CÀ PHÊ VIỆT
Tuy có những bước tiến vượt bậc trong thời gian qua nhưng cũng không thể phủ nhận rằng cà phê Việt cũng đang đứng trước những khó khăn và thách thức trong thời gian hội nhập sắp tới. Do đó để đưa ra giải pháp cho những yếu kém của ngành cà phê thì cần tìm ra được nguyên nhân của vấn đề.
2.3.1. Nguyên nhân khách quan
2.3.1.1. Tiêu chuẩn đánh giá cà phê Việt chưa được quốc tế công nhận
Trong suốt những năm qua, ngành cà phê Việt Nam luôn gặp những khó khăn khi xuất khẩu do phía nước ngoài không công nhận
TCVN, đây thực sự là một khó khăn về kỹ thuật đối với doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam.
Theo các chuyên gia thuộc Trung tâm Tiêu chuẩn chất luợng Việt Nam, từ hàng chục năm trước, nước ta xây dựng nhiều hệ thống tiêu chuẩn ở cấp độ quốc gia, cấp độ ngành thuộc nhiều lĩnh vực. Trong khi đó, thông thường mỗi tiêu chuẩn sau 5-6 năm áp dụng phải được soát xét, sửa đổi cho phù hợp với thực tế sản xuất. Và như vậy, hệ thống TCVN trở nên lạc hậu, so với yêu cầu sản xuất và quản lý trong nước, chưa hài hoà và không được các đối tác công nhận là hậu quả tất yếu của một giai đoạn dài chúng ta thiếu quan tâm đến vấn đề xây hệ thống tiêu chuẩn chất lượng
Trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), nếu như tình hình giá cả và nguồn cung cấp biến động các thị trường không chấp nhận quy cách chất lượng cà phê Việt Nam như hiện nay thì đó là rào cản lớn cho việc xuất khẩu cà phê của chúng ta. Các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy chuẩn kỹ thuật của một số nước đã thay đổi, ví dụ như Nhật Bản đặt vấn đề kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật rất gay gắt, Châu Âu (đặc biệt là Ý và Đức) rất chú ý vấn đề độc tố Ochratoxin A, thị trường Úc và Bắc Mỹ rất quan tâm đến sâu mọt v.v… Nếu họ đưa các quy chuẩn này như là những rào cản kỹ thuật thì chúng ta sẽ rất tốn kém trong việc nâng cao nhận thức và đầu tư sản xuất, chế biến v.v…
Tiêu chuẩn TCVN 4193:2005 được thừa nhận là phù hợp với các tiêu chí đánh giá chất lượng cà phê hiện nay của thế giới và được Tổ chức Cà phê thế giới (ICO) xem như một tiêu chuẩn chung để kiểm định chất lượng cà phê đang giao dịch trên thị trường thế giới, nhưng trên thực tế áp dụng tiêu chuẩn này, một số doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đã gặp một số khó khăn.
Việc ban hành và áp dụng Tiêu chuẩn cà phê Việt Nam 4193:2005 là cần thiết để thúc đẩy ngành cà phê Việt Nam tăng sức cạnh tranh trên thị trường cà phê thế giới. Đồng thời giúp người trồng cà phê nhận thức được chất lượng sản phẩm của mình theo hướng đáp ứng các yêu cầu chất lượng của đối tác nhập khẩu thì mới có thể bán được giá cao và tạo điều kiện để ngành cà phê phát triển bền vững.
tiêu chí đánh giá chất lượng cà phê hiện nay của thế giới và được Tổ chức Cà phê thế giới (ICO) xem như một tiêu chuẩn chung để kiểm định chất lượng cà phê đang giao dịch trên thị trường thế giới. Theo đó, chúng ta không còn đánh giá chất lượng cà phê theo tỷ lệ đen vỡ như trước đây mà đã đánh giá chất lượng cà phê dựa trên số lỗi. Cách làm này phù hợp với cách đánh giá chất lượng cà phê của thế giới hiện nay. Tuy nhiên, trên thực tế áp dụng tiêu chuẩn này, một số doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đã gặp một số khó khăn.
2.3.1.2. Chính sách của chính phủ
Việt Nam không nằm trong số những nước được ưu tiên về thuế quan đối với các sản phẩm cà phê hoà tan khi tham gia vào các thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật Bản, và EU... Các nước này áp dụng thuế nhập khẩu gần như bằng 0% đối với hầu hết các nước xuất khẩu cà phê ở châu Mỹ. Trong khi đó mức thuế này hiện áp dụng đối với Việt Nam là từ 2,6% đến 3,1%. Bên cạnh đó, nhiều nước sử dụng hàng rào phi thuế quan như là biện pháp bảo hộ ngành công nghiệp chế biến cà phê trong nước. Đây là những rào cản rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập trực tiếp vào các thị trường này và buộc phải xuất khẩu qua các công ty trung gian ở các nước được hưởng mức thuế quan ưu đãi hơn.
Thứ hai là về chiến lược phát triển ngành cà phê trong tổng thể ngành nông nghiệp Việt Nam. Hiện nay, các mục tiêu đề ra đối với ngành cà phê Việt Nam trong những năm tới chưa được đặt chung trong bối cảnh phát triển chung của ngành nông nghiệp cũng như ngành kinh tế Việt Nam. Vì vậy, ngành cà phê phát triển thiếu tính nhất quán và thống nhất chung với tổng thể ngành nông nghiệp Việt Nam. Hậu quả là không nhận được sự hỗ trợ tích cực từ chiến lược phát triển của ngành nông nghiệp cả nước.
Thứ ba là các chính sách do các cơ quan chức năng ban hành còn thiếu tính linh hoạt. Mặc dù hiện nay có nhiều điều khoản ưu đãi đối với tất cả các tác nhân tham gia kênh sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê như lãi suất thấp, khoanh nợ, giãn nợ... nhưng tất cả các yếu tố để tiếp cận với chính sách này đều chưa tốt. Đầu tiên là những quy định về vốn vay hiện nay chủ yếu quan tâm đến giá trị tài sản thế chấp hơn là khả năng sinh lợi của dự án vay. Việc quy định lượng tiền vay không vượt quá một tỷ lệ % nhất định của giá trị
tài sản cũng gây nhiều khó khăn cho người có nhu cầu vay vốn. Thiếu tài sản thế chấp là cản trở lớn nhất đối với những người trồng cà phê nghèo và các doanh nghiệp qui mô nhỏ. Tiếp theo là các thủ tục hành chính của các ngân hàng chưa thông thoáng, gây nhiều khó khăn cho người vay.
Một điều nữa là vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn nhanh nhưng chưa tương xứng, mặc dù trong 10 năm qua, nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng như giao thông, truyền thông, thuỷ lợi, điện… đã có những chuyển biến đáng kể. Ví dụ như đường giao thông kém sẽ làm tăng chi phí vận chuyển, giảm giá thu mua tại các điểm thu mua cà phê khác nhau, đặc biệt là tại các vùng sâu, vùng xa, đường càng xấu thì giá càng thấp. Chi phí sử dụng mạng Internet hiện nay ở nước ta vẫn còn cao hơn các nước trong khu vực.