng lực tài chính - Bối cảnh quốc tế và các mối quan hệ đối ngoại ảnh hưởng tới vùng 15 Nội dung công tác xác định phương hướng và mục tiêu cơ bản trong QHVLT? * Phương hướng: phản ánh tầm nhìn và viễn cảnh mà vùng hướng tới trong tương lai, là con đường đi tới và những nhiệm vụ cơ bản cần phải thực hiện * Mục tiêu: - Mục tiêu quy hoạch là kết quả mong đợi của vùng trong một... + Phát triển mạnh tiểu, thủ công nghiệp, các làng nghề, mạng lưới công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và các dịch vụ - Khu vực nông thôn trung du miền núi: + Phát triển mạnh cây dài ngày, chăn nuôi đại gia súc và công nghiệp chế biến + Bảo vệ và phát triển vốn rừng + Hoàn thành và ổn định vững chắc định canh, định cư + Bố trí lại dân cư, lao động và đất đai theo quy hoạch đi đôi với xây dựng kết... nhất, có điều kiện sản xuất nông nghiệp đặc trưng nhất định của vùng Là tiền đề vững chắc để cho việc chuyên môn hóa các vùng sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của mỗi vùng, đồng thời tập trung sản xuất hàng hóa cho phù hợp với hệ thống dịch vụ và chế biến, tiêu thụ nông lâm sản - Vùng trung dù và miền núi Bắc Bộ: + Thuận lợi: có khả năng diện tích đất nông nghiệp lớn, khí hậu đa... TNTN + Điều tra thu thập tổng hợp và phân tích thông tin về điều kiện kinh tế xã hội, CSHT + Đánh giá tiềm năng các nguồn nhân lực + Phân tích thông tin về định hướng, chiến lược phát triển KTXH, ANQP của vùng - Tổ chức các hội nghị quy hoạch - Xây dựng phương án quy hoạch - Đánh giá, thẩm định và phê duyệt phương án - Bàn giao Những thành quả cơ bản trong công tác QHVLT: . tế: - Ngành nông- lâm- ngư nghiệp và kinh tế nông thôn: + Đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn + Xây dựng cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợ lý. + Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn + Tăng cường. cầu vượt sông lớn, các tuyến nối với các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng. Phát triển, nâng cấp hệ thống giao thông trên từng vùng, kể cả giao thông nông thôn, bảo đảm thông suốt quanh. bản của công tác QHVLT? Nêu tóm tắt nội dung bản thuyết minh phương án QHVLT? 1. Trình bày khái niệm không gian và không gian sống? Mối quan hệ giữa con người với không gian? - Không gian trong